Hương vị quê nhà
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 17 bài trong đề mục
kiếp nhân gian 13.07.2008 09:27:39 (permalink)
0



                                                                Bánh mì Sài Gòn




Sài Gòn có nhiều món ăn rất riêng, khởi thuỷ là món “nhập cư” được Sài Gòn hoá. Chúng không chỉ Sài Gòn ở khẩu vị, ở cách chế biến mà ở cả cách ăn, cách kinh doanh… Bánh mì là một trong số đó.
Ổ bánh mì thịt kiểu Sài Gòn đã có mặt khắp nơi trong nước. Nó còn theo chân người Việt để bén rễ ở nhiều quốc gia khác.
Cửa hiệu đầu tiên
Gần ngã tư Cao Thắng – Nguyễn Đình Chiểu có một tiệm bán bánh mì nhỏ với bảng hiệu cũ kỹ, phai màu theo năm tháng. Bánh mì Hoà Mã đã tồn tại 50 năm kể từ ngày thành lập. Nhiều người khẳng định chủ nhân ở đây là người đầu tiên bán những ổ bánh mì thịt kiểu Sài Gòn.
Bà Nguyễn Thị Dậu, chủ nhân của hiệu bánh mì Như Lan hiện nay, cho biết ngày xưa bà rất mê bánh mì Hoà Mã. Lúc nhỏ, bà Dậu thường đến mua bánh mì ở đây và ước ao ngày nào đó mình cũng có một cửa hàng bán bánh mì như ý thích.

tiệm bánh mì Hoà Mã
Sài Gòn từ trước năm 1958 đã có những cửa hiệu bán bánh của người Pháp. Họ bán bánh ngọt, bánh mì theo gu Pháp để phục vụ chủ yếu dân Tây. Bánh mì Tây là loại đặc ruột, tuỳ hình dáng mà được gọi tên (bánh mì gối là do tròn lớn như cái gối...). Và thịt nguội được bán riêng theo nhu cầu của người mua.
Năm 1954, vợ chồng ông Lê Minh Ngọc và bà Nguyễn Thị Tịnh di cư vào Nam. Trước đó, bà Tịnh đã làm cho hãng thịt nguội chuyên cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng Pháp ở Hà Nội. Khi vào Sài Gòn, hai ông bà đã có sẵn ý tưởng mở cửa hàng bán bánh mì, thịt nguội để cung cấp cho người Việt trong khu vực. Thế là ra đời, năm 1958, cửa hàng bánh mì thịt nguội mang tên Hoà Mã (tên một làng ở ngoại ô Hà Nội) tại số 511 Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu, Q.3). Sau đó hai năm, tiệm dời về số 53 Cao Thắng cho đến nay.
Ban đầu, tiệm cũng bán bánh mì riêng, thịt nguội riêng, ăn tại chỗ hoặc mang về. Nhưng người mua thường là công chức, thợ thuyền, sinh viên, học sinh không có nhiều thời gian vào buổi sáng để nhẩn nha ngồi ăn ở tiệm. Thế là Hoà Mã làm ổ bánh mì vừa đủ cho suất ăn sáng dài hơn gang tay, nhét thịt, chả lụa, pa-tê vào giữa để người mua tiện mang theo vào nơi làm việc, lớp học.
Lúc đó, tiệm Hoà Mã gọi một ổ bánh mì thịt của mình là cát-cút, có lẽ dùng theo từ Pháp casse-croûte, tức bữa ăn lót dạ, bữa ăn qua loa (thật ra, tên gọi đúng của bánh mì kẹp thịt là sandwich). Giá bán một ổ là 3 – 5 đồng, ổ lớn có bơ tươi thì 7 – 10 đồng.
Ngày xưa, các vị công chức ở vùng Bàn Cờ, cư xá Đô Thành rất thích ăn bánh mì Hoà Mã. Bà Tịnh vốn xuất thân làm thịt nguội cho hãng Tây nên vẫn giữ gu Pháp cho bánh mì Hoà Mã suốt 50 năm. Không ít người ở nước ngoài về thăm quê hương thường ghé lại Hoà Mã để thưởng thức hương vị bánh mì thịt không thể nào quên.
Hương vị bánh mì Sài Gòn






Bà NguyễnThị Tịnh, chủ nhân bánh mì Hoà Mã

Bánh mì thịt kiểu Sài Gòn bắt đầu định được dáng vẻ, hương vị riêng của mình. Vì ổ bánh mì vừa đủ cho một khẩu phần ăn nên không cần lớn lắm, nhưng vỏ bánh phải giòn, ruột bánh đặc vừa phải để bột không quến khi nhai làm mất ngon.
Người miền Nam thường thích cái gì cũng có tí rau. Vì vậy ổ bánh mì được cho thêm vài lát dưa leo, củ cải trắng, cà rốt cắt sợi ngâm chua, thêm vài cọng hành, ngò để có hương  thơm, vài khoanh ớt cay vừa ăn vừa hít hà mới khoái.
Ăn ổ bánh mì thịt có đủ mùi thơm giòn của vỏ bánh, vị ngọt của bột mì, béo của bơ, hương vị thịt, chả, pa-tê như một bản phối tròn trịa sắc màu nhưng không hề ngán bởi có rau dưa tươi mát. Và điều quan trọng của ổ bánh mì thịt Sài Gòn là ngon, rẻ, tiện lợi cho tất cả mọi tầng lớp.
Một thời gian sau, nhiều hiệu bánh mì thịt bắt đầu xuất hiện ở thành phố. Bánh mì không dừng lại ở món điểm tâm nữa, nó được dùng cả ở bữa trưa, chiều, tối.

SGTT
#1
    BĂNG NGUYỆT 13.07.2008 15:32:28 (permalink)
    0
    Woa nhìn ổ bánh mì bắt mắt quá hihihi....KNG vào SG rồi hả
    #2
      kiếp nhân gian 13.07.2008 18:23:40 (permalink)
      0
      Chào BN!
       
      Vâng!  Tôi đã từng và sẽ còn đến SG nhiều lắm, vì công việc, vì bạn bè và vì....Hhiihi!!  BN là dân Miền Tây, còn tôi là dân Miền Đông Nam Bộ mà, có lẽ SG đối với BN và tôi đâu có gì xa lạ phải không?  Chúc BN vui.
      #3
        kiếp nhân gian 13.07.2008 18:27:15 (permalink)
        0
                                                         Ký ức bánh mì


