Truyện ngắn : Lá tàn

Tác giả Bài
colonbay
  • Số bài : 39
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.08.2008
  • Nơi: Hà Nội
Truyện ngắn : Lá tàn - 03.08.2008 17:14:15
(Heo con 5/2007)


Đám trẻ con vẫn nô đùa trên những tấm bê tông trần: ram ráp, sần sần của sỏi, của gạch đá và của lớp xi măng chát rối. Cái nắng mùa hè chói chang, chói chang đến ghê người. Vài chiếc lá khô mục nát vẫn còn nặng nợ vướng mắc thời vàng son mà cứ thế chả chịu rụng. Vay mượn sợi tơ mỏng manh của của cô nhện cái treo mình đu đưa trong gió. Tia nắng hè xuyên qua khung xương còn xót lại vứt vài bông nắng ban phát cho xã hội sắc màu nơi đây. Trẻ con khu này chúng đã quen với cảnh vật hiển nhiên muôn đời, chẳng để ý nắng hay mưa, trưa hay chiều, cứ vậy thôi, thích là nô đùa, thích là bơi... kéo nhau xuống cái sông màu đỏ lòm, đùng đục phù sa ấy mà mà tắm, mà nghịch chả để ý màu da của mình hòa vào lòng sông lúc nào không hay.
Cũng là một phần nhỏ bé của miếng đất ven đê. Thanh cũng thích, cũng vui và ham mê cuộc sống trẻ thơ nơi đây. Chọn một góc ngắm cho riêng mình, đặt tạm cái máy ảnh qua khóe mắt, cô tủm tỉm cười lũ bạn. Trong suy nghĩ của cô đang nảy sinh một khát khao, khát khao mãnh liệt thứ vật chất vô hình bao quanh - cái thứ mà cô không thể nắm giữ, không thể sờ mà chỉ có thể giữ trong tâm hồn cô. Gió chiều dìu dịu thổi vài sợi tóc mai xuống mắt, bất ngờ đóng ống kình máy ảnh. Dựt chiếc lá ra khỏi sợi tơ của chị nhện, quay vài vòng rồi đặt mình xuống tấm bê tông _ đánh giấu cái thời khắc chuyển mình của thời gian _ trưa bước sang chiều. Gió lại đẩy, lại đẩy chúng lại với nhau như đàn chim họp tổ vui mừng và quyến luyến trong âm thanh " xào xạc" muôn đời. Đánh thức vẻ mặt ngơ ngác của cô bé. Lấy chân gạt nhẹ đẩy lá lật vài vòng rồi xoáy tròn trên mặt nước. Mục nát và thời gian đã lấy mất những mảnh sinh khí cuối cùng, lá trở nên trơ trọi, mong manh và đảo điên trên mặt nước cố bấu víu sắc xuân tàn. Để rồi buông xuôi mọi thứ, im lặng và từ từ chìm hẳn. Có lẽ nó đành dâng hiến phần cơ thể cuối cùng cho nước, cho tạo hóa và cũng là để chứng minh " chu kỳ của cuộc sống". Giật mình! Sợ hãi! Cô sợ hãi cái tương lai của chính cô đang chìm dần...
Nhanh thật, ngót nghét 30 năm cô tồn tại trong cái xóm này. Lẳng lặng, nhẹ nhàng và cũng không thiếu vô tâm, thời gian để mặc cô với số phận. 30 năm qua đi, không một cơ hội, không có một chút ánh sáng cho phép cô mơ mộng, không một giây nào giám dự định cho tương lai. Tất cả, tất cả đều mịt mù, tối tăm và đáng sợ. Ba mươi năm làm cô trai lì, ảm đạm và lạnh lẽo hơn. Mọi thứ cứ thế dồn vào suy nghĩ, vào nội tâm và ánh mắt. Công việc, gia đình, ... vẫn vậy, chả có gì thay đổi. Duy chỉ có một điều quan trong nhất : tuổi trẻ của cô đang nhạt nhoà và mất hút.
