Văn Nghệ Sĩ & Quốc Hương_VDN (Paris)
Nữ ca sĩ Đỗ Quyên & Phu Nhân Hương Giang Thái Văn Kiểm
Tôi leo lên sân khấu vòng ra sau Hậu Trường - Gặp ngay Hà Mỹ Liên đang mặc trang phục vừa xong ... Thu Thảo chụp dùm Tata tấm hình với Nữ Chúa .....
Hà Mỹ Liên & QH
Nữ Nhạc Sĩ kiêm BS Thu Thảo
A, ha ! Gặp "kép đẹp" đây rồi - Và Kim Chi nữa ... yên cho 7 chụp hình nha.
Nữ NS Kim Chi & NS Lý Kim Thành đang hóa trang
***
QH ! Chụp đây nữa nè .....(Lời danh đàn Minh Thanh)
Yes ! Chụp liền ...
Danh đàn cỗ nhạc Minh Thanh & Hà Mỹ Liên
(Người đứng phía sau NS Minh Đức đang hóa trang)
Nữ NS Hà Mỹ Liên
Sắp mở màn chưa ? Sắp rồi ...
Thôi tui đi ra đàng trước coi hát nha ! ...
NS Trần Nghĩa Hiệp & Hà Mỹ Liên
Hề Văn Đệ & NS Trần Nghĩa Hiệp
Màn I
"Biên Giới Một Chiều Mưa"
Nữ Chúa Bạch Lan Hương họp hội Quầng Thần
Bàn chuyện đánh chiếm Việt Linh Kỳ ... Để xưng Vương ...
Quên mất mượn quyển tuồng dìa nên hổng nhớ từng vai ...
Hà Mỹ Liên & Lý Kim Thành
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.01.2007 23:49:56 bởi Viet duong nhan >
Lả Kha Luân (NS Phương Thanh)
Kiều Lệ Mai - Phương Thanh
Nữ NS Kim Chi & Hề Văn Đệ
Trong một cảnh ... làm vang vội tiếng cười ròn rả vui nhộn của khán giả........
Bích Thuận và nghệ sĩ Paris tiếp đón vợ chồng Nguyễn Phương. Hình của Nguyễn Phương. Nguyễn Phương thực hiện một chuyến đi dài ngày qua Paris Pháp quốc, qua Virginia Hoa Kỳ, tìm gặp các nghệ sĩ cải lương và Hồ Quảng mà quí thính giả ưa thích để thu thập tin tức về đời sống và hoạt động nghệ thuật của các bạn đó. Khi Nguyễn Phương sang Pháp, nghệ sĩ nghiệp dư: cô Việt Dương Nhân, người đã viết nhiều tin tức nghệ sĩ trên trang web cailuongvietnam, cô Việt Dương Nhân giúp cho Nguyễn Phương liên lạc với các nghệ sĩ cải lương đang định cư tại Paris. Nguyễn Phương lại gặp anh Ngọc Anh, người chủ biên trang Web CailuongVietNam. Anh Ngọc Anh trực tiếp phõng vấn Nguyễn Phương về các hoạt động nghề nghiệp của nghệ sĩ cải lương Hải Ngoại. Xin mời qúy thính giả nghe cuộc đàm thoại giữa Ngọc Anh và Nguyễn Phương. Tôi nghĩ là qua cuộc đàm thoại nầy, quí thính giả sẽ được nghe giới thiệu một cách tổng quát về tình hình nghệ sĩ cải lương đang cư ngụ tại Paris. Ngọc Anh: Thưa bác Nguyễn Phương, Cháu tên là Ngọc Anh, một người ái mộ nghệ sĩ và nghệ thuật sân khấu cải lương, cháu được biết bác Nguyễn Phương là một soạn giả cải lương lão thành, định cư ở nước ngoài. Vừa rồi bác đi du lịch, có ghé qua thủ đô Paris. Bác có gặp các nghệ sĩ cải lương định cư ở Paris không bác ? Nguyễn Phương: Trước hết, xin cám ơn Ngọc Anh đến thăm viếng Nguyễn Phương, đây là lần đầu tiên bác được gặp mặt Ngọc Anh nhưng có thể nói là trong một thời gian dài, bác đọc rất nhiều bài của Ngọc Anh viết trên internet, trang web cải lương Việt Nam. Bác thấy Ngọc Anh và Tân Cổ Giao Duyên đăng nhiều bài của bác do Đài Á Châu Tư Do phát thanh. Trước hết là nghệ sĩ tiền phong Bích Thuận, người nghệ sĩ cải lương tài danh di cư vào Nam năm 1954, từng hát trên sân khấu Kim Chung, kịch đoàn Bích Thuận và sân khấu Phụng Hảo trong thập niên 50, 60. Cô Bích Thuận hiện nay 84 tuổi, vẫn còn giọng ca ngâm rất truyền