NHỮNG LỜI TÂM HUYẾT PV
tmv76 11.08.2008 10:56:39 (permalink)
 
 
NHỮNG LỜI TÂM HUYẾT VỀ ĐẠO-ĐỨC LÃNH-ĐẠO.
xxx
Của Phan-Vinh.
-Vài nét về sinh hoạt và đời sống của tác giả.
 
Chương I.- ĐỜI NGƯỜI QUÁ NGẮN NGỦI.
a.- Nhìn lại quá khứ.
Nhìn lại quá khứ thấy cuộc đời con người quá ngắn ngủi, mới ngày nào đây tôi còn ở tại quê-hương làng Phú-Gia là một hướng-đạo sinh Phật-Tử thuộc khuôn-hội Phật-Giáo Thừa-Lưu. (HUẾ).
Vì cuộc nội chiến chia đôi lãnh thổ hai miền Nam, Bắc nổi lên, nên ăn ở đâu âu đó,  tôi phải ra đi làm nghĩa-vụ quân-sự, xa quê hương năm 1961 đưa vào miền Nam, đi và ở phiêu bạt khắp nơi.  Ngày 30-4-1975 miền Nam được cách-mạng giải-phóng bị rã ngũ, trở lại với một nông dân chất-phác theo nghề  củ cha ông.  Tôi mới chọn gần nhà, huyện Thống-Nhất, tỉnh Đồng-Nai là quê-hương thứ hai để lập nghiệp làm lại cuộc đời. Đi vào Sông-lạnh khai-khẩn phá rừng, lấp suối, thành rẫy, ruộng tăng-gia sản-xuất lương thực sinh sống nuôi con. Dành một phần sức người, sức của đóng góp để xây dựng xã-hội đất nước. Tôi xa quê nhà đã 47 năm, tuổi đời năm nay hơn 70.
Nhìn lại thời gian trôi nhanh quá,  như nước chảy qua cầu như vó câu qua cửa sổ, tựa hồ như một giấc Nam-Kha khi tỉnh dậy nồi  kê chưa chín.
 
Chương II.- SỰ BIẾN CHUYỂN CỦA ĐỜI NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG.
a.- Sự thay đổi biến chuyển của thời gian.
Mỗi năm tuổi tác chồng chất lên đầu, trẻ thơ thì khôn lớn,  người cao tuổi  gầy còm, bệnh tật rồi chết, theo luật đào thải của tạo hoá.  Mới đón  giao thừa  năm Mậu-Tý (2008) tôi vừa cúng giao thừa vừa khai bút thư xuân, nay đã xuân qua hạ đến, màu đỏ thắm  hoa phượng-vĩ đua nhau nở rộ, thời tiết nóng bức, học-sinh đã nghỉ hè, tạm biệt bạn-bè, trường lớp thầy cô, có nhiều em  cảm thấy lòng buồn man-mác. Nên lũ ve sầu đang  than thở tình yêu.  Ngày qua ngày, tháng qua tháng, rồi năm lại qua năm. Hè đi, thu tàn, đông rụi, xuân sang,  biến chuyển theo bánh xe tiến-hoá của thời-gian bởi luật tuần hoàn của vũ-trụ.
Có câu:
Xuân khứ xuân lai xuân bất tận
Xuân đi xuân lại mãi còn xuân
                                                     Ca dao
Đây là xuân của thời gian theo năm tháng. Chứ tuổi xuân của đời người chỉ có một.
Thơ rằng:
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian.
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
                                                       Xuân-Diệu
Thời gian cứ tuần tự  thoi đưa trôi nhanh như chớp mắt.
 
b.-Thân thể con người cũng biến chuyển theo năm tháng.
Nay thân-thể của tôi đã già khụ-rụ, con người  do duyên hợp tứ Đại mà có, là đất, nước, gió, lửa đó là phần trong cơ thể. Còn bên ngoài chúng ta sống vay mượn tạm bợ của tứ Đại như:  cơm, nước, bánh mì, động “gió”, hơi ấm ”lửa”. Mượn trả song suốt thì sức khoẻ, nếu có một thứ không trả ra được thì phải đưa đi nhà thương cấp cứu.
Thân thể nầy nhờ cát bụi mà có tạm bợ, cuối cùng cũng trở về với cát bụi. Không thể tồn tại lâu bền được.
Tài giỏi như vị tướng  Napoléon của nứơc Pháp ngày xưa  bảo người nhà khi nào ông chết đưa đám ma, đục hai lổ quan tài để thò hai bàn tay trắng của ông ra ngoài cho thế gian nhìn thấy ông chẳng có mang theo của cải gì  cả.
Có câu:
 Người đời muôn việc của chung
 Sanh không rồi lại tay không ra về
                                                                    Ca dao
Tôi trở lại suy nghỉ cuộc đời mình đến đây ví như: ngọn hoa đăng le-lói, trôi bềnh-bồng trên sông nước Đồng-Nai, bị cơn gió  mùa thu thổi tới, sắp trôi về bể cả mênh mông, rồi tắt lịm và  tan biến trong  đêm đông lạnh lẽo.
Mổi người đều trải qua một đời, thịnh, suy, thành, bại, vui buồn được mất, nhưng học hỏi được gì ở trên đời  đó là chuyện khác.
Có câu :
“Thông minh nhất nam tử
 Yếu vi thiên hạ kỳ
Trót sanh ra phải có chi chi
Chẵng  lẽ tiêu lưng ba vạn sáu”
                                                        Nguyễn công Trứ
Không thành Danh cũng phải thành Nhân.
Đến giờ phút cuối của cuộc đời không có chút gì lưu niệm cho  đời thì thật là quá tủi hổ.
Có câu thơ:
Đời người như thể phù du
Sớm còn tối mất công phu lỡ làng
                                                   Nguyễn-Du
 
c.- Tôi sáng tác một ít tác phẩm văn & thơ cho con, cháu, và độc-giả trong số bạn bè để làm kỷ-niệm.
 
-Sinh ra thất thời, thất học sống trong hai cuộc chiến tranh Pháp, Mỹ bị đi làm lính ngụy phiêu bạt khắp miền Nam. Hoà bình lập lại mới có thời gian ổn định để cuốc đất lật cỏ làm ăn nuôi bày con tám đứa đã khôn lớn, nay cháu chắt  đầy đàn, nhà nghèo không có của cải hồi môn. 
-Nên tôi viết tác-phẩm những lời tâm huyết này là phơi bày hết tâm can, não tuỷ, của bản thân hơn bảy chục tuổi, sống học hỏi kinh nghiệm được bao nhiêu đem hết khả năng  viết lên  những lời lẽ của một nông dân chất phác, mộc mạc mà hiện thật và giàu lòng nhân ái, để thay thế di chúc. Hay, dở, đúng, sai,  văn không tả hết lời, lời không thể tả hết ý được, nhưng cũng nói lên tinh thần đạo đức con người, để lưu lại làm của hồi môn tinh thần văn hoá cho hậu thế.
-Quý vị độc giả muốn hiểu sao cứ việc, tuỳ tâm, tuỳ tánh của mổi người có cảm nhận khác nhau, hợp ý thì cho là đúng, hay, nếu không hợp cho là sai, dở, tác giả cũng xin cám ơn vui lòng  chấp nhận.
Già yếu việc nặng không làm nổi, bị cái nghiệp  lôi cuốn mà phải khổ, không thể ăn không ngồi rổi để chờ chết,  thân trâu kéo cày trả nợ, kiếp con tằm nên nhã kén buông tơ, hết khả năng làm ra vật chât, thì cũng có chút tinh thần văn hoá đạo đức để phục vụ  cho đời  giải trí và tìm hiểu, câu nào, đoạn nào quý vị biết trước rồi thì thôi, có chỗ nào chưa hay biết bao giờ nên lấy đó rút kinh-nghiệm để tô-điểm thêm kiến thức cho đời mình. Kẻo mai  mốt tôi già yếu trở về với cát bụi “chết” không còn lại gì? chẵng mang  theo cái gì được.
Trước khi hạ bút tôi đã dự đoán  rằng:
-Nói thật mất lòng, nói ngang làng ghét. Nhưng sự thật lúc nào cũng tốt, cũng thật.
Có câu: Sự thật thắng gian dối
Đạo-đức thắng tội ác
Tình thương thắng oán thù.
Nên tôi cứ bạo tay viết những gì có thật, nghe hiểu,  nhìn thấy rất đáng quan tâm cho đời, hiện tại và tương lai.
Có câu:
Chở đạo bao nhiêu thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
                                                                        Đồ-Chiểu 
Một số lớn độc giả có kiến thức, vài ông bạn già tri-âm tri-kỉ đang học hỏi trao đổi văn hoá với nhau, họ đọc hiểu và chấp nhận, có câu nào, từ nào sai họ góp ý đúng, tôi cám ơn xin chữa lại.  Có vài đứa tiểu-nhân hoặc ranh con, ăn chưa no, lo chưa tới, đang mê ăn, mê ngủ, mê chơi cũng như cái thằng út nhóc con nhà tôi thường bị tôi trách mắng dạy bảo:
-Phải sống đàng hoàng lao động siêng năng, nâng cao tay  nghề, quý thời-gian, biết tiết-kiệm tiền-bạc, trước hết lo cho bản thân, gia đình, giúp ích cho xã-hội, chứ làm ít ăn nhậu nhiều, nhậu say sáng ngày hay ngũ nướng là người u mê.
Có câu:
Ngủ ngày quen mắt
Nhậu vặt quen mồm
                              Tục ngữ
Lãng phí thời gian, hao tiền tốn của không đúng chỗ, đúng  lúc, là con người hư hỏng xấu xa, thiên hạ chê cười. 
Một số bạn đọc trung niên hoặc có tuổi tác, đang làm cán-bộ nhà nước hay các xí nghiệp công và tư, có lòng tham-lam gian-xảo bất chính,  vì có tật hay giật mình, họ có thể cho rằng:
-Ông già lẩm-cẩm viết văn nho-nhe xưa-xắc, ngang như cua, người chế độ cũ mà đi viết văn ca ngợi Bác Hồ, không thèm đọc hết, lấy cái chí để hiểu cái ý, đến nơi đến chốn, đem lòng đố-kị, tự-ái, thù ghét để chê trách. Tôi cho rằng:  
-Họ chỉ thấy đâu nói đó chẳng nhìn xa hiểu rộng sự lẽ trên đời.
 
