Trích đoạn: PhạmNgọccSan
TRẦU CAU
Mình vôi thì bạc phận vôi.
Mình trầu cay đắng lại hôi phận trầu.
Mình cau chát xít phận cau,
Nhân tình nhuộm thắm môi nhau một đời!
Bài thơ trầu cau của bạn rất hay. Xin tặng bạn một bài bình ngắn về bài thơ này
Mình vôi thì bạc phận vôi
Mình trầu cay đắng lại hôi phận trầu
Mình cau chát sít phận cau
Nhân tình thắm đỏ môi nhau một đời
Đã lâu lắm rồi tôi mới lại đưộc đọc một bài thơ hay như thế. Dung dị mà hay. Cả bài thơ chỉ có bốn câu và không hề có lấy bất cứ một từ hoa mỹ nào. Nó cứ chân chất, thật như cuộc đời vậy nhưng đọc xong, bài thơ để lại trong ta một trời liên tưởng. Hóa ra thơ là như vậy đấy, bài thơ, nhà thơ chỉ gợi mở, dẫn hướng cho cảm xúc của người đọc còn thì người đọc, bằng vốn sống của mình, bằng kiến thức đã đưộc tích lũy theo năm tháng của mình mà tiếp tục sáng tác cùng thi nhân và bay lên bằng chính đôi cánh của tâmhồn mình. Làm đưộc những bài thơ như thế là rất khó. Và đây là một bài thơ đã làm đưộc điều đó.
Trước khi nói đến bài thơ này tôi cần phải nói với các bạn rằng truyện cổ tích trầu cau của việt nam đưộc xếp vào tốp 100 những truyện cổ tích hay nhất của thế giới và các bạn có nhận thấy không Phạm ngọc san đã tóm tắt toàn bộ câu chuyện hay nhất thế giới ấy chỉ bằng có bốn câu thơ.Nhà thơ thật tài.
Đầu tiên, nhà thơ đã đặt ra riêng từng số phận. Số phận nào cũng có cái đau khổ của nó, có nỗi bất hạnh của nó. Vôi thì bạc phận, trầu tì cay đắng. cau thì chát sít. Khi biết về nỗi bất hạnh mà nhà thơ đang gánh chịu tôi tự hỏi.”Số phận của nhà thơ nằm ở đâu trong ba số phận kia?” và với những số phậnnhư vậy thì cuộc đời sẽ trở thành cái gì ngoài nước mắt? Ai cũng phải nghĩ như thế. Nhưng không! Câu kết đột ngột đổi hướng của cả bài thơ khiến người đọc phải sững sờ
“Nhân tình thắm đỏ môi nhau một đời”
Nếu ba cuộc đời bất hạnh ấy mà đưộc gắn kết với nhau bằng “Nhân tình” thì số phận sẽ đổi khác. Cuộc đời sẽ đổi khác. Cái hay của câu kết nằm ở hai chữ “Nhân tình” Đọc câu kết này tôi lại nhớ đến một câu thơ của bà Hồ xuân hương
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi
Phải có cái “Nhân tình “ ấy thì mới đỏ đưộc môi nhau một đời. Một triết lý nhân sinh rất đơn giản nhưng để nhận ra đưộc điều đó có lẽ phải trải nghiệm nó bằng cả một nỗi bất hạnh lớn lao như nhà thơ đã gặp . Phải chăng nhà thơ đã từng đổ vỡ
, đã từng muốn vưột qua ranh giới của sự sống để giải thoát mình ra khỏi số phận nghiệt ngã của cuộc đời? Tôi không biết nhưng không hiểu sao tôi cứ nghĩ là chính tại cái ranh giới ấy nhà thơ đã bám vào đưộc hai chữ “Nhân tình” và nhà thơ đã thay đổi và bài thơ ra đời. Một bài thơ ra đời trong hoàn cảnh như thế nó thăng hoa là một sự đưông nhiên. Con người thật là vĩ đại. Chính cái tột cùng đau khổ lại làm bừng lên một đóa hoa đẹp và ngát hương
Hà nội 13—1-2011
Bốn giờ sáng