Viet duong nhan
-
Số bài
:
6666
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 25.10.2004
- Nơi: Suối Yêu Thương
|
Nghệ Sĩ Chí Tâm, Kỳ Tài Nhiều Lãnh Vực Nghệ Thuật
-
14.05.2007 07:23:12
Nghệ sĩ Chí Tâm, kỳ tài trên nhiều lãnh vực nghệ thuật… 2007.05.13 Soạn giả Nguyễn Phương đài ACTD, ở đây! Trong lãnh vực sân khấu cải lương, có nhiều trường hợp nghệ sĩ chỉ cần thành danh trong một vai tuồng là có thể thăng tiến mãi trên đường nghệ thuật như trường hợp các cô Thanh Nga, Bạch Tuyết, Mỹ Châu, Lệ Thủy, Ngọc Giàu, như các nam nghệ sĩ Năm Châu, Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được,… Bấm vào đây để nghe tiết mục này... theo ACTD, ở đây! Tải xuống để nghe ... hay ... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/05/13/vconhac051207a.mp3 Nghệ sĩ Chí Tâm. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương Nhưng cũng có nhiều nghệ sĩ có tài ba trên nhiều lãnh vực nghệ thuật sân khấu nhưng dường như số phận lận đận lao đao, cứ bị thay đổi việc làm, thay đổi hoàn cảnh nên khó mà đến tuyệt đỉnh trong nghề hoặc trong cuộc sống. Tôi xin giới thiệu nghệ sĩ Chí Tâm, người mà tôi theo dõi sự nghiệp của anh nhiều năm và thấy nghệ sĩ Chí Tâm đúng là mẫu người có nhiều tài trên nhiều lãnh vực nghệ thuật sân khấu nhưng là người lao đao lận đận trong quá trình hành nghề của anh. Lao đao, lận đận Nghệ sĩ Chí Tâm tên thật là Dương Chí Tâm, sinh tại quận Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Cha mẹ của anh là người Việt gốc Hoa, sinh sống bằng nghề buôn bán, ông bà có cửa hàng tạp hóa lớn hiệu Vĩnh Hưng ở Trà Ôn. Vì nhà ở gần rạp hát Long Tấn nên từ nhỏ Chí Tâm thường được bà ngoại dẫn đi xem hát cải lương, bản thân Chí Tâm cũng thích nghe hát vọng cổ, anh xin cha mẹ cho anh học ca cổ nhạc từ lúc mới lên 6 tuổi. Anh đã được các nhạc sĩ cổ nhạc danh tiếng trong vùng như các thầy Minh, Mười Ngoạn, Bùi Kiên, Năm Thê dạy ca và dạy đờn. Năm 13 tuổi, Chí Tâm được gởi lên Saigòn học với thầy nhạc sĩ Bảy Bá tức soạn giả Viễn Châu nhưng lò cổ nhạc của Viễn Châu có quá nhiều đệ tử nên Chí Tâm theo học đờn ca với nhạc sĩ Út Châu tức soạn giả Yên Sơn. Nghệ sĩ Hữu Huệ và các nghệ sĩ Bạch Mai, Thanh Bạch là anh em bạn dì ruột, họ sống gần nhau từ nhỏ cho đến lớn trong đoàn hát, lấy rạp hát làm nhà. Nghệ sĩ tuồng cổ tài danh Minh Ngà là người cậu thứ tư của Hữu Huệ. Soạn giả Nguyễn Phương Tôi và soạn giả Yên Sơn phụ trách phòng thâu thanh của hãng dĩa Capitol của ông chủ Sáu Sếnh ở Chợ Lớn, chúng tôi hợp soạn nhiều vở tuồng hài ngắn, nhiều bài vọng cổ cho hãng diã Capitol thâu dĩa, những vai diễn phụ đều cho các học trò của nhạc sĩ Yên Sơn diễn coi như thực tập lúc học nghề với Yên Sơn. Trong số các đệ tử thành danh của Yên Sơn có nghệ sĩ Chí Tâm và