Phép bỏ dấu Hỏi Ngã trong tiếng Việt
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 28 trên tổng số 28 bài trong đề mục
NuHiepDeThuong 20.01.2005 00:13:18 (permalink)
U -


-- buồn, không tươi ủ dột, ủ ê, ủ rũ, mặt ủ mày chau; --phủ kín ủ ấp, ủ men, ủ mốc, ủ nấm, ủ thuốc, ấp ủ.

Ủa -- tỏ ý ngạc nhiên ủa, sao còn ở đây? ủa, tại sao vậy?

Uẩn -- sâu kín uẩn khúc, ngũ uẩn.

Uể -- mỏi mệt uể oải.

Ủi -- bàn ủi, giặt ủi, ủi áo, an ủi, bị xe ủi.

Ủm -- ủm thủm, tròn ủm.

Ủn -- heo kêu ủn ỉn.

Ủng -- giày ủng, trái cây chín ủng tiền hô hậu ủng, ủng hộ.

Uổng -- tiếc, vô ích uổng công, uổng của, uổng mạng, uổng phí, uổng quá, uổng tiền, uổng tử, bỏ uổng, chết uổng, ép uổng, oan uổng.

Ủy -- ủy ban, ủy hội, ủy nhiệm, ủy phái, ủy quyền, ủy thác ủy viên, ủy lạo, ủy mị, cao ủy, nguyên ủy, tỉnh ủy.

Uyển -- uyển chuyển, ngự uyển, vườn thượng uyển.

Ửng -- đỏ hồng hồng ửng đỏ, vàng ửng, má ửng hồng, mặt trời đỏ ửng.

Ưỡn -- ễn, nẩy, chìa ra ưỡn bụng, ưỡn ẹo, ưỡn ngực, ưỡn ngửa.

Ưởng -- mét chằng mét ưởng.




- V


Vả -- vất vả, vả chăng, vả lại, nhờ vả, vả vào mặt, vả rớt răng, xỉ vả.

-- toát ra vã mồ hôi, vã bọt mép, ăn vã, cãi vã, vật vã, vội vã, vồn vã, vùi vã.

Vải -- hàng dệt bằng sợi bông vải bông, vải bố, vải màu, vải sồ, vải vóc, dệt vải, trái vải, ông bà ông vải, vải thưa che mắt thánh.

Vãi -- bà vãi, sãi vãi, mắng vãi, chua vãi đái, vung vãi, vãi chài, vãi hột giống.

Vảy, Vẩy -- lớp ngoài da cá vảy cá, đóng vảy, đánh vảy, tróc vảy; --miểng kim khí vảy vàng, vảy bạc, thợ bạc giũa vảy; --quăng xòe ra vảy bùn, vảy mực, vảy nước.

Vãn -- vãn bối, vãn hát, vãn hồi, vãn sinh, chuyện vãn, cứu vãn, ve vãn.

Vảng -- lảng vảng.

Vãng -- qua, đến thăm vãng cảnh, vãng lai, dĩ vãng, phát vãng, quá vãng.

Vảnh -- vểnh, ngảnh lên vảnh mặt, vảnh râu, vảnh tai.

Vãnh -- vặt vãnh.

Vẳng -- tiếng vọng từ xa nghe văng vẳng.

Vẩn -- vẩn bùn, vẩn đục, vẩn vơ, vớ vẩn.

Vẫn -- cứ vậy hoài vẫn biết, vẫn còn, vẫn thế, vẫn vậy, vờ vẫn, tự vẫn (tự vận).

Vẩu -- nhô ra hàm răng vẩu.

Vẫy -- cựa quậy vẫy tay chào, vẫy vùng, vẫy gọi, chó vẫy đuôi.

Vẩy -- ve vẩy, vẩy cá, trầy da tróc vẩy.

Vẻ -- dáng bề ngoài có vẻ, lộ vẻ, tỏ vẻ, mỗi người một vẻ làm ra vẻ, văn vẻ, vắng vẻ, vui vẻ, vẻ vang.

Vẽ -- họa, bày đặt, chỉ vẽ hình, vẽ kiểu, vẽ trò, vẽ lông mày, vẽ viên, vẽ vời, bánh vẽ, bày vẽ, chỉ vẽ, khéo vẽ chuyện; --lấy đũa banh ra vẽ cá, vẽ thịt, vẹn vẽ, em bé nói võ vẽ, ong vò vẽ.

Vẻo -- ngồi vắt vẻo.

Vểnh -- xem Vảnh.

Vỉ -- để lót hay chận vỉ bánh, đương vỉ, tấm vỉ.

-- đuôi thủ vĩ, vĩ cầm; --lớn, lạ vĩ đại, hùng vĩ, vĩ nhân; --đường dọc vĩ đạo, vĩ tuyến.

Vỉa -- vỉa hè, vỉa đường.

Viển -- viển vông.

Viễn -- xa, viễn ảnh, viễn chinh viễn du, Viễn Đông, viễn khách, viễn thông, viễn phương, viễn thị, viễn tượng, vĩnh viễn, viễn vọng kính.

Vĩnh -- lâu dài, đời đời vĩnh biệt, vĩnh cửu, vĩnh quyết, vĩnh viễn, Vĩnh Long, Vĩnh Yên, vòi vĩnh, vờ vĩnh.

Vỏ -- lớp bọc ngoài vỏ cây, vỏ dưa, vỏ dừa, vỏ hột gà, vỏ ốc, vỏ xe, vỏ xe đạp, vỏ quít dày.

Võ, Vũ -- thuật đấu chiến họ Võ, võ bị, võ biền, võ công, võ dõng, võ đài, võ khí, võ khoa, võ lâm, võ lực, võ nghệ, võ phu, võ quan, võ sĩ, võ thuật, võ trang, võ trường, võ tướng, diễn võ, đấu võ, luyện võ, nghề võ, tập võ, văn võ bá quan, tinh thần thượng võ, võ vàng, vò võ, võ vẽ, linh thần thổ võ.

Vỏi -- vắn vỏi.

Vỏn -- vỏn vẹn.

Võng -- lưới võng lọng, đưa võng, đòn võng, nằm võng, võng mạc của mắt.

Vổng -- chổng đầu lên vổng đòn cân, vổng phao câu.

Vỗ -- đập bàn tay lên vỗ bàn vỗ ghế, vỗ bụng, vỗ cánh, vỗ đùi, vỗ ngực, vỗ tay, vỗ về an ủi, sóng vỗ bờ.

Vở -- vở kịch, vở tuồng, bài vở, kiểu vở, sách vở, tập vở.

Vỡ -- bể, rã tan, khai phá vỡ bụng, vỡ đê, vỡ lẽ, vỡ lòng, vỡ lở, vỡ mặt, vỡ mộng, vỡ nợ, vỡ ổ, vỡ tan, đổ vỡ, gãy vỡ, vạm vỡ, cười như vỡ chợ.

Vởn -- nghểu nghến vởn vơ, lởn vởn.

-- họ Vũ, vũ bão, vũ bị, vũ biền, vũ công, vũ dũng, vũ đài, vũ điệu, vũ khí, vũ khúc, vũ lực, vũ nữ, vũ phu, vũ thuật, vũ trang, vũ trụ, vũ trường, phong vũ biểu, trời vần vũ, ca vũ, khiêu vũ.

Vũm -- hũm, trõm lòng đục vũm, nắp vũm, vanh vũm.

Vũng -- chỗ nước đọng vũng bùn, vũng máu, vũng nước, ao vũng, hào vũng, chợ Vũng Tàu.

Vữa -- rữa, rã, biến mùi cháo vữa, hột vịt vữa.

Vửng -- choáng váng xửng vửng xơ vơ.

Vững -- bền, chắc vững bền, vững bụng, vững chãi, vững chắc, vững dạ, vững lòng, vững mạnh, vững tâm, vững vàng, đứng vững.

Vưởng -- vất vưởng.


<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.01.2005 00:47:30 bởi NuHiepDeThuong >
#16
    NuHiepDeThuong 20.01.2005 00:38:11 (permalink)
    - X


    Xả -- buông thả, mở ra xả buồm, xả hơi, xả tang, bỏ tóc xả, xả hết tốc lực, xả ly, xả bỏ xả súng bắn, chơi xả láng --xông vào lăn xả vào, nhảy xả vào, xán xả vào; --bỏ, hy sinh xả mạng, xả thân, xả rác, xả thân cầu đạo, xả thân cứu thế, hỉ xả; -- đổ nhiều nước xả quần áo, mưa xối xả, xong xả.

    -- làng, thôn, nhiều người hợp lại xã đoàn, xã giao, xã hội, xã luận, xã tắc, xã thuyết, xã trưởng, xã ủy, xã viên, hàng xã, hợp tác xã, làng xã, thôn xã, thi xã, thư xã, thương xã, bà xã, ông xã.

    Xải -- xấp xải, xơ xải.

    Xảy -- chợt, bỗng chốc xảy đâu, xảy đến, xảy gặp, xảy nghe, xảy ra, xảy thấy, đi xay xảy.

    Xảm -- không trơn ăn nghe xảm xảm; --trét vào lỗ hở xảm ghe, xảm tàu, xảm thùng lủng, trét xảm.

    Xảnh -- làm bộ làm tịch xảnh xẹ.

    Xảo -- không thật gian xảo, người xảo, xảo ngôn, xảo ngữ, xảo quyệt, xảo trá; --khéo, giỏi xảo công, xảo thủ, kỹ xảo, tinh xảo, đấu xảo.

    Xẵng -- mặn quá, gay gắt xẵng lè, nước mắm xẵng, xẵng giọng hỏi.

    Xẩm -- xây xẩm chóng mặt --người đàn bà Tàu thím xẩm, xẩm lai, mặc áo xẩm; --người mù đi hát rong phường xẩm, hát xẩm, như xẩm vớ được gậy.

    Xẩn -- xẩn bẩn một bên, làm ăn xân xẩn.

    Xẩu -- xương xẩu.

    Xẻ -- cắt, mổ xẻ gỗ, xẻ mương, mổ xẻ, xẻ rãnh, chia xẻ.

    Xẻn -- thẹn thuồng bộ xẻn lẻn.

    Xẻng -- dụng cụ để xúc đất cuốc xẻng, cái xẻng.

    Xẻo -- xẻo tai, xẻo thịt, xui xẻo.

    Xẽo -- ngọn rạch nhỏ xẽo mương, xẽo vườn, xẽo cạn, rạch xẽo, bơi xuồng trên xẽo.

    Xể -- trầy, sướt xể da, xể mày, xể mặt, trầy xể, xài xể.

    Xễ -- xệ xuống vạt áo xễ, xễ cánh, vú xễ.

    Xển -- kéo xển.

    Xỉ -- răng ung xỉ, xỉ tẩu mã, lồi xỉ; --mắng nhiếc, xỉ mắng, xỉ vả, xỉ vào mặt, xỉ xỏ, xa xỉ, xấp xỉ.

    Xỉa -- xỉa xói, xỉa thuốc, xoi xỉa, xỉa bài, xỉa vào mặt, xỉa tiền, tăm xỉa răng không đếm xỉa gì đến, đừng xỉa vô chuyện đó.

    Xiểm -- nói xiểm, xiểm nịnh.

    Xiểng -- thua xiểng liểng, bước đi xiểng niểng.

    Xỉn -- bủn xỉn, ít xỉn.

    Xỉnh -- xó xỉnh.

    Xĩnh -- xoàng xĩnh.

