Nhạc Cụ Dân Tộc

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 4 trang, bài viết từ 61 đến 90 trên tổng số 100 bài trong đề mục
Tác giả Bài
mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:16:56
Pí Tam Lay


Pí Tam Lay là nhạc cụ dành riêng cho trẻ em trǎn trâu và cho nam giới sử dụng khi canh lúa ở ngoài ruộng, nương của dân tộc Thái.

Pí Tam Lay là nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà có cấu tạo là 3 ống nứa tép nối lồng vào nhau, tổng chiều dài chừng 70 - 80 cm, đường kính từ 0,8 - 1 cm. ống trên cùng nhỏ nhất và có mấu kín, ngay sát mấu người ta tách từ thân ống một mảnh hình chữ nhật có kích thước 1,5 x 0,5 cm, một cạnh nhỏ vẫn dính vào thân ống, mảnh tách này chính là lưỡi gà. Pí Tam Lay có 3 lỗ bấm, lỗ bấm thứ nhất cách đáy lưỡi gà một "đơn vị đo" là hai ngón tay, lỗ bấm thứ 2, 3 gần nhau trên thân ống cuối cùng.

Mầu âm của Pí Tam Lay trầm ấm có tiếng rè độc đáo. Khi chơi người ta kết hợp úp mở phía không có mấu của ống tre vào bắp chân tạo hiệu quả láy rền, tiếng vang xa, âm sắc đục nhòe.

Là nhạc cụ độc đáo mà trẻ em và thanh niên Thái ưa thích, được dùng trong sinh hoạt vui chơi giải trí. Pí Tam Lay là nhạc cụ kiêng không dùng trong làng, bản. Có một số nơi mê tín cho rằng thổi Pí Tam Lay tức là cầu mưa cho nên thời gian nào ruộng nương đủ nước hoặc sắp gặt hái thì kiêng không được thổi.




[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/CE48E0D779274801BE3FDFC903152DD1.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:17:55
Kèn Xaranai

Kèn Xaranai là nhạc cụ định âm duy nhất trong các nhạc cụ khác nhau của dân tộc Chǎm. Xaranai thuộc họ hơi chi dǎm kép. Loa kèn thân tròn, hơi bầu ở giữa, loe ở đầu, dài khoảng 10 - 11 cm, làm bằng ngà voi, sừng trâu hoặc gỗ quí (trắc, cẩm lai).Thân kèn là một ống rỗng ruột làm bằng gỗ quí (lim xanh, mun), dài 20 - 21 cm lớn dần về phía tiếp giáp với loa kèn. Thân kèn có 8 lỗ bấm,7 lỗ bấm trên cách đều nhau khoảng 2 cm (lỗ số 1 kể từ loa kèn trở xuống),1 lỗ bấm dưới (nằm giữa lỗ 6 và 7, sát phần tiếp giáp với cọc dǎm). Cọc dǎm dài 6 cm, làm bằng bạc hoặc đồng thau uốn thành hình tổ sâu. Phần lớn cắm vào thân kèn, phần nhỏ dùng để gắn dǎm kèn. Dǎm kèn (lưỡi gà) làm bằng lá nón hoặc lá buông.

Kèn Xaranai có các âm: Đô - Mi - Fa - Sol - La - Si. Khi thổi kèn Xaranai người thổi không được ngắt hơi. Để đạt được kỹ thuật này người ta ứng dụng cách luồn hơi (dùng một phần hơi nhỏ ở khoang miệng đẩy vào dǎm kèn, cùng lúc lấy hơi đằng mũi chứa đầy phổi). Kèn Xaranai có vai trò lớn trong dàn nhạc truyền thống của người Chǎm vì âm thanh của kèn vang, khoẻ và thường đi giai điệu khi hòa tấu.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/27C47D8411064EF3B7982091BE7B1DAF.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:18:48
Xi-u

Xi-u là nhạc cụ họ hơi, chi dǎm kép của dân tộc H'mông, một dân tộc sống ở vùng núi phía Bắc Việt Nam.

Xi-u gồm 4 bộ phận: Thân kèn, loa kèn, cọc dǎm và dǎm. Thân kèn là một ống rỗng hình trụ làm bằng gỗ cứng dài khoảng 25 cm. Trên thân ống có khoét 8 lỗ bấm hình tròn, một lỗ phía sau ngay gần cọc dǎm, 7 lỗ phía trước được bố trí với khoảng cách gần như đều nhau tạo thành một hàng dọc. Loa kèn bằng đồng mỏng hình chóp. Cọc dǎm cuốn bằng kim loại. Dǎm làm bằng lông ngỗng.

Khi thổi Xi-u phải ngậm gần hết phần dǎm, rồi lấy hơi đằmg mũi, đẩy hơi ra đằng miệng tác động vào dǎm kèn. Bằng cách luồn hơi liên tục như vậy các nghệ nhân có thể thổi hàng giờ mà không cần ngắt hơi.

Âm vực của Xi-u rộng 2 quãng 8 là các âm: Đồ (đúng) - Rê (non) - Mi (non) - Fa ( già) - Sol (đúng) -La (non) - Si (non) - Đô (đúng).

Xi-u có các ngón kỹ thuật thổi như ngón láy, ngón vuốt, ngón rung vỗ, khi diễn tấu tuỳ theo tính chất từng bài mà người ta áp dụng các kỹ thuật trên.

Xi-u là nhạc cụ do nam giới sử dụng để hoà tấu với các nhạc cụ khác trong các nghi lễ phong tục của đồng bào dân tộc H'mông.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/10A9D8591E7D42B69CCD9369C85565A8.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:19:51
Pí Sên

Pí Sên là nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc Thái - tỉnh Sơn La. Pí Sên được làm từ 1 ống nứa có chiều dài 71 cm, đường kính khoảng 1,5 - 2 cm, một đầu có mấu kín. Ngay sát mấu có một lỗ hình chữ nhật kích thước 1 cm x 2 cm là nơi đặt lưỡi gà đồng. Lưỡi gà hình tam giác cân được cắt rời 2 cạnh bên để dính lại phần đồng ở cạnh đáy. Trên thân ống có 7 lỗ bấm. Lỗ bấm thứ nhất ở mặt sau thân ống cách chỗ thổi là 27cm, lỗ thứ 2 ở mặt trước cách lỗ thứ nhất 3cm, 5 lỗ còn lại nằm thẳng hàng với lỗ thứ hai và cách đều nhau (3cm), riêng lỗ 4 và 5 cách nhau 6 cm. ở quãng giữa lưỡi gà và lỗ bấm thứ hai người ta khoét thêm một lỗ rồi lấy màng mỏng của ruột nứa hay vỏ trứng nhện phủ lên, khi thổi màng này rung lên tạo âm sắc rè.

