Văn Nghệ Sĩ & Quốc Hương_VDN (Paris)

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 8 trang, bài viết từ 61 đến 90 trên tổng số 225 bài trong đề mục
Tác giả Bài
Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
RE: Buổi Họp Mặt "Nhóm Văn Nghệ Sĩ - Paris" - 26.08.2005 02:29:58

Trích đoạn: ct.ly

Lúc nào cũng thấy chị Việt Dương Nhân, xinh lắm à nhen

Hèn chi, gặp chị là các nhà thi sĩ tha hồ...làm thơ cả đời à chị

Chèn, nghe ma petite SiS Ly khen 7 "xinh" lùm 7 thung thướng quá nè.
Trời Paris Lạnh quá SIS ui
Chúc SIS và gia đình an vui.
Thân thương[sm=kissing.gif][sm=kissing.gif]
7_NN

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
RE: Buổi Họp Mặt "Nhóm Văn Nghệ Sĩ - Paris" - 02.09.2005 04:17:19
Kính mời quí vị và các ACE mở file xem thêm...
Hình ảnh... Văn Nghệ Sĩ & Quốc Hương_VDN - Paris


<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.09.2005 04:18:32 bởi Viet duong nhan >

vankiemsau2006
  • Số bài : 1
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2005
RE: VDN = Quốc Hương - Cải Lương - 27.09.2005 00:52:25
Mình là thành viên mới xin mọi người giúp đỡ.
Người chính trực, người lương thiện là người biết cân, phân quyền lợi với bổn phận của mình.
(La Coordaire)

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
RE: VDN = Quốc Hương - Cải Lương - 13.10.2005 02:15:26


Trích đoạn: vankiemsau2006

Mình là thành viên mới xin mọi người giúp đỡ.

Vankiemsau ơi !
Vào đày kêu cần giúp đỡ mà vdn không hay - Xin lỗi VKS, nay mới vào thì VKS đi đâu mất rồi?
Ok, cần gì thì cứ nói nha !
Mong gặp lại
7_nn

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Văn Nghệ "Thu Vàng Giao Duyên" - 18.10.2005 11:17:15
http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=151649&mpage=25



Nhạc Sĩ Đoàn Văn Linh với cây đàn Bầu

MC kiêm nghệ sĩ ca-nhạc-kịch Trần Nghĩa Hiệp

Để khai mạc buổi văn nghệ
Nữ Ca Sĩ Ngọc Xuân diễn ngâm bài thơ :

"Thu Vàng Giao Duyên"
Của Thi Sĩ
Hương Việt


Trời đã vào thu em có hay
Anh đang thao thức suốt canh dài
Đêm trăng ngắm "Nguyệt" lòng tơ tưởng
Tơ tưởng vì đâu tơ tưởng ai !

Trời thu Cali nhớ Paris
Ai đem trăng tỏ xẻ đường đi
Ai đem sầu nhớ giăng trăng mộng
Để mơ trăng tỏ tuổi xuân thì *

Trăng vàng anh hái gởi cho em
Để ánh lung linh rọi xuống thềm
Để lá vàng bay vương ý Nguyệt
Để nhớ trong lòng để nhớ thêm !

Thu vàng chút ý để giao duyên
Xóa hết bi thương những muộn phiền
Hãy lắng hồn thơ cùng trăng tỏ
Thu ở trần gian "Nguyệt" giáng tiên !


Hương Việt
__________
(*) Trăng 16
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.10.2005 11:31:20 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Văn Nghệ "Thu Vàng Giao Duyên" - 18.10.2005 11:34:57


Nữ nghệ sĩ Quốc Hương nghẹn ngào với bài vọng cổ "Tâm Thư Gời Mẹ"
của soạn giả Ngôquangvo_VN - Ngạc sĩ Đoàn Văn Linh đệm đàn Bầu.



Vọng cổ
Ngoquangvo


Tâm Thư Gởi Mẹ

Ngâm

Tiếng mưa đêm nghẹn ngào nức nỡ
Luống canh dài dạ trẻ không an
Mỗi lần nghe tiếng ho khan
Mỗi lần con trẻ héo gan ruột mình .

Vọng Cổ


(1) Đêm nay con viết bức tâm thư, nơi quê nghèo đất Kiên Giang - Rạch Giá. Để gởi đến người mẹ thân yêu đang sống cao sang nơi đất lạ quê . . . người . . .
Gói trọn lòng con, kính gởi mẹ đôi . . . lời . . . Mẹ ơi ! tình sâu nặng là thiêng liêng mẫu tử, nghĩa nào bằng nghĩa dưỡng dục cù lao. Ngoại già rồi, nên nay ốm mai đau lo thuốc thang, hay điều trị thì không tiền. Trăm mối ưu phiền cứ đổ xuống gia cang, mang cái cảnh nghèo hèn sống đời luôn thiếu thốn.

(2) Thuở xa xưa gia đình dù không khá giả, nhưng cũng đủ ăn, đủ mặc, đủ . . . xài . . . Nhờ tiền mẹ cho nên việc trang trải hàng . . . ngày . . . cũng đủ cho bà ngoại già xoay xở, cơn khốn cùng trong cái thời buổi khó khăn. Mấy năm rồi mẹ biệt tích vắng tăm, nên gia đạo cũng lần mòn suy sụp. Tiết Đông sang chăn không đủ đắp, buổi Hạ về lại thiếu cả cơm ăn.

Nói Lối

Nhìn những trẻ đồng trang lứa tuổi
Sống trong gia đình có mẹ cùng cha
Gẫm thân mình mà lòng trẻ xót xa
Thương cho ngoại lại tủi thân mình côi cút.

Vọng Cổ


(4) Mẹ ơi ! Vừa lọt lòng mẹ đã giao con cho ngoại, để đi theo tiếng gọi của kim . . . tiền . . .
Cho đến hôm nay con vẫn chưa biết mặt mẹ . . . hiền . . . Con chỉ biết mẹ qua những dòng thư mẹ gởi cộng với những tấm hình đà hoen ố với thời gian .

Mẹ thì cuộc sống cao sang
Còn con cùng ngoại cơ hàn quanh năm
Đời nghèo cuộc sống tối tăm
Ngoại già, con thì nhỏ làm ăn được gì.


(5) Những âu lo vẫn hằn in trong đầu con trẻ dại, buồn riêng mang nên giọt lệ cứ tuôn . . . trào . . .
Mấy năm qua mẹ ở phương . . . nào . . . Sao không trở lại quê nhà một chuyến, viếng xóm làng và thăm ngoại cùng con. Ngoại nhớ mẹ nhiều nên vóc dáng héo hon, mỗi buổi tối người thường đứng ngay trước cổng. Đôi mắt hố sâu hướng về một phương trời xa thẳm, khắc khoải ưu tư đếm tháng năm dài.

(6) Mẹ ơi ! Công ơn sinh thành cao sâu như trời biển, phận làm người ai dám lãng quên. Tự ngàn xưa sách giáo lý của những bậc thánh hiền, trong gia đạo hiếu là trên tất cả. Mấy năm qua mẹ sống nơi quê người đất lạ, có khi nào mẹ nhớ đến ngoại cùng con. Dẫu quê người mẹ có sống trên gác tía lầu son thì con khuyên mẹ đừng quên nơi chôn nhao cắt rún. Viết đến đây tấc lòng con thơ xúc động, vài nét thơ ngây gởi mẹ ở quê người.