    Xỉu -- ngất, lả đi xỉu xuống, mệt xỉu, té xỉu; --ít, môn cờ bạc chút xỉu, đánh tài xỉu.

    Xỏ -- luồn vào, đút qua xỏ áo, xỏ chỉ, xỏ chuỗi, xỏ kim, xỏ lỗ tai, xỏ mũi, xỏ xâu; --xen vào, xía vào nói xỏ, xỏ lá, xỏ xiên, xỉ xỏ, chơi xỏ, xin xỏ, xỏ ngọt, xỏ miệng vào.

    -- gầy xõ.

    Xõa -- buông thả xuống buông xõa, lõa xõa, bỏ tóc xõa.

    Xoảng -- tiếng khua loảng xoảng, xoang xoảng.

    Xõm -- nhẹ lắm nhẹ xõm.

    Xỏn -- nói hỗn hào trả lời xon xỏn.

    Xõng -- làm biếng xõng lưng chẳng làm gì, ngồi xòng xõng cả ngày.

    Xổ -- mở, tháo ra xổ buồm, xổ cờ, xổ gà, xổ số, xổ tục, xổ xui, xổ phong long, thuốc xổ, xổ chữ nho, đâm xổ đến, nhảy xổ vào.

    Xổi -- tạm bợ ăn xổi ở thì, buôn xổi, làm xổi, tiền lời xổi.

    Xổm -- nhóng đít lên bò xổm, xổm đít lên, ngồi xổm, nhảy xổm.

    Xở -- gỡ lần hồi xoay xở, xở bớt nợ, xở bớt công việc.

    Xởi -- làm cho rời ra xởi cơm, xởi đất, xởi tơ, xởi thuốc hút.

    Xởn -- xén, hớt cụt xởn lông, xởn cánh, xởn tóc, bị xởn đầu.

    Xủ -- rủ, buông xuống xủ tay áo, xủ cánh, cây xủ lá, xủ màng, xủ quẻ, xủ rèm.

    Xuẩn -- ngu dại, bậy xuẩn động, ngu xuẩn.

    Xuể -- nổi, kham coi sóc không xuể, làm không xuể, nói chẳng xuể.

    Xủi -- làm tróc lên xủi bụi tùm lum, xủi cát, xủi cỏ, xủi đất.

    Xuổng -- dụng cụ xắn đất cuốc xuổng, ngay như cán xuổng.

    Xử -- phán đoán, phân xử xử án, xử bắn, xử đoán, xử giảo, xử hiếp, xử hòa, xử huề, xử kiện, xử lý, xử phân, xử quyết, xử trảm, xử trị, xử tử, phán xử; --cách ăn ở, đối đãi xử sự, xử tệ, xử thế, xử trí, cư xử, đối xử, khu xử.

    Xửa -- hồi xửa hồi xưa.

    Xửng -- cái vỉ để hấp xửng hấp bánh, kẹo mè xửng (mè thửng); --choáng váng xửng vửng xơ vơ.

    Xưởng -- chỗ thợ làm xưởng dệt, xưởng máy, xưởng đóng tàu, chủ xưởng, công xưởng; --tên thức ăn lạp xưởng.


    ************







    Xin đừng đăng những ý kiến, thắc mắc dưới đây.

    Xin vui lòng trả lời ở chủ đề mới đề tài " Ý kiến, thắc mắc cho các bài về tiếng Việt"...

    Xin chân thành cảm ơn.

    <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.01.2005 00:48:13 bởi NuHiepDeThuong >
    #17
      NuHiepDeThuong 02.02.2005 05:38:05 (permalink)
      PHÉP NÓI VÀ VIẾT HỎI NGÃ

      Hồ Hữu Tường soạn.


      Phân nửa người Việt Nam, từ Thanh Hóa trở ra, về phương diện hỏi, ngã, nói và viết rất đúng, còn một phân nửa, từ Nghệ, Tịnh trở vào, nói không phân biệt hai thanh này và viết rất lầm.
      Sự trộn lộn hai thanh này thành một sẽ là một việc làm cho tiếng Việt nghèo nàn thêm, và làm cho lắm câu thành tối nghĩa. Người có ý thức không ai dám chủ trương một việc nông nổi như vậy. Mà phân biệt hai thanh, khi nói và viết, đối với người đàng trong, là một một vấn đề to: vấn đề hỏi ngã .

      Mấy năm nay, đã có nhiều người nghiên cứu vấn đề này và đưa ra một luật, mà chúng tôi xin gọi là luật Nguyễn Đình, để nhắc nhở người đã nêu nó ra trước nhất. Cái hay - và cũng là cái dở - của luật Nguyễn Đình là để cho người đã khá giỏi tiếng Việt dùng được mà thôi. Đối với kẻ thiếu học, thì công dụng của nó rất ít.
      Lại giá trị của luật ấy chỉ ở trong phạm vi chính tả. Người đàng trong, dầu cho đã thạo rồi, cũng không sao nói đúng được.
      Muốn giải quyết đến cội rễ vấn đề này, ta hãy nghĩ xem: tại sao người đàng ngoài, dầu chẳng biết luật Nguyễn Đình, vẫn nói đúng và viết đúng hỏi ngã? Ấy bởi vì từ thuở mới học nói, họ đã nghe chung quanh họ, hai thanh này phân biệt rõ ràng. Vậy phương pháp của âm học, đối với mỗi người, và áp dụng cho tất cả, sẽ thành phương pháo giải quyết được vấn đề đến triệt để.
      Dầu ta có thạo thông lệ này, hay thông lệ nọ, mà ta nói vẫn sai, thì trẻ em nghe ta nói sai, sẽ nói sai, ắt là vấn đề hãy còn mãi.
      Việc đánh dấu đúng, tuy là cần chỉ là gáo nước để tưới trận lửa to, làm sao mà trừ đám cháy được? Còn nếu ta nhờ các thông lệ làm phương tiện riêng để phân biệt hỏi, ngã, hầu nói đúng, thì thế hệ sau nghe ta nói đúng, sẽ nói đúng. Rồi ít lâu, ở toàn cõi Việt Nam, sẽ không còn vấn đề này.
      Chúng tôi soạn tập sách vấn đề giải quyết vấn đề hỏi ngã. Khi ai nấy đã nói đúng và viết đúng cả rồi, vấn đề sẽ không còn, sách sẽ hết cần, hóa thành vô dụng. Nên lòng cầu nguyện là được một ngày gần đây, sách sẽ không được dùng nữa, và chỉ dành cho những kẻ khảo cứu tài liệu lịch sử xem chơi mà thôi.


      Paris, đầu mùa hè 1950.

      __________________



      TÍNH CÁCH ÂM HỌC CỦA HAI THANH HỎI NGÃ

      1. Tiếng Việt là tiếng có nhiều thanh, hơn cả tiếng Tàu. Những thanh này chia làm hai loại: loại thanh thuần là loại thanh biến.

      2. Thanh thuần là những thanh có một tính cách đơn thuần, và giữ mãi tính cách ấy từ đầu đến cuối:

      Những tiếng luôn luôn giọng ngang nhau, mà ta thường viết không dấu .
      Những tiếng luôn luôn giọng cất cao lên, mà ta có thể viết không dấu hoặc phải viết với dấu sắc .
      Những tiếng luôn luôn giọng kéo dài xuống, mà ta phải viết với dấu huyền .
      Những tiếng giọng rớt xuống rồi dừng liền, mà ta phải viết dấu nặng .
      Ở khắp cõi Việt Nam, ai cũng nói được và tất nhiên, viết đúng bốn thanh thuần này .

      3. Những thanh biến không giữ mãi một tính cách. Khi phát tiếng ra thì, ban đầu theo tính cách này, rồi biến liền sang tính cách khác:

      Hoặc mới phát ra, giọng đưa lên, rồi biến thành đưa xuống: ấy là những tiếng phải đánh dấu hỏi .
      Hoặc mới phát ra, giọng cho xuống rồi biến thành đưa lên: ấy là những tiếng phải đánh dấu ngã.

      Những người từ Thanh Hoá trở ra, đều phân biệt được như vậy. Bởi vì, khi nói, họ để luồng hơi ra lâu, có thời giờ mà biến thanh rõ ràng được. Những người từ Nghệ, Tịnh trở vào, đều nói không được. Bởi vì, khi nói, họ cho luồng hơi qua mau quá,không có thời giờ mà biến thanh cho kịp.

      4. Tuy người đàng ngoài nói đúng hỏi, ngã, song không phải ở địa phương nào cũng nói y như nhau.

      Ví dụ như nói dấu hỏi. Có nơi thì nói phần đưa giọng lên nhiều, phần đưa giọng lên nhiều, phần đưa giọng xuống ít. Có nơi thì trái lại, đưa giọng lên ít, đưa giọng xuống nhiều. Vì vậy mà mỗi vùng có giọng đặc biệt của mình. Nhưng dầu thế nào, vẫn theo đúng tuần tự lên xuống.
      Còn như nói dấu ngã, thì cũng vậy. Có nơi đưa giọng xuống nhiều, giọng lên ít. Có nơi đưa giọng xuống ít, giọng lên nhiều. Bởi thế mà mỗi vùng có đặc biệt của mình. Nhưng dầu thế nào vẫn nói đúng theo tuần tự xuống lên.
      Nói tóm lại, bất cứ giọng địa phương nào, hỏi ấy là lên rồi xuống và ngã ấy là xuống rồi lên. Dựa vào thời gian làm thứ nguyên để lộ cách biến chuyển của hai thanh ấy thế nào, chúng ta thấy hai thanh ấy biến theo hai chiều nghịch nhau luôn.

      5. Vậy, muốn nói được rõ ràng hỏi, ngã, tất phải theo cho đủ hai điều kiện này :

      - Nói cho luồng hơi ra vừa lâu, đủ thời giờ để ta chuyển thanh .
      - Phải chuyển thanh đúng theo mỗi loại: gặp hỏi trước cho lên, rồi mới xuống; gặp ngã trước cho xuống, rồi mới cất lên .
      Nếu theo đúng như trên, thì nói, đọc hỏi ngã sẽ không còn khó khăn gì cả .


      HAI BỰC BỔNG, TRẦM


      6. Sáu thanh trước có thể sắp vào hai bực bổng, trầm tuỳ theo sự phát âm cao hay thấp .

      Bực bổng gồm những tiếng không phải đánh dấu, hoặc phải đánh dấu sắc, dấu hỏi.

      Bực trầm gồm những tiếng phải đánh dấu nặng, dấu huyền, dấu ngã. Trong hình vẽ, ta ghi bằng những lằn ở dưới lằn phẳng.

      Vậy về mặt tương đối, hỏi và ngã khác nhau, vì thuộc vào hai bực khác nhau. Hỏi thuộc về loại bổng. Ngã thuộc về loại trầm .

      7. Vậy ta dựa vào độ cao thấp của mỗi tiếng làm thứ nguyên để ghi hai thanh hỏi, ngã, chúng ta thấy rằng hai thanh ấy ở vào hai vị trí đối nhau.

      Hỏi là thanh cao, ở vào bực bổng
      Ngã là thanh thấp, ở vào bực trầm

      Ở nhiều địa phương, có người nói hay kéo dài. Họ nói hỏi, mà kéo xuống nhiều quá, nghe như xuống đến bực trầm. Hoặc họ nói ngã, mà kéo lên nhiều quá, nghe như vượt lên bực bổng. Tuy vậy, phần căn bản vẫn ở đúng vị trí của nó.