        Những năm 70 - 80, người đi Sài Gòn về lại quê thế nào trong giỏ xách cũng lủng liểng vài ba ổ bánh mì làm quà. Những ổ bánh mì giòn, bóng lưỡng dầu bơ, thơm nức mũi luôn là nỗi háo hức của cả trẻ em lẫn người lớn vùng nông thôn
        Ngay cả đến bây giờ, ở bến xe Miền Đông, Miền Tây, tuyến xe Củ Chi – Tây Ninh… vẫn còn những người đầu đội sọt đựng bánh mì Sài Gòn rao bán tận cửa xe cho những hành khách đưa về quê làm quà. Dù bánh mì khắp nơi đều có, nhưng thương hiệu bánh mì Sài Gòn có lẽ đã đi vào ký ức từ lâu lắm của những người miệt quê, dễ gợi cho người ta có cảm giác gì đó khác lạ hơn khi nhai một miếng bánh mì mang từ Sài Gòn.
        Bánh mì do người Pháp du nhập sang hình thù tròn tròn, to phạc mà thoạt nhìn tựa như món bánh màn thầu (bánh bao) lớn của người Trung Quốc, người Việt gọi món bánh mì Tây ấy là bánh mì gối. Đấy là thời những năm 40. Thời kỳ này bánh mì do đầu bếp Tây làm cung cấp cho dân Pháp, dần dà những người Hoa ở Chợ Lớn làm cho các hãng chế biến thực phẩm của Tây cũng học làm.
        Khoảng thập niên 50, nổi nhất ở Sài Gòn là tiệm bánh mì cạnh rạp hát Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi (sau này là nhà hàng Cao Sơn - Thanh Bạch). Nhưng gu cũng vẫn là bánh mì đặc ruột có cho thịt nguội trét bơ. Thời ấy, những người sành điệu, dân ký giả, giới học thức mỗi sáng thỉnh thoảng tìm đến tiệm bánh mì thịt Vĩnh Lợi, mua một ổ nhồi thịt có trét bơ, thơm phức, đem đến quán cà phê Brodard hay Grival ngay trung tâm Sài Gòn cho bữa sáng đã từng một thời là niềm mơ ước của thanh niên đất Sài Gòn. Người bình dân khi ấy ít ai biết đến bánh mì thịt mà cụ thể là món bánh mì Vĩnh Lợi, bởi giá cả cao hơn nhiều so với những món ăn phổ biến thông thường nhất thời ấy là xôi.
        Bình dân và đa dạng hoá bánh mì thịt
        Về thứ tự xuất hiện của các thương hiệu bánh mì theo kiểu Sài Gòn thì sau bánh mì Hoà Mã (đã nói ở bài số trước) mở năm 1958 trên đường Phan Đình Phùng là bánh mì Hà Nội trên đường Nguyễn Thiện Thuật. Sau đó là Như Lan và nhiều tiệm tên tuổi khác mở ra khắp nơi trong thành phố. Ổ bánh mì Sài Gòn được định hình cho đến bây giờ với vỏ bánh giòn rụm, ruột vừa xốp, dồn đủ thứ thịt, chả, rau củ.

        thịt để ăn bánh mì
        Rồi bánh mì có thêm những biến tấu khác nhau. Chẳng hạn như bánh mì xíu mại chuyên bán trước cổng trường. Các em học sinh ít tiền thường mua bánh mì chan nước xíu mại với đồ chua ăn cũng ngon chán. Hay bánh mì bì, mỡ hành, chan nước mắm đậm đà hương vị Nam bộ.
        Những năm 65, phong trào nuôi gà Mỹ (gà công nghiệp) rộ lên ở các trại chăn nuôi ngoại ô Sài Gòn. Bánh mì thịt có thêm người anh em là bánh mì cóc - thịt gà chà bông. Ổ bánh mì lúc này được làm ngắn lại như con cóc, nhưng bột và cách nướng vẫn là gu của bánh mì Sài Gòn. Tiệm bánh mì gà nổi tiếng thời đó là Nguyễn Ngọ trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1.

        patê gan
        Sau chiến tranh, bánh mì càng trở nên quen thuộc, đặc biệt với món bánh mì thùng phuy – bánh được nướng trong các lò, vỉ chế từ thùng phuy, cũng với hình dáng dài, dẹp, đủ kẹp mớ rau thịt trong ruột và ổ bánh vừa đủ tay cầm. Bánh mì càng trở nên bình dân hoá, những xe bánh mì thùng phuy kẹp thịt không xa lạ với giới công nhân, viên chức, sinh viên, học sinh.
        Nhưng cho dù có thêm thắt bất cứ món gì bên trong thì bánh mì vẫn phải đáp ứng yêu cầu giòn, thơm, xốp. Đó phải chăng là đặc điểm để định danh cho bánh mì Sài Gòn?
        Thời mở cửa đến, những chiếc bánh mì tròn kẹp thịt bò nướng, thịt bò chiên của các nhãn hiệu có tiếng trên thế giới bắt đầu có mặt trong các nhà hàng bán thức ăn nhanh. Hoặc những phần bánh mì sandwich với phô mai, bơ, thịt nguội, patê… gói thật chỉn chu, đẹp đẽ trong lớp nylon trong suốt. Tất cả đều tăm tắp, chính xác của nền công nghiệp thực phẩm làm người thích bánh mì hơi e ngại, vì hình như nó thiếu cái hồn của bánh mì thịt mà họ đã từng quen hương nhớ vị. Nhưng đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh quyết liệt, đáng gờm với bánh mì Sài Gòn hiện tại và tương lai. 

        (Theo SGTT)


        #4
          kiếp nhân gian 15.07.2008 22:01:18 (permalink)
          0
                                                 Thân thương khoai mì

          Chỉ có người ăn kén khoai chứ khoai mỳ hấp không bao giờ kén khách, ăn loại nào, kiểu nào vẫn vô tư yêu cầu người bán. Thế nhưng dù cho vào túi nilon hay túi giấy thì chỉ ăn "bốc" mới đúng kiểu ăn khoai mì.


          Sài Gòn vào mùa hạ, đồng nghĩa với những cơn  mưa rả rích xuất hiện vào buổi chiều rồi biến mất vào buổi sớm mai. Mưa làm những kẻ yêu phố lười ra đường, mưa kéo người chuộng ăn đêm vào những hàng quán khang trang, mưa ngăn những gánh hàng rong tìm thêm thực khách...
          Trong cái ẩm ướt đầu mùa ấy, thật bất ngờ khi được người bạn đưa túi khoai mì hấp nóng hổi. Đâu phải sơn hào hải vị mà một loáng túi khoai đã hết nhẵn đến từng hạt muối mè.
          Khoai sượng và bột
          Khoai mì hay còn gọi là luộc không xa lạ với nhiều người. Thuở còn tem phiếu, nó là một loại lương thực không thể thiếu trong bữa cơm nhà nghèo, cơm độn. Thời nay, kinh tế khá hơn, khoai mì trở thành món ăn chơi trong những lúc buồn miệng. Và chỉ có kiểu thưởng thức thế này thì mới thấy khoai mì thật hấp dẫn: chấm với muối mè và cơm dừa bào.
          khoai mì hấp dừa nạo
          Có người thích ăn loại khoai sượng (khoai mì kè). Đó là loại khoai mà khi luộc hay hấp lên vẫn giữ nguyên hình dáng ban đầu, sớ thịt trong trong, cắn vào cảm nhận được độ dẻo và nghe sựt sựt trong miệng. Cũng có người chỉ thích ăn khoai mì bột. Loại này khi hấp xong tinh bột nở ra thường làm cho đầu củ khoai toe ra hình phễu, nhìn vào thấy rõ sợi chỉ khoai trắng đục cong cong nằm ở giữa, nếu ngại nóng mà vẫn muốn cầm khoai này để thấy độ dính kết chúng không hề rơi xuống.

          hàng khoai mì



           Nói đến khoai mì hấp là đã thấy hình dáng cái xửng như xửng bánh bao của người Hoa. Xửng khoai mì có khác là không đậy nắp, nắp vẫn để ngỏ mặc cho từng cuộn khói bốc lên. Cứ tưởng nóng lắm không ăn nổi thế nhưng đem ra khỏi nồi chừng 3 phút là người ăn có thể vừa ăn vừa thổi, tất nhiên khi răng đã ngập trong củ khoai thì phải nhai nhanh kẻo phỏng.

