Văn Nghệ Sĩ & Quốc Hương_VDN (Paris)
Thay đổi trang: << < 131415 > | Trang 14 của 15 trang, bài viết từ 196 đến 210 trên tổng số 225 bài trong đề mục
Kẻ Ngông 20.10.2009 23:50:40 (permalink)
CHÚC MỪNG CÔ BẢY
NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20.10

Viet duong nhan 10.06.2010 03:10:34 (permalink)
Lời Giới Thiệu
CD Tân Cổ Hoa Song Đường
Thơ: Mặc Giang

*

Đóa Hoa Song Đường
Nhạc Sĩ: Hải Dương
Trình Bày: Ngọc Nga

 
*
 

Một Đời Ơn Cha
Nhạc Sĩ: Hải Dương
Trình Bày: Châu Thanh
 
*
 

Mỗi Năm Giỗ Mẹ
Nhạc Sĩ: Hải Dương
Trình Bày: Kim Thoa
 
*
 

Hình Bóng Mẹ Hiền
Nhạc Sĩ: Hải Dương
Trình Bày: Hoàng Nhất & Thy Lan
 
*
 

Bóng Hình Cha Muôn Thưở
Nhạc Sĩ: Hải Dương
Trình Bày: Hoàng Nhất
 
*
 

Nhắc Những Em Tôi
Nhạc Sĩ: Hải Dương
Trình Bày: Phượng Hằng


*

Nhớ Thương Về Mẹ
Nhạc Sĩ: Hải Dương
Trình Bày: Hải Long
 
*
 

Nhớ Mãi Tình Quê
Nhạc Sĩ: Hải Dương
Trình Bày: Hải Long & Nhân Hậu

*
 

Em Bé Mồ Côi
Nhạc Sĩ: Hồ Kiểng
Trình Bày: Yến Nhung & Minh Cường
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.06.2010 03:52:47 bởi Viet duong nhan >
Viet duong nhan 10.06.2010 03:15:50 (permalink)

Trích đoạn: Kẻ Ngông

CHÚC MỪNG CÔ BẢY
NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20.10


Xin lỗi KN nhiều nha ! Lâu lắm rồi 7 không ghé "nhà" này nên không hay KN vào chúc 7.Cám ơn em thiệt nhiều.
Chúc KN luôn an vui may mắn.
7_vdn
 
Viet duong nhan 10.06.2010 15:00:32 (permalink)
Tân Cổ Quan Âm Thị Kính Việt Nam
thơ Mặc Giang - nhạc Quang Nhã - Ns Công Nghĩ
 


Quán Âm Thị Kính Việt Nam 1


Đêm khuya lạnh giữa núi rừng Bình Phước
Tiếng con ai sao khóc trước cổng chùa
Già Lam nghèo xuyên vách lá đong đưa
Tiếng trẻ khóc từng hồi khua thét gió

Thầy Chiếu Pháp cầm đèn dầu nho nhỏ
Cùng vài Chú Điệu, cất bước ra soi
Không bóng dáng ai, sao lạ hỡ trời
Chỉ thấy em bé, trùm khăn khóc ré

Hình như mới sinh, em còn nhỏ quá
Hai mắt nhắm nghiền, da thịt đỏ au
Sao lạ thế nầy, cha mẹ em đâu
Không lẽ ở dưới đất chui lên, hay trên trời rớt xuống

Rừng núi hoang vu, chùa quê thanh vắng
Nợ phong trần sao lại nặng duyên vương
Em bé ơi, ôi giấc mộng nghê thường
Thầy đành phải cưu mang ru giấc điệp

Đêm đầu tiên Thầy không sao ngủ được
Tiếng trẻ thơ khát sữa khóc oa oa
Đun nước sôi, pha sữa hộp, chứ biết sao bây giờ
Bàn tay Thầy sần sùi không đủ ấm

Ru bé ngủ, cất tiếng à ơ vịt rống
Nghe sao mà trầm bỗng giống tiếng tụng kinh
Em bé nghe, hình như không phải tiếng của mẹ, giật mình
Thầy chẳng biết bế bồng ra sao, nhìn em mà ứa nước mắt

Bản thân Thầy mở ra một khúc ngoặt
Khúc ngoặt hai năm, trải qua biết mấy khúc ngoèo
Ngoèo như núi rừng, hoang vắng cheo leo
Ngoặt như đồi dốc, Thầy âm thầm gánh chịu

Rừng khuya hỡi, có nghe không tiếng núi
Trăng sao ơi, le lói chi khung trời
Lòng dạ Thầy heo hút đỉnh chơi vơi
Là đàn ông, mà phải thành Thị Kính

Nhân gian có câu :
Người tính không bằng trời tính
Thị Kính xưa có pháp danh Kỉnh Tâm
Tên của Thầy lại là tên Minh Tâm
Hiệu của Thầy lại còn mang Chiếu Pháp

Quê ở Vĩnh Long, tìm lên Bình Phước
Xây dựng chùa, đặt danh hiệu Thanh Tâm
Núi rừng khuya, vằng vặc ánh trăng rằm
Sáng và tròn đầy hơn trăng mười sáu

Nhớ chuyện xưa, có Quán Âm Thị Kính
Thì chuyện nay, cũng có Thị Kính Quán Âm
Không phải chuyện của người, mà là chuyện của Việt Nam
Ta ca hát đi khắp cùng nhân thế.

Viết ngay, khi đã gởi Câu chuyện này đi cùng khắp,
và không đầy một tiếng đồng hồ sau, đã có bài này.
7 giờ tối Thứ Hai ngày 23-11-2009
TNT Mặc Giang
macgiang@y7mail.com


Quán Âm Thị Kính Việt Nam 2

Thầy Chiếu Pháp sớm hồi đầu, quy y cửa Phật
Mộng thư sinh, xin trả lại sân trường
Ba năm đại học, bụi phấn không vương
Khoác áo nâu sồng, tương chao dưa muối

Tỉnh Vĩnh Long của Miền Nam bạt ngàn ruộng lúa
Sợ chim ngàn lỡ gãy cánh sa chân
Nên Thầy tìm lên tận gió núi mưa rừng
Đèo heo hút giữa hoang vu Bình Phưóc

Trên dưới mười năm, bần hàn đạm bạc
Kiến tạo ngôi chùa, tên tự Thanh Tâm
Thầy trò trong lành, như tiếng chuông ngân
Nhưng bổng một hôm, đất bằng dậy sóng

Vào giữa đêm khuya, núi rừng hoang vắng
Có tiếng khóc gào, như tiếng bé thơ
Tiếng khóc ngoài cổng, theo gió bay vô
Xuyên kẽ lá vách chùa che sao nổi

Thầy Trò thắp đèn, lần mò ra cổng
Tiếng khóc trẻ thơ càng rõ ràng hơn
Con của nhà ai, khóc giữa đêm hôm
Cha mẹ em đâu, mà em nằm ngo ngoe đỏ hỏn

Thầy Trò cùng kêu, mà chẳng nghe ai lên tiếng
Duyên nghiệp thế này, biết đành đoạn sao cam
Thầy không nói không rằng, đưa hai tay bồng em lên
Đem vào phòng, châm thêm dầu, thức trắng

Cứ một hai tiếng, em cục cựa, khóc rống
Thầy lại đun nước sôi, pha thêm sữa cho em
Em oe oe, rồi nhắm mắt ngủ yên
Thầy ngồi đó, tâm can như lửa cháy

Ngày lại ngày qua, cha mẹ em đâu không có thấy
Tháng lần năm lựa, bão bùng sóng gió thị phi
Nghiệp cảnh nghiệp duyên, tột đỉnh tư nghì
Ập phủ lên Thầy, như Núi Bà Đen, cuối Trường Sơn hùng vĩ

Rồi Tỉnh, rồi Huyện, mọi Ban Ngành, đem ra cân ký
Rồi dân, rồi quân, ai cũng mổ xẻ tường tận li ti
Ngậm miệng cũng mắc quai, đừng nói há miệng, biết nói năng gì
Thầy cam phận, cam lòng, mang thân Thị Kính

Thị Kính xưa, vẫn diễm phúc hơn Thầy, nhờ giới tính
Còn Thầy thì, mang cái kiếp đàn ông
Khổ gì hơn, bằng cảnh gà trống nuôi con
Hai vai rộng, nhiều khi thua đôi cánh nhỏ

Chỉ bú, mớm, dỗ dành, hát ru, thay tả
Mà khó lòng hơn vượt núi băng đèo
Năm ba tháng đầu, ghềnh đá đẳng đeo
Đành chấp nhận như ba hồi kinh dị

Ngày tháng dần qua, em dần hơi lớn
Khi em biết đi, Thầy sung sướng quá đi thôi
Khi em biết nói những tiếng bập bẹ đầu đời
Thầy diễm phúc như đường tu chứng ngộ

Bởi thuyền khổ ải đã vượt qua biển khổ
Bởi bây giờ, em cười, em khóc, còn biết tại sao
Chứ trước đây, dù Thầy biết Bắc Đẩu, Nam Tào
Nhưng em bé khóc cười, Thầy không sao hiểu nổi

Gần hai năm sau, cha mẹ của em, lương tâm mòn mỏi
Không có nỗi đau nào, bằng nỗi đau cắn rứt lương tâm
Nên cha mẹ của em, chân thành sám hối ăn năn
Xin nhận lại đứa con thơ, khúc ruột núm nhau, ôi là da là thịt

Thầy từ mẫn nhưng nghe lòng xa xót
Công sinh công dưỡng cũng lắm tơ vương
Nhưng Thầy chỉ mang tạm một đoạn trường
Cuộc đày ải trả cho người nhân thế

Câu chuyện thời xưa, có Quán Âm Thị Kính
Câu chuyện thời nay, có Thị Kính Quán Âm
Trời xanh xanh, mà cây lá cũng xanh xanh
Trăng sáng tỏ trăng rằm, trăng thanh trăng mười sáu

Tôi xin hát bản trường ca hợp tấu
Chuyện Quán Âm Thị Kính của Việt Nam
Truyền cho nhau và đi khắp nhân gian
Việt Nam ta, cũng có những con người siêu xuất.