Ngày hôm nay, cái máy ảnh đã lỗi thời, hoen rỉ và xuống cấp, trẻ con xỏ chiếc xăng đan mới tinh, mặc bộ đồng phục mới toanh và chiếc cặp cũng làm chúng tự hào không kém _ niềm vui được đến trường. Không còn cái cảnh những túp lều tranh mục nát, tồi tàn của những kẻ định cư tạm bợ chạy ăn từng bữa, những ngôi nhà khang trang và sáng sủa, những hàng cây, ô cỏ ven đê... Ngày hôm nay, mọi thứ đều chuyển mình! Chuyển mình từ từ và nhẹ nhàng, chẳng một ai nhận ra nó, kể cả Thanh. Theo thói quen, chọn một góc ngắm, tích một bức ảnh mới vào bộ nhớ. Gió hè lại man mác thổi, cuốn bay những chiếc lá ra khỏi sự sống... Giật mình! Một chiếc lá rơi vào tầm ngắm, cô hoảng hốt nhặt vội cành cây khô, khẽ khều chiếc lá khỏi mặt nước! Quá muộn, gió đã đẩy nó ra khỏi tầm kiểm soát của cô. Mục nát và thời gian chưa thể lấy đi bất cứ thứ gì. Lá vẫn đang tồn tại, trôi mình trên mặt nước bắt đầu hành trình vật lộn với sự sống, sự tồn tại...
Thời gian trôi qua, chuyện tình cảm cũng không có gì để lãng quên những cũng không có chút hy vọng gì... Cái tuổi 34 làm cô nản lòng, buông xuông tất cả. Xinh xắn, trầm tính nhưng lại rất ghê gớm _ đó chỉ là cái nhận định của riêng tôi. Ba mươi tư tuổi, có lẽ cuộc đời cô sẽ có bước ngoặt chăng? An đến, tự nhiên, vô tư và đương nhiên là thật lòng. Cũng không cần chọn lựa, không toan tính và vấn vương chút tình cảm! Nhẹ nhàng đến với nhau, nhẹ nhàng cưới và cứ thế...
Cô về làm dâu được bao lâu nó cũng không biết, chỉ biết rằng ngày cô đẻ đứa con đầu lòng cũng là khi cô ngót nghét 35. Ba tám hay gần 40 gì đó cô lại chửa thêm đứa nữa. Ai chả mong có nếp có tẻ. Đứa này đứa kia lúc tuổi già. Không sao cả! Dù gì cô cũng có 2 đứa, cũng như ai. Hai thằng thì đã sao? Không có gì phải phân vân cả! Tuổi trẻ qua đi, việc sinh con đã lấy đi không ít sức khoẻ, nhiệt huyết và thời gian... Cuộc sống cũng có đôi chút khó khăn. Thêm một miệng ăn, thêm một phần để lo toan, thêm một việc để suy nghĩ, nhưng lại là một cái gì đó hạnh phúc, hạnh phúc nghẹn ngào của một bà mẹ. Cô tự cho mình cái quyền mơ ước, mơ ước về một tương lai không xa, về một viễn cảnh có thể không hoàn hảo nhưng sẽ hơn bây giờ...

Cô có vẻ khấm khả hơn khi học hết lớp 7, còn An mới chỉ học hết lớp 1 hay 3 gì đó. Không thể nói về đạo đức của một con người qua trình độ học vấn nhưng cũng có thể đoán ra phần nào đó con người An. Anh cao to, ăn nói dõng dạc, ồm ồm nhưng lại rất khó nghe. Mỗi lần nghe câu chuyện nào đó từ anh, nó đều vểnh tai hết cỡ, mắt nhìn thẳng vào miệng đoán xem anh nói gì, mà cũng chỉ biết hay hiểu 2 phần 3, cũng đôi lúc là chả hiểu nổi. Da mặt đỏ gay như vừa cãi nhau, xô xát ở đâu nhưng lại chân chất, thật thà. Sáng dậy sớm, giặt một chậu quần áo to ụ của cả nhà, đánh thức 2 thằng con dậy đi học và lo chuyện tiền nong ăn sáng _ đấy là nghĩa vụ của An rồi lấy xe ra đầu ngõ làm vài quốc xe ôm thì tính sau. Ngoài công việc xe ôm An vẫn túc tắc đều đều làm bảo vệ cho cái nhà trẻ gì đó trên đường Bà Triệu theo ca. Nói chung công việc cũng ổn định, nhàn và quan trọng là có một khoản tương đối nộp cho vợ. Còn Thanh, một ngày của cô bắt đầu từ 6h sáng, túc tắc đạp xe đến quán phở của ông anh ruột, giúp việc bán phở sáng ở đó, rồi lại túc tắc trưa đạp xe về, có hôm sang đến đầu giờ chiều. Như thường lệ, tầm 11h, An ghé qua nhà cắm nồi cơm, vậy là có bữa trưa... Mọi việc vẫn cứ diễn ra theo đúng trình tự của nó nếu như không có cái ngày An tức tối bỏ về nhà. Một khoản thu nhập thường xuyên từ nhà trẻ đã tuột khỏi tay anh... Giữa chiều, vác những chiếc bàn gỗ từ trong khu tập thể, đặt bên lề lối vào. Hai tay căng lên, tựa chậu gạo vào hông, khệ nệ bê từng chậu đặt lên bàn. Dạo này, gạo bán cũng khó khăn hơn. Có ngày không bán nổi một cân nào. Tiền vốn bỏ ra thì nhiều! Mà đấy! Thu lại thì cứ lắt nha lắt nhắt, kéo dài thế này thì có mà ăn dần vào vốn!