Tâm thư con đã cạn lời
Quê nghèo con, ngoại cuộc đời khổ đau
Bút ngưng giọt lệ tuôn trào
Nói lên nỗi khổ nghẹn ngào lòng con .
VN
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.10.2005 11:41:06 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
RE: Văn Nghệ "Thu Vàng Giao Duyên" - 18.10.2005 11:44:40
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.10.2005 11:46:11 bởi Viet duong nhan >

mienthuy
  • Số bài : 103
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.10.2005
RE: Văn Nghệ "Thu Vàng Giao Duyên" - 27.10.2005 11:01:19
Chị Dạ Nguyệt thương qúy ơi, bỗng dưng ai dẫn đường em đi lạc đến chốn này gặp chị ở đây , gửi tặng chị bó hoa ngày đầu đến thăm chị vậy nhé.. trang thơ và hình ảnh của chị lúc nào cũng tươi thắm.. Chúc chị luôn mãi thắm tươi như nụ cười của chị vậy
Miên Thụy


Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Văn Nghệ "Thu Vàng Giao Duyên" - 07.11.2005 14:08:02


Trích đoạn: mienthuy

Chị Dạ Nguyệt thương qúy ơi, bỗng dưng ai dẫn đường em đi lạc đến chốn này gặp chị ở đây , gửi tặng chị bó hoa ngày đầu đến thăm chị vậy nhé.. trang thơ và hình ảnh của chị lúc nào cũng tươi thắm.. Chúc chị luôn mãi thắm tươi như nụ cười của chị vậy
Miên Thụy



Vui quá xá đi ta ui ... cảm ơn Miên Thụy vào thăm "căn nhà" này - bên trong có đủ hết á !
Chúc em vui vẻ và lai láng hồn thơ
Thương
Chị 7_DN_VDN_NN

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tú Sương & Vũ Luân - "Tình Sử Chúc-Lương" - 11.03.2006 00:18:26

Tú Sương & Vũ Luân
*

Tình Sử Chúc-Lương

Tình sử Chúc-Lương tỏ mấy dòng
Bắt đầu từ dạo chửa vào đông
Nhụy hoa còn ướp lớp hương phấn
Cảnh vật vẫn giăng màn bụi phong
Khi lũ bướm vờn quanh khóm trúc
Lúc chòm ong lượn khắp chùm bông
Nữ nhi lập chí rời quê quán
Dẫm bước công danh thỏa nỗi lòng

Nỗi lòng đã trọn, xóa cô liêu
Ngọn núi Nam Sơn đến một chiều
Bên cánh rừng già, mây tãn mạn
Cạnh khe suối nhỏ, gió đìu hiu
Khoác vào lớp áo trang nam tử
Bỏ lại đời ai, vóc mỹ miều
Hội ngộ chàng Lương cùng kết nghĩa
Kim-lan tri-kỷ hóa lòng yêu

Lòng yêu từ ấy đượm tình chàng
Nặng nỗi niềm riêng Đài trót mang
Mấy lượt mưa rơi, trăng hiện-ẩn
Bao mùa lá đổ, gió lùa-sang
Bên mình hôm-sớm lời không lộ
Kề cận trưa-chiều dạ chẳng than
Tâm sự chôn sâu nàng giấu kín
Bên đèn hiu hắt đến canh tàn

Canh tàn trăng lụng vẫn chưa hay
Lại một ngày qua chửa tỏ bày
Đổi áng thơ mà ôm đắm đuối
Trao nghiêng bút lại thấy mê say
Tương tư lặng lẽ về người ấy
Thổn thức âm thầm đến bóng ai
Sơn Bá nào hay lòng Chúc nữ
Hững hờ để kẻ đợi nơi này

Nơi này tình ý chẳng vương lòng
Chàng quá vô tình giữa đám đông
Kìa đó lạnh lùng như sỏi-đá
Này đây hờ hững tựa bèo-rong
Kim-lang ....cắt cớ ngại chi quá
Huynh đệ ....trớ trêu kỳ lắm không
Rồi để tình câm không thể nói
Dẫu tim đã đượm mối tình nồng

Tình nồng ôm ấp tháng ngày qua
Cải dạng nam trang vẫn mặn mà
Sơn Bá chẳng hay một giấc mộng
Chàng Lương nào thấu những lời ca
Thế rồi thư tín cùng đưa tới
Thì đó bút nghiêng đành cách xa
Nàng Chúc phải về thăm phụ-mẫu
Với lòng nàng nguyện ...."chuyện đôi ta"

"Đôi ta chung bóng"....mộng bao ngày
Về lại Triết Giang sầu chốn đây
"Sơn Bá" ....thầm kêu, thương ánh mắt
"Lương Huynh" ....khẽ gọi, nhớ vòng tay
Đèn-loan đã kết, tin đưa vội
Phụng-liễng vừa trèo, chuyện đến ngay
Theo lịnh gia-nghiêm nàng cất bước
Giọt sầu hoen mắt, dạ chua cay

Chua cay khóc hận ở nơi này
Sơn Bác tận tường....thổ huyết loang
Bao giấc mơ xinh giờ đã lỡ
Một trang tình sử mới vừa tan
Con tim âm ỉ ôi tê điếng
Tiếng nấc nỉ non quá xốn xang
Gặp lại mà sao tình chẳng phỉ
Sầu thương da diết....cuộc đời tàn

Đời tàn Sơn Bá lỡ đường tơ
Mà ước hẹn xưa chửa nhạt mờ
Từ biệt dương trần, hồn quạnh quẽ
Rời xa nhân thế, phách bơ vơ
Ứa trào ngấn lệ, tàn hy vọng
Khô cạn máu tim, vỡ ước mơ
Kiệu phủ đèn tang không pháo cưới
Trời già cũng khóc mảnh tình thơ

Tình thơ đẫm lệ khổ thân tầm
Hồ điệp biến hình đến cõi âm
Đôi lứa bên nhau, dạ nối dạ
Uyên ương quấn quít, tâm liền tâm
Nam Sơn còn đó, người hay viếng
Phần mộ hoài đây, kẻ vẫn thăm
Tình Sử Chúc-Lương lưu vạn kỷ
Đoạn trường thập khúc ....dứt lời ngâm....

Thơ Tuyết Nhi 999

R

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Đoàn Cải Lương NSĩ Paris - "Lỡ Bước Giang Hồ" - 28.03.2006 05:30:57

Đang trình diễn vở tuồng "Lỡ Bước Giang Hồ"

Phương Thanh - Kiều Lệ Mai

Minh Đức - Ngọc Tâm (đứng)
Phương Thanh & Kiều Lệ Mai (ngồi)


Hà Mỹ Liên - Lý Kim Thành - Kim Chi

Toàn thể ACE NS chào khán giả
Kính mời quí vị độc giả & ACE mở link này xem tiếp...
http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=151649&mpage=40
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.04.2006 08:23:22 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Nghệ sĩ Ưu Tú Tô Kim Hồng - 10.04.2006 08:29:41

Nghệ sĩ Ưu Tú Tô Kim Hồng :
Đôi mắt là "hồn" của người diễn viên


Có lẽ chính vì có đôi mắt sắc và đẹp nên Nghệ sĩ ưu tú Tô Kim Hồng thường được vai đào lẳng. Chị cũng là một trong số ít những nữ nghệ sĩ cải lương đặc biệt thành công với loại vai này. Cái lẳng của chị không bao giờ đi quá xa để vi phạm thuần phong mỹ tục mà thường dừng lại ở chỗ là biểu hiện của những người đàn bà đẹp và biết phát huy thế mạnh của mình một cách khôn ngoan, khéo léo.

Thành công nổi bật nhất của Nghệ sĩ ưu tú Tô Kim Hồng là vai Điêu Thuyền trong "Phụng Nghi Đình". Đây là một vai diễn rất nổi tiếng không chỉ vì nó là một nhân vật lịch sử quen thuộc mà còn vì nó đã được rất nhiều tên tuổi lớn của sân khấu cải lương thể hiện. Trong số đó, cố Nghệ sĩ ưu tú Thanh Nga và Nghệ sĩ ưu tú Kim Cương là hai cái tên được nhắc nhở nhiều nhất. Điêu Thuyền, cũng như hầu hết các nhân vật của Thanh Nga, đáng yêu ở đường nét yểu điệu kiêu sa và thu hút bởi như có một điều bí ẩn nào đó ẩn giấu trong nụ cười, ánh mắt. Còn Điêu Thuyền của Kim Cương thì quyến rũ bởi sự dịu dàng tha thướt. Thoạt trông, Điêu Thuyền của Tô Kim Hồng không được “bắt mắt” như thế. Nhưng theo chiều dài vở diễn, nhân vật của chị càng lúc càng thu hút bởi sự khai thác chiều sâu tâm lý.

