Trích đoạn: Rdinh
Kính chào Dinh ,
Có Phật là Cha lành
Bảo con của Cha Tu , thì cũng có Mẫu là Mẹ hiền Khuyên con Hành. Chúc Dinh thân tâm an lạc.
Kính gởi Diệu-Tâm :
Rdinh xin có mấy câu hỏi đặt ra , kính mong DT bớt chút thời-gian trả lời cho được rõ, xin thành-thực cảm ơn trước :
1) Thông thường, nơi nào có rác, ngươi ta mới đề biển Cấm đỏ rác. DT đọc mấy bài thơ của Rdinh có cảm thấy Rdinh có cái tâm vọng động không, mà sao DT chúc Rdinh thân tâm an lạc ?.
2) Theo Khổng-giáo thì có TAM-CƯƠNG, NGŨ-THƯỜNG. Trong bài thơ của DT, ở câu đầu cặp câu Thực có chữ LỤC ĐẠO. Vậy chữ Lục đạo đây là ý gì ?
a)Lục đây có phải là số 6 không, Nếu là 6 thì là 6 đạo gì ?
b)Ngòai ra theo Rdinh hiểu thì chữ Lục còn có nghĩa là Lục lâm ?
Sự thực Rdinh hòan tòan không hiểu cả câu này "ĐÙA GIỠN LUÂN-HỒI TRONG LỤC ĐẠO" Kính mong DT giải-thích rõ, Nếu câu hỏi có gì thất lễ (kể cả mấy bài thơ), kính xin DT niệm tình tha-thứ. RDinh.
Kính gởi RDinh 1 ) Trước tiên , khi họa thơ DT thường lấy kinh nghiệm bản thân mà viết chứ không vì ai mà viết để làm mất lòng . Nếu có điều chi mà làm Dinh hiểu sai thì xin Dinh bỏ qua cho DT .
Còn câu chúc Thân Tâm An Lạc , đây không phải là vì rác hay tâm vọng động .
Thường thường mỗi khi họa thơ hay liên lạc với ai qua bài viết hoặc PM , DT cũng hay chúc họ như thế . Không bao giờ có ý nói họ tâm vọng động rồi chúc an lạc . Câu này giống như trong tiếng Mỹ mỗi khi kết thúc vài dòng thư hay email .
Yours Truly hay Yours Sincerely.
2 ) LỤC ĐẠO Theo tự điển Cao Đài
http://www.personal.usyd.edu.au/~cdao/tudien/l/l5-026.htm#01 a> Lục đạo luân hồi: 六道輪迴
A: Six ways of Karma.
P: Six voies de Karma.
Lục: Sáu, thứ sáu. Đạo: đường. Luân hồi: Sự đầu thai chuyển kiếp lên lên xuống xuống như bánh xe xoay vòng.
Lục đạo luân hồi là sáu đường luân hồi của chúng sanh.
Theo Phật giáo, chúng sanh tùy theo căn quả thiện hay ác mà chuyển vào trong Lục đạo luân hồi.
Lục đạo luân hồi gồm:
1. Thiên (Tiên)
2. A-Tu-La (Thần)
3. Nhơn (người)
4. Địa ngục.
5. Ngạ quỉ (ma đói).
6. Súc sanh (thú vật).
[ Chúng ta lưu ý: Chữ Thiên (Tiên) ở đây, Phật giáo dùng có ý nghĩa là bực chúng sanh thọ những quả báo lành, tức là những phước đức đã tạo ở thế gian; cũng là tiếng gọi hàng quỉ thần biết kính điều thiện. Chữ A-Tu-La là hạng chúng sanh tuy có thần lực, có cung điện, song hình thể không đoan chánh như chư Thiên (Tiên) ở các cõi Trời. Hai chữ: Thiên (Tiên) và A-Tu-La mà Phật giáo dùng trong Lục đạo luân hồi, có ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn với ý nghĩa dùng trong Đạo Cao Đài.]
Ba đường trên từ 1 đến 3 thì vui sướng dễ chịu, nên gọi là Tam thiện đạo (Ba đường lành).
