Nhạc Cụ Dân Tộc

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 100 bài trong đề mục
Tác giả Bài
mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 26.01.2005 23:12:03
Blơng Bơng



Blơng Bơng là loại trống không định âm, họ màng rung, chi rung lắc của dân tộc Chǎm tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.

Trống có hai mặt bưng bằng da hoẵng, đường kính khoảng 13 cm. Tang trống liền cao 9,5 cm làm từ gỗ cây Cốc Tang (các nghệ nhân cho rằng làm loại gỗ này tiếng trống sẽ vang hơn). Một cán gỗ dài khoảng 12 cm được gắn vào tang trống để làm tay cầm. Hai bên tang trống đính hai sợi dây, trên đầu mỗi sợi buộc một miếng gỗ nhỏ để khi diễn tấu người sử dụng tay cầm trống lắc đều sang hai bên, hai miếng gỗ va vào mặt trống phát ra âm thanh. Trống chỉ được sử dụng trong lễ Phong Chức. Trong buổi lễ người được phong chức tay cầm trống rung theo nhịp kèn Xaranai -trống Hagarsít và Chiêng. Tiếng trống rung lên như biểu hiện niềm vui, một ân huệ mà bề trên đã ban cho người được phong chức.
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 26.01.2005 23:13:18
Hơ gơr



Hơgơr là tên gọi một loại trống lớn, không định âm của đồng bào Êđê. Hơgơr có dáng hình trụ hơi phình giữa. Khi chế tác người ta chọn những cây gỗ Lim, gỗ Dầu có đường kính lớn rồi cắt một đoạn cao khoảng 1,5m đẽo tròn, đục thông suốt hai đầu để làm tang trống.

Khi cǎng mặt trống, phải lấy được da của một cặp trâu, hoặc voi rất lớn gồm một đực một cái rồi nạo và phơi đúng độ mới đem cǎng. Đồng bào Êđê cho rằng nếu mặt trống chỉ làm bằng da con đực hoặc con cái thì tiếng trống sẽ không to, không vang.

Người Êđê coi Hơgơr là nhạc cụ thiêng, nên khi đánh trống người ta không đặt trống trực tiếp xuống đất mà phải treo hoặc để trống trên sàn. Người đánh Hơgơr phải là nam giới và là người có uy tín, đã được buôn làng lựa chọn trước. Hơgơr chỉ được đánh vào những dịp lễ trọng đại của buôn làng như: Lễ đâm trâu, Lễ cầu mưa, Lễ mừng lúa mới... Hơgơr được người Êđê coi như sứ giả của thần linh mang đến những câu sấm truyền. Cùng với dàn Chiêng Êđê, Hơgơr tạo nên những âm thanh vang động, khí thế và hùng vĩ.
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 26.01.2005 23:14:42
Trống Paranưng



Trống Paranưng là nhạc cụ họ màng rung, chi gõ vỗ của tộc người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận.

Trống chỉ có một mặt, đường kính khoảng 45 - 50 cm, bịt bằng da hoẵng hoặc da dê. Tang trống liền làm từ gỗ lim hoặc gỗ cà chí cao khoảng 9 cm. Mặt trống được căng bằng hai đai tròn làm từ một đoạn mây song và một hệ thống dây chằng đan chéo nhau để căng mặt trống. Từ giữa tang đến vành phía dưới là những con nêm để căng trống khi bị trùng.

Người đánh trống Paranưng được gọi là "ông thầy vỗ" vì khi diễn tấu trống được đặt ở trước bụng, rồi sử dụng các ngón của hai bàn tay vỗ (chứ không dùng dùi) vào những vị trí khác nhau trên mặt trống tạo các âm có mầu sắc: Tìn ; Tin; Tắc.

- Tìn: Dùng các đầu ngón tay phải khép lại, vỗ vào mặt trống cách vành khoảng 12 cm, rút tay lên ngay tạo âm vang rền.

- Tin (hoặc tâm): Dùng các đầu ngón tay phải mở ra vỗ vào mặt trống cách vành 5 -6 cm, rút tay lên ngay tạo âm cao hơn Tìn.

- Tắc: Dùng các đầu ngón tay trái khép lại vỗ vào mặt trống cách vành 5 - 6 cm, nhưng ấn giữ nguyên tạo âm ngắt và đục.

Paranưng có chức năng vỗ nhịp đệm cho hát, hòa cùng nó thường là kèn Xaranai và trống Ghì Nằng. Người sử dụng Paranưng là ông Mưtuồn chủ lễ, có lẽ vì thế trống Paranưng trở thành một nhạc cụ quan trọng trong lễ hội của dân tộc Chăm.
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 26.01.2005 23:15:44
Trống đế



Trống đế là nhạc khí gõ, họ màng rung của dân tộc Việt. Đúng như tên gọi, Trống đế làm nhiệm vụ đế có nghĩa là lót, là chỗ dựa, làm điểm xuyết cho diễn viên khi biểu diễn và ca hát.