Trong lớp Điêu Thuyền bái nguyệt, sau khi nghe mưu lược mỹ nhân kế của Vương Tư Đồ, Điêu Thuyền than thân : “Thân con phận gái hai chồng”. Hai tiếng “hai chồng” được Tô Kim Hồng nói ngắt quãng và nhỏ giọng xuống, như muốn gượng nhẹ, khỏa lấp đi nỗi đau khổ trong lòng. Khán giả xem "Phụng Nghi Đình", thường thích nhất là lớp Lữ Bố hí Điêu Thuyền. Nhưng với Điêu Thuyền - Tô Kim Hồng, lớp về với Đổng Trác lại đem lại nhiều cảm giác thú vị hơn. Nếu cảnh Điêu Thuyền vòi vĩnh Đổng Trác đủ điều với điệu bộ ngúng nguẩy và nhí nhảnh mang đậm chất hài thì ngay sau đó, khi Lữ Bố xuất hiện, tình thế trở thành bi hài. Tô Kim Hồng đã thể hiện tâm trạng của Điêu Thuyền trong cuộc giáp mặt này thật hoàn hảo. Cử chỉ nàng vẫn lả lơi cùng Đổng Trác nhưng ánh mắt lại trao tình cho Lữ Bố. Mỗi lời thoại câu ca đều xa gần hướng tới Lữ Bố với một vẻ chân thành đến tội nghiệp. Một mặt nàng đã sử dụng chiêu bài “mỹ nhân kế” quá thuần thuật, nhưng mặt khác, lại là bày tỏ tình cảm chân thật trong lòng. Bởi vì giữa nàng và Lữ Bố ít nhiều phải có sự cảm mến giữa trai anh hùng gái thuyền quyên.


Không nổi tiếng như Điêu Thuyền, nhưng cô ca sĩ Phương Thúy trong “Tìm đến một bài ca” (vở này còn có tên là Cho Trọn Cuộc Tình) trên sân khấu Sài Gòn 1 cũng là một vai hay của Nghệ sĩ ưu tú Tô Kim Hồng. Đây là một nhân vật không thật đặc sắc trong một kịch bản thành công ở mức độ vừa phải. Nhưng điều đáng nói là Phương Thuý đặc biệt phù hợp với cái “tạng” của Tô Kim Hồng. Cô là một ca sĩ sống hoàn toàn duy cảm, tuy chưa đến nổi buông thả. Cô tôn thờ một tình yêu tuyệt đối, bất chấp những thay đổi xã hội của đời sống xung quanh. Với mái tóc đài bồng bềnh, tà áo dài máu sáng, và – dĩ nhiên – ánh mắt sắc sảo như luôn hướng về một cỏi xa xăm nào, Phương Thuý của Tô Kim Hồng đúng là hình ảnh “em vẫn là người em sầu mộng của hôm nào”.

Một vai diễn nữa tuy là vai phụ những cũng rất khó quên là bà Huyện trong Ngao Sò Ốc Hến. Lớp bà Huyện đánh ghen với diễn xuất quăng bắt của hai Nghệ sĩ ưu tú Thanh Điền – Thanh Kim Huệ đã đem lại cho khán giả những tràng cười nghiêng ngả. Vừa thấy mặt chồng bà hỏi: “Ông đi đâu mà giữa đêm hôm tăm tối như thế này?”. Ánh mắt liếc sắc ngọt và câu nói về cuối hạ thấp giọng xuống trong một cái nghiếng răng không thành tiếng. Rồi bà bắt đầu kể lể: “Tôi lòn cúi khắp các cửa quan, tôi đút lót nhiều của quí. Tôi chịu cực phải còng lưng năn nỉ, để ông được ngồi cao với áo lụa khăn là”. Đứng trên cương vị của bà Huyện thì đó là tâm sự chân thành của người vợ thương chồng, nhưng từ góc độ của khán giả thì lại là một sự hé lộ chân tướng của một bậc “phụ mẫu chi dân”. Cái khó của diễn viên là phải vừa thể hiện được sự mủi lòng của nhân vật đồng thời vẫn duy trì được cảm hứng phê phán trào lộng trong tâm lý người xem. Bà Huyện không được phép tự cười cợt tấm chân tình của chính mình, mà khán giả lại cũng không thể cảm động theo bà. Tô Kim Hồng đã xử lý tốt lớp diễn này. Bà huyện của chị khóc sụt sùi rất thật, nhưng từ cách rút chiếc khăn cho tới cách chậm nước mắt đều có vẻ kiểu cách đỏm dáng. Do đó khán giả không thể lây sự xúc động của bà mà càng thấy nực cười cho cái cốt cách trưởng giả học làm sang.

Cuối cùng phải nhớ tới một vai đào nhì: Phương Thành trong "Áo cưới trước cổng chùa" của đoàn 2-84. Bên cạnh một Xuân Tự lấy hết nước mắt của người xem, sự trong trẻo của Phương Thành đã giúp khán giả lấy lại sự cân bằng. Tô Kim Hồng đã khắc hoạ hính ảnh một Phương Thành “tính vẫn ngây thơ như thời còn để chỏm” thật đáng yêu. Tình bạn của Xuân Tự và Phương Thành là một tình bạn quá cảm động hiếm có của cải lương. Khi Xuân Tự ký thác cho Phương Thành nắm tóc, cô nhận bằng cả hai tay. Hành động đó biểu lộ sự trân trọng, lại nhất quán với lời ca của bài Phụng hoàng tiếp theo: “Cằm nắm tóc em trao tay nghe trĩu nặng ân tình”. Đến khi Phương Thành nhận lời Xuân Tự gá nghĩa với Tô Châu, trong ngày đám cưới, cô không giấu được niềm vui của một cô đâu mới, lại vừa sợ làm thương tổn đến tình cảm của Xuân Dự. Diễn xuất của Tô Kim Hồng thật duyên dáng. Cô vừa cười thẹn thùng: “Ai cũng khen anh Tô Châu là một chàng trai chất phác hiền lành. Ai cũng nói ảnh thật đẹp đôi với con nhỏ Phương Thành” đã giật mình liếc nhanh Xuân Tự rồi nhìn xuống đất. Và cuối cùng cô lo lắng: “Sợ ảnh chê chị là cô gái quê mùa, cưới về ba bữa ảnh đuổi xua ra đường”. Dứt câu vọng cổ, Phương Thành hất tà áo dài, rút hai chân lên ngồi bệt xuống bộ ván gõ gọn gành đúng y phong cách mộc mạc của thôn nữ miền Tây.

Sự nghiệp của Tô Kim Hồng có thể là không thật rực rỡ với nhiều giải thưởng, huy chương, nhưng chị vẫn là một gương mặt để lại nhiều dấu ấn riêng và đẹp trong đời sống sân khấu.

Sưu Tầm

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Nghệ sĩ Ưu Tú Tô Kim Hồng - 10.04.2006 08:32:06

Đôi NS Nam Hùng & Tô Kim Hồng

Kính mời quí vị độc giả & ACE mở link này xem tiếp...
http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=151649&mpage=41
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.04.2006 08:37:27 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Cô Bảy Phùng Há - 17.04.2006 05:28:19
Cô Bảy Phùng Há

Nữ nghệ sĩ tiền phong Phùng Há, thường được gọi là Cô Bảy Phùng Há năm nay đã hơn chín mươi tuổi, Cô Bảy vẫn còn khoẻ mạnh và hiện đang sống trong chùa nghệ sĩ ở Gò Vấp. Cô Bảy là một danh tài mà giới nghệ sĩ cải lương rất kính mến, xem Cô Bảy là một trong những người đầu tiên có công khai sơn phá thạch xây đựng nền nghệ thuật sân khấu cải lương Việt Nam.