nghệ sĩ Trọng Nhân. Chí Tâm học ca đầy đủ bài bản cổ nhạc và học đờn guitare phím lõm với thầy Yên Sơn. Chí Tâm đáp ứng được nhiều vai trò cần thiết trong phòng thâu thanh, chứng tỏ em rất sáng dạ và có năng khiếu về đờn và ca cổ nhạc. Sau đó, Chí Tâm được giới thiệu đi hát cho đoàn hát Tinh Hoa của bà Bầu Mười Cơ, Chí Tâm được các nghệ sĩ dàn anh Hữu Lộc,Ngọc Thanh và nhạc sĩ Tuyết Mai dạy điệu bộ múa hát và kinh nghiệm diễn xuất trên sân khấu. Năm sau, được tin mẹ bệnh nặng, anh trở về nhà ở Trà Ôn, giúp cha quán xuyến tiệm chạp phô và học thêm tiếng Tàu. Khi mẹ mạnh, Ba anh muốn anh học chụp hình để mở một tiệm chụp ảnh, anh lên Cần Thơ học nghề chụp ảnh trong tiệm hình Á Châu. Trong thời gian học chụp hình rọi ảnh, Chí Tâm gặp Cò Quốc, một nhạc sư chuyên đờn cò. Tài năng nhiều mặt Cò Quốc vốn là bạn thân với nhạc sĩ Chín Trích,(thân phụ của nữ nghệ sĩ Tú Trinh), Chí Tâm không bỏ lỏ cơ hội hiếm có, anh theo nhạc sư Cò Quốc để học đờn cò. Qua quá trình học hát và học đờn, Chí Tâm đã thụ huấn với nhiều nhạc sư nhạc sĩ tài ba nên khi ra hành nghề trên sân khấu, Chí Tâm biểu lộ được tài năng nhiều mặt. Anh có thể đóng tuồng trong các vai kép mùi, kép lẳng, đóng hề cũng rất có duyên. Khi vào dàn đờn, Chí Tâm có thể đờn kìm, đờn cò, đờn tranh, đờn độc huyền tức đờn bầu và Chí Tâm cũng đờn guitare phím lõm tuyệt hay. Năm 1971, Chí Tâm đi hát cho gánh hát Dạ Quang Châu. Dạ Quang Châu là đoàn Thanh Minh Thanh Nga 2 của bà Bầu Thơ, giao cho vợ chồng soạn giả Tám Vân - Nhị Kiều quản lý. Vì tình trạng giới nghiêm ở Saigon và các tỉnh lớn, đoàn Dạ Quang Châu phải lưu diễn ở các tỉnh Hạu Giang, vô các làng quận như Cái Tàu Hạ, Mỹ Hiệp, Mỹ Long ( Cao Lãnh ) để hát. Năm 1972, đoàn Dạ Quang Châu rã gánh, Chí Tâm về hát cho đoàn Kim Chung 5 ở rạp Olympic, thế vai cho nghệ sĩ Minh Vương vì Minh Vương bị động viên. Đoàn Kim Chung 5 trong thời gian nầy cũng chuyên lưu diễn miền Tây, các tỉnh như Long Xuyên, Châu Đốc và các làng mạc xa xôi. Trong số các đệ tử thành danh của Yên Sơn có nghệ sĩ Chí Tâm và nghệ sĩ Trọng Nhân. Chí Tâm học ca đầy đủ bài bản cổ nhạc và học đờn guitare phím lõm với thầy Yên Sơn. Chí Tâm đáp ứng được nhiều vai trò cần thiết trong phòng thâu thanh, chứng tỏ em rất sáng dạ và có năng khiếu về đờn và ca cổ nhạc. Soạn giả Nguyễn Phương Sau đó Chí Tâm hát trên đoàn Kim Chung 2, nổi danh qua vai Lữ An Tùng trong tuồng Nhạn Về Xóm Liểu, hát với Lệ Thủy, Kiều Tiên và Minh Phụng. Anh cũng thành công trong vở Băng Tuyền Nữ Chúa trong vai Thái Tử Lưng Gù. Chí Tâm thay cho nghệ sĩ Vương Bình hát vai kép chánh với Mỹ Châu vì Vương Bình nghĩ đoàn Kim Chung để ra lập gánh hát. Từ năm 1975, Hữu Phước và Hương Lan được mời về cộng tác với đoàn Kim Chung và cùng xuất hiện với