11 giờ đêm Thứ Hai, ngày 23-11-2009
Dành thêm một tiếng hồ và có thêm một bài nữa.
TNT Mặc Giang
macgiang@y7mail.com

*
>> Mặc Giang (Toàn Thư)
_______________
:: Phủi Bụi Trừ Dơ ::
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.06.2010 15:06:23 bởi Viet duong nhan >
Viet duong nhan 21.09.2010 19:51:47 (permalink)





19-9-2010

Với hơn 200 thính giả đã đến tham dự ngày Giỗ Tổ Cải Lương do Câu Lạc Bộ Cổ Kim Hòa Điệu tổ chức tại Party Hall Houston với sự tham dự của đài truyền hình BNY và một số cơ quan báo chí địa phương.

Party Hall qúa ít parking đã làm phiền hà số thính gỉa khá nhiều khi những dịch vụ bên cạnh hăm dọa cho kéo xe đã làm cho một số khán gỉa phải bỏ về sớm làm mất đi sự huởng ứng khá nhiều. Thiết tuởng tự hậu BTC nên muớn chỗ tại Trung Tâm Lạc Hồng sẽ tránh đuợc tệ trạng này.

Hội Phụ Nữ Thủ Đức Houston cũng đã sát cánh yểm trợ với Câu Lạc Bộ Cổ Kim Hòa Điệu trong mọi kỳ tổ chức qua phần hát Quốc Ca VN và phút mặc niệm đã tăng thêm phần trang trọng phần mở đầu chương trình.

Cổ Nhạc còn, tiếng Việt còn, một hậu duệ chưa đủ tuổi vị thành niên đã hát 6 câu giọng cổ tuyệt vời. Hỵ vọng và uớc mơ các hậu duệ đều đuợc như vậy thì hay biết chừng nào.

Chúng tôi phải về sớm vì tình trạng đậu xe như đã trình bày ở trên. Một số hình ảnh đính kèm xin cống hiến đến qúy độc giả.

Nguyễn Vân Tùng

Houston, ngày 20-9-2010

 















 
Nguồn : e mail
Viet duong nhan 09.01.2011 02:58:32 (permalink)


"Nguyệt San Nghệ Thuật" của Nhạc Sĩ Lê Dinh ở Montréal_Canada










<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.01.2011 03:01:19 bởi Viet duong nhan >
Viet duong nhan 17.01.2011 14:37:59 (permalink)
Nghệ sĩ Kim Ngọc qua đời .
Nghệ sĩ ưu tú Kim Ngọc - mẹ của diễn viên Hiếu Hiền vừa qua đời vào 13h trưa ngày 16/1 vì đột quỵ.

Tin buồn này đến với diễn viên Hiếu Hiền trong những ngày gần Tết và cũng không lâu sau khi tổ chức lễ cưới. Đây là một mất mát lớn cho giới nghệ sĩ trong nước bởi nghệ sĩ ưu tú Kim Ngọc là một trong những nghệ sĩ lão làng của nghệ thuật cải lương.



Nghệ sĩ Kim Ngọc qua đời đột ngột vào trưa nay (16/1).

Nghệ sĩ Kim Ngọc là một nghệ sĩ cải lương với hơn 50 năm trong nghề và là người đi trước luôn tận tình với thế hệ đàn em. Đây có lẽ là giai đoạn khó khăn cho diễn viên Hiếu Hiền vì ba anh- nghệ sĩ Đức Lang vừa bị tai biến và phải nằm viện hồi tháng 10 thì bây giờ mẹ anh lại đột ngột ra đi.

Nghệ sĩ Kim Ngọc mất lúc 13h ngày hôm nay 16/1 vì một cơn đột quỵ, hưởng thọ 67 tuổi. Hiện tại gia đình và người thân đang bên cạnh Hiếu Hiền để cùng anh san sẻ mất mát này.

THẢO PHƯƠNG
Viet duong nhan 17.01.2011 14:39:02 (permalink)
Nữ nghệ sĩ danh hài KIM NGỌC
đột ngột qua đời.

( 1946 – 16 / 1 / 2011 )
Hưởng thọ được 66 tuổi.



Vừa hững sáng, điện thoại viễn liên réo liên hồi, tôi có dự cảm là chắc có một nghệ sĩ thân quen ở Việt Nam từ trần, vì thông thường vào giờ này, ít có ai gọi điện thoại cho tôi.
Đúng như sự tiên đoán đó, nữ nghệ sĩ Tú Trinh gọi từ Việt Nam sang báo tin cho tôi biết nữ nghệ sĩ Kim Ngọc, một giọng ca vàng với làng hơi ngọt lịm, một nữ danh hài duyên dáng vừa đột ngột về cõi vĩnh hằng.

Đôi Dòng Tiểu Sử:

Nữ nghệ sĩ Kim Ngọc sanh năm 1946 tại chợ Giồng Ông Tố quận Thủ Đức, con thứ hai trong gia đình có tới 14 anh chị em. Theo lời của Kim Ngọc thì gia đình Ba Má cô rất nghèo vì nhà đông con. Má của Kim Ngọc bán thịt heo ở chợ Giồng Ông Tố, bà cứ sanh con năm một và có năm bà lại sanh đôi. Ba của Kim Ngọc đặt tên các con như sau : « Hoàng, Ngọc, Ẩn, Non, Côn, Vàng, Cầm, Nơi, Hoa, Lệ, Thủy Triều, Phượng, Nở » ý nói nôm na là « Hòn ngọc ẩn ở núi Côn không sánh bằng nước mắt của người tình trong mùa phượng nở »

Năm 1970, Ba của Kim Ngọc mất vì bịnh xuất huyết bao tử khi cô đang tập tuồng hát tại rạp Quốc Thanh. Chuyện đặt tên có vần có ý nghĩa của cha cô Kim Ngọc như là một lời tiên tri, ứng vào cuộc đời của Kim Ngọc. Kim Ngọc là vàng ngọc nhưng lại không bằng giọt nước mắt người tình mùa Phượng nở nên Kim Ngọc chịu nghèo khổ khá lâu mới được rạng rở như ngày hôm nay khi mà cô nín đau trong lòng để làm duyên hài chọc cười khán giả.

Những năm 14, 15 tuổi, Kim Ngọc còn ở nhà giúp mẹ, khi thì đi chợ Giồng Ông Tố phụ bán thịt heo, khi thì phải thay mẹ ở nhà chăm sóc đàn em dại, giặt giũ áo quần cho chúng. Kế bên nhà của Kim Ngọc, ông Ba Xậy có máy hát dĩa quay bằng tay, thường hát các dĩa vọng cổ của Út Trà Ôn ca Tổn Tẩn Giả Điên, Thái Sư Văn Trọng giáng thập điều, Tình anh bán chiếu…Kim Ngọc nghe riết rồi học ca theo, thuộc lòng các bản vọng cổ của thần tượng Út Trà Ôn.

Khi ngồi giặt áo quần cho các em, Kim Ngọc ca nghêu ngao những bài vọng cổ học lóm đó, anh Minh Thành, thợ hớt tóc trong xóm, xưa kia là nhạc sĩ cổ nhạc, nghe Kim Ngọc có hơi ca tốt mà không rành nhịp điệu và bài bản nên anh gọi Kim Ngọc đến mỗi ngày cho anh dạy Kim Ngọc ca ba Nam, sáu Bắc và vọng cổ. Khi Kim Ngọc ca rành rẽ các bài bản cổ nhạc, cô được thầy Minh Thành và cha của cô dẩn đi ca tài tử trong các cuộc tiệc vui trong xóm.

Ông bầu Ba Bản thành lập đoàn Thủ Đô, nghe đồn giọng ca của Kim Ngọc, ông đã đến nhà xin cha mẹ Kim Ngọc cho cô theo đoàn ông để học hát và ông trao cho má Kim Ngọc một ngàn năm trăm đồng để bà mướn người làm công việc nhà thay cho Kim Ngọc để Kim Ngọc đi học hát. Nhưng gánh hát Thủ Đô của ông bầu Ban Bản mới thành lập, tập trung nhiều đào kép thượng thặng nên Kim Ngọc chỉ được cho ngâm thơ hậu trường hay ca vọng cổ ngoài màn chớ chưa có vai nào trong tuồng hát của đoàn. Năm sau, Kim Ngọc về đoàn hát Trùng Dương, rồi theo đoàn Tuấn Kiệt hát chung với Phương Quang, Phượng Liên. Đây là những đoàn hát ở tỉnh lẽ nên khán giả ở Saigòn ít biết đến. Khi đoàn Tuấn Kiệt hát ở rạp Nguyễn Văn Hảo, các ký giả kịch trường phát hiện những tài năng trẻ nên viết nhiều bài báo giới thiệu các nghệ sĩ trẻ Phương Quang, Phượng Liên và Kim Ngọc.

Nữ nghệ sĩ KIM NGỌC trong thời hoàng kim của Cải Lương:

Nam 1962, Kim Ngọc được báo chí kịch trường khen là cô đào trẻ đang lên nên ông bầu Minh Bằng( gia đình của nữ diễn viên Diệp Tuyết Anh) đến mời cô hát chánh trong gánh hát của ông. Vở tuồng đầu tiên Kim Ngọc hát là vở Trăng Lên Đỉnh Núi, hát cặp với kép chánh Trọng Sỹ. Nữ nghệ sĩ Kim Ngọc nhận được contrat 10.000 đồng khi đi hát với gánh hát của bầu Minh Bàng. Cô đưa hết số tiền đó để giúp cha mẹ nuôi đàn em của cô ăn học và no cơm ấm áo.

Năm 1965, Kim Ngọc được ông bầu Thu An ký hợp đồng về tập tuồng, chuẩn bị khai trương gánh hát Hương Mùa Thu nhưng chưa đầy một tháng sau, ông Bầu Xuân đoàn Dạ Lý Hương ký một số tiền contrat cao gấp đôi số tiền của đoàn Hương Mùa Thu để Kim Ngọc về hát cho đoàn Dạ Lý Hương.

Kim Ngọc sáng chói trong tuồng Cô Gái Đồ Long của Hà Triều Hoa Phượng. Nghệ sĩ Tấn Tài trong vai Vô Kỵ, Ngọc Giàu trong vai Triệu Minh, Kim Ngọc trong vai Chu Chỉ Nhược, ba giọng ca vàng nầy đã làm cho bảng hiệu Dạ Lý Hương rực sáng.

Lúc đó Kim Ngọc quá đẹp, với vòng đo thân mình 80-61-85, nặng 43 kí, nét mặt xinh tươi sắc sảo, giọng ca lanh lãnh, hơi rông, ca giọng cổ điêu luyện. Kim Ngọc sánh chung với vua vọng cổ trên làng dĩa nhựa Tấn Tài và giọng ca nhung lụa của Ngọc Giàu là một dàn đào kép lý tưởng của đoàn Dạ Lý Hương khiến cho các ký giả kịch trường và khán giả ái mộ, gởi thơ đề cử cho Kim Ngọc vào dự thi giành huy chương vảng giải Thanh Tâm năm 1964. Theo lời Ban chấm giải, đáng lý ra Kim Ngọc cũng được huy chương vàng năm 1964, cùng với nữ nghệ sĩ Lệ Thủy như vì giải thường quy định chỉ chọn một nam, một nữ, mà vai nữ thì Lệ Thủy cao ráo hơn, sắc vóc chiếm ưu thế hơn Kim Ngọc nên Kim Ngọc mất dịp may không được giải Thanh Tâm.

Tuy nhiên năm 1973, 1974, nhật báo Trắng Đen tổ chức giải thưởng văn nghệ Kim Khánh thì Kim Ngọc hai năm liền được đọc giả bỏ phiếu tặng thưởng huy chương Kim Khánh của nhật báo Trắng Đen của ông chủ báo Việt Định Phương.

Năm 1972, Kim Ngọc về đoàn hát Bạch Tuyết – Hùng Cường, khi hát tuồng Trăng Thề Vườn Thúy, hề Tùng Lâm té xe gảy tay, Kim Ngọc tình nguyện thế vay Hề Đồng của Tùng Lâm để bảo đảm đêm hát không trở ngại, không ngờ Kim Ngọc hát quá hay, quá có duyên nên cô chuyển qua diễn một số vai hài của đoàn Bạch Tuyết – Hùng Cường.

Cuộc đổi đời sau tháng 4 năm 1975:


Sau năm 1975. Kim Ngọc cũng như nhiều nghệ sĩ khác, vì đoàn hát tư nhân bị giải tán, trong khi chờ chánh phủ mới lập đoàn hát theo kiểu văn công hay tập thể, Kim Ngọc mỗi khuya ba giờ, cùng với cô con gái tên Kim Ngân xuống chợ Cầu Ông Lãnh, lột võ tôm mướn để kiếm sống qua ngày.

Vàng Ngọc( tức Kim Ngọc) và Vàng Bạc ( tức Kim Ngân ), hai mẹ con có tên ngọc ngà trở thành thợ bốc võ tôm để kiếm sống theo cách lao động chân chính sau ngày 30 tháng 4 năm 1975..

Sau đó, có đoàn hát, Kim Ngọc trở về với sân khấu, nhưng thời hoàng kim của sân khấu cải lương đã qua rồi, Kim Ngọc sống chật vật với những vai tuồng mới, với đồng lương mới. Hoàng Long, chồng cô đã vượt biển với đứa con trai lớn là Hoàng Phương.

Trước đó thì hai vợ chồng đã chia tay nhau vì những vụ ghen hờn. Kim Ngọc nuôi đứa con gái Kim Ngân, Hoàng Long và Hoàng Phương định cư tại Pháp.

Khóc cho phận mình nhưng ráng chọc cười thiên hạ để kiếm sống:

Chuyển qua tấu hài, Kim Ngọc lập tức nổi danh Nữ Quái với vai Tư Xã Láng và diễn viên hài Quốc Hòa trong vai Hai Mưa Nắng trong nhiều chương trình truyền hình” Chuyện trong nhà ngoài phố “. Cặp diễn viên hài Kim Ngọc - Quốc Hòa diễn chung được nhiều năm, kiếm sống được vì khán giả thích được chọc cười.

Khoản năm 1980, khi đi hát chung trong một đoàn hát, nhạc sĩ Đức Lang, người đờn chánh cho đoàn hát Thanh Tú – Trang Bích Liểu mà Hồng Nga và Kim Ngọc đang cộng tác bỗng trồng cây si Kim Ngọc. Chỉ hát qua vài bến diễn, nhạc sĩ Đức Lang bèn chân thành ngõ ý xin cưới Kim Ngọc. Các bạn diễn trong đoàn hát cũng tán thành cặp nghệ sĩ hiền hậu nầy, nên rồi chiều theo ý trời và lòng người, Kim Ngọc bước thêm bước nữa với nhạc sĩ Đức Lang. Kim Ngọc đã được hơn ba mươi năm hạnh phúc với ông chồng Đức Lang nhạc sĩ, một người chỉ biết yêu vợ và chiều lòng vợ.

Hai người có với nhau một đứa con tài ba là nghệ sĩ hài Hiếu Hiền. Hiếu Hiền được Kim Ngọc dạy tấu hài nên Hiếu Hiền và Kim Ngọc trở thành một cặp diễn hài ăn khách nhất hiện nay.Khán giả thích cặp tấu hài So Le với các tiểu phẩm <i>Bà Bầu Liều Mạng, Hoa Hậu Vũ Trụ, Câu Chuyện Cái Ti Vi.</i>

Kim Ngọc lại có một đứa con nuôi tên Kim Đạt, cùng xuất hiện chung trong một chương trình tấu hài. Vừa bước ra sân khấu, khán giả đã cười vì Kim Đạt thì cao như một cây tre miễu, còn Kim Ngọc và Hiếu Hiền thì mập và lùn như hột mít. Nhóm hài Kim Ngọc đã diễn ở các tụ điểm giải trí Saigon, ở các tỉnh Bình Dương, Long Khánh, Vũng Tàu, Bà Rịa, các tỉnh miền Hậu Giang, Đồng Tháp, Cà Mau.

Con gái của Kim Ngọc tên Kim Ngân, kinh doanh một cơ sở sản xuất lưỡi câu rất là phát đạt. Gần đây Kim Ngân mở thêm một cơ sở sản xuất xe đạp hiệu Thanh Bình, được khác h hang ưa chuộng trên thị trường cả nước.
Nữ quái Kim Ngọc vẫn say mê sân khấu, cô vẫn thèm muốn được hát một tuồng chính chắn như các tuồng hát hồi xưa. Nhưng Chu Chỉ Nhược xinh đẹp ngày xưa, giờ đây đã mập tròn và nặng gần tám mươi ký, hết hát đào mùi được thì cô đành đem nụ cười lại cho khán giả, đó cũng là ước vọng của Kim Ngọc khi tuổi đã đến sáu mươi lăm.

Chết trên sân khấu, Mơ ước của bao nghệ sĩ tài danh.

Từ lúc 55 tuổi đến năm 65 tuổi, mười năm dài đi chọc cười khán giả, giấc mơ của nữ nghệ sĩ tài danh Kim Ngọc muốn được hát một vở tuồng tình cảm xã hội đàng hoàng như hồi trước 1975 vẫn chưa có cơ hội thực hiện!

Nhưng cái mơ ước của nhiều nghệ sĩ tài danh là được chết ngay trên sân khấu khi đang hát, ít người đạt được thì chính Kim Ngọc lại bất ngờ đạt được khi chạy show hát ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Kim Ngọc chết ngay sau khi nghe hàng ngàn khán giả vổ tay tán thưởng hai câu vọng cổ của cô ca.

Được tin Kim Ngọc mất, tôi đau xót bàng hoàng.