          Khoai chấm muối mè


          Khoai mì hấp ăn với muối mè và cơm dừa khô được nạo sẵn, cũng có người chỉ thích ăn với muối mè. Người bán cầm cái kẹo gắp củ khoai vào túi nilon rồi tiện tay cầm túi muối mè cho vào luôn thể, hoặc rắc cả cơm dừa lẫn muối mè vào một lượt. Dù ăn theo kiểu nào thì dân nghiền ăn vặt vẫn nhớ món chấm đi cùng.
          Thức chấm nói đến không gì khác đó là muối mè. Làm muối mè cũng đơn giản nhưng phải trộn thế nào giữa muối, đường, mè (vừng) để sao cho khi ăn với khoai vị không được quá mặn, không được quá ngọt. Dừa khô có thể bào thành sợi hoặc nạo nhuyễn để khi bỏ chung với khoai chúng dễ bám vào từng củ một. Cầm túi khoai hấp đã có dừa nạo, xé bọc muối mè rắc lên cho đều rồi nhón lấy củ khoai bằng hai đầu ngón tay đưa vào miệng cảm được vị béo hay hay.

          chè chuối chưng khoai mì
          Tuy nhiên có hàng khoai không dùng mè rang mà dùng đậu phộng rang ròi xay nhuyễn nhưng vẫn trộn chung với muối và đường, điều này cho thấy muối và đường là vị chủ lực không thể thiếu được trong món khoai hấp này.
          Người ta nói ăn khoai mì dễ nặng bụng, mau no nhưng đói rất nhanh, có lẽ vì vậy mà nó không được chọn là lương thực chính trong ngành nông nghiệp. Nói đến khoai mì là nói đến một chặng đường dài của khó khăn vất vả đã qua. Trong cái lạnh đầu mùa, thói quen ủ củ khoai nóng vào vạt áo thay cho sưởi ấm của con trẻ vẫn còn là nét truyền thống nông thôn. Ngày nay có thể dễ dàng tìm thấy hàng khoai hấp trên các con phố đông người vào buổi trưa hay thấy chúng ở các góc phố gần trung tâm mua sắm ở sài gòn. Chủ yếu phục vụ cho thú ăn linh tinh của khách bộ hành. Chỉ có người ăn kén khách, ăn loại nào, kiểu nào vẫn vô tư yêu cầu người bán. Thế nhưng dù cho vào túi nilon hay túi giấy thì chỉ ăn "bốc" mới đúng kiểu ăn khoai mì. Thú vị thật khi trùm áo mưa ngồi sau lưng bạn hay đứng trú mưa dưới hàng hiên nhà ai đó mà trong tay có túi khoai nóng hổi. Vừa ăn vừa nghe tiếng rả rích của mưa đầu mùa, câu chuyện cứ kéo dài cho đến khi đã hết món khoai! 
           
          #5
            Ct.Ly 15.07.2008 23:43:03 (permalink)
            #6
              Minh Trang 16.07.2008 01:10:10 (permalink)
              0
              Ba'nh mì Hòa Mã hồi đó Trang ăn rồi ... nhìn mấy món khoai mì thèm quá ... 
              #7
                kiếp nhân gian 03.08.2008 22:12:55 (permalink)
                0

                Trích đoạn: Ct.Ly

                Thấy chén chè chuối chưng mà thèm ah KNG nhỉ?

                 
                Hihi!!!  Thân chào Ct.Ly.  Vâng!  Món ăn dân dã của quê hương mà chắc ai một cũng một lần thưởng thức.  Có dịp nào tạt bước về làng quê của KNG, tôi sẽ đãi Ct.Ly một...nồi chè chuối chưng ăn...quên đường về...
                 
                Chúc Ct.Ly vui.
                #8
                  kiếp nhân gian 03.08.2008 22:19:49 (permalink)
                  0

                  Trích đoạn: Minh Trang

                  Ba'nh mì Hòa Mã hồi đó Trang ăn rồi ... nhìn mấy món khoai mì thèm quá ... 

                   
                  Thân chào Minh Trang!  Tưởng MT...thèm cái gì khó kiếm chứ cái món...khoai mì thì KNG tôi dư sức qua cầu Bắc Mỹ Thuận đãi MT ăn tới chừng nào.....ngán thì thôi.  Đủ thứ các món ăn được chế biến từ khoai mì....
                   
                  Chúc vui.
                  #9
                    kiếp nhân gian 03.08.2008 22:45:05 (permalink)
                    0
                                                                                                Món mùa sa mưa


                                         Ở các khu vực quanh bán đảo Cà Mau, mùa khô mà hỏi nông dân ở đây ăn cơm với gì ? Thì lập tức nhận được một câu trả lời giống nhau: “Cơm cục chấm cơm rời”! Đời sống nông dân rất cơ cực, không có cá mắm rau cỏ gì để săn bắt hái lượm mà ăn. Thức ăn chủ yếu là tương cà… mua ở chợ .

                                      Vậy đó mà lạ lùng thay, khi mưa đầu mùa bắt đầu, đồng xăm xắp nước là xảy ra toàn những chuyện lạ.


                                       Khi  về tới sân nhà thì thấy mấy con cá trê đen trũi lóc trên sân. Thằng con tôi đón bắt một hồi là cả ký, toàn là những con cá bụng to đầy trứng. Cá lăn long lóc như thế nông dân gọi là cá lên, tôi ngó quanh không còn một cái ao, đìa còn nước để cá có thể trú qua mùa hạn, vậy cá ở đâu ra? Nó giống như giọt mưa từ trên trời rơi xuống, thật không sao hiểu nổi?

                                      Trời chập choạng tối cũng lại xảy ra một chuyện lạ, ếch nhái giống như từ địa phủ chui lên kêu vang cánh đồng rộng. Tất cả trai tráng, thậm chí có cả các ông già, phụ nữ ở ấp Cả Vĩnh chuẩn bị giỏ, đèn, dao để đi soi ếch, cá. Cha con tôi cũng với những dụng cụ ấy hoà vào dòng người. Cánh đồng Cả Vĩnh sáu tháng mùa khô là đồng không mông quạnh, ít thấy một bóng người giờ vang động bởi tiếng í ới gọi nhau hoà cùng tiếng ếch, nhái. Đèn đuốc sáng trưng như một thành phố về đêm, chỉ sau một đêm mưa đồng đất đã trở nên có sức sống đến kỳ lạ. Cha con tôi men theo rìa xóm, nơi có những bụi trâm bầu bao quanh những cái đìa và túm được hai con cá lóc hơn một ký. Chúng tôi băng ra đồng bắt thêm được bảy con ếch và chừng hai ký nhái nữa thì thấm mệt rồi lội về. Sáng tôi chạy xe lại một cống Cả Vĩnh, nơi họp chợ chồm hỗm của ấp thì thấy người ta bày bán la liệt nào ếch, nhái, cá và có cả chuột đồng. Dân ấp Cả Vĩnh là dân soi ếch tài ba vì họ cư trú trên một cánh đồng có nhiều ếch nhái nên kinh nghiệm soi nhái cứ truyền từ đời này sang đời khác.
                     