      8. Hai phương diện nhận xét, hoặc do theo cách biến chuyển của mỗi thanh, hoặc do theo bực cao thấp, có thể nào tương phản nhau chăng?

      - Không .

      Thanh hỏi ở vào bực bổng và là một thanh biến. Đã cất giọng lên rồi mà phải biến, nếu còn càng cất cao lên nữa, thì là thanh sắc, nên phải hạ giọng xuống mới ra một giọng khác hơn là sắc.

      Thanh ngã ở vào bực trầm và là một thanh biến. Đã rớt giọng xuống rồi, mà phải biến, nếu còn càng cho rớt nữa, thì lại là thanh nặng; nên phải cất giọng lên lại mới ra một giọng khác hơn là nặng.

      Vậy ở vào bực trầm mà biến đi, thì phải theo tuần tự xuống lên .

      9. Xét hai hiện tượng tên, ta thấy rằng cách biến của mỗi thanh tùy theo vị trí của thanh này. Vậy có thể lấy vị trí của thanh mà làm cái định nghĩa đầy đủ của nó.

      Thanh hỏi là một thanh biến ở vào bực bổng
      Thanh ngã là một thanh biến ở vào bực trầm


      MUỐN NÓI ĐƯỢC HỎI, NGÃ


      10. Sự phân tích ở trước đã chỉ rằng hai thanh hỏi, ngã khác nhau như hai điệu nhạc. Vì vậy mà muốn nói được hai thanh này, chúng ta phải tập như là tập hát hai điệu nhạc khác nhau. Và phép tập nói, được trình bày ở đây, cũng phỏng theo phép tập hát.

      11. Bắt đầu, phải tập nghe Trẻ con ở đàng ngoài, vừa mới lớn có trí khôn, là đã nghe thật lâu, rồi mới bập bẹ vài lời. Và bởi chúng nó biết nghe phân biệt hỏi, ngã, mà chúng nó nói được rõ ràng.
      Người học hát cũng thế. Lỗ tai của họ đã quen một điệu hát, biết phân biệt điệu hát của mình học, trong muôn điệu, thì mới có thể hát đúng được.
      Khi ta tập nghe, tất nhiên phải nghe những người nói đúng, nhất là những trẻ con đàng ngoài, vì tiếng nói của chúng nó trong trẻo hơn. Khi chúng nó nói mau, mà ta phân biệt kịp được tiếng nào thanh hỏi, tiếng nào thanh ngã, ấy là phần thứ nhất đã xong rồi.

      12. Kế đến tập nói. Khi lỗ tai đã quen rồi, thì tất nhiên miệng nói theo ý được. Ban đầu còn ngượng chút ít. Nhưng việc biến thanh không phải là khó, đối với kẻ biết lên giọng xuống giọng. Nên cẩn thận nơi tuần tự trước sau, như đã bày ở trước.
      Cũng nên lấy tay mà vẽ trên không lằn cong mô tả sự lên giọng, xuống giọng, giống như người chỉ huy cuộc hoà nhạc ra dấu vậy. Cách thực tiễn này, nếu được các nhà giáo áp dụng ở nhà trường, sẽ đem lại mau lẹ những thành tích tốt đẹp.

      13. Sau là phải luôn luôn thực hành. Nói chuyện với người đàng ngoài phân biệt hỏi, ngã đã đành, mà nói với ai cũng giữ cho nghiêm nhặt, chẳng cho sai. Lại cũng nên dùng mọi phương pháp để cho chung quanh mình, ai nấy đều nói phân biệt hỏi, ngã. Ở nhà trường, các nhà giáo phải nghiêm khắc. Ở sân khấu, các diễn giả phải thận trọng cách phát ngôn. Ở diễn đàn, mọi người phải tập nói trúng.... Thì lần lần, phong trào lan rộng, sẽ lôi cuốn được số đông theo.

      14. Chừng ấy, mỗi người đều nghe chung quanh mình phân biệt rõ ràng, sẽ xem việc nói cẩu thả của mình như là một việc nói đớt. Rồi sẽ xấu hổ, tự chữa. Lại gặp hoàn cảnh thuận tiện để chữa được vì có khác nào trẻ con ở đàng ngoài, đã nghe mọi người nói phân biệt, ắt sẽ nói phân biệt dễ dàng.
      Rồi một thế hệ sau, khi mỗi người đã phân biệt hẳn hoi rồi, thì tình trạng ngày nay chỉ có ở đàng ngoài, sẽ được phổ cập toàn cõi Việt Nam. Vấn đề hỏi ngã sẽ giải quyết xong rồi vậy.

      15. Nhưng trước khi đến được tình trạng đẹp đẽ ấy, phải trải qua một hồi quá độ. Ấy là lúc mọi người biết cách nói và nói được, viết được hỏi, ngã, nhưng hãy còn chưa thuần thục và tự nhiên được như người đàng ngoài. Gặp một tiếng, thuộc về loại các thanh biến, không biết nó là thanh nào, hỏi hay là ngã. Vậy làm sao mà nói đúng, viết đúng được? Nói cách khác, thì đâu là phương pháp để phân biệt tiếng ấy có thanh hỏi hay ngã. Chúng ta sẽ có trả lời ở phần sau này.


      #18
        NuHiepDeThuong 02.02.2005 05:39:50 (permalink)
        (tiếp theo)


        LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC TIẾNG NÀO HỎI, TIẾNG NÀO NGÃ


        Phương Pháp Tự Nhiên

        16. Khi ta biết cách nói rồi, muốn có thể phân biệt tiếng nào hỏi, tiếng nào ngã, thì nên theo phương pháp tự nhiên hơn hết, là học .
        Phương pháp này đã đem lại những công hiệu rõ ràng. Nhiều người ngoại quốc, tuy nói tiếng Việt rất khó khăn, song đã chịu khó học cẩn thận rồi, thì nói, viết rất đúng hỏi ngã. Nhiều người đàng trong, chịu khó học, cũng nói được viết đúng như người đàng ngoài. Mà bằng chứng đích xác hơn hết là, cả một cõi Bắc Việt, ai cũng nói đúng nhờ học từ thuở bé ở nơi chung quanh mình.

        17. Cái may của người đàng ngoài, là sự học này là một cái học thường xuyên, trong mỗi lúc nghe nói, trong mỗi lúc nói, mà người học thấy cực nhọc hay để tí công cố gắng nào. Chung quanh mình, cha, mẹ, anh, chị, bè, bạn, lối xốm, thảy là người thầy sẵn sàng dạy mình, và lại những người thầy dạy đúng phương pháp tự nhiên. Kết quả là lên năm, lên sáu tuổi, đứa bé đã học xong rồi, đến trường khỏi phải trở lại vấn đề nầy.
        Cái rủi của người đàng trong là không có trường học tự nhiên ấy. Ngay nhà trường chính quy cũng vẫn là một lớp học thiếu sót về vấn đề này. Thầy giáo nào có công, cũng chỉ dạy cho học trò đánh dấu đúng, khi viết. Chúng tôi chưa hề gặp một thầy giáo nào ở đàng trong đã dạy học trò nói thanh ngã, thanh hỏi bao giờ. Và cũng chớ nên trách họ, vì chính họ còn chưa nói được thay!

        18. Vậy cần phải học, tuy trong những điều kiện khắt khe hơn, nhưng phải cố tìm tạo ra một hoàn cảnh gần như tự nhiên, và dõi theo một phương pháp tự nhiên.
        Hoàn cảnh ấy, là một nhóm người biết cố gắng nói đúng, viết đúng hỏi, ngã. Phương pháp ấy, là nên học thuộc lòng, không khác nào trẻ con mới học nói phải thuộc tiếng mới, không khác nào người ngoại quốc học nói phải học thuộc tiếng lạ .

        Trong khi nói chuyện, nếu phải dừng trước một tiếng để suy nghĩ nên nói thanh nào, thì làm sao cho lời được suôn, lại còn nói chi đến việc trổ tài hùng biện? Trong khi viết, nếu phải dừng mỗi lúc để suy nghĩ nên đánh dấu nào, thì làm sao chép kịp lời của người, hay ghi cho kịp nguồn hứng của mình?

        19. Học phải chọn sách. Học về hỏi, ngã, không có gì qua từ điển, tự điển, tự vi. Những người có tiếng là viết đúng chính tả, như Phan Khôi, Phan Văn Hùm, thường thú nhận rằng không có dụng cụ nào hơn là tự điển để tra cứu, mỗi lần trí nhớ của họ hơi lờ mờ .
        Ngày nay, những từ điển, lấy tiếng Việt làm nền để cắt nghĩa và điển chế tiếng Việt, thật là khó tìm. Một vài quyển hãy còn lưu hành, nhưng lại rất cẩu thả về vấn đề chính tả.

        20. Học trong tự điển là một việc rất mau chán. Vì vậy mà cần có một lối học mau lẹ, lại có nhiều kết quả.
        Lối học thực tiễn này dựa vào những nhận xét sau đây:

        Trong tiếng Việt, tiếng thanh hỏi nhiều hơn tiếng thanh ngã. Vậy ta học trước hết những tiếng thanh ngã, ắt ít tốn công hơn. Còn tất cả những tiếng nào thừa lại, là to cho thanh hỏi. Dựa theo sự nhận xét này, chúng tôi trích đăng ở phần phụ lục một bảng kể những tiếng thanh ngã để cho tiện việc học thuộc lòng.

        Trí nhớ muốn được chắc chắn, cần nên vận dụng tất cả các cơ quan, tai nghe, mắt nhìn, tay viết. Phần lỗ tai đã được chú trọng rồi. Còn nên cho quen mắt, bằng cách đọc kỹ và nhiều những sách đánh dấu đúng, những bản viết tay đánh dấu đúng. Và nhất là tập đánh dấu cho quen mắt, quen tay như người đàng ngoài, dấu hỏi rõ ràng vẽ hình kéo xuống, sau khi đã vòng tròn, dấu ngã rõ ràng kéo lên, sau khi đã vòng tròn. Tay, mắt, tai hiệp nhau làm cho phần máy móc của trí nhớ được vận dụng đầy đủ, thì sự nhớ càng chắc.

        Rồi cũng phải làm cho phần thông minh của trí nhớ làm việc, để tập luyện và để củng cố những điều đã học được với một cách máy móc. Vậy cần phải suy nghĩ, để tìm cái lý của sự việc (nghĩa là cái lẽ vì sao phải đánh dấu ngã) và những liên quan của các việc. Đây là một công cuộc đòi lắm hiểu biết.


        Phương Pháp Bác Học


        21. Phương pháp bác học này đòi hỏi nhiều hiểu biết về ngữ âm học, để áp dụng những định luật sự biến di của âm thanh, và về từ nguyên học, để tìm tòi gốc rễ của mỗi tiếng.
        Ngữ âm học và từ nguyên học là hai khoa rất khó. Ở Âu Mỹ, vào trường đại học, người ta mới khởi sự cho học các khoa này, còn từ bực trung học trở xuống, chỉ nói cho biết thoáng qua thôi. Mà khi đã học xong rồi, phải có óc tìm tòi, khiến suy diễn mới tự mình khảo cứu thêm được. Vì vậy mà phương pháp bác học được nhắc đến sau đây không phải để cho ai cũng dùng được.

        22. Đối với tiếng Việt, hai định luật sau đây của ngữ âm học giúp cho chúng ta rọi nhiều tia sáng và vấn đề hỏi ngã:

        Những âm thanh thường có xu hướng có gần tính chất với những âm thanh đi cặp với mình. Ấy là luật thuận thinh âm .