(Heo con 6/2007)

Hè đến cây me khu tập thể lại mọc um tùm, chỉ cần có chút hơi của gió là hàng trăm, hàng nghìn chiếc lá thi đua rụng xuống. Những chậu gạo trắng tinh lại lốm đốm chút vàng của tạo hoá. Thanh khẽ rùng mình khi cảm nhận chút gió, nhìn những chậu gạo và suy nghĩ một điều gì đó. Trời buông tấm lưới xuống, mặt đất khoác lên mình tấm áo mới. Tối lại về... Dọn mấy chậu gạo vào, cất cái bàn gỗ đi rồi lững thững bước ra chợ. Chiều hôm nay nóng hơn mọi hôm, cái lối đi bên hông khu tập thể thổi những luồng hơi nóng ran, khó chịu. Ánh đèn những ngôi nhà khu K hắt sang làm cây khế nhà bà Mười lốm đốm vàng, lốm đốm đen trông cũng hay hay. Chợ chiều mọi thứ đều nguội lạnh, tẻ nhạt và vô vị. Khoắng đại mua vài thứ rồi lại lững thững trở về nhà. Lại đặt mình vào chu kỳ của cuộc sống, cứ từ từ, vô vị như kim giờ. Thanh tự hỏi có bao giờ mình có thể vô tư và vui vẻ như bác kim giây, cứ thế chạy, cứ thế đi cũng chẳng cần phải dừng lại. Chèo qua 4 tầng khu tập thể, đặt mình ngồi xổm xuống trước cái bếp than, mở cửa bếp, đun ấm nước rồi lại vác những thứ vừa mua được vào bếp. Nấu cho qua ngày, qua bữa và ăn để sinh tồn.
- Vũ đi tắm đi!

Nó cúi gằm mặt xuống, cau mày lại, liếc ngang liếc dọc, lẩm bẩm cái gì đó _ chắc là phản đối việc đi tắm. Thằng Long chạy từ đâu về, nghe thấy mẹ giục, cu cậu nhảy vào phòng lấy quần áo rồi chạy thẳng vào nhà tắm. Vũ vẫn nằm trên giường ôm cái gối, quấn cái chăn ngang chân, cầm điều khiển bật hết kênh này kênh khác. Kệ thôi! Thanh bận thế nào, mệt thế nào đấy là việc của Thanh! Bà cụ cũng đã đi chợ về. Treo nón, đặt túi lên bàn rồi ngồi bệt xuống chiếu. Khuôn mặt phúc hậu, hiền lành, mái đầu bạc trắng, lông mày cụp xuống, kéo mắt cụ nheo lại buồn buồn một điều gì đó. Có hôm An bận chở khách, chưa kịp đón, cụ đi bộ về luôn nhà để không làm phiền con cháu. Những hôm như thế, về đến khu tập thể, cụ ngồi xổm xuống, cùi tay đặt lên đầu gối, ngồi thở mạnh một lúc cho khỏi mệt, khỏi đau chân rồi bám theo hành lang, trèo từng bước chậm rãi lên nhà.
