Nhạc Cụ Dân Tộc
Thay đổi trang: << < 7 | Trang 7 của 7 trang, bài viết từ 91 đến 100 trên tổng số 100 bài trong đề mục
mickey 02.07.2005 01:43:00 (permalink)
Kanhi

Đàn Kanhi là nhạc cụ họ dây, chi kéo của dân tộc Chǎm. Kanhi có hình dáng gần giống với Đàn Nhị của người Việt, chỉ khác bầu cộng hưởng của nó làm bằng mai con rùa. Vì vậy còn gọi là "Nhị Mai Rùa".

Đàn gồm một cần bằng tre dài khoảng 84 cm, một đầu cắm xuyên qua bầu cộng hưởng, đầu trên lắp hai trục để lên dây. Hai dây đàn bằng dây tơ se lên theo quãng 4. Một sợi dây tơ néo 2 dây vào sát cần đàn gọi là "cữ đàn" có tác dụng điều chỉnh độ cao thấp của âm thanh. Khi đưa cữ đàn xuống làm ngắn quãng dây phát âm, đàn có âm thanh cao. Đẩy cữ đàn lên làm dài quãng phát âm, đàn có âm thanh trầm.

Cung kéo bằng tre uốn cong hình cánh cung, dây kéo làm bằng lông đuôi ngựa dài khoảng 65 cm được luồn vào giữa hai dây đàn. Khi diễn tấu người sử dụng kéo, đẩy cọ sát dây kéo vào hai dây đàn để phát ra âm thanh.

Mặt đàn làm bằng gỗ xốp, nhẹ, ở giữa gắn một bộ phận gọi là "ngựa đàn" dùng để mắc dây.

Âm thanh của Kanhi ấm, nhẹ nhàng hơi huyền bí, bi ai nên người Chǎm thường dùng nó trong các đám tang và hát lễ.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/3F4A6F9156E249FE8C86B71688567C16.jpg[/image]
Attached Image(s)
#91
    mickey 02.07.2005 01:44:29 (permalink)
    K'ný

    K'ný Người Giarai chỉ có một nhạc cụ dây kéo duy nhất đó là đàn K'ný. K'ný thuộc họ dây chi kéo.

    Thân đàn K'ný làm bằng một ống nứa có đường kính tối đa là 3 cm dài khoảng 66 cm. Phía trên ống gắn một khóa lên dây. Phía dưới ống gắn một chốt mắc dây bằng gỗ. Một dây đàn bằng sắt được mắc từ trục lên dây thẳng xuống chốt mắc dây phía dưới.

    Người ta gắn trên thân đàn 6 phím đàn theo thang âm ngũ cung : C ; D ; F# ; G ; A. Một đầu dây truyền âm được buộc chặt vào dây đàn phía gần chốt mắc dây, còn đầu dây kia được luồn vào giữa màng rung rồi chốt lại. Màng rung bằng vẩy Tê Tê, hoặc miếng sừng trâu được nạo mỏng. Cần kéo là một thanh nứa dài khoảng 40 - 45 cm được chuốt nhỏ dần về phía ngọn.

    Khi chơi đàn người ta ngậm màng rung vào miệng, đẩy thẳng dây truyền âm sao cho có độ cǎng hợp lý rồi dùng cần kéo đã được sát nhựa cây Kơchik để kéo đàn. Âm thanh từ dây đàn tác động vào dây truyền âm làm rung màng rung. Lúc này miệng người chơi đàn chính là thùng vang. Điều quan trọng gây ra âm sắc kỳ lạ của K'ný chính là sự kết hợp cùng lúc giữa âm của đàn với giọng hát của người chơi đàn. Chính vì vậy người Giarai gọi K'ný là đàn biết hát.

    Trong cuốn "Nhạc cụ dân tộc thiểu số" của giáo sư, tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh khi bàn về các quãng cao độ của K'ný ông viết "Cao độ của các âm trong thực tế không hoàn toàn chuẩn". Điều này có nguyên nhân ở tính chất nửa đàn nửa hát trong nguyên tắc tạo âm. Khẩu hình người chơi thay đổi, lại được tạo ra bởi những phổ âm bồi và sóng âm ổn định. Nhưng nhờ đó mà tạo nên sắc thái huyền ảo của K'ný. Các nghệ nhân vẫn thường sử dụng thang ngũ âm. Sau đây là 1 trong các thang âm ngũ cung của người Giarai : Đô1 - Rê1 - Fa#1 - Sol1 - La1.