Pí Sên có hàng âm như sau : Sol, Si, Rêb1, Mi1, Fa1, Sol1, La1, Si1. Khi thổi Pí Sên, người thổi đặt Pí sang phải hơi chéo xuống, miệng ngậm hết phần lưỡi gà rồi thổi truyền hơi ra liên tục làm sao cho tiếng Pí không ngắt khi thổi.

Pí Sên có các ngón kỹ thuật : Rung hơi, luyến hơi và láy rền.

Âm thanh của Pí Sên trầm đục và rè, có mầu sắc huyền bí.

Thuở xưa Pí Sên là nhạc cụ của các thầy mo chỉ dùng đệm cho hát khi hành lễ. Ngày nay người Thái đã dùng Pí Sên như một nhạc cụ trong sinh hoạt đời thường.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/483422C41402401796AEF6102A500D7B.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:20:50
Ala

Bahnar là một dân tộc lớn ở Tây Nguyên, cư trú tập trung ở hai tỉnh Gia Lai và KonTum, có số dân đứng thứ 3 sau các dân tộc Giarai và Êđê. Người Bahnar rất yêu âm nhạc và nhảy múa. Trong nhiều nhạc cụ còn dùng trong sinh hoạt thì sáo Ala rất được yêu thích.

Sáo Ala là nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà. Thân sáo Ala là một ống nứa dài khoảng từ 30 - 40 cm, đường kính khoảng 1,5 cm, thông hai đầu. ở gần đầu ống có một lỗ hình chữ nhật dài khoảng 4 cm, rộng xấp xỉ 1,5 cm đó là nơi đặt lưỡi gà, lưỡi gà làm bằng tre. Theo cuốn "Nhạc khí truyền thống Việt Nam" của tác giả Lê Huy thì lưỡi gà còn được làm bằng đồng. Chỗ đặt lưỡi gà là miếng thổi đắp bằng sáp ong hoặc nhựa cây cao hơn mặt ống 2 cm.

Sáo Ala có 3 lỗ bấm. Khi thổi người ta ngậm toàn bộ miếng thổi, hơi từ miệng thổi ra sẽ làm rung lưỡi gà, làm chuyển động cột không khí trong ống và thoát ra âm thanh. Người ta dùng ngón trỏ, giữa, ngón áp út của bàn tay phải bịt, mở các lỗ bấm cùng với ngón cái ở bàn tay trái bịt một phần đầu ống tạo âm vuốt lướt cho các giai điệu bài sáo.

Sau đây là hàng âm sáo ALa : Đô2 - Rê2 - Fa#2 - Sol2 - Đô2

Theo tác giả Đào Huy Quyền (Cuốn nhạc khí dân tộc Giarai và Bahnar) nếu biết cách thổi sẽ được một âm trầm thấp hơn nốt trầm nhất là C (đô) một quãng 8. ở giữa 2 âm này là một khoảng trống. Theo ông hàng âm có được là: Đô - Đô1 - Rê1 - Fa#1 - Sol1 - La1.

Tiếng sáo Ala ấm áp, mơ màng khi thực khi ảo nghe rất hấp dẫn. Vào những lúc nghỉ ngơi, sau một ngày lao động vất vả, Ala là tiếng nói tâm tình, cởi mở của các chàng trai Bahnar. Và cũng chỉ có các chàng trai ấy mới được quyền thổi cây sáo quyến rũ này.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/E292257EB77A45C99C641D7D6080B72C.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:22:42
Kèn Bầu

Kèn Bầu còn có tên gọi khác là Già nam, Kèn loa, Kèn bóp, Kèn bát là nhạc khí hơi dǎm kép của dân tộc Việt. Kèn có 3 loại : Kèn tiểu (giọng C hoặc D), Kèn trung (giọng G hoặc A), Kèn đại (giọng E0 hoặc F).

Cấu tạo của kèn được chia ra làm 4 phần : ống kèn, dǎm, cọc dǎm và loa kèn.

- ống kèn (hay còn gọi là thân kèn) là một ống rỗng lòng bằng gỗ cứng hình trụ, đường kính trên hẹp hơn đường kính dưới. Trên ống kèn có 7 lỗ bấm phía trước, một lỗ bấm phía sau sát đầu ống. Bảy lỗ bấm phía trước được bố trí với những khoảng cách đều nhau.

- Dǎm kèn : Là loại dǎm kép, làm bằng ống sậy hoặc tổ sâu, một đầu được bóp bẹp.

- Cọc dǎm hay còn gọi là thắng kèn là một ống kim loại để nối liền dǎm kèn với thân kèn.

- Loa kèn : Hình chóp, làm bằng vỏ quả bầu hoặc bằng gỗ tiện hay cuốn bằng đồng lá.

Âm thanh kèn Bầu khoẻ, vang, hơi chói. Khoảng cách các lỗ bấm đều nhau đã tạo ra các âm gần với thang âm bẩy bậc chia đều. Ví dụ thang âm của Kèn tiểu: Đồ (đúng) - Rê (non) - Mi (non) - Fa (già) -Sol (đúng) - La (non) - Si (non) - Đồ (đúng).

Kèn Bầu là nhạc cụ không thể thiếu của các dàn nhạc: Nhã nhạc, Đại nhạc, Lễ nhạc, Huyền nhạc và đặc biệt là dàn nhạc Tuồng. Ngày nay Kèn Bầu đã tham gia trong dàn hòa tấu nhạc dân tộc tổng hợp, hoặc được dùng như một nhạc cụ độc tấu.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/9863334CF28347A0A971FB265B923278.jpeg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:24:05
Khèn Bè (Kén Pé)

Khèn Bè là nhạc cụ họ hơi chi lưỡi gà của dân tộc Thái Việt Nam. Khèn Bè có tên Thái là Kén Pé hoặc Pí Pe.

Khèn Bè có 14 ống nứa tép, đường kính ống khoảng 1 cm, mỗi ống có cài một lưỡi gà đồng (hay bạc). Trên thực tế chỉ có 13 ống phát ra âm thanh, ống còn lại được xếp theo hàng cho chiếc

Khèn Bè được cân đối. Người ta ghép các ống cạnh nhau theo hai hàng, mỗi hàng 7 ống, độ dài ngắn của mỗi cặp ống đều bằng nhau (từ 61 - 93 cm), đây chỉ là chiều dài hình thức, chiều dài thực tế để tạo âm được khoét một lỗ trên thân ống phía mặt trong hai ống úp vào nhau.

Ngay phía trên gần nơi đặt lưỡi gà, người ta khoét các lỗ bấm ở phía mặt ngoài của ống khèn. Muốn có âm thanh của một ống người ra phải bịt lỗ bấm này, tạo áp lực làm rung lưỡi gà. Bầu khèn được gọt từ loại gỗ nhẹ, dẻo có thớ vặn để khó nứt. Phần có lưỡi gà của các ống được giấu trong bầu khèn. Sau khi xuyên các ống qua bầu khèn, người ta lấy sáp ong đen miết kín các kẽ hở giữa ống khèn và bầu khèn.

