Các món ngon khi thăm quan Hà Nội

Tác giả Bài
venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
Các món ngon khi thăm quan Hà Nội - 19.08.2008 13:45:42
        Khi bạn đi du lịch đến một địa phương nào đó thì điều đầu tiên bạn muốn biết ngay về địa phương đó là gì? ND nghĩ chắc chắn rằng ai cũng lưu tâm đến đó là: địa phương đó có những địa điểm du lịch nào? địa phương đó có những đặc sản gì? Đây là hai vấn đề được người du lịch quan tâm nhiều nhất. Vì vậy với topic này,  ND xin lập ra để sưu tầm và giới thiệu về
    CÁC MÓN NGON HÀ NỘI   

       Chúc các bạn có được những thông tin thú vị khi đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến của chúng ta.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.08.2008 13:56:37 bởi ngocdiep87 >
7
8
blog

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
Các món ngon khi thăm quan Hà Nội - 19.08.2008 13:52:37
CHÈ SÀI GÒN NƠI HÀ THÀNH*

Chè Sài Gòn Tôn Đức Thắng.
Chè là món ăn không thể thiếu với nhiều người mỗi mùa hè tới. Đã quá quen với vị ngọt mát của cốc chè đậu đen, đậu xanh, mấy năm trở lại đây, người Hà Nội bắt đầu làm quen và yêu mến chè Sài Gòn. Vì thế mà hàng chè Sài Gòn đầu tiên ở Hà Nội trên phố Tôn Thất Tùng lúc nào cũng đông khách.

Nếu như chè Hà Nội nổi tiếng về độ thanh mát của đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ… thì chè Sài Gòn lại là sự hoà trộn sắc màu khá thú vị. Gọi bất kỳ một loại chè nào: hạt lựu, thập cẩm…bạn cũng sẽ nhận được “chén chè” rộn ràng màu sắc rất vui mắt. Chẳng vậy mà chè Sài Gòn trở thành món ăn được giới trẻ rất yêu thích.


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/143/0E2BB379C4BB4E6C81D6F17D51EC4CCB.jpg[/image]

Chè Tôn Thất Tùng chủ yếu là điểm hẹn của học sinh, sinh viên vì quán nằm đối diện ngay trường Đại học Y Hà Nội. Cũng chẳng cần sang trọng gì, chỉ mấy chiếc bàn ghế nhựa với một không gian không đến nỗi chật hẹp là thành quán. Các loại đồ ăn được đặt trong những chiếc bát tô thuỷ tinh, xếp ngăn nắp trong một chiếc tủ kính không lớn nhưng sạch sẽ. Màu đỏ của đỗ ngự, màu vàng óng ả của chè ngô, màu xanh non mát rượi của chè cốm, điểm thêm chút trắng đến tinh khiết của nước cốt dừa làm cho bức tranh giải khát mùa hè thêm phần sôi động. Kể ra như thế thì quán này cũng chẳng lấy gì làm đặc biệt. Thế nhưng không gian thoải mái, dân dã ấy lại phù hợp với cách ăn quà vặt đơn giản của học sinh sinh viên, mà cũng mang “văn hoá ẩm thực hè phố” của người Sài thành.
Chủ nhân của quán chè Tôn Thất Tùng là người Sài Gòn chính gốc. Cô ra Hà Nội lập nghiệp đã 10 năm nay nhưng giọng nói, phong cách người Sài Gòn còn rất rõ. Những món chè mang hương vị thành phố mang tên Bác có vị rất lạ. Cô chủ quán bảo nấu những món chè như thế đều có bí quyết gia truyền, ăn chè Sài Gòn do người nơi khác nấu là biết ngay. Dù nấu có giỏi mấy thì hoặc vẫn bị mặn, bị nhớt hoặc quá ngọt…
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/143/C30074C4BF654781A943D7781D349107.jpg[/image]

Trong gần hai chục loại phụ liệu của chè Sài Gòn, tuỳ theo khẩu vị và sở thích của mình mà thực khách có thể yêu cầu chủ quán kết hợp thành món chè đặc biệt. Có người chỉ thích ăn hạt lựu, trân châu, chan thêm ít nước cốt dừa. Có người lại chỉ khoái món chè ngô thơm phức nhưng phải thêm ít cốm…Nói chung, với chè Sài Gòn, mọi người có thể thoả thích lựa chọn một món chè mang phong cách đặc trưng của riêng mình.
Một điểm thú vị khi ăn chè Sài Gòn ở Tôn Thất Tùng là mỗi bàn có một ca nước lọc nhỏ nhắn vừa đảm bảo vệ sinh lại tiện lợi. Những chiếc cốc uống nước thơm lừng mùi cốm nếp quyện với nước cốt dừa. Nhiều người nhớ chè Tôn Thất Tùng cũng vì cái mùi quyến rũ của…những chiếc cốc ấy.

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/143/A1B678B80E2D4F7DBE269632BF877377.jpg[/image]

Chè không phải là món ăn đắt đỏ, nhưng giá 6000đồng/cốc như ở chè Sài Gòn Tôn Thất Tùng thì lại càng thu hút nhiều người muốn đến thưởng thức. Còn gì thú vị bằng việc chỉ với số tiền nhỏ, bạn có thể thưởng thức một cốc chè mát lạnh, thơm phức.
Mùa hè đang nóng dần cùng nhịp sống công nghiệp sôi động, những cốc chè Sài Gòn thơm lành, mát rượi càng trở nên thân thiết với người Hà Nội, đặc biệt là các bạn tuổi teen. Hãy cùng để cái nắng hè oi bức lại ngoài kia, tạt vào quán chè Tôn Thất Tùng để nghỉ ngơi và thưởng thức một mùa hè mát lạnh.
MonngonHanoi.com

* Tiêu đề ND đặt thêm!

<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.09.2008 03:27:45 bởi QVPT >
7
8
blog

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
Bánh giày Quán Gánh - Hà Nội - 19.08.2008 23:38:42
BÁNH GIÀY QUÁN GÁNH

Dù cho chồng rẫy, vợ chê
Bánh giày Quán Gánh lại về với nhau”
Câu ca dao trên vẫn luôn được người dân Quán Gánh truyền tai nhau và coi như một phần không thể thiếu trong lịch sử lâu đời của mảnh đất này.


Mà kể cũng lạ thật, chỉ từ một thứ gạo nếp trắng trong mà bao nhiêu loại bánh ngon đã được làm ra. Cũng từ thứ gạo nếp ấy, bánh chưng, bánh giày đã đi cùng dân tộc trong suốt mấy nghìn năm lịch sử. Sự tích bánh chưng, bánh giày đã trở thành câu chuyện kể truyền từ đời này sang đời khác. Bánh chưng và bánh giày luôn đi thành cặp trong những ngày lễ tết để thờ cúng tổ tiên. Bánh chưng thì không có gì phải nói rồi, vậy bánh giày thì sao?

Bánh giày là loại bánh có thể nói là dân dã và quen thuộc đối với mỗi người dân. Bánh chưng thì chỉ đến Tết ta mới thấy nhiều chứ ngày thường thì chỉ có bánh giày mà thôi. Bánh giày bán quanh năm, là thứ quà ăn chơi của các bà, các chị. Nó được dùng để ăn sáng, ăn khi lỡ bữa… Mà cứ khi nào nhắc đến bành giày, người ta lại phải nói đến bánh giày Quán Gánh. 

Để làm ra một chiếc bánh giày Quán Gánh người thợ làm bánh phải bỏ ra nhiều công sức. Bánh giày là loại bánh chỉ để được trong ngày nên thợ làm bánh phải thức từ 2h sáng để làm ra những mẻ bánh mới, thơm ngon cho ngày hôm sau. Gạo dùng làm bánh cũng không được tùy tiện đâu nhé. Phải là thứ gạo nếp Hải Hậu trắng, đều hạt vo kỹ, đồ thành xôi. Khi xôi còn nóng phải giã thật nhuyễn, rồi nặn thành từng chiếc. Nói thì đơn giản nhưng khi chứng kiến cảnh giã bánh thì bạn mới thấy thấm thía được sự vất vả của người thợ. 

Những chiếc bánh trắng tinh, nằm e ấp trong lần lá chuối xanh mướt mượt mà. Bánh giày Quán Gánh có ba loại khác nhau: bánh chay, bánh ngọt và bánh mặn. Mỗi loại lại có một hương vị khác nhau rất đặc biệt. Bánh ngọt thì dẻo thơm quyện cùng nhân đỗ xanh xào đường ngọt sắc. Bánh mặn thì thơm lừng mùi hạt tiêu, béo béo của thịt ba chỉ, bùi bùi của đỗ xanh. Bánh chay thường được ăn kèm với giò hoặc chả. Miếng giò hồng hồng đặt giữa kẹp bánh trắng cộng thêm lá xanh tạo nê bức tranh đẹp chỉ muốn ngắm nhìn mà không nỡ ăn. 

Bánh giày Quán Gánh ngày nay đã có mặt trên khắp các nẻo đường Hà Nội. Những hàng bánh giày xuất hiện trên phố như một nét chấm phá cho ẩm thực Hà thành. Bánh giày còn xuất hiện ngày càng nhiều  trong những bữa tiệc đám cưới, những buổi tiệc quan trọng… Người thợ làm bánh nay cũng đã bớt đi nhọc nhằn bởi sự hỗ trợ của những công cụ hiện đại hơn. Thế nhưng bánh giày Quán Gánh vẫn không bị mất đi nét riêng vốn có của một thứ bánh quê bình dị mà độc đáo.
MonngonHanoi.com

7
8
blog

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
Chè xoài Nguyễn Trường Tộ - Hà Nội - 20.08.2008 22:54:51
THƠM NGON CHÈ XOÀI - CARAMEN NGUYỄN TRƯỜNG TỘ (HÀ NỘI)

*****************

        Dân teen thường bảo nhau: "Muốn ăn chè xoài, lên Hàng Than là ngon nhất!" Đó là cách nói ngắn gọn của địa chỉ số 2 Nguyễn Trường Tộ, quán "Chè xoài -  caramen".

        Phố Nguyễn Trường Tộ là một con phố khá nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội, kéo dài từ Hàng Than đến bờ hồ Trúc Bạch. Ở đây có khá nhiều đồ ăn ngon như bánh bao chiên, bún cá, bún ốc lọ, tàu phớ, chim sẻ rán, trứng cút lộn và tất nhiên, không thể không kể đến caramen, chè xoài và sữa chua nếp cẩm…

       Dừng xe ở quán chè số 2 Nguyễn Trường Tộ, món đầu tiên thực khách hay gọi là món chè xoài. Chè xoài được làm từ xoài tươi xay, để lạnh và rưới một chút sữa nguyên kem lên trên. Dùng thìa nhỏ xắt một miếng chè xoài, cảm nhận vị thanh mát của xoài tươi xay, vị béo ngậy, ngọt ngào của sữa, ta có thể ăn mãi không chán… Chè xoài là món đặc biệt, chỉ ở đoạn phố Nguyễn Trường Tộ - Hàng Than mới có.


