Văn Nghệ Sĩ & Quốc Hương_VDN (Paris)
Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 5 của 15 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 225 bài trong đề mục
Viet duong nhan 26.08.2005 02:29:58 (permalink)

Trích đoạn: ct.ly

Lúc nào cũng thấy chị Việt Dương Nhân, xinh lắm à nhen

Hèn chi, gặp chị là các nhà thi sĩ tha hồ...làm thơ cả đời à chị

Chèn, nghe ma petite SiS Ly khen 7 "xinh" lùm 7 thung thướng quá nè.
Trời Paris Lạnh quá SIS ui
Chúc SIS và gia đình an vui.
Thân thương[sm=kissing.gif][sm=kissing.gif]
7_NN
#61
    Viet duong nhan 02.09.2005 04:17:19 (permalink)
    Kính mời quí vị và các ACE mở file xem thêm...
    Hình ảnh... Văn Nghệ Sĩ & Quốc Hương_VDN - Paris


    <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.09.2005 04:18:32 bởi Viet duong nhan >
    #62
      vankiemsau2006 27.09.2005 00:52:25 (permalink)
      Mình là thành viên mới xin mọi người giúp đỡ.
      #63
        Viet duong nhan 13.10.2005 02:15:26 (permalink)


        Trích đoạn: vankiemsau2006

        Mình là thành viên mới xin mọi người giúp đỡ.

        Vankiemsau ơi !
        Vào đày kêu cần giúp đỡ mà vdn không hay - Xin lỗi VKS, nay mới vào thì VKS đi đâu mất rồi?
        Ok, cần gì thì cứ nói nha !
        Mong gặp lại
        7_nn
        #64
          Viet duong nhan 18.10.2005 11:17:15 (permalink)
          http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=151649&mpage=25



          Nhạc Sĩ Đoàn Văn Linh với cây đàn Bầu

          MC kiêm nghệ sĩ ca-nhạc-kịch Trần Nghĩa Hiệp

          Để khai mạc buổi văn nghệ
          Nữ Ca Sĩ Ngọc Xuân diễn ngâm bài thơ :

          "Thu Vàng Giao Duyên"
          Của Thi Sĩ
          Hương Việt


          Trời đã vào thu em có hay
          Anh đang thao thức suốt canh dài
          Đêm trăng ngắm "Nguyệt" lòng tơ tưởng
          Tơ tưởng vì đâu tơ tưởng ai !

          Trời thu Cali nhớ Paris
          Ai đem trăng tỏ xẻ đường đi
          Ai đem sầu nhớ giăng trăng mộng
          Để mơ trăng tỏ tuổi xuân thì *

          Trăng vàng anh hái gởi cho em
          Để ánh lung linh rọi xuống thềm
          Để lá vàng bay vương ý Nguyệt
          Để nhớ trong lòng để nhớ thêm !

          Thu vàng chút ý để giao duyên
          Xóa hết bi thương những muộn phiền
          Hãy lắng hồn thơ cùng trăng tỏ
          Thu ở trần gian "Nguyệt" giáng tiên !


          Hương Việt
          __________
          (*) Trăng 16
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.10.2005 11:31:20 bởi Viet duong nhan >
          #65
            Viet duong nhan 18.10.2005 11:34:57 (permalink)


            Nữ nghệ sĩ Quốc Hương nghẹn ngào với bài vọng cổ "Tâm Thư Gời Mẹ"
            của soạn giả Ngôquangvo_VN - Ngạc sĩ Đoàn Văn Linh đệm đàn Bầu.



            Vọng cổ
            Ngoquangvo


            Tâm Thư Gởi Mẹ

            Ngâm

            Tiếng mưa đêm nghẹn ngào nức nỡ
            Luống canh dài dạ trẻ không an
            Mỗi lần nghe tiếng ho khan
            Mỗi lần con trẻ héo gan ruột mình .