Khèn bè là nhạc cụ hơi đa thanh, âm vực rộng gần 2 quãng 8. Hàng âm của Khèn Bè như sau : La1, Đô, Rê, Fa, Sol, La, Đô1, Rê1, Fa1, Sol1.

Khèn Bè được thổi bằng cả 2 chiều: hít vào, thở ra. Kỹ thuật diễn tấu của Khèn Bè có các ngón vê, ngón láy rền tạo hiệu quả âm thanh giòn, rè và mảnh, các kỹ thuật thổi chồng âm dùng âm trì tục cho nhịp điệu khèn nhịp nhàng tươi vui, đầy đặn, có chiều dày, là nhạc cụ thuận tiện cho việc diễn tấu những bản nhạc đa thanh.

Khèn Bè Thái là nhạc cụ của nam giới, dùng trong sinh hoạt vui chơi giải trí, thường để đệm cho hát, múa trong những đêm trǎng sáng. Đêm đêm các chàng trai đến dưới nhà sàn của các cô gái thổi Khèn Bè để giãi bày tâm sự. Cũng có khi Khèn Bè được sử dụng trong lao động như trên đường đi làm nương rẫy. Có thể nói Khèn Bè là nhạc cụ đa âm có tính chuyên nghiệp cao trong âm nhạc dân tộc Thái.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/FF4BDE482DB44B8F9944095B0D9AF65E.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:25:29
Klon-Pút

Klon-Pút là nhạc cụ họ hơi, chi hơi vỗ của người Xê Đǎng. Đàn gồm nhiều ống bằng nứa, mỗi ống là một âm. Các ống đàn được xếp thứ tự từ thấp lên cao trên một giá đỡ bằng tre rất thô sơ.

Khi chế tác các ống đàn, người ta đục thông các dóng ống. Đàn có 11 ống: ống 1 (tính từ trái sang phải) dài 2m40cm, ống 2 dài 2m30cm, ống 3 dài 1m70cm, ống 4 dài 1m30cm, ống 5 dài 2m20cm, ống 6 dài 0,80 m, ống 7 dài 60 cm, ống 8 dài 50 cm, ống 9 dài 40 cm, ống 10 dài 30 cm, ống 11 dài 24 cm.

Trật tự âm thanh được sắp xếp như sau : Đô (ống 1) - Rê (ống 2) - Sol (ống 3) - La (ống 4) - Rê1 (ống 5) - Sol1 (ống 6) -Đô2 (ống 7) - Rê2 (ống 8) - Sol2 (ống 9) - Đô3 (ống 10) - Rê3 (ống 11).

Theo cuốn "Nhạc cụ dân tộc thiểu số Việt Nam" của giáo sư - tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh thì người Xê Đǎng từ xa xưa có một loại Klon-Pút chỉ có 5 ống nứa loại lớn. Đường kính các ống từ 5 - 8 cm, dài nhất từ 110 cm đến 120 cm. Giáo sư Tô Ngọc Thanh cho rằng đàn làm bằng ống nứa sẽ trong và cao hơn làm bằng tre. Khi chơi đàn, các cô gái đứng khom người. Hai bàn tay khum lại, vỗ vào nhau làm chuyển động cột không khí trong ống và tạo ra âm thanh.

Klon-Pút là nhạc cụ chỉ dành cho nữ giới. Tại sao vậy? lý do này có liên quan đến truyền thuyết mẹ lúa. Theo truyền thuyết thì mỗi một ống tre, hay nứa đều có linh hồn mẹ lúa trú ngụ. Nếu như đánh Klon-Pút vào mùa tra hạt thì mẹ lúa sẽ về ở đó và bảo trợ cho thóc gạo trong kho. Vì vậy nếu như nam giới mà vỗ đàn Klon-Pút thì mẹ lúa sẽ sợ hãi mà đi mất.

Tương tự như đàn Klon-Pút, người Xê đǎng có Đinh - Pút, người Bahnar có Đing - Pol, nhưng Klon -Pút của dân tộc Xê - Đǎng khác biệt hẳn với Klon -Pút của các dân tộc khác là đàn có thể giành cho nhiều người chơi cùng một lúc. Họ chơi theo kiểu bè tòng hoặc một bè nền kéo dài trong khi bè giai điệu chạy ở phía trên hoặc ngược lại.

Vào những đêm trǎng sáng những ngày lễ hội, từ bàn tay tài hoa của những cô gái Xê - Đǎng, tiếng Klon-Pút vang lên làm rộn vui buôn rẫy.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/736D10A9BC614BEA9AAE13EA14438983.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:26:43
Pí Lè

Pí Lè là nhạc cụ thuộc họ hơi, chi dǎm kép, của dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Pí Lè có 4 bộ phận : Thân kèn, loa kèn, cọc dǎm và dǎm. Thân kèn là một ống rỗng hình trụ dài khoảng 30 cm, làm bằng gỗ cứng, trên thân ống có khoét 8 lỗ bấm hình tròn, 7 lỗ phía trước được bố trí với những khoảng cách gần như đều nhau tạo thành một hàng dọc, lỗ thứ 8 ở phía sau ngay gần cọc dǎm. Loa kèn làm bằng gỗ đẽo mỏng hình chóp cụt, đầu nhỏ của loa nối liền với ống kèn. Phần đầu nhỏ của ống kèn, người ta gắn một cọc cắm dǎm. Dǎm làm bằng ống sậy, hoặc làm bằng tổ sâu cắm vào cọc dǎm.

Âm vực của Pí Lè rộng 2 quãng 8 là các âm Đồ (đúng) - Rê (non) - Mi (non) - Fa (già) -Sol (đúng) - La ( non) - Si (non) - Đố (đúng).

Người ta thổi Pí Lè bằng cách ngậm gần hết phần dǎm, rồi lấy hơi đằng mũi, đẩy hơi ra miệng tác động vào dǎm kèn. Bằng cách luồn hơi liên tục như vậy, các nghệ nhân có thể thổi hàng giờ, không cần ngắt hơi. Khi diễn tấu tùy từng bài mà người ta áp dụng các kỹ thuật rung hơi, đánh lưỡi, vuốt hơi. Các ngón bấm như ngón láy, ngón vuốt, ngón rung vỗ.

Pí Lè là nhạc cụ dùng trong dàn nhạc nghi lễ phong tục của đồng bào Thái, do nam giới sử dụng. Đặc biệt Pí Lè được dùng nhiều nhất trong nhạc tang lễ. Hòa tấu với Pí Lè còn có chũm choẹ , thanh la to, thanh la nhỏ và trống. Tiếng Pí Lè không thể thiếu được trong các nghi lễ phong tục mang tính chất trang nghiêm và thiêng liêng của người Thái.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/AE9DE9DE56B34B30BA390AC289ECE995.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 08:27:49
Pí Pặp

Pí Pặp là nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà. Đây là nhạc cụ rất phổ biến ở đồng bào dân tộc Thái, đặc biệt là Thái Tây Bắc.