cảm. Trong khi tình hình sân khấu cải lương trong nước sa sút một cách trầm trọng, trang web cải lương của Ngọc Anh và các bạn hữu đã được rất nhiều đọc giả trong và ngoài nước thưởng thức, nhờ đó mà nghệ sĩ và nghệ thuật cải lương được nhắc nhở, trang web đó đã khuyến khích tinh thần các nghệ sĩ đang hành nghề cũng như những nghệ sĩ già yếu đang bị người đời quên lảng. Hôm nay Nguyễn Phương trả lời những câu hỏi của Ngọc Anh là trong tinh thần góp phần thông tin về các hoạt động nghệ thuật của các nghệ sĩ cải lương mà Nguyễn Phương quen biết. Thành phố Paris rất là rộng lớn, số nghệ sĩ cải lương sinh sống ở Paris quá ít mà lại ở rải rác xa nhau, nên muốn gặp mặt được nhiều nghệ sĩ không phải dễ. Hội nghệ sĩ ái hữu Paris Tôi có được một cơ duyên may mắn là Hội nghệ sĩ ái hữu Paris vừa có cuộc hợp mặt đông đủ nhân dịp lễ giỗ tổ cải lương vừa qua nên khi nghe Nguyễn Phương qua Paris, cô Việt Dương Nhân liên lạc với anh hội trưởng cùng các anh chị hội viên Hội nghệ sĩ ái hữu Paris tổ chức một buỗi tiệc thân mật tại nhà hàng Saigon quận 13 để đón tiếp vợ chồng Nguyễn Phương. Có 30 nghệ sĩ cải lương, nhạc sĩ tân và cổ nhạc đến dự buỗi tiệc tiếp đón vợ chồng soạn giả Nguyễn Phương. Trước hết là nghệ sĩ tiền phong Bích Thuận, người nghệ sĩ cải lương tài danh di cư vào Nam năm 1954, từng hát trên sân khấu Kim Chung, kịch đoàn Bích Thuận và sân khấu Phụng Hảo trong thập niên 50, 60. Cô Bích Thuận hiện nay 84 tuổi, vẫn còn giọng ca ngâm rất truyền cảm, cô Bích Thuận từng nỗi danh qua vai Lữ Bố trong tuồng Phụng Nghi Đình và vai võ tướng Triệu Tuấn trong tuồng Mộng Hoa Vương, hát cặp với nữ nghệ sĩ tài danh Phùng Há trong vai đào chánh Mộng Hoa Vương. Nghệ sĩ Paris tiếp đón vợ chồng Nguyễn Phương. Hình của Nguyễn Phương. Kế đó là nhà văn Hồ Trường An với bạn của anh là anh Bernard, Hồ Trường An là nhà văn đã viết cuốn sách Sàn Gỗ Màn Nhung, xuất bản năm 1996, nói về cuộc đời nghệ thuật của các nghệ sĩ cải lương tài danh trong các thập niên 40, 50 và một số nghệ sĩ cải lương tiền phong của thập niên 20, 30. Hai nghệ sĩ Trần Nghĩa Hiệp và Bạch Nhân Trang. Anh Hiệp bà con với cố nữ nghệ sĩ Thanh Nga, anh Hiệp quen biết vợ chồng Nguyễn Phương trước năm 1975 khi Nguyễn Phương cộng tác với đoàn Thanh Minh Thanh Nga, anh Hiệp thay mặt Hội Nghệ sĩ Ai Hữu Paris giới thiệu Nguyễn Phương và giới thiệu các nghệ sĩ ở Paris. Hiện diện trong buỗi tiệc có đôi nghệ sĩ tài danh Minh Tâm và Tài Lương. Minh Tâm và Tài Lương cùng cộng tác với Nguyễn Phương ở đoàn cải lương Saigon 3 nên chúng tôi quen biết nhau nhiều. Nữ nghệ sĩ Tài Lương là chị ruột của hai nghệ sĩ nỗi danh đương thời, đó là nữ nghệ sĩ Tài Linh và nam nghệ sĩ Chí Linh. Kế đó anh Hiệp giới thiệu đôi nghệ sĩ uyên ương Minh Đức, Kiều Lệ Mai, hai nghệ sĩ nỗi danh trong đoàn Kim Chung thập niên 60, 70. Sau 1975, Minh Đức Kiều Lệ Mai hát cho đoàn Trần Hữu Trang. Còn có các nghệ sĩ Minh Thanh( nhạc sĩ cổ nhạc) và vợ là nữ diễn viên Kim Chi. Nữ nghệ sĩ Quốc Hương tức là nhà hoạt động tích cực trên các trang web cải lương với bút danh Việt Dương Nhân. Nghệ sĩ Lý Kim Thanh, hội trưởng Hội Ai Hữu Nghệ Sĩ Paris, Nghệ sĩ Hoàng Long nghệ sĩ nỗi danh các thập niên 60, 70 trong các đoàn hát Dạ Lý Hương, Hùng Cường Bạch Tuyết, Thanh Minh Thanh Nga, Tiếng Hát Dân Tộc… Nghệ sĩ Dũng Thanh Hồng, đoàn Kim Chung thập niên 70, các nghệ sĩ tân nhạc Đỗ Quyên và bà Vũ Lan Phương, cô Ngọc Sương, Nữ nhạc sĩ Organ Ngọc Hạnh, Nhạc sĩ Trịnh Hưng, thi sĩ Đổ Bình, hai nhà văn Thọ và Linh. Giữa buỗi tiệc thân hữu, các nghệ sĩ Thanh Bạch, Bạch Lê, Phương Thanh, Hà Mỹ Xuân và Hà Mỹ Liên gọi điện thoại tới chúc sức khoẻ vợ chồng Nguyễn Phương và xin lỗi vì kẹt việc riêng, không đến hợp mặt được. Tôi được biết Hà Mỹ Liên và Hà Mỹ Xuân là chủ của một tiệm ăn fast food, bận chăm sóc cửa hàng, và nữ nghệ sĩ Bạch Lê có show diễn. Ngoài việc thăm hỏi sức khoẻ và vài mẩu chuyện tâm tình vì lâu ngày mới có dịp gặp mặt nhau, các nghệ sĩ ca nhiều bài tân cổ giao duyên tặng cho vợ chồng Nguyễn Phương. Tôi có làm bốn câu thơ lưu niệm cuộc hội ngộ đầy tình nghĩa giữa các nghệ sĩ chúng tôi, Cô Bích Thuận ngâm thơ cho mọi người cùng thưởng thức. Các nghệ sĩ cải lương dù sống ở Pháp, ở Mỹ hay ở Uc Châu đều có một điểm giống nhau là các nghệ sĩ không thể dùng nghề hát cải lương là nghề tay mặt, cái nghề chính yếu để mưu sinh. Nguyễn Phương Nước đổi chủ, người đi kẻ ở,
Màn nhung khép lại, bóng trăng tan,
Sân khấu về khuya, đèn hiu hắc,
Nghệ sĩ vẫn gìn vẹn nghĩa nhân. Hoạt động nghệ thuật Ngọc Anh: Bác có biết các hoạt động nghệ thuật của các nghệ sĩ cải lương sống ở Paris như thế nào không bác ? Nguyễn Phương: Các nghệ sĩ cải lương dù sống ở Pháp, ở Mỹ hay ở Uc Châu đều có một điểm giống nhau là các nghệ sĩ không thể dùng nghề hát cải lương là nghề tay mặt, cái nghề chính yếu để mưu sinh. Ngay như ở Việt Nam thì tình hình cải lương cũng sa sút, nghệ sĩ cải lương chỉ hát được vào tối thứ bảy hay tối chúa nhựt. Chương trình Làn Điệu Phương Nam thì một tháng hát một xuất vào ngày 4 tây mỗi tháng. Chương trình Vầng Trăng Cổ nhạc thì hát một tháng một xuất vào đêm trăng rầm. Khán giả Việt Nam ở Pháp không đông, họ cũng phải đi làm việc, chỉ nghĩ được vào ngày thứ bảy, chúa nhựt hay các dịp lễ, vậy nên các nghệ sĩ cải lương chỉ có thể hát vào các dịp lễ hay nhiều lắm là vào một chiều chúa nhựt nào đó trong tháng. Các nghệ sĩ không hợp thành một đoàn hát tập trung như các đoàn hát trước 75 mà khi có tuồng mới, nghệ sĩ Minh Đức Kiều Lệ Mai mời các nghệ sĩ có vai đến tập tuồng, Minh Đức là đạo diễn. Cũng có tuồng hát do hai nghệ sĩ Minh Tâm Tài lương đứng ra tổ chức và đạo diễn. Anh Lý Kim Hải cũng có show gồm nhiều bài ca tân cổ giao duyên, múa hát tạp kỹ. Như ngày 14 tháng giêng năm 2007, các nghệ sĩ tập hợp dưới bảng hiệu Đoàn Cải Lương Nghệ Sĩ Paris, hát vở tuồng tưạ đề " Biên Giới Một Chiều Mưa " của soạn giả Trần Trung Quân, hát tại rạp Théâtre Maurice Ravel, diễn viên có Phương Thanh, Kiều Lệ Mai, Minh Đức, Hà Mỹ Liên, Lý Kim Thanh, Kim Chi, Trần Nghĩa Hiệp, Ngọc Tâm và Văn Đệ. Dàn nhạc có nhạc sĩ Minh Thanh, Thu Thảo và Thanh Sơn. Sống bằng nghề hát Ngọc Anh: Hiện tại theo ý Bác nhận xét thì các nghệ sĩ cải lương định cư ở Paris có thể sống bằng nghề hát không bác? Nghệ sĩ Paris