Cô Bảy Phùng Há tên thật là Trương Phụng Hảo, sanh ngày 30 tháng 4 năm 1911 (Tân Hợi) tại làng Ðiều Hòa , tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho. Tính đến nay thì Cô Bảy đã được 95 tuổi dương lịch. Cô Bảy đã phụng sự sân khấu hơn 80 năm kể từ vai hát đầu tiên năm 13 tuổi, đó là vai Giả Thị trong tuồng Hoàng Phi Hổ Qui Châu của soạn giả Nguyễn công Mạnh.
Phụng Hảo họ Trương, gốc tích của dòng họ Trương là ở làng Phú Lạng, huyện Hạc Sơn, tỉnh Quảng Ðông Trung Quốc. Ông Trương Nhân Trưởng, cha ruột của nữ nghệ sĩ Trương Phụng Hảo vì chơi quấn pháo vào bím tóc của một người bạn, pháo nổ văng mất bím, sợ bị tù tội nên ông mới bỏ trốn sang Việt Nam. Ông Trương Nhân Trưởng đã có vợ bên Tàu, nhưng vì đang trốn chạy nên không mang vợ theo được.
Ông Trưởng đến Mỹ Tho làm nghề bán thịt bò, ông cưới bà Lê thị Mai, người làng Ðiều Hòa. Hai ông bà có được với nhau 7 người con: Trương Tích Kỳ,( con trai trưởng), Trương Ngân Hảo ( nữ), Trương Liên Hảo( nữ), Trương Tích Huy( nam, đã chết lúc nhỏ), Trương Tích Trung( nam), Trương Phụng Hảo( nữ) và Trương Nguyệt Hảo( nữ).
Bà Lê Thị Mai thường gọi Trương Phụng Hảo là Phùng Há, theo cách gọi của người làng quê Trung Quốc nên Trương Phụng Hảo lấy nghệ danh là Phùng Há để tưởng nhớ mẹ của mình.
Cơ duyên trở thành nghệ sĩ
Nữ nghệ sĩ Phùng Há là gốc người Hoa, và việc trở thành người nghệ sĩ tài danh của sân khấu cải lương Việt Nam theo Cô Bảy là do sự an bài của Tổ Nghiệp!
Cô Bảy Phùng Há cho biết là Ba cô làm ăn ở Việt Nam rất phát đạt, khi ông mất thì mẹ cô và các anh chị em cô đưa ông về an táng ở huyện Hạc San Trung Quốc, gia sản ở Việt Nam trao cho người anh cả là Trương Tích Kỳ quản lý.
Khi mẹ cô và cô trở về Việt Nam thì anh TrươngTích Kỳ muốn chiếm đoạt cả gia sản nên định mua vé tàu đưa hai mẹ con cô trở về Hạc San chớ không cho ở chung một nhà như khi Ba cô còn sống. Mẹ cô không muốn trở về Tàu, sống trong thân phận của người vợ lẽ, một thân phận chẳng khác gì con sen hay người ở đợ, nên mẹ cô dẫn cô về ở nhà với bà ngoại của cô trên chợ Giòng Nhỏ.
Bà ngoại mù lòa, mẹ cô đau yếu liên miên, Trương Phụng Hảo phải đi mò lạch, kiếm cá, kiếm tép để làm thức ăn nuôi bà và mẹ. Bà Tư trong xóm thương tình dẫn Phụng Hảo tới làm công in gạch trong lò gạch của ông Bang Hoạch ở xóm cầu đúc. Tiền công in một trăm viên được ba xu. Phụng Hảo làm không quen nên vừa làm vừa ca nghêu ngao cho đở buồn. Không ngờ những người cùng làm công trong lò gạch nghe thích quá, mới bảo cô ca cho họ nghe, họ phụ in gạch để cho cô có tiền nuôi mẹ.
Lúc đó ông Bầu Hai Cu, chủ gánh hát Tái Ðồng Ban, nghe đồn có con nhỏ xẩm lai ca hay lắm nên ông tìm tới. Nghe giọng ca của cô Phụng Hảo, ông thấy có thể đào tạo cho cô hát trên sân khấu Tái đồng Ban nên ông ký hợp đồng với cô, do mẹ cô đại diện. Ông cho mượn trước 50 chục đồng để lo thuốc thang và dưởng nuôi bà ngoại cô, lương của cô được 8 cắc mỗi suất diễn, hai mẹ con theo gánh hát được nuôi cơm và có chỗ ở. Lúc đó cô làm ở lò gạch, vừa làm vừa ca mà chỉ được có một cắc mỗi ngày thôi.
Thầy tuồng Nguyễn Công Mạnh và nghệ sĩ Năm Châu dạy cô hát, nhạc sĩ Tư Chơi dạy cô ca. Phụng Hảo siêng năng, sáng dạ nên chỉ trong một tuần lễ học là cô có thể đóng tuồng chung với kép Năm Châu. Học xong tuồng nào thì hát tuồng đó. Ông Bầu bảo lấy tên Phùng Há làm nghệ danh cho cô. Ðó là bước đầu khởi nghiệp của nữ nghệ sĩ Phùng Há .
Lúc đó thành phần nghệ sĩ gánh Tái Ðồng Ban, bên đào thì có: Phùng Há, Ba Nhàn, Ba Liên, Năm Phụng, Hai Quờn. Hai Quờn về sau là vợ của anh Ba Du.
Bên kép có : Năm Châu, Tám Mẹo, Ba Du, Tư Út, Từ Anh, Hai Bông, Năm Tỵ. Nhạc sĩ Tư Chơi tức là Huỳnh Thủ Trung, lúc đó đờn đoản, anh Tư Chơi cũng có viết tuồng hát nữa.
Tuồng hát : có các vở Hoàng Phi Hổ quy Châu, của soạn giả Nguyễn Công Mạnh, vở tuồng Thôi Tử Thí Tề Quân, Mổ Tim Tỷ Can, Anh Hùng Náo Tam Môn Nhai của soạn giả Nguyễn Thành Châu, vở tuồng Khúc oan vô lượng, Tội của Ai của soạn giả Tư Chơi. Phùng Há đóng cặp vớì anh Năm Châu được khán giả khen là rất xứng đào xứng kép.
Nhưng mối tình đầu của Cô Bảy Phùng Há lại là với nhạc sĩ kiêm soạn giả Tư Chơi. Nghệ sĩ Tư Chơi là người chồng đầu tiên của nữ nghệ sĩ Phùng Há. Họ có chung với nhau một đứa con gái, đặt tên là Lý Bữu Trân. Lý Bữu Trân sanh năm 1927 và mất năm 1959 tại Saigon.
Nữ nghệ sĩ Phùng Há có nhiều vai tuồng hát để đời, riêng vai Lữ Bố trong tuồng Phụng Nghi Ðình, khi Cô Bảy Phùng Há hát vai Lữ Bố, có một nhà thơ đã tặng cho nghệ sĩ Phùng Há mấy câu thơ :

Ấy mới tài ! Ấy mới duyên!
Lẵng lơ Lã Bố Hí Ðiêu Thuyền
Ai hay Lã Bố là cô ả
Ðã quyết tao… Phùng… Há dám quên!