Trống Đế có hai mặt hình tròn, đường kính khoảng 15 cm, bưng bằng da nách của con trâu. Những nghệ nhân làm trống cho rằng da nách mỏng, dai và bền, đủ sức chịu đựng độ cǎng mặt trống. Tang trống cao khoảng 18 cm, khoét từ một khúc gỗ mít (gọi là tang liền). Dùi trống làm bằng gỗ cứng, dài khoảng 25 cm, một đầu to, một đầu nhỏ.

Âm thanh Trống Đế nghe vui, cao, lảnh lót, hơi đanh nhưng gọn tiếng. Người ta đánh vào nhiều vị trí khác nhau trên trống đã tạo ra được nhiều âm thanh khác nhau:

- Đánh vào giữa mặt trống, tiếng trống nghe vang, ròn.

- Đánh vào mặt trống nhưng giữ nguyên dùi, âm thanh sẽ khô, xỉn.

- Đánh vào cạnh mặt trống nghe như tiếng phách.

Nhờ kết hợp tài tình các lối đánh ở mặt và tang trống, gây ra sự đối lập nhưng lại hài hòa về mầu sắc, âm thanh.

Kỹ thuật diễn tấu.

- Ngón vê: Hai tay thay đổi nhau gõ thật nhanh và liên tục hai bên tang trống và trên mặt trống.

- Ngón nóc: Hai tay thay đổi gõ nhanh vào tang trống, nhưng thường là nǎm tiếng một, tiếng sau cùng có độ ngân bằng bốn tiếng đầu.

Trống Đế có ở Việt Nam từ lâu đời. Trống được coi là nhạc khí gõ cao âm quan trọng, không thể thiếu trong sân khấu chèo truyền thống. Ngoài ra trống cũng được dùng trong một vài thể loại ca nhạc dân tộc khác như Ca Trù, Chầu Vǎn vv... Nhưng không phổ biến.
Love mickey,

mailtuan
  • Số bài : 3
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.01.2005
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 13.03.2005 15:45:51
That la hay ve nhung info nay.
Good work Mickey

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 18.03.2005 09:44:42
Tuyệt Vời ! Tuyệt Vời !
Mickye ơi !

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 07:47:54
Bẳng bu

Bẳng bu là nhạc cụ họ hơi, chi dỗ, rập, không định âm của người Thái và một số cư dân sống ở vùng Tây bắc Việt Nam.

Bẳng bu được làm bằng tre. Đó là những ống tre rỗng hai đầu, đường kính khoảng 8 - 10 cm và chiều dài 40 - 80 cm. ở một vài nơi người ta dùng ống có mấu kín ở một đầu. Các ống dài ngắn khác nhau để tạo ra những âm thanh cao thấp khác nhau, tuy nhiên người chế tác không được quan tâm đến độ cao xác định.

Bẳng bu là nhạc khí của nữ giới (ngày nay cả nam giới cũng chơi). Khi chơi, mỗi cô gái hai tay cầm hai ống dỗ, rập một đầu ống xuống tấm ván hay sàn nhà. Nếu ống có một đầu mấu thì dỗ đầu mấu xuống. Âm thanh sẽ tạo ra mô hình nhịp điệu, tiết tấu ứng với các động tác và các bước chuyển động của đội hình múa.

Bẳng bu thường được diễn tấu trong nghi lễ nông nghiệp, đệm cho điệu múa của ông Mo (ví dụ: Lễ “Xên lẩu nó” - Mừng mùa mǎng mọc). Các lễ này có nội dung phồn thực, cầu cho người yên vật thịnh, mùa màng tốt tươi.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/B88E290E7CB540D1943BFA1328E63DF3.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 07:49:07
Ky Pah

Kypah là tên người Êđê gọi một nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do. Kypah được dùng phổ biến ở một số dân tộc Tây Nguyên với những tên gọi khác như: dân tộc Giarai gọi là Tơ Jiếp, dân tộc Tà ôi gọi là Tâng Coi v,v...

Người ta làm Kypah bằng sừng trâu, sừng bò hoặc sừng linh dương cắt lấy một đoạn dài 26 - 34 cm, hai đầu thông nhau. ở phía đầu nhỏ được khoét một lỗ hình chữ nhật dài 3 cm, rộng 1 cm, sau đó dùng sáp ong đắp quanh miệng lỗ cao lên 3 cm và gắn lên đó một chiếc dǎm bằng nứa để làm miệng thổi.



Khi sử dụng, hai tay người chơi đỡ Kypah, miệng ngậm kín toàn bộ phần miệng thổi rồi lùa vào ống kèn một luồng hơi mạnh hoặc nhẹ để tạo ra âm thanh. Để tạo ra các âm thanh khác nhau người ta dùng ngón tay cái của bàn tay phải bịt, mở đầu nhỏ tạo ra những âm thanh khác nhau, lòng bàn tay Trái vỗ nhẹ vào đầu to tạo cho tiếng kèn có những âm láy (điều này còn phụ thuộc vào người chơi thuận tay phải hoặc tay trái). Kypah có 3 âm: Đô1 - Rê1 - Mi1. Âm thanh của Kypah nghe vang xa, thôi thúc, giục giã.