Thân Pí Pặp là một ống nứa tép dài khoảng 30 - 35 cm, một đầu có mấu kín. Đường kính ống chừng 0,8 cm. Ngay xát mấu người ta khoét một lỗ hình chữ nhật kích thước 0,4 cm x 1,5 cm để đặt lưỡi gà đồng (lưỡi gà hình tam giác cân được cắt rời hai cạnh bên để dính lại phần đồng ở cạnh đáy). Trên thân ống có khoét 6 lỗ bấm, lỗ bấm trên cùng nằm ở mặt sau thân ống còn 5 lỗ tiếp theo nằm thẳng hàng với lưỡi gà. Mặc dù Pí Pặp có 6 lỗ bấm nhưng người ta chỉ bấm 5 lỗ. Mở dần các ngón ở 5 lỗ bấm ta sẽ có các âm : Si, Rê1, Fa1, Sol1, La1. Lỗ cuối cùng không bấm là lỗ thoát âm.

Khi thổi Pí Pặp, Thân Pí đặt ngang sang phải hơi chếch xuống, miệng ngậm kín phần ống có gắn lưỡi gà. Người thổi Pí Pặp thường thổi hơi luồn liên tục. Pí Pặp cũng có các kỹ thuật : Rung, luyến, láy, đánh lưỡi, nhấn hơi, vuốt hơi, nén hơi.
Âm thanh của Pí Pặp ấm nhưng rè, có pha chất âm bồi, tiếng trong, trữ tình giống như giọng hát của các cô gái.

Pí Pặp là nhạc cụ dùng trong sinh hoạt giao duyên. Nam giới sử dụng Pí đệm cho nữ giới hát. Cách đệm tòng rất giản đơn: những khi người hát ngưng nghỉ, người đệm Pí Pặp lấy giai điệu hát làm gian tấu. Tuy nhiên giai điệu này đã được người chơi ngẫu hứng biến tấu đi nhiều so với giai điệu hát. Chàng trai nào biến tấu càng giỏi thì sức hấp dẫn với bạn hát càng cao. Chính vì vậy mà Pí Pặp rất được trai gái dân tộc Thái yêu thích



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/97E93FD141E342E186FA3D1F85D7AC5B.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 01.07.2005 09:51:38
Vào đây đọc và xem những nhạc cụ - thật tuyệt diệu !
7_NN cảm ơn Mickey nhiều

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 02.07.2005 01:15:02
Goong Kram

Goong Kram hay Goong Đer (Giarai), Goong Rơ La (Mnông gar), Koktalư (Raglay)... là nhạc cụ họ dây chi gẩy của dân tộc Êđê.


Thân đàn là một ống tre già hai đầu có mấu được đục thông, dài 70 cm, đường kính 10 cm. Từ chính phần cật của ống tre người ta tách ra 2 cặp dây đôi và 2 dây đơn (6 dây). Trên đầu mỗi dây được đệm bằng những mảnh tre nhỏ để làm ngựa đàn và để điều chỉnh độ cao thấp của âm thanh (âm thanh cao ngựa đàn cao, âm thanh thấp ngựa đàn thấp). 6 dây đàn cho 6 âm: Đô1- Sol1 (cặp dây đôi 1) Sol1- Si1 (cặp dây đôi 2); Si - Mi (2 dây đơn).

Khi sử dụng, người biểu diễn ngồi xếp bằng trên sàn, hai chân tỳ giữ đàn, các ngón tay lần lượt búng vào các dây đàn tạo ra âm thanh nghe giòn giã vui tai.

Goong Kram là nhạc cụ do nam giới sử dụng ở những nơi yên tĩnh trong sinh hoạt thường ngày và trong sinh hoạt giao duyên.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/838ED4060A644151806DCFA9DB566D12.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 02.07.2005 01:16:13
Kok-ta-lư

Kok-ta-lư là nhạc cụ họ dây, chi gảy của dân tộc Raglay tỉnh Ninh Thuận Thân đàn được làm từ một ống tre thông hai đầu, đường kính 8 cm, dài 50 cm. Đàn có 12 dây được tách ra từ chính phần cật của ống tre, dây đàn được chia thành 6 cặp dây đôi. Cứ mỗi cặp dây được nối với nhau bằng một miếng tre ở khoảng giữa của dây đàn. Miếng tre vừa có tác dụng là điểm gẩy, vừa có tác dụng để truyền âm vào bầu cộng hưởng thông qua lỗ thủng ở thành bầu cộng hưởng nằm ở dưới miếng tre. Hai đầu của mỗi dây đàn được kê bằng những miếng tre nhỏ vừa làm ngựa đàn, vừa để điều chỉnh cao độ. Mỗi dây đôi cho một cao độ, Kok-ta-lư gồm có 5 âm như sau: Mi - Sol - La - Si - Đô.

Khi sử dụng, người chơi có thể đứng hoặc ngồi, hai tay cầm Kok-ta-lư đặt trước bụng, các ngón tay lần lượt bật vào các dây đàn tạo ra âm thanh nghe đục nhưng vang.

Kok-ta-lư là nhạc cụ dành cho nam giới dùng để độc tấu, hòa tấu, mô phỏng lại âm thanh, bài bản của dàn mã la 6 chiếc.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/BF2D5AF50FA8445C9ECA61072F6F4988.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 02.07.2005 01:17:24
Zèn xìn

Zèn xìn là nhạc cụ thuộc họ dây, chi gẩy của dân tộc H?mông (cư trú ở miền núi phía Bắc Việt).


Zèn xìn gồm: Cần đàn, thùng đàn, mặt đàn, thủ đàn và dây đàn. Cần đàn làm bằng gỗ cứng hình chữ nhật to và ngắn, chiều dài 20 cm, dày 2 cm, rộng 2,5 cm. Thùng đàn (hộp cộng hưởng) hình hộp tròn dẹt đường kính 32 cm, thành hộp cao 2,5 cm. Mặt đàn làm bằng gỗ mỏng có khắc hoa vǎn trang trí và khoét lỗ thoát âm. Thủ đàn được tạo dáng hình con dơi có gắn 4 trục lên dây. Dây đàn se bằng tơ tằm vuốt sáp ong hay nhựa khoai lang (nay người ta dùng dây ni lông). Zèn xìn có 11 lỗ bấm, 5 phím gắn trên cần đàn, 6 phím gắn trên mặt đàn. 4 dây đàn, 2 dây to đồng âm, 2 dây nhỏ đồng âm được lên cách nhau một quãng nǎm: Fa1 - Do2.