Sưu tầm


Xin mời quí vị mở link này xem tiếp...
http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=151649&mpage=42
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.04.2006 05:32:42 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Họp Mặt Bạn "NET" & Văn Nghệ Sĩ Paris - 03.07.2006 09:03:24
Họp Mặt Bạn "NET" & Văn Nghệ Sĩ Paris
Ngày 2 tháng 7 năm 2006
Tại nhà hàng "SàiGòn" Paris 13



Từ trái sang phải : Nguyên Nhân - Chu Lai (Úc Châu) - ViệtHoàiPhương_HTMaiThảo - Sương Mai (Cali-USA) - Hàn Lệ Nhân - Bạch Nhân Trang (ko TVPRĐT) - Miên Thụy (Hòa Lan) - 7_vdn - Góc Trời Paris
Ảnh do Kim Long_HoàiChâu chụp - Chắc tay KL hơi run nên máy chụp hình của 7 bị chao
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.07.2006 01:44:54 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Họp Mặt TV PhốRùmĐT & Văn Nghệ Sĩ Paris - 03.07.2006 09:06:23

Hàn Lệ Nhân với 5 Nàng Thơ
Chu Lai - Sương Mai - Hàn Lệ Nhân - 7_VDN - Miên Thụy - Việt Hoài Phương_HTMaiThảo

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Họp Mặt Bạn "NET" & Văn Nghệ Sĩ Paris - 07.07.2006 01:24:31

Từ trái qua phải : Agnès-Thiên-Kim (ái nữ vdn) - Bạch Nhân Trang - Chu Lai - Nguyên Nhân - Sương Mai
Hàn Lệ Nhân - Miên Thụy - Việt Hoài Phương_HTMaiThảo - 7_vdn - GócTrờiParis - Đinh Lâm Thanh

HỌP MẶT VĂN NGHỆ SĨ
NGÀY 02.07.06 TẠI PARIS
THÚY DIỄM
***


Cuộc họp mặt văn nghệ sĩ tại Paris vào tối ngày 02.7.2006 ở nhà hàng SàiGòn trong quận 13 do Chị Việt Dương Nhân tổ chức, đã quy tụ một số anh chị em nghệ sĩ, tuy gọi là bỏ túi nhưng với sự góp mặt của vài anh chị em đến từ ba lục địa và chương trình kéo dài đến khuya đã đem lại một đêm thật ấm cúng và cảm động cho những người tham dự.

Ngoài các nghệ sĩ trong giới tân, cổ nhạc, cải lương, thơ, văn, điện ảnh còn thấy sự hiện diện một vài nhà báo.. Chương trình dự trù từ 16 giờ đến nửa khuya. Chị Việt Dương Nhân cho biết, mục đích buổi họp mặt nhằm mục đích hội ngội một số các nhà thơ nhà văn đã biết nhau trên diễn đàn Đặc Trưng và một số anh chị em nghệ sĩ tại Paris. Đây chỉ là một buổi họp mặt bỏ túi và tổ chức trong tình thân hữu giữa bạn bè quen thuộc.

Dù được giới thiệu vậy nhưng chúng tôi thấy sự hiện diện một số lớn anh chị em nghệ sĩ từ :

Các Văn Nghệ Sĩ ở Pháp : Võ Hùng Anh_Xuân An, Trần Song Thu, Kim Long_Hoài Châu, Bạch Nhân Trang, Trần Nghĩa Hiệp, GóctrờiParis, Thiên Kim Agnès Hiver. Đỗ Bình, Thúy Hằng, Việt Dương Nhân, Nguyễn Thị Khánh Hoà, Lê Lộc, Việt Hoài Phương, Hàn Lệ Nhân, Đỗ Bình, Trọng Lễ. Các Nhà văn Tô Vũ, Bích Xuân, Đinh Lâm Thanh.

Mỹ : Nữ Sĩ Sương Mai

Hòa Lan : Nữ Sĩ Miên Thụy

Úc Đại Lợi : Bạn thơ Chu Lai và Nguyên Nhân.

Trước bữa cơm thân mật, theo thói quen, các nghệ sĩ trình bày thơ, nhạc của mình để trao đổi chào mừng trong tinh thần văn nghệ. Trong dịp nầy chúng tôi được thưởng thức những bài thơ, những bản nhạc qua giọng ngâm và tiếng hát chính của tác giả. Ngoài ra cũng cơ hội để nghe và xem tận mắt tài nghệ của người nghệ sĩ đa tài Hà Lệ Nhân qua lối trình diễn và gịong hát bài :

Mười Năm Một Chiều
Hàn Lệ Nhân


Mười năm trước
Còn đi học yêu em anh làm thơ,
Những bài thơ xanh mơ
Theo mắt môi em cười vui phố vắng ;
Những bài thơ dằng dặc lấm bao giấy trắng
Và mảnh hồn anh cay đắng gậm nhấm dần.
Những bài thơ anh viết cho riêng anh đọc lại,
Mỗi khi mình hờn dỗi,
Xếp bao tự ái,
Tìm em xin lỗi ...
Tình đôi ta đẹp, mới
Như thuở nói tiếng yêu đầu.

Mười năm trôi qua
Hai đứa mình cách xa
Nửa vòng trái đất.
Rồi chiều nay hướng về Savannakhet
Anh thấy anh, em hỡi, anh thấy em...
Thấy từng buổi học êm đềm,
Chung lớp, chung bàn, chung ghế,
Chung khoảng trời xanh nhỏ bé
Sau khung cửa sổ loang sơn ;
Chung Cửu Long Giang trang điểm hoàng hôn
Gợn sóng Lăm-tời vời vợi.
Chung cả niềm mơ những ngày tháng tới
Chung Mẹ, chung Cha trọn một kiếp người ...

Mười năm trôi qua
Hai đứa mình cách xa
Nửa vòng trái đất.
Rồi chiều nay ở bên nầy đất khách,
Anh nhớ em, em hỡi anh nhớ em.
Nhớ Rennes, nhớ dòng sông Vilaine,
Tàn đêm bảy sáu,
Đất trời mênh mông hồn anh không nơi nương náu ...
Tan tác rồi yêu dấu thuở học sinh.
Hai ta yêu nhau bằng tình trai gái
Mà đành mất nhau vì oan trái lạ đời :
Chủ nghĩa làm chi em ơi !
Chủ nghĩa làm chi em ơi !
Chết yểu nụ cười,
Người phải xa người,
Con tim không dám hé lời con tim.

Mười năm trôi qua
Hai đứa mình cách xa
Nửa vòng trái đất.
Rồi chiều nay, mưa rơi như tiếng nấc :
Mười năm chôn một bóng hình,
Một chiều sống lại mối tình mười năm.

Hàn Lệ Nhân

Paris, 1986


Mời các bạn bấm vào tên bài thơ dưới đây để nghe diễn ngâm

Đàn bầu: Chí Tâm - Piano: Jules Tambicanou - Sáo: Xuân Lôi


Và những bài độc tấu đàn Bầu của nhạc sĩ Trọng Lễ.

Thơ nhạc trình bày bởi các nghệ sĩ liên tục kéo dài trên ba giờ, đến quá 20 giờ 30, chương trình tạm ngưng để nhà hàng chuẩn bị buổi ăn tối. Điều chúng tôi ghi nhận nổi bật nhất là sự góp mặt của một thi sĩ trẻ, Thiên Kim Agnès Hiver (ái nữ của chị Việt Dương Nhân) qua bài thơ La Folie sau đây, một tác phẩm thật hay từ nguyên bản tiếng Pháp cũng như bằng lời Việt, dịch bởi Song Anh, xin phép đưa lên đây cống hiến những người yêu thơ :

La Folie

Thiên Kim Agnès Hiver

Tout au début,
Longtemps, j’ai avancé dans ma vie
Longtemps, j’ai reculé plusieurs fois face à ma lâcheté, à mes faiblesses,
J’étais ma propre traîtresse !
Mal dans ma peau ! en ne prenant pas la vie avec courage comme le font si bien les autres.

Je me suis cachée, je me suis mentie
Et un jour éclata la folie dans mon être !
Grâce à cette folie, je n’avais plus peur, je me trouvais courageuse…
La folie m’accompagne, mon protecteur

Folie, tu évacues me peurs
Car dans ton pays ne voyagent que les fous, les insensés
La mort n’est rien quand on est fou
On supporte tout et rien
Le destin accomplit son œuvre
Il n’y a pas de meilleure façon de mourir en perdant la raison,
et la raison n’existant plus, la souffrance, passerelle vers la mort, s’éteint aussi

Cuồng Điên
(Song Anh dịch)

Từ những ngày đầu
Ta bước tới trên quãng đường thăm thẳm
Ta cũng đã lùi lại biết bao phen
Ta không còn dũng cảm
Trước nhu nhược yếu hèn
Nên lừa mình, dối ta
Cho đời thêm chán ngán.