        Tiếp theo bạn nên gọi món caramen. Caramen được bày trên đĩa, màu vàng óng, sóng sánh lớp cà phê nâu phủ bên trên… vừa mềm mại, vừa béo ngậy vị của trứng, đăng đắng vị của cà phê, khiến cho ta quên đi cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ…

        Cuối cùng, nên gọi món sữa chua nếp cẩm. Sữa chua đánh đá, cho thêm xôi nếp cẩm. Vị thanh mát của sữa chua hòa quyện với vị thơm bùi của nếp, mát lạnh của đá xay…Chầm chậm thưởng thức từng hạt nếp cẩm, cảm nhận vị dẻo dính ngọt bùi, khi ngẩng đầu lên, đã thấy thời gian trôi thật nhanh, và cảm giác mệt mỏi dường như tan biến hết.
Mặc dù không gian khá nhỏ và không cầu kỳ trong cách trang trí như những nơi khác, nhưng quán "Chè Xoài "lại thu hút được nhiều sự chú ý của dân teen.

công thức cầm tay

Nguyên liệu:

        4 lòng đỏ trứng gà, 2/3 chén đường, 2 chén nước sinh tố xoài, 1 thìa nước chanh, ½ chén nước cốt dừa, ½ chén kem tươi, Vỏ quế, xoài tươi, dừa tươi, dừa nạo khô

Thực hiện:


        Cho trứng, đường vào tô, dùng máy đánh trứng đánh nhuyễn cho đường tan hết. Đặt bát trứng lên chảo nước nóng đun nhỏ lửa, dùng máy đánh trứng đánh tiếp cho đến khi hỗn hợp sệt lại thì nhấc khỏi bếp, đánh thêm khoảng 1 phút nữa cho nguội hẳn. Đổ nước sinh tố xoài, nước cốt dừa và kem tươi vào, dùng thìa khuấy đều, nhẹ tay.

        Đổ hỗn hợp kem vào khuôn kim loại cỡ 18x27 cm, đậy nắp lại và làm lạnh trong vòng 3 tiếng hoặc cho đến khi hỗn hợp kem lạnh hoàn toàn.
Chuyển kem trở lại tô, dùng máy đánh trứng ở tốc độ nhanh nhất đánh tiếp cho hỗn hợp nhuyễn, đặc lại như bột là được. Đổ kem vào khuôn kim loại làm lạnh trong 5 tiếng hay để qua đêm càng tốt. Khi ăn múc kem ra vỏ quế, cho vài lát xoài cắt mỏng, một ít dừa tươi, dừa khô nạo lên trên.
MonngonHanoi.com
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.08.2008 22:56:54 bởi ngocdiep87 >
7
8
blog

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
Ô mai Hàng Đường - Hà Nội - 23.08.2008 23:45:57
Ô MAI ĐẶC SẢN HÀNG ĐƯỜNG - HÀ NỘI

***************

Như một nét đặc trưng, khi ra xứ Hà thành ai ai cũng muốn mang về một ít ô mai phố Hàng Đường để làm quà cho người thân như mang một chút nắng xuân, một tí làn gió mát lạnh về nhà để nhớ về Hà Nội thân thương.
Đến Hà Nội, nhất là vào dịp tiết trời sang xuân, người ta thường tranh thủ tìm kiếm một nhành đào Nhật Tân để kịp về trang trí nhà trong ngày tết. Trong sự bận rộn ấy, người ta cũng tìm đến thú vui dạo chợ tết, nhất là các dãy phố như Hàng Đường, Hàng Buồm, Ngõ Gạch, phố Huế... để chọn các loại ô mai đón khách đến chơi nhà. Nổi tiếng vào bật nhất về đặc sản ô mai Hà thành có thể kể đến cơ sở Hồng Lam (số 11 Hàng Đường) hay Gia Lợi (số 8 Hàng Đường). Đây là những địa chỉ có đầy đủ các loại ô mai như mơ gừng, mơ cay, mơ cam thảo, mơ chua cay mặn ngọt, mơ mặn ngọt...

Ô mai đặc sản hàng Đường. Ảnh: Flickr
Ô mai là một loại mứt, còn được gọi với cái tên quen thuộc là xí muội. Nguyên liệu chính để chế biến ô mai là các loại trái cây đặc trưng của vùng như mơ, mận, me, cóc, đào, sấu, trám, quất, khế, xoài, mít... Nhưng, để có màu sắc và hương vị đặc trưng mang phong cách riêng, mỗi cơ sở chế biến đều có những bí quyết "độc chiêu" mang tính gia truyền. Để có sản phẩm ô mai ngon và bắt mắt, người làm cũng phải thực hiện khá nhiều công đoạn cần đến sự cẩn thận và tinh tế. Trước hết, người ta phải chọn loại quả ngon, tươi tốt không bị sâu, giập... sau đó các loại trái sẽ được rửa sạch, ướp muối, phơi khô và hấp sấy...
Công đoạn kế tiếp là quá trình sao tẩm và chế biến thành phẩm sau cùng. Cũng từ các loại quả ấy, nhưng mỗi loại có thể chế biến nhiều món có hương vị hấp dẫn khác nhau, có loại chua, có loại ngọt, có vị vừa cay - chua - mặn - ngọt hòa lẫn vào nhau để khi thưởng thức, người ăn sẽ mãi không quên. Đôi khi chính những điều giản dị ấy đã trở thành những kỷ niệm đẹp, để rồi người ta vẫn thường ví tuổi ngây thơ là độ tuổi ô mai, là vậy.

Ô mai tắc. Ảnh: Dactrung
Không chỉ xuất hiện trong dịp Tết, du khách có thể tìm thấy món đặc sản này ở những con phố chuyên bán trong dịp tham quan vùng đất Kinh Bắc. Bên cạnh những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Văn Miếu quốc tự giám, đền Quán Thánh... khi đến với Hà Nội du khách sẽ có dịp tìm hiểu về cuộc sống thường nhật, những thói quen, thú vui tao nhã của người dân xứ Hà thành. Để khi quay về nhà, trong hành lý, du khách không quên mang theo một tí chua - cay - mặn - ngọt của vị ô mai để thêm nhớ thương về miền đất thủ đô.
Ẩm thực Hà Nội
St từ: monngonhanoi.com


7
8
blog

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
Chả nhái Khương Thượng - Hà Nội - 24.08.2008 23:00:00
Chả nhái là món đặc sản dân dã của ruộng đồng miền Bắc. Món ăn ngon, giàu chất đạm, được rất nhiều người ưa thích. Nói đến chả nhái không thể không nhắc đến làng Khương Thượng (Hà Nội) - ngôi làng đã mấy chục năm nổi tiếng với nghề làm chả nhái.

        Nhái sau khi làm sạch, được chế ra thành nhiều món khác nhau mà người làng Khương Thượng quen gọi với những cái tên nghe dân dã đến… ngượng người. Nào là món trải chiếu, món quần đùi, quần dài và cả món… mà ngôn ngữ hiện đại gọi là “nuy”.
        Món trải chiếu chính là món chả nhái, món ngon nhất nhưng cũng cầu kỳ nhất. Những con nhái nhỏ băm cả thịt lẫn xương, cho vào cối đá giã nhuyễn, rồi trộn với gia vị, sả ớt, lá chanh,.. Mỡ để sôi thật già rồi mới thả chả vào rán, miếng chả vừa chín tới phồng to, vàng ươm, mùi thơm thật hấp dẫn.

        Đùi nhái cuộn với các loại gia vị và lá chanh rồi tẩm bột chiên giòn (món “quần đùi”), nhái tẩm ướp rán nguyên cả con (món…"nuy"), nhái tẩm bột chiên giòn cả con (món “quần dài”) là những đặc sản truyền thống mà nhà làm nghề nào ở Khương Thượng cũng lưu giữ được. Các món rán giòn ăn cả xương, nhai kỹ giòn tan trong miệng, ngọt và thơm.
        Ngoài ra, mỗi nhà lại tự chế biến thêm các món cho phong phú thêm sự thưởng thức của thực khách, như các món lẩu nhái, nhái xào sả ớt, nhái om măng... Mỗi món mỗi vị ngon đậm đà. Có lẽ vì các món nhái đặc sản quá hấp dẫn mà dù đường vào làng quanh co, quanh co nhưng thực khách vẫn nườm nượp đến với làng Khương Thượng,
        Trước kia làng có rất nhiều nhà làm nghề nhưng giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cửa hàng nhà chị Hà Khuê, với nghề làm chả nhái gia truyền hơn 70 năm nay, là có khách ăn đông nhất. Gọi là cửa hàng cho oai chứ chị làm chả nhái và bán luôn tại nhà, chỉ phục vụ những nhóm khách ăn từ 6 người trở lên. Khách mua về cũng rất đông, nhiều buổi xếp hàng chật cả ngõ.
        Nếu bạn muốn thưởng thức món chả nhái đặc biệt của Hà Khuê bạn phải đến đúng giờ (nhà chỉ bán từ 10h sáng đến 1h chiều). Chị làm chả nhái ngon nhất làng, và có món nhái om măng, móc mật đặc biệt, không nhà nào sánh kịp...
ND st từ: monngonhanoi
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.08.2008 23:01:53 bởi ngocdiep87 >
7
8
blog

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
Bánh tôm Tây Hồ - Hà Nội - 26.08.2008 21:58:42
ND tự sự: Ai đã từng gắn bó với Hà thành chắc hẳn không thể nào quên cái se se lạnh đặc trưng của mùa thu nơi đây! Mùa thu Hà Nội thơ mộng đưa hồn người vào cõi mộng du! Không khí hối hả dường như trầm lắng lại để tâm hồn con người thả theo sự huyền ảo của sương mờ bảng lảng Tây Hồ, Bảy Mẫu... Vào những hôm khí trời lành lạnh, ta thong dong đạp xe ra Tây Hồ thưởng thức món bánh tôm nổi tiếng nhưng cũng rất dân giã thì còn gì bằng!
**************

BÁNH TÔM HỒ TÂY - HÀ NỘI.

Ai đã từng đến Hà Nội chắc sẽ háo hức được một lần tìm đến bánh tôm nóng Tây Hồ, để có dịp thưởng thức thứ đặc sản có một không hai của đất này. Chỉ cần một lần thế thôi cũng đã thành ấn tượng. Bởi một lẽ ăn bánh tôm Hồ Tây đâu chỉ phải là ăn để mà ăn mà còn để ngắm trời, ngắm đất, ngắm người, ngắm cảnh.

Thưởng thức bánh tôm trong khung cảnh hoàng hôn mùa hạ thì thật tuyệt. Con tôm nước ngọt Hồ Tây vừa chín tới phổng phao màu hồng lựu nằm trên mặt chiếc bánh vàng ươm, nhai cứ ròn tan như miếng bánh đa vừa nướng.



Vị tôm ngọt mà thơm cộng với cái giòn và ngậy của bánh, chấm với nước mắm dấm chua cay, phảng phất hương cà cuống ruộng đồng ven đô cho ta cái cảm giác ngọt tê dịu dàng nơi đầu lưỡi. Cứ thế nhai tan một miếng, nhấp một hơi bia lạnh, hít thở qua hơi gió thoảng qua đượm mùi mỡ béo ngậy và thơm từ lò bếp lọt ra mà thả lòng mình thanh thản tận hưởng bánh và gió hồ mát rời rợi, để rồi lục tìm trong trí nhớ thấp thoáng đâu đó câu chuyện huyền tích Trâu Vàng lạc mẹ đã đầm mình làm nên sóng nước Hồ Tây hôm nay.




Cuộc sống có nhiều thay đổi, hình thức bán hàng và cách thưởng thức bánh tôm ngày nay cũng khác xưa, nhưng bánh tôm Hồ Tây vẫn giữ được nguyên vẹn hương vị cổ truyền của nó, để cho bất cứ ai muốn thưởng thức cũng phải bất ngờ cảm nhận được mùi vị ngon lành của bánh tôm rất nóng, rất ròn, rất thơm ngậy với thứ nước chấm pha có nghề với đủ vị mặn, ngọt, chua, cay.