            Vọng Cổ


            (1) Đêm nay con viết bức tâm thư, nơi quê nghèo đất Kiên Giang - Rạch Giá. Để gởi đến người mẹ thân yêu đang sống cao sang nơi đất lạ quê . . . người . . .
            Gói trọn lòng con, kính gởi mẹ đôi . . . lời . . . Mẹ ơi ! tình sâu nặng là thiêng liêng mẫu tử, nghĩa nào bằng nghĩa dưỡng dục cù lao. Ngoại già rồi, nên nay ốm mai đau lo thuốc thang, hay điều trị thì không tiền. Trăm mối ưu phiền cứ đổ xuống gia cang, mang cái cảnh nghèo hèn sống đời luôn thiếu thốn.

            (2) Thuở xa xưa gia đình dù không khá giả, nhưng cũng đủ ăn, đủ mặc, đủ . . . xài . . . Nhờ tiền mẹ cho nên việc trang trải hàng . . . ngày . . . cũng đủ cho bà ngoại già xoay xở, cơn khốn cùng trong cái thời buổi khó khăn. Mấy năm rồi mẹ biệt tích vắng tăm, nên gia đạo cũng lần mòn suy sụp. Tiết Đông sang chăn không đủ đắp, buổi Hạ về lại thiếu cả cơm ăn.

            Nói Lối

            Nhìn những trẻ đồng trang lứa tuổi
            Sống trong gia đình có mẹ cùng cha
            Gẫm thân mình mà lòng trẻ xót xa
            Thương cho ngoại lại tủi thân mình côi cút.

            Vọng Cổ


            (4) Mẹ ơi ! Vừa lọt lòng mẹ đã giao con cho ngoại, để đi theo tiếng gọi của kim . . . tiền . . .
            Cho đến hôm nay con vẫn chưa biết mặt mẹ . . . hiền . . . Con chỉ biết mẹ qua những dòng thư mẹ gởi cộng với những tấm hình đà hoen ố với thời gian .

            Mẹ thì cuộc sống cao sang
            Còn con cùng ngoại cơ hàn quanh năm
            Đời nghèo cuộc sống tối tăm
            Ngoại già, con thì nhỏ làm ăn được gì.


            (5) Những âu lo vẫn hằn in trong đầu con trẻ dại, buồn riêng mang nên giọt lệ cứ tuôn . . . trào . . .
            Mấy năm qua mẹ ở phương . . . nào . . . Sao không trở lại quê nhà một chuyến, viếng xóm làng và thăm ngoại cùng con. Ngoại nhớ mẹ nhiều nên vóc dáng héo hon, mỗi buổi tối người thường đứng ngay trước cổng. Đôi mắt hố sâu hướng về một phương trời xa thẳm, khắc khoải ưu tư đếm tháng năm dài.

            (6) Mẹ ơi ! Công ơn sinh thành cao sâu như trời biển, phận làm người ai dám lãng quên. Tự ngàn xưa sách giáo lý của những bậc thánh hiền, trong gia đạo hiếu là trên tất cả. Mấy năm qua mẹ sống nơi quê người đất lạ, có khi nào mẹ nhớ đến ngoại cùng con. Dẫu quê người mẹ có sống trên gác tía lầu son thì con khuyên mẹ đừng quên nơi chôn nhao cắt rún. Viết đến đây tấc lòng con thơ xúc động, vài nét thơ ngây gởi mẹ ở quê người.

            Tâm thư con đã cạn lời
            Quê nghèo con, ngoại cuộc đời khổ đau
            Bút ngưng giọt lệ tuôn trào
            Nói lên nỗi khổ nghẹn ngào lòng con .
            VN
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.10.2005 11:41:06 bởi Viet duong nhan >
            #66
              Viet duong nhan 18.10.2005 11:44:40 (permalink)
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.10.2005 11:46:11 bởi Viet duong nhan >
              #67
                mienthuy 27.10.2005 11:01:19 (permalink)
                Chị Dạ Nguyệt thương qúy ơi, bỗng dưng ai dẫn đường em đi lạc đến chốn này gặp chị ở đây , gửi tặng chị bó hoa ngày đầu đến thăm chị vậy nhé.. trang thơ và hình ảnh của chị lúc nào cũng tươi thắm.. Chúc chị luôn mãi thắm tươi như nụ cười của chị vậy
                Miên Thụy

