ĐOẢN VĂN TẮC TỬ VÀ ĐOẢN VĂN KHÔNG TẮC TỬ
venus4t.vns_hnu 23.07.2008 23:28:02 (permalink)
        Hiện nay, dạy và học văn cũng như cách giao tiếp của chúng ta có những vấn đề mà xã hội đang quan tâm đặc biệt. Đa số giới trẻ cùng thời ND cho rằng, ai học ...kém thì mới vô khối C (ở Việt Nam, thi đại học gồm có 4 khối thi cơ bản: A (Toán - Lý - Hoá); B (Toán - Hoá - Sinh); C (Văn - Sử - Địa); D (Toán - Văn - Ngoại ngữ). Tức là học không được các môn thuộc khoa học tự nhiên thì mới vô học Văn, Sử, Địa để làm phao cứu sinh vô đại học, cao đẳng.
      
        Trên thực tế, giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu của mỗi chúng ta. Không ai có thể nhịn nói (trừ những người không may bị bệnh bẩm sinh) một giờ. Cha ông chúng ta có câu:
"Học ăn, học nói, học gói, học mở"
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"...
        Lời ăn tiếng nói là một giá trị đặc biệt, vì nó còn thể hiện trình độ văn hoá của mỗi người.
"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe"
"...Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời"...


        ND vô tình trong một lần dạo Nét bắt gặp trang Vnthuquan và vô cùng thích thú với nó. Nhân đây, ND mạnh dạn làm topic này để thử làm văn (như hồi cấp 2, 3 các thầy cô cho đề văn về nhà làm để chấm điểm đó) với hai kiểu đối nghịch trong cùng một "đề". Tức là, ND sẽ chọn một đoạn văn hoặc một khổ thơ bất kỳ nào đó rùi thử cảm nhận nó ở hai chiều hướng:

1. Cố gắng tạo ra những cảm nhận mà các bạn nhỡ tò mò vô đọc thì không khóc cũng phải ôm bụng cười to.

2. Cố gắng cảm nhận thật sâu từng ý thứ của đoạn văn, khổ thơ mà tác giả của chúng gửi gắm để bình, phân tích nó để mọi người đọc cũng có thể chấp nhận được.

        Để làm topic này, ND sẽ không có "đạo" của bất kỳ tác giả nào cả! Các bạn cùng ND thử xem nào?

Đề là: Cảm nhận về sự "quên" trong bài ca dao:

"Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Em nhặt được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà..."


#1
    hoangau 24.07.2008 00:31:31 (permalink)

    Trích đoạn: ngocdiep87

            Đề là: Cảm nhận về sự "quên" trong bài ca dao:

    "Hôm qua tát nước đầu đình
    Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
    Em nhặt được thì cho anh xin
    Hay là em để làm tin trong nhà..."



     
    " Xic, dàn dựng công phu lắm mới quên ngoạn mục được như thế chứ ! Thời buổi này hở ra cái gì là mất toi cái í, quên thật có mà điên à. Cái áo này quên mấy lần rồi đấy, dưng mà mở mồm ra xin một tiếng là giả ngay, chẳng đứa nào đòi để làm tin cả, thế có đau không !!! "
     
    #2
      venus4t.vns_hnu 24.07.2008 23:28:44 (permalink)
      1
      Trong cuộc sống của chúng ta, việc quên cái nọ cái kia là chuyện thường. Quên có thể là căn bệnh kinh niên của người già và là thói thường gặp của người trẻ. Nhưng bài ca dao trên nói về "quên cái áo trên cành hoà sen" là vô cùng khoác lác. Cái anh chàng kia là tổ sư cụ kị bốc phét. Chúng ta đều biết rằng, cành hoa sen vọt lên từ đáy bùn hồ ao vốn chẳng chịu nổi nột cơn gió nhẹ thì làm sao mà chịu được cái áo vắt lên trên!!! Ông này đúng là đang âm mưu kua con gái nhà lành! Từ bài ca dao trên, em rút ra bài học riêng cho mình là không nên tin vào bất kỳ cái gì cả! Đặc biệt là trong tình cảm, em càng không  tin tưởng mà phải cảnh giác cao độ không là chết bất đắc kỳ tử.

      p/s: ND xin mở hàng nhẹ nhàng vậy thui. Nếu ai cảm được hơn nữa xin mời! Lưu ý rằng: nếu cảm theo cách này xin gõ số 1! Nếu cảm theo cách thứ 2, xin gõ số 2 để mọi người cùng bít nghen!
      #3
        venus4t.vns_hnu 26.07.2008 22:18:08 (permalink)
        2.
                Ca dao là một trong những cách thức truyền tải tâm tư tình cảm thắm thiết và sâu sắc của dân gian đối với lao động sản xuất, tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa. Bài ca dao trên là một ví dụ điển hình về loại hình ca dao về tình yêu nam nữ Việt Nam. Một cái áo vắt "quên trên cành hoa sen" đã thay lời ướm hỏi, nhắn nhủ của chàng trai đến cô gái mà anh thầm yêu. Cành sen yếu ớt đâu có thể không lắc lư trước một làn gió nhẹ. Nhưng trong bài ca dao này, cành sen và cái áo đã là cái cớ để chàng trai thổ lộ tình cảm. Điểm đặc biệt của bài ca dao chính là ở chữ "quên" đó! Chàng trai đã vô tình hay cố ý mà "quên" cái áo để thấy sự vô lí mà thành có lý, và cái vô hình thành cái hữu hình biểu hiện ra tình yêu của mình đối với cô gái. Sự thâm thuý, sâu sắc và độc đáo của bài ca dao chính là ở chỗ đó. Lấy cái không thể để truyền tải cái có thể cũng như biến cái không thể thành cái có thể và biến "quên" thành "nhớ". 
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9