Thanh Hằng
ND sưu tầm từ: monngonhanoi
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.08.2008 22:00:02 bởi ngocdiep87 >
7
8
blog

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
KEM TRÀNG TIỀN NGON NỔI TIẾNG HÀ NỘI - 28.08.2008 00:12:42
ND87:Nếu bạn đến Hà Nội vào mùa hạ, bạn sẽ thưởng thức gì? Chắc bạn không bỏ qua những chiếc kem nổi tiếng Tràng Tiền?
***************

KEM TRÀNG TIỀN

        Kem Tràng Tiền từ lâu đã nổi tiếng với hương vị đặc biệt làm say lòng không biết bao thế hệ người Hà Nội. Những ai một lần đến Hà Nội và được thưởng thức kem Tràng Tiền thì khó quên nét văn hóa ẩm thực đặc trưng rất riêng của Hà Nội - vừa đứng vừa ăn kem!
        Kem Tràng Tiền từ lâu nổi tiếng với các hương vị như kem đậu xanh béo ngậy khi ăn vào tan chảy từ từ trong miệng cho đến kem sôcôla, cốm, sữa... ngọt lịm, thơm ngon. Từ khi ra đời năm 1958 đến nay, kem Tràng Tiền luôn giữ được sự tin yêu của khách hàng nhờ vào chất lượng và hương vị riêng của mình. Mặc dù nổi tiếng nhưng giá kem Tràng Tiền rất rẻ, mọi người ai cũng có thể thưởng thức.
    Cửa hàng kem Tràng Tiền không bao giờ vắng khách, đông nhất là vào chiều tối. Mỗi buổi chiều người ăn kem chen nhau xếp hàng mua kem kéo dài từ trong ra tận ngoài đường. Người bán làm việc luôn tay nhưng vẫn không kịp phục vụ cho các thượng đế. Có người đến sau hết kem phải tiu nghỉu ra về mà lòng đầy tiếc nuối.

        Chị Ngân - người có hơn 10 năm bán kem tại đây cho biết: "Ở đây mỗi ngày chúng tôi sản xuất khoảng 25.000 - 30.000 que kem. Một mẻ kem có đến vài nghìn chiếc (tùy thuộc vào thời điểm trong ngày). Trong những ngày hè, nhiều khi chúng tôi sản xuất không kịp phục vụ người tiêu dùng. Không chỉ người Hà Nội mới thích ăn kem mà nhiều người ngoại tỉnh và cả người nước ngoài có thói quen cứ có dịp đi qua phố Tràng Tiền là ghé ăn kem". Hạnh - một nhân viên bán hàng khác cho biết thêm: “Người đến ăn kem rất đa dạng, từ những cô cậu nhỏ tuổi, các bạn học sinh, sinh viên cho đến những người lớn tuổi, mọi ngưòi đều thích kem Tràng Tiền”.
        Không có bàn ghế, người ăn kem ở phố Tràng Tiền chỉ có thể đứng nhấm nháp tận hưởng vị ngọt mát lạnh của kem tan nhanh trên đầu lưỡi. Ấy vậy mà tại đây lúc nào khách ra vào cũng nườm nợp không ngớt, có người còn “nghiện” món này, ngày nào không ăn là không chịu được (!?).

        Lan - sinh viên trường ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội cho biết: “Mỗi ngày em đều đến đây để ăn kem và mỗi lần ăn đến 2 cái. Nhiều khi bận việc không đến ăn được cảm thấy thiếu thiếu”. Theo Lan, kem Tràng Tiền không chỉ ngon ở hương vị riêng mà còn một điểm đặc biệt là vừa đứng vừa ăn, làm cho kem Tràng Tiền khác với các nơi khác. Hà - cô bạn đi cùng Lan cho rằng: “Vào mùa hè, có những ngày tại đây không còn chỗ đứng, mọi người chen nhau vào mua kem. Và chỉ thích mua kem Tràng Tiền. Có lẽ không nơi nào người mua và ăn kem đông như tại đây. Nó đã trở thành một thói quen của người Hà Nội”.

        Kem Tràng Tiền không chỉ "quyến rũ" người dân Hà Nội mà khách du lịch khi ghé thăm thủ đô cũng không thể cưỡng lại được "sức hút" của loại thức ăn đơn giản nhưng rất hấp dẫn này. Julie Gaunt, cô bạn 22 tuổi đến từ nước Anh đã thốt lên "Good, very good" khi được hỏi về cảm giác của cô khi đang đứng thưởng thức kem Tràng Tiền cùng với mọi người. "Vô tình khi đi ngang qua cửa hàng kem, người hướng dẫn du lịch có giới thiệu về kem Tràng Tiền. Tôi rất tò mò và đã vào xếp hàng mua kem sau đấy đứng thưởng thức cùng mọi người. Kem rất ngon và “cách” ăn kem ở đây rất đặc biệt”, Julie Gaunt nói. Theo Julie Gaunt thì sau đó ngày nào có thời gian là cô lại ra đây ăn kem.

ND87 sưu tầm từ: monngonhanoi.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.08.2008 00:18:29 bởi ngocdiep87 >
7
8
blog

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
Bánh cuốn Thanh Trì - Hà Nội - 28.08.2008 23:34:57
        Đã quen ăn bánh cuốn ở Hà Nội, nếu ta đi ăn bánh cuốn ở một nơi nào khác, sẽ thấy mình trở thành người khó tính từ lúc nào không biết nữa. Bởi vì dù có thiên vị hay không thì bánh cuốn Hà Nội, mà lại là bánh cuốn Thanh Trì thì không thể chê vào đâu được.
        Người Hà Nội sành ăn nên ngay từ cái bánh cuốn cũng phải thật cầu kỳ chu đáo. Bột làm bánh phải làm từ thứ gạo ngon, thì bánh mới không nồng, sắc bánh mới trắng. Tráng bánh phải thật mỏng, mỡ thoa phải đều tay cho mướt mặt bánh để khi nếm vào thì thanh nhẹ, mát rượi. Phết nhân bánh cũng đòi hỏi sự khéo léo sao cho bánh không thô, nhân đều từng cái.
Trong thúng, bánh được xếp thành từng lớp gối nhau trên những tàu lá chuối xanh màu ngọc thạch, sắc trắng pha những đốm nhân màu hồng sậm của thịt và màu nâu của mộc nhĩ nổi bật lên một cách hiền lành. Khi ăn, bánh được bàn tay người bán nhẹ nhàng bóc từng lớp mỏng tang rồi cuộn lại,bày trên những chiếc đĩa khiêm nhường.         Bánh thơm dịu, êm êm được dầm vào trong chén nước mắm nhỏ xíu xinh xắn rồi đưa lên miệng, ta sẽ thấy cả một sự kết hợp nhịp nhàng. Mùi thơm của bánh và nhân quyện lẫn cái vị chua cay mặn ngọt của nước chấm, lại thêm vài giọt tinh cà cuống nữa thì thật là tuyệt. Với cách bán hàng như thế, chỉ một cái thúng đội trên đầu, các bà, các cô vùng Thanh Trì đi khắp các ngõ phố rao bán. Người bán lại chiều khách và luôn sẵn sàng đặt thúng bánh xuống bên vỉa hè hay trong ngõ phố cho mấy bác xích lô, mấy chị bán hàng ăn. Bán như thế, ăn như thế, nhưng ngon, thật ngon và không lẫn với bất cứ thứ bánh cuốn nào.

        Xa khi ăn bánh cuốn Thanh Trì người ta thường thêm vài miếng đậu rán thật nóng, thật phồng. Tuy nhiên ngày nay có thể do ăn bánh cuốn như thế thanh nhã quá nên người ta đã điểm vào một vài miếng chả rán hay thịt quay ba chỉ giòn tan. Một thứ mềm mà thanh, một thứ thì nục nạc mà giòn, ngậy, béo tạo ra một mâu thuẫn nhưng cũng cho cái vị là lạ.

        Bánh cuốn Hà Nội ngày nay có nhiều loại và đã trở thành món quà sáng rẻ mà ngon. Có loại ăn nguội, có loại ăn nóng, có loại có nhân thịt, có loại không nhân... mỗi thứ cho một khẩu vị riêng. Song ngời ta vẫn nhắc đến bánh cuốn Thanh Trì như một sản phẩm của nghệ thuật ẩm thực dân dã.
ND87 sưu tầm từ: monngonhanoi


7
8
blog

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
CHẢ CÁ LÃ VỌNG - HÀ NỘI - 30.08.2008 22:51:02
CHẢ CÁ LÃ VỌNG

        Chả cá Lã Vọng là tên của một đặc sản Hà Nội. Đây là món cá tẩm ướp, nướng trên than rồi rán lại trong chảo mỡ, do gia đình họ Đoàn tại số nhà 14 phố Chả Cá (trước là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên cho nó như trên
        Vào những năm thời kỳ Pháp thuộc, ở số 14 Hàng Sơn có một gia đình họ Đoàn sinh sống, họ thường lấy nhà mình làm nơi cưu mang nghĩa quân Đề Thám. Chủ nhà hay làm một món chả cá rất ngon đãi khách, lâu dần thành quen, những vị khách ấy đã giúp gia đình mở một quán chuyên bán món ăn ấy, vừa để nuôi sống gia đình, vừa làm nơi tụ họp. Lâu dần, hai tiếng 'Chả Cá' được gọi thành tên phố. Trong nhà hàng luôn bày một ông Lã Vọng
- Khương Tử Nha ngồi bó gối câu cá - biểu tượng của người tài giỏi nhưng đang phải đợi thời. Vì thế khách ăn quen gọi là Chả cá Lã Vọng, ngày nay trở thành tên nhà hàng và cũng là của món ăn.

Cách làm

Cá làm chả thường là cá lăng tươi. Đây là loại cá ít xương, ngọt thịt và thơm. Đặc biệt nhất và cũng vô cùng hiếm hoi là chả làm từ cá Anh Vũ, bắt ở ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ). Không có cá lăng thì có thể dùng đến cá nheo, cá quả, nhưng cá nheo thì thịt bở hơn và cá quả thì nhiều xương dăm hơn nên không ngon bằng cá lăng. Thịt cá được lọc theo kiểu lạng từ hai bên sườn, thái mỏng, ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm theo một phương cách bí truyền đặc biệt ít nhất 2 giờ đồng hồ, rồi kẹp vào cặp tre (hoặc vỉ nướng chả có quết một lớp mỡ cho đỡ dính). Người nướng phải quạt lửa, lật giở đều tay sao cho hai mặt đều chín vàng như nhau. Chuẩn bị ăn, người ta mới mang những kẹp chả nướng đã chín trút vào chảo mỡ sôi đặt trên bếp than hoa đặt trên bàn ăn, cùng với rau thì là và hành hoa cắt khúc. Thường người ta không dùng dầu ăn vì nhiệt độ thấp hơn và cá kém thơm hơn.