                #68
                  Viet duong nhan 07.11.2005 14:08:02 (permalink)


                  Trích đoạn: mienthuy

                  Chị Dạ Nguyệt thương qúy ơi, bỗng dưng ai dẫn đường em đi lạc đến chốn này gặp chị ở đây , gửi tặng chị bó hoa ngày đầu đến thăm chị vậy nhé.. trang thơ và hình ảnh của chị lúc nào cũng tươi thắm.. Chúc chị luôn mãi thắm tươi như nụ cười của chị vậy
                  Miên Thụy



                  Vui quá xá đi ta ui ... cảm ơn Miên Thụy vào thăm "căn nhà" này - bên trong có đủ hết á !
                  Chúc em vui vẻ và lai láng hồn thơ
                  Thương
                  Chị 7_DN_VDN_NN
                  #69
                    Viet duong nhan 11.03.2006 00:18:26 (permalink)

                    Tú Sương & Vũ Luân
                    *

                    Tình Sử Chúc-Lương

                    Tình sử Chúc-Lương tỏ mấy dòng
                    Bắt đầu từ dạo chửa vào đông
                    Nhụy hoa còn ướp lớp hương phấn
                    Cảnh vật vẫn giăng màn bụi phong
                    Khi lũ bướm vờn quanh khóm trúc
                    Lúc chòm ong lượn khắp chùm bông
                    Nữ nhi lập chí rời quê quán
                    Dẫm bước công danh thỏa nỗi lòng

                    Nỗi lòng đã trọn, xóa cô liêu
                    Ngọn núi Nam Sơn đến một chiều
                    Bên cánh rừng già, mây tãn mạn
                    Cạnh khe suối nhỏ, gió đìu hiu
                    Khoác vào lớp áo trang nam tử
                    Bỏ lại đời ai, vóc mỹ miều
                    Hội ngộ chàng Lương cùng kết nghĩa
                    Kim-lan tri-kỷ hóa lòng yêu

                    Lòng yêu từ ấy đượm tình chàng
                    Nặng nỗi niềm riêng Đài trót mang
                    Mấy lượt mưa rơi, trăng hiện-ẩn
                    Bao mùa lá đổ, gió lùa-sang
                    Bên mình hôm-sớm lời không lộ
                    Kề cận trưa-chiều dạ chẳng than
                    Tâm sự chôn sâu nàng giấu kín
                    Bên đèn hiu hắt đến canh tàn

                    Canh tàn trăng lụng vẫn chưa hay
                    Lại một ngày qua chửa tỏ bày
                    Đổi áng thơ mà ôm đắm đuối
                    Trao nghiêng bút lại thấy mê say
                    Tương tư lặng lẽ về người ấy
                    Thổn thức âm thầm đến bóng ai
                    Sơn Bá nào hay lòng Chúc nữ
                    Hững hờ để kẻ đợi nơi này

                    Nơi này tình ý chẳng vương lòng
                    Chàng quá vô tình giữa đám đông
                    Kìa đó lạnh lùng như sỏi-đá
                    Này đây hờ hững tựa bèo-rong
                    Kim-lang ....cắt cớ ngại chi quá
                    Huynh đệ ....trớ trêu kỳ lắm không
                    Rồi để tình câm không thể nói
                    Dẫu tim đã đượm mối tình nồng

                    Tình nồng ôm ấp tháng ngày qua
                    Cải dạng nam trang vẫn mặn mà
                    Sơn Bá chẳng hay một giấc mộng
                    Chàng Lương nào thấu những lời ca
                    Thế rồi thư tín cùng đưa tới
                    Thì đó bút nghiêng đành cách xa
                    Nàng Chúc phải về thăm phụ-mẫu
                    Với lòng nàng nguyện ...."chuyện đôi ta"

                    "Đôi ta chung bóng"....mộng bao ngày
                    Về lại Triết Giang sầu chốn đây
                    "Sơn Bá" ....thầm kêu, thương ánh mắt
                    "Lương Huynh" ....khẽ gọi, nhớ vòng tay
                    Đèn-loan đã kết, tin đưa vội
                    Phụng-liễng vừa trèo, chuyện đến ngay
                    Theo lịnh gia-nghiêm nàng cất bước
                    Giọt sầu hoen mắt, dạ chua cay