        Những âm thanh thường biến chuyển ra những âm, thanh có gần tính chất với mình.

        Ở đây không phải là để khảo cứu về ngữ âm học, nên xin phép không dừng lâu nơi hai luật này, mà chỉ áp dụng chúng nó vào vấn đề hỏi ngã mà thôi.

        23. Do theo sự khảo cứu ở phần thứ nhất, ta thấy rằng thanh hỏi ở vào bực nhất, ta thấy rằng thanh hỏi ở vào bực bổng. Vậy luật thuận thinh âm mách cho ta biết rằng nó thường đi cặp với những thanh hỏi, ngang, và sắc là những thanh gần tính chất với nó. Ví dụ như:

        Hỏi đi cặp với hỏi: bẩn thỉu, mỏng mảnh

        Hỏi đi cặp với ngang: thẩn thơ, mơn mởn

        Hỏi đi cặp với sắc: khỏe khoắn, lấp lửng

        Còn thanh ngã ở vào bực trầm, gần với những thanh huyền, nặng. Vậy luật thuận thinh âm mách cho ta biết rằng nó thường đi cặp với những thanh ngã, huyền,nặng là những thanh có gần tính chất với nó. Ví dụ như:

        Ngã đi cặp với ngã: bãi hãi, lẽo đẽo

        Ngã đi cặp với huyền: bão bùng, hiền ngõ

        Ngã đi cặp với nặng: nhão nhẹt, chậm rãi

        24. Nếu đảo ngược tính cách trên, chúng ta có thể nêu được cái thông lệ thực tiễn để tìm tiếng nào có thanh ngã (luật Nguyễn Đình)

        Tiếng có thanh ngã là những tiếng đi cặp với tiếng thanh ngã, nặng hay huyền .

        25. Tuy nhiên, thông lệ này có rất nhiều ngoại lệ . Trong bảng phụ lục sau đây, chúng tôi đánh dấu sao ( + ) những tiếp cặp nào ở ngoài lệ này. Độc giả sẽ thấy rằng số ấy không phải là ít, và phương pháp bác học, tuy đòi hỏi rất nhiều hiểu biết và suy nghĩ, vẫn không bằng phương pháp tự nhiên .

        26. Khoa từ nguyên học, áp dụng vào tiếng Việt, cho ta biết rằng những tiếng họ hàng, hoặc biến chuyển ra, thường có những thanh gần với thanh cội rễ.

        Như ba thanh ngang, sắc, hỏi biến chuyển qua lại với nhau. Ví dụ: chưa ..chửa; miếng...miểng; cảnh...kiếng; chẳng...chăng; thể...thế
        Còn ba thanh huyền, nặng, ngã, biến chuyển qua lại với nhaụ Ví dụ: rồi ..rỗi, chậm...chẫm; cữu..cậu; lỡ ... lợ; cũng....cùng.

        27. Nếu đảo ngược tính cách này, chúng ta có thể nêu được cái thông lệ thực tiễn để tìm tiếng nào có thanh ngã .

        Tiếng có thanh ngã là những tiếng do tiếng thanh ngã, nặng, huyền biến chuyển ra .

        28. Ngoài ra còn những tiếng Hán Việt mà cách phát thanh theo những định luật phiền tạp, và sự áp dụng các định luật ấy chưa chắc gì đơn giản hơn là theo phương pháp tự nhiên là học ngay cho thuộc lòng. Lại các định luật này có rất nhiều ngoại lệ, mà nhớ cho được và cho đủ, cũng cần phải học thuộc lòng. Vậy thì, làm thế nào, vẫn khó tìm một phương pháp, duy lý dễ dàng, cho vừa tầm thực dụng của bình dân .

        Tốt hơn là dùng phương pháp tự nhiên, đã dễ dàng, còn đem lại nhiều thành tích tốt đẹp.

        29. Tuy vậy, những định luật kể trên vẫn có giá trị là những kim chỉ nam cho những nhà khảo cứu, để tìm tòi chính tả và điển chế tiếng Việt. Giá trị của nó là giá trị của một phương pháp bác học, và chỉ có giá trị ấy trong địa hạt của khảo cứụ Cố đem ra ngoài địa hạt ấy và biên thành những thông lệ thực tiễn, chưa ắt là hạp với kinh nghiệm của khoa sư phạm.

        Trái lại, nếu ta đã dùng phương pháp tự nhiên mà học thuộc lòng rồi, lại áp dụng thêm phương pháp bác học để khảo chính và củng cố trong trí nhớ những điều đã học được, thì là một việc thêm hay.

        30. Đặc sắc của khoa học không phải là dừng nơi một phát kiến nào, mà ở nơi sự tìm tòi và phát kiếm thêm mãi. Vấn đề hỏi ngã không phải ở trọn trong luật Nguyễn Đình và luật tứ thinh .

        Đứng vào một sở cậy khác, rọi một nhấn quang khác, chắc chắn sẽ tìm thấy việc khác có thể giúp cho ta hiểu rõ thêm vấn đề.

        Như có người (Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Tuân, Thế Lữ...và chúng tôi) nghĩ rằng tiếng Việt nam là một tiếng "nhạc ý" (nghĩa là dùng âm thanh cao, thấp, dài, ngắn mà diễn ý), khác hơn tiếng Tàu là một tiếng "hội ý" (nghĩa là dùng nét vẽ mà tượng ý). Thế thì, hỏi hay ngã, tất phải có quan hệ với ý của tiếng dùng. Nhắc đến giả thuyết này, chúng tôi chỉ có ý mách rằng có thể khảo cứu và suy luận thêm về vấn đề hỏi ngã, chớ chưa định ý lập một cái luật nào mới.

        31. Độc giả nên nghiên cứu bằng thuật dùng thẻ (fiche). Thẻ ấy là những mảnh giấy rời nhỏ. Trên mỗi thẻ, ta nêu to một tiếng dấu ngã, kế đến những điều gì mà ta cần chép để nhớ (nghĩa tiếng, gốc tiếng, luật về ngữ âm học) và những nhận xét hay giả thuyết riêng của tạ Khi có đủ bộ rồi, ta chịu khó quy nạp những nhận xét, biết đâu ta chẳng tìm được cái gì hay đẹp về vấn đề?


        #19
          NuHiepDeThuong 03.02.2005 06:07:36 (permalink)
          Nguyên tắc bỏ dấu trong tiếng Việt

          Những gì tôi viết sau đây được dựa theo "Việt Nam Tự Điển" của Ban Văn Học, Hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 và được in lại tại Hoa Kỳ năm 1982.

          Trước hết, ta phải phân loại nguyên âm:

          Loại 1: a, e, i, o, u, y;

          Loại 2: ă, â, ê, ô, ơ, ư.

          Dấu chỉ được bỏ trên hoặc dưới nguyên âm, dĩ nhiên ai cũng biết như vậy.

          #1. Nếu chỉ có một nguyên âm thì dĩ nhiên dấu được bỏ trên hoặc dưới nguyên âm đó. Trong câu vừa rồi, những chữ "chỉ có một" là ví dụ điển hình.

          #2. Nếu có hai nguyên âm cùng loại 1, dấu được bỏ trên hoặc dưới nguyên âm thứ nhất: bài, ngày, ngụy, húy, thủy, nẻo, hòa...

          #3. Nếu có 2 nguyên âm khác loại, dấu được bỏ trên hoặc dưới nguyên âm loại 2: Huế, quế, thuế, thuở, giờ, ngửi, gửi, nửa, nữa, nấu, ngựa, lỗi thời...

          #4. Nếu có ba nguyên âm, dấu được bỏ trên hoặc dưới nguyên âm giữa: cười, người, ngoài, ngoại...

          #5. Nếu có phụ âm theo sau nguyên âm cuối, dấu được bỏ vào nguyên âm ngay trước phụ âm (không kể có bao nhiêu nguyên âm trước đó): quy(ể)n, đư(ợ)c, giu(ộ)c, trư(ớ)c, trư(ờ)ng, dư(ỡ)ng, hu(ỳ)nh, giư(ờ)ng, huy(ề)n...

          Nên nhớ là trong chữ Việt, vần "qu" được coi là một vần bởi vì chữ "q" bao giờ cũng phải có nguyên âm "u" kèm theo thì mới có nghĩa, do đó, dấu không bao giờ được bỏ trên nguyên âm "u": quí, quá, quạ, v.v...

          Những chữ thường hay bị viết sai: sợi dây (không phải sợi "giây"), giây phút, chia sẻ (không phải chia "xẻ"), sử dụng (không phải "xử" dụng). Trong vần Việt ngữ cũng không có các mẫu tự j, f, z, w.

          Tôi thành tâm khẩn cầu các đại văn sĩ (và cả các vị thầy Cò) làm ơn viết cho đúng chính tả kẻo con cháu chúng ta sinh ra và lớn lên trên xứ người không còn có thể viết đúng chữ quốc ngữ. Vẫn biết rằng chúng ta chưa có một Hàn Lâm Viện, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể viết đúng tiếng cha sinh mẹ đẻ để bảo tồn văn hóa của chúng ta.

          Trân trọng cám ơn.
          Phước Tuy


          Sưu tầm (internet)
          #20
            Con Gấu 28.12.2005 03:36:57 (permalink)
            Trời ơi ! Đây là 1 kho tàng ! ! ! Cám ơn NH đã bỏ công ra rất nhiều để viết những cái nầy. Nếu kêu là « Nữ Hiệp dễ Thương « không thì CCG tui sợ không đủ. Mà phải kêu la « Nữ Hiệp RẤT dễ Thương « mới xứng đáng…

            CG nhà tui rất « ngán » bỏ dấu hỏi , ngã vì bù trất , không biết rõ. Nhiều chữ đành phải bỏ dấu « tùy hứng « . CG ráng về nhà học những cái hay mà NHRDT đã viết ra để bớt dốt.

            Cám ơn NHRDT 1 lần nữa nha .

            CG
            #21
              NuHiepDeThuong 19.01.2006 10:08:55 (permalink)
              Bữa nay mới thấy bài của con gấu bên Pháp.

              Xin lỗi con gấu nha, NH trả lời muộn.

              Khg có chi đâu con gấu. Hy vọng con gấu tìm thấy những bài sưu tầm nầy những lợi ích thiết thực.

              Chúc con gấu vui vẻ luôn.
              #22
                NuHiepDeThuong 19.01.2006 10:24:04 (permalink)
                Nguồn : honque.net

                ********

                Một vài nhận xét về Chính tả Việt Nam


                Mạnh Bích


                Vấn đề viết đúng tiếng Việt vẫn được giới làm báo, làm sách nhắc đến từ lâu và chỉ chau mày hay lắc đầu mỗi khi đọc một bản thảo hay một ấn phẩm có nhiều "lỗi" chính tả. Sau đấy lại thôi, không bàn đến nữa, làm như chuyện viết sai tiếng Việt là một thứ bệnh nan y của người Việt-nam, đành chấp nhận, phải "sống với nó" vậy. Điều lạ là ngay từ trong học đường, ở cấp tiểu học đã có những giờ chính tả để dạy cho học sinh viết đúng tiếng mẹ đẻ. Ấy vậy mà khi đã trưởng thành, trên cương vị nhà văn, nhà báo, nhà thơ - điều này cũng xảy ra ngay trong giới cầm bút Pháp - lỗi chính tả lại không được xem là một giá trị cần phải gìn giữ.