tiếp đón vợ chồng Nguyễn Phương. Hình của Nguyễn Phương. Nguyễn Phương: Tôi có đến nhà riêng của đôi nghệ sĩ Minh Tâm Tài Lương, tôi có nói chuyện tâm tình, han hỏi về đời sống của từng anh chị nghệ sĩ cải lương khác đang định cư tại Pháp thì theo tôi biết là các bạn đó đều sinh sống bằng một nghề nghiệp khác, có người rất giàu như Minh Tâm Tài Lương, Minh Đức Kiều Lệ Mai cuộc sống cũng quá là dư dã, các nghệ sĩ còn bỏ tiền túi ra để mua sấm y trang, tranh cảnh, đạo cụ, son phấn. Tôi có đến thăm hai nữ nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân và Hà Mỹ Liên tại tiệm bán thức ăn nhanh của hai cô, hiệu tiệm đề Plats cuisinés Traditionnels Vietnamiens ở đường Blomet Paris, rất đông thực khách Pháp và Việt đến mua thức ăn làm sẳn để mang về, Hà Mỹ Liên và Hà Mỹ Xuân vừa bán hàng cho khách, thu tiền vừa lắng nghe tuồng cải lương phát ra từ một cái cassette nhỏ. Khi bớt khách mua hàng, tôi hỏi Hà Mỹ Liên, bộ hai cô ghiền nghe tuồng cải lương quá hay sao mà vừa bán thức ăn cho khách Pháp, vừa nghe cải lương Việt Nam. Hà Mỹ Liên cười, trả lời: Con đang học tuồng đó chớ ... Ngày 14 tây sắp tới hát tuồng Biên Giới Một Chiều Mưa, con ca thu thanh vô cassette, hát tới hát lui để nghe mà học tuồng. Con có ít thời gian rỗi rãnh nên con cũng làm theo cách của các nghệ sĩ ở đây là tranh thủ học tuồng theo kiểu nầy đó. Các bạn hát là để đở nhớ nghề, hát là để góp phần gìn giữ một loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc, mà cũng một phần là muốn đem lại cái không khí Việt Nam cho các buỗi sinh hoạt cộng đồng Việt Nam ở Pháp. Ngọc Anh: Các nghệ sĩ cải lương tài danh ở Paris như Bích Thuận, Việt Dương Nhân, Tài Lương, Minh Tâm, Minh Dức, Kiều Lệ Mai, Minh Thanh, Kim Chi, Phương Thanh, Hoàng Long, Hà Mỹ Xuân, Hà Mỹ Liên, Thanh Bạch, Bạch Lê, Lý Kim Hải, v.v... Các nghệ sĩ đó đều có một quá trình lâu dài trong nghiệp cầm ca, xin bác Nguyễn Phương kể tiểu sử và hoạt động của các nghệ sĩ tài danh đó để giới thiệu với thính giả bốn phương? Nguyễn Phương: Thưa qúy thính giả, để trả lời câu hỏi về tiểu sử và hoạt động nghệ thuật của các nghệ sĩ cải lương định cư tại Pháp, Nguyễn Phương nghĩ là cần có nhiều chương trình sắp tới mới đủ thời lượng phát thanh. Nguyễn Phương xin được chấm dứt nơi đây và xin hẹn tái ngộ vào chương trình kỳ tới. Xin cám ơn qúy thính giả đã chịu khó lắng nghe. Các tin, bài liên quan Nữ nghệ sĩ Ngọc Nuôi Nghệ sĩ Út Bạch Lan. Chuyện đêm Noel Nghệ sĩ Thanh Sang Nghệ sĩ Thành Được Nữ nghệ sĩ Lệ Thủy Nghệ sĩ Thanh Thế - Bửu Truyện Soạn giả Nguyễn Phương trả lời phỏng vấn về cuộc đời Thanh Nga Nữ soạn giả Nhị Kiều, người soạn giả già nhất và viết nhiều nhất ở Việt Nam
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.01.2007 05:06:57 bởi Viet duong nhan >
Tiếng hát Tí Trễ Xuân tha hương, nỗi niềm cạn tỏ ...
Tí Trễ
Tôi dỏi mắt giữa trùng dương bát ngát
Ẩn hiện một cánh buồm lượn sóng nhấp nhô
Hoàng hôn buông theo con nước xô bờ
Trong tiếng gió rì rào như muốn sớt chia niềm tâm sự
Gió ơi, cảm được không nỗi lòng người viễn xứ ...
Mười mấy năm qua dãi dầu nơi đất khách mà khối sầu vẫn trỉu nặng tâm ...