                    Chua cay khóc hận ở nơi này
                    Sơn Bác tận tường....thổ huyết loang
                    Bao giấc mơ xinh giờ đã lỡ
                    Một trang tình sử mới vừa tan
                    Con tim âm ỉ ôi tê điếng
                    Tiếng nấc nỉ non quá xốn xang
                    Gặp lại mà sao tình chẳng phỉ
                    Sầu thương da diết....cuộc đời tàn

                    Đời tàn Sơn Bá lỡ đường tơ
                    Mà ước hẹn xưa chửa nhạt mờ
                    Từ biệt dương trần, hồn quạnh quẽ
                    Rời xa nhân thế, phách bơ vơ
                    Ứa trào ngấn lệ, tàn hy vọng
                    Khô cạn máu tim, vỡ ước mơ
                    Kiệu phủ đèn tang không pháo cưới
                    Trời già cũng khóc mảnh tình thơ

                    Tình thơ đẫm lệ khổ thân tầm
                    Hồ điệp biến hình đến cõi âm
                    Đôi lứa bên nhau, dạ nối dạ
                    Uyên ương quấn quít, tâm liền tâm
                    Nam Sơn còn đó, người hay viếng
                    Phần mộ hoài đây, kẻ vẫn thăm
                    Tình Sử Chúc-Lương lưu vạn kỷ
                    Đoạn trường thập khúc ....dứt lời ngâm....

                    Thơ Tuyết Nhi 999

                    R
                    #70
                      Viet duong nhan 28.03.2006 05:30:57 (permalink)

                      Đang trình diễn vở tuồng "Lỡ Bước Giang Hồ"

                      Phương Thanh - Kiều Lệ Mai

                      Minh Đức - Ngọc Tâm (đứng)
                      Phương Thanh & Kiều Lệ Mai (ngồi)


                      Hà Mỹ Liên - Lý Kim Thành - Kim Chi

                      Toàn thể ACE NS chào khán giả
                      Kính mời quí vị độc giả & ACE mở link này xem tiếp...
                      http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=151649&mpage=40
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.04.2006 08:23:22 bởi Viet duong nhan >
                      #71
                        Viet duong nhan 10.04.2006 08:29:41 (permalink)

                        Nghệ sĩ Ưu Tú Tô Kim Hồng :
                        Đôi mắt là "hồn" của người diễn viên


                        Có lẽ chính vì có đôi mắt sắc và đẹp nên Nghệ sĩ ưu tú Tô Kim Hồng thường được vai đào lẳng. Chị cũng là một trong số ít những nữ nghệ sĩ cải lương đặc biệt thành công với loại vai này. Cái lẳng của chị không bao giờ đi quá xa để vi phạm thuần phong mỹ tục mà thường dừng lại ở chỗ là biểu hiện của những người đàn bà đẹp và biết phát huy thế mạnh của mình một cách khôn ngoan, khéo léo.

                        Thành công nổi bật nhất của Nghệ sĩ ưu tú Tô Kim Hồng là vai Điêu Thuyền trong "Phụng Nghi Đình". Đây là một vai diễn rất nổi tiếng không chỉ vì nó là một nhân vật lịch sử quen thuộc mà còn vì nó đã được rất nhiều tên tuổi lớn của sân khấu cải lương thể hiện. Trong số đó, cố Nghệ sĩ ưu tú Thanh Nga và Nghệ sĩ ưu tú Kim Cương là hai cái tên được nhắc nhở nhiều nhất. Điêu Thuyền, cũng như hầu hết các nhân vật của Thanh Nga, đáng yêu ở đường nét yểu điệu kiêu sa và thu hút bởi như có một điều bí ẩn nào đó ẩn giấu trong nụ cười, ánh mắt. Còn Điêu Thuyền của Kim Cương thì quyến rũ bởi sự dịu dàng tha thướt. Thoạt trông, Điêu Thuyền của Tô Kim Hồng không được “bắt mắt” như thế. Nhưng theo chiều dài vở diễn, nhân vật của chị càng lúc càng thu hút bởi sự khai thác chiều sâu tâm lý.