Tôi nghỉ rằng: 
-Bất cứ việc gì cũng có tương đối của nó.
Có câu:
Mặc ai nói xỏ nói xiên
Lòng em cũng vững như kiềng ba chân.
                                                           Ca dao
d.- Tôi tự tin và ước mong.
Tôi cứ  tự tin  và hy vọng về tương lai đến đời cháu, chắt cũng như thế hệ mai sau có đủ kiến thức, họ đọc sẽ hiểu được ý và thương mến tôi nhiều hơn. Thì lúc này đã hoá ra người thiên cổ. Nhưng linh hồn vẫn an vui hạnh-phúc nơi cảnh-giới Phật Đà.
Vì tôi đã để lại một ít tài sản văn-học nghệ-thuật tuy không được lưu loát, nhưng có giá-trị về tinh-thần đạo đức cho hậu thế với ý nghĩa là:
Những bài viết trung thực đạo đức, tôi nguyện cầu, van xin, ước mong  tất cã toàn đân V.N sống trong nước cũng như ở hải ngoại đem lòng từ-bi xoá bỏ thành kiến dĩ vãng xưa và nay.  Để đoàn kết chung sức tu tạo lại những gì có văn hoá bị chiến tranh tàn phá, xây dựng kiến thiết những gì mới mẽ tốt đẹp hơn cho đất nước.  Khuyến-khích thế hệ tiếp nối phải sống trong sáng, tu tập, học hành đạo-lý, văn hoá, khoa học và kỹ thuật thành đạt, để ra phục vụ đất nước áp dụng theo thời văn-minh hiện đại, nâng cao hiệu quả sản-xuất và luôn luôn đổi  mới, để nâng cao dân sinh, dân trí đưa đất nước đi lên ngang hàng với các nước văn minh giàu mạnh trên thế-giới. Để đời sống dân chúng được tân tiến giảm sự nghèo nàn, lạc hậu từ tinh-thần lẫn vật chất.
Hìện nay nước ta đã được hội nhập WTO. Uỷ-viên không thường trực L.H.Q.
Một phái đoàn cán bộ lãnh đạo cao cấp Việt-Nam có P.T.T bộ trưởng ngoại  giao Phạm-gia-Khiêm và các doanh nhân tháp tùng, do Thủ-Tướng Nguyễn-Tấn-Dũng làm trường đoàn đã sang  Hoa-Kỳ thăm xã-giao để ký kết hợp đồng thương-mãi  và nhiều đối tác quan trọng khác, như môi sinh môi trường v.v. vào ngày 23.6.2008. Nhận thấy như vậy là đất nước ta tương lai có thuận-lợi phát triển mạnh về mọi mặt.
 
e.- Lòng lo lắng và nôn nóng của các vị lãnh đạo đứng đầu nhà nước.
Hiện nay mấy ông lãnh đạo hàng đầu nhà nước đang nôn nóng đất nước chóng phát triển đồng bộ, để theo kịp đà  tiến-triển với năm châu. 
Ra văn-thư, chỉ-thị, nghị-quyết và hô hào bằng miệng muốn  rát cả cổ họng,  lúc nào cũng bảo thuộc hạ làm việc theo khoa học, công-nghệ thông tin, cải-cách hành-chánh về mọi mặt một dấu một cửa, để tiết kiệm tiền bạc, thời gian, nâng cao hiệu quả, bớt gây phiền hà cho nhân dân lui tới chầu-chực.
Nhưng các vị lãnh đạo cấp dưới cứ lãng phí thời-gian, kéo dài công việc, giải-đãi như rùa bò, thậm chí đôi ba bộ ngành còn   khuyết-điểm  trì trệ,  vũ như cẩn.
Nhận thấy Bộ Giáo-Dục, Bộ Y-Tế,  Bộ Tài-Nguyên Môi-Trường,  Bộ Giao-Thông Vận-Tải và nhiều ban ngành khác v.v. làm việc còn nhiều bất cập, chuyên môn nghề nghiệp chưa thành thạo,  bị trì trệ, thiếu tài đức, là vì  tâm chưa trong sáng, còn lắm  tiêu cực, không tích-cực. Thực thi chưa đạt yêu cầu dự-án ấn định theo mực-độ, chỉ-tiêu của nhà nước giao phó, làm hao tốn ngân sách không đạt tiêu chuẩn, đất nước chậm phát triển, gây phiền hà bức xúc cho nhân dân.
Trên đài báo và các kỳ họp cấp cao của Quốc-Hội, Chính-Phủ. Các vị lãnh-đạo báo-cáo thuyết trình cũng công nhận vẫn còn nhiều khiếm-khuyết. 
Nếu Bộ Ngành nào có vi phạm khuyết-điểm thì phải biết dũng khí nhận lỗi của mình, nhanh chóng sửa đổi tân tiến là tốt, đáng khích lệ để làm gương.
 
f.- Nên nhìn ra thế-giới bên ngoài. Khuyến-khích cán-bộ và tuổi trẻ có kiến-thức thi đua làm việc tốt, người tốt,  phấn-đấu để kết nạp đảng.
-Chúng ta nhìn ra thế-gíới  bên ngoài , các nước cường quốc văn minh nhất, làm việc rất khoa học,  họ ít tham lam, đố kỵ gây sự đối đầu thù hận. Tự do tôn giáo, đảng phái chính trị, ngôn luận, báo-chí  như Nga,  Mỹ, Nhật và  các nước giàu mạnh khác. v.v. Họ còn đa nguyên, đa đảng, vẫn sống hoà-bình giàu có, văn minh nhất  nhì thế giới. Mức sống của dân chúng thu nhập lên rất cao.
-Nước Việt-Nam chúng ta chỉ có một đảng, mà ngày mới giải-phóng, ai có đạo thì không cho kết nạp đảng để phục vụ Tổ-Quốc. Nếu như vậy thì những người có chất xám và lòng yêu nước mà có đạo Công-Giáo chẵng làm được việc gì để đóng góp cho đất nước hay sao?
Vì tôi nhận thấy trong địa phương ấp Bùi-Chu, Bắc-Sơn, Trảng-Bom, ĐN. Phần nhiều là người theo đạo Công-Giáo hết 99% chỉ có một phần đạo thờ cúng Tổ-Tiên và Phật-Giáo. Vì thời tự do, nên tôi không ép buộc con phải theo đạo cha mẹ. Con trai, con gái, cháu, chắt, nội, ngoại của tôi sinh ra tại nơi này đã khôn lớn theo đạo Công-Giáo để lập gia-đình cũng nhiều. Nay mới nghe người có đạo được chấp thuận kết nạp đảng, như trong địa phương xã Bắc-Sơn có mấy ông cán bộ xã ngưòi theo đạo Công-Giáo cả bao thế hệ trước, làm việc Xã cả mấy chục năm  nay mới được kết nạp đảng để phục vụ cơ-quan chính-quyền và lãnh đạo Xã. Tôi lấy làm hoan-hỉ cùng với các vị. Cũng mừng cho những người có Tôn-Giáo, có kiến thức, trình độ học vấn cao toàn quốc, đang làm việc trong cơ-quan chính quyền, của nước C.H.X.H.C.N. Viêt-Nam trong các Bộ, Ngành hành-chánh, quân-sự v.v  từ thấp lên cao, có điều-kiện phấn-đấu tiến thân.
 