Cả với mình, ta dối gian lẫn trốn
Rồi một ngày hồn hóa dại chơi vơi
Cuồng loạn đó cho ta thêm can đảm
Là Thiên Thần hộ mạng của riêng ta

Cuồng điên ơi ! Ta không còn sợ nữa
Nơi xứ Người ăm ắp kẻ như ta
Chết là chi khi hồn thôi thắc mắc
Chuyện sống còn theo định mệnh đã ghi
Chết nào đẹp như khi người điên chết,
Đau khổ không còn tiễn bước chốn Thiên Thu.


Trong dịp nầy, cơ hội được nghe tiếng hát của Nữ Sĩ Miên Thụy qua một bài thơ của Chị được phổ nhạc cũng như tiếng hát của nhà văn Bích Xuân qua bài ‘Trả hết cho người‘. Trước khi vào bữa cơm thân mật, nhà văn Tô Vũ giới thiệu với anh chị em nghệ sĩ cuốn "45 – 54" ‘Chín năm khói lửa, sự thất bại của một cuộc chiến’ vừa mới xuất bản.

Chỉ là buổi họp mặt bỏ túi nhưng đã thành công về mọi mặt : Dịp hội ngộ của một số anh chị em đã quen biết nhau trên các diễn đàn và cũng là cơ hội để một số văn nghệ sĩ tại Paris làm quen, kết thân với nhau.

Paris, 06.07.06
Thúy Diễm
Thông tín viên www.viet.no
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.07.2006 02:34:13 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Họp Mặt Bạn "NET" & Văn Nghệ Sĩ Paris - 07.07.2006 01:51:55

Nhà Thơ nữ Sương Mai & 7_vdn

"Tình tôi, ôi rất tầm thường
Nhưng tôi gói trọn một trường ái ân *"
Tiếc rằng tôi chẳng nam nhân
Để em lẻ bóng độc thân giữa đời...

Hổng biết phải dzậy không? Phá tí cho vui nha SM !
(*) Thơ Mặc Trúc Lang


Xin xem tiếp link này..
http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=151649&mpage=50
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.07.2006 02:16:08 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
RE: Họp Mặt Bạn "NET" & Văn Nghệ Sĩ Paris - 07.07.2006 02:20:00

Sương Mai - Chu Lai - Việt Hoài Phương_THMT - Hàn Lệ Nhân (đứng)
Nhạc Sĩ Trọng Lễ & Kim Long_Hoài Châu (ngồi)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.07.2006 02:21:47 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Họp Mặt Bạn "NET" & Văn Nghệ Sĩ Paris - 07.07.2006 02:25:35

7_vdn & Miên Thụy thật tình tự

"Ước gì ta có chiếc đũa thần
Để ta hóa kiếp thành nam nhân
Hay làm bướm trắng cho em giỡn
Nắm bắt đùa vui giữa cõi trần..."
He he he... [sm=yeah.gif]


Xin xem tiếp link này...
http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=151649&mpage=50
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.07.2006 02:27:45 bởi Viet duong nhan >

Ct.Ly

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Họp Mặt Bạn "NET" & Văn Nghệ Sĩ Paris - 12.07.2006 08:45:32

Trích đoạn: Ct.Ly

Chi- 7 xấu quá đi

Miên Thụy hát ở Paris mà chị hỏng cho em biết, dể em đi nghe nhen

Chị lúc này phẻ khg?
Bớt ho " gà" chưa hở chị

Chà có anh Kim Long đi theo ah, vui nhỉ, hèn chi lúc này vắng tiếng của anh ý lấu lắm rồi

Chúc chị luôn vui

Thân thương

Ly ui !
Đâu có nghĩ "được" họp bạn 'xôm tụ' như vầy Ly ! Cũng nhờ Kim Long đến chở Nhạc Sĩ Trọng Lễ mới có đàn rồi bắt đầu 7 "hú" được Hàn Lệ Nhân (nhà mình) và...
Tưởng gặp an Phở thôi... Ai dè gầy được - Chừng nào Ly lên Paris "hú_rủ_reng" những Thành Viên VNThư Quán mình gặp mặt ăn Phở "SàiGòn" cho đổ mồ hôi chơi nha ! Năm nay Sư Đệ Mars có qua Paris không vậy Ly ? À, lâu quá ko thấy Mây Vàng ha ? Chắc đi chơi xa ruì ! mây Vàng ới ơi MV !
7 vẫn ho ho và giọng nói khào khào như "vịt đực"đó á
Chúc Ly và gia đình an vui.
[sm=kissing.gif][sm=kissing.gif]
7_vdn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.07.2006 08:47:39 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Vọng Cổ "Bình Định Vương Lê-Lợi" - 18.07.2006 08:47:11
Vọng Cổ
Tí Trễ_Hồng Quang
Bình Định Vương Lê-Lợi

(Tiếng trống trận, tiếng quân reo ...)


Lê Lợi : Nầy Nguyễn khanh (dạ), tiếng quân reo khắp bốn bề vang dội, chắc là quân ta lại chạm trán với địch quân .
Nguyễn Trải : Tâu Chúa Công ...
(Nguyễn Trải chưa kịp nói gì thì 1 nghĩa quân chạy vào ...)
Nghĩa quân : Tâu Chúa Công ...
Ca Sơn Đông Hướng Mã :
(I) ... Khắp bốn phía
Giặc trùng vây
Quyết bắt .---
Chúa Công .---
Xin Chúa Công
Hãy kíp liệu toan
Thu quân chủ lực
Để bảo tồn lực lượng
Kẻo chẳng .---
Kịp rồi .---
Giặc đã tràn vào

(II) Nguyễn Trải : ... Nghe ngươi nói
Mặt Tây Nam
Thế trận .---
Đã vỡ tan .---
Dù Quân Minh
Có kéo đến đây
Chúng ta cũng quyết
Liều mình giết giặc
Giữ vững .---
Lời thề .---
Lúc khởi nghĩa phất cờ ...

Lê Lợi : Ca Vọng Cổ :

1- Nguyễn khanh ơi, lòng ta đã quyết hy sinh cho tiền đồ Tổ quốc thì những giờ phút nguy nan càng sục sôi thêm giòng máu căm ... thù . Tiếng giáo gươm âm vang trong lửa khói mịt mù , hoà trong tiếng reo hò quyết chiến của đoàn quân nghĩa dũng Lam Sơn, ta thấy trách nhiệm mình càng nặng nề hơn với tướng sĩ ba quân, và với mấy triệu sanh linh đang lầm than trong xích xiềng quân cướp nước .

2)Nguyễn Trải : Tâu Chúa Công, thần trộm nghĩ tự ngàn xưa bao giờ chính nghĩa cũng thắng hung tàn . Dẫu ngày nay quân Minh ỷ mạnh kéo đến đây mấy chục vạn binh hùng, thì sức cô thế yếu ta đành nhường bước giặc ngoại xâm, nhưng quân dân ta sẽ được dịp trui rèn hun đúc chí hờn căm, đoàn kết thành một lực lượng kiên cường vững mạnh, đợi thời cơ cùng đứng lên quét sạch xâm loàn giải phóng quê hương .

(Hoạt cảnh múa cờ thời Lê Lợi)

(Mười năm sau, khi đã chiến thắng đánh đuổi giặc Minh)

Lê Lợi : Nầy Nguyễn khanh, ngày nay đất nước ta quân thù sạch bóng, nhìn dân ta đang hát khải hoàn ca, sao lòng ta bỗng nhiên xúc ...
Ca Nặng Tình Xưa : ... động (fạn), không cầm giọt châu (liu)
2- Khi ta nhớ lại ngày nào nơi Chí Linh (liu)
3- Lê Lai đã anh dũng quên mình (xàng)
4- Đem máu xương tô điểm sơn hà (xàng)
5- Làm vẻ vang cho giống nòi Hồng Lạc (fạn)
6- Viết trang sử hùng đậm nét vàng son (liu)
7-Ng.Trải : Nay quê hương đã qua hồi tao loạn (fạn)
8- Muôn dân đều lạc nghiệp âu ca (liu)
9- Trên khoảng trời xanh rộng bao la (liu)
10- Người anh hùng đã hy sinh cứu Chúa (cống)
11- Sẽ ngậm cười nhìn quốc thái dân an (xê)
12- Và chúng ta sẽ quyết tâm hợp lực (xự)
13- Dựng xây nước nhà luôn vững mạnh (xự)
14- Cho rạng ... danh hào kiệt ... (xự)
15- Gương dũng liệt rạng ngời năm châu (liu)
16- Cho nhân loại đời đời soi chung (liu)
17- Nước Nam thạnh trị hùng cường (xàng)
18- Dân ta no ấm thanh bình (xàng) ...