                        Trong lớp Điêu Thuyền bái nguyệt, sau khi nghe mưu lược mỹ nhân kế của Vương Tư Đồ, Điêu Thuyền than thân : “Thân con phận gái hai chồng”. Hai tiếng “hai chồng” được Tô Kim Hồng nói ngắt quãng và nhỏ giọng xuống, như muốn gượng nhẹ, khỏa lấp đi nỗi đau khổ trong lòng. Khán giả xem "Phụng Nghi Đình", thường thích nhất là lớp Lữ Bố hí Điêu Thuyền. Nhưng với Điêu Thuyền - Tô Kim Hồng, lớp về với Đổng Trác lại đem lại nhiều cảm giác thú vị hơn. Nếu cảnh Điêu Thuyền vòi vĩnh Đổng Trác đủ điều với điệu bộ ngúng nguẩy và nhí nhảnh mang đậm chất hài thì ngay sau đó, khi Lữ Bố xuất hiện, tình thế trở thành bi hài. Tô Kim Hồng đã thể hiện tâm trạng của Điêu Thuyền trong cuộc giáp mặt này thật hoàn hảo. Cử chỉ nàng vẫn lả lơi cùng Đổng Trác nhưng ánh mắt lại trao tình cho Lữ Bố. Mỗi lời thoại câu ca đều xa gần hướng tới Lữ Bố với một vẻ chân thành đến tội nghiệp. Một mặt nàng đã sử dụng chiêu bài “mỹ nhân kế” quá thuần thuật, nhưng mặt khác, lại là bày tỏ tình cảm chân thật trong lòng. Bởi vì giữa nàng và Lữ Bố ít nhiều phải có sự cảm mến giữa trai anh hùng gái thuyền quyên.


                        Không nổi tiếng như Điêu Thuyền, nhưng cô ca sĩ Phương Thúy trong “Tìm đến một bài ca” (vở này còn có tên là Cho Trọn Cuộc Tình) trên sân khấu Sài Gòn 1 cũng là một vai hay của Nghệ sĩ ưu tú Tô Kim Hồng. Đây là một nhân vật không thật đặc sắc trong một kịch bản thành công ở mức độ vừa phải. Nhưng điều đáng nói là Phương Thuý đặc biệt phù hợp với cái “tạng” của Tô Kim Hồng. Cô là một ca sĩ sống hoàn toàn duy cảm, tuy chưa đến nổi buông thả. Cô tôn thờ một tình yêu tuyệt đối, bất chấp những thay đổi xã hội của đời sống xung quanh. Với mái tóc đài bồng bềnh, tà áo dài máu sáng, và – dĩ nhiên – ánh mắt sắc sảo như luôn hướng về một cỏi xa xăm nào, Phương Thuý của Tô Kim Hồng đúng là hình ảnh “em vẫn là người em sầu mộng của hôm nào”.

                        Một vai diễn nữa tuy là vai phụ những cũng rất khó quên là bà Huyện trong Ngao Sò Ốc Hến. Lớp bà Huyện đánh ghen với diễn xuất quăng bắt của hai Nghệ sĩ ưu tú Thanh Điền – Thanh Kim Huệ đã đem lại cho khán giả những tràng cười nghiêng ngả. Vừa thấy mặt chồng bà hỏi: “Ông đi đâu mà giữa đêm hôm tăm tối như thế này?”. Ánh mắt liếc sắc ngọt và câu nói về cuối hạ thấp giọng xuống trong một cái nghiếng răng không thành tiếng. Rồi bà bắt đầu kể lể: “Tôi lòn cúi khắp các cửa quan, tôi đút lót nhiều của quí. Tôi chịu cực phải còng lưng năn nỉ, để ông được ngồi cao với áo lụa khăn là”. Đứng trên cương vị của bà Huyện thì đó là tâm sự chân thành của người vợ thương chồng, nhưng từ góc độ của khán giả thì lại là một sự hé lộ chân tướng của một bậc “phụ mẫu chi dân”. Cái khó của diễn viên là phải vừa thể hiện được sự mủi lòng của nhân vật đồng thời vẫn duy trì được cảm hứng phê phán trào lộng trong tâm lý người xem. Bà Huyện không được phép tự cười cợt tấm chân tình của chính mình, mà khán giả lại cũng không thể cảm động theo bà. Tô Kim Hồng đã xử lý tốt lớp diễn này. Bà huyện của chị khóc sụt sùi rất thật, nhưng từ cách rút chiếc khăn cho tới cách chậm nước mắt đều có vẻ kiểu cách đỏm dáng. Do đó khán giả không thể lây sự xúc động của bà mà càng thấy nực cười cho cái cốt cách trưởng giả học làm sang.