Đợt vừa rồi, khu tập thể mới được cải tạo lại cái vỏ bề ngoài đón tết. Màu trắng nhợt nhạt, loang lổ những đám rêu đen nhẻm, rồi thỉnh thoảng lại một vài căn hộ tự nâng cấp đời sống của mình bằng việc quét màu vôi mới...Giờ đây thì nhà nào cũng như nhà nào, tuốt tuồn tuột một màu vàng khè, nghệ nghệ _ tại sao người ta lại có thể đem cái màu của những năm 80 áp đặt vào cuộc sống của những con người thế kỉ 21? Nó khiến cho khu này trở nên ì ạch, trì trệ và tối tăm thế nào ấy. Những ô gạch 20x20 nâu nâu, đỏ đỏ được thay thế bằng những ô gạch 30x30 trông có vẻ nhẵn bóng, nhẹ nhàng hơn. Những trận mưa to hè tháng 7 làm sân khu tập thể ướt nhẻm, còn phần lát gạch chỉ có thể dùng làm sân trượt ba tanh. Thích hợp cho những ai dại dột muốn có cơ hội vồ ếch một lần cho biết.
Tiếng chạy bịch bịch đuổi theo tiếng cành cạch của con Phượng hoàng cũ. Cô Nhung đã đi chợ về. Nào! Lại chuẩn bị cơm nước vậy... Vài sợi tóc lơ thơ trước mặt Thanh bay lên phía trước theo tiếng thở dài. Mâm bát đũa to uỳnh chiễm chệ dưới đất, bóng tối tràn ngập khu bếp..., chỉ len lỏi 1 chút ánh sáng, thứ ánh sáng mờ ảo, mịt mù và ảm đạm. Thanh không giám và không đủ can đảm ngoái lại nhìn bức tranh sau lưng mình. Cắm cúi, cắm cúi và cắm cúi rửa bát. Giá mà có ngày thằng con, nó có thể biết bê mâm cơm lúc ăn xong, biết rửa cái bát khi nó biết nó là con... Lúc đó có lẽ là quá muộn!

Nhung có nước da ngăm đen, trái ngược hết với tất cả mọi người trong nhà kể cả bà chị dâu, tính cởi mở hơn Thanh nhưng chỉ một chút thôi. Cao ráo và trông cũng không đến nỗi vậy mà cho đến caí tuổi này cô vẫn ở vậy. Cuộc sống cứ diễn ra theo đúng trình tự, thời gian vẫn chạy theo đúng bản năng và con người thì vẫn chì là một thứ vô cảm trôi theo định mệnh. Định mệnh vứt tôi vào công việc không lẽ tôi lại chơi, định mệnh bắt tôi vô cảm chả nhẽ tôi lại yêu. Không! Tôi không thể bởi đó là định mệnh... Vậy phải làm gì bây giờ nếu đó đã là định mệnh. Đành mặc kệ thôi! Không phải là nôlệ nhưng tôi sẽ chấp nhận mọi sự áp đặt của nó! Như một tên ngoan đạo, Nhung bằng lòng với định mệnh giành cho cô. Đến đâu hay đến đó, được tồn tại có lẽ là hạnh phúc. Một năm, hai năm và ba năm... đều dều, thời gian cứ túc tắc kéo cuộc sống một cách nhẹ nhàng. Không một hạt bụi rơi, không một lần có gió, yên lặng, yên lặng. Một chiếc lá rụng cũng chẳng làm cô bận tâm, một người đến cô cũng chẳng hề hay biết. Bất cứ kẻ nào bước qua bờ dốc chả thả phanh, buông mình xuống dốc. Đâu cần biết gì trước mắt và có ai bên mình. Nhung không phải một ngoại lệ, như một cơn gió thoảng qua lay chiếc lá rơi. Trọn vẹn trong lòng bàn tay, hoàn toàn thuộc quyền sở hữư của mình nhưng có lẽ trái tim cô đã đông cứng bởi thời gian và cuộc sống. Từng ngày, từng tháng và có lẽ phải tính cả từng năm Liệu cố gắng, cố gắng hết mình kiên trì cào mòn tảng băng già. Nhen nhóm chút hơi ấm tình yêu cũng làm trái tim Nhung khẽ rung động.