Lê Lợi : Ca Vọng Cổ :

4- Nguyễn khanh ơi, suốt mười năm đấu tranh trường kỳ gian khổ, hôm nay ta mới thấy lòng rộn rã niềm vui khi nhìn dân tộc ta đang tiến bước trên con đường tương lai đầy vinh quang xán lạn huy ... hoàng . Khanh hãy nhìn từng đoàn thanh niên nhựa sống căn ... tràn , ngày hôm qua họ còn là những chiến binh kiêu dũng mà nay đã tay cuốc tay cày đi xây dựng quê hương . Ôi giang sơn đất tổ Hùng Vương, bao thế hệ quyết lòng gìn giữ, giặc ngoại xâm dẫu hung tàn bạo ngược, rồi cũng tan thây trước nòi giống Tiên Rồng .

5-Ng.Trải :Tâu Chúa công, Chúa công dạy chí phải, nước ta trải 4000 năm từ thời dựng nước vua Hùng . Một tấc đất cũng quyết lòng gìn giữ dù phải hy sinh đến giọt máu sau cùng . "Nam quốc sơn hà, Nam Đế cư ... Tiệt nhiên định phận tại thiên thư ... Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ... Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư " ...Lời tiền nhân vẫn còn lồng lộng, bọn giặc Bắc phương phải tỉnh mộng xâm loàn .

6-Lê Lợi : Bọn giặc Minh cùng đường bôn tẩu, ta cũng lấy đức hiếu sinh của truyền thống Tiên Rồng cho chúng một đường sanh, vậy khanh hãy truyền cho tướng sĩ ba quân, cấp cho chúng thuyền bè lương thực, để khi về nước chúng phải hiểu rằng dân tộc ta không hề hiếu chiến, nhưng khi cần phải đấu tranh giữ nước thì tất cả đồng một quyết tâm tiêu diệt quân thù .
Ng. Trải : Chúa công lòng dạ nhân từ ... Quân thù cảm đức đời đời ghi ơn ... Từ nay một dãy giang sơn ... Thanh bình độc lập sáng gương anh hùng .

Ca Miên Hậu Hồi Cung :

Rền vang khắp nước khúc khải hoàn ca
Trời Nam khoe sắc ngát hương ngàn hoa
Tự Do no ấm muôn dân thái hoà
Chúa tôi chung sức dựng xây nước nhà
Tiến bước ... một lòng
Cùng nhau ta tiến lên ... (lập lại)
Rền vang khắp nước khúc khải hoàn ca
Trời Nam khoe sắc ngát hương ngàn hoa
Tự Do no ấm muôn dân thái hoà
Chúa tôi chung sức vững trị sơn hà
Hoà ca ....

Tí Trễ_Hồng Quang
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.07.2006 08:51:15 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Đại Hội Ca Vũ Nhạc Quốc Tế Kỳ V - HTTT VNHN - 05.08.2006 05:25:29
Kính xin thông báo cùng ACE
Thi_Văn_Nghệ_Sĩ Toàn Thế Giới

Đại Hội Ca Vũ Nhạc Quốc Tế Kỳ V
Do Hội Tài Tử VNHN
"Cụm Hoa Tình Yêu"
Tổ Chức





Với Ban Nhạc New_Cỏ_May
do Lưu Vĩnh Hạ đảm trách
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2006 05:41:29 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Thơ_Nhạc Chủ Đề ÁO DÀI Quê Hương - 24.08.2006 08:12:55
VDN chân thành cảm ơn
Nhà Thơ Quốc Nam đã gởi thiệp mời
Xin Thông Báo
Đến ACE Văn Nghệ Sĩ Khắp Nơi




Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Những nam nữ nghệ sĩ cải lương nào đã đi tu ? - 27.08.2006 03:35:48
Cải lương ba điều bốn chuyện :
Những nam nữ nghệ sĩ cải lương nào đã đi tu ?


Triều Giang

Trong giới cải lương từ bầu bì cho đến đào hát, hầu như ai nấy cũng có tu, chữ tu nói ở đây có nghĩa là theo đạo như Năm Châu, Ba Vân thì theo Bửu Sơn Kỳ Hương, bà bầu Kim Chưởng và bà bầu Thơ của gánh Thanh Minh thì thọ giáo tại một vị sư ở Long Xuyên. Gia đình cô Bích Thuận thì theo đạo Thiên Chúa và Hùng Cường thì luôn miệng xưng là đệ tử của Thầy Trí Quang, còn đào thương Út Bạch Lan mỗi lần chán ngán là tính theo... thầy nào đó mà người ta không biết rõ, như vậy ai nấy đều có ý hướng tu tập, nhưng là tu tại gia, cũng có nghĩa là trọng đạo này hay đạo kia.

Trong bài này chúng tôi đề cập đến những nghệ sĩ lớn đã xuất gia, tức là thí phát vào quy y tại chùa, ăn mặc nâu sòng, sớm kệ chiều kinh, gác ngoài tai những sự phù trầm của thế gian, và dĩ nhiên là không còn muốn nghe ai nói đến nghề nghiệp của mình trước đây nữa. Thế nhưng, tại sao số nghệ sĩ này lại làm thế, buồn vì cải lương đã quá xuống dốc chăng, hay là chán cho thế thái nhân tình? Chúng tôi xin kể dưới đây một số trường hợp mà có nhiều người biết.

Trước hết xin nói về nghệ sĩ Sáu Ná, được coi như người khởi nghiệp cho lớp nghệ sĩ đi tu, do bởi trước đó chưa từng nghe ai nói đến vấn đề này, mà chỉ nghe là họ đi tu trong tuồng hát cải lương như cô Lan trong tuồng Lan và Ðiệp, hoặc vai cô Hương trong Nửa Ðời Hương Phấn.

Số là xưa ở gánh Kim Thanh có anh kép độc gọi là Sáu Ná, sống lơ lơ lửng lửng và hát cũng không được coi là hay. Thế nhưng từ cái dạo mà soạn giả Lê Khanh để cho anh này được một vai kép độc trong tuồng “Những Kẻ Tội Lỗi” thì anh được cô đào chánh kiêm giám đốc đoàn Thúy Nga yêu liền, và ăn ở như vợ chồng vậy. Nhưng rồi chẳng bao lâu sau, chừng như mối tình Thúy Nga -Sáu Ná cũng đến hồi tan vỡ. Trước cảnh đó Sáu Ná bỏ lên Thất Sơn cạo đầu đi tu, và từ dạo đó người ta không còn thấy Sáu Ná đâu cả, thỉnh thoảng có người đi núi về cho biết Sáu Ná giờ đây có tới hai ba kiểng chùa trên Bảy Núi và không hề bước chân xuống đồng bằng. Có lẽ Sáu Ná là anh chàng bỏ sân khấu đi tu trước hơn ai hết, bỏ đi từ khi cải lương còn rầm rộ ngon lành.

Kế đến là Năm Công, người tiên phong cải lương từ nguyên thủy gánh Văn Hí Ban, cho đến hơn vài chục gánh về sau này, một con người tận tụy với nghề hát chưa ai bằng, để rồi suốt đời không có đến hai bộ đồ trong thân. Làm bầu mang lấy nợ nần, đào kép bỏ đi ráo trọi bèn xuống tóc đi tu, tự chọn cho mình pháp danh là Thích Quảng Thành (nghe nói có lúc thầy xưng là Thích Quảng An, không biết pháp danh nào đúng).