Kypah là nhạc cụ do nam giới sử dụng trong sǎn bắn và thông báo tin tức cho dân làng mỗi khi có công việc trọng đại.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/094A395E286146938748867117138B2F.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 07:50:14
Tâng coi

Tâng coi là tên gọi một nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc Tà ôi. Một số dân tộc khác cũng sử dụng nhạc cụ này nhưng với tên gọi khác như dân tộc Bahnar gọi là T nuốt, dân tộc Việt gọi là Tù và sừng trâu.

Tâng coi có cấu tạo đn gin, được làm từ một chiếc sừng trâu dài khong 44 cm, kh"ng có lỗ bấm. ở phía đầu nhỏ của sừng trâu được khoét một lỗ hình chữ nhật kích thước 3 cm x 2 cm để làm miệng thổi và để đặt lưỡi gà. Lưỡi gà là một hình tam giác cân b"ng đồng, được cắt rời hai cạnh bên nhưng để dính lại cạnh đáy.

Khi sử dụng người chi hai tay đỡ Tâng coi, nâng ngang trước mặt, miệng ngậm vào toàn bộ phần miệng thổi và thổi vào 1 luồng hi hoặc hút hi làm rung lưỡi gà tạo ra âm thanh. Vì kh"ng có lỗ bấm nên Tâng coi chỉ có 1 âm thanh duy nhất. Âm thanh của Tâng coi nghe trầm, to, vang xa.

Tâng coi là nhạc cụ dành cho nam giới sử dụng trong lễ hội đâm trâu, trong tang lễ hay lúc có báo động. Đặc biệt Tâng coi kh"ng được dùng trong nhà, chỉ khi gia đình có đám tang thì được mang ra rúc liền ba hồi để báo cho dân làng biết nhà vừa có người tắt thở.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/0C1DC9920EE44127B83A58EF0C8B7DF6.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 07:51:18
Areng

Là nhạc cụ họ hơi chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc Tà ôi, dân tộc hiện đang cư trú ở huyện Alưới tỉnh Thừa Thiên Huế. Areng được làm bằng một ống nứa nhỏ, thông suốt 2 đầu, dài khoảng 36 cm, đường kính 0,5 cm. ở một đầu người ta tách ra một lam nứa dài khoảng 2 cm từ chính thân sáo để thổi. Phía đầu còn lại khoét 2 lỗ nhỏ cách nhau 3 cm để làm lỗ bấm.

Areng khi diễn tấu có thể ngồi hoặc quỳ, do một người nam giới thổi và người nữ ở đầu kia dùng miệng làm bầu cộng hưởng. Âm thanh Areng trầm, rè, đục, vang, hay được sử dụng trong giao duyên, tạo nên nét hấp dẫn trong sinh hoạt vǎn hóa của người Tà ôi.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/1287F21492EF470CBD57153553B845E4.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 07:52:21
Đing Buốt

Đing Buốt là tên gọi một nhạc cụ của người Êđê. Đing Buốt được làm bằng một ống nứa nhỏ thông suốt 2 đầu, có chiều dài từ 47 - 57 cm, đường kính 2,2 cm. Đing Buốt có 5 lỗ, 4 lỗ phía dưới để bấm và một lỗ ở cạnh đầu thổi là lỗ thoát hơi. Các lỗ bấm này cách nhau 4,5 cm. ở đầu thổi buộc một miếng tre nhỏ làm dǎm thổi, dài 2 cm hình chữ nhật để người thổi ngậm vào thổi.

Đing Buốt là nhạc cụ chi hơi vòm (sáo thổi dọc). Đing Buốt có khả nǎng diễn tấu nhanh, linh hoạt với kỹ thuật đánh lưỡi, rung, luyến, láy, vượt, trượt nốt. Âm sắc của Đing Buốt trong trẻo trữ tình.

Đing Buốt là nhạc cụ ưa thích của thanh niên Êđê, họ thường thổi trên nương rẫy, khi vui chơi.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/F70F50AC4EA94396BDAD45D446E149BA.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 07:53:36
Đing Năm

Đing Nǎm là tên gọi một loại nhạc cụ rất quen thuộc của đồng bào Tây Nguyên. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên đều có tên gọi khác nhau ví dụ: Dân tộc M’nông gọi là M’buốt, dân tộc Raglay gọi là Ku Puốt, còn người Êđê gọi nó bằng tên đơn giản là Đing Nǎm.

Đing Nǎm được xếp vào họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do. Được chế tạo bằng 1 quả bầu khô và 6 ống nứa có chiều dài từ 50 - 96 cm, đường kính khoảng 2,6 cm. 6 ống nứa này cắm xuyên qua quả bầu và được trát bằng sáp ong. Phần núm của quả bầu được uốn cong từ khi còn non để làm đầu thổi và bên trong quả bầu đặt 1 dǎm tre nằm ở phần nứa của quả bầu.