Chí Tâm trong tuồng Hán Đế biệt Chiêu Quân. Chí Tâm trong vai Hán Đế, Hương Lan trong vai Chiêu Quân. Sau đó Chí Tâm và Hương Lan lại thành công chung trong hai vai chánh tuồng Nắng Thu về Ngõ Trúc. Thời gian cộng tác chung trên sân khấu Kim Chung đã giúp cho Chí Tâm và Hương Lan hiểu nhau, mến tài nhau đưa đến hôn nhơn vào tháng 12 năm 1975, tiệc cưới được tổ chức trong nhà hàng Ngọc Linh trên đường Cô Giang. Di cư sang Pháp Chí Tâm và Hương Lan có với nhau hai đứa con, con trai lớn sanh năm 1977 tại Việt Nam tên Henri Bảo Nhi và một trai chào đời tại Pháp năm 1978, tên Patrick Bảo Trang. Vì Hữu Phước có quốc tịch Pháp nên sau năm 1975, anh được hồi hương về Pháp. Chí Tâm và Hương Lan cũng được đi Pháp trong diện hồi hương nầy vào tháng 2 năm 1978. Họ cư ngụ tại Saint Tolomon, ngoại ô thủ đô Paris, sau đó dọn về quận 13 ở Paris. Hơn 4 năm chung sống tại Paris, cuộc hôn nhơn của Chí Tâm và Hương Lan gảy đổ vì một sự hiểu lầm tai hại, cả hai đều còn rất trẻ, nóng tánh, không ai chịu nhường ai nên Chí Tâm và Hương Lan chia tay năm 1982. Khi mới qua Pháp năm 1978, Chí Tâm phải học riếng Pháp và học nghề, năm 1979, anh xin được việc làm ở công ty Alcatel Thompson, do đó hoạt động nghệ thuật sân khấu chỉ là thứ yếu, hát trong các cuộc lễ của cộng đồng Việt Nam tại Pháp. Sau khi Chí Tâm chia tay với Hương Lan, năm 1986, Hữu Phước thành lập nhóm nghệ sĩ tỵ nạn Paris (Assiociation des Artistes refugiés de Parie) gồm có Minh Dức, Kiều Lệ Mai, Hà Mỹ Liên, Phương Thanh, Hoàng Long, Kim Chi, Minh Thanh. Chí Tâm và Hương Lan có với nhau hai đứa con, con trai lớn sanh năm 1977 tại Việt Nam tên Henri Bảo Nhi và một trai chào đời tại Pháp năm 1978, tên Patrick Bảo Trang. Soạn giả Nguyễn Phương Nghệ sĩ Chí Tâm thành lập Hội nghệ sĩ trẻ ( Assiociation de jeunes artistes) gồm có Chí Tâm, Minh Tâm, Tài Lương, Mỹ Hòa, Ngọc Lựu, Hùng Tiến, nhạc sĩ Michel Mỹ. Nhóm Nghệ Sĩ Trẻ lập đoàn hát Năm Châu để tưởng nhớ vị minh sư của ngành sân khấu cải lương Việt Nam. Đoàn hát Năm Châu của Chí Tâm và Michel Mỹ đã hát qua các tuồng Tình Cô Gái Huế, Máu Nhuộm Sân Chùa, Đường Gươm Nguyên Bá, Tâm Sự Loài Chim Biển. Đồng bào khán giả ở Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ, Tây Đức, Na Uy, Đan Mạch rất ái mộ các nghệ sĩ trẻ, biết tiếng tâm của nghệ sĩ đa tài Chí Tâm. Họ rất ủng hộ, mua vé xem hát nhưng vì chi phí quá cao, đoàn hát Năm Châu phải rã gánh. Năm 1985, nữ nghệ sĩ Hương Lan đưa hai con sang sống ở California, nghệ sĩ Chí Tâm vẫn ở Pháp. Năm 1986, anh gặp một bạn gái khác, người cùng hoạt động văn nghệ của chùa Khánh Anh, hai người mua một căn nhà gần Versailles để chung sống. Nhưng cái số của Chí Tâm nhiều tài hoa mà kém phần hậu vận với đào nên lại gảy gánh lần nữa. Di dời