                                       Tại chợ chồm hổm tôi còn thấy bà con bày bán rất nhiều rau đồng.


                                     Mùa sa mưa ở vùng này là thế. Chỉ sau một đám mưa thật to, đồng xăm xắp nước, sáng ta thức dậy ra nhìn là đã thấy đồng đất thay đổi đến kỳ lạ. Một cánh đồng khô trắng nứt nẻ chỉ sau một đêm đã xanh phơn phớt bởi cái màu xanh của lúa rày, năn, cỏ mọc lên. Đặc biệt là tại các đìa lạng, vũng trâu nằm… rau muống, rau dừa, bông súng… thi nhau mọc lên và nó vượt theo nước nên xanh non lặt lìa. Giờ này trẻ em ở xóm đã đi ra đồng hái rau. Tôi về nhà đi ra bờ đê và nhìn lên cái hàng rào sau hậu đất thì ngạc nhiên bởi ở đó đã xanh rì mơn mởn các loại rau đồng gồm có mồng tơi, bù ngót, đọt nhãn lồng. 


                                    Mùa sa mưa, cư dân ở khu vực thuộc bán đảo Cà Mau được đồng đất ban tặng nhiều sản vật như thế, cùng với khả năng dựa dẫm vào thiên nhiên mà sống một cách tài tình. Cư dân ở đây đã sáng tạo ra nhiều món ăn độc đáo mà người ta thường gọi là “mùa nào thức nấy”. Tôi xin kể mấy loại thức ăn ngon mùa sa mưa tiêu biểu: sau một đêm bắt cá lên: rô, lóc, chốt, sặc… họ giở hũ mắm ra rồi kho mắm cùng với mớ cá “xà bần” ấy, cho vào một nắm sả và ra đồng hái một nắm rau dừa, rau muống đồng… mâm cơm dọn lên tô mắm kho nghi ngút khói và hương mắm đồng dậy lên ngập ngụa. Ta gói rau, gắp một con cá chốt, ăn kèm với ớt hiểm xanh… thế là tất cả những vị giác trong ta đều nhảy múa.


                               Mùa sa mưa cũng là mùa lươn bò ra lên đồng và những người đi soi thường bắt được chúng. Còn những lùm bụi nông thôn thì đã đến mùa trái giác ra trái. Thế là đã hội đủ các điều kiện để một nồi canh chua lươn trái giác, bông súng đồng. Canh chua lươn thì nhiều nơi có, người ta làm vị chua từ nhiều loại trái khác nhau, thế nhưng khi lươn mà nấu với trái giác thì ta sẽ có một nồi canh chua với hương vị tuyệt vời khác. Nó chua đằm đằm, béo ngọt lạ lùng, và trên hết là sự nhuần nhị khi ta kết hợp các loại này với nhau.
                    Món thứ ba tôi xin kể nữa là món ếch luộc sả, trộn rau răm. Chỉ cần bắc nước sôi lên làm ếch cho thật sạch, sau đó cho vào nồi, bỏ thêm một nắm sả để hấp cách thuỷ, rồi đem xé phay, trộn rau răm, chế biến đơn giản như vậy mà ngon tuyệt vời. Thịt ếch rất béo, bởi đầu mùa ếch chưa đẻ trứng. Chúng tôi ăn mỗi đứa đến 5, 6 chén cơm, ăn đến đổ mồ hôi hột.

                                    Món thứ tư là món nhái xào, xào sả ớt thì phổ biến rồi nhưng ở nhiều vùng nông thôn Bạc Liêu, bà con nông dân đã xào nhái với các loại rau cỏ rừng hiện có tại chỗ như: nhái xào lá cám, xào vọt tầm vuột, xào lá cách… Những món xào này hương vị rất tuyệt vời mà tôi đảm bảo không thua bất cứ món xào nào của các loại rau chợ.


                    (Nguồn : báo SGTT)
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2008 22:48:33 bởi kiếp nhân gian >
                    #10
                      Ct.Ly 04.08.2008 07:39:07 (permalink)
                      #11
                        kiếp nhân gian 09.09.2008 22:54:57 (permalink)
                        0
                              Món thịt thưng cổ truyền của người Bình Định 

                                  Ngày Tết ở đây - dù là thành thị hay nông thôn - nhà nào cũng phải có cho được món thịt thưng. 
                                   Người Bình Ðịnh rất thích ăn bánh tráng cuốn, cái gì cũng cuốn được, từ thịt heo luộc, cá hấp, cho đến chả nướng. Ðấy là những món cuốn ngày thường. Ba bữa Tết người ta hay cuốn bánh tráng với thịt "thưng". Thưng là gọi theo người miền trung, chứ các nơi khác người ta đâu có gọi vậy. Món này có cách ướp hơi giống với món rô ti.
                                Ngày Tết ở đây - dù là thành thị hay nông thôn - nhà nào cũng phải có cho được món thịt thưng. Nhà đông người và không đến nỗi eo hẹp, thì thưng vài ba ký. Nhà ít người thì một, hai ký. Nhà nghèo thì nửa ký... Có chảo thịt thưng, có dàn bánh tráng mới ra cái Tết.
                                 Thịt heo để thưng, có thể lựa mua phần đùi hoặc là ba chỉ. Tùy theo ý thích mỗi nhà. Còn thịt bò thì nên mua phần bắp. Thịt mua về cắt dọc ra thành những miếng vừa phải, bề ngang cỡ vài phân. Cả heo và bò đều phải luộc sơ qua rồi ướp. Nhớ ướp và thưng riêng. Thịt heo thì ướp với hành - tỏi giã, tiêu, nước mắm ngon, xì dầu và chút đường. Thịt bò thì cùng những gia vị nói trên, thêm sả, gừng giã nhỏ. Trong thời gian ướp độ vài tiếng đồng hồ, thỉng thoảng lật từng miếng thịt một, cho độ thấm tháp được đều nhau. Sau đó bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào. Dầu nóng. Lần lượt bỏ từng miếng thịt vào và hạ lửa nhỏ. Rồi cứ một chặp lại lật, và múc nước ướp, rưới đều lên những miếng thịt. Cứ như thế cho tới khi nước ướp đã hết và nước ở trong chảo thưng, chỉ còn xâm xấp. Miếng thịt săn lại, vàng ươm và khắp cả nhà sực mùi thơm của... "thưng" thì xong. Những ngày đầu năm mọi người trong gia đình thường đi chúc Tết, đi chơi và tiện lợi biết bao, khi về tới nhà, hâm lại chảo thịt thưng và xắt ra lấy một, hai đĩa. Rồi nhặt một ít xà lách, rau thơm có sẵn và cắt dưa leo, xong nhúng bánh tráng và... ăn. Cái món này thường rất ngon miệng nhưng ăn no quá, lại khó tiêu.
                                    Bên cạnh thịt heo và thịt bò thưng để cuốn bánh tráng, ở đây người ta còn thưng gan, tai, bao tử, lưỡi heo... để lai rai cùng người thân, bạn bè, trong mấy bữa đầu xuân. Cách làm vẫn tương tự như vậy. Có khác chăng là người ta thường ăn kèm với đồ chua ngọt. Cũng xin nói rõ: Ðồ chua ngọt gồm có su, cà-rốt, kiệu... làm sạch, phơi héo, ngâm với dấm - đường, khoảng vài ngày là ăn được. Mỗi loại thưng có một kiểu ngon khác nhau. Chẳng hạn: Gan heo thì vừa béo, vừa bùi. Bao tử thì ngon ở độ dai. Tai heo thì ngon ở cái dòn... Nhưng tóm lại, đó là những thứ mồi vô cùng hấp dẫn và rất đặc trưng cho quê hương miền trung. Gần tới Tết, các ông chồng ở đây thường nhắc các bà vợ, bằng những ngôn ngữ rất ư là... nhỏ nhẹ và không kém phần... ngọt ngào: "Nhớ làm ít chua ngọt, nghe mình. Mà có chua ngọt, sao thiếu đồ thưng được em há". Phải nhỏ, ngọt... vợ nghe mới êm tai, mới chịu mở bóp, đi chợ và xắn tay áo lên làm. Còn chồng, mắc gì mà không đi mua vài lít rượu Bầu Ðá, để sẵn đó chờ Tết, chờ bằng hữu tới nhà lai rai. Và thuận vợ, thuận chồng như vậy, thì chắc hẳn rượu sẽ ngót hơn, mồi sẽ bắt hơn, những sum họp ngày Tết sẽ hạnh phúc hơn.
                                  Thế nên món thưng đã, đang và sẽ còn xuất hiện nơi mỗi ngôi nhà miền trung khi Tết tới.