Ca Nam Ai : .... tư
mỗi Xuân sang .---- lại chất ngất đong đầy
2-Nhìn lá chuyển mùa bay .----
Nghe khoắc khoải u hoài .----
3-Đối bóng mình nửa tỉnh nửa say
Tìm quê hương nơi cuối nẽo đường mây
4-Qua tháng rộng năm dài .----
Vẫn giá lạnh bàn tay .----
5-Nhớ quê hương bến nước con đò
Tiếng sáo diều khoan nhặt cánh đồng xa
6-Quyện bên gốc đa già .----
Giọng ru hời thiết tha .----
7-Đếm nhớ thương trên mái đầu chớm bạc
Từng sợi thời gian rơi rụng hững hờ
8-Tự hỏi, ôi biết đến bao giờ
Bao giờ trở lại quê hương .----
Ca Vọng cổ :
1- Tôi đi giữa Cali cũng khoảng trời xanh chập chùng mây trắng, mà nghe từng bước chân lạc loài xa vắng mùa Xuân đâu nơi đất khách quê .... người . Dù quanh tôi rộn rã tiếng reo cười . Lẻ bước theo dòng người tấp nập trên những con đường đưa đến Garden Grove , tôi cố tìm một cánh én báo tin Xuân cùng vị Tết quê hương trong ký ức nhạt nhoà, sao lại chỉ là "Happy New Year" thay cho lời "Chúc Mừng Năm Mới" .
2-Đứng trước những gian hàng Xuân dư thừa bánh mứt, biết tìm đâu nét bút ông Đồ . Để cánh hoàng mai lẻ bạn bơ phờ . Cũng như tôi tự hỏi mình bao thuở , vật chất có là duy nhứt kiếp nhân sinh , hay con người phải có Tổ có Tông, có mảnh đất làm nơi chôn nhau cắt rún . Mảnh đất ấy là quê hương vĩnh cữu khi vật chất đơn thuần mộng ão phù vân .
Tôi biết mình vẫn còn một quê hương
Ngăn cách mấy trùng dương ngút ngàn xa thẳm
Dãy đất có hình cong chữ S
Nằm đón ngọn gió mùa qua chín nhánh Cữu Long ...
Ca Vọng cổ :
5-Đem phù sa tưới trên những cánh đồng mênh mông vàng ươm bông lúa , thơm má em thơ ửng hồng bông sữa, ngọt mát lời ru Ngoại đỏ thắm môi .... trầu . Nuôi lớn khôn tôi trong cao ngất tự hào . Việt-Nam , quê hương tôi đó từ ải Nam-Quan đến chót mũi Cà Mau . Có nơi nào không thấm máu cha ông từ thuở các Vua Hùng dày công dựng nước , thanh sử vẫn còn khắc ghi bao chiến tích, chống ngoại xâm triều Đinh, Lý, Lê, Trần .
6-"Quê hương ơi ...", tiếng gọi tha thiết êm đềm vừa thoát khỏi bờ môi, tôi như thấy trên nền trời xanh thẳm CaLi, in đậm bóng ngọn nêu lã mình hong nắng ấm . Nhìn người bạn Mỹ mặc áo dài the khăn đóng, thắp nén hương trầm cầu nhân loại an vui, quê hương bỗng thật gần thật ấm giữa tim tôi, giữa chuổi trống lân rộn rã liên hồi .
Thì dẫu Xuân nầy tôi còn lưu lạc tha phương, nghĩa gì đâu khi hương Tết Việt Nam đã hoà cùng thế giới, để CaLi tưng bừng mở hội để bạn tôi cùng nâng chén mừng Xuân . Tí Trễ_HTD
Tiếng hát Thanh Tuyết (Năm Xã : kìm, Minh Triều : guitar, Minh Kiều : bầu)
LÒNG MẸ BAO LA Hoàng Thu Diệp
Lý Con Sáo :
Ôi .... bao la
Sông nước đổ vào biển khơi
Như lòng mẹ hiền thương con
Dù nhọc nhằn gian nan
Mẹ sá chi thân mẹ hao gầy
Qua tháng rộng năm dài
Con lớn khôn rồi đường mây tung cánh
Có bao giờ con ngoảnh lại sau lưng
Nhìn mẹ hiền đêm từng đêm vẫn nhớ
Vẫn thương con như thuở còn thơ ....
Vọng Cổ :
1- Để nói với mẹ rằng, mẹ ơi con mãi mãi muốn được gần bên gối mẹ như thuở ấu thơ mẹ ru con từng giấc xuân ... nồng ... Lòng mẹ bao la như biển rộng sông dài ... Mẹ đã nuôi con bao nài gian khổ ấp lạnh quạt nồng từng đủa cá chén cơm ... Con trẻ ấm đầu mẹ đã thức hằng đêm, quanh quẩn bên con trông từng bước chân chập chửng ... mong cho con sớm được nên người ... ôi công ơn mẹ như biển trời lai láng .
2- Con đã lớn khôn ra đua chen ngoài xã hội mẹ vẫn hằng đêm tựa cửa đón con về ... Dỏi bước chân con trên muôn dặm đường đời ... Thấy con vui lòng mẹ hiền như mở hội, con âu sầu mẹ quặn thắt héo hon ... Có ngôn từ nào diển đạt được lòng mẹ thương con, mẹ hiền ơi của con muôn thuở ... Mẹ là ánh trăng đêm rằm rạng rở là dòng suối ngọt ngào mãi mãi bên con .