Là nhạc cụ hơi đa thanh, âm vực một quãng 8, hàng âm của Đing Nǎm cũng dựa trên hàng âm của dàn chiêng Êđê.

Âm sắc của Đing Nǎm vang, khỏe, mênh mang.

Hàng âm của Đing Nǎm: Đo1 - Re1 - Mi1 - Sol1 - La1 - Si1

Khi diễn tấu, người chơi ở tư thế đứng, tay trái đảm nhiệm lỗ bấm hàng trên, tay phải đảm nhiệm lỗ bấm hàng dưới. Miệng ngậm vào núm quả bầu và thổi vào 1 luồng hơi hoặc hút hơi làm rung lưỡi gà.



Đing Nǎm dành cho nam giới sử dụng trong ngày lễ. Trong ngày thường thanh niên Êđê cũng rất ưa chuộng Đing Nǎm, họ hay thổi Đing Nǎm trên nương, rẫy hoặc đệm cho hát Aray.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/02BF6EE4655744FB85C19C64FA313C77.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 07:54:40
Đing Tác Ta

Đing Tác Ta, tên gọi một loại nhạc cụ khá phổ biến của dân tộc Êđê. Được xếp vào nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do. Đing Tác Ta được chế tác bằng một thân nứa dài 42 cm, đường kính 2 cm. ống nứa này cắm xuyên qua một vỏ quả bầu khô. Phần nứa trong lòng quả bầu có đặt một lưỡi gà bằng tre. Sáo có 3 lỗ bấm, 2 lỗ bấm trên cách nhau 5 cm và một lỗ bấm dưới.

Khi thổi miệng ngậm vào núm quả bầu, ngón cái tay phải bấm một đầu nứa (phần nứa ngắn). Còn các ngón tay cái, trỏ, giữa của tay phải bấm vào 3 lỗ trên thân sáo (phần nứa dài), có thể thể hiện được nhiều kỹ thuật như: đánh lưỡi, rung, láy tiếng v,v... Đing Tác Ta có âm lượng khá lớn, âm sắc ngọt, trong, khoẻ và vang.

Người ta hay sử dụng Đinh Tác Ta trên nương rẫy, lúc đi đường, hay trong sinh hoạt giao duyên.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/14CA91CB407F4A059A492417AF00072F.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 07:55:54
Kupuốt

Kupuốt - một loại khèn thuộc họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc Raglai. Kupuốt gồm 6 ống nứa dài từ 38 - 78 cm, đường kính 2 cm, xếp thành 2 hàng. Hàng trên có 4 ống, 2 ống hàng dưới. Các ống này cắm vào vỏ một quả bầu khô và mỗi ống gắn một lưỡi gà bằng đồng và một lỗ bấm. Cuống quả bầu dùng làm vòi thổi. Kupuốt là nhạc cụ dành cho nam giới, Kupuốt thường xuất hiện trong các sinh hoạt tín ngưỡng của dân tộc Raglai. Nhưng đôi khi trong ngày nông nhàn ta vẫn bắt gặp hình ảnh chàng trai Raglai thổi Kupuốt trên rẫy.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/91D85EC004354A8DB4558FD3276A8C56.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 07:57:06
M'buốt

M'buốt là nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc H'mông. Được làm từ 1 quả bầu khô và 6 ống tre xếp thành 2 hàng được cắm vào trong quả bầu. Hàng trên có 4 ống, hàng dưới 2 ống. Các ống có chiều dài từ 38,5 cm - 70 cm, đường kính 2 cm. Hàng trên có 3 lỗ bấm phía dưới và 1 lỗ bấm phía trên. Hàng dưới một ống có 1 lỗ bấm trên, ống còn lại có lỗ bấm dưới. M'buốt có 1 lam bằng đồng nằm ở phần nứa trong lòng quả bầu.


Được xếp vào nhạc cụ đa thanh, âm vực hơn 1 quãng 8. Âm sắc M'buốt nghe đục, trầm, rè hơi mờ ảo. Khi diễn tấu người chơi là nam giới đứng thổi. Miệng ngậm vào núm quả bầu để thổi, tay trái bấm vào hàng ống dưới, còn tay phải dùng 4 ngón tay giữ hàng ống trên và kết hợp với ngón cái để bấm.

M'buốt có thể chơi một mình hay hòa tấu cùng các nhạc cụ khác, M'buốt thường được chơi trong đám hỏi, trong lúc tỏ tình hay thậm chí là trên nương rẫy hoặc đi đường.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/83B17AD75BC8486C87AD757C502AB487.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 07:58:03
Pí Láo Nọi

Pí Láo Nọi là tên gọi một nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do, phổ biến ở dân tộc Thái, vùng Tây Bắc.

Pí Láo Nọi làm bằng một đoạn nứa có chiều dài 35 - 40 cm, đường kính 0,6 cm, một đầu có mấu kín. Ngay sát mấu người ta tách từ thân ống 1 mảnh hình chữ nhật có kích thước 2,6 cm x 0,4 cm, một cạnh nhỏ vẫn dính vào thân ống (mảnh tách này chính là lưỡi gà). Pí Láo Nọi có 7 lỗ bấm, 1 lỗ trên cùng nằm ở mặt sau thân ống, còn 6 lỗ tiếp theo nằm thẳng hàng với lưỡi gà. Hàng âm của Pí Láo Nọi như sau:

Sol, Do1, Rê1, Mi1, Sol1, La1, Si1, Do2.