Chương III.- LÀM NGƯỜI LÃNH ĐẠO CŨNG NHƯ THƯỜNG DÂN SỐNG TRÊN THẾ GIAN PHẢI CÓ ĐẠO-ĐỨC.
a.-Làm người phải có Đạo.
Chúng ta may mắn được sinh ra làm người sống trên thế gian này cần phải có văn-hoá, đạo-đức. Đạo-Giáo là an vui, hạnh-phúc là con đường chân-lý và lẽ sống phụng-vụ hoà-bình nhân loại trên toàn Thế-giới.
Danh-từ đạo-đức lúc nào cũng song hành với nhau, có đạo là phải có đức, mà người có đức đương nhiên là đã có đạo rồi.
Từ ngữ đạo-đức là một từ nối, tuy một mà hai.” Nhiều người nói vanh-vách phải học theo đạo-đức Bác Hồ nhưng chưa sáng lẽ. Có mấy đứa học trò cháu chắt hồn nhiên hỏi tôi Đạo-Đức là gì hỡ ông? Tôi nói có ba cách trả lời:
              1.- Đường ngay lẽ thẳng để đi đến chân, thiện, mỹ của người có đạo sống làm việc và tu hành tại gia.
              2.- Sống thực, sống tỉnh giác, sống thiền, của người xuất gia tu hành đạo Phật.
              3.- Đức là gì? -Đây là một câu hỏi khó trả lời bằng miệng, mà trả lời  sự thực hành của chính mình.  Người thế gian hay khuyên bảo nhau, chớ nên ăn ở thất nhân thất đức. Họ còn bảo rằng: con gái nhờ đức của cha. Con trai nhờ đức của mẹ. Có câu: ăn ở sao để đức lại cho con cháu nó nhờ. Đây là nói để đức chứ không phải để vàng bạc, châu báu, của cải vật chất  đâu nhé!
Của cải không phải mồ hôi nước mắt đổ ra, để lại đầy kho tiêu xài hoang phí không đúng việc.
Có câu: Con không đẻ không thương,
                của không làm không xót.
                                                      Tục ngữ thế gian
Có sẳn tiêu xài  thả ga chưa bao lâu cũng hết, thêm mang nhiều tội lỗi. Tác giả xin nhường lại chữ Đức quý vị độc giả  suy nghỉ tự hiểu lấy”.
Có câu:
Ở có đạo mới có gạo mà ăn,
ở có đức không sức mà ăn.
Chữ Đức thấy khó lý giải hơn chữ Đạo.  Mấy người có đạo mà thấu hiểu đạo lý cao sâu, đang sống với đời, biết làm việc từ thiện, tu-hành có lòng từ-bi hỉ xả, đời sống của họ về vật chất tuy chẳng giàu có hơn ai, nhưng giàu lòng nhân ái, họ sống rất thoải mái, tâm hồn trong sáng và có trí tuệ cao siêu.
Ngày xưa chưa có đạo Phật, đạo Công-Giáo.  Đức Khổng-Tử dạy lễ-nghĩa, hiếu-để, tiền học lễ hậu học văn, hiểu đạo làm Người  để chúng ta sống theo nho-phong lễ giáo,  làm người thì phải giống người. Ăn ở với nhau biết khiêm tốn lễ độ, kính trên nhường dưới, trong gia đình cũng như ngoài xã hội phải thuận-hoà v.v, mới trọn đạo làm mgười.
(Trên thế gian này có một số người tự cao, tự đại dám nói, cái gì cũng biết, nhưng chưa biết làm Người, chỉ mới làm Ngợm thì chưa phải là khôn).
Có câu:
Ăn ở sao cho trải sự đời
Vừa lòng cũng khó há rằng chơi
Nghe như chọc ruộc tai làm điếc
Giận dẫu căm gan miệng mỉm cười.
Ngày xưa ông Nguyễn-Công-Trứ là người học rộng tài cao thi đỗ ra làm quan, chính-trị, Quân-sự kể cả làm kinh-tế ông đều giỏi cả v.v. Cũng bị cách chức xuống lên, nên ông viết ra bốn câu thơ trên này, thì thử hỏi làm người đâu phải là dễ.
“Có câu:
Vi nhân nan”.
(Tạm dịch: làm người  khó).
Cho nên hiểu đạo làm người đã là khó, còn nói đến đạo Phật-giáo, đạo Công-giáo lại càng khó hơn.  
-“Tôi trích ra vài câu dể hiểu nhất trong cái đạo làm Người để quý vị độc giả tìm hiểu thêm.
Đức Không-Tử dạy:
-Về đạo làm trai: Tam cang, ngũ thưòng. Đạo làm gái: Tam tòng tứ đức.
Tôi xin tạm dịch nôm na cang thường đạo lý làm trai:
Có 3  cang: Nghĩa Vua tôi. Tình-Nghĩa cha mẹ & thầy cô. Tình-nghĩa chồng vợ.
5 thường là: Nhân, nghĩa. lể, trí, tín.
-Tam tòng, tứ đức của đạo làm gái:
 Có 3 tòng: Nội gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. (Chồng chết theo con,  không phải chết theo chồng).
4 đức là : Công, dung, ngôn, hạnh.
Trong Tang Phục Truyện của Nghi Lễ có ghi rõ  như trên. Nếu phân tích ra tỉ-mỉ để áp dụng cho đời sống thì 98% là tốt, đúng. Chỉ có thiệt cho phái nữ cái câu tam tòng, có thiệt thòi một ít, nhưng thấy cũng không đến nỗi như phụ-nữ đạo-Hồi, phong-tục nầy của luật Manu Ấn-Độ đã có từ thời xa xưa.
Nho-GiáoTrung-Hoa truyền sang với dân tộc ta học chữ, học đạo từ thời cổ-đại trước Phật lịch, trước Công-Nguyên, cả hàng nghìn năm nay, thấm sâu vào máu thịt, tâm khãm của người Việt đã thành truyền thống văn hoá dân tộc từ bao giờ”.
Nếu có ai đó phủ nhận bây giờ thời văn-minh khoa học hiện đại của thế kỷ 21 con người đã lên đến mặt trăng và sao hoả, đi áp dụng từ ngữ xa xưa của thời phong kiến, huỷ bỏ không thèm dùng một từ nào của Đức Khổng-Tử nêu trên để thực hành với cuộc sống đối nhân xử thế hàng ngày trong xã hội văn-minh hiện đại, thì thử hỏi có còn là con người văn minh nhân-bản nữa không? Hay là trở thành bản-năng sinh-tồn của loài thú vật  một lủ Vượn, Khỉ đi cấu xé  lẫn nhau để tranh dành vật chất và sự sống còn. Hi-sinh đời bố củng cố đời con.
Người xưa cũng có cái hay, cái dở.
Đặc biệt là: “Văn-Hoá Đạo-Đức của Người Xưa thì hết chỗ chê.
Câu văn trên Tiến-Sĩ Giáo-Sư Triết học Hoàng-Chí-Bảo giảng  tại trường Đại-Học Lạc-Hồng Đ.N ngày 12-4-2008”.
Thời nay cũng có cái đúng, cái sai, những cái  tinh hoa văn-hoá, đúng ta đem ra học tập để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày, cái gì ta thấy sai trái lỗi thời thì bỏ, nên noi gương các nước văn minh. Chớ nên xoá bỏ, huỷ hoại hoàn toàn văn-hoá nghệ thuật đạo-đức người xưa là không đúng. Những nước văn minh và nhiều cá nhân họ còn đi sưu tầm văn hoá, nghệ thuât, bão tồn cổ vật.
Có câu: “Vô cổ bất thành kim”. Tạm dịch: (Không có củ làm sao có mới). Thời nào cũng phải sống theo cổ kim hoà điệu.
Chúng ta được làm người thời hiện đại nên có đạo, không đạo Công-Giáo thì đạo Phật. v.v.
Con người mà vô đạo-đức xã-hội văn-minh hôm nay và cả Thế-Giới không ai chấp nhận.
“Thời xưa mấy ông Vua gian ác, tham dục  người ta ám chỉ đồ hôn quân vô đạo”.
                              
Đạo Nho-Học đã bị lu mờ nửa thế-kỷ 19, vì luồng gió của văn-minh, khoa-học bên Âu, Tây thổi sang quá mạnh, Thánh-Hiền bay mất về trời. Nên người Việt ít học chữ Nho, chuyển sang phần nhiều học chữ Quốc-Ngữ, chỉ còn cúng bái Tổ-Tiên theo văn hoá truyền thống mà thôi.
Đạo-Giáo là con đường ngay thẳng đi đến chân-lý, sống chung hoà-bình. Nói chung tôi tìm hiểu giáo-lý của các đạo đều có trùng lặp, đạo luật  gần giống nhau, chỉ có khác danh-từ xưng hô mà thôi.
Có câu :” Nhân hư Đạo bất hư”. (Người xấu, Đạo là tốt).
Đạo Khổng-Giáo Nhân Học văn-hoá Cổ rất cao siêu, gốc TQ mà cũng bị lu mờ bởi Chủ-Nghỉa Mác-Lê và phát minh khoa học bên phương Tây bay sang. Hiện nay họ đang cho phục-hồi trở lại.
 