Âm vực của Zèn Xìn rộng 2 quãng 8. Âm thanh của Zèn Xìn trong sáng, thanh thoát, đều đặn, đanh khô ít vang.
Người ta chơi Zèn Xìn bằng cách đặt đàn trước bụng tay trái bấm phím đàn, tay phải dùng miếng gẩy nhựa hình tam giác gẩy vào dây đàn với các kỹ thuật gẩy, hất, vê... Kỹ thuật tay trái có ngón vuốt, ngón nhấn, ngón luyến, đánh chồng âm. Zèn Xìn dùng để độc tấu, hoà tấu với kèn lá, do nam giới sử dụng trong sinh hoạt thường ngày.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/5F4FD9E569BB421C9804011BF6209BE5.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 02.07.2005 01:18:28
Tam Thập Lục

Là nhạc khí dây, chi gõ của dân tộc Việt. Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục.

Đàn Tam thập lục hình thang cân, mặt đàn hơi phồng lên ở giữa, làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Cầu đàn, thành đàn làm bằng gỗ cứng, trên mặt đàn đặt so le hai hàng ngựa, mỗi hàng 18 ngựa. Cần đàn bên trái có 36 móc để mắc dây, bên phải có 36 trục để lên dây. Dây đàn làm bằng kim khí. Que đàn được làm bằng hai thanh tre mỏng, dẻo, ở đầu được quấn dạ để tiếng đàn được êm. Âm thanh đàn Tam thập lục trong sáng, thánh thót, rộn rã.

Âm vực đàn Tam thập lục tương đối rộng. Từ âm trầm nhất đến âm cao nhất trên hai quãng 8, được mắc theo gam nguyên.

- Khoảng âm dưới: Tiếng đàn ấm áp, khá vang.

- Khoảng âm giữa: Tiếng đàn đầy đặn, trong.

- Khoảng âm cao nhất: Tiếng đàn sắc, gọn.

Khi biểu diễn nhạc công dùng 2 que gõ vào mặt đàn tạo ra các ngón như: Ngón rung, ngón vê, ngón bịt, ngón á, đánh cồng âm, hợp âm...

Đàn Tam thập lục giữ vai trò quan trọng trong các dàn nhạc sân khấu chèo, cải lương. Đàn đệm cho hát, độc tấu, tham gia dàn nhạc dân tộc tổng hợp.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/BA5FFE8F06AA4B88B9A89FC18934F004.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 02.07.2005 01:19:48
Tàn Máng

Tàn Máng là nhạc họ dây, chi gẩy của dân tộc Mường. Tàn Máng có hình dáng gần giống đàn bầu của dân tộc Việt, nhưng cấu tạo đơn giản hơn. Đàn gồm các bộ phận: Thân đàn (hộp cộng hưởng), Vòi đàn, dây đàn và trục lên dây.

Thân đàn hay còn gọi là hộp cộng hưởng được làm bằng 1 đoạn ống tre hoặc bương dài khoảng 134 cm, đường kính 14 cm, đã được lóc hết phần cật. Người ta cắt một phần mặt ống để làm đáy đàn và cũng là chỗ để thoát âm. ở phía đầu đàn có một thanh tre dài 36 cm được cắm xuyên qua thân đàn xuống đáy đàn gọi là vòi đàn. Vòi đàn đóng vai trò để tạo ra các âm thanh cao thấp khác nhau nằm ngoài các bồi âm cơ bản của đàn. Trục lên dây ở phía cuối đàn làm bằng tre dài khoảng 30 cm, cắm ngang xuyên qua 2 cạnh thân đàn. Dây đàn làm bằng tơ tằm xe thành sợi (nay thay bằng dây sắt). Dây đàn có chiều dài chạy suốt thân đàn, 1 đầu luồn qua một lỗ nhỏ ở mặt đàn rồi sâu vào trục lên dây, 1 đầu kéo chếch lên buộc vào vòi đàn. ở phía trước lỗ nhỏ có một miếng gỗ nhỏ đỡ dây đàn gọi là ngựa đàn.

Tàn Máng có âm vực là 3 quãng 8.

- Quãng tám thứ nhất: Tiếng đàn dịu ngọt, ấm áp, sâu lắng.

- Quãng tám thứ hai: Tiếng đàn trong sáng, trữ tình.

- Quãng tám thứ ba: Diễn tả tình cảm cǎng thẳng, tiếng đàn đanh khô, kém vang, ít dùng.

Người ta chơi Tàn Máng bằng cách tay phải cầm que gẩy vào dây, đồng thời cạnh bàn tay chạm nhẹ vào điểm bồi âm để tạo nên âm bồi, gẩy xong cạnh bàn tay nhấc ra khỏi dây. Tay trái điều khiển cần đàn tạo thêm nhiều âm thanh khác nhau và tạo ra các ngón kỹ thuật như: Ngón rung, ngón nhấn, ngón vỗ, ngón giật, ngón vuốt.

Tàn máng là nhạc cụ dùng để độc tấu hoặc hòa tấu trong sinh hoạt thường ngày của người Mường.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/421C8C1B06D44B0796BC6F6B73D0ABFA.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 02.07.2005 01:21:10
Đàn Tam

Đàn Tam là nhạc cụ dây gẩy của dân tộc Việt. Đàn được mắc ba dây nên gọi là Đàn Tam (tam là ba).

Hộp đàn là khuôn gỗ dầy hình chữ nhật (4 cạnh tròn), kích thước 14 - x 17 cm. Thành đàn cao khoảng 5 cm bằng gỗ cứng. Đáy bịt gỗ, có lỗ thoát âm. Mặt đàn làm bằng da trǎn, da kỳ đà, trên mặt có gắn một cái thú để mắc dây. Cần đàn dài 0,65 m không có phím, trên mặt cần có một miếng gỗ để luồn dây, ba dây được mắc vào cuối bầu đàn chạy qua ngựa và miếng gỗ, miếng gỗ này có tác dụng di chuyển làm cho âm thanh cả 3 dây hạ xuống hay cao lên khi cần thiết. Đầu đàn hình thang cân có 3 trục gỗ để lên dây. Dây đàn bằng tơ xe, nay bằng dây nilon được lên cách nhau một quãng 4 đúng và 5 đúng Sol - Do -Sol1 hoặc Sol - Re - Sol1

Đàn Tam được dùng phổ biến trong dàn nhạc chèo, phường bát âm, ban nhã nhạc. Ngày nay Đàn Tam đã được đưa vào dàn nhạc dân tộc tổng hợp.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/8D69FFCF99D7454886595EAFF86A9D07.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 02.07.2005 01:23:11
Đàn sến

Là nhạc khí dây gẩy của dân tộc Việt. Được dùng phổ biến ở Miền Nam. Hộp đàn hình hoa đào sáu cánh hoặc hình lục giác, đường kính 28 cm. Mặt đàn và đáy đàn làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Thành đàn dày 6 cm, làm bằng gỗ cứng. Cần đàn dài 70 cm, trên mặt đàn có 17 phím bấm. Phím đàn được gắn dựa theo thang âm 7 cung chia đều. Đàn có 3 trục gỗ nhưng chỉ dùng 2 trục để lên dây còn 1 để trang trí. Hai dây đàn bằng tơ se, được lên cách nhau một quãng 4 hoặc quãng 5: Fa - Do1 hoặc Sol - Do1. Khi diễn tấu nhạc công gẩy đàn bằng miếng gẩy nhựa tạo ra âm sắc trong trẻo, tươi sáng.