                        (Sưu tầm)


                        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/27703/CCC62C70E3A34E7683591912AB6FD232.jpg[/image]
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.09.2008 22:58:56 bởi kiếp nhân gian >
                        Attached Image(s)
                        #12
                          lang thang 11.09.2008 09:50:12 (permalink)
                          0
                          Hic...hic...vào đây tự nhiên bụng sôi ùng ục...
                          Thèm đủ thứ hết[sm=mecry.gif]
                          Chỗ LT ăn ổ bánh mì đúng chuẩn mì nguội 3 ngày, khiếp quá...
                          Thanks kiep nhan gian đã sưu tầm nhiều bài rất hay, lạ đọc cũng đủ thèm.
                          #13
                            kiếp nhân gian 12.09.2008 08:19:00 (permalink)
                            0

                            Trích đoạn: lang thang

                            Hic...hic...vào đây tự nhiên bụng sôi ùng ục...
                            Thèm đủ thứ hết[sm=mecry.gif]
                            Chỗ LT ăn ổ bánh mì đúng chuẩn mì nguội 3 ngày, khiếp quá...
                            Thanks kiep nhan gian đã sưu tầm nhiều bài rất hay, lạ đọc cũng đủ thèm.

                             
                            Hì!  Rất vui khi được đón tiếp bạn trong....bổn quán.  Xin cám ơn bạn đã động viên và góp ý.  Vâng!  Một điều mà KNG tôi, bạn và tất cả mọi người ưa thích ẩm thực đều phải nhìn nhận là quê hương VN ta đâu đâu cũng có món ăn ngon, và đều đặc biệt là không phải sơn hào hải vị, mà chính là hương đồng gió nội...Bạn thử nghĩ xem, một chiều cuối tuần, lóc cóc về quê, gạt bỏ hết những lo toan thường ngày của cuộc sống, bạn ngồi ven sông, một con cá lóc nướng trui nè, vài con cá rô đồng tươm mỡ trên đống củi đỏ rực, vài con "gà đồng" (ếch đó bạn)....và một mớ rau sông, một chén muối ớt và không thể thiếu "nước mắt quê hương"...Gió sông thổi lồng lộng...Hì, bạn tháy sao??.
                             
                            Chúc bạn và gia đình vui vẻ cuối tuần.
                             


                            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/27703/8DBADEB19DFC4ED2A941EF756A3FDCD8.gif[/image]
                            Attached Image(s)
                            #14
                              kiếp nhân gian 12.09.2008 08:33:45 (permalink)
                              0



                                                                                  Bàn phiếm về chè    

                               

                              Người ta thường bảo: "Ngọt như chè", thế nhưng chè cuả chúng ta có những độ ngọt nhạt khác nhau, như thế cái định nghĩa ngọt như thế nào nhỉ ???

                              Nói đến chè, tôi lại nhớ đến lần ghé Cali, và những hộp chè nho nhỏ mà một buổi chiều cùng người chị lễ mễ khuân về. Từng muỗng chè ngọt chia nhau, nhưng cái hương vị chè Cali sao bỗng dưng nhạt thếch, khi câu chuyện bắt đầu quay sang đề tài chè Việt nam. Chẳng ai bảo ai, cả hai chúng tôi đều liên tưởng đến những muỗng chè thơm cuả ngày xưa, khi mẹ tôi vẫn còn khoẻ để nấụ Những nồi chè dẫu đơn giản nhưng thơm ngát mùi hương, để mà nhớ hoàị...


                              Những dịp giỗ tết hoặc rằm là những dịp mà mẹ tôi thường nấu những món chè đặc trưng. Nhất là những ngày Tết. Có lẽ vì đó là dịp duy nhất mà cả gia đình có thể xum họp và chia vui trong suốt cả năm. Tết đến với nồi chè kho, từ những hạt đậu xanh mà những ngày cận Tết mẹ đã đi bao nhiêu buổi chợ chọn cho được thứ đậu tốt nhất để khỏi bị sượng, đến những ký mứt bí tăm mà mẹ đã khổ công ngồi nhặt từng sợi thẳng nếp, vuông vức để sau khi thái nhỏ sẽ thành những mẩu mứt bí hình khối vuông cho đẹp mắt. Khuấy một nồi chè kho là cả một kỳ công, vì phải vỏụa canh lỏụa cho đừng nóng quaù, mà phải vừa đều tay để đậu được nhuyễn, nhưng cái thi vị cuả việc khuấy chè lại rất đặc biệt, nhất là khi chè đã gần xong, ta có thể ngửi được từng mùi vị gia tăng từ từ vào nồị Từng dóa chè kho thơm ngát mùi hoa bưởi vàng óng, mịn màng, với những hạt mè vàng thơm rải bên trên, cùng với những viên mứt bí tăm xắt nhỏ.... Sau khi để nguội, diã chè kho được cắt thành từng miếng, bỏ vào miệng thơm ngát mùi hương hoa bưởi, sậm sật với những miếng mứt bí ngọt mọng nước, và vị thơm giòn cuả mè rang, lẫn trong mùi thơm cuả đậu xanh đánh nhuyễn. Một miếng ngon nhớ hoàị...