                Ngược lại, khi nói đến "Lỗi chính tả" thì một số rất đông đảo người làm văn học, viết sách, làm thơ lại dựa vào một cuốn tự điển hay, tệ hơn, trên một thói quen nào đó để quả quyết sự viết đúng của một số chữ, không cần đếm xỉa đến công dụng của chính tả.

                Kẻ viết bài này không có ý áp đặt một khuôn phép chính tả vì đấy là nhiệm vụ của một viện hàn lâm đặc trách về ngôn ngữ. Nhưng gần đây, trước những sự xác định nên xem ngôn ngữ được dùng trong các tự điển Miền Bắc như một giá trị tuyệt đối, nên dùng làm tiêu chuẩn, của vài cán bộ văn hóa cộng sản nêu lên, và hơn nữa, trước lối nhắm mắt chấp nhận những tiêu chuẩn chính tả đã được một số từ điển gia, pháp lý gia hay thần học gia tên tuổi sử dụng, tưởng cũng nên đặt lại vắn đề "lỗi chính tả" một cách dân chủ tiến bộ và thông minh hơn.

                Từ xưa, do địa vị "nôi văn hóa Việt", ngôn ngữ Miền Bắc được xem như tiêu chuẩn để viết đúng tiếng Việt. Và trong gần hai thế kỷ, tinh thần thống trị ấy được giới làm văn chấp nhận một cách thoải mái vì tính "chuộng nhàn" vốn là một dân-tộc-tính của ta. Trong khi ấy, ngay vào buổi sơ khai của nền văn học quốc ngữ, Phan-kế Bính đã có những nhận xét rất nghiêm chỉnh về những sai lầm chính tả trong tiếng nói của mỗi vùng Bắc, Trung, Nam.

                Ví dụ : Người Bắc nói : ông zời (ông trời), mặt zăng (mặt trăng), uống ziệu (uống rượu), zồng cây ăn chái (trồng cây ăn trái), phong chào chanh đấu (phong trào tranh đấu), nhọ nhem (lọ lem), con zộng (con nhộng), con zện zăng tơ (con nhện giăng tơ), zọng zao hàng (giọng rao hàng), xự zối zá (sự dối trá) v.v... Do đó, có sự lầm lẫn trong cách viết những chữ bắt đầu bằng tr, ch, gi, d, nh, s, x ...

                Nguời Trung (người Huế), không quen (vì ngại hay không thấy là cần thiết) phân biệt dấu hỏi dấu ngã, cũng như lẫn lộn những chữ :

                nh/gi đầu chữ - ví dụ : cái già (cái nhà)
                con giện (con nhện)
                - c/t cuối chữ - ví dụ : rửa mặc (rửa maët) - chuyện lặc vặc (chuyện lặt vặt)...
                - n/ng cuối chữ - ví dụ : ăng cơm (ăn cơm) - băng khoăng (băn khoăn) ...

                Nhiều nhà văn người Nam cũng có tinh thần ấy, không chú trọng sự phân biệt hỏi ngã, và có những lầm lẫn về chính tả như người Trung. Ngoài ra còn có sự lẫn lộn :

                - v/gi như : giội giàng giủ nhao đi giề (vội vàng rủ nhau đi về)
                - ượu/ụ như : ún giụ (uống rượu)
                - t/c và au/ao như : giủ nhao chơi cúc bắt (rủ nhau chơi cút bắt) - trời mưa như trúc (trút) v.v...

                Nói như vậy không có nghĩa là người Nam, người Trung cũng như người Bắc nói chuyện với nhau không ai hiểu ai cả vì tiếng nói của mỗi địa phương đầy rẫy những lỗi!

                Vậy vấn đề là thế nào là "lỗi" chính tả"? Nên xác định như thế nào để thống nhất chính tả tiếng Việt? Trước hết, không nên dựa vào thói quen hay vì có một "vị chức sắc văn học" nào đấy đã dùng nên mọi người phải rập khuôn theo.

                Trước khi nói đến sự xác định - chuyện ấy "còn khuya", vả lại, đấy là việc làm của một viện hàn lâm ngôn ngữ quốc gia - tôi xin tạm đặt một nguyên tắc chính về "sự" viết đúng : một chữ viết đúng không tạo sự lẫn lộn ý nghĩa với một chữ khác.
                Ví dụ : con dao, dao động (chuyển động đong đưa) - giao thiệp (vận chuyển sang nơi khác)
                nổi trôi (nằm trên mặt nước) > nông nổi (không sâu) - nỗi niềm, nông nỗi (trạng thái tâm hồn).
                trinh tiết (không bị hoen ố) - chiến chinh (đi xa)


                Nếu không, có thể tùy tiện mà dùng trong khi chờ đợi thẩm quyền của một viện hàn lâm đặc trách xác định thể thức chính tả.
                Ví dụ :
                dòng sông = giòng sông nhưng không nên viết dòng dống, dòng dã ! (mời xem phần phụ lục)
                sử dụng = xử dụng nhưng không thể viết xử xanh, sử án, ngu suẩn v.v...
                lầm lỗi = nhầm lỗi nhưng không ai viết nhầm nhì (lầm lì)
                dơ duốc = nhơ nhuốc nhưng không nên dùng nhơ nháy (dơ dáy), nhơ nháng (dơ dáng)
                giữ dìn # giữ gìn , dữ dìn v.v... (d và gi là một âm để hợp với một âm khác. Ví dụ : d+ơ, d+ìn - gi+a, gi+ỏi ) Trường hợp chữ gì là trầm bình thanh của âm gi ?

                Vậy trong những đoạn sau đây, tôi xin bàn riêng về vấn đề :
                +dấu hỏi, dấu ngã
                +phận biệt tr và ch (đầu chữ)
                +phân biệt d, và gi (đầu chữ)
                +n và ng (cuối chữ)
                +c và t (cuối chữ)

                I- Dấu hỏi và dấu ngã

                1- Nguyên tắc chung, căn bản : Tiếng Việt gồm có những chữ thuần túy Việt nam và những chữ hán-việt. Vậy khi áp dụng "luật" hỏi, ngã phải cần phân biệt tiếng Việt thuần túy và tiếng hán-việt (tiếng tàu trở thành tiếng việt)

                1- Tiếng Việt thuần túy là những tiếng đã có sẵn trong ngôn ngữ của ta : nhà, vườn, ruộng, ăn, uống, đi, nằm, ngồi, buồn, vui, giận, ghét v.v...

                Những chữ hán (chữ tàu) đồng nghĩa với những chữ ấy như : gia, viên, điền, thực, ẩm, hành, ngọa, tọa, sầu, hỉ, nộ, hỉ v.v... được đem dùng trong ngôn ngữ của ta gọi là chữ hán-việt.

                Vậy làm thế nào để phân biệt được chữ nào là thuần túy Việt-nam?

                Ngoài những trạng từ thường có dạng đơn âm như đã, cũng, những, mải, mãi, hãy, để, cả, rồi, mà, nhưng, vì, nếu, như, nếu như v.v... cách phân biệt tốt nhất là suy từ những chữ kép láy. Kép láy là những chữ có một tiếng chính (có nghĩa) và một tiếng phụ (không có nghĩa) được ghép vào để nghe cho êm tai (euphonie). Ví dụ : buồn-bã, vui-vẻ, nhớ-nhung, ồn-ào, lo-lắng, chát-chúa, v.v...


                Một tiếng đơn âm trở thành kép láy phải theo định luật phối âm (assonance) của tiếng Việt.

                1a- Định luật ấy là :
                * Huyền < > ngã < > nặng
                - dấu huyền/dấu ngã: bẽ-bàng, rõ-ràng
                - dấu ngã/dấu nặng: rõ-rệt, rũ-rượi
                - dấu ngã/dấu ngã: đĩ thõa
                - dấu huyền/dấu huyền: bàng-hoàng, chàng-ràng
                - dấu nặng/dấu nặng: bịn-rịn, lục-đục.
                - dấu huyền/dấu nặng: nặng-nề, bề-bộn


                * Hỏi < > sắc < > không
                - không dấu/dấu hỏi: bỏ-bê, vui-vẻ, bảnh bao, hở hang...
                - dấu hỏi/dấu sắc: lở-lói, rả-rích, hí hửng
                - dấu hỏi/dấu hỏi: đỏng đảnh, xởi-lởi, lỉnh-kỉnh, lủng củng...
                - không dấu/không dấu: lông bông, lang thang, thênh thang, mênh mông...
                - không dấu/dấu sắc: le lói, thâm thúy, trơ tráo, nhâng nháo...
                - dấu sắc/dấu sắc: tí-tách, nhắng nhít, rối rít, thút thít...


                1b- Cách suy ra dấu hỏi, ngã : Nhờ định luật ấy, ta có thể nhận diện được dấu hỏi, dấu ngã đối với một số chữ đơn âm như :
                rõ < rõ ràng, rõ rệt
                ngỡ < ngỡ ngàng, lỡ làng
                rảnh < rảnh rang, bảnh bao
                hỏi < hỏi han, lở lói
                nở < nở nang, hở hang
                ngỗ < ngỗ nghịch # ngổ-ngáo
                ngẩm < ngán ngẩm # ngẫm nghĩ = ngẫm + nghĩ)
                mải < mê mải (mải làm quên ăn) # mãi (làm việc mãi không thôi)

                Chú ý: Do đó, ta có thể giải thích được nguyên nhân của những âm hỏi, ngã trong những trường hợp sau :
                cũng = cùng
                đã = đà
                tĩnh = tịnh
                ngỡ = ngờ v.v...


                1c- Ngoại lệ : Tuy nhiên, trong bất cứ ngôn ngữ hay văn phạm nào cũng vậy, luôn luôn có những ngoại lệ buộc ta phải thận trọng khi dùng dấu hỏi, dấu ngã. Ví dụ:
                - trong những chữ kép gồm có hai chữ đều có nghĩa : ủ-rũ (ủ-ê + rũ rượi); rảnh rỗi (rảnh rang + rỗi)
                - nhiều tiếng không đứng trong định luật nói trên như : trơ trẽn, phỉnh phờ, ngoáo ộp, xiêng xẹo, lam lũ, mỏi mòn, ngoan ngoãn, khe khẽ v.v...

                Cũng may mà những trường hợp ngoại lệ không có nhiều nên không đến nỗi làm nản lòng người có dụng tâm viết chính tả đúng!

                2- hỏi, ngã trong chữ hán -việt

                Như trên đã nói, khi các cụ của chúng ta đem dùng tiếng tàu trong ngôn ngữ của ta, các cụ đã nghiên cứu thông minh về cách phát âm của tiếng tàu. Tôi nói thông minh vì tiếng tàu không có nhiều thanh (son) - hỏi, ngã, th, tr, đ, r, n - như tiếng việt và hơn nữa không có nhiều âm (ton) - nhị âm (diphtongue), tam âm (triphtongue) như của ta, nhưng các cụ đã nhận thấy được sự dị biệt của mỗi chữ nên đã đem dấu hỏi, dấu ngã vào những tiếng hán-việt ấy. Ví dụ:
                phụ =/= phủ
                ương =/= ang
                iêu =/= iu
                phúc =/= phú

                Do đấy, dấu hỏi, dấu ngã được đặc biệt dùng cho mỗi loại chữ hán-việt. Tổng quát, ta nhận thấy những loại sau đây :

                2a - Chỉ dùng dấu hỏi những chữ bắt đầu bằng:
                A - Â: ải, ảnh, ẩm, ẩn, ẩu v.v...