b.- Đã có đạo chúng ta phải học và hành cho đúng.
Tôi xin chứng minh vài câu đại khái, chứ triết lý của đạo giáo thì cao, sâu, rộng, lớn vô cùng, vô tận.  Không có giấy bút nào tả hết được.  Giáo lý dạy sơ đẳng:  bỏ ác làm thiện, biết sống yêu thương nhân loại, có lòng từ-bi hỉ-xã giúp đỡ lẫn nhau những khi gặp khó khăn, bệnh tật, tai-nạn, thiên tai. v.v. Sống phải hiền lành, thật-thà không dối trá,  không tham lam làm những việc bất chính,  phải luôn luôn có tinh thần đoàn kết.
 “Bán bà con xa,
 mua láng giềng gần”.
                                       Tục ngữ
-Sống phải tuân theo pháp-luật, không nên hành động gian ác trộm cướp, đánh đập giết chóc, ỷ mạnh hiếp yếu, lấy thịt đè người. Phi văn-hoá đạo đức, gây cho xã hội  xáo trộn, đất nước mất an-ninh trật-tự, bị chiến-tranh.  Kinh-tế không phát triển lên được,  nghèo nàn lạc hậu.
Cứ nhìn về lịch-sử cả thế giới và của nước ta thời Vua Chúa xa xưa thì thấy rõ. Ông vua nào hôn quân vô đạo, hành-động sai đường lối, độc tài tham dục bạo tàn, làm cho dân tình điêu đứng nghèo khổ dốt nát, ngăn cấm tác phẩm các nhà văn, thâu hồi sách báo đốt bỏ, trù dập người trí thức giống vua Tần-Thuỷ-Hoàng, trước sau cũng bị lật đổ, còn lưu lại tiếng xấu xa.
Ông nào minh quân văn võ song toàn, đạo đức chân chính, biết thương đân giảm bớt sưu cao thuế nặng, quan tâm về dân sinh dân trí, trị vì đưa đất nứơc đi lên giàu mạnh, được tự do ngôn luận, mới là cường quốc làm bá vương, bá chủ nước nhà thịnh trị truyền ngôi cho tử tôn lâu dài lưu lại tiếng thơm muôn đời muôn thuở. Nên lấy đó làm gơng, xưa sao thi nay cũng vậy.
Ví dụ: Nói chung làm ông bà cha mẹ trong một gia-dình cũng phải mẩu mực, làm cấp lãnh đạo đứng đầu một cơ-quan đoàn thể, các bộ ngành,  xí nghiệp công tư, từ cấp hạ tầng cơ-sở trở lên toàn cã nước. Phải sống lương tâm trong sáng, công việc theo khoá biểu thời gian nghiêm túc, thưởng phạt phân minh để làm gương cho thuộc hạ.
Có câu: “Thượng bất chính hạ tác loạn”. (Trên ở chẳng kỹ cương dưới lập đường mây mưa).  Làm cấp lãnh đạo mẩu mực có tài đức vẹn toàn là rất khó. “ Bị lãnh đạo là điều may mắn, làm lãnh đạo người khác là điều cay đắng”.
                                                                                            Tinh Vân
Có câu: “Nhân vô thập toàn” (Tạm dịch: Làm người ‘lãnh đạo” không ai mười phân vẹn mười được). Nếu có lở bị sai sót nhân dân phê phán, nên sáng suốt thận trọng xem lại để sửa chửa.
Sống và làm việc đúng với hiến pháp, pháp luật của Quốc-Hội đề ra.
Chớ tự ái bão thủ, ỷ có quyền lực chụp mủ bắt bớ, tù tội gây sự đối đầu oán hận trong lòng quần chúng là không tốt.        
-Bản thân của mình không làm gương trước thì khó mà bão thuộc hạ, dân chúng tuân theo.
 
Chương IV.- MUỐN CÓ ĐẠO CẦN PHẢI GIA-NHẬP MỘT TÔN-GIÁO THỊNH-HÀNH NHẤT V.N HỌC HỎI CHO THÔNG HIỂU GIÁO-LÝ, RỒI THỰC-HÀNH ĐÚNG ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẠO. MỚI LÀM ĐƯỢC LÃNH ĐẠO TÀI-BA TRONG TƯƠNG LAI.
 
 a.- Người có đạo cần phải học hỏi nhiều mới thấu hiểu đạo-lý.
Triết học về đạo đức không thể học thuộc lòng vài câu rồi nói suông thao thao bất tuyệt, đĩ-thoã đầu môi chót lưỡi như vẹt để lừa gạt lòng người. Lời nói phải song hành với việc làm mới có giá trị. Nếu muốn hiểu về đạo đức cần phải học hỏi suốt đời cho đến khi quả tim ngưng đặp mà vẩn chưa hiểu hết.
Học Đạo không phải để trị bệnh cho người, mà trước tiên trị cái bệnh tham sân si kiêu mạn của chính tâm-hồn bản thân mình.  Để biết  cách đối xử với đân chúng và làm việc cho đúng đường lối  đạo đức.
Những người thấu hiểu đạo lý, ăn ở hiền hoà nhân hậu, con mắt người tầm thường tiểu nhân nhìn thiển cận, bão họ hiền lành không dám làm gi? Nhưng không có việc gì mà họ không làm. Từ bi mà dũng, trí không thể lặng thinh khi nhìn thấy thằng ăn cướp móc túi cái ví tiền của bạn mình, họ còn viết ra sách sử, văn học nghệ thuật và kinh điển,  để lưu truyền cho hậu thế học tập noi gương. Cách ăn ở giao tiếp ai cũng kính mến. Còn ra giúp nước thì dũng-cãm, anh-hùng, công-minh, chính-trực.
-Lời bác Hồ : Đạo đức cách-mạng không phải trên trời rơi xuống
còn sống phải chiến-đấu học tập suốt đời.
-Ngọc càng dủa càng sáng, vàng càng luyện càng xanh.
Theo ý của Bác dạy chúng ta sống chiến-đấu (*),  lao-động,  học-tập để noi gương Bác.  Phải cần, kiệm, liêm, chính. Chí công vô tư. Mới là người lãnh đạo có đạo đức.
-Tôi thấy hiện nay mới thi đua học về tư-tưởng đạo-đức của Bác, thì hơi muộn. Muốn học đạo đức của Bác Hồ phải nghiên cứu  kỹ về phong cách của bác sống và làm việc. Rồi học bắt đầu từ A đến Z như học chữ quốc ngữ vậy, mới hiểu đạo đức của Bác được. Chứ đóng khung thời gian lịch-sử lại một đoạn ngắn mà học thì chẵng có ai hiểu đầu đuôi ra làm sao? Học cho mất công tốn của không ai hiểu, chẵng có kết quả ích lợi gì.
Bác Hồ là người làm chính-trị, muốn được lòng mọi người bác sinh hoạt  giao tiếp với đồng-bào và thuộc hạ dùng phong-cách phương tiện của triết-lý Tam Giáo Đông phương (Lão, Khổng, Phật) và kinh nghiệm về Nhân học trên đời, sống giản dị hoà đồng, cách ăn mặc, nói năng, ứng xử, đạo-đức, lễ-phép, chân chính, rất thân mật, yêu thương toàn dân từ già đến trẻ, đối xử với quần chúng Bác hiền lành như Bụt. Dân họ mới kính yêu lại Bác nghe lời mà phục vụ, quên mình vì Tổ-Quốc.
-Bởi vậy Bác nói: Dễ trăm lẩn không Dân cũng chịu
                                 Khó vạn lần dân liệu cũng xong.
                                                                                    