Chả phải ăn nóng. Khi ăn, gắp từng miếng cá ra bát, rưới nước mỡ đang sôi lên trên, ăn kèm với bánh đa nướng hay bún rối, lạc rang, rau mùi, húng Láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm. Mắm tôm phải được pha chế bằng cách vắt chanh tươi, thêm ớt, đánh sủi lên rồi tra thêm chút tinh dầu cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng, một ít nước mỡ và đường. Một số khách nước ngoài không ăn được mắm tôm thì thay bằng nước mắm, nhưng nước mắm ít nhiều khiến món chả cá bị giảm hương vị.
Có hai cách ăn phổ biến:

Cho cá đã nướng vào chảo mỡ, bỏ hành và rau thì là vào. Khi rau chín tái thì gắp ra ăn với bún, rau thơm, đậu phộng rang và mắm tôm đã pha chế theo cách cho một ít bún vào bát, cho rau và một vài miếng chả cá lên trên, rắc ít lạc rang, rưới chút mắm tôm rồi trộn ăn. Khi ăn mùi mắm tôm quyện với vị ngọt của cá, mùi rau và vị bùi của lạc rang. Do có nhiều mỡ nên khi ăn phải kèm theo cuống hành tươi chẻ nhỏ ngâm qua dấm pha loãng.Cho chả cá, hành và rau vào bát, rưới nước mỡ đang sôi và dùng ngay, có thể ăn kèm với bánh đa nướng. Cách ăn này làm vừa đủ ăn nếu không cá sẽ nguội, mất ngon. Ngoài hai cách trên, một số người có thể cho cả bún vào chảo và đảo nhanh với cá, thì là, hành hoa sau đó trút ra bát ăn. Ăn cách này rất nóng ngon nhưng hơi nhiều mỡ.
Món này có thể nhắm với rượu mạnh và hợp với tiết trời lạnh. Với trời nóng thì, để cho đỡ ngán, thực khách thường uống bia.

Patricia Schultz đã đưa món Chả cá Lã Vọng vào cuốn "1.000 nơi nên biết trước khi chết" (1000 Places to See Before You Die).
Cuối năm 2003, hãng tin Mỹ MSNBC đã rút gọn lại và đặt nhà hàng Chả cá Lã Vọng Hà Nội ở vị trí thứ 5 trong 10 nơi nên biết trước khi chết cùng với 9 địa danh, lễ hội nổi tiếng khác trên thế giới.
ND sưu tầm từ: monngonhanoi.com
7
8
blog

lang thang
  • Số bài : 5825
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.12.2006
  • Nơi: Quê hương của lá Phong
RE: CHẢ CÁ LÃ VỌNG - HÀ NỘI - 31.08.2008 13:56:53
Cảm ơn bạn đã sưu tầm bài viết hay, nghe quảng cáo chả cá Lã Vọng đứng hạng 5 trong 10 nơi phải nên đến trước khi chết liệu có đúng không nhỉ? Chỉ để đến HN và ăn món chả cá thì chắc món này phải cực...cực ngon.
"Khi người không yêu ta, Buồn đã thành một nhẽ
Khi ta không yêu người, Sao cũng buồn đến thế"


venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
THỊT CHÓ NHẬT TÂN - HÀ NỘI - 02.09.2008 23:31:43
THỊT CHÓ NHẬT TÂN
************


        Ở Hà Nội, Nhật Tân nổi tiếng với món thịt chó. Nơi đây thực khách đến ăn thịt cầy không ngồi ghế mà ngồi chiếu. Chính cái vẻ bình dân cộng với tài chế biến của các đầu bếp chuyên gia về thịt cầy đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của vùng đất Nhật Tân.
        Bước chân vào quán và ngồi bệt xuống một mảnh chiếu nào đấy và bắt đầu gọi. Bắt đầu có lẽ nên là món nướng. Món này phải ăn ngay khi còn nóng chứ khi nguội ngắt rồi thì hỏng bét. Một đĩa thịt thái mỏng chừng hai đến ba đốt ngón tay được dọn ra hương thơm thoang thoảng của thịt vừa nướng xong dâng lên mũi.

        Khoan hãy gắp thịt vào bát vội mà hãy lấy một lát giềng thái mỏng, vài lá mơ bỏ vào bát sau đó kẹp với miếng thịt và chấm nhẹ vào bát mắm tôm. Miếng thịt nướng thơm lừng có chút vị cay nồng nồng của giềng và vị hơi chát của lá mơ đệm thêm vị mặn của mắm có pha chút chua của chanh và cay của ớt thấm dần trong miệng làm hơi đau đau hai bên mang tai vì sự kích thích khẩu vị. Thịt nướng là cứ phải thịt thái hơi mỏng và pha thêm một ít mỡ mới ngon. Xin bạn chớ có tham mà ăn nhiều quá, hỏng mất những món sau đấy nhé. Nếu là đúng kiểu thì phải nhấp một tợp rượu thứ rượu nếp trắng đục như sữa, hơi ngọt và vị men nhẹ nhàng nhưng coi chừng say lúc nào không biết.
        Món thịt hấp được gọi ngay khi món nướng đã vơi vơi. Từng miếng thịt nạc được bao quanh một miếng da mỏng đều tăm tắp mười miếng như một, mười đĩa như một và mười bữa như một không bao giờ sai cũng sẽ vơi nhanh như người anh em của nó là món nướng.
        Vị thịt nạc ngọt lừ lừ cùng men rượu ngan ngát sẽ làm cho bạn thêm hào hứng với cuộc trò chuyện với người cùng đi. Bẻ vài mẩu bánh đa, thứ bánh làm từ bột gạo nướng vàng phồng rộm thơm lừng này luôn đi kèm với các món và xúc với dựa mận. Dựa mận được nấu nhừ nghi ngút khói mà xúc với bánh đa, ăn lúc tiết trời hơi se se lạnh của mùa thu thì thật không biết tả bằng từ ngữ nào cho chính xác.

        Nếu nãy giờ các món có vẻ hơi đậm thì ta hãy gọi thêm bát xáo măng ăn với bún cho hài hoà khẩu vị. Vị ngọt của nước xáo, vị giòn tan của măng có sự hoà hợp thú vị đến lạ lùng. Thật là sai lầm nếu không kể đến các món khác như lòng hấp, dồi nướng, bởi đã có câu sống trên đời ăn miếng dồi chó, xuống âm phủ biết có hay không. Mùi thơm ngậy lan từng kẽ răng, và cảm giác dai dai khi nhai trong miệng cũng là sự khoái khẩu đáng yêu của món ăn này.
ND sưu tầm từ: Monngonhanoi

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.09.2008 23:32:55 bởi venus4t.vns_hnu >
7
8
blog

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
BÁNH CỐM HÀNG THAN - HÀ NỘI - 02.09.2008 23:39:41
BÁNH CỐM HÀNG THAN
**********

        Nhắc đến phố cổ Hà Nội người ta không thể quên Hàng Than, con phố nhỏ có nhiều nhà hàng bánh cốm. Mỗi độ thu sang hương cốm say lòng du khách. Với những bí quyết riêng, món đặc sản này không thể thiếu trong gói quà gửi người xa xứ, cưới hỏi, giỗ chạp.
        Người Hà Nội xưa đã nghĩ ra nhiều cách để thưởng thức cốm, cốm luyện với thịt nạc, giã ra, rán lên làm chả ăn với cơm gạo tám thơm. Cốm xào với đường kính trắng, giữ được lâu đến hàng tuần. Lọc bột đao pha đường trắng rồi thả hạt cốm vào, đun lửa sôi lên thành ra món chè cốm để ăn tráng miệng vừa ngọt lại vừa thanh… Cuối cùng, ông tổ dòng họ Nguyễn Duy ở phố Hàng Than mới nghĩ thêm ra cách đem sấy khô hạt cốm, chế ra món bánh cốm.
        Cũng gạo nếp với đậu xanh nhưng hương vị bánh cốm hì lại khác với bất kỳ loại bánh nào. Cốm làm từ gạo nếp non, nhân gồm đậu xanh và dừa. Cả vỏ và nhân bánh đều được xào lẫn với đường, khi thưởng thức bánh khó mà biết rõ được phần nào ngon hơn.
        Chế biến từ cốm để trở thành bánh cốm, quy trình không kém công phu. Cốm dùng làm bánh phải là dạng cốm già, nghĩa là lúa cắt ở thời điểm hạt đã chắc xanh, vì cốm non khi vào đường sẽ tan hết, không dùng làm vỏ bánh được. Việc rang, giã, sàng, sẩy giống như quy trình sản xuất cốm non. Cốm làm xong sấy khô, đựng vào chum vại,hoặc đóng gói thật kín cho khỏi ẩm.

        Khi đem làm bánh mới đổ vào nồi hay chảo.Thường cứ 1 kg cốm đong khoảng 1,3 lít nước, trộn cho hạt cốm mềm, rồi pha tỷ lệ một đường một cốm, đặt lên bếp đun và đảo đều tay, khi gần được thì thêm ít giọt nước cất từ hoa bưởi, nhờ có tinh hoa bưởi mà bánh cốm có hương vị đặc biệt. Cái khéo là ở khâu đun cốm, nếu non thì bánh nhão, quá lửa thì bánh có mùi khét. Bí quyết để có được bánh cốm ngon, thơm hoàn toàn dựa vào thói quen và kinh nghiệm.Thứ nữa là khâu làm nhân bánh, muốn bánh ngon, dứt khoát phải chọn thứ đỗ vàng lòng, xanh vỏ. Đậu xanh được chọn là đậu ngon của vùng Thái Bình, Hà Bắc, Sơn La, còn các loại khác có thể dùng được nhưng chất lượng bánh không ngon và để lâu sẽ bị thiu. Có đỗ rồi, ta đem xay, ngâm, đãi vỏ để nấu tựa nấu cơm, cơm đỗ phải vừa chín tới,không nát không sượng, thật thơm và tơi, người làm bánh thường gọi là “xuê”. Đỗ đã “xuê” được cho vào cối giã mịn, rồi lại ngào đường với nước, cứ một kg đỗ thêm 1,2 kg đường kính, đun nhỏ lửa cho đến khi đỗ đạt độ khô dẻo thì cho thêm các thứ phụ gia, như mứt sen trần, dừa nạo, nước hoa bưởi… đảo đều rồi đem gói.Người ta chia nhân thành từng viên, rồi dùng thứ cốm đã nấu bọc ra ngoài. Dùng lá chuối non, hoặc giấy ni-lông gói lót để giữ thành bánh cho vuông. Tiếp đến gói vỏ ngoài cũng bằng lá chuốixanh, bẻ cho góc cạnh đều nhau, đặt nhãn hiệu ngoài cùng, rồi lấy lạt giang đã nhuộm đỏ buộc thành hình chữ thập, sau đó lại buộc 5 chiếc một cho tiện việc mua bán, chuyên chở.
        Theo khảo sát của Hà Nội Mới, hiện cả dãy phố Hàng Than có đến mấy chục cửa hàng làm và bán bánh cốm, đều dùng chữ “Ninh”. Nhưng Nguyên Ninh là hiệu bánh cốm gia truyền, được nhiều người ưa chuộng.