                              Những mâm cúng cuả những ngày tết thường được mẹ thay đổi, hoặc chè kho, hoặc chè hoa cau, hoặc chè thưng, chè cốm, vv....Tôi vẫn mê món chè hoa cau, dẫu bao nhiêu năm và ăn mòn cả miệng vẫn không ngán. Nước đường mẹ thắng cho sôi lăn tăn, khuấy đều vào đó hoặc bột năng hoặc bột sắn cho sánh lại, rồi đậu xanh hấp còn nguyên hạt thả vào thành những cánh hoa vàng nhỏ li ti lẫn vào giưã màu trắng trong cuả chè. Mẹ thường múc chè vào những chiếc chén kiểu có trang trí ở dưới đáy, với giòng sông và chiếc đò ngang, mà thuở nhỏ tôi cứ hay tưởng tượng mình là "thượng đế" vén màn mây ngó xuống trần gian....Mùi hương hoa bưởi vẫn phảng phất đâu đây, như nhắc nhở về một chén chè hoa cau cuả mẹ ngày nàọ...Với những hạt đậu rắc trên mặt như những cánh hoa cau rơi xuống mặt sông phẳng lặng cuả những chiều:

                              "quê hương là cầu tre nhỏ
                              mẹ về nón lá nghiêng che
                              quê hương là đêm trăng tỏ
                              hoa cau rụng trắng ngoài thềm....."


                              Mùi thơm dìu dịu như hương hoa trong chén chè nhỏ, cộng với vị ngọt trơn vào cổ như muốn nhắc nhở tôi về một giòng sông quê hương, với những cánh đồng lúa thơm ngát mùi hương....Điều này lại đem tôi trở về với mùi hương cốm dịu dàng cuả món chè mẹ cũng thường hay nấụ..


                              Cũng gần giống như chè hoa cau, nhưng thay vì đậu xanh, từng hạt cốm khô dẹp được thay thế. Mùi hương cuả cốm, cùng với màu xanh non như dấu hiệu cuả một năm mới thanh bình thịnh vượng. Xúc một muỗng chè cốm, ngậm vào đầu lưỡi để thấy hương vị cuả từng hạt cốm tan nhanh trong vị giác, để mà liên tưởng đến mùi hương cuả lúa trổ đòng và những giọt gạo sưã ngọt bùi là lạ tan nhanh từ những hạt lúa non, và để người ta cảm thấy hưng phấn thêm, khi nghĩ đến một muà gặt nhộn nhịp sắp đến.....


                              Muà tết đã qua. Thanh Minh đến, cùng với màn vo viên cuả những chiếc "bánh trôi, bánh chay" mà mẹ bầy ra. Chẳng hiểu tại sao, tôi không ưa nếp, chẳng ưa ngay bất kỳ cái thứ gì dính dính như bột nếp, bột tẻ, bột năng, vậy mà mỗi khi mẹ bầy gạo ra ngâm để chuẩn bị làm bánh, thì tôi lại là đứa "lon ton" tình nguyện vác nó đi xaỵ..Đến là lạ ! Cái món bánh trôi bánh chay này đòi hỏi một chút ít "hoa tay" để mà có thể nặn cho tròn, vỏ bánh thường được mẹ trộn lẫn giưã bột năng và bột nếp, để bánh đừng dính qúa, hoặc cũng đừng nhũn quá...Từng viên bột trắng bọc bên ngoài viên đậu xanh xay nhuyễn, trộn đường và mè....Từng viên bánh vo tròn, thả từ từ vào nồi nước sôi, để mà hè nhau "ba chìm bẩy nổị.."....Khi bánh chín, từng viên bánh tròn xoe được vớt ra thả vào nước lạnh để thấy màu trắng đục đổi thành trong trong, lờ mờ ẩn hiện một chút ánh vàng cuả viên đậu xanh bên trong. Từng viên một được mẹ vớt ra diã, khẽ dùng thià ấn dẹp, để rồi chan lên trên từng muỗng nước đường thắng bằng bột năng sền sệt thơm mùi hoa bưởi và gừng non...Một chút mè rang rắc lên trên vừa đủ để "trang điểm" cho diã bánh chaỵ Thêm vào xung quanh là những viên bánh trôi, cũng tương tự như bánh chay, chỉ khác nhân bên trong hoặc là một viên đường thẻ con con, hoặc miếng dưà non cắt vuông vức, chỉ nhỏ chừng một phần mười viên bánh chay, mà khi cắn vào vị nước đường thẻ nồng mùi miá chẩy tan trong miệng, hoặc sậm sật ngọt bùi cuả cùi dưà, mà tôi và cậu em trai thuở nhỏ thường chơi trò "đóan" xem viên nào là cùi dưà. Xí hụt !


                              Sau Thanh Minh, tháng năm đến cùng với tết Đoan Ngọ, từ buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy được "phết tro" vào giưã tam tinh, mẹ tôi thường bắt mỗi đưá ăn một chén cơm rượu, mà anh chị tôi vẫn đuà "để trừ sâu bọ!" Kể cũng lạ, cơm rượu ăn buổi sáng khi bao tử còn trống mà vẫn không say ? Hay có lẽ vì đã như thế từ nhỏ nên tửu lượng cuả "bọn trẻ" chúng tôi cũng cao chẳng kém ? Từng mâm cúng cuả mẹ trong ngày Đoan Ngọ bao giờ cũng phải có bánh gio đỏôụng nâu, xôi vò và cơm rượu, và nhất định phải có món chè thưng. Món chè lạ lùng đó, mãi về sau này mỗi lần nhìn thấy tôi lại bắt "thèm" vì nhớ cái mùi hương êm đềm cuả nó mỗi dịp cúng giỗ. Có lẽ vì hương chè phảng phất cùng với hương trầm mẹ đốt,cùng mùi hương trái cây cuả mâm ngũ quả, mà cũng có thể từ mùi nồng nồng cuả bánh gio đường vàng, hoặc chỉ vì mùi men rượu ngọt ngọt cuả cơm rượu cẩm ? Hay chỉ vì mùi hương chè thưng một mình nó đã đặc biệt ? Chỉ biết rằng, mỗi một lần nồi chè sôi lăn tăn là tự động cả đám con nít tụi tôi mon men từ đâu cũng bỏ chơi mà mò vào ngồi gần mẹ để chờ chè chín. Mùi hương đậu xanh xay nhuyễn, chè không loãng qúa, cũng không đặc qúa để có thể đưa lên miệng húp từng muỗng một, để nhắm mắt lại tận hưởng mùi vị ngon ngọt cuả chè, với vị ngọt bùi cuả đậu xanh nước dưà và lá dứa làm nền tảng cho từng sợi mộc nhĩ đen đen giòn giòn lững lờ trong chén chè, thêm những hạt đậu phọng sậm sật bùi béo chìm giữa những quả táo tầu đỏ ửng ngọt chua cuả trái cây và hơi hăng hăng cuả đồ khộ........Trộn lẫn một muỗng xôi vò vào món chè thưng, từng muỗng một làm cho chúng ta tạm quên đi những mệt mỏi trong ngày ...