Người ta thổi Pí Láo Nọi bằng cách ngậm kín phần lưỡi gà rồi thổi hơi ra, kết hợp bịt, mở các lỗ bấm.

Âm sắc của Pí Láo Nọi giòn, rè, tiếng vang, trong, trữ tình phù hợp với những bản nhạc có tình cảm sâu lắng êm dịu.

Là nhạc cụ độc tấu, đệm cho hát do nam giới sử dụng, Pí Láo Nọi đóng một vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt giao duyên của các chàng trai Thái.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/D0AB4744F63D41B481B0197BFC154801.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 07:59:17
Pí Đôi

Pí Đôi là nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà. Đây là nhạc cụ khá phổ biến ở đồng bào dân tộc Thái, đặc biệt là Thái Tây Bắc.


Pí Đôi làm bằng 2 ống nứa tép được buộc ghép song song, đường kính 1 cm, cùng chiều dài 30 - 35 cm, mỗi đầu ống đều có mấu kín. Ngay sát chỗ mấu ở mỗi ống người ta khoét một lỗ hình chữ nhật kích thước 0,4 cm x 1,5 cm để đặt lưỡi gà đồng (lưỡi gà hình tam giác cân được cắt rời hai cạnh bên để dính lại phần đồng ở cạnh đáy). Trên thân của một ống người ta khoét 6 lỗ bấm, lỗ bấm trên cùng nằm ở mặt sau thân ống cách lưỡi gà 7 cm, 5 lỗ tiếp theo nằm thẳng hàng với lưỡi gà. Chỗ 2 thành ống giáp nhau cách lỗ thổi 13 cm, người ta khoét 2 lỗ thông nhau, khi thổi lỗ này sẽ cho 1 âm nền trì tục. Trật tự hàng âm của Pí Đôi như sau:

Do1, Sol1, La1, Do2, Rê2, Mi2, Fa2.

Khi chơi Pí Đôi người ta đặt dọc thân Pí, miệng ngậm kín đầu ống có gắn lưỡi gà rồi thổi. Pí Đôi có các kỹ thuật rung, luyến, láy, nhấn hơi, nén hơi. Âm thanh của Pí Đôi vang, trong, có pha chất bồi âm nghe trữ tình nhưng sôi nổi, lại có chất rè giòn của bè nền trì tục.

Pí Đôi là nhạc cụ dùng trong sinh hoạt giao duyên do nam giới sử dụng đệm cho nữ giới hát. Cũng có khi Pí Đôi dùng để độc tấu bằng cách thổi lại giai điệu phần hát đó, nhưng giai điệu đã có những thay đổi nhất định.

Pí Đôi là nhạc cụ hơi được các chàng trai Thái ưa thích, có lẽ bởi Pí Đôi còn là tiếng nói giao duyên, là nhịp cầu nối quan hệ giữa các chàng trai với các cô gái.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/2844B383065D4264964F42FC09336BAA.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:00:20
Pí Me

Pí Me hoặc Pí Lự là tên gọi một nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà của dân tộc Lự ở Lai Châu - Sơn La thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam.

Pí Me được làm từ một ống nứa, hoặc trúc có chiều dài khoảng 50 - 70 cm, đường kính 1,5 cm, một đầu có mấu kín. Ngay chỗ mấu người ta trổ thủng 1 lỗ hình chữ nhật có kích thước 1cm x 2,5 cm để đặt lưỡi gà đồng (lưỡi gà hình tam giác cân được cắt rời hai cạnh bên để dính lại phần đồng ở cạnh đáy). Trên thân ống có khoét 7 lỗ bấm, lỗ thứ nhất ở mặt sau thân ống cách lưỡi gà 29 cm, lỗ thứ 2 ở mặt trước cách lỗ thứ nhất 2 cm, 5 lỗ còn lại nằm thẳng hàng với lỗ thứ 2 và cách đều nhau (3 cm), riêng lỗ 4 và 5 cách nhau 6 cm.


Pí Me (Pí Lự) có hàng âm như sau:

Do1, Re1, Mi1, Fa1, Sol1, La1, Si1

Người ta thổi Pí Me bằng cách đặt dọc thân Pí xuống, miệng ngậm kín phần ống có gắn lưỡi gà ngập trong miệng, rồi thổi truyền hơi ra liên tục làm sao cho tiếng Pí không ngắt khi thổi.

Âm thanh của Pí Me giòn, rè có pha chất bồi âm, tiếng trong trữ tình phù hợp với các bài có tình cảm sâu lắng, êm dịu.