-Đối với quân thù. Bác có vũ-khí sắt bén và tinh thần sáng suốt, anh-dũng vô song, hành-động khôn ngoan, lừa gạt địch.
Bác dùng vũ-khí để đánh đúng đối tượng theo thời thế. Mới dành thắng lợi hoàn toàn, thành công rực rỡ.
Binh-Pháp & Vủ-Khí: Bác sử-dụng để thắng Pháp, Mỹ  trong hai cuộc chiến V.N. cuối thế kỷ 20.
Có  4.- Sức mạnh tối tân nhất theo thời cuộc là:
1.-  Đ.C.S.  Sức mạnh Lãnh-Đạo Chỉ-Huy.
2.- Chủ-Thuyết Mác Lê. Sức mạnh Tinh-Thần theo thời-thế.
3.- Nhân-Lực, nội-lực. Sức Mạnh đoàn kết của toàn đân V.N. yêu nước, căm thù quân địch xâm lăng.
4.- Ngoại viện: Sức mạnh các nước bạn Đồng-Minh viện-trợ vũ-khí tối tân, lương-thực. (Khoa-học kỹ-thuật, tinh thần lẫn vật chất v.v.).
Bác cũng suy nghĩ nghiên cứu binh-thư, binh pháp đắn đo trước, tuỳ cơ ứng-biến, theo binh-pháp Tôn-Tử, “tri bỉ tri kỷ” (biết mình biết địch) và lợi dụng thiên-thời, địa-lợi, nhân-hoà. v.v. Dùng vũ-khí nào thật là lợi hại mà phù hợp theo tình thế, theo từng giai đoạn của cuộc chiến, nhờ có sách luợc mới  chiến thắng hai Đế-Quốc bạo cường. Đáng tiếc là Bác tuổi cao sức yếu phải quy Tiên giửa đường, khi chưa đạt ý nguyện đi đến mục tiêu Nam Bắc một nhà.
-Nhưng kết cuộc chiến thắng, thống-nhất, độc-lập mà cũng phải trả giá quá đắt bằng xương máu nhân dân mới có. “Số người tham gia chiến tranh hai phe Tả Hửu nói chung, dù có chính nghĩa hay phi chính nghĩa, phần nhiều oan uổng cho lớp binh sĩ còn thơ ngay, non trẻ, cắt ké, phải đi khinh binh trước đầu tên mủi đạn. Một lớp dân đen chân lấm tay bùn, hai vai trỉu nặng, ở nhằm những vùng xôi đậu, bị bên này bắt bên kia lôi làm công tác phục vụ chiến tranh, do bom rơi đạn lạc cũng phải bỏ mạng sa trường hoặc bị tàn phế không ít. Thành phần dân đen này chẳng có ai cho họ một lời an ủi.
Còn các vị lãnh-đạo cao cấp, khi thi hành công tác thì có cận vệ hộ tống giử an-ninh, còn ở tại căn-cứ làm việc trong thành cao hào sâu, xui xẻo lắm, tới số mới chết một người.
-Một số lớn Lãnh-Đạo Việt-Nam Cọng-Hoà miền Nam tai to mặt bự, ăn trên ngồi trốc phè phởn, là con cưng hoặc cọng tác CIA của Mỹ, biết đã bị thua tại bàn đàm phán Ba-Ri “1971-1973” tìm dường cao chạy xa bay trước ngày miên Nam sắp sụp đổ. Giao  lại một số Lãnh-Đạo thứ con rơi, con ghẻ thuộc loại cắt ké, hoặc già nua nói không ra tiếng sắp xuống lổ. Để ra lệnh đầu hàng, di tản chiến thuật,  giảm thiểu đổ máu cho đôi bên, hy sinh vô lối. Bên miền Nam bị Mỹ bỏ rơi thua chạy vắt dò lên cổ. “Quân vô Tướng, như Hổ vô đầu”. (Linh không chỉ huy, như cọp bị chặt đầu). Cả một dám tàn quân phải tự lo lấy mà thoát thân, hồn ai nấy giử. “Hàng sống chống chết”. Là câu khẩu lệnh của quân giải phóng kêu lính nguỵ quy hàng. Bị thương không cứu chửa, chết không chôn, bỏ xác như hươu nai trong rừng, thật thê thãm trong những ngày tàn cuộc chiến mùa xuân Ất-Mão 1975. Địch thì mặc kệ chẳng kể làm chi. Vì lòng nhân đạo, tình ruột thịt Đồng-Bào không ai làm ngơ mà không lên án người Lãnh-Đạo.
Một số phe ta hy sinh vì chính-nghĩa Cách-Mạng dài dài trong suốt cuộc chiến, đến hôm nay vẫn còn mất tích chưa tìm ra mồ mã, đừng nói chi đến quyền lợi chính sách. Địa phương nào mà chẳng cố người bị thiệt thòi, coi như huề cả làng. Bác đã yên nghỉ nghìn thu. Nay ai là người thừa kế, nối nghiệp, đang hưởng thụ, dám đứng ra chịu trách nhiệm với gia-đình nạn nhân, với Lịch-Sử.
Bất cứ một cuộc chiến tranh nào xẩy ra với các nước trên Thế-giới cũng gây chết chóc tang thương, nhà tan cửa nát không  thể tưởng tượng, tội ác tày trời, máu đổ thành sông, xương chất chồng như núi. Thế kỷ hôm nay chúng ta nên cùng nhau bắt tay sống hoà đồng, hoà hợp, đã là đồng-bào chớ nên bất hoà, thù hận mới là thượng sách, để toàn dân được sống an lành, sinh sống làm ăn và kiến thiết lại đất nước.
-Những cư-sỹ học cao, hiểu rộng  trí thức, họ thấy xã hội bất bình, Tổ-Quốc lâm nguy, đứng ra góp ý, giúp sức làm chính-trị thì rất thành công và thắng lợi tốt đẹp. Phải tìm hiểu kỹ càng mà trân dụng nhân tài, đừng có thành-kiến, đa nghi, đố kỵ như Tào-Tháo là thất  bại về sau.
-Nếu làm ngược lại thì toàn Thế-giới và nhân dân V.N chẵng có ai tán-thành và chấp nhận.
 
-Có hai Tôn-Giáo lớn:  Phật và Công-Giáo có từ trên 2000 năm. Phật-giáo Ấn-Độ đi theo đường tơ lụa truyền sang Trung-Hoa  rồi qua Việt-Nam vào thế kỷ thứ II. Công-Giáo gốc ở Do-Thái. Bởi người Tây-Ban-Nha, Bồ-Đào-Nha đi theo đoàn thám hiễm Thế-giới truyền sang V.N. thế kỷ XV. Thời  xa xưa V.N ít có người theo học hai Đạo-Giáo này.
Có câu : “vạn sự khởi đầu nan”. ( Tạm dịch: việc gì lúc đầu cũng khó). Một mặt ngôn ngữ bất đồng. Vì thời cổ-đại đân trí còn thấp kém, phần nhiều cấy trồng lúa nước nên  thờ cúng Thần-Linh như: Thần Sông, T.Núi, T.Mây, T.Gió và T.Sấm-Sét v.v. theo truyền thuyết huyền bí, họ hay cầu-khẩn Trời  mưa thuận gió hoà, để mùa màng được bội thu. Một phần mê tín dị đoan, ma quỷ, đồng bóng, bùa phép, thầy bói nói đui, sống dương-gian lo chuyện âm-phủ v.v. không đúng với đạo-giáo nào cả.  Mà cứ ngã chấp, nên ít  học theo hai Tôn-giáo này.
Lại còn Triều-đình vua Minh-Mạng cấm ngặt toàn dân không cho theo đạo Công-Giáo, nên đất nước xẩy ra chiến tranh gây tang tóc, bởi nguyên nhân từ đó.
-Nhưng thời nay hoà-bình, đã văn minh hiện đại của thế kỷ 21, hai Tôn- Giáo này được bành trướng thịnh hành nhất, lang toả khắp thế-giới công nhận cùng V.N. tôn thờ và tu học.
Còn một đạo truyền thống từ thời Cổ-Đại là Nho-Giáo Trung-Hoa truyền sang theo chữ Hán. Vì thời xa xưa Việt-Nam chưa có chữ Nôm, chữ Quốc-Ngữ. Nên Tổ-Tiên ta phải học chữ Nho để làm việc, viết văn-thư các loại chánh-trị, quân-sự, kinh-tế, văn tế, thư từ văn-bản dân-sự thay cho lời nói v.v. Một mặt cũng theo Nho-Phong Lễ-Giáo để an sinh xã hội và thờ Vua, cúng bái Tổ-Tiên, Ông Bà, kính yêu Cha Mẹ. Thời Quân-Chủ phong-kiến Đạo Nho-Học có thể được phổ biến khắp đất nước của chúng ta. (Lệ thuộc văn-hoá Trung-Hoa). Đạo nầy thời văn minh hiện đại không còn thích hợp mấy cho V.N.
Lịch-Sử VN có bốn nghìn năm văn-hiến. Mất một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây. Bác Hồ ra đời hơn 100 năm nay thôi. Ta đi học gương Bác-Hồ thì ta chỉ có hiểu về bản thân và hành động đánh giặc của bác mà thôi. Làm sao ta hiểu cao, sâu, rộng, lớn về khoa-học đạo-học văn-minh lịch-sử của Bác học. Mà sống đứng đắn như Bác được. Học theo Đạo-Giáo của Bác là chữ Hán khó học hơn chữ Quốc-Ngữ, phải học lâu lắm mới viết ra chữ, hiểu được nghĩa. Chúng ta nên học Phật-Giáo, hiện nay kinh sách dịch ra toàn chữ Quôc-Ngữ dễ học, dễ hiểu, mà giáo-lý Phật-Giáo đa số trùng lặp triết-lý Nho-Giáo, học viên dể hiểu thấu đáo đạo-đức của Bác chín chắn hơn. Nếu ra ứng cử làm lãnh-đạo, thì phải có đạo-đức.  “Vô đạo  không thể làm lãnh-đạo được, vì nhân dân thế kỷ 21 họ khôn và kinh nghiệm lắm rồi, không ai dám bầu những người không có đạo-đức lên làm lãnh đạo là nguy to”.
(Con cháu của tôi theo Thiên-Chúa Giáo tôi cũng dạy bão phải học cho hiểu giáo lý tối thiểu để biết ăn, biết ở, có hiếu, có nghĩa, đối đãi với bà con xóm giềng cho đúng lễ độ, mới đẹp đời tốt đạo).
-Thời gian luôn-luôn biến chuyễn hôm nay  thế này ngày mai  thế khác, nếu ai đó thủ cựu, bảo thủ không tiến bước theo thời gian, sẽ bị bánh xe tiến hoá nghiền nát cuộc đời. Những gì thấy văn-minh hiện đại ta nên học theo, để nâng cao kiến thức mà làm theo, mới tiến lên kịp các cường quốc giàu mạnh trên thế giới.
Có câu: “con hơn cha nhà  có phúc”. Nếu muốn có phúc  và tìm hiểu đạo-đức Bác-Hồ dể hiểu hơn, ta phải luôn chuyễn đổi cải-cách giáo-dục  học hành.   
Riêng tôi cảm nhận xin góp ý thì như vậy. Quyền là của quý vị, muốn dạy sao cứ dạy, muốn học sao cứ học.
Nhưng nhớ rằng:
Cái học cũng phải đổi mới, học sâu hiểu rộng mới có tiến bộ.  Noi gương các nước văn minh nhất, khuyến-khích con em học theo Mỹ, Liên-Xô, Ấn-Độ, Nhật-Bản  v.v. Nhưng cũng phải bảo vệ gìn giử bản sắc văn-hoá dân-tộc của mình. Trung-Quốc cũng văn-minh, sinh-viên chớ nên du học.
(Lý do:  “Để đề phòng lây nhiễm bản tánh hay đút lót tham lam bất chính, lập lờ lật lọng”. Còn về chữ Hán  của Thánh-Hiền cứ học càng nhiều càng tốt Việt-Nam thiếu gì thầy dạy chữ Hán. Trước ngày giải-phóng miền Nam T.Q lợi dụng tình hình chiến tranh lộn xộn, đã đánh chiếm đảo Hoàng-Sa của nước ta, sau ngày giải phóng đánh lấn biên giới nước ta phía bắc, gây tang tóc, bị quân đội ta đẩy lùi.
-Tôi thấy trên đài, báo cách nay không lâu vẫn còn tranh chấp Hoàng-Sa. Tình bạn bè, láng giềng, đồng minh  mà đi tranh chấp với nhau từng tấc đất, mất đoàn kết là không tốt, để thế giới khinh thường. Cho nên gây nhân hưởng quả, những người có lòng tham lam gieo gió thì gặt bão, đó là lẽ đương nhiên theo tín ngưỡng của Phật-Giáo. Còn ai gian ác Bị Chúa phạt là lòng tin của đạo Công-Giáo, chúng ta đang chứng kiến hiện trường trước mắt. Còn chuyện xưa thì lắm, cả ngàn năm.
Lịch-sử, quá khứ cố nhiên không cho xoá hết, nhưng cứ tìm xét mãi chỉ khiến hận thâm sâu, chúng ta nên vùi lấp kín lại, dĩ vãng cho về quá khứ chẳng bới móc ra làm gì, các ngài hiền-nhân quân-tử họ hay lấy ân báo oán).
Chỉ bắt tay giao tiếp về kinh-tế, buôn bán với nhau mà thôi, đây là đường lối lâu dài, hoà-bình an ổn, chớ có mặn mà làm chi.
Vui thời vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai
                                             Nguyễn Du
Tôi lấy  ví dụ câu văn: “Dụng nhân như dụng mộc”. (Chúng ta có cây gỗ quý mà không có ông thợ lành nghề khéo tay  làm ra tủ, bàn đẹp để dùng, thì cây gỗ ấy cũng vô dụng).
Cho nên con người chúng ta sinh ra khi còn bé chưa biết gì, phải tìm thầy thông-minh, trí-tuệ, những trường lớp có tiếng tăm, để học chữ, học đạo,  khi khôn lớn vừa làm vừa học, liên tục, cho đến già cũng phải học trong kinh sách. Học ngoài đời, ông 70 học ông 71, ông 71 học cậu 15 mới thấu hiểu được văn minh khoa-học đạo lý cao sâu thời cổ đại và  thời hiện-đại. Để biết cách làm việc và ăn ở hoà-đồng với xã-hội mới tiến bộ.
“Có câu: Hậu sinh khả uý”. (Tạm dich: Tuổi trẻ có tài-năng  thông-minh). Nếu họ đúng, giỏi thì mình cũng tán thành và học theo. Có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Người già, mồm đừng già, cứ cãi bướng cho rằng: trẻ người non dạ là không đúng, để cho họ buồn mất tin tưởng thì chớ nên. Có chuyện gì bất đồng nên xét lại cho kỹ.
Có câu: “Tiên trách kỹ hậu trách nhân”. (Tạm dịch: Trước trách mình sau mới trách người).
Có câu: “Kỹ sở bất dục, vật thi ư nhân”. (Tạm dịch: việc gì mình không thích, chớ đem làm cho người khác buồn).
Người đời xưa họ đối với mình thì nghiêm khắc, đối với người thì khoan-dung độ-lượng nên ít khi chạm lòng tự ái với bạn bè.
-“Tôi suy nghỉ bản thân tôi cứ ngã chấp, không chịu học hỏi tuổi trẻ và bạn bè, xem sách báo hàng ngày thì làm sao cập nhật tin tức, biết sử dụng vi tính để viết văn được. VN mới có Vi-Tính mấy chục năm nay, sử dụng nhiều chỉ mới mấy năm nay thôi.”
Khi học hiểu rồi,  hành cho đúng đường lối thì viẹc gì cũng có kết quả tốt đẹp, thành công mỹ-mãn.
 