                        Cuối cùng phải nhớ tới một vai đào nhì: Phương Thành trong "Áo cưới trước cổng chùa" của đoàn 2-84. Bên cạnh một Xuân Tự lấy hết nước mắt của người xem, sự trong trẻo của Phương Thành đã giúp khán giả lấy lại sự cân bằng. Tô Kim Hồng đã khắc hoạ hính ảnh một Phương Thành “tính vẫn ngây thơ như thời còn để chỏm” thật đáng yêu. Tình bạn của Xuân Tự và Phương Thành là một tình bạn quá cảm động hiếm có của cải lương. Khi Xuân Tự ký thác cho Phương Thành nắm tóc, cô nhận bằng cả hai tay. Hành động đó biểu lộ sự trân trọng, lại nhất quán với lời ca của bài Phụng hoàng tiếp theo: “Cằm nắm tóc em trao tay nghe trĩu nặng ân tình”. Đến khi Phương Thành nhận lời Xuân Tự gá nghĩa với Tô Châu, trong ngày đám cưới, cô không giấu được niềm vui của một cô đâu mới, lại vừa sợ làm thương tổn đến tình cảm của Xuân Dự. Diễn xuất của Tô Kim Hồng thật duyên dáng. Cô vừa cười thẹn thùng: “Ai cũng khen anh Tô Châu là một chàng trai chất phác hiền lành. Ai cũng nói ảnh thật đẹp đôi với con nhỏ Phương Thành” đã giật mình liếc nhanh Xuân Tự rồi nhìn xuống đất. Và cuối cùng cô lo lắng: “Sợ ảnh chê chị là cô gái quê mùa, cưới về ba bữa ảnh đuổi xua ra đường”. Dứt câu vọng cổ, Phương Thành hất tà áo dài, rút hai chân lên ngồi bệt xuống bộ ván gõ gọn gành đúng y phong cách mộc mạc của thôn nữ miền Tây.

                        Sự nghiệp của Tô Kim Hồng có thể là không thật rực rỡ với nhiều giải thưởng, huy chương, nhưng chị vẫn là một gương mặt để lại nhiều dấu ấn riêng và đẹp trong đời sống sân khấu.

                        Sưu Tầm
                        #72
                          Viet duong nhan 10.04.2006 08:32:06 (permalink)

                          Đôi NS Nam Hùng & Tô Kim Hồng

                          Kính mời quí vị độc giả & ACE mở link này xem tiếp...
                          http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=151649&mpage=41
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.04.2006 08:37:27 bởi Viet duong nhan >
                          #73
                            Viet duong nhan 17.04.2006 05:28:19 (permalink)
                            Cô Bảy Phùng Há

                            Nữ nghệ sĩ tiền phong Phùng Há, thường được gọi là Cô Bảy Phùng Há năm nay đã hơn chín mươi tuổi, Cô Bảy vẫn còn khoẻ mạnh và hiện đang sống trong chùa nghệ sĩ ở Gò Vấp. Cô Bảy là một danh tài mà giới nghệ sĩ cải lương rất kính mến, xem Cô Bảy là một trong những người đầu tiên có công khai sơn phá thạch xây đựng nền nghệ thuật sân khấu cải lương Việt Nam.