ND sưu tầm từ: monngonhanoi.
7
8
blog

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
CỐM LÀNG VÒNG (CẦU GIẤY- HÀ NỘI) - 22.09.2008 00:15:16
ND giới thiệu thêm về CỐM LÀNG VÒNG

       Các bạn thân mến! Mỗi khi thu về, người Việt ta lại được thưởng thức món cốm xanh làm từ lúa nếp non! Món cốm gợi cho ta nhớ về những cánh đồng quê yên ả với hương nồng nồng thoảng bay trong gió cùng tiếng sáo vi vu đưa ta về cõi mộng. Nói đến cốm chẳng ai không biết đến Cốm làng Vòng - Hà Nội. Làng Vòng hiện thuộc về quận Cầu Giấy. Đối diện với làng Vòng là hàng loạt các trường đại học lớn của Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư Phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền...
       Vào độ thu về, cả làng Vòng thình thịnh tiếng giã cốm cung ứng cho thị trường. Nếu bạn có dịp ghé thăm Hà Nội vào dịp này, ND mời bạn đến ngõ nhỏ Đa Lộc hoặc đối diện Đại học Sư Phạm Hà Nội là một ngách nhỏ bên cạnh toà cao ốc HITC bạn có thể đến làng Vòng để thưởng thức món Cốm nổi tiếng cả nước.
*******************

MÓN QUÀ MÙA THU





“Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng”

        Những câu thơ của Xuân Diệu vang lên, báo cho ta biết thu đã về. Không chỉ có lá vàng, nắng đổ, thu đến còn mang theo mùi hương nồng nàn của hoa sữa và những món quà của thiên nhiên…
Cốm xanh – hồng đỏ: thắm duyên đôi lứa.  “Ờ, mà lạ thật, chẳng riêng gì mình, sao cứ đến đầu thu thì người Hà Nội nào, ở phiêu bạt bất cứ đâu đâu cũng nhớ ngay đến cốm Vòng? Chưa cần phải ăn làm gì vội, cứ nghĩ đến cốm thôi, người ta cũng đã thấy ngất lên mùi thơm dịu hiền của lúa non xanh màu lưu ly đặt trong những tàu lá sen tròn cũng xanh muôn muốt màu ngọc thạch!...” Những câu văn bất hủ trên của Vũ Bằng đã miêu tả một cách đẹp nhất về cốm Vòng.


        Ăn cốm chỉ cần nhẩn nha nhúm một dúm nhỏ xíu, bỏ vào miệng và nhấm nháp từng hạt, từng hạt cốm dẻo dẻo, thơm thơm là cái thú của bất kỳ người Hà thành nào mỗi độ thu về. Thế nhưng đấy chỉ là một trong vô vàn những cách thưởng thức cốm. Người ta ăn cốm với chuối chín trứng cuốc. Vị ngọt sắc của chuối chín hòa vào cái vị thanh thanh của cốm khiến người ta thích thú. Hay làm chả cốm, trứng rán cốm…để thay đổi khẩu vị. Những món mặn làm từ cốm tuy ăn cũng có hương vị riêng nhưng không làm toát lên vẻ đẹp thanh mảnh, tao nhã của thứ quà thời trân chỉ có riêng ở mảnh đất nổi tiếng hào hoa, thanh lịch này.

       
        Khi nhắc đến cốm, người ta không thể không nhắc đến hồng. Cốm xanh – hồng đỏ như tình duyên đôi lứa đang yêu: đằm thắm mà dữ dội. Chả thế mà khi mùa thu về - cũng là mùa xây tổ ấm, nhà trai lại mang đến nhà gái mâm cốm xanh với hồng đỏ làm lễ hỏi.



        Cốm Vòng ăn với hồng chín thật đúng vị. Hồng chín mọng, đỏ lừ, bóc ra cắn một miếng, thấy vị ngọt tứa ra đầy miệng. Hồng nhuyễn vào với cốm, hồng thì như tan ra trong miệng còn cốm thì thấm đẫm vị ngọt của hồng, ăn lại dẻo dẻo, bùi bùi. Quả là món ngon “thất quỷ thần sầu”. Thế nhưng trước khi ăn thì hãy ngắm nhìn một chút để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng cho con người khi thu đến.


        Nhìn những hạt cốm xanh trong nằm e ấp trong tàu lá sen xanh mướt ta đã thấy nao lòng. Nhưng khi nhìn thấy bên cạnh cốm xanh là những quả hồng chín đỏ mọng thì ai cũng phải thốt lên: “quả là đôi lứa xứng đôi”. Hai sắc xanh – đỏ của cốm và hồng hòa quyện vào nhau nư âm dương hòa hợp, như cặp bằng - trắc trong thơ lục bát, đẹp đến lạ thường. Cõ lẽ bởi sự ăn ý của cốm với hồng như thế mà mỗi khi thu về người ta lại mang cốm và hồng tới nhà người yêu thương để xin kết thành đôi lứa…

ND sưu tầm từ: monngonhanoi
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.09.2008 00:17:25 bởi venus4t.vns_hnu >
7
8
blog

hocinternet
  • Số bài : 13
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.09.2008
RE: CỐM LÀNG VÒNG (CẦU GIẤY- HÀ NỘI) - 24.09.2008 15:53:28
CỐM LÀNG VÒNG
Lâu lắm rồi mình vẫn chưa có dịp trở về HN để thưởng thức lại món ăn khoái khẩu thời thơ ấu này, nhớ quá đi thôi những kỉ niệm xưa.

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
RE: CỐM LÀNG VÒNG (CẦU GIẤY- HÀ NỘI) - 26.09.2008 23:00:26

Trích đoạn: hocinternet

CỐM LÀNG VÒNG
Lâu lắm rồi mình vẫn chưa có dịp trở về HN để thưởng thức lại món ăn khoái khẩu thời thơ ấu này, nhớ quá đi thôi những kỉ niệm xưa.


Chào HocInternet!
        Từ lâu trong lịch sử, cốm Làng Vòng đã rất nổi tiếng vì nó được chắt qua nhiều công đoạn và bí quyết của làng nghề này. Cốm vốn là hàng ăn chơi cho vui để nhớ hương vị quê chứ không sang trọng như nhiều món ăn khác song nó là cái thú của người dân Bắc Bộ.
        Vào dịp gió heo may về, nếu bạn đến Hà Nội của chúng ta, bạn sẽ thấy các bác bán cốm ven các con đường....nhưng tuyệt đại số cốm đó có nguồn gốc từ Hà Tây (à mà giờ là Hà Nội, hihihi cũng Hà Nội rùi mà) và Hưng Yên đó bạn. Cốm chính gốc bạn phải đến Cầu Giấy, vào đúng làng Vòng. Đám sinh viên chúng mình thường gọi là "xóm nước đen" vì....các bạn sinh viên trọ đông đúc như KTX đó bạn!
        Ở quê các cụ nhà ta cũng làm cốm ăn chơi nhâm nhi với chén trà xanh ngút khói hương... Cốm được ướp trong những chiếc lá sen nên càng giữ được màu xanh trong như ngọc cũng như là hương thơm dìu dịu của nếp non.
7
8
blog

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
BÚN CHẢ HÀNG MÀNH - HÀ NỘI - 26.09.2008 23:08:52
ND giới thiệu thêm:
Bún chả là một món quà thường ngày của người Hà thành. Nó có mặt ở hầu hết các con phố và đặc biệt tập trung ở khu phố cổ, trong đó nổi tiếng là bún Hàng Mành.
****************


BÚN CHẢ HÀNG MÀNH - HÀ NỘI

        Nhắc đến các món ngon đất Hà thành thì phải kể đến bún chả. Nhắc đến bún chả, “dân sành  ăn” ai cũng biết đến quán Đắc Kim - số 1 Hàng  Mành hay người ta còn gọi tắt là bún chả Hàng Mành. Khoảng 12 giờ trưa quán Đắc Kim đông nghịt người, vào những hôm cao điểm muốn có chỗ ngồi  thực khách phải chịu khó chờ. Dù bạn có cảm thấy đôi chút khó chịu khi phải chờ đợi nhưng cá là sau khi thưởng thức món bún chả ở đây xong thì bao khó chịu sẽ tan biến hết.

        Bún chả ở đây được làm khá cầu kỳ do trải qua nhiều công đoạn chế biến. Trước hết là thịt làm chả. Bún chả gồm có 2 loại chả: chả băm và chả miếng. Thịt chọn làm chả phải là loại thịt có cả nạc cả mỡ nhưng khi nướng xong thịt ăn không khô nhưng cũng không có nhiều mỡ béo. Quán Đắc Kim hay chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nách. Thịt phải được ướp tẩm kỹ lưỡng. Cũng là thịt làm bún chả nhưng với tay người đầu bếp khéo thì miếng thịt thơm, vừa chín tới, màu sắc vàng rộm, vừa giòn vừa dẻo.

Ảnh: blog.360.yahoo

        Nước chấm được coi là linh hồn của món ăn này. Nước chấm là tổng hòa của các vị chua, cay, mặn, ngọt: gia vị phải vừa, không mặn quá, chua quá, có vắt thêm chút chanh giúp nước chấm thơm mà không gắt vị dấm, “đính kèm” thêm một chút đu đủ giầm sần sật. Khi ăn thực khách còn có thể uống nước chấm một cách ngon lành với sự hứng khởi thực sự.
        Bún chả sẽ ngon hơn khi ăn kèm với đĩa rau sống gồm có xà lách, kinh giới, tía tô, rau muống chẻ… Các loại rau ở đây được lựa chọn kỹ càng, mùa nào rau nấy. Rau sạch, ngọt mát giúp tăng vị đậm đà của món ăn. Bên cạnh chả, quán Đắc Kim còn bán thêm bún nem. Những chiếc nem cuốn to cỡ bàn tay, vàng rộm, rán xong sẽ được cắt ra đĩa thành những miếng vừa ăn. Nem dù cuốn to nhưng khi cắt không bị nát, thơm mùi nhân quyến rũ.
        Món bún chả, bún nem hoàn thành khi thêm đĩa bún. Loại bún được ưa chuộng nhất là bún rối, sợi nhỏ ăn thơm mềm mà không bị nát. Sự hoà quyện quyến rũ giữa bún, chả và nước chấm làm nên nét ẩm thực rất riêng ở Đắc Kim. Chỉ  một lần thưởng thức món bún chả ở đây chắc hẳn bạn sẽ không thể quên được.
 

ND sưu tầm từ MonngonHanoi
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.09.2008 23:11:20 bởi venus4t.vns_hnu >
7
8
blog

bali
  • Số bài : 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 22.09.2008
RE: CỐM LÀNG VÒNG (CẦU GIẤY- HÀ NỘI) - 28.09.2008 20:43:28
Mình thích bún ốc Phù Đổng Thiên Vương, bún thang Hàng Bè (chỉ bán buổi tối), kem caramen long nhãn chợ Nguyễn Công Trứ, phở bò Tôn Đức Thắng, phở gà, miến gà Nguyễn Du, phở xào Bát Đàn, nem rán Mai Hắc Đế, nem chua rán ngõ Tạm Thương, bánh đa, miến cua ngõ Tràng Tiền (bán buổi chiều), bún ngan Hàng Bồ, nộm Hoàn Kiếm, ui nghĩ đến đã thấy thèm

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
RE: CỐM LÀNG VÒNG (CẦU GIẤY- HÀ NỘI) - 30.09.2008 00:19:46
Bali thân! Hà Nội của chúng ta có nhiều món ăn thật tuyệt vời đúng không bạn.  Đó là đặc trưng làm nên ẩm thực mang cốt cách người Hà Thành. Bạn cùng giúp mình làm phong phú cho Topic này nghen bạn!
7
8
blog

nguoitoithuong
  • Số bài : 303
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.03.2008
  • Nơi: Vùng trời bình yên
RE: CỐM LÀNG VÒNG (CẦU GIẤY- HÀ NỘI) - 02.10.2008 03:07:11
Topic này hay quá, rảnh rang NTT sẽ ghé liền nè, cám ơn bạn đã sưu tầm đầy đủ và chi tiết các món ngon của Thủ đô Hà nội nha... rất đáng trân trọng... Bữa nào rảnh NTT sẽ phụ giúp bạn một tay nghen.... Hànội sắp lập đông rồi đó và sẽ cónhững món mà chỉ có mùa đông có thôi nè....phải hông bạn...