                B: bản, bảng, bảo, bỉ, biển, bổng lộc, bỉnh bút , biển lận v.v..
                Ngoại lệ: bãi chức, bãi triều

                C: cải, cảm, cảo, cẩm, cảng v.v...
                Ngoại lệ : long cỗn, cưỡng bách, lưu cữu

                CH: chẩn, chỉnh, chỉ, chủng, chưởng, chử (cái chày)

                D: Không có ngoại lệ

                Đ: đả, đảm, đảng, đảo, đẳng, điểm, điển, điểu, đỉnh v.v...
                Ngoại lệ: đãi, đễ, đỗ

                GI: giả, giảng, giản, giảng, giảo v.v...

                K,KH: kiểm, kỷ (ghế), thế kỷ, kỷ cương, khả, khảo, khiển, khổ, khoản, khuyển, khủng...
                Ngoại lệ: kỹ thuật, kỹ lưỡng...

                PH: phản, phẩm, phỉ, phổ, phủ v.v...
                Ngoại lệ: phẫn, phẫu

                S: sản, sảng, sảnh, liêm sỉ, sổ, sở, sủng, sử, sửu v.v...
                Ngoại lệ: sãi vãi, sĩ tử, sĩ phu, suyễn.

                T: tải, tảng, tảo, tẩy, tẩu, tiểu, tỉnh tủy, tổ, tuyển, tử v.v...
                Ngoại lệ: tẫn, tễ, tiễn, tiễu trừ, tĩnh mịch, tuẫn tiết.

                TH: thải, thảm, thưởng, thủy, thủ, thủy v.v...
                Ngoại lệ: thuẫn, thũng

                U: ủ, uẩn, uyển, ủng v.v...

                X: xảo quyệt, ung xỉ, ngu xuẩn, xử v.v...
                Ngoại lệ:xã thôn.

                Y: ỷ (dựa vào), yểm trợ v.v...


                2b - Chỉ dùng dấu ngã, những chữ bắt đầu bằng :
                D: dã man, kiều diễm, dĩ nhiên, dung dưỡng v.v...
                L: lũng đoạn, lõa thể, lưỡng lự v.v...
                M: mã lực, miễn dịch, mãnh, mãng v.v...
                N: niển (nghiên mực), niểu (hiếm dùng)
                NH: nhiễu loạn, mộc nhĩ, thanh nhã v.v...
                V: vĩnh viễn, võ công, võng v.v...


                2c - Đặc biệt: Khi dùng dấu hỏi, khi dùng dấu ngã, những chữ bắt đầu:
                bằng H :
                hải cảng # kinh hãi
                hảo, hiểm, hiển, hiểu, hỏa, hoảng, hổ phách, hủ, hủy, hưởng
                hãm hại, hãn mã, hãnh diện, trì hoãn, hỗ tương, hỗn hợp, huyễn hoặc, hữu trách.

                bằng Q:
                quỹ đạo, thủ quỹ,
                quảng đại, quỷ quái .

                3 -Kết luận :

                Vấn đề dấu hỏi, dấu ngã, thiết nghĩ, không nên xem là tiên quyết trong ngôn ngữ và văn chương. Nó chỉ là một sự tô điểm cho sự phát âm, lúc nói và lúc hát chứ không hẳn là một điểm trọng yếu về giá trị văn chương. Khi nằm trong khuôn khổ của một câu hay một cụm chữ (contexte), dù viết sai, ta vẫn hiểu được ý nghĩa của chữ được dùng kia mà! Bằng chứng là người Trung (Huế), người Nam không chú trọng hỏi, ngã lắm nhưng văn chương của họ cũng không đến nỗi nào. Nếu cho vấn đề hỏi ngã nầy là quan yếu, hoặc thích xem đấy là một "cái gì thêm lên" (un plus) cho tiếng Việt được hay, đẹp thì nên dụng tâm học hỏi cách viết cho đúng. Thế thôi. Còn không thì không nên đặt thành vấn đề tranh luận rườm rà, tạo nên những mặc cảm kỳ quái.

                Trong tinh thần ấy, tôi chỉ mong là những nhận xét về cách nhận diện dấu hỏi, dấu ngã trên đây không làm nản lòng "khách mộ điệu" mà thôi.

                Phụ lục :

                1- Những cái vô lý trong Tự điển Việt-Pháp (Lê Khả Kế + Nguyễn Lân) của nhà xuất bản Khoa học xã hội ở Hà nội.

                Để góp ý về sự bàn cãi về riêng chữ D và GI, vì có nhiều bạn dùng quyển tự điển này để xác định cách viết D và GI, với tất cả lòng kính quý của tôi, tôi xin chép ra đây vài điểm "trục trặc" của hai Cụ Lê-khả Kế và Nguyễn Lân. (Nguyễn Lân, bút hiệu là Từ-Ngọc, tác giả "Cậu bé nhà quê" là thầy dạy pháp văn và việt-văn đầu tiên của tôi, năm 1943)

                1a- Vô lý : Với một tinh thần khẳng định dựa trên quan niệm "tiếng Bắc" được phát âm đúng, nên dùng làm tiêu chuẩn chính tả cho chữ viết, ta có thể thấy những điểm "ngoan cố" sau đây :
                tr. 195 : con dộng - tr. 752 : con nhộng
                tr. 279 : dấp giọng - tr. 739 : nhấp giọng
                tr. 287 : diếc móc - tr. 745 : tr.nhiếc móc tr. 290 : dịp - tr. 748 : nhịp nhàng
                tr. 295: dơ bẩn, dơ duốc - tr. 754 ; nhơ nhuốc, nhơ nhớp
                tr. 294: dồi (boudin) - tr. 751 : nhồi nhét (bourrer) . Có sự lẫn lộn, trong khi sự khác nhau là dồi bột (nhào bột=pétrir) và nhồi nhét (bourrer)
                vân vân...

                Cái vô lý là hai tác giả chỉ dựa vào "thói quen" phát âm của miền Bắc để xác định cách dùng chữ D.

                1b- Chữ D dùng cho những chữ sau đây có thể tạo ra nhầm lẫn, vậy ta nên chọn lựa một cách viết.
                Ví dụ :
                dây (vết bẩn vấy, dính dấp bừa bãi)# dây dưa (kéo dài trong một thời gian dài) # giây (sợi giây, giây phút)
                dấu (vết hằn không phai lạt, để ghi nhận) # giấu (cất giấu)
                Dấm (chất nước chua) # nhấm (ăn, uống từng miếng nhỏ). Không thể dùng dấm dẳng được. (tr.276)
                Dìm (ấn xuống): không thể viết gìm được vì gì+m hay g+ìm đều "lỗi" chính tả.
                vân vân...

                1c- Tiện đây, nhân lúc xem kỹ những chữ bắt đầu bằng D của quyển tự điển ấy, tôi cũng xin nêu lên một trường hợp sai lầm để, khi ta trân trọng văn học thì ta phải biết suy nghĩ, chứ không nên cúi đầu tuân phục những tự điển gia quá. Ví dụ: dễ ợt = facile comme un bonjour. Tiếng Pháp dùng: simple comme bonjour vì :
                - facile khác với simple
                - phải dùng comme bonjour vì người Pháp dùng dire bonjour à quelqu'un, souhaiter le bonjour à quelqu'un.

                Tóm lại, nếu ta cứ nhắm mắt tin theo các quyển tự điển, trong khi chưa có một viện hàn lâm xác định chính tả Việt nam và từ đó bào chữa cho được "sự viết đúng" của mình thì... lộn xộn lắm. Nên để tự nhiên thì hơn.


                2- Để làm nhẹ bớt nỗi lo của những người viết văn, làm thơ hay đặt lời cho các bản nhạc, tôi xin viết ra đây một bản văn 'khá nổi tiếng" để xem chư vị thiết tha đến sự trong sáng của văn chương việt nam có bị lu mờ hay không.

                Tôi yêu đời cùng với cảnh lầm thang, cảnh thương tâm ghê gớm hay dịu giàng, cảnh rực rở, ái ân hay giử gội.
                Anh dù bảo tính tình tôi thay đổi, không chuyên tâm, không chủ nghỉa, nhưng cần chi?
                Tôi chỉ là một khách tình si, ham vẻ đẹp có muôn hình, muôn thể. Mượng lấy bút nàng Li-tao tôi vẻ và mượn câu đàng ngàng phiếm tôi ca, vẻ đẹp u chầm, đắm đuối hay ngây thơ, củng như vẻ đẹp cao xiêu, hùng cháng của non nước, của thi văng, tư tưởng...

                Chắc chư vị vẫn hiểu được ?

                Mạnh Bích
                #23
                  NuHiepDeThuong 19.01.2006 11:19:27 (permalink)
                  Những Chữ Việt Thường Viết Sai Chính Tả về dấu hỏi ngã

                  - ả (ả đào, oi ả) : không có dấu ngã
                  - ầm ĩ


                  - bác (chú bác), bát (chén bát, bát ngát)
                  - bải (bải hoải), bãi (bãi biển, bãi nại)
                  - bảo (nói, bảo hiểm, quí bảo, bảo đảm), bão (bão tố)
                  - bẩm (bẩm sinh) , bẫm (cày sâu cuốc bẫm)
                  - bẵng (bẵng đi)
                  - bâng (bâng khuâng, bâng quơ)
                  - bẩy (đòn bẩy), bẫy (cái bẫy, bẫy chuột)
                  - bẻ (bẻ cong, bẻ gẫy, bẻ hành bẻ tỏi), bẽ (bẽ bàng, bẽ mặt)
                  - biển : không có chữ dấu ngã!
                  - bỏ (bỏ bê, bỏ bố, bỏ dở, bỏ hoang, bỏ ngỏ) , bõ ( cho bõ giận, bõ ghét, đầy tớ)
                  - bổng (bay bổng, lương bổng), bỗng (bỗng nhiên)
                  - bở (bở lắm), bỡ (bỡ ngỡ)
                  - buộc (= cột, buộc tội, ràng buộc) không có chữ t
                  - buôn (buôn bán), buông (buông thả)
                  - bửa (= chẻ, bửa củi), bữa (bữa ăn, bữa nay)


                  - cáo (con cáo, báo cáo, cáo biệt ..), cáu (= giận, cáu tiết)
                  - cắm (cắm đầu cắm cổ, cắm sừng), cấm (ngăn cấm)
                  - cháo (cơm cháo), cháu (con cháu)
                  - chặc (chặc luỡi), chặt (chặt chẽ, chặt đầu, xiết chặt, cột chặt)
                  - chằn (chằn tinh), chằng (không chằng không rễ, chằng chịt)
                  - chẵn (chẵn lẻ), chẳng (chẳng bao giờ, cực chẳng đã)
                  - chất (chất đống, chất ngất, chất nhờn)
                  - chỗ : không có dấu hỏi
                  - chồm hỗm
                  - chùn (chùn bước, hôn chùn chụt), chùng (chùng chình, không thẳng)
                  - chuộc (mua chuộc), chuột (bẫy chuột)
                  - chuỗi (dây chuỗi, chuỗi hạt) : không có dấu hỏi
                  - chuồn (= cút đi, chuồn chuồn), chuồng (chuồng gà)
                  - chửa (có chửa), chữa (= chưa, chữa được, sửa chữa, chữa bệnh)
                  - chữ (chữ nghĩa) : chữ nầy không có dấu hỏi
                  - cổ (= cũ, cổ áo, cổ lỗ xỉ, cổ võ) , cỗ (ăn cỗ, cỗ xe ngựa)
                  - cỡ (kích thước cỡ nào) : không có dấu hỏi
                  - cởi (cởi mở), cỡi (= cưỡi, cỡi ngựa)
                  - củ (củ sắn ..), cũ (già, xưa ...)
                  - cũn (cũn cỡn), củng (củng cố), cũng (cũng được)
                  - cuốn (cuốn sách, cuốn gói, cuốn séo, cuốn vó), cuống (luống cuống, cuống cuồng, cuống phổi)
                  - cứt (cứt ráy, cứt mũi) không có chữ c