Ba đường dưới từ 4 đến 6 thì khốn khổ, nguy nan, nên gọi là Tam ác đạo (Ba đường dữ).
Người ta bao giờ cũng không lọt khỏi Lục đạo ấy. Khi thì đầu thai làm người, khi có công đức thì được làm Thần, rồi khi phạm tội thì sa vào Địa ngục hay Ngạ quỉ, súc sanh. Sáu hạng ấy cứ luân chuyển trong sáu cảnh, gặp vui sướng thì ít, gặp đau khổ thì nhiều, vì họ còn vô minh, chưa tỉnh ngộ, nên mới gọi sáu hạng ấy là Lục phàm.
Muốn thoát khỏi Lục đạo luân hồi thì chỉ có một cách duy nhứt là TU. TU để giác ngộ, để phá màn vô minh, để đủ công quả mà thoát khỏi Lục đạo luân hồi, lên cõi TLHS.
TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.
b> Lục lâm cũng theo tự điển Cao Đài
http://www.personal.usyd.edu.au/~cdao/tudien/l/l5-033.htm#01 Lục tặc:
六賊
A: Six robbers.
P: Six brigands.
Lục: Sáu, thứ sáu. Tặc: Kẻ trộm, kẻ giặc cướp.
Lục tặc là sáu tên trộm cướp, luôn luôn rình mò cướp mất công đức của người tu hành.
Đây là cách nói ví để chỉ rằng: Lục tặc chính là Lục trần. Lục trần gồm: Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Chúng ở bên ngoài, luôn luôn rình rập để xâm nhập vào Lục căn của con người, để sanh ra Lục dục, khiến con người gây ra tội lỗi, tức là làm mất hết công đức.
Đức Phật dạy người tu cần phải gìn giữ cẩn thận Lục căn, để khi Lục căn đối với Lục trần mà không ham nhiễm, thì dù có Lục tặc cũng không trộm cướp chi được. Ai giữ được như vậy thì dứt phiền não, thoát luân hồi, tức là đắc đạo vậy.
3) ĐÙA GIỠN LUÂN-HỒI TRONG LỤC ĐẠO
Câu này ý nói , nếu DT còn giải đãi , làm biếng , lo đi shopping không chịu ở nhà tụng kinh . Nếu như thế thì ma lười trong DT sẽ dẫn dắt Dt quên bổn phận Phật tử thì sẽ rơi vào trong sáu đường luân hồi . Sau câu này còn có câu "
Trau giồi trí huệ giữ nội quy " Tóm lại , bài thơ Mẹ Khuyên , cốt ý là để DT cố gắng không mê chơi nữa , phải ở nhà trau giồi thêm kinh sách là vậy đó RDinh .
Khi nào kéo được vọng tâm đi
( ý là khi nào thôi không nghĩ chuyện quá khứ , vị lai . )
Cõi dục say mê được những gì ( mãi mê nghĩ đến quá khứ đã được giải quyết rồi thì nghĩ làm gì nữa . Chuyện vị lai chưa tới thì nghĩ đến kết quả làm sao được . )
Đùa giỡn luân hồi trong Lục đạo
( mãi mê vui chơi thì sẽ ở lại lớp )
Trau giồi trí huệ giữ nội quy ( Phải lo ở nhà lo giữ nội quy , sôi kinh nấu sử để tăng kiến thức )
Ngũ hồ tứ hải xuôi bờ Giác
Bát Nhã tịnh thuyền chẳng nghĩ suy ( Nếu dt biết giữ giới luật nghiêm minh thì được lên thuyền Bát Nhã vô ưu , tự tại )
Long Hoa ngôi phẩm định Thánh Phật
Trần gian thay đổi áo sa di ( hai câu cuối này không phải dt tham lam hy vọng ngôi vị , mà do ảnh hưởng phim Hồng Kông. Vừa mới coi xong bộ phim
Hoàng Đại Tiên phổ độ chúng sinh nên có cảm ý như vậy . )
Hy vọng những câu trả lời trên làm Dinh hiểu thêm về bài thơ dt .
Chúc Dinh vui .
Kính thư
Diệu Tâm
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.01.2009 08:44:14 bởi DieuTam >