Đàn sến thường dùng trong các dàn nhạc sân khấu tuồng, cải lương.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/CA880DF4C73D4DBB8C5D20F3875438E2.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 02.07.2005 01:24:40
Đàn Hồ

Đàn Hồ hay còn gọi là Đàn Gáo, là nhạc khí họ dây, chi kéo cung vĩ của dân tộc Việt.

Đàn Hồ làm bằng gỗ trụ hay trắc. Bầu cộng hưởng làm bằng gáo dừa hoặc gỗ rỗng lòng đường kính 14,5 cm, một đầu bịt da trǎn hay da kỳ đà. Cần đàn tròn hoặc vuông không có phím bấm dài khoảng 82,5 cm, đầu dưới cần đàn xuyên thủng qua bầu cộng hưởng. Đầu trên gọi là thủ đàn hình chữ nhật được uốn vát về phía sau, có gắn hai trục gỗ tròn để lên dây. Ngựa đàn làm bằng tre hay gỗ dài 1,5 cm đặt khoảng giữa mặt da. Khuyết đàn làm bằng sợi tơ xe néo 2 dây vào gần sát cần đàn. Khuyết đàn có tác dụng điều chỉnh độ cao thấp của âm thanh. Cung vĩ làm bằng tre, hoặc gỗ được uốn cong hình cánh cung. Vĩ đàn đặt giữa hai dây, khi đàn vĩ cọ sát vào dây phát ra âm thanh. Đàn Hồ có 2 dây bằng tơ xe, ngày nay đã thay bằng dây kim khí, dây đàn được lên cách nhau một quãng nǎm đúng Sol - Re1 hoặc Fa - Do1.

Đàn Hồ tham gia trong dàn nhã nhạc, phường bát âm, dàn nhạc sân khấu tuồng, chèo và giữ vai trò quan trọng trong ban nhạc xẩm.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/1C8EA594D5C645C08232F2BF62717169.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 02.07.2005 01:27:11
Cò Ke

Cò ke là nhạc cụ họ dây, chi cung kéo của dân tộc Mường. Cò ke có hình dáng giống Đàn Nhị của dân tộc Việt nhưng chế tác thô sơ hơn.

Cần đàn là một đoạn gỗ tròn đường kính 1,5 cm, chiều dài 65 - 78 cm, phía đầu trên cần đàn có đục hai lỗ để cắm trục vặn dây, đầu còn lại được cắm xuyên qua bầu cộng hưởng. Bầu cộng hưởng là 1 đoạn ống bương rỗng cả hai đầu, dài khoảng 13,8 cm, đường kính 5 cm, một đầu được bịt bằng một mảnh mo bương hoặc da ếch. Ngựa đàn làm bằng tre hay gỗ dài 1 cm đặt khoảng giữa mặt da. Cò ke mắc hai dây bằng xơ dứa dại hay tơ tằm se lại, vuốt nhựa khoai lang. Hai dây lên cách nhau 1 quãng 4 hay quãng 5 (tuỳ theo từng bài). Một sợi dây tơ néo 2 dây vào sát cần đàn gọi là "cữ đàn" có tác dụng điều chỉnh độ cao thấp của âm thanh. Khi đưa cữ đàn xuống làm ngắn quãng dây phát âm, đàn có âm thanh cao, đẩy cữ đàn lên làm dài quãng phát âm, đàn có âm thanh trầm. Cung kéo là một cành tre nhỏ được uốn cong và mắc túm xơ dứa hay những sợi giang tước nhỏ dài khoảng 53 cm, luồn vào giữa hai dây đàn.

Khi diễn tấu người sử dụng dùng tay phải kéo, đẩy cọ sát dây kéo vào 2 dây đàn để phát âm thanh. Tay trái bấm dây, với các kỹ thuật ngón rung, vuốt, nhấn, láy... Kỹ thuật tay phải gồm: Vĩ rời, vĩ luyến, vĩ ngắt.

Âm thanh của Cò Ke ấm, trong trẻo, gần giống tiếng người.

Cò Ke là nhạc cụ dùng để hòa tấu cùng với các nhạc cụ khác trong đám ma và dàn nhạc lễ của người Mường.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/97457BDA694346F6B8D086AB0225DBA5.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 02.07.2005 01:28:36
Broh

Broh là tên gọi nhạc cụ họ dây, chi búng gẩy của dân tộc Giarai. Broh được cấu tạo từ một quả bầu già và một ống tre lồ ô dài 25 cm nối với một thanh gỗ khoảng 100 cm, có khoét thành mấu để lắp dây đàn. Thân đàn có gắn 4 phím bấm bằng sáp ong. Đàn có 2 dây bằng kim loại mắc dọc theo thân đàn, 2 trục đàn cách nhau 7 cm. Bầu cộng hưởng là 1 quả bầu khô nằm ở giữa thân đàn.

Khi diễn tấu, Broh do một người nam giới ngồi và đặt quả bầu vào trong lòng, dùng một miếng tre dài 2 cm buộc với một đoạn cước buộc vào ngón trỏ tay phải để diễn tấu.

Âm thanh của đàn trầm, đục, buồn mang chất tự sự. Khả nǎng diễn tấu của Broh linh hoạt, độc đáo.

Broh không phải là nhạc cụ kiêng cấm, được dùng trong lúc tỏ tình bên dòng suối hay trên nương.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/69FE1689A20E48709699A726372D5677.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 02.07.2005 01:30:05
Brố

Brố là nhạc cụ họ dây, chi búng gẩy phổ biến ở dân tộc Êđê. Brố được làm bằng một ống tre dài khoảng 109 cm, đường kính 3 cm. Cuối ống đàn người ta gắn một miếng gỗ nhỏ có lỗ để mắc dây đàn. Đàn được buộc chặt với 1/2 quả bầu già bằng sợi dây vải.

Đàn có 5 phím bấm bằng sáp ong và cách nhau 8 cm. Một đầu ống có2 trục lên dây. Đàn có 2 dây, 1 dây buông và một dây chơi giai điệu. Hai dây này được lên theo quãng 5.