Pí Me là nhạc cụ dùng để độc tấu, hòa tấu, do nam giới sử dụng trong sinh hoạt giao duyên. Ngoài việc diễn tấu Pí Me còn là phương tiện để các chàng trai nói thay lời mình với các cô gái.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/6A563B2609574CA59077B31A3FDACDE9.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:01:45
Pí Lao Luông

Pí Lao Luông là tên gọi một nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do, phổ biến ở người Thái tỉnh Sơn La.

Pí Lao Luông được làm bằng một ống nứa có chiều dài khoảng 78 - 80 cm, đường kính 1,5 cm, một đầu có mấu kín. Ngay sát mấu người ta khoét một lỗ hình chữ nhật có kích thước 0,7 cm x 2 cm để đặt lưỡi gà đồng (lưỡi gà hình tam giác cân được cắt rời hai cạnh bên để dính lại phần đồng ở cạnh đáy). Trên thân ống có 7 lỗ bấm. Lỗ bấm thứ nhất ở mặt sau thân ống cách chỗ thổi là 24 cm, lỗ thứ 2 ở mặt trước cách lỗ bấm thứ nhất 3 cm, 5 lỗ còn lại nằm thẳng hàng với lỗ thứ 2 và cách đều nhau (3 cm), riêng lỗ 4 và 5 cách nhau 6 cm. ở quãng giữa lưỡi gà và lỗ bấm thứ 2 người ta khoét thêm một lỗ, dùng sáp ong đen đắp thành gò quanh miệng lỗ rồi lấy màng mỏng ruột nứa hay vỏ trứng nhện phủ lên. Khi thổi màng này rung tự do làm cho âm thanh rè.

Pí Lao Luông có hàng âm như sau:

La, Do1, Re1, Mi1, Fa1, Sol1, La1, Si1, Do2.

Người ta thổi Pí Lao Luông bằng cách đặt pí sang phải hơi chéo xuống, miệng ngậm hết phần lưỡi gà rồi thổi truyền hơi ra liên tục làm sao cho tiếng pí không ngắt khi thổi.

Là nhạc cụ dùng trong sinh hoạt giao duyên do nam giới sử dụng. Pí Lao Luông đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt thường ngày của các chàng trai Thái.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/D5843CD8CF724DE298F1288A79A10517.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:02:44
Púa

Púa là nhạc cụ họ hơi, chi hơi môi của dân tộc H'mông-một dân tộc sống ở miền núi phía Bắc Việt Nam.

Púa làm bằng hai đoạn ống được cuốn bằng lá đồng mỏng một ống to, một ống nhỏ. Đoạn ống nhỏ dài 72 cm, đường kính 3 cm, một đầu có gắn một miếng đồng tròn làm búp để tì môi khi thổi, đầu kia lồng khít vào trong đầu nhỏ của đoạn ống to. Đoạn ống to thân ống hình trụ tròn dài 61 cm. Đầu to còn lại nối liền với 1 cái loa có chiều dài 7 cm, đường kính miệng loa 16, 5 cm.

Khi thổi Púa, người thổi phải ở tư thế đứng, 2 tay đỡ thân Púa. Đặt hai môi trực tiếp vào miệng thổi, thổi luồng hơi làm chấn động cột không khí, tạo nên âm thanh. Âm thanh của Púa to, khoẻ, vang xa, có chất rè của kèn đồng.

Púa là nhạc cụ do nam giới sử dụng, thường thổi riêng để thông tin hoặc hòa tấu với trống, thanh la, chũm chọe, xi - u trong những nghi lễ của đám tang khi cúng linh hồn, lễ dâng rượu hay khi mổ bò, dê làm vật dâng hiến.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/6436EB324B3B4772A1B2F8C821346082.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:04:17
Sáo diều

Là nhạc cụ họ hơi, chi hơi lùa của dân tộc Việt. Thân sáo được làm bằng một đoạn tre hoặc bương dài 30 - 55 cm, đường kính 5 - 11 cm. ở giữa thân sáo người ta khoét 4 lỗ hình chữ nhật để buộc vào thân diều, hai đầu đều có một lỗ thổi hình chữ nhật để đón gió lùa vào. Gió càng mạnh thì diều càng lên cao, tiếng sáo càng vang xa.

Sáo diều thường ngân vang trên xóm làng quê hương trên cánh đồng bát ngát vào những chiều hè gió mát, những đêm trǎng sáng, hoặc dùng trong sinh hoạt vui chơi giải trí.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/B45EB51BB17142F7978D7F20E5031F0D.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:05:40
Sáo trúc

Sáo trúc là tên gọi một nhạc cụ họ hơi, chi hơi vòm của dân tộc Việt. Đặc biệt rất được phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam.

Sáo được làm bằng một đoạn ống trúc, hoặc nứa có chiều dài 40 - 55 cm, đường kính 1,5 - 2 cm. ở phía đầu ống có một lỗ hình bầu dục đó là lỗ thổi. Trong lòng ngay gần lỗ thổi được chặn bằng một mẩu nút bấc hoặc gỗ mềm để điều chỉnh độ cao thấp khi cần thết. Thẳng hàng với lỗ thổi có khoét 6 lỗ bấm, lỗ bấm thứ nhất cách lỗ thổi 12 cm, các lỗ bấm còn lại cách đều nhau (1 cm). Mở dần các ngón ở 6 lỗ bấm ta sẽ có các âm Do1, Rê1, Mi1, Fa1, Sol1, La1, Si1, Do2. Phía sau cuối ống sáo có một lỗ không bấm là lỗ định âm.