(Heo con 7/2007)
Những ngày sau đó, nụ cười bắt đầu hiện trên môi Nhung, cô đang hạnh phúc, đang yêu và được yêu. Lần đầu tiên cô biết mở lòng, biết vô tư và biết yêu. Còn gì hạnh phúc hơn thời khắc đó, cuộc sống chạy theo nhịp đập con tim. Con tim chứ không phải một cỗ máy. Cũng như bao đôi vợ chồng khác, Liệu và Nhung cùng nhau xây dựng gia đình, làm những công việc thường nhật như bao gia đình khác, cũng trở về thăm cụ vào những ngày cuối tuần. Túc tắc, túc tắc gió thổi thời gian trôi, đưa cuộc sống theo guồng quay. Cái gì cũng vậy, cứ tuần hoàn lặp đi lặp lại đều mang đến sự nhàm chán. Nó cần một cú huých, một sự thay đổi, một điều gì đó mới lạ hơn. Đối với Nhung và Liệu, có lẽ cái cần nhất bây giờ là một đứa con, là một gia đình theo đúng nghĩa. Chờ đợi, cố gắng chờ đợi để làm gì cơ chứ khi cả hai đều không có khả năng sinh con. Cái tuổi lấm tấm tàn nhang, tóc điểm bạc đã cướp đi cái quyền làm cha, làm mẹ cuả họ. Thiếu vắng một đứa con để chăm sóc, gia đình nhỏ bé đang ngày một buồn tẻ, lành lạnh và xa cách. Vẻ mặt buồn thiu lại đè nặng cuộc sống thường nhật, kéo đôi vai cô chùn xuống, nặng chĩu những lo toan và sự khao khát.
Dạo này sức khỏe của Liệu có phần đi xuống. Bụng thì cứ trướng lên, phải đi khám thôi. Cầm sổ khám bệnh trên tay, Nhung nhìn Liệu, cái nhìn van xin miếng cơm của một kẻ hành khất. Đứng im và lòng nghẹn lại, có thể nói gì đây vào lúc này? Mọi con đường trước mắt cô đều có rào chắn, tối đen và mù mịt. Anh biết bệnh của mình chứ, nhưng biết làm sao được, anh không có quyền lựa chọn, không có quyền đòi hỏi bất cứ thứ gì. Cuộc sống của anh giờ đây là sự nhờ vả, sự sẻ chia và 1 tấm lòng. Ngay cả những việc cá nhân hàng ngày anh cũng cần nhờ sự trợ giúp của người khác. Liệt nửa người... Căn bệnh ung thư gan quái ác đang cào mòn, cào mòn cuộc sống của một con người...
Chiều chiều, mà có lẽ tối tối thì đúng hơn, sau những chuyến xe ôm, những trận phơi mình trên các con đường đầy hơi nóng, tràn ngập những ram ráp, hầm hập, An đỗ xe bên cây bàng đầu ngõ, lại vác một chai bia về nhà. Cái bụng anh tròn vo, căng đét những bia là bia. Uống cho tan hết cái nóng mùa hè, uống để nuốt trôi mọi thứ: sự vất cả, nỗi lo toan và cả cuộc sống gia đình. Vẫn khung người cao to, giọng nói ồm ồm, nhưng có lẽ gầy đi nhiều. "Ơ chú An dạo này gầy thế", "Cắt thuốc bắc đi mà uống" .... Nói vậy chứ! Bây giờ thuốc thang là cả một vấn đề, cả một khỏan lớn đối với anh. Phân vân mãi, anh lại để vậy, kệ thôi. Bà cụ rơm rớm nước mắt, nhét đồng năm trăm ngàn vào tay An: "Mai mày đi khám đi"
Tiền khám bệnh, tiền chụp chiếu, thuốc men ban đầu lại vượt quá cả số tiền bà cụ đưa. Vậy mà cái kết quả cuối cùng lại làm cả gia đình Thanh sụp đổ, sụp đổ chỉ trong tích tắc. Ông bạn chí cốt _ Minh chạy đi chạy lại khắp nơi đưa An đi khám hết chỗ này chỗ khác. Vẫn chỉ là cái lắc đầu đáng nguyền rủa. Những nếp nhăn trên trán Thanh hõm xuống, mồ hôi chảy thành từng hàng... Cuộc sống đây ư? Họ hàng đến, người có ít biếu ít, người có nhiều biếu nhiều, đâu còn cơ hội nào nữa. Nghe tin có bà ở Sơn La hay đâu đó chữa được ung thư dạ dày. Thanh thu gom tiền cố gắng chạy chữa cho chồng. Số không tròn trịa và vô duyên lại lăn đến. Ung thư dạ dầy giai đoạn cuối rồi bệnh tiểu đương nặng, chẳng còn gì để hy vọng. Sau khi khám bệnh vài ngày vẫn thấy An phóng xe đón bà cụ, vẫn thấy xuống đường nói chuyện. Còn hơn là ngồi nhà, nó bí bách và khiến anh nghĩ những chuyện không hay. Ừ thì xuống đường cho khuây khỏa!