sang Hoa Kỳ Tháng 10 năm 1989, Chí Tâm quyết định dời sang Hoa Kỳ, định cư tại Houston vì hy vọng trên đất Hoa Kỳ dễ hoạt động nghệ thuật cải lương hơn ở Pháp. Tại Houston anh cộng tác với anh Hoàng Ngọc Ẩn, phụ trách mục Điện Ảnh Hồng Kông cho tờ báo VietNam Post, Thương Mại Việt Nam tại Houston và anh được mời làm chuyên viên thu thanh cho trung tâm Hạ Quyên. Ở Houston 7 năm, Chí Tâm vẫn chưa tạo được một sự nghiệp văn nghệ theo đúng như sở thích của anh. Anh có thể kiếm sống dễ dàng nhưng tình hình sinh hoạt văn nghệ trong vùng không mấy gì khả quan, anh quyết định di cư sang California vào năm 1996 để thử thời vận. Chí Tâm được trung tâm ban nhạc Làng Văn mời anh phụ trách phòng thu thanh ở quận Cam. Sau đó Chí Tâm lập phòng thu thanh riêng mang tên anh Chí Tâm Production, anh thu những dĩa CD cổ nhạc và tân nhạc của anh ca với các bạn bè trong giới nghệ sĩ. Chí Tâm xuất hiện trên vidéo Paris by night của Trung Tâm Thúy Nga trong những năm 1997, 1998 với những tác phẩm Nấu Bánh Đêm Xuân và Chiếc Bánh Bông Lan. Chí Tâm gặp nhiều bạn nghệ sĩ cải lương định cư tại Cali nên có nhiều bạn diễn, nhiều show diễn. Chí Tâm sáng tác được các tiểu phẩm hài, tự mình đờn cổ nhạc bằng nhiều cây đờn khác nhau rồi làm thành CD cổ nhạc, mới nghe qua tưởng như có một ban cổ nhạc hoàn chỉnh cùng hòa tấu với anh. Ngoài các show diễn, Chí Tâm còn làm người dẫn chương trình, nhà tổ chức show, làm xướng ngôn viên trên đài little Saigon. Về đời sống tình cảm thì từ năm 1999 đến nay Chí Tâm sống với người bạn đời tên Minh Tuyền, quê ở Châu Đốc. Minh Tuyền là người nội trợ giỏi, giúp Chí Tâm không ít trên con đường sự nghiệp văn nghệ và đời sống tình cảm gia đình. Chí Tâm là một nghệ sĩ đa tài, trên lãnh vực nghệ thuật nào mà anh tham gia, anh cũng có một khả năng thiên phú và một sự học hỏi chu đáo. Nói về kỷ thuật, mỹ thuật, văn nghệ nói chung Chí Tâm đều đáng gọi có khả năng bậc thầy nhưng anh khó thành đạt vì phải thay đổi chổ ở quá nhiều lần, anh phải làm lại từ đầu cho mỗi lần đổi chổ ở khi anh đi định cư tại Pháp, tại Hoa Kỳ, ở Houston hay Cali. Thưa qúy thính giả, giọng ca của nghệ sĩ Chí Tâm vừa rồi chấm dứt chương trình cổ nhạc, Nguyễn Phương xin hẹn giờ nầy tuần sau. Chí Tâm Production Những bài liên quan · Cụ bà Việt Nam 66 tuổi sẽ biểu diễn đổ bánh xèo tại Smithsonian · Nữ Nghệ sĩ Hồng Nga đa tài, đa tình, đa lận đận... · Nghệ sĩ Hữu Huệ, một tài năng lớn chìm trong quên lãng! · Giai nhân sân khấu Mộng Tuyền · Nghệ Sĩ Châu Thanh · Tìm hiểu nghệ thuật Hát Chèo · Chuyện lựu đạn nổ trên sân khấu Kim Thoa, 50 năm trước · Soạn giả Thế Châu, và tuồng Bên Cầu Dệt Lụa · Viện dưỡng lão nghệ sĩ cải lương Cổ Nhạc... theo LT... Tân Nhạc... theo LT... LT... các bài đã được đăng ở đây! ST
|