                              Tết Đoan Ngọ qua nhanh, muà hè oi ả trở về, cùng lúc với muà tan trường cuả đám trẻ con. Những buổi trưa hè nóng bức vẫn không làm cả bọn ngưng những trò chơi nghịch ngợm, vì biết rằng trong cái tủ lạnh nho nhỏ cuả nhà mẹ đã dự trữ sẵn những món chè mát lạnh. Chè khoai tím là một trong những thứ mà tôi mê nhất vào muà hè. Từng củ khoai mỡ tím mẹ mua về còn mọng những nước, mà sau khi nạo tiết ra chất nhựa nhờn trong. Ấy thế mà chính cái vị nhựa đó lại làm cho món chè khoai tím trở nên đặc biệt. Cũng đường cát, cũng đun sôi bếp lưả, mà mùi vanille mẹ bỏ vào bên trong nồi chè sôi lăn tăn thành một thứ dung dịch mầu tím thẫm. Rồi từng chén chè lại được múc ra, sền sệt, dinh dính vì nhựa khoaị Đem để nguội, bỏ tủ lạnh chừng vài tiếng đồng hồ, từng chén chè đã đông lại như những khuôn thạch, chỉ việc lấy dao cắt hoặc dùng thià xắn từng miếng nhỏ mà tận hưởng hương vị mát lạnh cuả miếng chè khoai tím. Mùi vanille thoang thoảng, vẫn không đánh nổi mùi thơm hơi hắc nhưng bùi cuả củ khoai tím, lại thêm cái vị hơi nhờn nhờn cuả nhựa khoai. Ngậm vào đầu lưỡi để thấy hơi mát lạnh truyền trong miệng đến tận tứ chị...


                              Có những hôm trời thật nóng. Nóng qúa mức để có thể nhóm bếp mà nấu chè, thế mà mẹ vẫn kiếm được một nồi chè giản dị mà không phải mất công nhiều: Chè Long Tụ Không biết cây Long Tu(Aloe Vera) xuất xứ từ đâu, nhưng có một dạo bỗng dưng nó xuất hiện sau vườn nhà tôị Cái cây nhìn thật xấu xí, lại gai góc và xanh lè lốm đốm vàng như da tắc kè, thế mà bên trong lại hữu hiệu vô cùng, nhất là dùng để ăn thì rất dễ tiêu và mát mẻ....Thường thường mẹ tôi cắt những cành còn hơi non, vẫn còn tròn tròn hình ngón tay, đem vào rưả sạch, lóc hết lớp da mầu xanh bên ngoài, chỉ chưà có mỗi phần ruột, trong khe như những miếng thạch, thái thành từng bản nhỏ cỡ ngón tay, rồi thả vào nước ngâm cho bớt nhựa đắng, trước khi đem nấu. Cũng chỉ nước đường đun sôi, để nguội, thả vào bên trong từng muỗng nhựa cây Trôm, cùng với những trái Lừ Ư ngâm sẵn nở phồng. Để lạnh, múc ra ly, đập đá bỏ vào để thấy mùi hương đơn giản cuả những thứ nhựa cây lạ quyện vào nhau làm cho món chè Long Tu thành vị thuốc công hiệu nhất xoa dịu cái nóng cuả muà hè...
                              Chẳng hiểu tại sao, mẹ tôi tin rằng đậu nấu nguyên cả vỏ có công hiệu giảm nhiệt, chẳng hạn như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng, đậu ván, v.v...Mà mỗi món đậu lại mang một mùi vị khác nhau, và lại được mẹ chuẩn bị theo cách khác.


                              Suốt một năm, bắt đầu từ muà Tết, cứ mỗi tháng mẹ tôi lại cho cả nhà ăn chè đậu xanh cả vỏ, lý luận rằng vỏ đậu ăn vào cho nó "nhuận trường". Cũng có thể. Chỉ biết rằng, dẫu món chè cuả mẹ chỉ đơn giản là đậu hầm trong nước và những cành lá dưá cột lại với nhau thành một bó, cho đến khi chín nhừ, hạt nở bung nhú bắp rang, thì mẹ nêm thêm đường vào cùng với một chút muốị Và rồi từng hạt bột báng và từng sợi bột khoai đủ mầu cắt thành hình răng cưa, ngâm nước cho nở, được thả vào sau cùng. Vâng, chỉ đơn giản như thế. Từng muôi đậu và nước sóng sánh được đổ vào ly thuỷ tinh, sau khi để nguội, đập thêm đá vào, những giọt nước uống vào ngọt thơm ngát mùi lá dứa, để thấy như nhiệt độ trong mình giảm hẳn. Để rồi những hạt đậu, cùng với từng sợi bột khoai đủ mầu, và những hạt bột báng nhỏ li ti đã được những bàn tay bé tí thò vào nghịch ngợm nhặt cho đến khi sạch bóng. Và đó trở thành trò chơi cuả chúng tôi, ngộ nghĩnh, khi trí óc tưởng tượng được thả đi lung tung theo từng sợi bột khoai thành những sợi mây đủ mầu trên đỉnh trời.


                              Chè đậu đỏ cũng được mẹ tôi nấu tương tự như thế, chỉ khác có mỗi một điều không có bột báng và bột khoai, mà chỉ đơn thuần đậu và nước đường lá dứa, kèm với một chút gừng non. Ngọt làm sao từng muỗng đậu, với mỗi hạt khi cắn rời, phần tinh bột bên trong đổi sang mầu hồng tím dễ thương, và mầu chè loãng đỏ tím ngọt lạnh...


                              Chè đậu đen. Món chè hơi lai theo ý tôi, khi me, bắt đầu cộng thêm vào trong nồi đậu hầm với nước và lá dưá đó nước dưà trong, một ít mộc nhĩ thái chỉ, một ít bột báng và bột khoai, và đặc biệt là nước cốt dưà. Thông thường chỉ có chè miền Nam là có nhiều nước dưà theo thổ cốc, thế thôị Tuy nhiên, dù khác thường, nó lại mang mùi vị khác, cuả nước cốt dưà béo ngậy hoà trong nước. Hạt đậu đen vị cũng khác, lại thêm cái thứ sậm sật và những sợi bột khoai dai dai, cùng hơi lạnh toả ra từ đá bào nhuyễn, làm cho món chè trở nên khó quên.


                              Những ngày cuối hạ thường đến với những cơn giông dài, hoặc mưa rả rích cho cả tuần. Những ngày như vậy tôi thường nhớ đến mầu khói nhạt lan nhanh qua tấm tôn trên nóc bếp, để mà cuộn một góc nhìn ánh lưả than lập loè đem theo mùi thơm cuả món chè mè đen. Ai đã ăn qua một lần món chè mè đen mẹ nấu hẳn sẽ chẳng bao giờ quên. Mè đen được ngâm nước, giã nhuyễn và chỉ lọc lấy nước cốt đun sôi cùng với lá dưá. Sau khi sôi, màu chè chuyển sang mầu xám xanh, với những tinh bột cuả hạt mè đen xanh lẫn trong mầu nước. Đường nêm xong xuôi, mẹ khẽ khuấy vào trong nồi chè từng muỗng bột năng cho đến khi sánh lại, trước khi cho vào chè từng muỗng canh nước cốt dừa vừa mới vắt, để rồi vừa khuấy đều vừa múc ra từng chén vưà thổi vưà ăn. Mùi mè đen thơm phức, vị mè đen bùi bùi xen lẫn vị thơm ngọt hơi béo cuả nước cốt dưà, ăn một chén lại muốn ăn thêm.