                  - dải = dãy (dải núi, dãy Trường Sơn), dãi (nước dãi, dãi dầu), dảy (= đẩy, dảy ai xuống vĩa hè)
                  - dan (dan díu, dan tay), dang (dang tay, dang dở)
                  - dáo dác
                  - dạt (dạt dào), giạt (trôi giạt)
                  - dăm (dăm ba cái), dâm (dâm dục, dâm đãng, dâm dật)
                  - dẫm (dẫm lên)
                  - dây (dây chằng, dây chuyền, dây cung, dây dưa), giây (giây: chỉ thời gian, giây lát, giây phút)
                  - dịu (dịu dàng), diệu (tuyệt diệu)
                  - dòn (dòn dã, dòn tan) = giòn (giòn tan)
                  - dòng hay giòng? dòng (đường nước chảy), giòng (đường nước trổ ra ở bờ đê) dòng sông, dòng dõi.
                  - dọng = giọng (giọng nói)
                  - dóc (nói dóc, dóc mía, dóc tổ), dốc (= rốc (rốc lòng) độ dốc, dốc núi, xuống dốc, dốc cạn bầu tâm sự, dốc lòng, dốc sức), giốc (nhạc cung giốc)
                  - dỗi = giỗi (hờn dỗi, hờn giỗi)
                  - dớ dẩn = vớ vẩn (nói chuyện gì đâu vớ vẩn nonsense)
                  - dở (dở sách, dở chứng, dở dang, dở ẹt, dở dang), dỡ (cơm dỡ)
                  - dử (nhử, dử mồi), dữ (hung dữ, dữ dội)


                  - đả (đánh, loạn đả, đả đảo, đả phá), đã (đã làm)
                  - đan (đan áo), đang (đang làm, đang khi, đang tâm)
                  - đắm (đắm đuối), đấm (đấm bóp)
                  - đẫm (uớt đẫm) : không có dấu hỏi!
                  - để (đặt để, để ý), đễ (hiếu đễ)
                  - đếm (đếm số, đếm sỉa), điếm (đĩ điếm)
                  - đổ (đánh đổ, đổ bể, đổ bộ, đổ vỡ), đỗ (= đậu, thi đỗ)
                  - đỡ (đỡ đần, đỡ đẻ) : không có dấu hỏi


                  - gác (gác bút, gác đũa, gác phượng, canh gác) : không có chữ t
                  - gằm (gằm mặt xuống), gầm (gầm bàn, gầm trời)
                  - ghẻ (ghẻ lở)
                  - già giặn
                  - giả (đồ giả, giả bộ, tác giả), giã (giã biệt, cái cối giã)
                  - giải (giải tội nhân, giải thưởng, giải đáp, giải khát), giãi (giãi bày)
                  - giẩy (đẩy), giãy=giẫy (còn giẫy, giẫy cỏ, giẫy giụa, giẫy nảy) - giễu (giễu cợt)
                  - giỏi giang
                  - giục (hối thúc giục, giục giã)
                  - giùm (giúp giùm)
                  - giữ (giữ gìn)
                  - gở (điềm lành gở), gỡ (gỡ ra, gỡ gạc ..)


                  - hải (hải cảng?.), hãi (sợ hãi)
                  - hảo (hảo hán, hảo hạng), hão (hão huyền)
                  - hảy (hảy đi), hãy (hãy còn)
                  - hằn (hằn học, thù hằn), hằng (Hằng Nga, hằng mong)
                  - hoãn (hòa hoãn, hoãn binh, trì hoãn), hoảng (hoảng sợ)
                  - họp (họp mặt, tụ họp), hộp (cái hộp), hợp (= hạp, hợp ca, tan hợp)
                  - hổn (hổn hển), hỗn (hỗn hào, hỗn độn, hỗn hợp)
                  - hởi (hởi lòng, hởi dạ) hỡi (hỡi ôi, hỡi đồng bào)
                  - hững hờ


                  - kẻ (= người, kẻ ở, kẻ dọc, kẻ thù), kẽ (kẽ hở, kẽ răng, ..)
                  - khắc khoải
                  - khắng khít
                  - khắp (khắp nơi), khấp (khấp khểnh)
                  - khẽ (khe khẽ nhẹ nhàng)
                  - khoác (khoác áo), khoát (dứt khoát)
                  - khoản (khoản đãi), khoảng (khoảng cách, khoảng chừng ..)
                  - khoảnh khắc
                  - khuấy nhiễu = quấy nhiễu
                  - khúc khích
                  - khúc khuỷu
                  - khuôn (khuôn bánh, khuôn phép?), khuông (khuông phò)
                  - khước (từ khước, khước hôn), khướt (say khướt)
                  - kỷ (kỷ niệm)


                  - lả (mệt lả, lả lơi, lả lướt, lả tả), lã (lã chã)
                  - lảng (lảng tai, lảng trí, lảng vảng), lãng (lãng du, lãng đãng, lãng mạng, lãng tử)
                  - lắc (lắc lư ), lắt (chuột lắt, lắt léo, lắt lẻo, lắt nhắt)
                  - lân (kỳ lân, lân bang, lân cận ..), lâng (lâng lâng)
                  - lẩn (lẩn trốn, lẩn mẩn, lẩn quẩn, lẩn thẩn), lẫn (lẫn lộn, lẫn nhau)
                  - lẻ (chẳn lẻ, lẻ bóng, lẻ loi, lẻ mọn, cô lẻ, lẻ tẻ), lẽ (vợ lẽ, lý lẽ, lẽ dĩ nhiên, lặng lẽ)
                  - lể ( dùng kim lấy ra miếng dằm), lễ (ngày lễ)
                  - liến thoắng
                  - liễu : không có dấu hỏi
                  - lỗ (lỗ kim, lỗ lã, lỗ mãng, lỗ vốn) : không có dấu hỏi
                  - lở (lở đất , lở loét), lỡ (lỡ lầm, lỡ bước, lỡ quên)
                  - luồn (luồn cúi), luồng (luồng gió)
                  - lủ (lủ khủ), lũ (một lũ, lũ lượt, nước lũ)
                  - lửng (lửng lơ, bỏ lửng, lửng dạ, quên lửng, lững (lững lờ, lững thững)


                  - mả (= mộ), mã (= ngựa, đồ mã, tốt mã, mã đao)
                  - mác (buồn man mác), mát (gió man mát)
                  - màn (tấm màn, màn ảnh..), màng (không màng, màng nhĩ, màng óc)
                  - mải (mải mê, mải miết), mãi (mãi mãi, mãi dâm..)
                  - mẩn (mê mẩn, lẩn mẩn), mẫn (mùi mẫn, minh mẫn)
                  - mẩu (mẩu giấy, mẩu tin, mẩu nến, mẩu bánh mì), mẫu (= mẹ, gương mẫu, kiểu mẫu, mẫu đất, mẫu đơn, mẫu giáo, mẫu tây, mẫu mực, mẫu số, người mẫu)
                  - mỉm cười
                  - mịt mùng
                  - mỏi (mỏi mê, mỏi mệt, mỏi mòn) : không có dấu ngã
                  - mọng (môi mọng, mọng nước), mộng (giấc mộng)
                  - mơn mởn
                  - mở (mở đường, mở hàng), mỡ (mỡ bò)
                  - muốn (ham muốn ... phát âm hơi ngắn), muống (rau muống)
                  - mủ (máu mủ), mũ (= nón)
                  - mủi (mủi lòng), mũi (cái mũi)


                  - nản (nản lòng) : không có dấu ngã
                  - não (não bộ, não nùng) : không có dấu hỏi
                  - nẻo (nẻo đường) : không có dấu ngã
                  - nếu (if), níu (níu kéo), niếu (thuộc về nước tiểu)


                  - ngả (ngả đường, ngả màu, ngả nghiêng, ...), ngã (= rơi, bản ngã, ngã ba, ngã ngũ, té ngã, ngã sấp, ngã ngửa)
                  - ngại ngùng
                  - ngắm (nhìn, ngắm nghía), ngấm (= thấm, ngấm ngầm)
                  - ngẫm
                  - ngẩn (ngẩn ngơ), ngẩng (ngẩng mặt), ngẫng (thắt ngẫng)
                  - nghỉ (nghỉ ngơi), nghĩ (suy nghĩ, ngẫm nghĩ )
                  - ngỏ (ngỏ lời, ngỏ ý, bỏ ngỏ), ngõ (cửa ngõ, ngõ nghách, ngõ hầu)
                  - ngỡ (ngỡ ngàng, bỡ ngỡ) : không có dấu hỏi
                  - ngoảnh mặt
                  - ngủ, (đi ngủ), ngũ (= 5, ngũ hành, đào ngũ, đội ngũ, quân ngũ)


                  - nhãn (=mắt, .. ) : không có dấu hỏi
                  - nhao (nhao nhao), nhau (cuống nhau, cùng nhau)
                  - nhằm (nhằm khi), nhầm (= lầm, nhầm nhỡ, nhầm đường, nhầm lẫn)
                  - nhẩn (nhẩn nha), nhẫn (nhẫn nại, kiễn nhẫn)
                  - nhủ (khuyên nhủ, tự nhủ), nhũ (= sữa, thạch nhũ, nhũ danh)


                  - nổ (nổ rang ..), nỗ (nỗ lực)
                  - nổi (chịu nổi, nổi bật, nổi nóng, nổi loạn), nỗi (nỗi lòng, nỗi niềm..)
                  - nở (hoa nở, niềm nở ... ), nỡ (nỡ đành sao, nỡ nào ...)
                  - nửa (1/2), nữa (còn nữa)


                  - phao (cái phao, phao câu, phao tin đồn), phau (trắng phau)
                  - phác (chất phác), phát (phát tài)
                  - phủ (= đậy, âm phủ), phũ (phũ phàng)

                  - quản (chẳng quản, quản trị ..), quãng (quãng đường)
                  - quẩn (nói quanh quẩn, lẩn quẩn), quẫn (quẫn trí)
                  - quều quào
                  - quyếnh quáng