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
BƯỞI DIỄN - TỪ LIÊM (HÀ NỘI) - 12.10.2008 22:42:47
ND tự sự:
Thu đã về! Thu đã về! Mùa cốm đến! Mùa bưởi Diễn! Ta tự thảng thốt chợt nhận ra ngày hôm nay không khí bỗng co trùng lại. Sương bảng lảng bọc thành phố ngàn năm. Nắng cũng vàng giọt nhè nhẹ lan toả cùng cái lành lạnh se se lại. Hà Nội vào thu!
Bạn đã đến Hà Nội? Bạn đang ở Hà Nội? Bạn đang thưởng thức khí thu Hà Nội đặc trưng không nơi nào có. Vậy ta cùng đi thăm Cầu Diễn nhé! Đi vườn bưởi làng Diễn thôi!


**************


CAM CANH - BƯỞI DIỄN

Xưa, cam Canh, bưởi Diễn (nay thuộc 3 xã Phú Diễn, Minh Khai và Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội) là loại trái cây quý được dùng để tiến vua. Loại quả quý này còn được các nhà quyền quý giàu sang nơi kinh thành ưa chuộng, không chỉ bởi vị ngọt mát, thanh thanh, mà còn bởi mùi hương thơm mát khó quên của nó. Cho đến tận bây giờ, cam Canh, bưởi Diễn vẫn là một trong những giống hoa trái đặc sản của đất Hà thành.
 
Quả cam Canh
Nét đặc biệt của loại đặc sản này là hiếm, mỗi năm chỉ có 1 vụ. Vụ mùa của cam Canh thường kéo dài khoảng 1,5 tháng (từ tháng 11 Âm lịch cho đến Tết Nguyên đán). Bưởi Diễn thì kéo dài hơn, khoảng đến tháng 2 Âm lịch). 
Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, hai giống cây này đã được nhân trồng ở một số địa phương khác như Hà Tây, Hưng Yên...
Tuy nhiên, dường như không vùng đất nào có thể phù hợp với hai loại trái này bằng đất ba xã Phú Diễn, Xuân Phương, Minh Khai (Từ Liêm - Hà Nội). Chỉ trên mảnh đất làng quen thuộc ngàn đời, cây cam Canh, bưởi Diễn mới cho những trái cam, quả bưởi có mùi hương thơm mát, vị ngọt thanh khiết và sắc vỏ vàng chanh, càng già càng chuyển màu đỏ sẫm như xôi gấc.  
Quả bưởi Diễn
  Và nếu để thưởng thức đặc sản này, bạn không cần phải đi đâu xa, chỉ cần "tạt" vào địa chỉ www.camcanhbuoidien.com là có thể tha hồ chọn rồi.
Venus sưu tầm từ: http://dantri.com.vn

THÊM MỘT CẢM NHẬN VỀ BƯỞI DIỄN[1]

Bưởi Phú Diễn
Bưởi Phú Diễn (Từ Liêm, Hà Nội) ngon không kém bưởi Ðoan Hùng (Phú Thọ). Ngọt, thơm, cùi mỏng, ít hột, nhiều nước hơn, có phần ấn tượng hơn nữa. Theo cụ Vũ Văn Chức (xóm Chùa, Ðức Diễn), từ năm 1910 ông lý trưởng đất Diễn là Vũ Văn Khang, người xóm Ðông, lên thăm em trai là Vũ Văn Mười ở Ðoan Hùng, có đem theo một cây bưởi con về trồng ở vườn nhà. Mấy năm sau, thấy cây ra quả ngon, hơn 100 gia đình trong làng xin chiết cành về trồng, sau đó nhân ra khắp làng, khắp xã. Cụ Vũ Xuân Châu (người xóm Ðông), đã 73 tuổi cho biết, khi cụ sinh ra, bưởi đã có ở đây từ đời ông cụ ngoại rồi, nghĩa là khi ông biết thì bưởi đã được trồng ở vườn nhà ông ít nhất 40 năm. Nhưng bác Nguyễn Văn Ngó thì được cụ thân sinh kể là, thời nhà Nguyễn, làng có ông Trinh làm quan triều đình tới hàm bát trụ. Một tết, về thăm làng, ông mang theo một quả bưởi. Cả nhà ăn, thấy ngon liền lấy hạt đem gieo. Bưởi ngon có từ đó. Loại bưởi này hằng năm không cho nhiều quả nhưng rất ngon nên dành để tiến vua, được gọi là bưởi tiến để phân biệt với các giống bưởi khác. Bưởi tiến dần dần lấn át các loại bưởi khác, chiếm vị trí độc tôn trong vườn quả ở Diễn.
Gắn bó lâu năm với bưởi có gia đình cụ Nhương, cụ Doanh, cụ Bảy Thi. Trồng nhiều nhất là gia đình ông Vũ Kế Giảng, có đến gần một mẫu tây, thu hoạch năm 2000 gấp từ 4-5 lần trồng cây ăn quả khác. Rồi vườn cây của ông Nguyễn Văn Ngó ở Ðình Quán, có tuổi từ 10-15 năm. Bưởi cho từ 70-90 quả một cây, chất lượng cao giá bán tại gốc đến 12-13 nghìn một quả.
Ðể có được mùa thu bưởi đòi hỏi người trồng đầu tư không ít. Cây giống là Bưởi chiết từ cành cây gốc vào tháng giêng, hai hàng năm. Sau khi chiết cành hai ba tháng rễ vàng như mầu mỏ chim sáo mới chích ra trồng được. Hố để trồng bưởi không đào sâu, trồng nổi bầu, chỉ sâu độ một gang tay. Người trồng bưởi có kinh nghiệm lấy thuốc ngâm xà phòng tưới vào gốc và quét vôi một đoạn gốc để diệt sâu vẽ bùa, loại sâu chuyên ăn lá bưởi non. Khi cây sắp ra hoa thì có lại muội vẩy, như vẩy rêu cây cau. Loại muội này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và sản lượng quả nên người trồng bưởi phải dùng thuốc phun vào cây sau khi có mưa hoặc phải phun nước trước cho ẩm thân cành rồi mới phun thuốc.
Ðến gần Tết, bưởi được hái xuống. Quả bưởi bổ ra sẽ thấy vỏ rất mỏng, cùi trắng xốp tỏa mùi thơm ngào ngạt. Tép bưởi ráo múi, khô tay, mọng nước như bưởi Thanh Trà xứ Huế và vị ngọt như đường phèn. Nước bưởi dính vào quần áo sẽ vương mãi mùi hương bưởi. Bưởi của những cây lâu năm ngon hơn bởi tép vàng, khô, mọng nước và thơm ngát hơn. Chợ Diễn thuộc làng Vàng, Ðức Diễn mà câu ca dao xưa đã nhắc đến những đặc sản của đất kinh kỳ:
"Cam Canh, bưởi Diễn, cốm Vòng Quất vàng Quảng Bá, đào hồng Nhật Tân Táo soan Thiện Phiến, Gia Lâm Cá rô Ðầm Sét, sâm cầm Hồ Tây"
Và:
"Chợ Diễn một tháng sáu phiên Bưởi vàng trái ngọt ai quên, nhớ về".
Ai muốn ăn bưởi Diễn hãy đến tận vườn nhà, sẽ được tận hưởng hương thầm thú vị của một vùng quê ngoại ô, dịu dàng, kín đáo như tình người trồng bưởi.  (Theo Pháp luật)

[1] Tiêu đề venus đặt thêm
venus sưu tầm từ: http://www.amthucvietnam.com/culture

7
8
blog

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
ĐẬU PHỤ KẺ MƠ - HÀ NỘI - 22.10.2008 16:00:01
Venus dẫn thêm:
    Các bạn thân mến! Đậu phụ là món ăn quen thuộc của mỗi gia đình Việt Nam và địa phương nào cũng có món này. Nhưng có lẽ, nổi tiếng nhất là đậu phụ Kẻ Mơ (làng Mai Động - Hà Nội ngày nay). Tiết trời thu Hà Nội đang chuyển dần sang đông đó bạn à! Vào dịp này, chúng ta được thưởng thức món đậu phụ Kẻ Mơ lướt ván nóng hổi chấm mắm thì còn gì thú vị bằng!

****************
ĐẬU LÀNG MAI

        Đậu làng Mai ý muốn nói đến đậu làng Mai Động, một làng cổ thuộc vùng Kẻ Mơ, Hà Nội. Người dân nơi đây truyền rằng: nghề làm đậu làng Mai Động ra đời ngót 2000 năm nay. Từ Mai Động, nghề làm đậu đã lan truyền khắp các làng vốn thuộc Kẻ Mơ xưa như Hoàng Mai, Tương Mai, Bạch Mai và không ít địa phương khác trong nước.



        Nhiều nơi làm đậu nhưng đậu làng Mai bao giờ cũng ngon hơn cả. Đậu làng Mai làm từ đậu nành còn gọi là đậu tương. Đậu có hạt mẩy được cho vào cối đá xay vỡ đôi, bỏ vỏ, ngâm nước, vo sạch rồi mang xay. Người làm đậu một tay quay cối, một tay từ từ đổ nước sạch để xay kỹ, lọc bỏ bã, tạo thành bột nước. Cho nước bột đậu vào chảo đun sôi rồi múc ra nồi đất nung miệng rộng. Lấy "nước chua" là nước đậu để từ hôm trước đã chua vì lên men đổ vào nồi nước đậu. Đến khi nước đậu đông đặc thành óc đậu thì dùng vải gói thành những bìa đậu đều nhau hình chữ nhật. Gói lúc bột đậu còn nóng, đậu sẽ nhẵn mịn, không bị sát, chắc nhưng không rắn.


        Đậu làng Mai là món ăn thường ngày. Mùa hè nắng nóng ăn đậu sống chấm nước mắm, chanh, tỏi, chút xíu ớt cùng với rau ghém sẽ thấy ngon và mát. Từ đậu, qua bàn tay khéo léo của người nội trợ có thể làm ra nhiều món như đậu rán, đậu kho, đậu nấu cà chua, đậu bung với chuối xanh thịt lợn... Đậu nướng ăn nóng chấm muối đã trở thành một trong những món quà dân dã được ưa thích. Đậu làng Mai ngon, có vị béo. Sư, tăng nhà chùa cả đời ăn chay chỉ dùng đậu làng Mai làm món ăn chính và từ đậu chế biến đủ các loại món ăn chay mang h­ương vị nh­ư thịt gà, giò, chả, nem chạo... mà vẫn đảm bảo sức khỏe.

venus sưu tầm từ: http://www.cinet.gov.vn
7
8
blog

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
BÁNH CHƯNG THANH KHÚC - HÀ NỘI - 22.10.2008 16:09:54
BÁNH CHƯNG THANH KHÚC - HÀ NỘI [1]
Venus dẫn thêm:
Mồng một, ngày rằm và đặc biệt là vào dịp tết cổ truyền, ở Việt Nam chúng ta có món bánh chưng mà nhà nào cũng phải có để thờ cúng tổ tiên. Loại bánh này đúc kết tinh hoa văn hoá dân tộc với những triết lý sâu xa mang đậm tính cách, tâm hồn Việt. Mỗi miền quê Việt Nam, bánh chưng mang những hương vị riêng...nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bánh chưng làng Thanh Khúc - Hà Nội.
**********************


        Bánh chưng là lễ vật cao quý dùng để dâng biếu vua quan khởi nguồn Vương, nhờ dâng vua cha loại bánh chưng quý giá này mà được nhường ngôi vua.