b.- Những kẻ hay tự kiêu tự đại bị thất bại mọi mặt.
Những kẻ lười học dốt nát hay tham lam, còn trịch thượng, nâng cái tôi của mình lên, không chịu nghe lời dạy dỗ cha mẹ, học tập nghe lời phê phán bạn-bè, để cải-thiện tánh nết, ăn nói lỗ mãng làm việc thường bị sai trái, nếu làm chỉ huy quân-đội thì nguy hiểm cho tính mạng binh-sĩ, làm cán bộ hành-chánh sự-nghiệp thì thất thoát công quỹ nhà nước, gây phiền hà cho nhân dân. Hay ăn hối-lộ và biển-thủ công quỹ.
Nếu ai muốn nổi tiếng danh-nhân, anh-hùng thì phải phấn-đấu nuôi hoài-bão, có chí lớn xoay trời, mữa đất lập công to.
Đem lại cuộc sống ấm no hạnh-phúc cho nhân-dân, ích lợi cho  nước nhà. Phải chịu học hỏi suốt đời. Khi hiểu rồi có thời-cơ thuận lợi đứng ra khởi sự, dựng cơ-nghiệp được kết quả mới nổi tiếng.  Đừng lợi dụng thời-thế phe cánh con ông cháu cha. “Nam nhân chi chí, nhỏ không học lớn làm Đại-Uý thì hỏng việc”. Anh hùng tạo thời thế mới hay, mới tài giỏi, chứ thời thế tạo anh hùng, theo đóm để ăn tàn  thì dở ẹc. Những kẻ cơ hội bất chính gây nhiều tội ác, trước sau cũng bị tán gia bại sản, con cái hư hỏng gây tai hoạ, có khi bị cách chức tù tội,  mất mạng nữa là khác. Đó là luật đương-nhiên gây nhân hưởng quả, chứ chẵng phải Trời phạt, Phật quở gì cả. Tôi đã chứng kiến rất nhiều vụ. Mong rằng quý vị độc giả  nên tư-duy mới thấy rõ và đúng.
Khi đã quán-triệt thì giữ tâm mình trong sáng, ngay thật là tuyệt chiêu. Làm việc gì cũng tốt, được bạn bè yêu quý mến thương.
 
c.- Nói về  học tập gương đạo đức của bác Hồ một chút :
Bác Hồ thời còn bé rất thông-minh học chữ Nho thuộc hết tứ thư, ngũ kinh  của Đức Khổng-Phu-Tử, cho nên thơ của bác nói chung phần nhiều viết bằng Hán tự. Học Quốc-Ngữ, Pháp văn rồi làm thầy giáo. Hiểu sơ qua thân thế sinh hoạt của Bác thời còn trẻ một vài điểm như trên. Người ta thường nói đạo-đức Bác Hồ, mà chẳng biết Bác theo đạo nào? Có đạo hay không?    Xin bật mí: Đương nhiên Bác là người có Đạo Nho-Giáo truyền thống văn hoá dân tộc thờ kính Tổ-Tiên Ông-Bà Cha Mẹ.
Khi  còn thơ ấu chịu học tập cho đến trưởng thành, không cần đi thi cử với cái chế độ bị trị mà đi dạy học trò. Bác nhận thấy đất nước ta bọn thực dân phong kiến đè đầu cỡi cổ, bắt nhân-dân làm nô lệ, kìm kẹp, xiềng xích, sưu cao thuế nặng bóc lột đói khổ. Nên bác phải ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước. Bác đi năm châu bốn bể,  các nước văn minh đệ nhất, đệ nhị trên toàn cầu. Như: Ấn-Độ, Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Trung-Hoa. v.v. Bác học hỏi thêm về triết học đạo-lý Đông, Tây vừa viết báo, đấu tranh chính trị, làm việc kiếm tiền để sống và học hỏi, thời gian hai phần ba đời người, tiếp-nhận những cái hay cái đẹp về khoa học, kỹ thuật, tinh hoa văn-hoá, ngôn ngữ và Quân-sự, chính-trị v.v. trên thế giới. Bác đem về Việt-Nam áp dụng đúng đường lối để lãnh đạo đất nước làm Cách-Mạng mới có ngày hôm nay.
Những người xưa học rộng tài cao đạo đức uyên-bác. Họ không có lòng tham vô đáy làm lợi lộc cho cá nhân họ. Mà họ  làm vì mọi người. Cứu nhân độ thế, các người theo đạo Phật có thể họ hoằng pháp lợi sinh. Người có đạo Nho-Giáo, Công-Giáo mà thấu hiểu sâu xa giáo-lý. Số người trí thức này họ làm bất cứ việc gì cũng đạt kết quả tốt, an sinh xã hội, đẹp lòng người.
Bác hồ khi còn sinh tiền bác sống giản-dị, hết lòng lo cho dân cho nước, việc làm của Bác bất cứ nơi nào, hoàn-cảnh nào cũng đều nghĩ đến ích quốc lợi đân. Chúng ta nên lấy đó  làm gương để mà học hành như Bác.
 
Chương V.- CUỘC SỐNG VÀ HÀNH ĐỘNG CHIẾN TRANH, HOÀ-BÌNH.
a.- Hành-động thời gian chiến-tranh.
Khi đất nước đang còn chiến tranh nghèo khó, hạt gạo cắn làm đôi để tiếp tế đánh Mỹ, thế hệ cha bác, đoàn kết một lòng, muôn người như một, trẻ già, trai gái ùn ra chiến trường như vũ bão cá mè một lứa, ai có khả năng trình độ chuyên môn năng khiếu, ủng hộ hết mình cho Tổ-Quốc, không sợ chết chẵng tiếc thân, hy sinh xương máu không thể biết số lượng bao nhiêu mà kể, yêu nhau như ruột thịt, trường kỳ kháng chiến, lớp này ngã xuống có lớp khác xung lên chịu đựng gian  khổ, ăn khoai lang, củ mì, gạo hẩm cơm nguội mà chiến đấu, Bác còn ở hang Bắc-Bó ăn cháo bẹ để dệt Sử Đảng trên chiến trường Việt-Bắc. Mất người, tốn của, nợ nần bạn bè từ vật chất đến ơn-nghĩa, thời gian chiến đấu 30 năm mới đánh đuổi được quân thù hoàn toàn ra khỏi đất nước.
 
b.- Thời kỳ hoà-bình.
Sau ngày 30-04-1975  lúc giao thời im tiếng súng, ôi thôi lắm chuyện  rắc rối tồi tệ cã đôi bên thắng, bại, bên chiến thăng lên làm Vua, hân hoan tự mản, việc nước đã tạm ổn, lo củng cố bản thân gia đình và hưởng thụ. Bên thua như rắn mất đàu, như cua gẩy càn, như cá nằm trên thớt.  Đa số là cắt ké, con rơi còn lại, cho là ngụy, phải tập trung học tập cải tạo để biết đường lối  chính ghĩa của Cách-Mạng, ai sức lực yếu kém không chịu đựng thử thách gian khổ  thì “đay” (chết). Ai có sức chịu được thời gian cải tạo và mười năm bao cấp nó cũng trôi qua nhanh như nước chảy xuôi giòng. Khi đất nước mở cửa ai muốn đi diện HO hay con lai Mẽo v.v. cứ việc làm thủ tục xin đi. Nhưng phải có lắm “cây” (vàng) mới hợp lệ đi được, vì tôi có hai ông anh đi diện HO nên tôi quá rỏ chuyện này. Có số liều mạng vượt biên theo Mỹ bằng đường biển bị cá xực cũng nhiều.  Ai nghèo phải chịu, hoặc yêu mến quê hương không muốn đi thì ở lại siêng năng lao động nuôi con xây dựng gia đình, đóng góp với xã hội đất nước. Nay già yếu con cái khôn lớn làm nuôi lại, không giàu có hơn ai nhưng hàng ngày dùng đủ, cũng cơm no, rượu say như ông Hai Lúa vậy thôi. Sau một cơn mưa trời lại sáng, đối với dân nhà nông chúng tôi quen chịu khó chịu khổ thấy chẳng xi-nhê gì cã. Sơ qua vài nét, không  nên kể rỏ chi li làm gì thêm sinh tội.
 
Bây giờ đã được hoà-bình thống-nhất độc-lập hơn 30 năm.
Nhờ chính sách ông N.V.L đổi mới mở cửa giao lưu với Thế-giới năm 1984 nhân dân mới đỡ khổ. Nay đang phát triển nhà nước giàu có mọi mặt, cũng nhờ phần lớn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào, tiền viện trợ của các nước Tư-Bản để kiến thiết lại đất nước bị tàn phá vì chiến tranh. “Thế gian có người tốt kẻ xấu, không phải vơ đủa cả nắm”.
Có một số cán bộ lớn tranh quyền cố vị giữ ghế lâu dài, vô đạo đức tham lam thoái hoá biến chất lợi dụng kẻ hở pháp-luật, làm những việc sai trái đường lối vi phạm  luật-pháp, mất lòng tin của nhân dân.
Nhận thấy như vụ giao thông vận tải mới đây do ông Ngũ-Vị-Tiền gây ra, ông Bùng-Tí-Dũ GĐ. PMU.18 cơ quan Q.L vốn viện-trợ phát-triển đất nước và biết bao nhiêu vụ nửa có từ trước,  bị tổn thất công quỹ nhà nước hàng tỷ tỷ bạc, làm nghèo đất nước, những việc nầy cứ tái đi tái lại mãi. Tại sao các vị lãnh đạo Luật-Pháp không dùng biện pháp mạnh để loại bỏ thành phần sâu dân mọt nước làm băng hoại đạo đức Cách-Mạng, tham-ô công quỹ để làm gương.
Mấy ông cán bộ tham-nhũng của cải nhà nước, mấy ông làm như của tư riêng, cứ tiêu xài tiền bạc, tài-sản dùng cho bản thân và gia đình thoải mái. Xây nhà lầu, mua xe máy loại cao cấp, xe hơi đời mới, bao gái đẹp, nhậu nhẹt, cờ bạc, tệ nạn xã hội, ăn chơi trác-táng, vinh thân phì da.
Thêm có các công ty ma. Mệnh danh công ty mẹ công ty con xuất khẩu lao-động bằng cách trá hình làm những việc phi  nhân-bản đạo đức để thu lợi nhuận. Bằng cách buôn bán ma-tuý mại dâm buôn lậu hàng gian hàng giả trốn thuế nhà nước, cũng như đem phụ-nữ trẻ em bán ra nước ngoài số lượng lên đến hàng ngàn người. Gây hoang-mang bức xúc, nhức nhối và đau khổ cho gia-đình bị hại và còn nhiều chuyện khác v.v. không thể kể ra hết được.
-Nông đân chất phác như chúng tôi và tất cả toàn đân nghe nhìn trên đài báo thấy rất buồn, mất hết lòng tin.
Những đối tượng nguy hiểm trên đây làm băng hoại xã-hội,  nghèo nàn đất nước. Gây tội lổi lên tận mây xanh.
Công quỹ nhà nước là bởi mồ hôi, xương máu, nước mắt của nhân-dân, nông-dân đóng góp lâu dài mới có.   Khi bị C.A. phát-giác, hoặc thuộc hạ tố cáo việc sai phạm đổ bể, một số có thân-thế họ hạ cánh an-toàn, một vài vụ xui quá mới  bị pháp luật xử án phạt tù mười năm, hai nươi năm, hoặc có chung thân đi nữa, qua một thời gian ngắn rồi các vị lãnh đạo cấp cao làm việc trong chính phủ năm năm, mười năm già yếu cũng phải mãn nhiệm kỳ về hưu.  Khi mãn nhiệm, hết quyền lực. Đồng-Chí   khác lên thay thế cũng hô hào đổi mới, chống tiêu cực tham nhũng, có lòng trung với Đảng, hiếu với dân, cũng yêu quý tôn thờ Bác càng nhiều càng tốt. Tội phạm lặng lẽ, êm đềm, đêm tối vượt ngục, đem gia-đình đi tìm nơi xa lạ lánh mặt sinh sống vương giả hợp lệ hợp pháp, trong bản địa chẳng ai hay. Sự việc đã năm bảy năm phôi-phai đi rồi, chỉ có trời mới biết. Dân chúng lo làm ăn sinh sống, ai còn để ý làm gì ba chuyện hôi nách ấy.
Thành ra cứ nhìn mặt nhau mà tham nhũng liên tục, nên tệ hại nầy cứ vẩn tồn tại mãi mãi.  Miệng thì hô hào bài trừ tham-nhũng, bài trừ buôn lậu, ma túy v.v. mà  thấy các cơ quan chức năng có tích cực bài trừ tối đa để giảm bớt gì đâu. Hàng ngày thấy càng nổi cộm. Có thể kẻ gian họ dựa vào  một thế lực nào đó tầm cỡ quyền lực ngang T.T.BUS. Rât tinh-vi, xảo quyệt bí mật bao che kẻ xấu ngang nhiên hành động vô tội vạ. Nên cơ quan chức năng con mắt thịt khó phát hiện để tiểu trừ. Kiểu này phải mời đến Lão Tôn học trò Đường-Tăng dùng phép thần thông biến hoá và thiết trượng đập vở gáo, hay là ông Thiên-Lôi của Ngọc-Hoàng Thượng-Đế xách búa tài-xồi xuống trần gian  ra tay một phen trừ khử để cứu độ toàn dân và nhà nước.  May ra mới yên ổn. Còn để lũ Yêu Quái này khoáy động nhũng nhiễu mãi, thử hỏi làm sao đất nước phát triển nhanh chóng lên được.
 