Hồi xưa Kim Ngọc cùng tôi đi cho đoàn Dạ Lý Hương. Kim Ngọc hát rất nhiều tuồng của tôi ở đoàn Dạ Lý Hương như tuồng: Chuyện Ba Trái Tim đóng hài với Thanh Việt và Văn Chung, tuồng Người Dừng Chân Đêm Mưa, Cô Gái Diên, Tiền Rừng Bạc Biển, Lệnh của Bà, Kẻ sợ Tình, Tuổi Hồng Cho Em, Cánh Hoa Chùm Gữi, Con Ma Nhà Họ Hứa, ..

Lúc ở đoàn Thanh Minh Thanh Nga, vợ chồng tôi là cha mẹ nuôi của nghệ sĩ Hoàng Long, chồng của Kim Ngọc. Khi cùng cộng tác ở đoàn Dạ Lý Hương, Kim Ngọc vẫn gọi tôi là Bố và tự nhận là con dâu của Bố. Ngoài các vở tuồng trên sân khấu, Kim Ngọc thủ diễn nhiều vở tuồng và kịch truyền hình của tôi. Kim Ngọc là một nghệ sĩ đa tài, ngoài giọng ca thiên phú, kỷ thuật ca điêu luyện, Kim Ngọc hát hay tất cả các loại vai và luôn luôn biết tìm tòi để phát triển những vai tuồng mà cô nhận hát.

Tánh tình vui vẻ, không hề làm mích lòng bạn diễn hay công nhân sân khấu, cô rất lễ phép và biết tôn sư trọng đạo, các nghệ sĩ đàn anh, đàn chị cũng như các nghệ sĩ đồng trang lứa và các soạn giả đều thương mến và có nhiều kỷ niệm thân thương đối với nữ nghệ sĩ Kim Ngọc.

Theo cảm nghĩ của giới nghệ sĩ chúng tôi, chết có nghĩa là chấm dứt cuộc dạo chơi ở chốn trần thế này. Kim Ngọc đã chấm dứt cuộc dạo chơi bằng cách tạo một trận cười cho khán giả thân thương ở huyện lỵ Long Thành, cách Saigòn vài chục cây số, đó là cách chấm dứt cuộc chơi rất lý thú và rất ấn tượng.

Nữ nghệ sĩ Kim Ngọc về cõi vĩnh hằng sau khi ca hai câu vọng cổ trên sân khấu ở huyện Long Thành gợi lại hình ảnh nghệ sĩ tài danh Tư Út ( Phạm Thế Đẩu) mất trên sân khấu năm 1948, tại rạp hát Nam Vang khi anh đang thủ diễn vai Sứ thần Ngô Trung Cảnh trong tuồng Mộng Hoa Vương, hát chung với nữ nghệ sĩ Phùng Há. Lúc đó sứ thần Ngô Trung Cảnh ( tư Út) ca xong hai câu vọng cổ với nữ chúa Mộng Hoa Vương, nghệ sĩ Tư Út xụm xuống ngay trên sân khấu và chết không cứu kịp mặc dầu lúc đó có bác sĩ đang xem hát, làm hô hấp nhơn tạo và đưa ngay vào bệnh viện để cấp cứu.

Vợ chồng Nguyễn Phương thắp nén nhang tưởng niệm và nguyện cầu cho hương linh Kim Ngọc sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc.

Xin chia buồn cùng cháu nhạc sĩ Đức Lang và danh hài Hiếu HIền.

Xin chia buồn cùng nghệ sĩ Hoàng Long, cháu Hoàng Phương (ở Pháp ) và Kim Ngân.( VN )

Tang lễ của Kim Ngọc tổ chức tại tư gia, số nhà C9 / 4B10 – Bình Hưng – Bình Chánh ( Giao lộ Nguyễn Văn Linh - Phạm Hùng )
An táng tại quận 9.


xin thành thạt chia buồn cùng Bác Đức Lang & anh Hiếu Hiền,cầu nguyện cô Kim Ngọc yên nghỉ!
Viet duong nhan 17.01.2011 14:42:30 (permalink)
THƯƠNG TIẾC
Nữ Nghệ SĨ Kim Ngoc





Kim Ngọc ơi ! Mình đồng tuổi nhau ... hic hic, sao TOI lại ra đi trước MOI vậy? Chờ MOI nhé KiM Ngọc ơi !



MOI vừa e-meo cho nghệ Sĩ Kiều Lệ Mai, hy vọng sẽ báo tin buồn này cho Hoàng Phương, con trai của TOIhay gấp, HP mà TOi đã từng muốn cho MOI làm con NUÔI. Hy vọng và gia đình, con dâu, cháu Nội của TOI hay và về VN đưa tiễn TOI đến nơi cuối cùng yên giấc NGÀN THU

MOI, bạn Toi thưở XA XƯA ở Sàgòn
Tuyết_KINH ĐÔ_Paris


Viet duong nhan 18.01.2011 21:38:29 (permalink)
Nghệ sĩ Kim Ngọc qua đời .

cô Kim Ngọc với 7 bằng tuổi ha?nghe cô ra đi TQ rất bàng hoàng vì từ lâu TQ cũng mến mộ tài nghệ của cô mà chưa 1 lần được gặp cô,thấy tội anh Hiếu Hiền vừa vui hạnh phúc chưa bao lâu lại mất mẹ .

Nghệ Sỹ Kim Ngọc trong đám cưới Hiếu Hiền
#205
    Viet duong nhan 18.01.2011 21:39:30 (permalink)
    Hiếu Hiền mếu máo khóc mẹ

    Quá đau khổ trước sự ra đi đột ngột của mẹ, sáng 17/1, mặc bộ tang phục trắng đứng bên thi hài mẹ, diễn viên Hiếu Hiền khóc nức nở.

    Tiếp đón mọi người đến chia buồn tại nhà riêng của nghệ sĩ Kim Ngọc trên đường Phạm Hùng, huyện Bình Chánh, TP HCM, giọng nghẹn ngào, Hiếu Hiền kể: "Trưa hôm đó, tôi đang tập chương trình để diễn trong liveshow của anh Hoài Linh ở Sài Gòn thì nghe mọi người gọi điện báo tin dữ. Tôi choáng váng đến rụng rời. Nhớ lại mấy ngày nay thấy mẹ hơi mệt trong người nhưng vì say nghề quá nên khi được UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai mời biểu diễn trong tiệc Tất niên cuối năm, mẹ vẫn vui vẻ nhận lời. Ai ngờ đâu vừa ráng sức ca xong một bài vọng cổ và trở về chỗ ngồi thì mẹ bất ngờ gục xuống tắt thở ngay".

    Nhà neo người, chỉ có hai chị em, Hiếu Hiền và một chị gái nên anh phải cố gắng giữ bình tĩnh để chỉ đạo mọi việc tang ma cho mẹ. Tuy vậy, khi nhận được điện thoại hỏi thăm của bạn bè, đồng nghiệp ở xa, Hiếu Hiền lại không kìm được nước mắt, mếu máo.

    Vợ Chồng Hiếu Hiền đau khổ chịu tang mẹ

    Còn cô con dâu Thùy Liên, vợ của Hiếu Hiền cũng ngậm ngùi, đau xót nhớ lại những ngày cuối cùng còn trò chuyện với mẹ chồng: "Mẹ thương con dâu lắm. Lúc sắp đến đám cưới, thấy sắc mặt mẹ xanh xao có phần không được khỏe tôi lo lắng hỏi thì mẹ bảo không sao, mong đến đám cưới chúng tôi là mẹ vui rồi. Mấy hôm trước vợ chồng tôi qua nhà mẹ chơi, mẹ còn ân cần nấu bún mắm, lột tôm cho tôi ăn. Hôm kia mẹ hỏi tôi có muốn ăn thịt gà không, mẹ mua gà về làm nhưng tôi nói là chỉ thích ăn thịt vịt thôi. Mẹ cười bảo ăn gì cũng được. Lẽ ra hôm nay hai vợ chồng ghé ăn thịt vịt mẹ nấu nhưng không kịp nữa rồi. Lúc nghe tin mẹ mất, anh Hiền quá sốc đến mức suýt đập đầu vào tường...".

    Dù cố nén cảm xúc nhưng cây hài vẫn không kìm được những giọt nước mắt đau khổ cứ chực trào ra vì thương mẹ.

    Biết tin nghệ sĩ Kim Ngọc qua đời, nhiều bạn bè, đồng nghiệp và đàn em trong nghề đã gửi vòng hoa đến viếng chị. Hơn 40 năm miệt mài trên sân khấu với biết bao vở cải lương, vở kịch hài và từng mang lại tiếng cười cho hàng ngàn khán giả, đến khi nằm xuống, cây hài Kim Ngọc lại đón nhận những giọt nước mắt tiếc thương chân thành của bạn bè, khán giả.

    Từng có thời gian diễn xuất chung trong Đoàn Nghệ thuật Sân khấu Trẻ, nghệ sĩ Bạch Lan không kìm được nước mắt trong buổi sáng đến tiễn người bạn đồng nghiệp thân thiết. Bà rưng rưng khi viết dòng lưu niệm cuối cùng cho nghệ sĩ Kim Ngọc: "Ngọc ơi, khóc Ngọc thì đã có nhiều khán giả khóc lắm rồi. Hôm nay Bạch Lan đến chỉ muốn nhớ lại những ân tình sâu nặng đã có với nhau thôi. Nhớ lúc còn ở trong Đoàn Nghệ thuật Sân khấu Trẻ, có thời gian đoàn gặp nhiều khó khăn, Ngọc vẫn cùng mọi người bôn ba, lặn lội để tìm cuộc sống cho anh chị em. Ngọc còn bảo: 'Lo gì chuyện cát sê, cứ diễn đi Bạch Lan ơi!' Tấm lòng đó của Ngọc không bao giờ tôi quên được. Sẽ nhớ mãi những kỷ niệm ngày ấy. Vĩnh biệt Ngọc, bạn của tôi".