                              Muà thu trở về, với những gánh bắp tươi từ đồng quê mang về thành phố. Mẹ lại trổ tài chè bắp. Khác với món chè bắp miền Nam, từng hạt bắp được tách ra, xay nhuyễn, và vắt lấy nước cốt. Nước cốt bắp sau đó đem đi đun sôi, và cũng như chè mè đen, đường và bột năng cũng được bỏ vào cho sánh lại, trước khi cộng thêm nước cốt dưà. Vanille được cho vào để tăng thêm phần thơm dịu cuả hương bắp ngọt. Cái mịn màng cuả những muỗng chè bắp trôi gọn vào cuống họng làm nhẹ nhõm lòng ngườị Chúng tôi thường nhắm mắt lại, mỗi lần ngậm muỗng chè bắp đầu tiên, để mà thưởng thức và tận hưởng món chè ngon miệng. Thu cũng về với muà khoai và bí. Và thế là chúng tôi lại có thêm những món chè lạ lùng, như chè bí đỏ và chè bà bạ...


                              Chè bí đỏ, đúng ra có lẽ nên gọi bằng cháo bí thì phải, vì trong món "chè" này, trước tiên phải nấu gạo mềm như cháo hoa, sau đó bí đỏ được thả vào đun sôi, cùng với một ít khoai lang mật, một ít đậu phọng luộc, bóc vỏ, hầm cho đến khi chín mềm thì nêm mật o­ng, và một chút vanillẹ Mùi ngọt nồng cuả bí đỏ xen lẫn mùi hương gạo tẻ thơm ngát, tăng thêm cái hương vị cuả một muà ngũ cốc vưà qua.

                              Món "chè" khác thường này đã được tôi nhớ mãi, vì mùi bí thơm, vì mùi khoai ngọt, và mùi hương gạo tẻ nhè nhẹ êm đềm thoảng vào hồn ngươì hiền hoà như chính món chè cuả nó. Hết chè bí đỏ, lại đến món chè bà bạ Món chè này mẹ tôi đã thâu nhập được từ những người bạn miền Nam. Cũng những thứ khoai và bí kia, nhưng lần này từng miếng khoai lang mật và khoai mì được cắt vuông vức, thả vào cùng lúc với những miếng bí đỏ cắt cùng một khổ vuông, hâm mềm. Trong lúc đó, mẹ tôi lại hì hục se những sợi bột khoai bằng bột năng trộn nước nóng. Từng sợi nhỏ như con đuông được mẹ vo tròn và thẩy vào nồi nước nóng đang sôi mà luộc chín vớt ra thả vào nồi chè cũng đang sôi lăn tăn cạnh bên. Từng sợi bột khoai đổi mầu từ trắng đục đến trong trong, sau cùng thì hơi mờ mờ ẩn hiện, nổi lềnh bềnh trong nồi chè khoaị Cùng lúc làm bột khoai, mẹ cũng đã kỳ cạch với từng miếng dưà non, vo tròn vào bên trong cuả những viên bột năng mềm nhũn mà mẹ trộn lẫn bột năng với nước cốt lá dưá đun sôị Sau khi luộc chín, tất cả những viên bột dưà non được vớt ra, để lộ màu lá dưá xanh vàng, không đủ để che cho mầu trắng đục nưả ẩn nưả hiện bên trong. Sau khi nêm nếm với nước dưà, đường, và lá dưá, chè bà ba được phân phát ngaỵ Vẫn còn nóng hổị Mùi hương lá dứa trộn lẫn trong mùi nước cốt dưà, lại thêm mùi hương cuả bí đỏ thoang thoảng cùng những miếng khoai lang, khoai mì tạo nên cảm giác lâng lâng khi tưởng đến một tổ ấm đơn sơ với làn khói bếp toả lan từng chiều đem theo những mùi thơm từ những món ăn...


                              Và rồi muà Đông đến, cùng với những thúng kê vàng óng nhỏ li ti và thơm ngát. Ngoại trừ bánh đa kê, mẹ tôi còn nấu thêm cả xôi kê và đặc biệt nhất: Chè kệ Gần giống như cách làm chè kho, kê được ngâm sẵn với nước vôi loãng, sau đó rưả sạch trước khi thả vào nồi nấu với một tí nước vôi trong. Từng khúc lá dứa được thả vào để tăng thêm mùị Kê được đun cho đến khi đặc lại như bột em bé, múc vào từng chén. Nước cốt dưà thắng lên cho sánh lại rưới lên trên chè. Một chút vừng rang được rải lên trên cho thơm, và cứ thế trong hơi lạnh cuả những cơn gió bấc, hoặc những cơn mưa dầm dề, hơi ấm, vị nồng cuả nước vôi, hoà vào trong từng hạt kêngọt. Cái cảm giác ấm áp từ món chè như nhắc nhở người ta về những tấm lòng đơn sơ nhưng ấm nồng cuả những người nông phu, với những món ăn tuy bình dị nhưng thật đặc biệt...


                              Và cứ thế, một năm cuả tôi xoay vòng theo những món chè từ tay mẹ làm rạ Mỗi một năm, theo muà tết lại là bắt đầu một vòng xoay cuả những món ăn thanh đạm nhưng mang đầy ý nghiã và tình ngườị Những món ăn thật bình dân, đôi lúc là phó phẩm cuả những muà gặt, mà người khác có thể cho đó là tầm thường. Ừ. Cũng có thể đó là những món quà tầm thường, nhưng tất cả lại là món quà từ đất mà theo một vòng luân chuyển cuả tạo hóa, mỗi một năm lại theo bàn tay cuả mẹ trở về để nuôi lớn chúng tôị....Ai đã bỏ qua những món ăn "quê muà" hẳn đã bỏ qua thật nhiều một phần đời cuả mình, cuả những ngày nhộn nhịp chuẩn bị tết, quây quần xung quanh khói bếp chỉ để chờ chiếc đuã cả vét nồi chè kho, cuả những buổi sáng muà xuân nghịch ngợm nắn từng viên bánh mà nuôi lớn cái thế giới tưởng tượng hồn nhiên, về những trưa hè oi bức xì xụp từng ly chè mát lạnh, về những muà thu trầm ngâm bên những muỗng chè thành phẩm cuả một muà gặt hái, hoặc cuả một muà đông lạnh lẽo được sưởi ấm bằng những chén chè ấm nồng tình quê…


                              Thêm một muà Tết đang chuẩn bị trở về. Mỗi một dịp Tết về, về cùng với tiếng nạo dưà sột soạt, với những cành lá dứa xanh non um tùm sau nhà, với những viên đường thẻ gói kỹ trong chiếc "phễu" bằng giấy báo, và về cùng với tất cả những vị ngọt nhạt khác nhau cuả chè. Dẫu đã bao nhiêu năm kể từ khi tôi lớn, mùi hương chè kia vẫn mãi thoảng trong tâm hồn, chẳng những mùi hương chè nhắc nhở tôi mãi về một tình mẫu tử mà mẹ tôi đã dành cho đàn con, mà còn về một mùi hương, một tình yêu khác mạnh hơn, lớn hơn: tình yêu cuả Đất Mẹ dành cho nhân loại, với tất cả những gì Người có thể cung cấp, và cuả con người với con ngườị Và tôi biết, mùi hương chè nọ, dẫu khác nhau, sẽ chẳng bao giờ nhạt phai trong mỗi chúng ta.

                              Người viết:huenguyen


                              (Sưu tầm)
                               




                              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/27703/5E422446CC5B41CD9B6E00E4BEBBB7F0.jpg[/image]
                              Attached Image(s)
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 17 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9