Chào bạn Nguyễn Thế Duyên ! Bài viết của bạn về bài ca dao, quả là một sự sáng tạo và rất công phu. Tuy nhiên đây đó cũng có điều cần bàn thêm với bạn.
1- Về tư tưởng chủ đề: Bạn cho đó là một lời cầu hôn, thì cũng đúng,vì nó phù hợp với hệ thống hình ảnh của nửa sau bài thơ, nó là bước sau của lời tỏ tình.
2-Khung cảnh lao động :theo tôi nghĩ thì cũng có thể là một hình ảnh ước lệ, làm cái cớ để trao tình mà thôi. Nhưng cách hiẻu về đình làng của bạn thì cần phải bổ sung thêm;
-Đình làng là nơi thờ thánh và thần hoàng, nên có không khí linh thiêng. Mọi cuộc hội hè, tế lễ thương diễn ra ở đây.
-Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng của làng xóm khi cần thiết. còn thường ngày ít người tụ tập ở đây, nên rất vắng vẻ.
-Đình làng thường ở một vị trí đắc địa, có khi ở giữa làng, ở trước làng, hoặc đầu làng. Nên có đình, phía trước, hoặc hai phía đầu đình đều là đồng ruộng. Một số đình làng ở Bắc Bộ đến nay vẫn còn khung cảnh ấy.Vì vậy chuyện tát nước đầu đình không có gì lạ cả.
3-Bạn cho rằng : câu ca : ''Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng '', là lời của mẹ già, thì không phù hợp với kết cấu ngôn từ. Vì vẫn cùng một giọng điệu của nhân vật trữ tình và vẫn cùng một văn mạch. Mặt khác, ở đay không có dấu hiệu của lời đối đáp. Đây vẫn chỉ là lời thổ lộ của chàng trai, chứ bà mẹ có xuất hiện ở đây đâu. Bà mẹ chỉ là nhân vật được nói đến qua lời kể mà thôi.