    Nghệ sĩ Bạch Lan cũng nức nở, nghẹn ngào khi đến viếng bạn.

    Lễ viếng nghệ sĩ Kim Ngọc kéo dài từ ngày 17/1 đến hết ngày 20/1. 6h sáng ngày 21/1, linh cữu nghệ sĩ sẽ được đưa về an táng tại chùa Linh Sơn Tự, quận Thủ Đức, TP HCM.
    Hương Giang
    #206
      Viet duong nhan 18.01.2011 21:40:56 (permalink)
      Nghệ sĩ Kim Ngọc vẫn chờ con

      Người nhà thay nhau vuốt mặt nhưng chị không nhắm mắt. Ai chứng kiến cảnh này đều rơi nước mắt và hiểu chị chưa thể nhắm mắt vì chờ bàn tay của đứa con xa xứ đã biệt ly gần 35 năm

      Hàng ngàn khán giả đã đến thắp hương và viếng linh cữu của nghệ sĩ (NS) Kim Ngọc tại nhà riêng trên đường Phạm Hùng, huyện Bình Chánh - TPHCM. Từ đêm 16-1, nhiều nghệ sĩ đồng nghiệp thuộc nhiều thế hệ như: NSƯT Ngọc Giàu, Bảo Quốc, Lệ Thủy, NS Phú Quý, Tấn Beo, Hoài Linh, Phước Sang, Hồng Tơ... đã túc trực bên linh cữu của NS Kim Ngọc.

      Người nhà thay nhau vuốt mặt nhưng chị không chịu nhắm mắt. Ai chứng kiến cảnh này đều rơi nước mắt và hiểu chị chưa thể nhắm mắt vì chờ bàn tay vuốt mặt của đứa con xa xứ đã biệt ly gần 35 năm.


      Vợ chồng nghệ sĩ Hiếu Hiền bên quan tài mẹ. Ảnh: Thanh Hiệp

      Ước mơ ngày sum họp không thành

      Kim Ngân nghẹn ngào cho biết: “Điều mẹ tôi mong mỏi nhất là cả gia đình sẽ có một cái Tết sum họp. Em trai tôi – Nguyễn Huệ Phương, năm nay 44 tuổi, sang Pháp định cư cùng với cha tôi, NS Hoàng Long - từ năm 9 tuổi, đến nay đã 35 năm, chưa một lần về thăm mẹ.

      Em tôi làm diễn viên xiếc, ảo thuật, đồng thời làm bầu đoàn xiếc chuyên biểu diễn khắp nơi trên một chiếc ô tô, kéo theo sân khấu lưu động. Tối 16-1, khi chưa làm lễ nhập quan mẹ tôi, bà cứ mở mắt hoài như nuối tiếc điều gì. Tôi đã điện thoại di động cho ba tôi và áp sát máy điện thoại vào tai bà, như để ba tôi nói lời cuối với vong linh của mẹ tôi, rằng Phương sẽ về thọ tang, đến lúc đó, bà mới nhắm mắt”.

      Trên thực tế đến thời điểm này, gia đình vẫn chưa liên lạc được với Nguyễn Huệ Phương vì anh đang lưu diễn tại Thụy Sĩ – quê vợ. NS Hoàng Long chỉ mong sao con trai mình sẽ đọc được những thông tin trên mạng để biết về sự ra đi của mẹ và kịp về thọ tang bà.

      NSƯT Lệ Thủy xúc động kể: “Cách đây mấy năm, lần chị Ngọc lưu diễn tại các nước Tây Âu, chị đã gặp lại con tại Pháp... Đó là cái Tết chị vui nhất vì chị và con dâu người Thụy Sĩ cùng với đứa cháu gái sum họp, cả nhà đi chơi tại tháp Eiffel”.

      Có lần NS Kim Ngọc tâm sự với người viết: “Phương đã trưởng thành, có chiếc xe diễn xiếc nuôi sống được bản thân và gia đình. Vợ của Phương rất mực yêu thương chồng và say mê sân khấu xiếc. Tôi mừng lắm vì khi tôi và anh Hoàng Long chia tay, hai con của chúng tôi là Phương và Ngân mỗi người một ngã. Tội cho con tôi, sống xa mẹ, một mình tự lập trên xứ người. Phương thiếu thốn tình thương của mẹ...”.


      Nghệ sĩ Kim Ngọc và gia đình con trai ở Pháp (ảnh do gia đình cung cấp)

      Đưa cho tôi bức ảnh đoàn tụ với gia đình của con tại thủ đô Paris, chị đã cười giòn tan với tính cách của “bà Tư xả láng”: “Ở Pháp thăm con vài ngày, nghe cháu nội tập nói tiếng Việt rất ngộ. Vì cháu sinh ra và lớn lên ở Thụy Sĩ nên gọi hai tiếng bà nội mắc cười lắm...Tâm trạng này tôi đã đem vào trong vai diễn bà ngoại trong vở Bà ngoại thời @ mà đạo diễn Đức Thịnh đã dàn dựng tại Nhà hát Bến Thành vào năm 2008, trong đêm trao giải Cuộc thi sáng tác kịch bản, tiểu phẩm hài do Trung tâm Văn hóa quận 1 tổ chức....

      Làm cha mẹ không ai muốn con mình chia ly. Nhiều đêm nhìn Hiếu Hiền ngủ say, tôi lại nhớ đến Phương, rồi nhớ đến Hà – đứa con trai đã chết đuối vì té xuống ao năm lên 6 tuổi, là em của Ngân, anh của Phương - tôi không thể ngủ ngon giấc... Những ngày ở bên mẹ, Phương vui không thể tả, cứ muốn mua cho mẹ và các em nhiều quà. Tôi nói, mẹ chỉ cần con về ở bên mẹ thôi”.

      Chị kể rồi lại khóc. Vì chị biết làm như vậy là mình ích kỷ với gia đình của con. Sau một hồi lau nước mắt, chị nói: “Giao thừa năm nào, Phương cũng gọi điện thoại về chúc Tết tôi, anh Đức Lang và các em. Phương thương và kính ông xã sau này của tôi như cha ruột, đồng thời yêu thương Ngân và Hiếu Hiền... Sau Tết, tôi làm lễ mừng thọ mẹ tôi 90 tuổi, chắc chắn sẽ gọi con về để cả nhà sum họp...”.

      Và rồi điều mơ ước sẽ chứng kiến ngày vui sum họp gia đình đã không thành. Chị đã ra đi trong niềm thương tiếc của người thân, đồng nghiệp và khán giả.

      Mẹ già khóc con gái...

      Ngồi một góc lặng lẽ bên quan tài, bà Bùi Thị Sáu – mẹ của NS Kim Ngọc - kể: “Tôi không thể ngờ con mình lại ra đi đột ngột như vậy. Tre già lại khóc măng non. Tôi sinh tất cả 14 người con. Cha của Ngọc đặt tên các con theo hai câu liễn: Hoàng – Ngọc - Ẩn – Non – Côn – Vàng – Cầm – Nơi – Hoa – Lệ - Thủy – Triều – Phượng – Nở, mà ý nghĩa được ông dịch nôm na: “Hòn ngọc ẩn ở núi côn không sánh bằng nước mắt người tình trong mùa hoa phượng”.

      Năm 1970, chồng tôi qua đời vì bệnh xuất huyết bao tử. Lúc đó, thương con, tôi đang tập tuồng ở rạp Quốc Thanh, vở Phước Lộc Thọ cùng với các nghệ sĩ Túy Hoa, Tùng Lâm, La Thoại Tân, Thanh Việt... nên con tôi không kịp về nhìn mặt cha lần cuối. Giờ tình cảnh này lại đến với chính con gái tôi khi cháu ngoại tôi còn đi diễn ở nơi nào...”.

      Bà Sáu không còn nước mắt để khóc, vì cách đây không lâu, người con gái thứ hai của bà cũng ra đi để lại cho bà niềm thương nhớ. Nhạc sĩ Đức Lang – chồng của NS Kim Ngọc - cũng đang trong tình trạng bệnh tai biến mạch máu não. Ông khóc: “Vợ tôi ra đi chưa thanh thản, vì còn mong chờ con cháu xa xứ... chưa về bên mẹ?”.


      ST
      #207
        Viet duong nhan 21.01.2011 22:39:20 (permalink)
        21.01.2011 00:42 /
        Hàng ngàn khán giả đưa tiễn NS Kim Ngọc



        Sáng 21-1, từ lúc 5 giờ, đông đảo giới nghệ sĩ Sài Gòn đã có mặt tại nhà Hiếu Hiền để đưa tiễn linh cữu NS Kim Ngọc về nơi an nghỉ cuối cùng. Hàng ngàn khán giả đã vây kín ngôi nhà, theo dõi lễ truy điệu và lễ di quan NS Kim Ngọc.
        Tối 20-1, lễ thắp nến cầu siêu do chư tăng thiền viện Quảng Đức đã được tiến hành trang nghiêm với hơn 200 Phật tử, nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên và khán giả hâm mộ.