Khi thổi sáo, thân sáo đặt ngang sang bên phải, miệng đặt lên lỗ thổi. Người thổi sáo có thể điều chỉnh luồng hơi (rót hơi yếu đường hơi đi từ từ và yếu, rót hơi mạnh đường hơi đi nhanh và mạnh). Sáo thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu trong các dàn nhạc chèo, hát vǎn, tiểu nhạc.

Khoảng cuối thập kỷ 70 nghệ sĩ Đinh Thìn và Ngô Nam đã cải tiến cây sáo 6 lỗ thành sáo 10 lỗ để mở rộng âm vực, cho các nghệ sỹ chơi những tác phẩm tương đối dễ dàng hơn như "Tiếng gọi mùa xuân" của Đinh Thìn, "Tình quê" của Hoàng Đạm, "Tiếng sáo bản Mèo" của Ngọc Phan v,v...



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/FF11705EA76949779430E6BCCB859692.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:07:19
Tiêu

Tiêu là loại sáo thổi dọc trung âm của dân tộc Việt. Tiêu được làm bằng thân ống nứa. Một đầu có mấu, đường kính 2 cm, dài 45 cm. Bên gờ miệng ống người ta khoét một lỗ hình bán nguyệt để thổi, thẳng hàng với lỗ thổi có 4 lỗ hình tròn, còn hai lỗ khoét ở mặt sau do ngón tay cái phụ trách. Sở dĩ phải khoét 2 lỗ bấm ở phía sau vì ống tiêu dài, đường kính rộng, muốn đạt được các âm theo yêu cầu, các lỗ bấm phải khoét cách xa nhau, nếu 6 lỗ đều khoét trên một hàng thẳng, các ngón tay không đủ sức gang ra để bấm. Khi thổi người ta cầm dọc ống tiêu và tỳ cằm vào gần lỗ thổi để tạo ra âm thanh. Âm thanh của Tiêu nghe trầm, ấm.

Tiêu tham gia trong dàn nhạc tài tử, ban nhạc tang lễ, phường bát âm, dàn nhạc sân khấu chèo, tuồng. Ngày nay, Tiêu đã được đưa vào dàn nhạc dân tộc tổng hợp hòa tấu.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/04C3D1922BCE4FFF936D6F19D5CFF5A7.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:08:18
Bỉ đôi

Là nhạc cụ họ hơi chi dǎm kép của dân tộc Mường.

Bỉ Đôi gồm hai ống nứa hoặc trúc nghép vào nhau, dài 27,5 cm, đường kính 0,5 cm. Trên thân ống khoét 7 lỗ bấm trên, 1 lỗ bấm dưới. Khi thổi hai ống phát ra đồng âm. Bỉ Đôi là nhạc cụ dùng trong tang ma, cúng lễ và trong sinh hoạt đời thường.

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/61CBF639BE7E47FC87127E682BCC3BF5.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:10:05
Kềnh

Kềnh là loại khèn hơi đa thanh chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc H’mông.

Kềnh gồm 6 ống trúc hoặc nứa đường kính 1 - 1,5 cm, dài 48 - 97 cm (khèn cao); 60 - 120 cm (khèn trầm). Các ống trúc ghép thành hai hàng song song xuyên qua một bầu gỗ dài 74 cm (ống thổi), 5 ống nhỏ mỗi ống có 1 lưỡi gà bằng đồng, 1 ống to có 2 lưỡi gà. Là nhạc cụ dành cho nam giới dùng để độc tấu, hòa tấu và đệm cho múa, âm thanh của kềnh vui khoẻ, nhịp nhàng rất phù hợp trong sinh hoạt vui chơi trong những ngày hội vui, trong sinh hoạt giao duyên của thanh niên H’mông.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/BA4E86D6776B4980986F1A8AE5DED03A.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:11:27
Đing jơng (Đing téc)

Là nhạc cụ họ hơi, chi hơi lùa của dân tộc Gia Rai.

Đing jơng gồm 13 ống nứa (hai đầu thông nhau) dài từ 23 - 119 cm, đường kính 1,9 cm. Các ống nứa được bó lại với nhau thành 3 hàng xắp xếp theo thứ tự từ ngắn đến dài. Là nhạc cụ dành cho nữ giới. Âm thanh Đing jơng nghe mờ ảo, thì thầm, nhè nhẹ như gió thoảng bởi cách đẩy hơi lướt trên các miệng ống.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/83756490B0684406AA0782C4A3C661B4.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:12:32
Ưng Quái

Ưng Quái - nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do, là nhạc cụ độc tấu dùng trong sinh hoạt thường ngày của dân tộc Cơtu.