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ ...
Năm canh chầy mẹ thức đủ vừa ......
Ca Lý Ngựa Ô Nam : ............năm
Câu hát ngọt ngào nồng ấm yêu thương
(-------------) Qua bao năm tháng
Vẫn đậm đà tình nghĩa quê hương
Dù con lưu lạc hà phương
Dỏi bóng quê xưa những chiều mây nhạt
Nghe xót xa cay đắng dâng đầy
Lòng nặng trỉu u hoài
Nhớ mẹ hiền quặn thắt tâm can
Nghịch cảnh đã cách ngăn
Còn đâu bên con hình dáng mẹ hiền
Ngồi vá áo mỗi chiều
Hay lúc đêm về ... đông phong trở lạnh
Đắp chăn nồng cho con ...
Vọng Cổ :
5- Thời gian qua nhanh sẽ xoá đi bóng mờ dĩ vảng, nhưng mẹ hiền ơi mẹ vẫn bên con dù cuộc biển dâu vật đổi sao ...... dời ..... Để mẹ con cách biệt mấy phương trời ... Vật chất nào đâu mang hạnh phúc khi tâm hồn trống trải đơn côi ... Con nhớ quá mẹ hiền từng giọng hát ru con, từng tiếng vỏng đưa giữa trưa hè oi ả ... Có đi xa mới biết quê hương là tất cả ... tình mẫu tử thiêng liêng là tha thiết đậm đà .
6- Nhìn cánh chim chiều đang lướt gió tung mây, con muốn được như cánh chim về bên gối mẹ ... để trong những chiều vàng nhạt nắng bên hiên nhà nghe mẹ kể chuyện Lục-Vân-Tiên ... Đẹp làm sao bao kỷ niệm thần tiên mà mẹ hiền ơi hôm nay con không còn nửa ... Hởi những ai đang làm người xa xứ ... có nhớ chăng đấng từ mẫu sinh thành ...
Như một cánh cò lặn lội ở bờ ao ... hình ảnh mẹ con muôn đời bất diệt ... Với tấm lòng con chân thành tha thiết con gởi đến mẹ hiền bao nỗi nhớ niềm thương .
Bài vọng cổ "Tôn Tẩn Giả Điên" qua
Tiếng Hát NS Thế Hùng
Thuộc Câu Lạc Bộ Đờn Ca Tài Tử Thuận An Bình Dương.
Thành Kính Phân Ưu...
Tưởng niệm cố danh ca Năm Cần Thơ 2007.02.04 Nguyễn Phương, phóng viên đài ACTD, ở đây! Nguyễn Phương vừa được tin từ quê nhà, nữ danh ca tiền phong cô Năm Cần Thơ từ trần lúc 5 giờ 55 phút chiều ngày 24 tháng giêng năm 2007 tại nhà riêng ở Phường 7 quận 8, được quàn tại Viện Dưỡng Lão Nghệ Sĩ ở đường Âu Dương Lân Quận 8. Bà Năm Cần Thơ thọ 91 tuổi. Bấm vào đây để nghe tiết mục này... theo ACTD, ở đây! Tải xuống để nghe ... hay ... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/02/04/vconhac020307a.mp3 Cô Năm Cần Thơ, thời làm chủ quán Họa Mi. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương. Cố nữ danh ca Năm Cần Thơ tên thật là Trương Thị Trắc, sanh năm 1917 tại Cần Thơ, Cô vào nghiệp cầm ca khi còn rất trẻ. Người thưởng thức cổ nhạc chỉ biết danh ca Năm Cần Thơ theo tên ghi trên các tròng đĩa hát và không ai biết tên thật của Cô. Danh ca nổi tiếng Trước năm 1945, cô Năm Cần Thơ nổi tiếng danh ca trong quán ca nhạc Đức Thành Hưng bên hông chợ Bến Thành Saigon với một lối ca điêu luyện, mang phong cách tài tử phong lưu, làn hơi cao vút và khoẻ khoắn. Trong các thập niên 30, 40, 50, Đài phát thanh Pháp Á, Đài phát thanh Saigon, những chiều thứ tư và thứ bảy hàng tuần đều có phát chương trình cải lương với các giọng hát tuyệt vời của cô Năm Cần Thơ, cô Tư Sạng, cô Tư Bé, cô Ba Trà Vinh, cô Ba Vĩnh Long, cô Ba Bến Tre, nam ca sĩ Năm Nghĩa, Tám Thưa, Năm Phồi, Tám Bằng, Ba Giáo… Riêng giọng ca của cô Năm Cần Thơ, thính giả rất ưa thích qua các bài vọng cổ do cô Năm Cần Thơ ca độc chiếc : Thoại Ba Công Chúa, Đắc Kỹ thọ hình và các bộ dĩa tuồng Mổ Tim Tỷ Can, Tô Aùnh Nguyệt, Tam Ban Đổng Quí Phi, Mộng Hoa Vương… (Xin mời quí thính giả nghe cô Năm Cần Thơ và cố nghệ sĩ Năm Nghĩa ca trong diã hát Tam Ban Đổng Quí Phi. Minh họa giọng hát của Cô Năm Cần Thơ trong Tam Ban Đổng Quí Phi.) Cô Năm Cần Thơ đứng sau cô Kim Hà. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương. Thưa quí thính giả, quí vị vừa nghe giọng ca của cố nghệ sĩ Năm Cần Thơ và Năm Nghĩa trong hai vai vua Tống Nhơn Tôn và Đổng Quí Phi, Dĩa hát nầy được thu thanh năm 1942, cách nay vừa đúng 65 năm. Tuồng Tam Ban Đổng Quí Phi có đoạn dùng văn chữ Nho, có đoạn lời văn mộc mạc, bình dân, lối ca của nghệ sĩ Năm Cần Thơ chân phương, rõ lời, phù họp với cảm quan thưởng thức của thính giả trong những thập niên 30, 40. Hồi đó, ở các tỉnh lẽ và trong thôn quê, người ta hay hát dĩa các bài ca vọng cổ hoặc tuồng hát cải lương để quan khách mua vui trong các dịp có lễ cưới gả, giổ quảy hay cuộc tiệc trong làng xóm. Hát dĩa tuồng cải lương thay thế cho những cuộc đờn ca tài tử, vì vậy dân trong làng xã rất thích và xem trọng những nghệ sĩ có giọng hát hay. Tên của danh ca cổ nhạc như Năm Cần Thơ, Tư Sạng, Hai Đá, Ba Trà Vinh, Năm Nghĩa, Bảy Cao, Tám Thưa… thường được ghi nhớ và nhắc nhở mỗi khi dân làng nhờ người ra thành phố mua diã hát . Cô Năm Cần Thơ còn được mệnh danh là Chim Họa Mi vì Cô ca rất hay 20 câu vọng cổ nhan đề Chim Họa Mi của soạn giả Viễn Châu viết cho Cô khi Cô ca trong quán Lệ Liểu trong giải trí trường Thị Nghè Saigon vào đầu thập niên 50. Cô Năm Cần Thơ làm chủ quán rượu có ca nhạc, để bảng hiệu : Quán Họa Mi trong khu giải trí trường Đại Thế Giới ở Chợ Lớn. Dàn cổ nhạc có nhạc sĩ Sáu Tửng, Ba Khuê, Hai Thơm, Mưởi Lương( chồng của cô Năm Cần Thơ). Nhạc sĩ Mười Lương tên thật là Trần Hữu Lương, người thầy đã dạy cho Henri Trần Quang ca vọng cổ và các bài bản cổ nhạc. Chính ông Trần Hữu Lương đã đặt nghệ danh Hữu Phước cho người học trò Henri Trần Quang. Hữu Phước học lối ca luyến láy trữ tình của cô Năm Cần Thơ, anh trở thành một danh ca được ưa thích nhứt trong làng dĩa nhựa và trên sân khấu trong các thập niên 50, 60, 70, 80… Gia đình nghệ sĩ Cô Năm Cần Thơ chỉ ca trong quán cổ nhạc hoặc thu thanh trong dĩa hát chớ Cô không có hát trên sân khấu cải lương. Cô Năm Cần Thơ có hai người em gái là diễn viên tài danh : cô Kim Chừng và cô Kim Nên, một thời sáng chói trên sân khấu các gánh hát cải lương Tân Thiếu Niên, Kim Khánh, Tiếng Chuông… Cô Kim Nên là vợ của danh ca kiêm soạn giả Chiêu Anh trên Đài phát thanh Saigon và là thân mẫu của nam danh ca tân nhạc Thái Châu. Cô Năm Cần Thơ hát tại quán của nhạc sĩ Văn Giỏi. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương. Con gái lớn của cô Năm Cần Thơ là nữ nghệ sĩ Kim Chi, vợ của nghệ sĩ kiêm soạn giả Đào Việt Anh. Nữ nghệ sĩ Kim Chi có một thời cộng tác với đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga. Kim Chi thừa hưởng chất giọng đồng phong phú của cô Năm Cần Thơ. Kim Chi ca hay, sắc diện đẹp nhưng Kim Chi không thể sáng chói được khi cô diễn xuất bên cạnh những diễn viên ngọc ngà như Thanh Nga, Ngọc Nuôi, Thu Ba… Cô Năm Cần Thơ còn có hai cô gái cũng là nghệ sĩ cải lương tài danh : đó là nữ nghệ sĩ Kim Hà và Mộng Thu, một thời vang danh trên sân khấu Kim Hoàng – Như Mai, Kim Chung… Con của cô Kim Hà là nữ diễn viên trẻ Hà My trong đoàn cải lương Hương Tràm, vừa qua xuất hiện sáng chói với nam diễn viên Hoàng Nhất trong chương trình Làn Điệu Phương Nam hát tại nhà hát thành phố ngày 4 tháng 12 năm 2006. Trong chương trình này, mẫu thân của Hà My là nữ nghệ sĩ Kim Hà ca ba câu vọng cổ thật là mùi. Phong cách ca, làn hơi của Kim Hà vẫn còn ngọt ngào êm dịu như xưa. Thưa quí thính giả, trong năm 1997, khi cô Năm Cần Thơ được 80 tuổi, chương trình Vầng Trăng Cổ Nhạc kỳ 5 tổ chức trong nhà Thủy Tạ Đầm Sen, cô Năm Cần Thơ được mời ca bài Kim Vân Kiều điệu Phú Lục. Dù đã tám mươi tuổi, giọng ca của cô Năm Cần Thơ vẫn khoẻ khoắn, nghệ thuật ca đúng làn điệu bài Phú Lục mà các nghệ sĩ cổ nhạc trẻ sau nầy khó có người ca đúng bài bản như cô Năm Cần Thơ. Xin mời qúy thính giả nghe bài Phú Lục do cô Năm Cần Thơ ca khi cô được 80 tuổi, tại sân khấu Thủy Tạ trong giải trí trường Đầm Sen ở quận 11 Saigon. Minh họa giọng hát của cô Năm Cần Thơ bài Phú Lục. Cuối đời khó khăn Tuy đã già nua theo thời gian nhưng cô Năm Cần Thơ đã đi vào lịch sử đờn ca cổ nhạc miền Nam trên 60 năm, làn hơi trong vút và khoẻ khoắn của cô Năm vẫn còn nguyên vẹn khi mà ở tuổi đời 80, cô cất giọng ca bài Phú Lục, nói về cuộc đời của nàng Kiều, giọng ca tha thiết đó vẫn còn giữ được cái sắc thần đầy nghệ thuật. Sân khấu cải lương xuống dốc, nghệ sĩ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, các nghệ sĩ già yếu neo đơn càng chịu cảnh thê thảm hơn. Vào đầu năm 2000, cô Năm 83 tuổi, che một mái lá trong vườn Tao Đàn để ngủ tạm qua đêm, tối tối cô đi ca cổ nhạc trong quán của nhạc sĩ Văn Giỏi để kiếm cơm qua ngày. Hội Nghệ sĩ ái hữu, trang web cải lương hàng tháng vận động tiền giúp đỡ Cô, tuy chỉ vài trăm ngàn nhưng cô Năm cũng đỡ phần thiếu thốn. Người ta muốn rước Cô về ở nhà thương Dưỡng Lão Nghệ sĩ nhưng theo Cô nói thì Cô muốn sống tự do. Cách đây hai năm cô Năm té. Phải nằm liệt một chổ, phải về sống với đứa con út, cho đến ngày 24 tháng giêng vừa qua, cô Năm mới ra đi vĩnh viễn. Cách nữa vòng trái đất xa Việt Nam, tôi xin thắp một nén nhang, rót ba chung trà và van vái cầu xin hương linh cô Năm Cần Thơ được tiêu diêu miền cực lạc. Xin chia buồn với các cháu Kim Chi, Kim Hà, Mộng Thu, Hà Mi. Chương trình cổ nhạc đến đây xin chấm dứt, Nguyễn Phương hẹn tái ngộ vào giờ nầy tuần sau. Các tin, bài liên quan Nữ nghệ sĩ tiền phong Bích Thuận Nghệ sĩ cải lương định cư ở Paris Nữ nghệ sĩ Ngọc Nuôi Nghệ sĩ Út Bạch Lan. Chuyện đêm Noel Nghệ sĩ Thanh Sang Nghệ sĩ Thành Được Nữ nghệ sĩ Lệ Thủy Nghệ sĩ Thanh Thế - Bửu Truyện
Chủ Nhật 01 - 04 - 2007
Lúc 14 giờ
Đoàn Cải Lương Nghệ Sĩ
Paris
Hân hạn trình diễn vở cải lương Võ Hiệp kỳ Tình
CÔ GÁI ĐỒ LONG
Của Hà Triều Hoa Phượng
- Minh Đức vai Tạ Tốn
-Kiều Lệ Mai vai Triệu Minh
-Phương Thanh vai Trương Vô Kỵ
-Hà Mỹ Liên vai Chu Chi Nhược
-Lý Kim Thành vai Thanh Phất (con trai Thanh Khôn)
-Kim Chi vai Hân Ly
-Trần Nghĩa Hiệp vai Thanh Khôn
-Văn Đệ vai Ngụy Tần
-Bạch Nhân Trang vai Trương Kiều
-Ngọc Tâm vai Kim Hoa Bà Bà
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu: