TÁT NƯỚC ĐẦU ĐÌNH, MỘT BÀI CA TÌNH YÊU TRONG LAO ĐỘNG.
tranthanhxuan 25.07.2008 22:47:41 (permalink)
TÁT NƯỚC ĐẦU ĐÌNH, MỘT BÀI CA TÌNH YÊU TRONG LAO ĐỘNG.


VĂN BẢN:


Tối qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.
Có được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà ?
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ con chưa có, mẹ già chưa khâu,
Áo anh sứt chỉ đã lâu.
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng .
Khâu rồi anh sẽ trả công
Đến lúc lấy chồng, anh sẽ giúp cho,
Giúp cho một thúng xôi vò
Một con lợn béo, một vò rượu tăm,
Giúp cho đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi chằm em đeo,
Giúp cho quan tám tiền treo,
Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau...


Mở đầu bài ca, là mở ra một không gian nghệ thuật, vừa có cái không khí thiêng liêng của đình làng, lại vừa có vẻ đẹp dân dã mà rất đỗi thơ mộng, của đầm sen đưa hương sực nức.
Chàng trai tát nước trong cảnh ấy, và vắt áo trên cành hoa sen nào đấy:
Tối qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.
.Đây quả là điều phi lí ! Bởi cành hoa sen ( một cách gọi quen thuộc ở một số địa phương: lên chùa bẻ một cành sen...) mềm mại như vậy, làm sao có thể vắt áo lên được? Đây là nghệ thuật lấy cái không để nói cái có mà ta thường thấy trong văn học, nghệ thuật phương Đông. Cái có chính là chiếc áo vương hương sen thanh cao, để cho ai bắt được, cũng vương chút hương mơ mộng ấy. Nhưng cái có ấy( chiếc áo bỏ quên ), chắc chi đã có, mà chỉ là cái cớ vờ vĩnh, được tạo ra như một lý do, để có dịp gặp gỡ ngừời con gái mà thổ lộ tâm tình.
Cái câu hỏi mà chàng trai nêu ra, cũng là câu hỏi bâng quơ, là cách nói ỡm ờ :
Có được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà ?
Tuy rằng không khẳng định, chỉ là lời ướm hỏi thôi: ''có được '', nhưng lại cứ như thắt buộc ai đó. ''Hay là '', là lời đắn đo dò xét rất ý nhị về một điều khó nói, nhưng cũng là niềm hi vọng, được người con gái giữ làm kỷ vật, làm ''của tin'' cho mối tình. Cái thâm thúy mà mộc mạc của ca dao chính là ở đây.Nếu có chiếc áo thật, cô gái đem ra trả cho chàng trai, thì ôi thôi ! chẳng còn gì để nói nữa. Chính vì không có áo, nên cô gái biết thanh minh thế nào đây? Không trả được áo, là có chuyện rồi!Và đây chính là duyên cớ để chàng trai bám riết.
Không cần đợi cô gái trả lời, chàng trai tiếp tục vịn vào chiếc áo để phô bày tình cảnh của mình :
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ con chưa có mẹ già chưa khâu,
Ra thế!Chiếc áo mà anh ta bỏ quên không đẹp đẽ gì, mà chỉ là áo rách. Nhưng không phải là rách rứới. Rách mà vẫn lành. Vì chỉ là sứt chỉ ở nơi kin đáo, nếu không để ý thì không thấy được.Khoe áo rách không phải là mục đích, mà vẫn chỉ là cái cớ tiếp theo được đưa ra để bộc lộ là mình chưa có vợ. Trong nhà chỉ có một mẹ già cần được người chăm sóc thôi .
Quá thể hơn, là :
Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Nói chuyện sứt chỉ đã lâu, là nhằm mục đích gì đây ? Sao không sợ cô gái chê là kẻ lười biếng?
Qua đây, ta thấy chàng trai có trí tuệ sâu sắc. Nói đièu này là anh ta vừa tự khoe mình, lại vừa đề cao người con gái.Anh không phải là người dễ dãi trong tình cảm đâu. Không phải bất kì ai cũng có thể vá được áo cho anh ta. Người mà anh ta đợi chờ giờ đây mới thấy, mới xứng đáng với tình anh.Đấy chính là người không mang trả áo. Cho nên anh ta buông ra một câu lấp lửng:
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng .
Sao lại là ''cô ấy'', chứ không phải là em, là cô gái mà anh ta đang đòi trả áo ? Chàng trai này qủa là người sắc sảo đến dễ sợ. Nói lảng ra để tránh đòn, nếu như cô gái không có tình ý gì. Mặt khác, đây cũng là cách thử lòng ai đó. Nếu cô gái có tình ý, nghe nói đến ''cô ấy'' sẽ chạnh lòng, và không giấu dược thái độ, thì khi đó ''cô ấy'', không phải là ai khác, ngoài cô em đang đối diện với chàng trai.Vịệc trao tình của chàng trai, đã là một ngệ thuật,và cũng là nghệ thuật tài tình của ca dao.
Còn những thứ mà chàng trai muốn trao tặng cô gái, thực ra là một lễ cưới trọn vẹn, theo phong tục ngày xưa :
Khâu rồi anh sẽ trả công
Đến lúc lấy chồng, anh sẽ giúp cho
Giúp cho một thúng xxôi vò
Một con lợn béo, một vò rượu tăm...
Như vậy chuyện tát nước đầu đình và chuyện bỏ quên áo, chẳng qua chỉ là sự việc làm nền cho việc bộc lộ tình cảm yêu thương mà thôi. Qua đây cho ta thấy được tâm hồn của cha ông ta vừa lãng mạn, vừa tinh tế, cùng với một trí tuệ vô cùng sắc sảo, mà con cháu hôm nay chưa chắc đã theo kịp.
Hà nội ngày 24 tháng 7 năm 2008
Trần Thanh Xuân
#1
    thoakoi 26.07.2008 17:40:40 (permalink)
    bài này quá nổi
    vẫn được hoạc trong chương trình Phổ Thông
    Nếu bạn muốn xem thêm bình giảng có thể tìm đọc Phân Tích Bình Giảng Ca Dao Việt Nam
    #2
      nguyễn thế duyên 27.07.2008 16:40:11 (permalink)
      Thân gửi bạnThoakoi
      Tôi đọc lời của bạn trong phần trả lời bài tát nước đầu đình. Tôi thấy thế này.Trong mọi vấn đề , mọi bài thơ, mọi ý tưởng thơ hay văn trong diến đàn này thiên hạ đã làm hết rồi Duy chỉ có mỗi một điều thiên hạ chưa làm được đó là chính bạn làm điều đó. Và đó mới là cái quý. Có thể bài viết chưa hay. không sao cả nhưng là chính bạn viết.Nên động viên, khuyến khích.Bạn đã đọc vế đối này chưa "Ai công hầu ai khanh tướng vòng trần ai ai dễ biết ai" chưa? Đời không có gì nói trước được
      #3
        tranthanhxuan 28.07.2008 19:29:48 (permalink)
        Cảm ơn ban. Thoakoi về lời nhận xét ngắn gọn với bài viết của tôi. Nhưng tiếc rằng bạn chưa chỉ ra được đìều gì mới mẻ để người viết rút kinh nghiệm cả.Đúng như ý kiến của bạn Ngyễn Thế Duyên, những bài ca hay, đều được  nhiều người bình xét từ xưa đến nay. Nhưng mỗi bài viết lại có một khám phá riêng, tuỳ theo góc độ của mỗi người. Chứ không phải cứ viết lại một tác phẩm mà nhiều người đã viết là không sáng tạo,là bắt chước hoặc là đạo văn.Viết về bài ca này, còn có nhiều sách giang văn trong nhà trường, chứ không riêng gì cuốn phân tích binh giảng ca dao mà bạn chỉ ra. Nhưng bài viết của tôi, ngoài cái chung còn có một đôi nét riêng đó. Mong bạn đọc kĩ hơn,để có nhận xét đúng, nhằm khuyến khích người viết 
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9