Chương VI.- HÀNH ĐỘNG VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC VỊ LÃNH ĐẠO TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG CỦA  THẾ HỆ TƯƠNG LAI.
a.- Lãnh đạo trung-ương.
Làm lãnh-đạo cao cấp của Trung-Ương tương lai. Muốn được nhân dân ủng-hộ, thế-giới kính nể. Tâm phải trong sáng, không tham vọng bất chính, cuộc sống giản-dị, bao-dung mà dũng-cảm, biết hy-sinh quên mình, hành động theo đạo-đức, chân-lý có chính-nghĩa đường lối cách mạng, hết lòng vì dân, vì Tổ-Quốc. Thưởng phạt phân minh. Tranh đấu cho nước nhà được độc-lập tự do toàn vẹn lâu dài, đưa đến văn-minh, phú cường.
Người làm vị nguyên thủ lãnh-đạo cấp cao, phải học hỏi suốt đời về văn hoá, ngoại ngữ, khoa-học, đạo-đức, triết lý Đông,Tây, cho đến bốn năm chục tuổi, thấu hiểu cao sâu, nhìn xa trông rộng có kinh nghiệm, bản-tính nhân-hoà . Có bằng cử-nhân hay Tiến-sỹ, Thạc-Sỹ cao-học chính-quy. Khi ra ứng cử làm lãnh đạo, mới là vị lãnh-đạo tài-ba, sáng-suốt, lý-tưởng và chân-chính. Mới là con cháu của Bác Hồ  giống như Bác.
 
b.- Lãnh đạo địa phương.
Làm việc lãnh đạo cấp thủ trưởng từ cơ quan,  ban ngành trở lên cấp Tỉnh và Thành-Phố, có quyền lực trong tay là rất khó. Phải có văn hoá, tài, đức. Tâm trong sáng, sống giản-dị bao-dung, luôn luôn nghĩ ra sáng kiến mới, có giá-trị mà phù hợp với thời thế, đệ trình lên thượng cấp cùng nhau thực-hành.
Quan tâm công việc hàng ngày, đời sống và gia-đình của thuộc hạ, để thưởng phạt phân minh, nên thường tìm hiểu tâm-tư nguyện-vọng của toàn dân, để cập nhật thực thi đúng đường lối  Cách-Mạng, có tinh thần nâng đỡ, bớt gây phiền hà cho dân. Tiếp tục đổi mới, đưa cơ-quan làm việc theo công nghệ thông tin khoa-học văn-minh hiện đại, công việc hoàn thành nhanh chóng có chất lượng. Xã hội của địa phương mình và đất nước tiến lên giàu mạnh.
 
Người có đảng, ít học hành, lo lót tiền bạc mua bằng cấp dổm,  thiếu tài đức, tâm không trong sáng, ra làm  lãnh-đạo lại càng nguy hiểm hơn. Tôi nhìn thấy như cha con V.C.T ở xã  B.  Huyện T. Tỉnh Đ. Không nên bổ-nhiệm hoặc bầu cho các mgười dốt  nát tham lam lên làm cán bộ. L. Đạo là hư bột hư đường.
 
c.- Khả năng người làm cấp lãnh đạo, nói chung từ Trung-ương đến hạ tầng cơ-sở địa phương.
Ví dụ: 1.- Như người lèo lái một con thuyền chở hàng hoá nặng, đang đi lên ngược giòng, phải có tâm trong sáng, trí-tụê siêu- việt, nghị-lực dũng-cảm và chuyên-môn giỏi, luôn luôn có tư-tưởng đạo-đức cách-mạng. Mới đưa con thuyền lên tầm cao mới một cách an toàn, đến nơi đến chốn. Nếu ai không đủ  yếu tố trên, thì làm nhân viên, công nhân cũng tốt. Tham lam danh lợi mà làm lãnh-đạo, có khi thuyền không đi lên được, bị dừng tại chổ rồi  trôi lui ra biển Đông chìm đắm thì nguy to, thật là hại dân hại nước, có thể gây hậu quả khôn lường. Cái gương của Lãnh-Đạo chế độ củ miền Nam vẫn còn trơ trơ ra đó.
 
2.- Làm lãnh-đạo tài ba cũng như người làm nghệ-thuật giỏi.
Trong phim tuyện vua Càn-Long của Trung-Quốc có ba  nhân vật tiêu biểu. Vua Càn-Long, Tể-Tướng Lưu-Dung,  trung thần, Quan Cận-Thần Hòa-Thân, nịnh thần là thật.  Những người nghệ-sỹ nhập vai thì giả, mà diển xuất giống như thật, thế mới hay, mới tài.
Cổ nhân thường dạy:
- (Làm cái gì phải giống cái đó).
Làm người thì phải giống người. Làm Lãnh-Đạo phải giống cấp Lãnh-Đạo tài ba như Bác. Nhân vì diễn xuất “giống” do đó được sự hưởng ứng của người xem. Đây là không phải một sự cảm ứng đó sao? Có người nói “cuộc đời như sân khấu”. Quả thật  là như thế. Chúng ta cũng tuỳ sự biến đổi trên vũ-đài không gian thời gian mà làm. “Cái gì phải giống cái đó” rất cần thiết chớ vì sự không tròn trách nhiệm của mình, mà làm hư hết bầu không khí của sân khấu để mình, người đều thất vọng ảo não thở than.
 
d.- Nên tự kiễm.
Các vị cán bộ lãnh đạo tài ba trung  với đảng, hiếu với dân, chưa mắc phải khuyết điểm nên luôn luôn kiểm tra tâm mình thấy có ý nghĩ sai, nên mạnh mẽ chỉnh đốn giữ tâm từ-bi, trong sạch luôn học hỏi  nâng cao kiến-thức, tài đức. Để phục-vụ cùng nhau đưa đất nứơc đến vinh-quang.
 
Chương VII.- Đoạn kết: Tôi viết tác phẩm này nói lên những lời  tâm-đắc, tâm-nguyện và tâm-huyết của Nông Dân chất-phác ước mong có ba  mục đich:
1.- Để dóng lên một hồi chuông thức tỉnh hoàn toàn người đang lãnh-đạo và người sắp được bầu hoặc bổ nhiệm làm lãnh đạo trong tương lai của các Bộ Ngành. Từ Trung-Ương cho đến địa phương. Nói chung phải luôn giữ tâm trong sáng, bão vệ Tổ-Quốc, phục-vụ nhân-dân hết lòng, sống giản-dị đạo-đức chân-chính noi gương Bác Hồ, đưa đất nước lên tầm cao mới. Xã hội chúng ta được sống công bằng giàu sang. Mới được toàn dân cãm ứng tấn phong Danh-Hiệu vị Lãnh-Đạo Chân-Chính, Anh-Minh, Tài-Ba, Đạo-Đức.
 
2.- Khuyến-khích con cháu Sinh-Viên tuổi trẻ đang học, hay đã thành đạt ra đời tự lập trên toàn quốc, noi gương các bậc danh nhân tiền bối đạo đức tài ba, cố gắng tiếp tục học hỏi thêm văn-hoá, khoa-học, đạo-đức, học bạn, học đời rút kinh nghiệm nâng cao sự hiểu biết để làm việc. Theo sự biến chuyển của thời gian, tre tàn măng mọc.
Có câu: “Quan nhất thời dân vạn đại”. Sớm muộn cũng đến lớp Thanh-Niên các anh các chị đứng ra  phục vụ  xã-hội, Tổ-Quốc sống có kiến thức văn hoá đạo-đức, hành mới ích Quốc lợi Dân.
 
-Những thành phần Thiếu-Niên còn đang tuổi ăn học nhờ vã bố mẹ. Chớ nên mê ăn, mê chơi đua đòi theo kẻ xấu thoái-hoá đạo đức. Làm lu mờ truyền-thống bản-sắc văn-hoá của Dân-Tộc V.N
Đất nước chúng ta tương-lai được phát triển lên giàu mạnh ngang hàng với cường quốc năm châu hay không? Cũng hy vọng vào sự thông minh học hành tuổi trẻ của các em, các cháu. Khi đã lớn khôn thành đạt, biết sống trong sạch,  đẹp đời tốt đạo, mới làm cho dân giàu nước mạnh xã hội thật sự công-bằng dân-chủ văn-minh. 
 
3.- Có thể  xin  tất cả quý vị độc giả cho phép tôi đóng góp văn học một tí bằng  hạt bụi, để xây dựng đất nước và làm chuyển-hoá lòng tham sân si. Thành trong sạch, hiền lương và sáng suốt. Để xoa dịu nỗi khổ trầm-luân của con người. Cùng nhau sống hoà-thuận, đoàn kết đại doàn kết, chung sức đưa đất  nước chúng ta đến giàu mạnh vinh quang, ngang tầm cỡ quốc tế. Sống xã-hội văn-minh, thịnh-vượng, hoà-bình trường cửu và  toàn dân được sung-sướng hạnh-phúc lâu dài.
Làm đẹp cho đời là điều không phải khó khăn xa xôi. Nên chung tay vì cộng đồng, cần có tâm, có chí, chịu học hỏi, trau dồi tài, đức mọi người nam, nữ chúng ta đều có quyền bình đẳng, tinh-thần khả-năng, tự do đi bầu cử, ra ứng cử, nhân dân tín nhiệm thì được làm Nguyên-Thủ  Lãnh-Đạo đất nước như thường.
 
(*)-Chiến đấu có hai cách, chiến đấu với địch, chiến đấu bản thân. “Tu tâm sửa tánh”.
HẾT
Tác giả Phan-Vinh.    
Viết xong bản thảo ngaøy 29-06-2008.
 
mekhoanhi gửi 11.08.2008
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.08.2008 11:02:11 bởi tmv76 >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9