                            Cô Bảy Phùng Há tên thật là Trương Phụng Hảo, sanh ngày 30 tháng 4 năm 1911 (Tân Hợi) tại làng Ðiều Hòa , tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho. Tính đến nay thì Cô Bảy đã được 95 tuổi dương lịch. Cô Bảy đã phụng sự sân khấu hơn 80 năm kể từ vai hát đầu tiên năm 13 tuổi, đó là vai Giả Thị trong tuồng Hoàng Phi Hổ Qui Châu của soạn giả Nguyễn công Mạnh.
                            Phụng Hảo họ Trương, gốc tích của dòng họ Trương là ở làng Phú Lạng, huyện Hạc Sơn, tỉnh Quảng Ðông Trung Quốc. Ông Trương Nhân Trưởng, cha ruột của nữ nghệ sĩ Trương Phụng Hảo vì chơi quấn pháo vào bím tóc của một người bạn, pháo nổ văng mất bím, sợ bị tù tội nên ông mới bỏ trốn sang Việt Nam. Ông Trương Nhân Trưởng đã có vợ bên Tàu, nhưng vì đang trốn chạy nên không mang vợ theo được.
                            Ông Trưởng đến Mỹ Tho làm nghề bán thịt bò, ông cưới bà Lê thị Mai, người làng Ðiều Hòa. Hai ông bà có được với nhau 7 người con: Trương Tích Kỳ,( con trai trưởng), Trương Ngân Hảo ( nữ), Trương Liên Hảo( nữ), Trương Tích Huy( nam, đã chết lúc nhỏ), Trương Tích Trung( nam), Trương Phụng Hảo( nữ) và Trương Nguyệt Hảo( nữ).
                            Bà Lê Thị Mai thường gọi Trương Phụng Hảo là Phùng Há, theo cách gọi của người làng quê Trung Quốc nên Trương Phụng Hảo lấy nghệ danh là Phùng Há để tưởng nhớ mẹ của mình.
                            Cơ duyên trở thành nghệ sĩ
                            Nữ nghệ sĩ Phùng Há là gốc người Hoa, và việc trở thành người nghệ sĩ tài danh của sân khấu cải lương Việt Nam theo Cô Bảy là do sự an bài của Tổ Nghiệp!
                            Cô Bảy Phùng Há cho biết là Ba cô làm ăn ở Việt Nam rất phát đạt, khi ông mất thì mẹ cô và các anh chị em cô đưa ông về an táng ở huyện Hạc San Trung Quốc, gia sản ở Việt Nam trao cho người anh cả là Trương Tích Kỳ quản lý.
                            Khi mẹ cô và cô trở về Việt Nam thì anh TrươngTích Kỳ muốn chiếm đoạt cả gia sản nên định mua vé tàu đưa hai mẹ con cô trở về Hạc San chớ không cho ở chung một nhà như khi Ba cô còn sống. Mẹ cô không muốn trở về Tàu, sống trong thân phận của người vợ lẽ, một thân phận chẳng khác gì con sen hay người ở đợ, nên mẹ cô dẫn cô về ở nhà với bà ngoại của cô trên chợ Giòng Nhỏ.
                            Bà ngoại mù lòa, mẹ cô đau yếu liên miên, Trương Phụng Hảo phải đi mò lạch, kiếm cá, kiếm tép để làm thức ăn nuôi bà và mẹ. Bà Tư trong xóm thương tình dẫn Phụng Hảo tới làm công in gạch trong lò gạch của ông Bang Hoạch ở xóm cầu đúc. Tiền công in một trăm viên được ba xu. Phụng Hảo làm không quen nên vừa làm vừa ca nghêu ngao cho đở buồn. Không ngờ những người cùng làm công trong lò gạch nghe thích quá, mới bảo cô ca cho họ nghe, họ phụ in gạch để cho cô có tiền nuôi mẹ.
                            Lúc đó ông Bầu Hai Cu, chủ gánh hát Tái Ðồng Ban, nghe đồn có con nhỏ xẩm lai ca hay lắm nên ông tìm tới. Nghe giọng ca của cô Phụng Hảo, ông thấy có thể đào tạo cho cô hát trên sân khấu Tái đồng Ban nên ông ký hợp đồng với cô, do mẹ cô đại diện. Ông cho mượn trước 50 chục đồng để lo thuốc thang và dưởng nuôi bà ngoại cô, lương của cô được 8 cắc mỗi suất diễn, hai mẹ con theo gánh hát được nuôi cơm và có chỗ ở. Lúc đó cô làm ở lò gạch, vừa làm vừa ca mà chỉ được có một cắc mỗi ngày thôi.
                            Thầy tuồng Nguyễn Công Mạnh và nghệ sĩ Năm Châu dạy cô hát, nhạc sĩ Tư Chơi dạy cô ca. Phụng Hảo siêng năng, sáng dạ nên chỉ trong một tuần lễ học là cô có thể đóng tuồng chung với kép Năm Châu. Học xong tuồng nào thì hát tuồng đó. Ông Bầu bảo lấy tên Phùng Há làm nghệ danh cho cô. Ðó là bước đầu khởi nghiệp của nữ nghệ sĩ Phùng Há .
                            Lúc đó thành phần nghệ sĩ gánh Tái Ðồng Ban, bên đào thì có: Phùng Há, Ba Nhàn, Ba Liên, Năm Phụng, Hai Quờn. Hai Quờn về sau là vợ của anh Ba Du.
                            Bên kép có : Năm Châu, Tám Mẹo, Ba Du, Tư Út, Từ Anh, Hai Bông, Năm Tỵ. Nhạc sĩ Tư Chơi tức là Huỳnh Thủ Trung, lúc đó đờn đoản, anh Tư Chơi cũng có viết tuồng hát nữa.
                            Tuồng hát : có các vở Hoàng Phi Hổ quy Châu, của soạn giả Nguyễn Công Mạnh, vở tuồng Thôi Tử Thí Tề Quân, Mổ Tim Tỷ Can, Anh Hùng Náo Tam Môn Nhai của soạn giả Nguyễn Thành Châu, vở tuồng Khúc oan vô lượng, Tội của Ai của soạn giả Tư Chơi. Phùng Há đóng cặp vớì anh Năm Châu được khán giả khen là rất xứng đào xứng kép.
                            Nhưng mối tình đầu của Cô Bảy Phùng Há lại là với nhạc sĩ kiêm soạn giả Tư Chơi. Nghệ sĩ Tư Chơi là người chồng đầu tiên của nữ nghệ sĩ Phùng Há. Họ có chung với nhau một đứa con gái, đặt tên là Lý Bữu Trân. Lý Bữu Trân sanh năm 1927 và mất năm 1959 tại Saigon.
                            Nữ nghệ sĩ Phùng Há có nhiều vai tuồng hát để đời, riêng vai Lữ Bố trong tuồng Phụng Nghi Ðình, khi Cô Bảy Phùng Há hát vai Lữ Bố, có một nhà thơ đã tặng cho nghệ sĩ Phùng Há mấy câu thơ :