                  - rả (rả rích), rã (rã rượi, rã hàng, rã rời)
                  - rảnh (rảnh rỗi, rảnh rang, rảnh trí), rãnh (rãnh mương, rãnh đạn..)
                  - rạn (rạn nứt), rạng (rạng đông, rạng rỡ)
                  - răn (răn dạy), răng (răng cửa, răng rắc)
                  - rắc (rải rắc, rắc tiêu, gãy rắc, rắc rối, gieo rắc), rắt (giọng réo rắt)
                  - rẻ (rẻ tiền, rẻ thối), rẽ (chia rẽ, rẽ duyên
                  - rể (con rể), rễ (góc rễ)
                  - rêu (rong rêu, rêu xanh), riêu (bún riêu)
                  - rỉ rả
                  - rong ruổi
                  - róc (róc rách), rốc (= dốc, rốc chí, rốc lòng= dốc lòng, gầy rốc người)
                  - rỏ (cái rỏ), rõ (rõ ràng, ..)
                  - rổ (cái rổ), rỗ (lúa rỗ, mặt rỗ)
                  - rỡ (rực rỡ, rạng rỡ) : không có dấu hỏi
                  - rủ (rủ rê, rủ rỉ), rũ (rũ rượi, ủ rũ, cờ rũ, quyến rũ)
                  - run (con run, run rẩy, run rủi, run sợ), rung (rung cảm, rung động, rung rinh, rung rung..)
                  - rúc (rúc mũi, rúc rỉa, rúc rích), rút (rút quân, rút chỉ, rút súng..)
                  - rục rịch
                  - rửa (gội rửa), rữa (chín rữa, hoa tàn nhụy rữa)
                  - rưởi (ngàn rưởi), rưỡi (tuần rưỡi, dặm rưỡi) : không rõ ràng - sa (sa sỉ, sa sút, sa thải), xa (xa xăm)


                  - sai (sai trái), say (say rượu)
                  - san (san hô, san bằng, san sẻ), sang (sang giàu, sang nhượng, sang tay ..)
                  - sao (tại sao, ngôi sao), sau (ngày sau)
                  - sải (sải cánh, bơi sải), sãi (ông sãi, sãi vãi)
                  - sắc (màu sắc, thuốc sắc, sắc bén, sắc dục, sắc đẹp, sâu sắc, sắc sảo, sắc lệnh, sắc sắc không không), sắt (miếng sắt, cầm sắt, sắt đá, sắt son)
                  - sẵn (sẵn dịp, sẵn lòng, sẵn sàng), sẵng (nói sẵng)
                  - sắp (từ rày sắp đi, sắp chữ, sắp sửa, sắp đặt, sắp hàng), sấp (sấp xếp, sấp ngửa)
                  - sẩm (trời sẩm, á sẩm), sẫm=sậm=thẫm (sẫm màu, sậm màu, sầm sẫm)
                  - sập (sập bẫy)
                  - sẻ (bắn sẻ, chia sẻ (tượng hình), chim sẻ, san sẻ (nói về tinh thần), suôn sẻ, chia sẻ buồn vui, chia sẻ quyền lực), sẽ (sẽ làm), xẻ (chia xẻ) *** (nói về vật chất, như chia xẻ .. trái cam, xẻ mương, chia xẻ việc làm) chia ngọt xẻ bùi
                  - sỉ (lòi sỉ, sỉ nhục), sĩ (kẻ sĩ, họa sĩ, sĩ số)
                  - siết chặt
                  - soi (soi sáng)
                  - sỏi (đá sỏi, sành sỏi), sõi (sõi đời, sõi việc) : không rõ ràng
                  - suôn (suôn sẻ, suôn đuột..), suông (nói suông)
                  - sử (sử dụng, sử gia, sử sự=xử sự ) : không có dấu ngã
                  - sửa (sửa chữa) , sữa (sữa mẹ ..)
                  - sửng (mè sửng, sửng sốt), sững (sững sờ) : không rõ ràng

                  - tan (tan hoang, tan nát, tan tành, tan vỡ), tang (tang bồng, tang thương, tang tốc)
                  - tăm (cây tăm, bặt tăm, tăm tiếng), tâm (= tim, tâm lý)
                  - tằm (con tằm), tầm (tìm, tầm nã, tầm bắn, tầm bậy, tầm tã, tầm thường)
                  - thắm (đằm thắm, thắm thiết), thấm (thấm nước, thấm nhuần, thấm thoát)
                  - thẳm (thăm thẳm, xa thẳm), thẩm (thẩm định, thẩm mỹ, thẵm= thẩm: màu đậm deep color)
                  - thấp thỏm
                  - thơ thẩn, thẩn thơ (đi lang thang), thẫn thờ, thờ thẫn (nhìn có vẻ ngây dại ..)
                  - tiển (= rêu), tiễn (tiễn biệt, tiễn đưa)
                  - tỉnh (tỉnh ngộ, tỉnh ngủ, tỉnh trưởng), tĩnh (tĩnh mịch, tĩnh tâm, tĩnh từ..)
                  - toang hoác
                  - toạc (nói toạc móng heo)
                  - trau dồi = trau giồi
                  - trải (trải chiếu, từng trải) : không có dấu ngã
                  - trễ (trễ giờ) : không có dấu hỏi
                  - trổi (= nổi = trỗi), trỗi (nhạc trỗi lên, trỗi dậy)
                  - trườn (bò ..), trường (trường học, trường đời, dài)
                  - tuồn (tuồn tuột), tuồng (tuồng hát)
                  - tủi (tủi hổ, tủi nhục), tuổi (tuổi trẻ)


                  - ước (ước mong, ước khoản), ướt (ướt át, ướt dầm)

                  - vẩn (vẩn vơ, vớ vẩn), vẫn (vẫn còn)
                  - vẩy (vẩy cá) , vẫy = vãy (vẫy tay, vùng vẫy)
                  - vẻ (vẻ mặt, vui vẻ, vẻ vang), vẽ (= họa, vẽ vời)
                  - víu (bám víu)
                  - vỉ (vỉ nướng), vĩ (hùng vĩ)
                  - vỏ (vỏ cam), võ (võ đài, võ công)
                  - vổ (= vẩu, răng vổ), vỗ (vỗ tay, vỗ ngực..)
                  - vội vã
                  - vở (tập vở), vỡ (vỡ lẽ, vỡ nợ)
                  - vụn (cắt vụn,sắt vụn), vụng (vụng dại, vụng suy, vụng trộm, vụng về)
                  - vươn (vươn tay, vươn cổ), vương (= vua, tơ vương, vương sầu, vương vãi, vương vấn, vương víu)


                  - xả (xả sạch, xả thân, xối xả), xã ( xã hội, xã giao..), sả (cây sả)
                  - xảy (xảy ra, xảy đến)
                  - xiết chặt
                  - xõa (tóc xõa)
                  - xoải cánh
                  - xổ (xổ nho, thuốc xổ, xổ *****g), sổ (sổ sách)
                  - xử (xử hòa, xử sự


                  ___________________



                  - bảo (nói) , bão (bão tố)
                  - bổng (bay bổng) , bỗng (bỗng nhiên)

                  - chữ (chữ Việt , chữ nầy không có dấu hỏi)
                  - chửa (có chửa) , chữa (chưa xong, sửa chữa, chữa bệnh)
                  - củ (củ sắn ..) , cũ (già, xưa ...)

                  - giả (đồ giả mạo) , giã (giã biệt )

                  - kỷ (kỷ niệm) cách nhớ: HỎI anh còn nhớ kỷ niệm xưa ??? , kỹ (kỹ thuật, kỹ sư)

                  - lẻ (chẳn lẻ, lẻ bóng, cô lẻ) , lẽ (lý lẽ, lẽ dĩ nhiên, lặng lẽ)

                  - mỉm cười
                  - mẩn (lẩn mẩn) , mẫn (mùi mẫn, minh mẫn)

                  - ngả (ngả ba, ngả nghiêng ...) , ngã (bản ngã, ngã sấp, ngã ngửa )
                  - ngỏ (ngỏ lời) , ngõ (cửa ngõ) **** bỏ ngỏ
                  - nở (hoa nở, niềm nở ... ) , nỡ (nỡ đành sao ...)
                  - nửa (1/2), nữa (còn nữa )

                  - rủ (rủ rê, rủ rỉ .........), rũ (ủ rũ, cờ rũ ..)
                  - run (con run, run rẩy, run rủi, run sợ ) , rung (rung cảm, rung chuyển..)

                  - sửa (sửa chữa) , sữa (sữa mẹ ..)

                  - thơ thẩn, thẩn thơ (đi lang thang) , thẫn thờ , thờ thẫn (nhìn có vẻ ngây dại ..)
                  - trễ (trễ giờ ... chữ nầy không có dấu hỏi)

                  - vẩn (vẩn vơ ), vẫn (vẫn còn)
                  - vẩy (vẩy cá) , vẫy (vẫy tay)
                  - vẻ (vẻ mặt), vẽ (họa)
                  #24
                    trungnghia 22.06.2006 16:34:56 (permalink)
                    "chồm hổm" chứ không phài "chồm hỗm" - giống như từ "ngồi xổm" vậy đó.

                    Tui nghĩ bạn gõ chữ sai chứ không viết sai, đúng không "Nuhiepdethuong"?
                    #25
                      NuHiepDeThuong 28.06.2006 02:05:21 (permalink)


                      Trích đoạn: trungnghia

                      "chồm hổm" chứ không phài "chồm hỗm" - giống như từ "ngồi xổm" vậy đó.

                      Tui nghĩ bạn gõ chữ sai chứ không viết sai, đúng không "Nuhiepdethuong"?


                      Cảm ơn bạn TNghia đã ghé qua.

                      Bài viết trên là do NH sưu tầm ở web khác. Chỉ là copy & paste, cũng có thể là bị lỗi fonts chữ hoặc bản gốc đã sai...

                      Tuy nhiên, thấy Tnghia hỏi lại, NH đã tra tự điển và thấy rằng 2 chữ "chồm hỗm" thì chữ "hỗm" là dấu ngã đó TNghia. Và "ngồi xổm" thì "xổm" đúng là dấu hỏi.
                      NH đã dò lại 2 từ nầy ở Tự điển Việt - Việt của Thanh Nghị. Quyển tự điển nầy là đồ cổ đó TNghia a.

                      Có lẽ đồ cổ với đồ hiện đại có khác biệt. Ai biết hơn xin nhờ giúp đỡ dùm. [sm=z_notworthy.gif]
                      #26
                        trungnghia 28.06.2006 09:19:51 (permalink)


                        Trích đoạn: NuHiepDeThuong

                        Tuy nhiên, thấy Tnghia hỏi lại, NH đã tra tự điển và thấy rằng 2 chữ "chồm hỗm" thì chữ "hỗm" là dấu ngã đó TNghia. Và "ngồi xổm" thì "xổm" đúng là dấu hỏi.
                        NH đã dò lại 2 từ nầy ở Tự điển Việt - Việt của Thanh Nghị. Quyển tự điển nầy là đồ cổ đó TNghia a.

                        Có lẽ đồ cổ với đồ hiện đại có khác biệt. Ai biết hơn xin nhờ giúp đỡ dùm. [sm=z_notworthy.gif]


                        Thế thì tui không biết chữ "chồm hỗm" đó rồi. Bởi vì từ năm 1975 khi vào Sài Gòn mới biết cái từ "chồm hổm" đó, còn ở ngoài Bắc không nói từ đó, nó thường được dùng trong cụm từ "chợ chồm hổm" tức là cái chợ tự phát, không có sạp, người bán và người mua cùng ngồi xổm xuống nền đất để giao dịch, mà người Nam bộ nói ngồi xổm là ngồi chồm hổm. Có thể là do đặc tính hay lẫn lộn dấu hỏi ngã của người Nam bộ nên "chồm hỗm" biến thành "chồm hổm" chăng?
                        #27
                          Hoatina_hn 29.06.2006 16:45:43 (permalink)


                          HoaTiNa người Bắc, và từ nhỏ tới giờ chỉ nghe thấy mọi người nói là "chồm hỗm" thôi.

                          HoaTiNa
                          #28
                            Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 28 trên tổng số 28 bài trong đề mục
                            Chuyển nhanh đến:

                            Thống kê hiện tại

                            Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                            Kiểu:
                            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9