Tiếng Brố trầm, đục thích hợp với những khúc hát tâm sự, chất trữ tình. Brố là đàn của nam giới tự đệm khi hát. Khi diễn tấu đàn được cầm ngang, tay phải của người chơi được buộc vào một miếng sừng nhỏ làm móng gẩy. Đàn dành riêng cho nam giới diễn tấu và không phải nhạc cụ bị cấm kỵ. Brố dùng rộng rãi trong buôn làng, đôi khi trên nương rẫy.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/473839E1496945DEB0C5DD1D72954EA9.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 02.07.2005 01:31:28
Poòng Păng

Poòng Pǎng - nhạc cụ họ dây chi gõ dành cho trẻ em dùng để độc tấu và đệm cho hát đồng dao.

Poòng Pǎng gồm 3 ống nứa (hai đầu có mấu) dài 50 - 53 cm, đường kính 3 - 4 cm. Mỗi ống có 1 dây tách ra từ thân ống, hai đầu mỗi dây được chêm hai mẩu che hoặc gỗ để làm ngựa đàn. Khi diễn tấu trẻ em dùng que gõ lên các dây đàn tạo ra âm thanh nghe ròn rã vui tai.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/875D0720A5034C5C994DA0F319C61AFC.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 02.07.2005 01:32:27
Đing Goong

Đing goong là nhạc cụ họ dây chi gẩy búng của dân tộc Gia Rai.

Thân đàn là một ống tre dài 70 - 90 cm, đường kính 5 - 8 cm. Đàn có 9 - 11 dây mắc dọc theo thân đàn, khóa đàn bằng tre vót nhọn cắm xuyên qua thân đàn. Bầu khuếch đại làm bằng vỏ quả bầu nậm già đường kính 16 - 23 cm được gắn vào cuối thân đàn. Là nhạc cụ của nam giới dùng để độc tấu, hòa tấu và đệm cho hát trong sinh hoạt thường ngày.

Đing goong có thể chơi được nhiều loại tốc độ nhanh chậm khác nhau, âm thanh của Đing goong nghe thánh thót, vang xa rất có sức truyền cảm.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/7588606092C54E659A549A24848EAB19.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 02.07.2005 01:33:26
Tâm Plưng

Tâm Plưng là nhạc cụ họ dây chi gẩy búng của dân tộc Cơ Tu.

Thân đàn là một ống nứa dài 83 cm, đường kính 1,8 cm. Đàn có 2 dây, một bằng kim loại (dây giai điệu), một bằng tơ (dây trì tục) mắc dọc theo thân đàn. Bầu khuếch đại làm bằng vỏ quả bầu khô nằm lệch về phía tay gẩy.

Là nhạc cụ độc tấu, hòa tấu do nam giới sử dụng trong sinh hoạt thường ngày, âm thanh của Tâm Plưng nghe trầm lắng, ấm áp rất thích hợp với tính chất tâm sự.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/01BBEE2DA6D546A38F951672D48FB453.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 02.07.2005 01:35:08
Tính Then

Tính Then là nhạc cụ họ dây, chi gẩy rất phổ biến củ a dân tộc Tày.

Cần đàn làm bằng gỗ nhẹ dài 75 - 90 cm không có phím bấm. Bầu đàn làm bằng nửa quả bầu khô có k hoét lỗ thoát âm hình hoa thị, đường kính 15 - 20 cm. Mặt đàn làm bằng gỗ nhẹ, xốp để mộc, gắn với bầu đàn. Đàn có 3 dây bằng tơ hoặc nilon. Âm thanh Tính Then nhỏ, êm dịu, nhẹ nhàng, đầm ấm. Là nhạc cụ độc tấu, hòa tấu và đệm cho hát trong các nghi lễ then.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/3DDFB057E176458B87A1CE3403B875A2.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 02.07.2005 01:36:40
Abel

Abel - nhạc cụ họ dây, chi cung kéo của dân tộc Cơ Tu, là nhạc cụ dành cho nam giới sử dụng để đệm cho hát trong sinh hoạt thường ngày.

Abel không có bầu cộng hưởng, thân Abel được làm bằng một ống nứa nhỏ dài 43 cm, đường kính 2 cm. 1 cần kéo bằng cật nứa dài 56 cm, 1 dây bằng kim loại mắc dọc theo thân đàn. Để khuếch đại âm thanh người ta dùng một sợi dây tơ, một đầu buộc vào dây đàn, đầu kia buộc vào ảnh sừng trâu bóc mỏng hình tròn gọi là lam đàn.

Khi chơi đàn người ta ngậm toàn bộ lam đàn vào miệng, lúc này khoang miệng đóng vai trò là bầu cộng hưởng, kết hợp với giọng hát Abel cho người nghe một cảm giác âm thanh kỳ lạ.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/6D29C73B1CFD44BD9D749A7FFEB60422.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 02.07.2005 01:37:53
Đàn Bầu

Đàn Bầu có tên chữ là Độc Huyền Cầm, là nhạc cụ họ dây chi gẩy của dân tộc Việt. Đàn có hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.

Đàn thân tre: là đàn của những người hát Xẩm. Thân đàn làm bằng 1 đoạn tre hoặc bương dài khoảng 120 cm, đường kính 12 cm. Mặt đàn là chỗ đã được lóc đi một phần cật thích hợp trên đoạn tre hoặc bương.

Đàn hộp gỗ là loại đàn cải tiến sau này, dùng cho các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Đàn hộp gỗ có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau. Loại phổ biến nhất là loại hình thang có chiều dài khoảng 115 cm. Đầu lớn rộng 10 cm, cao 9 cm, đầu nhỏ rộng 8 cm, cao 7 cm. Mặt đàn cong làm bằng loại gỗ nhẹ, xốp như gỗ Ngô Đồng, gỗ Vông. Đáy đàn phẳng cũng làm bằng gỗ nhẹ, xốp có lỗ thoát âm. Thành đàn làm bằng một loại gỗ cứng như gỗ Trắc, Mun.

Về hình dáng và chất liệu của hộp cộng hưởng (tức Thân đàn) của hai loại đàn có khác nhau, nhưng về cấu tạo, hai đàn hoàn toàn giống nhau.

Dây đàn có chiều dài chạy suốt thân đàn. Thuở xưa dây đàn làm bằng tơ tằm se thành sợi, về sau thay bằng dây sắt.

Bầu đàn làm bằng 1/2 vỏ quả bầu nậm (lấy đoạn núm thắt cổ bồng). Bầu đàn lồng vào giữa vòi đàn nơi buộc dây đàn. Bầu đàn có tác dụng tǎng thêm âm lượng cho đàn. Ngày nay người ta tiện bầu đàn bằng gỗ và chỉ có tác dụng tạo dáng mà thôi.

Trục lên dây làm bằng tre (ở đàn tre) hoặc bằng gỗ (ở đàn gỗ). Trục lên dây nằm ở cạnh trong sát phía dưới thân đàn. Dây đàn luồn qua một lỗ nhỏ ở mặt đàn rồi sâu vào trục lên dây. Phía trước lỗ nhỏ có một ngựa đàn đỡ dây đàn.