                            Ấy mới tài ! Ấy mới duyên!
                            Lẵng lơ Lã Bố Hí Ðiêu Thuyền
                            Ai hay Lã Bố là cô ả
                            Ðã quyết tao… Phùng… Há dám quên!


                            Sưu tầm


                            Xin mời quí vị mở link này xem tiếp...
                            http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=151649&mpage=42
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.04.2006 05:32:42 bởi Viet duong nhan >
                            #74
                              Viet duong nhan 03.07.2006 09:03:24 (permalink)
                              Họp Mặt Bạn "NET" & Văn Nghệ Sĩ Paris
                              Ngày 2 tháng 7 năm 2006
                              Tại nhà hàng "SàiGòn" Paris 13



                              Từ trái sang phải : Nguyên Nhân - Chu Lai (Úc Châu) - ViệtHoàiPhương_HTMaiThảo - Sương Mai (Cali-USA) - Hàn Lệ Nhân - Bạch Nhân Trang (ko TVPRĐT) - Miên Thụy (Hòa Lan) - 7_vdn - Góc Trời Paris
                              Ảnh do Kim Long_HoàiChâu chụp - Chắc tay KL hơi run nên máy chụp hình của 7 bị chao
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.07.2006 01:44:54 bởi Viet duong nhan >
                              #75
                                Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 5 của 15 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 225 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9