Trước tiên thầy lập một am tại Thủ Thừa tu niệm, sau đó đến Thất Sơn lập thêm một am khác, và khi thấy có người kế vị được, thầy Năm Công lại tìm đất khác dựng am tự, ai cũng biết ông là người có công lớn dựng lên Chùa Nghệ Sĩ ở Gò Vấp. Thầy hết lòng vận động để tạo nên một ngôi chùa tại đây vừa thờ phượng nghệ sĩ quá cố, vừa kệ kinh siêu độ những ai trót chết sống với nghệ thuật. Ðến khi chùa này có vẻ khả quan, được nhiều người đến qui y thì Sư Thích Quảng Thành lại cuốn gói rảo bước giang hồ, định ra dãy Trường Sơn tìm cách lập thêm nhiều chùa khác nữa để độ chúng sinh sớm quay về thiền môn. Người ta thấy thầy Năm Công lập chùa dễ hơn lập gánh và không khó khăn như lèo lái gánh hát trước đây vậy!

Tiếp đến nói về cô Hai Ðá, nữ danh ca nổi tiếng với bộ dĩa “Gió Bấc Lạnh Lùng” trước đây, là một trong những làn hơi quyến rũ thời bấy giờ. Sau thời hậu chiến cô Hai Ðá đâm ra buồn nản rồi chợt vào chùa thí phát qui y, ngày hai buổi kệ kinh tại một ngôi chùa ở Gò Vấp, và do không tuyên bố gì hết nên rất ít người biết được rằng cô đã đi tu.

Giờ thì nói đến bầu Tư Thới và Lan Phương, bầu Thới trước là kép chánh của các gánh Tân Ích Ban, Hữu Thành, người nổi danh với vai Nhan Như Ngọc trong tuồng “Bồng Lai Hiệp Khách” và cũng là soạn giả soạn tuồng với bút hiệu Ngự Bình. Bầu Tư Thới từng là chồng trước đây của đào tài sắc Ba Ngưu, sau khi thất bại lần mòn với gánh Hữu Chí do ông anh chủ trương, đã bỏ đi tu cùng với người vợ sau là nữ nghệ sĩ Lan Phương. Mặc dầu có hai con gái và hai chàng rể còn đang hát, nhưng Tư Thới cảm thấy mình không còn hy vọng một lần nữa làm bầu, và tài viết tuồng cũng không qua mặt được đàn em đang mạnh tiến nên thối lui bằng cách đi tu mang theo cả vợ. Hai vợ chồng cùng tu để hôm sớm bên cạnh Phật đài, bao giờ cũng thấy ông bầu đồng vợ đồng chồng, người ta bảo ông bầu Thới có gốc tu nên vợ chồng ông không làm sao khác hơn được.

Giờ đây đề cập đến Tư Tao, tức danh ca Thanh Tao, nghệ sĩ lão luyện của cải lương, ông làm kép chánh từ các gánh Tân Thiếu Niên, Hề Lập, Thái Bình, Chấn Hưng, Năm Phỉ, cũng như đã từng làm bầu gánh Thanh Nhã, và là một trong bốn giám đốc đại ban Kim Thanh, đoàn hát lớn hoạt động khá mạnh vào giữa thập niên 1950.

Ðương thời Thanh Tao là “nghệ sĩ có xe hơi,” ông đi chiếc Peugeot 203 màu xám, nhưng không rõ chán nghề thế nào lại ngoảnh mặt với cải lương và bỏ đi tu. Ông đã cùng với vợ chồng Tư Thới, Lan Phương về tu dưới mái chùa của Hội Nghệ Sĩ, và có lẽ cũng là người thay thế Năm Công trong nhiệm vụ trụ trì tại chùa này.

Một dạo lại có tin đồn rằng do chốn bụi hồng trần còn quyến rũ, nên nghệ sĩ Thanh Tao đả cởi bỏ áo nhà tu, đi ra Cấp lập tiệm cà phê tại bến xe Toyota Vũng Tàu-Sài Gòn, có lẽ cũng để nghỉ mát dài hạn để lấy lại sức khỏe sau mấy năm chay lạt. Thế nhưng, trong một buổi cúng Tổ tại nhà Hội Nghệ Sĩ thì nghệ sĩ Thanh Tao xuất hiện trong chiếc áo nâu sòng và xâu chuổi tràng hạt cầm tay. Anh em xúm xít lại hỏi thì Thanh Tao buồn bã chấp tay rầu rĩ: Thưa các huynh làm gì có chuyện đó, đệ có nghe bà con nói báo viết như vậy nhưng đệ đã tu hành rồi nên gác hết ngoài tai. Nay tiện đây mới nói cho chư huynh hay rằng, từ khi đệ rời chùa Hội Nghệ Sĩ thì lại sang chùa bên Chánh Hưng, chớ làm gì có chuyện lập quán cà phê. Ðệ có ý định là một ngày nào đó ra Cấp để vào công quả cho Chùa Nam Hải Bãi Dứa, nhưng mà chưa đi thì đã có dư luận như thế.

- Kế đến là Ba Thâu, Sáu Huề là cặp vợ chồng nghệ sĩ tiền phong sánh ngang hàng với những Bảy Nhiêu, Tám Danh, Tám Mẹo..., và sau này thì Ba Thâu chỉ theo sân khấu với tánh cách đạo diễn, hoặc chăm sóc sân khấu để cho vợ anh là Sáu Huề hát mà thôi.

Sau ngày đoàn Hoa Mai tan rã, vợ chồng Ba Thâu, Sáu Huề có một thời gian đi làm cho lò gốm Thiên Thanh, nhưng thấy mỏi mệt còn hơn là đi hát, nên lại vào chùa để vừa làm công quả bằng cách ngày đi hái thuốc về cho chùa phát không cho bá tánh, đêm thì tụng niệm cho chúng sanh thoát cảnh lửa binh. Có lần Ba Thâu bị nạn xe cộ trong lúc đi hái thuốc, người ta cho rằng Ba Thâu được Ðức Phật phò độ nên lành lặn như thường. Bình thường người ta không thấy ông ở đâu, nhưng đến ngày giỗ Tổ tại nhà Hội Nghệ Sĩ người ta mới thấy Ba Thâu xuất hiện thôi.

- Và đến soạn giả Hoài Ðông, ông này trước đây viết tuồng cho gánh Phước Chung, rồi Thanh Hiệp, lại cũng có viết báo lai rai, nhưng sân khấu và báo chí vẫn không nuôi nổi ông, nên một thời gian Hoài Ðông vắng dạng ở Sài Gòn. Sau đó rất lâu chợt có người thấy ông ăn mặc nâu sòng, cạo râu ria, xuống tóc và tu tại một ngôi chùa gần Ngã Ba Cây Thị. Có ai hỏi ông về lý do đi tu thì Hoài Ðông chỉ mỉm cười rồi im lặng quay đi. Hoài Ðông vì chán nghề mà đi tu chăng? Còn rất nhiều đào kép bỏ nghề xuống tóc đi tu, nhưng chúng tôi không nắm vững tình trạng nên tạm ngừng tại đây vậy.

(Triều Giang)

Nguồn : hinhtran.com

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Khai Trương Đoàn Hát Cải Lương "Tình Nghệ Sĩ " - 29.08.2006 22:32:54
Khai Trương Đoàn Hát Cải Lương "Tình Nghệ Sĩ "
Với vở tuồng
Tiếng Sáo Đêm Trăng






<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.08.2006 22:56:59 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Vở Tuồng "Tiếng Sáo Đêm Trăng" - 29.08.2006 23:00:17
Múa Lân Khai Mạc

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Vở Tuồng "Tiếng Sáo Đêm Trăng" - 29.08.2006 23:05:46
Nữ nghệ sĩ Bạch Tuyết mở màn bài Tân Cổ Giao Duyên...

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
"Tiếng Sáo Đêm Trăng" của SG Lê Duy Hạnh - 29.08.2006 23:08:01
Mở màn vở tuồng
"Tiếng Sáo Đêm Trăng"










<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.08.2006 03:49:38 bởi Viet duong nhan >

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 8 trang, bài viết từ 61 đến 90 trên tổng số 225 bài trong đề mục