Âm hưởng của Đàn Bầu nhỏ chỉ thích hợp với không gian yên tĩnh. Thủa xưa Đàn Bầu là nhạc cụ của những người hát rong (hát Xẩm). Về sau này Đàn Bầu đã tham gia trong các dàn nhạc Chèo, Tài Tử, Ngâm Thơ, tốp nhạc, nhóm nhạc và độc tấu. Rất nhiều tác phẩm sáng tác cho Đàn Bầu độc tấu như : Vũ Khúc Tây Nguyên - Đức Nhuận, Dòng Kênh Trong - Hoàng Đạm, Vì Miền Nam - Huy Thục...

Trong số những cây đàn một dây của các nước trên thế giới như đàn Tuntina của ấn Độ, Đàn Cung ở vùng Đông Phi, đàn TushuenKin (độc huyền cầm) của Trung Quốc. Không có cây đàn một dây nào phát ra cả một hệ thống âm bồi vừa có tính phổ cập, vừa có tính nghệ thuật cao như cây Đàn Bầu của Việt Nam



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/34CE9D1DA4714CE58BD0D80A1E93BC96.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 02.07.2005 01:39:44
Đàn Đáy

Đàn Đáy thuộc họ dây chi gẩy là nhạc cụ của người Việt. Vì đàn không có đáy, nên có tên chữ là Vô đề cầm.

Hộp đàn hình thang cân, đáy lớn rộng 24 cm, đáy nhỏ rộng 20 cm. Đáy đàn khoét một khoảng trống hình chữ nhật. Thành đàn cao khoảng 9 cm bằng gỗ cứng. Mặt đàn làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc, trên mặt có gắn một cái thú để mắc dây. Cần đàn dài 1,16 cm trên có gắn từ 10 - 12 phím bằng tre. Đầu đàn hình lá đề có 3 trục gỗ để lên dây. Đàn có 3 dây bằng tơ xe, cách nhau một quãng 4 đúng, khi nhạc công bấm vào cung phím thứ nhất trên cả 3 dây, sẽ cho 3 âm: Sol - Dô1 - Fa1 (khác với các loại đàn khác, Đàn Đáy cổ truyền không bao giờ đánh dây buông).

Đàn Đáy chỉ dùng để đệm cho hình thức âm nhạc duy nhất - Hát ả Đào. Theo phó giáo sư tiến sĩ Thụy Loan, phải tới thế kỷ XVI - XVII - XVIII Đàn Đáy mới xuất hiện ở các đình (Lỗ Hạnh, Hoàng Xá) và đền (Tam Lang). Tóm lại, niên đại xuất hiện của Đàn Đáy được các nhà nghiên cứu nghi nhận sớm nhất là thế kỷ XV. Niên đại xuất hiện này hoàn toàn phù hợp với những ghi chép trong thư tịch cổ và những tư liệu mỹ thuật đã được phát hiện.

Từ hình dáng, âm thanh đến thể loại âm nhạc mà Đàn Đáy biểu diễn chỉ có ở Việt Nam - Đàn Đáy là nhạc cụ do người Việt Nam sáng tạo.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/A2AF157A95DA4776B679CDB6ABB52464.jpeg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Nhạc Cụ Dân Tộc - 02.07.2005 01:41:00
Đàn Nhị

Đàn Nhị còn có tên gọi khác là Cò Líu, Cò Lòn hoặc Nhị Líu, Nhị Lòn, là nhạc khí dây, chi kéo cung vĩ.

Theo tài liệu khảo cổ đã phát hiện ở chùa Vạn Phúc (Phật Tích - Thanh Sơn - Hà Bắc) có khắc chạm một dàn nhạc ở bệ đá kê chân cột chùa Phật Tích, với những nhạc cụ có xuất xứ từ ấn Độ và Trung Hoa. Dàn nhạc đó gồm 10 nhạc công ǎn mặc giống như người Chǎm và chơi các loại nhạc cụ trong đó có một nhạc cụ gần giống như Đàn Hồ 2 dây và là tiền thân của cây đàn Nhị bây giờ. Cǎn cứ vào đó người ta đã ước đoán Đàn Nhị có thể du nhập vào Việt Nam theo con đường của người Chǎm và cũng có thể du nhập theo con đường Trung Hoa tùy theo từng thời gian địa điểm khác nhau. (Theo lịch sử âm nhạc của giáo sư Trần Vǎn Khê và Vǎn Thương)

Đàn Nhị làm bằng gỗ gụ hay trắc. Bầu cộng hưởng gọi là bát nhị. Bát nhị hình ống rỗng lòng, dài khoảng 13,8 cm, một đầu bịt da trǎn hay da kỳ đà. Cần đàn tròn không có phím, đầu dưới cắm xuyên qua bầu đàn, đầu trên gọi là Thủ đàn. Thủ đàn hình đầu con cò, có gắn hai trục gỗ tròn để lên dây, có khi trục đàn được chạm khắc cầu kỳ.

Ngựa đàn làm bằng tre hay gỗ dài 1 cm đặt khoảng giữa mặt da. Khuyết đàn còn gọi là "Cữ đàn" là một sợi tơ xe néo vào 2 dây đàn. Cữ đàn có tác dụng điều chỉnh độ cao thấp của âm thanh. Khi đưa cữ đàn xuống là làm ngắn quãng dây phát âm, đàn có giọng cao. Khi đẩy cữ đàn lên, làm dài quãng dây phát âm, đàn có giọng trầm.

Cung vĩ làm bằng tre, hoặc gỗ được uốn cong hình cánh cung, người ta mắc vĩ như dây cung. Vĩ đàn đặt giữa hai dây, khi đàn vĩ cọ xát vào dây phát ra âm thanh.

Đàn Nhị có 2 dây bằng tơ xe, gần đây đã thay bằng dây kim khí, được lên theo quãng 5 đúng. Ví dụ muốn đánh những bài Bắc (có tính chất vui) tương ứng với hai âm G1 - D2, bài Nam (tính chất buồn) F1 - C2, bài Chèo C1 - G1...

Đàn Nhị thường tham gia trong dàn Nhã Nhạc, phường Bát Âm, ban nhạc Tài Tử, ban nhạc Chầu Vǎn, dàn nhạc sân khấu Tuồng, Chèo...

Ngày nay nhiều nhạc sĩ đã sáng tác các tác phẩm cho cây Đàn Nhị. Nhờ những tác phẩm ấy, Đàn Nhị đang dần trở thành cây đàn độc tấu có chất lượng nghệ thuật cao.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/7DDD0D65BECF4DB79CE15CBC6CFD88D1.jpg[/image]
Attached Image(s)
Love mickey,

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 4 trang, bài viết từ 61 đến 90 trên tổng số 100 bài trong đề mục