Chiều thứ bẩy Nhung lại đạp xe về nhà chơi. Hôm nay, không có Liệu, chỉ mình cô và con phượng hoàng cổ. Lại một tấm sổ khám bệnh khác cô được nhìn thấy. Còn gì nữa không? Cái tin cô mang về nhà lại được trả lại thế này ư? Gục đầu xuống, cô khóc, chỉ khóc thôi... Tuổi cao của bà cụ làm mọi người lo lắng, không ai nói cho cụ biết có chuyện gì xảy ra. Nhưng nó nghĩ có lẽ cụ biết, biết hết mọi thứ. Cụ không muốn ai bận lòng về cụ, chỉ vậy thôi.
Nằm liệt giường một thời gian ngắn, Liệu đi... Gia đình anh bàn tán về nhiều chuyên. Nào là sẽ chia nhà 2 cụ cho 2 thằng con, nào là bán cái xe máy mới mua của Liệu. Vậy còn Nhung, Liệu đi cũng đồng nghĩa với việc cô không còn vị trí gì trong cái nhà này? nhà này sẽ không chứa cô? còn xe máy của Liệu, không phải của cô? Lờ mờ, loạng quạng trong suy nghĩ, Nhung không thể đứng nổi, cô đổ rạp vào tường trượt dần trong bóng tối và ngồi bịch xuống. Những giọt nước mắt lăn dần theo sự nghi vấn, sự tủi thân và cả những đau đớn.
Cái tin Liệu đi làm An xuống nhanh chóng, cơm không thể nuốt trôi, bụng trướng lên, dịch đầy ắp trong dạ dày... lại cấp cứu. Lần cấp cứu này là sự khởi đầu cho một chuỗi nhưng đợt tương tự. Cuối giờ chiều đi học về, nó không còn thấy những chậu gạo, những cái bàn gỗ, túi nilon và cả chiếc cân bán gạo của Thanh. 2h sáng nay An cấp cứu, không một ai biết, chỉ có Lâm( em rể An) và ông ban Minh bé tẹo khiêng Từ tầng 4 xuống. Mấy hôm rồi mới nhìn thấy Thanh. Trông cô như một tên ung thư vừa được chiếu xạ, vẻ mặt lạnh toát, ướt nhẻm, người còm cõi, quắt queo lọt thỏm trong bộ quần áo điểm xuyết chút gió. Nằm viện nói thế chứ vẫn chả giúp được gì. Còn tiền của nữa chứ, không phải người ta đặt sự sống của một con người dưới giá trị đồng tiền, nhưng khi tiền chả thể giúp được gì thì cũng không nên phí phạm. Người sống cũng phải sống chứ, người chết có lẽ cũng muốn người sống được bình an...
Lần cuối cùng đưa An đến bệnh viện cấp cứu, mọi người đều đã xác định... Hàng xóm xúm lại khiêng anh lên xe mà nước mắt anh cứ chảy hai hàng, miệng cấm khẩu không thể nói một lời. Âm thanh của nước mắt đang chờ đợi một lời tạm biệt. Thần chết đã lôi anh khỏi thế giới nhưng có lẽ anh chưa thể an tâm. Những đứa con anh...
Chuẩn bị lên lớp tám, nó không nghĩ thằng Vũ chưa đủ hiểu bố nó đang ốm nặng, đang đau đớn và sắp chết. Trong khi mọi người đang chạy toán loạn lo cho An thì nó chốn đi chơi, vẫn mải miết với những câu chuyện tạp nham. Không một lời chia sẻ, động viên hay chỉ đơn giản là hành động_ chăm bố cũng không làm được. Những giây phút hấp hối cuối đời, An cũng không nhìn thấy giọt nước mắt xót thương và ân hận của 2 đứa. An đi mà vẫn nuối tiếc, nuối tiếc những thứ không tên, không cơ sở.
Xây dựng trong cái thời bao cấp, cánh cửa bé tẹo, cầu thang, hành lang... không thể đủ chỗ và quan tài không thể mang về nhà. Người chết không thể mang về, mọi người lên nhà tang lễ chỉ để tiễn chân anh sang một thế giới mới, gió thổi cuốn những chiếc lá chạy theo bước chân người đưa, cuốn bay mọi thứ, không còn những gánh nặng cơm áo gạo tiền của cuộc sống, không còn những đơn đau của thể xác... Thắp một nén nhang cầu chúc anh hai chữ bình an........
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2008 17:42:14 bởi colonbay >
CHỜ DUYÊN