Ưng Quái được làm bằng một mảnh đồng dát mỏng hình chiếc lá tre dài 8 cm, ở giữa mảnh đồng người ta cắt rời hai đường chéo tạo thành một hình tam giác (cạnh đáy vẫn dính vào thân đàn) làm lưỡi gà. Khi sử dụng người chơi đàn đặt hờ đàn vào giữa hai môi, dùng ngón tày bật vào đầu đàn làm rung bộ phận tam giác tạo ra các âm thanh vang lên trong khoang miệng



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/9C55DD7AC5DF498ABB3EF2EB143D5E79.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:13:38
Đing Tút

Đing tút là nhạc cụ họ hơi, chi vòm của dân tộc Êđê.

Đing tút gồm 6 ống nứa (một đầu kín) dài 21 - 36,5 cm, đường kính 1,8 - 2,5 cm. Là nhạc cụ chỉ dành cho nữ giới sử dụng để hòa tấu trong nghi lễ phong tục. Khi chơi Đing tút, 6 cô gái mỗi người một ống đặt môi lên miệng ống và chụm môi để thổi, lòng bàn tay làm động tác bịt, mở tạo nên những âm láy rền.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/2F6BE9451F654D4EA548EA1042E5217E.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:14:56
Pí thiu

Pí Thiu hoặc Pí Khúi là tên gọi một nhạc cụ hơi thổi rất được thanh niên dân tộc Thái ưa thích. Vào những đêm trǎng sáng tiếng Pí Thiu của các chàng trai cất lên nhè nhẹ thường làm mềm lòng các thiếu nữ tuổi trǎng tròn.

Pí Thiu được làm bằng một loại nứa nhỏ. Thân Pí là một dóng nứa có chiều dài 71 - 75 cm, đường kính khoảng 1,5 cm, một đầu có mấu kín, còn một đầu không mấu. ở mép mấu có một lỗ hình bán nguyệt đó là lỗ thổi vòm. Pí Thiu có 4 lỗ bấm nằm thẳng hàng với lỗ thổi vòm, lỗ bấm thứ nhất cách lỗ thổi vòm 34 cm, các lỗ bấm còn lại cách đều nhau (6 cm).

Pí Thiu là loại nhạc cụ họ hơi chi lỗ vòm (sáo thổi dọc). Khi thổi Pí Thiu, người ta tì cằm lên đầu ống, chúm môi tạo luồng hơi thổi chéo vào lỗ vòm, làm chuyển động cột không khí trong ống. Theo một nguyên tắc đóng mở ống và kết hợp với lực độ của hơi thổi, Pí Thiu sẽ cho ta một thang âm La1, Đô2, Rê2, Fa2, Sol2. Pí thiu có các kỹ thuật thổi : Rung, luyến hơi, kỹ thuật bấm, ngón vuốt, ngón láy... Âm sắc của Pí Thiu ấm áp, du dương, trữ tình, đẹp, phù hợp với các bài có tình cảm sâu lắng, êm dịu. Tiếng Pí Thiu nghe gần tưởng như nhỏ, nhưng thực ra vang xa.

Pí Thiu là nhạc cụ đã có khá lâu trong đời sống dân tộc Thái. Cho đến nay nó vẫn tồn tại bởi nó là nhạc cụ hấp dẫn trong sinh hoạt giao duyên của trai gái dân tộc Thái.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/9E9DC1153D24436CA14FB08603AB8D59.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:15:58
Pí Tót

Pí Tót là loại sáo thổi bằng mũi của dân tộc Khơ mú tỉnh Sơn La và Lai Châu. Sáo được xếp vào nhạc cụ họ hơi, chi lỗ vòm.
Pí tót được làm bằng một loại nứa nhỏ. Thân Pí tót là một dóng nứa một đầu hở một đầu kín có chiều dài 35 - 40 cm, đường kính khoảng 1 cm. Phía gần đầu hở có khoét một lỗ nhỏ hình vuông để làm lỗ thổi. Một lỗ bấm duy nhất được khoét tròn ở gần đầu kín.


Pí tót là loại sáo thổi ngang, khi thổi Pí tót người thổi tì mũi lên lỗ thổi vòm, rồi lấy hơi đằng miệng, đẩy hơi ra đằng mũi tạo luồng hơi chéo vào lỗ vòm làm chuyển động cột không khí trong ống. Mặc dù chỉ có một lỗ bấm nhưng Pí tót vẫn có được một thang âm 5 âm: Rê, Fa, Sol, La, Đô.

Pí tót có các ngón kỹ thuật thổi vuốt hơi, nhấn hơi, kỹ thuật bấm, ngón vuốt, ngón láy. Âm sắc của Pí tót ấm áp, du dương, trữ tình phù hợp với các bài có tình cảm sâu lắng, êm dịu.

Pí tót là nhạc cụ của nữ giới sử dụng trong sinh hoạt thường ngày để ru trẻ nhỏ ngủ và dùng trong sinh hoạt giao duyên.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/F00A38F89CBC452EBE68DD4570C96286.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 100 bài trong đề mục