        Ở Hà Nội, có một làng nghề gắn liền với truyền thuyết ấy. Ðó là làng Thanh Khúc, còn gọi là Tranh Khúc, thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Hàng năm, cứ dịp 10-3 âm lịch, người làng Thanh Khúc lại đem lễ vật bánh chưng lên đền Hùng (Phú Thọ) để dâng cúng. Thanh Khúc nằm về phía nam thành phố. Ðến làng vào dịp cuối năm ta mới cảm nhận được cái không khí chuẩn bị tết sớm và náo nức như thế nào. Trong nhà các "ông chủ bánh chưng" có đến cả tấn gạo, tạ đỗ. Ở  làng Thanh Khúc nhà nào cũng làm bánh chưng. Chỉ có điều làm ít hay làm nhiều thôi. Gia đình làm ít cũng 1-2 yến gạo mỗi ngày, còn gia đình làm nhiều thì phải 1-2 tạ gạo. Bánh chưng Thanh Khúc đã có danh tiếng từ lâu đời nhờ bánh ngon, hình thức đẹp, bảo đảm vệ sinh thực phẩm nên lượng bánh tiêu thụ hàng ngày cũng như ngày lễ tết rất lớn. Các gia đình ở làng Thanh Khúc ít đi bán lẻ mà thường đổ buôn bánh chưng đến các chợ Hôm, chợ Ðồng Xuân...đến các bệnh viện, khách sạn lớn ở Hà Nội.
        Bí quyết gì giúp bánh chưng Thanh Khúc ngon và nổi tiếng đến vậy? Muốn bánh chưng ngon thì trước hết khâu chọn nguyên liệu làm bánh phải thật chu đáo. Phải chọn gạo nếp ngon, trước lúc gói cần được ngâm kỹ, thịt không ôi, đảm bảo mỗi miếng thịt có đủ thịt bì mỡ. Ðậu xanh khi đồ cần hớt bọt, chín vừa tới, giúp đậu còn độ thơm, ngậy. Nhân đậu, thịt phải cho đủ gia vị. Lá dong to bản, rửa sạch, lau khô trước khi gói. Gói xong cần luộc ngay tránh hiện tượng thịt, đậu, gạo để lâu dễ lên men. Khi xếp bánh để luộc cũng cần phải cẩn thận. Không xếp bánh sống hoặc bánh chín nhừ quá. Lửa đun bánh phải đều giúp bánh rền, ngon và luộc không dưới 8 tiếng đồng hồ.
        Vào những ngày áp tết, mỗi gia đình làm bánh chưng ở Thanh Khúc cần từ 10-25 người phục vụ, cần 5-10 lò luộc của khách hàng. Không ít khách hàng từ các tỉnh, thành phố khác tới đặt bánh. Những ngày này, từ các em nhỏ 10-15 tuổi đến các cụ già 70-80 tuổi đều tham gia làm bánh.
        Trong không khí vui tết, vui xuân, người thưởng thức bánh chưng mới cảm nhận được cái hương vị đậm đà của một loại bánh dân tộc. Tết mang vài cặp bánh chưng Thanh Khúc tới nhà ai thì như đem niềm vui, đem không khí ấm áp của mùa xuân tràn ngập vào gia đình đó.
venus sưu tầm từ: http://www.cinet.gov.vn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.10.2008 16:11:02 bởi venus4t.vns_hnu >
7
8
blog

sundn85
  • Số bài : 67
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.10.2008
RE: CỐM LÀNG VÒNG (CẦU GIẤY- HÀ NỘI) - 06.11.2008 17:10:06
Sun nghe nói còn có món ốc phố Đinh Liệt hay gì đó và món bún ốc nguội nữa mà. Hôm rùi có đọc ở trang quehuongoi thì phải? Hu hu quên link mất rùi

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
MÓN ỐC LUỘC ĐINH LIỆT (HÀ NỘI) - 06.11.2008 21:04:13
ND87 thêm:
     Sundn85 và các bạn thân mến! Hà Nội đang vào Đông rồi đó! Trời lành lạnh đặc biệt vào đêm. Khí thu đã nhường cho một mùa cảm nhận mới đó bạn! Và cũng vì vậy, những món quà ăn chơi mùa đông cũng bắt đầu: ốc xào, đậu phụ rán ròn, chân gà nướng.... nhiều nhiều lắm. Bạn có dịp thăm quan Hà Nội vào dịp này thì hãy nên giành chút thời gian đêm lang thang các con đường để tận hưởng giây phút thư thái với những món quà hè phố dân dã của Hà thành.

ỐC LUỘC PHỐ ĐINH LIỆT [1]

************

        Ốc luộc là món ăn quen thuộc trên mọi phố phường Hà Nội. Ăn ốc mùa nào cũng có cái thú riêng của nó nhưng thú vị nhất có lẽ là được ngồi ở vỉa hè trong không khí trời thu dịu mát, khi không còn cái nóng oi bức của mùa hè. Một bát ốc luộc nóng hổi, vài ba  que xiên là đủ làm ngày thu của bạn vui rôm rả.


        Nhắc đến món ốc luộc Hà Nội sẽ thật “vô tâm” nếu bỏ quên quán ốc luộc lá chanh số 1 Đinh Liệt. Đây là địa chỉ quen thuộc của dân “nghiền” món ăn dân dã này. Gọi là quán chứ kỳ thực nơi đây rộng có khoảng 1,5m2, không ai muốn ngồi. Thực khách thích ngồi bên ngoài, trên cái vỉa hè có chiều sâu chừng 70cm, chiều dài chừng 3m. Nếu không còn chỗ, phục vụ sẽ nhanh chóng kê thêm bàn ngồi ở vỉa hè đối diện cũng chừng ấy diện tích cho khách.

Ảnh: blog.360.yahoo

        Món ốc luộc có ngon hay không, quan trọng nhất là ở bát nước chấm. Nước mắm gừng của quán số 1 Đinh Liệt được giới sành ăn xếp vào hàng 5 sao. Ngon đến lạ lùng! Quán ốc nào pha nước chấm cũng đủ các loại gia giảm nào ớt, tỏi, gừng giã, thêm vài lát sả tươi và lá chanh thái chỉ nhưng không phải quán nào cũng ngon. Với bí quyết riêng của mình, nước mắm chấm ốc ở đây lúc nào cũng “hút hồn” thực khách.

Ảnh: amthuc.sao.vn

        Trong khi chờ luộc ốc hãy thử nếm trước một chút mắm của quán, bạn sẽ thấy vị mặn của mắm, ngọt nhẹ của đường chen lẫn trong mùi thơm ngào ngạt của gừng, của ớt xắt cay đến xé họng. Những miếng gừng già, cắt nhỏ rồi được đâm, không nhuyễn quá cũng không để lại vết tích thô kệch nào. Thả gừng vào nước mắm, tự nhiên tan ra, hòa lẫn cực nhanh để hoàn thành sứ mạng cao cả là nâng tầm của miếng ăn dân dã lên thành tuyệt hảo.

Bát nước chấm ốc đầy hấp dẫn

        Nước chấm ốc không những ngon mà còn đẹp mắt với màu vàng của gừng, màu đỏ của ớt, màu trắng của sả và thêm màu xanh của lá chanh thái chỉ nổi bật trong lòng bát nước chấm trông thật vui mắt. Tùy khẩu vị người ăn mà có thể thêm mấy giọt chanh hay quất để tăng phần đậm đà. Nước mắm chấm ốc ở số 1 Đinh Liệt ngon đến nỗi chẳng mấy ai lại không gọi thêm bát thứ hai. Người ăn húp nước mắm như thưởng thức một ly rượu hảo hạng, xì xụp tận hưởng cái thú của món ngon.

Ảnh: thugian

        Nói đến món ốc không thể không nhắc đến ốc. Ốc ở đây tươi ngon, luộc liên tục nên thịt vừa chín tới là mang ra, thịt ốc mềm ngọt và không có lẫn bùn hay cát. Có ba loại để gọi: ốc bu, ốc nhồi và ốc lẫn. Tốt nhất bạn nên gọi một bát ốc lẫn có pha trộn hai loại ốc kia để có thể thưởng thức hết cái ngon ngọt của từng loại.

      Ốc đã ngon, thêm nước mắm lại càng ngon. Không có cớ gì không gọi thêm một vài chén rượu cay nồng để kiểm nghiệm câu ca dao của người xưa  “Ốc tháng mười, người Hà Nội”.


[1] Tiêu đề ND87 đặt lại và
sưu tầm từ trang: http://www.monngonhanoi.com

<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.11.2008 21:07:58 bởi venus4t.vns_hnu >
7
8
blog

sundn85
  • Số bài : 67
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.10.2008
RE: CỐM LÀNG VÒNG (CẦU GIẤY- HÀ NỘI) - 07.11.2008 17:19:24
Sun rất thích bánh tôm Hồ Tây:
 

 
http://www.quehuongoi.vn/news/details.aspx?group=2&cat=6&id=1193

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
NỘM BÒ KHÔ - MÓN ĂN DÂN DÃ HÀ THÀNH - 11.12.2008 16:11:44
NỘM BÒ KHÔ - MÓN QUÀ BÌNH DÂN HÀ NỘI

Đã từ lâu, nộm bò khô là thứ quà vặt rất đỗi thân quen trong thực đơn quà rong vốn rất phong phú của người Hà Nội. Ta dễ dàng bắt gặp những quán nộm xuất hiện ở hầu hết các chợ, các ngõ phố, trên vỉa hè, mà các bà, các chị và cả những em học sinh, những cô cậu sinh viên... vẫn chen nhau ngồi ăn mà không khỏi xuýt xoa vì vị cay của ớt, cái sậm sựt của gân bò, vị giòn của đu đủ xanh nạo cũng như vị bùi béo của lạc.


Tôi còn nhớ, hồi học sinh, sau giờ học chúng bạn vẫn thường rủ nhau đi đâu đó ăn chút quà vặt để làm dịu cái bụng đói đang sôi lên òng ọc sau năm tiết học vất vả. Tất nhiên, lựa chọn đầu tiên bao giờ cũng là Nộm bò khô. Chỉ cần một tiếng "nộm Hàm Long không mày ?" là y như rằng mấy cái đầu còn lại gật lấy gật để.
Tất nhiên là Hà Nội có rất nhiều quán nộm bò khô mà đắt khách như: ngõ Hàm Long, chợ Hôm, phố cổ....rất bình dân đã trở thành địa chỉ ăn ngon không thể quên đối với lũ nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò.

Ảnh: blog.360.yahoo

Chỉ bằng những nguyên liệu đơn giản "cây nhà lá vườn", dưới bàn tay khéo léo của các chị, các cô đã tạo ra món ăn dân dã mang hương vị của quê hương. Với trái đu đủ xanh, cà rốt rửa thật sạch rồi được nạo thành từng sợi mỏng và tơi đã thấy sự kết hợp màu sắc để món ăn trông được hấp dẫn.

À, chắc chắn phải nhắc tới thịt bò khô rồi nhỉ. Về cơ bản, thịt bò được thái thành miếng to bản, chỉ dày khoảng 5mm thôi, sau đó được đem tẩm ướp kỹ với các loại gia vị: muối, đường, gừng, tỏi, sả, dầu hào, tương ớt hoặc ớt bột hay ớt tươi và để qua đêm. Tẩm ướp kỹ càng xong, thịt phải được vớt ra và đợi cho đến khi róc hết nước mới cho vào lò nướng. Luôn nhớ là thịt càng khô thì càng để được lâu và phải cay thì mới đúng là vị của thịt bò khô.

Một thứ quan trọng để quyết định món ăn ngon hay không đó chính khâu pha nước trộn. Cũng chỉ với đường, dấm, nước mắm, mỳ chính, ớt....nhưng được chia với tỷ lệ như nào, cách pha ra sao để nước trộn mang hương vị dịu, đậm vừa phải mà không bị gắt. Đó chính là bí quyết riêng của người chế biến.