        Đèn điện được tắt và 200 ngọn nến được thắp lên. Trong giây phút tưởng niệm, khán giả cùng nghe lại tiếng hát của NS Kim Ngọc qua hai dấu ấn đậm nét trong sự nghiệp nghệ thuật của bà:

        Hoa trôi dòng nước bạc (soạn giả Viễn Châu – NS Kim Ngọc thu âm năm 16 tuổi) và Trống trường thành (song ca với Hoàng đế đĩa nhựa.. Tấn Tài năm 1958). Hai tác phẩm này do Hãng dĩa Việt Nam của cô sáu Liên – nơi độc quyền thu âm nhiều giọng ca của danh ca cải lương miền Nam cung cấp.

        Trong lễ thắp nến cầu siêu, người tham dự đã xúc động mạnh khi nghe NS Hiếu Hiền nói trước linh cữu của mẹ: “Mẹ đã mãi ra đi, đã vĩnh viễn rời xa chúng con. Chúng con không thể nén nỗi đau thương nghẹn lòng và không thể hình dung được nỗi đau mất mẹ... Chúng con cũng chẳng bao giờ dám nghĩ đến có một ngày mất mẹ... Mẹ có biết rằng mẹ mất rồi, ba buồn khổ lắm? Chúng con thì bơ vơ như gà con lạc mẹ. Công ơn của mẹ thì con chưa đền đáp…

        Mẹ ơi, chúng con hôm nay đều trưởng thành trong sự nghiệp, đó chính là nhờ công lao to lớn của mẹ. Lời ru của mẹ thuở nào vẫn vang vọng mãi trong tâm hồn chúng con. Trước giờ ly biệt, chúng con xin hứa rằng dù bất cứ hoàn cảnh nào, chúng con mãi mãi thương yêu nhau, đoàn kết hòa hợp và cùng dìu dắt nhau trong cuộc sống. Và chúng con sẽ chăm sóc, phụng dưỡng ba, làm cho ba vui trong suốt quãng đường đời còn lại”.

        Các nghệ sĩ: Hoài Linh, Phước Sang, Tấn Beo, Thanh Tuấn, Thanh An, Phú Quý, Thanh Hằng, Kim Tử Long, Tú Sương, Trinh Trinh, Lê Văn Gàn, Hồng Tơ, Vương Cảnh, Thanh Long Trẻ, Phương Bình, ca sĩ Phương Thanh, Lý Hải, Phạm Thanh Thảo, Minh Thuận, Bình Tinh…đều khóc nức nở khi nghe những lời tâm sự của NS Hiếu Hiền.

        Khán giả đã xúc động khi nghe lại tiếng hát của NS Kim Ngọc và chứng kiến hình ảnh các nghệ sĩ là con cháu, học trò của bà trình bày những ca khúc viết về mẹ, về quê hương đất nước.

        Trong buổi sáng đưa linh cữu NS Kim Ngọc về chùa Thanh Sơn (phường Bình Long, quận 9), nơi gia đình đã mua phần mộ với giá 120 triệu đồng, có ba đội kèn tây, 5 xe buýt, 7 ô tô 16 chỗ nhưng vẫn không đủ ghế ngồi cho rất đông khán giả muốn đưa bà về nơi an nghỉ cuối cùng. Một số người đã đi xe gắn máy, nối đua nhau thành một đoàn xe dài, thu hút sự chú ý của người dân hai bên đường.

        Các anh chị em ruột của NS Kim Ngọc đau buồn tiễn đưa bà
        Tang lễ NS Kim Ngọc đã nhận được 504 tràng hoa tươi, 1.820 lượt người đến viếng.

        Trên lộ trình di chuyển, đoàn đã dừng chân tại chợ Bình Trưng (cầu Giồng Ông Tố), nơi NS Kim Ngọc đã sống quãng đời tuổi thơ với 13 anh chị em. Mẹ của NS Kim Ngọc, bà Bùi Thị Sáu, năm nay đã 90 tuổi, nhất quyết đòi cùng tháp tùng với các nghệ sĩ để đến nghĩa trang, dù sức khỏe rất yếu.

        Mẹ NS Kim Ngọc dù 90 tuổi ở cảnh tre già khóc măng non vẫn nhất quyết đi tiễn đưa con gái

        Nhạc sĩ Đức Lang (chồng của NS Kim Ngọc) mấy ngày qua trở bệnh, ông không dám rời khỏi giường và NS Hiếu Hiền đã liên tục ngăn không cho cha khóc.

        Trước giờ động quan, ông đã thắp nén hương tiễn đưa vợ. Hình ảnh này làm hầu hết những đồng nghiệp và khán giả có mặt bật khóc. Ông thổn thức: “Từ nay, tôi chỉ có thể nghe tiếng hát của mình mà không còn được gặp mình nữa”.

        Lẩn khuất trong số đông khán giả, nghệ sĩ đến viếng NS Kim Ngọc, soạn giả Viễn Châu năm nay 89 tuổi đã khóc thật nhiều. Ông cứ vịn quan tài mà nói: “Xin vĩnh biệt Mai Đình của tôi…”. Bởi, đối với ông, từ năm 1960 đến nay, chưa có nghệ sĩ nào thu âm hoặc diễn vai Mai Đình (vở Hàn Mạc Tử) qua được tài nghệ của NS Kim Ngọc.

        Kim Ngân – con gái của NS Kim Ngọc đã ca một câu vọng cổ Hoa rơi dòng nước bạc do soạn giả Viễn Châu sáng tác cho mẹ mình, để tặng ông thay cho lời tri ân của cả gia đình.

        NS Hoài Linh cho biết sau Tết Nguyên đán Tân Mão, anh và gia đình NS Hiếu Hiền cùng với Công ty Nụ Cười Mới sẽ tổ chức một chương trình tưởng niệm NS Kim Ngọc.

        NS Phước Sang nói lời tri ân người thầy cũng là người đồng nghiệp đã dìu dắt anh từ ngày mới vào nghề

        Cho đến thời điểm này, người con trai biệt xứ của NS Kim Ngọc là Nguyễn Huệ Phương vẫn bặt vô âm tín.
        Theo NS Kiều Lệ Mai (bạn thân của NS Kim Ngọc, hiện định cư tại Pháp), tin sau cùng từ Nguyễn Huệ Phương là đoàn xiếc của anh đang diễn tại Bỉ.





        ***


        Nữ nghệ sĩ hài Kim Ngọc, người nổi danh Nữ quái!







        Trong tình hình sân khấu cải lương ngày một mất dần khán giả, ngành biểu diễn hài kịch, tấu hài trong các khu trung tâm giải trí được mùa phát triển. Từ một vài nhóm tấu hài ban đầu, ngày nay có hơn bốn chục nhóm chuyên môn tấu hài, hát quậy để chọc cười khán giả. Các nghệ sĩ cải lương không kiếm sống được bằng nghề hát cải lương đành bước sang ngành kịch nói, nhất là ngành tấu hài.

        Không ít nghệ sĩ cải lương đã thành công quá sức tưởng tượng khi bước sang lãnh vực tấu hài. Trong số những diễn viên cải lương đổi nghề mà thành công rực rở đó có nữ nghệ sĩ Kim Ngọc, người mà ngày xưa trên sân khấu Dạ Lý Hương, Kim Ngọc nổi danh Chu Chỉ Nhược trong tuồng Cô Gái Đồ Long, Kim Ngọc là một cô đào hát tài sắc, ngày nay Kim Ngọc nổi danh nữ quái Kim Ngọc trong làng tấu hài.

        Thuở nhỏ cơ hàn

        Nữ nghệ sĩ Kim Ngọc sanh năm 1946 tại chợ Giồng Ông Tố quận Thủ Đức, con thứ hai trong gia đình có tới 14 anh chị em. Theo lời tự thuật của Kim Ngọc thì gia đình của Ba má cô rất nghèo vì nhà đông con. Má của Kim Ngọc bán thịt heo ở chợ Giồng Ông Tố, bà cứ sanh con năm một và có năm bà lại sanh đôi. Ba của Kim Ngọc đặt tên các con như sau : « Hoàng, Ngọc, Ẩn, Non, Côn, Vàng, Cầm, Nơi, Hoa, Lệ, Thủy Triều, Phượng, Nở » ý nói nôm na là « Hòn ngọc ẩn ở núi Côn không sánh bằng nước mắt của người tình trong mùa phượng nở » Năm 1970, Ba của Kim Ngọc mất vì bịnh xuất huyết bao tử khi cô đang tập tuồng hát tại rạp Quốc Thanh. Chuyện đặt tên có vần có ý nghĩa của cha cô Kim Ngọc như là một lời tiên tri, ứng vào cuộc đời của Kim Ngọc. Kim Ngọc là vàng ngọc nhưng lại không bằng giọt nước mắt người tình mùa Phượng nở nên Kim Ngọc chịu nghèo khổ khá lâu mới được rạng rở như ngày hôm nay khi cô nín đau trong lòng để chọc cười khán giả.
        Những năm 14, 15 tuổi, Kim Ngọc còn ở nhà giúp mẹ, khi thì đi chợ Giồng Ông Tố phụ bán thịt heo, khi thì phải thay mẹ ở nhà chăm sóc đàn em dại, giặt giũ áo quần cho chúng. Kế bên nhà của Kim Ngọc, ông Ba Xậy có máy hát dĩa quay bằng tay, thường hát các dĩa vọng cổ của Út Trà Ôn ca Tổn Tẩn Giả Điên, Thái Sư Văn Trọng giáng thập điều, Tình anh bán chiếu…Kim Ngọc nghe riết rồi học ca theo, thuộc lòng các bản vọng cổ của thần tượng Út Trà Ôn.
        Khi ngồi giặt áo quần cho các em, Kim Ngọc ca nghêu ngao những bài vọng cổ học lóm đó, anh Minh Thành, thợ hớt tóc trong xóm, xưa kia là nhạc sĩ cổ nhạc, nghe Kim Ngọc có hơi ca tốt mà không rành nhịp điệu và bài bản nên anh gọi Kim Ngọc đến mỗi ngày cho anh dạy Kim Ngọc ca ba nam, sáu bắc và vọng cổ. Khi Kim Ngọc ca rành rẽ các bài bản cổ nhạc, cô được thầy Minh Thành và cha của cô dẩn đi ca tài tử trong các cuộc tiệc vui trong xóm.
        Ông bầu Ba Bản thành lập đoàn Thủ Đô, nghe đồn giọng ca của Kim Ngọc, ông đã đến nhà xin cha mẹ Kim Ngọc cho cô theo đoàn ông để học hát và ông trao cho má Kim Ngọc một ngàn năm trăm đồng để bà mướn người làm công việc nhà thay cho Kim Ngọc để Kim Ngọc đi học hát. Nhưng gánh hát Thủ Đô của ông bầu Ban Bản mới thành lập, tập trung nhiều đào kép thượng thặng nên Kim Ngọc chỉ được cho ngâm thơ hậu trường hay ca vọng cổ ngoài màn chớ chưa có vai nào trong tuồng hát của đoàn. Năm sau, Kim Ngọc về đoàn hát Trùng Dương, rồi theo đoàn Tuấn Kiệt hát chung với Phương Quang, Phượng Liên.

        Nổi tiếng trên sân khấu

        Năm 1962, Kim Ngọc được báo chí kịch trường khen là cô đào trẻ đang lên nên ông bầu Minh Bằng( gia đình của nữ diễn viên Diệp Tuyết Anh) đến mời cô hát chánh trong gánh hát của ông. Vở tuồng đầu tiên Kim Ngọc hát là vở Trăng Lên Đỉnh Núi, hát cặp với kép chánh Trọng Sỹ. Nữ nghệ sĩ Kim Ngọc nhận được contrat 10.000 đồng khi đi hát với gánh hát của bầu Minh Bằng. Cô đưa hết số tiền đó để giúp cha mẹ cô trong việc nuôi đàn em đông đúc của cô ăn học và được no ấm.
        Năm 1964, Kim Ngọc được ông bầu Thu An ký hợp đồng vế tập tuồng, chuẩn bị khai trương gánh hát Hương Mùa Thu nhưng chưa đầy một tháng sau, ông Bầu Xuân đoàn Dạ Lý Hương ký một số tiền contrat cao gấp đôi số tiền của đoàn Hương Mùa thu để Kim Ngọc về hát cho đoàn Dạ Lý Hương.
        Kim Ngọc sáng chói trong tuồng Cô Gái Đồ Long của Hà Triều Hoa Phượng, nghệ sĩ Tấn Tài trong vai Vô Kỵ, Ngọc Giàu trong vai Triệu Minh, Kim Ngọc trong vai Chu Chỉ Nhược, ba giọng ca vàng nầy đã làm cho bảng hiệu Dạ Lý Hương rực sáng, làm cho các đoàn hát thượng thặng như Thanh Minh Thanh Nga, Kim Chung, Thủ Đô phải mệt nhoài để đối phó.
        Lúc đó Kim Ngọc quá đẹp, với vòng đo thân mình 80-61-85, nặng 43 kí, nét mặt xinh tươi sắc sảo, giọng ca lanh lãnh, hơi rông, ca giọng cổ điêu luyện. Kim Ngọc sánh chung với vua vọng cổ trên làng dĩa nhựa Tấn Tài và giọng ca nhung lụa của Ngọc Giàu là một dàn đào kép lý tưởng của đoàn Dạ Lý Hương khiến cho các ký giả kịch trường và khán giả ái mộ, gởi thơ đề cử cho Kim Ngọc vào dự thi giành huy chương vảng giải Thanh Tâm năm 1964. Theo lời Ban chấm giải, đáng lý ra Kim Ngọc cũng được huy chương vàng năm 1964, cùng với nữ nghệ sĩ Lệ Thủy như vì giải thường quy định chỉ chọn một nam, một nữ, mà vai nữ thì Lệ Thủy cao ráo hơn, sắc vóc chiếm ưu thế hơn Kim Ngọc nên Kim Ngọc mất dịp may không được giải Thanh Tâm.
        Tuy nhiên năm 1973, 1974, nhật báo Trắng Đen tổ chức giải thưởng văn nghệ Kim Khánh thì Kim Ngọc hai năm liền được đọc giả bỏ phiếu tặng thưởng huy chương Kim Khánh của nhật báo Trắng Đen của ông chủ báo Việt Định Phương.
        Năm 1972, Kim Ngọc về đoàn hát Bạch Tuyết – Hùng Cường, khi hát tuồng Trăng Thề Vườn Thúy, hề Tùng Lâm té xe gảy tay, Kim Ngọc tình nguyện thế vay Hề Đồng của Tùng Lâm để bảo đảm đêm hát không trở ngại, không ngờ Kim Ngọc hát quá hay, quá có duyên nên cô chuyển qua diễn một số vai hài của đoàn Bạch Tuyết – Hùng Cường.

        Di cư qua Pháp



        Nữ nghệ sĩ Kim Ngọc, cha và em trai.
        Hình của Soạn giả Nguyễn Phương

        Sau năm 1975. Kim Ngọc cũng như nhiều nghệ sĩ khác, vì đoàn hát tư nhân bị giải tán, trong khi chờ chánh phủ mới lập đoàn hát theo kiểu văn công hay tập thể, Kim Ngọc mỗi khuya ba giờ, cùng với cô con gái tên Kim Ngân xuống chợ Cầu Ông Lãnh, lột võ tôm mướn để kiếm sống qua ngày. Vàng Ngọc (tức Kim Ngọc) và Vàng Bạc tức Kim Ngân, hai mẹ con có tên ngọc ngà trở thành thợ bốc võ tôm để kiếm sống theo cách lao động chân chính.

        Sau đó, có đoàn hát, Kim Ngọc trở về với sân khấu, nhưng thời hoàng kim của sân khấu cải lương đã qua rồi, Kim Ngọc sống chật vật với những vai tuồng mới, với đồng lương mới. Hoàng Long, chồng cô đã vượt biển với đứa con trai lớn là Hoàng Phương. Trước đó thì hai vợ chồng đã chia tay nhau vì những vụ ghen hờn. Kim Ngọc nuôi đứa con gái Kim Ngân, Hoàng Long và Hoàng Phương định cư tại Pháp.
        Chuyển qua tấu hài, Kim Ngọc lập tức nổi danh Nữ Quái với vai Tư Xã Láng và diễn viên hài Quốc Hòa trong vai Hai Mưa Nắng trong nhiều chương trình truyền hình Chuyện trong nhà ngoài phố. Cặp diễn viên hài Kim Ngọc - Quốc Hòa diễn chung được nhiều năm, kiếm sống được vì khán giả thích được chọc cười.
        Khoản năm 1980, khi đi hát chung trong một đoàn hát, nhạc sĩ Đức Lang, người đờn chánh cho đoàn hát Thanh Tú – Trang Bích Liểu mà Hồng Nga và Kim Ngọc đang cộng tác bỗng trồng cây si Kim Ngọc. Chỉ hát qua vài bến diễn, nhạc sĩ Đức Lang bèn chân thành ngõ ý cưới Kim Ngọc. Các bạn diễn trong đoàn hát cũng tán thành cặp nghệ sĩ hiền hậu nầy, nên rồi chiều theo ý trời và lòng người, Kim Ngọc bước thêm bước nữa với nhạc sĩ Đức Lang. Kim Ngọc đã được hơn ba mươi năm hạnh phúc với ông chồng Đức Lang nhạc sĩ, một người chỉ biết yêu vợ và chiều lòng vợ.
        Hai người có với nhau một đứa con tài ba là nghệ sĩ hài Hiếu Hiền. Hiếu Hiền được Kim Ngọc dạy tấu hài nên Hiếu Hiền và Kim Ngọc trở thành một cặp diễn hài ăn khách nhất hiện nay. Khán giả thích cặp tấu hài So Le với các tiểu phẩm Bà Bầu Liều Mạng, Hoa Hậu Vũ Trụ, Câu Chuyện Cái Ti Vi.
        Kim Ngọc lại có một đứa con nuôi tên Kim Đạt, cùng xuất hiện chung trong một chương trình tấu hài. Vừa bước ra sân khấu, khán giả đã cười vì Kim Đạt thì cao như một cây tre miễu, còn Kim Ngọc và Hiếu Hiền thì mập và lùn như hột mít. Nhóm hài Kim Ngọc đã diễn ở các tụ điểm giải trí Saigon, ở các tỉnh Bình Dương, Long Khánh, Vũng Tàu, Bà Rịa, các tỉnh miền Hậu Giang, Đồng Tháp, Cà Mau.
        Con gái của Kim Ngọc tên Kim Ngân, kinh doanh một cơ sở sản xuất lưỡi câu rất là phát đạt. Gần đây Kim Ngân mở thêm một cơ sở sản xuất xe đạp hiệu Thanh Bình, đạt chất lượng cao, được ưa chuộng trên thị trường cả nước.
        Nữ quái Kim Ngọc vẫn say mê sân khấu, cô vẫn thèm muốn được hát một tuồng chính chắn như các tuồng hát hồi xưa. Nhưng Chu Chỉ Nhược xinh đẹp ngày xưa, giờ đây đã mập tròn và nặng gần tám mươi ký, hết hát đào mùi được thì cô đành đem nụ cười lại cho khán giả, đó cũng là ước vọng của Kim Ngọc khi tuổi đã đến sáu mươi.

        Chương trình cổ nhạc xin dứt, Nguyễn Phương hẹn tái ngộ vào giờ này tuần sau.
        04.06.2008 20:15 - ngocanh (Theo SoanGiả Nguyễn Phương - ĐACTD)

        Nguôn : http://www.cailuongvietnam.com/modul...iewst&sid=4365
        #208
          Viet duong nhan 27.01.2011 03:46:37 (permalink)
          Nghệ sĩ Tấn Tài qua đời


          xin chia buồn cùng anh Tấn Beo,Tấn Bo & gia đình
          THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
          &
          THƯƠNG TIẾC MỘT GIỌNG CA 'MÙI' KHÔNG ĐỐI THỦ.

          Nguyện cầu Anh sớm phiêu diêu nơi cõi vĩnh hằng.


          *

          Nghệ sĩ cải lương Tấn Tài, từng được mệnh danh là “Hoàng đế đĩa nhựa” những năm 1975, và là cha của hai nghệ sĩ hài Tấn Beo, Tấn Bo, đã từ trần vào lúc 15 giờ ngày 26.1, hưởng thọ 72 tuổi, sau thời gian dài điều trị bệnh tật.
          Theo thông tin từ nghệ sĩ Tấn Beo, cha anh - nghệ sĩ cải lương Tấn Tài bị nhiễm trùng ống dẫn mật từ cách đây hơn một tháng và đã phải tiến hành giải phẫu.

          Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng và vào hôm 25.1, gia đình đã phải đưa ông vào cấp cứu tại bệnh viên Chợ Rẫy trong tình trạng hôn mê nguy kịch.

          Khi nhận được tin nghệ sĩ Tấn Tài lâm vào tình trạng sức khỏe hiểm nghèo, các nghệ sĩ và những đồng nghiệp thuộc Hội Ái hữu nghệ sĩ TP.HCM đã đến thăm viếng, động viên.

          Dù được sự cứu chữa tận tình của các y bác sĩ tại bệnh viện, nhưng giọng ca vàng cải lương miền Nam trước năm 1975 đã không qua khỏi.

          Nghệ sĩ Tấn Tài theo nghiệp diễn từ năm 1959, ông nổi tiếng với giọng ca ngọt ngào, mùi mẫn qua những vai diễn như Hoàng Sương trong Hắc y nữ hiệp, Điệp Nhứt Lang trong Cát Dung Phương Tử, Hoàng Hoa Lữ trong Khói Sóng Tiêu Tương, A Ly Khang trong Bóng hồng sa mạc… hay những bài vọng cổ như Nữ sinh Đồng Khánh, Nữ sinh Gia Long, Ai ra xứ Huế, Dưới rặng ô môi, Áo em màu tím hoa cà…

          Ông đoạt giải Thanh Tâm vào năm 1963 và được xem là một trong những “giọng ca vàng” của cải lương miền Nam, cùng với những nghệ sĩ như Minh Vương, Minh Phụng, Thanh Tuấn…

          Nghệ sĩ Tấn Tài còn được mệnh danh là “hoàng đế đĩa nhựa” với khoảng 400 bài vọng cổ và 200 tuồng cải lương được thu đĩa phát hành ăn khách.

          Nghệ sĩ Tấn Tài (phải) và con trai Tấn Beo (thứ hai từ trái sang) trong một sự kiện văn nghệ đầu năm 2010

          Những năm gần đây, dù tuổi cao, sức yếu, nghệ sĩ Tấn Tài vẫn không ngừng hoạt động nghệ thuật, đem đến cho khán giả mộ điệu những vai diễn đáng nhớ. Ông còn thường xuyên tham gia phát hành album, video cải lương, hỗ trợ, định hướng cho thế hệ nghệ sĩ trẻ.

          Hiền Nhi


          <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.01.2011 03:51:16 bởi Viet duong nhan >
          #209
            Viet duong nhan 28.01.2011 07:00:52 (permalink)
            Một thời và muôn đời Hoàng đế đĩa nhựa - Tấn Tài
            Nghệ sĩ Tấn Tài không còn nữa

            Cách đây 3 năm tôi nghe kép mùi Minh Phụng qua đời, anh nổi danh qua vai "Áo Vũ Cơ Hàn”. Sau thời gian chống chọi với bệnh suy thận sáng 29/1/2008 NS Minh Phụng đã ra đi tại bệnh viện Chợ Rẫy, Saigon. Minh Phụng tên thật Nguyễn Văn Hoài, sinh năm 1945 tại Mỹ Tho. Lúc mới vào nghề ông lấy tên Tân Tiến, khi vào đoàn hát Thanh Phương mới đổi thành Minh Phụng từ đó đến nay. Gần 50 năm gắn bó với sân khấu cải lương, trong giai đoạn hưng thịnh nhất của bộ môn nghệ thuật văn hóa này, nghệ sĩ Minh Phụng đã đi vào lòng khán giả mộ điệu với hình ảnh một kép đẹp, có giọng hát đặc trưng với thanh âm cao, ngọt ngào và sâu lắng.


            Minh Phụng - Mỹ Châu

            Hôm nay Duy Khiêm từ Úc châu cho biết th6m một kép mùi nữa ra đi trước Tết là Nghệ sĩ Tấn Tài, anh được mệnh anh là "Hoàng đề đĩa nhựa", tên thật là Lê Tấn Tài, sinh năm 1938, quê ở xã Vĩnh Trạch, huyện Núi Sập, tỉnh An Giang. Gia đình không có ai theo nghề ca hát nhưng với giọng ca thiên phú, anh đã phêu lưu lên Sài Gòn để theo đuổi đam mê ngành ca hát và gặt hái được nhiều thành công. Trước khi trở thành nghệ sĩ, ông là thầy giáo của trường Thoại Ngọc Hầu, tỉnh An Giang. Tấn Tài có hai người con nối nghiệp sân khấu là nghệ sĩ danh hài Tấn Beo và Tấn Bo.


            Tấn Tài - Minh Phụng
            Bản tin buồn cho biết: "Thời gian gần đây sức khỏe của NS Tấn Tài không tốt, sau khi đi đám tang NS Kim Ngọc về, NS Tấn Tài đau khắp mình và sốt, và nhập viện vào hôm 19/1/2011, sau khi 2 bệnh viện đều bó tay, sang BV Chợ Rẫy thì dù mỗ hay không mỗ thì "Hoàng Đế Dĩa Nhựa" cũng ra đi. Bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật đường ống dẫn mật (3 năm trước đã có phẩu thuật rồi), sau khi phẫu thuật thì NS Tấn Tài bị tuộc huyết áp, đau đớn và yếu dần đi, rồi chết lâm sàng... Ngoài việc nhiễm trùng đường ống dẫn mật, ông còn bị bệnh gan và nhiễm trùng máu...Nói chung là toàn bộ cơ quan trong cơ thể của NS Tấn Tài đều vướng bệnh nặng, không thể cứu chữa."


            Tấn Tài - Lệ Thủy
            Có lẽ tôi không bao giờ quên giọng ca của NS Tấn Tài có ngọt, có mùi, một thiên tài ca cổ nhạc, xin mời bà con ta hãy thưởng ngoạn bài Sở Bá Vương qua giọng ca Tấn Tài. Câu chuyện thời Sở Hán Xuân Thu (206–202 Trước Công Nguyên). Cuộc chiến Hán Sở tranh hùng là thời kỳ sau thời đại nhà Tần ở Trung Hoa. Trong thời kỳ này, các vị vương từ các đất khác tranh nhau xâu xé đất Trung Hoa đã xuất hiện sau sự sụp đổ của nhà Tần và tạo nên hai phe phái lớn nhất kình chống nhau mãnh liệt nhất. Một bên do Lưu Bang, vua nhà Hán cầ đầu, còn bên kia do Hạng Võ, tự xưng Tây Sở Bá Vương. Cuộc chiến về sau kết thúc với thắng lợi huy hoàng thuộc về Lưu Bang, người sau này đã lên ngôi hoàng đế và thiết lập nên nhà Hán trị vì nước Trung Hoa.
            http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=Cx1FC5uyUV

            Xin thành kính phân ưu cùng tang quyến về sự ra đi của Nghệ sĩ tài danh Tấn Tài.
            Việt Hải Los Angeles




            Minh Phụng - Mỹ Châu

            ViệT Hải LA ghi nhan
            On Thu, 1/27/11, Duy-Khiêm <duykhiem2006@gmail.com> wrote:
            Asialink:
            http://forum.trungtamasia.com/topic.asp?TOPIC_ID=11753
            #210
              Thay đổi trang: << < 131415 > | Trang 14 của 15 trang, bài viết từ 196 đến 210 trên tổng số 225 bài trong đề mục
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9