Vậy đấy, một món ăn bình dị, dân dã nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo từ cách lựa chọn cho đến khi chế biến. Mọi thứ đã đâu vào đấy, sẵn sàng mời gọi mọi người cùng thưởng thức. Những khi quán đông khách, tay chị bán hàng nhanh thoăn thoắt làm theo yêu cầu của từng người, nào là nhiều ngọt ít cay, nào là nhiều lạc, nào là nhiều chua...cái tiếng kéo lách cách như tăng thêm sự mời mọc cho món ăn đầy hấp dẫn này. Những sợi đu đủ, cà rốt mỏng dính, những cọng rau thơm xanh mát cùng thịt bò khô tước nhỏ hoà lẫn với thứ nước dùng có đủ vị chua chua ngọt ngọt. Thêm chút lạc rang xát sạch vỏ rắc lên trên cùng nữa mới đủ vị, trông lại càng bắt mắt nữa chứ. Quên làm sao được cái cảm giác cay tê vẫn còn đọng lại nơi đầu lưỡi mà khi ăn xong lại trào lên cảm giác thòm thèm.


Ảnh: tieulam

Ăn nộm bò khô đối với dân nhậu thì còn ăn kèm với một đĩa hỗn hợp gồm lá lách rán khô, sụn bò quay, sách bò quay va tỏi chiên vàng trông thật hấp dẫn. Món này chấm với tương ớt thật là cay để vừa ăn vừa hít hà nhưng vẫn cứ muốn ăn mãi.

Không cầu kỳ, chẳng kén chọn người thưởng thức, nộm bò khô làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất. Một món ăn bình dị như chính nếp sống của người Hà Nội, chỉ cần một món tiền nhỏ là bạn và bạn bè của mình ngồi bên nhau thật vui vẻ để có thể thưởng thức đủ cả cái hương vị chua, cay, mặn, ngọt....nhất là trong tiết trời đầu đông như thế này.

Simple Việt Nam
Venus sưu tầm từ: http://www.monngonhanoi.com
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.12.2008 16:12:52 bởi venus4t.vns_hnu >
7
8
blog

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: NỘM BÒ KHÔ - MÓN ĂN DÂN DÃ HÀ THÀNH - 21.12.2008 11:28:11


BÚN ỐC HÀ NỘI
 
Bún ốc là món ăn rất phổ thông, vừa bình dân, vừa sang trọng. Bún ốc Hà Nội nổi tiếng khắp miền, quê hương của nó là làng Hương Thượng (thuộc Hà Nội). Người truyền nghề đầu tiên cho mọi người là một bà dòng dõi cao sang ở ẩn. Bà đẹp đến nỗi không ai xứng với bà nên bà sống độc thân. Bà họ Đỗ được coi như là Tổ sư của món ăn đặc sản bún ốc. Người ta ăn bún ốc ở dạng ăn quà, ăn nếm hoặc ở dạng ăn “bắc cầu” cho đỡ đói. Làm bún ốc khó hơn làm bún chả hoặc bún thang nhiều lần. Để làm thành thạo món bún chả, chỉ cần một năm là trở thành “nghệ sĩ” chuyên nghiệp. Nhưng để làm được món bún ốc đến mức không chê vào đâu được phải mất năm năm trời. Các chị em Hà Nội có tiếng là khéo tay và giỏi việc chế biến những món ăn đặc biệt. Những khi gặp mặt, tiễn chân người thân, đoàn tụ hoặc nhân một dịp lễ tết, ăn mừng gì đó họ chỉ làm bún chả hoặc bún thang chứ ít người hoặc chẳng mấy ai dám làm món bún ốc. Họ sợ hỏng, sợ mất thể diện. Vì muốn làm được món bún ốc cho ra trò phải rất cầu kỳ. Phải tinh thông nhiều mặt như: chọn ốc, luộc ốc, chế biến nước dấm, pha ớt bột và ớt tươi chọn loại bún thích hợp v.v...
 
Hãy nói về con ốc. Cứ vào khoảng tháng 10 là có ốc béo. Có ốc nhồi, ốc hạt mít, ốc biểu... con nào miệng cũng đầy ắp . Ta có câu “ốc tháng mười, người Hà Nội”. Nó vừa ngon ngọt, vừa bóng bẩy mớ màng. Ốc ngọt hơn thịt nhiều. Cứ 100 gam ốc có 200 - 300 mg prôtit ở dạng mulotide mà 100 gam thịt chỉ có 70 -  100 mg prôtit mà thôi. Độ ngọt của thịt làm tê lưỡi. Độ ngọt của ốc mềm mại, dễ chịu và đầy hưng phấn nhẹ nhàng gọi là ngọt lừ. Loại prôtit ở ốc là loại nhuyễn thể có cả chất potenciator là chất nâng thế năng của độ ngọt. Nước ốc ngọt chứ không như nhiều người nói: “Nhạt như nước ốc”. Phải nói là: “Nhạt như nước ốc ao bèo”. Vì rễ bèo có đặc tính hấp thụ một cách tàn nhẫn những chất khoáng cần thiết cho việc hình thành prôtit trong con ốc.
 
Ốc luộc hoặc hấp ở nhiệt độ thích hợp sẽ thơm, giòn, mềm, béo. Nếu không sẽ dai. Con ốc săn lại là hỏng. Cô hàng bún ốc, với bàn tay búp măng, cầm cái búa nhỏ đầu nhọn như dùi, bóc gạt yếm ốc, gõ nhẹ vào con ốc trở tay ngoáy trôn ốc... thế là con ốc và cả ruột cùng sáp tuột ngay xuống chiếc bát con. Nước dấm gồm nước luộc ốc, nước bõng rượu, tai chua hoặc "quả dọc” mỡ nước, ớt bột, ớt tươi thái thật nhỏ... Muốn cho thật cao kiến có thể cho thêm mỳ chính, sá sùng (đỉa biển). Liều lượng pha chế phải rất tài tình. Chỉ sai một ly là “đi một dặm”. Bột làm bún gồm một phấn gạo tám thơm, một phần tám xoan và một phần gạo tẻ hạt dài. Bún dùng cho bún ốc là loại sợi có độ mịn không cao để nó có thể dễ hấp thụ nhanh chóng những chất ngọt, béo, cay, chua trong nước dấm. Làm bún ốc phải có sự tổng hợp của nhiều hiểu biết. Con ốc nguyên hình đã có nhiều màu sắc. Chậu nước dấm váng mỡ có sự pha màu của nhiều mảng ớt nhỏ gồm nhiều cung bậc của màu đỏ, màu vàng. Màu sắc của nhiều loại ớt lại nói lên được tính tình của chúng. Nhất là cái bát hương ở giữa là nước dấm Cốt và tập trung ớt có tác dụng điều chế bát dấm mà nhà hang đưa cho khách. Những điều này rất cầu kỳ và có lý lẽ.
 
Người ta nếm thử đầu ốc đã và nhai ngấu nghiến. Đó là một loại sụn, giòn tan. Cứ là mồm nhai, tai nghe. Người ta nhai và vô cùng sung sướng là mình còn một hàm răng chắc chắn, sung sướng, tận hưởng được cái ngon của đầu ốc. Thân ốc thì mềm, ngọt chan chứa và dịu dàng như một sự ve vuốt âu yếm đến tỉnh người.
 
Miếng sáp màu vàng thẫm lại bùi. Nó trung hoà cái béo ngậy hơi quá mức. Nhà hàng múc một môi nước dấm thêm vào để con ốc béo mẩy được ngâm mình trọn vẹn. Khách ăn lấy thêm bún cho chìm vào nước dấm rồi ăn tất cả vào một miếng. Tất cả cộng lại tạo ra một miếng ngon đến say sưa và liền ngay đó, là sự chua, cay đến cực độ. Nhưng lại càng dễ chịu. Khách ăn chảy nước mắt giàn giụa, thấy như mình ở trạng thái “ ốp đồng”. Trong miếng ăn có đủ chua, cay, mặn, chát, béo, giòn, ngọt...Đó cũng là tất cả những giây phút của cuộc đời con người đang tập hợp lại với nhau. Không có một món ăn nào lại đầy đủ chất đời như bún ốc.
Lại nói trước đây: Sáng, trưa, chiều, tối khuya, các chị em khách làng chơi và các quan viên ở Vạn Thái, Ngã Tư Sở, Khâm Thiên v.v.. là những khách hàng say sưa và trung thành nhất với món bún ốc. Phải có bún ốc mới “chịu nổi”. Họ ăn để quên đi mọi sự cay đắng, cô đơn nhưng lại nhấm nháp chúng và khóc đời, khóc các thân phận bằng nước mắt của chính mình rồi lại đổ cho ớt cay gây nên.
 
Quả thực, bún ốc là món ăn được toàn dân ưa thích không kể phú quý, sang bần, thành thị hay nông thôn. Ăn một mẹt bún ốc là nhớ mãi. Những người Việt Nam sống ở nước ngoài, mỗi khi chạnh lòng nhớ “Cố quốc”, có nhiều nỗi nhớ trong đó có nỗi nhớ bún ốc.
 
(trích Hà Nội - Văn hoá và phong tục)
 

venus4t.vns_hnu
  • Số bài : 2914
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.02.2008
  • Nơi: Việt Nam yêu thương
RE: NỘM BÒ KHÔ - MÓN ĂN DÂN DÃ HÀ THÀNH - 22.02.2009 14:11:49
Anh Lyenson viết hay thế

Hà Nội nhiều quà hay đúng không anh? Nhiều nhà hàng ngon nổi tiếng và nhiều làng nghề truyền thống, đặc biệt trong lần mở rộng Hà Nội lần này, Thủ đô của chúng ta được kế thừa thêm một vùng đất nổi tiếng trong văn thơ: Xứ Đoài (Hà Tây) - vùng đất giàu lịch sử và văn hoá.

Hà Nội mùa nào thức ấy anh nhỉ? Mùa đông mà lang thang dạo phố vào đêm...cái lạnh đến se người và ngồi gặm chân gà nướng thì còn gì bằng. Chân gà được các bà bán hàng tẩm gia vị cho thấm rồi nướng trên than hoa và phết thêm lớp mật ong nữa. Hương thơm quyến rũ không thể cưỡng lại được. Những chiếc chân gà nóng ròn đậm chất quê đó chấm với muối tiêu ớt hoặc nước chấm ngon tuyệt cú mèo đúng không anh?

Chúng em đôi khi cũng lang thang và thưởng thức món quà này nhưng thích nhất là món đậu phụ lướt ván chấm mắm tôm anh ạ!

Món này bán ở nhiều nơi ở Hà thành nhưng em vẫn chưa có điều kiện để so sánh xem Đậu phụ lướt ván ở chỗ nào ngon hơn! Món này ăn vào buổi chiều là thích hợp nhất đúng không anh Son?

Em hay qua Nghĩa Tân ăn....và ngồi lê ở chợ Nghĩa Tân cùng các bạn. Nhìn chảo dầu sôi sùng sục.....những miếng đậu phụ được thả vào phồng lên vàng ươm được vớt ra cắt thành từng miếng mời khách.... Món này ăn kèm với rau sống nhưng mà hợp nhất là rau kinh giới cùng diếp cá chấm với mắm tôm đã chưng lên....ai mà chả thèm đến tứa nước miệng.

Ở Hà Nội của chúng ta, đậu phụ Làng Mơ là ngon nhất đó anh. Làng Mơ là làng làm đậu phụ cổ truyền có tiếng ở Thủ đô.
.....
ND87


<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.02.2009 14:13:06 bởi venus4t.vns_hnu >
7
8
blog