    K'ný là nhạc cụ dành riêng cho nam giới. K'ný chỉ được phép chơi trong nhà rông trên chòi, trên rẫy vì đồng bào Giarai cho rằng : "Với âm sắc huyền ảo K'ný là tiếng nói của thần linh".



    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/5CF91A576E474E7E8B1EEAB6FD2CCDA4.jpg[/image]
    Attached Image(s)
    #92
      mickey 02.07.2005 01:46:04 (permalink)
      Đàn nguyệt

      Đàn Nguyệt là nhạc cụ họ dây chi gẩy của người Việt, đàn còn có các tên gọi khác: Đàn Kìm, Vọng Nguyệt Cầm hoặc Quân Tử Cầm. Mặt đàn hình tròn đường kính 30 cm bằng gỗ nhẹ, xốp để mộc. Trên mặt đàn có gắn một bộ phận để mắc dây, gọi là Thú.

      Thành đàn mỏng làm bằng gỗ cứng cao khoảng 6 cm, đáy bịt gỗ, không có lỗ thoát âm. Cần đàn dài khoảng 100 cm có gắn 10 phím theo thang 5 âm (7 phím gắn ở cần đàn, 3 phím gắn ở mặt đàn). Thủ đàn lắp 4 trục lên dây nhưng chỉ mắc 2 dây bằng tơ xe nay đã thay bằng dây nilon).
      Hai dây Đàn nguyệt lên cách nhau một quãng 5 đúng: Fa - Đô1; Sol - Rê1 hoặc quãng 4 đúng G - C1 ; D1 - G1 Ngày xưa nhạc công gẩy đàn bằng móng tay, ngày nay bằng miếng gẩy nhựa hoặc đồi mồi.


      Đàn Nguyệt thường được sử dụng đệm cho Hát Vǎn, Ca Huế, Ca Tài Tử, nhạc Bát Âm, Nhạc Lễ, và dàn nhạc sân khấu truyền thống.

      Ngày nay Đàn Nguyệt đã được các nhạc sỹ sáng tác thêm nhiều tác phẩm để độc tấu như : Quê Ta, Chung Một Niềm Tin của Xuân Khải, Tình Mẹ của Trần Luận, Tình Quân Dân của Xuân Ba...



      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/A20111D2B4A44B3CABCBA6EFDBD1E8F7.jpg[/image]
      Attached Image(s)
      #93
        mickey 02.07.2005 01:47:14 (permalink)
        Đàn Tranh

        Đàn Tranh là nhạc cụ của người Việt (Kinh). Đàn thuộc họ dây chi gảy. Vì có 16 dây nên đàn còn có tên chữ là Thập lục.
        Đàn Tranh hình hộp dài. Khung đàn hình thang có chiều dài 110 -120 cm. Đầu lớn rộng khoảng 25 - 30 cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộmg khoảng 15 - 20 cm gắn 16 khoá lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05cm uốn hình vòm. Ngựa đàn còn gọi là (con Nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh. Dây đàn làm bằng kim loại với các cỡ dây khác nhau. Khi biểu diễn nghệ nhân thường đeo 3 móng vào ngón cái, trỏ, giữa để gẩy. Móng gẩy làm bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sừng hoặc đồi mồi.

        Âm sắc Đàn Tranh trong trẻo, sáng sủa thể hiện tốt các điệu nhạc vui tươi, trong sáng. Đàn Tranh ít thích hợp với những tính cách trầm hùng, khoẻ mạnh. Tầm âm Đàn Tranh rộng 3 quãng 8, từ Dô lên Dô3.

        Đàn Tranh thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các dàn nhạc Tài Tử, phường Bát Âm, dàn Nhã Nhạc và các dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

        Theo giáo sư tiến sĩ Trần Vǎn Khê: Nguồn gốc Đàn Tranh Việt Nam là đàn "Tranh" giống như đàn "Sắt" từ Trung Quốc truyền sang nước Việt có thể từ đời Trần hay trước nữa, dùng trong dân dã dưới dạng 9 dây, 15 dây, 16 dây và từ xưa đến giờ thay đổi số dây từ dây tơ sang dây cước (dây đồng) đến dây thép. Nhưng qua 7, 8 thế kỷ, người nước Việt dùng nó, tạo cho nó một phong cách đặc thù trong thủ pháp, ngón đàn, tay nhấn nhá, trong thang âm điệu thức. Đàn tranh đã thành nhạc cụ hoàn toàn mang tính dân tộc Việt Nam vì đã được người Việt ưa dùng, truyền từ đời này đến đời kia hằng 7 - 8 trǎm nǎm, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người Việt, và nói rõ ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam.



        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/1897AE007F6141119539FBD55853BF85.jpg[/image]
        Attached Image(s)
        #94
          mickey 02.07.2005 01:48:48 (permalink)
          Đàn Tính

          c là nhạc cụ của các dân tộc Tày, Nùng, Thái cư trú tại các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam. Người Tày, Nùng gọi là Tính Then, người Thái gọi là Tính Tẩu (Tính là đàn, Tẩu gọi là quả bầu).

          Đàn Tính thuộc họ dây, chi gẩy. Đàn gồm các bộ phận: Cần đàn, bầu đàn, mặt đàn, thủ đàn và dây đàn. Cần đàn làm bằng gỗ nhẹ mềm, thớ quánh, thường là gỗ thừng mực hoặc gỗ dâu. Người ta đo chiều dài cần đàn khi chế tác là 9 nắm tay người chơi đàn (tương ứng với chiều dài 75 -90 cm). Kinh nghiệm dân gian cho thấy số đo này hợp với cỡ giọng người chơi đàn.

          Thủ đàn cong hình lưỡi liềm hay hình con chim, gắn hai hoặc ba trục lên dây. Bầu đàn làm bằng vỏ quả bầu nậm già, tròn và dày đều. Mặt đàn bằng mo bương hoặc gỗ quế bào mỏng chừng 3 mm. Dây đàn se bằng tơ tằm vuốt sáp ong hay nhựa khoai lang (nay người ta làm bằng dây cước). Ngựa đàn là một mảnh tre hoặc miếng gỗ cắt nhỏ, hình thang. Phía dưới ngựa đàn khoét hình vòng tròn hoặc hình chữ M, đặt chính giữa áp sát vào mặt đàn.

          Tính có 2 loại, loại mắc 2 dây và loại mắc 3 dây. Loại 2 dây, lên dây cách nhau quãng 4, 5. Loại 3 dây cũng lên dây như vậy nhưng có một dây cách dây cao 1 quãng 8.

          Âm vực đàn tính rộng hơn hai quãng 8, khoảng âm quãng 8 thứ nhất từ Đô1 đến Đô2 tiếng đàn vang thanh thoát giàu tình cảm, đây là khoảng âm được sử dụng nhiều thường đánh giai điệu. Khoảng âm quãng 8 thứ 2 từ Dô2 -Dô3, tiếng đàn hơi mờ, cộc ít khi sử dụng. Tính Tẩu có khả nǎng diễn tấu nǎng động, linh hoạt. Các ngón kỹ thuật thường tập trung ở tay trái : Trượt, vuốt, luyến, láy, rung và đặc biệt kỹ thuật búng, gẩy tại chính nốt bấm cho hiệu quả âm thanh mềm mại.

          Đàn Tính được dùng đệm hát trong các nghi lễ Then của người Thái, Tày, Nùng. Các ông bà Then vừa hát vừa tự đệm cho mình. Riêng Tính Tẩu còn được dùng đánh đệm cho hát giao duyên và cho múa xòe Thái. Trong hai trường hợp này thì Tính Tẩu chỉ dùng cho nam giới còn trong Then của Tày chỉ dành cho nữ giới.



          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/A4CFEE9F838F418CAEFFC5357C4DE62B.jpg[/image]
          Attached Image(s)
          #95
            mickey 02.07.2005 01:50:21 (permalink)
            Tỳ Bà

            Tỳ Bà tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người Việt. Nhiều tài liệu đã cho biết, Tỳ Bà xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa, rồi ở Nhật Bản với tên gọi BiWa.

            Người ta chế tác Tỳ Bà bằng gỗ Ngô Đồng. Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi. Mặt đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn. Đầu đàn (hoặc thủ đàn) cong có chạm khắc rất cầu kỳ, khi là hình chữ thọ, khi là hình con dơi. Nơi đầu đàn gắn bốn trục gỗ để lên dây.

            Toàn bộ chiều dài của thân đàn có số đo từ 94 - 100 cm. Phần cần đàn có gắn 4 miếng ngà voi cong vòm lên gọi là Tứ Thiên Vương. Tám phím chính làm bằng tre hoặc gỗ gắn ở phần mặt đàn cho các cao độ khác nhau. Thuở xưa dây đàn se bằng tơ tằm rồi đem vuốt sáp ong cho mịn, ngày nay người ta thay dây tơ bằng dây nilon. Đàn có 4 dây lên theo 2 quãng 4, mỗi quãng 4 cách nhau một quãng 2: Đồ - Fa - Sol - Đô1 hoặc Sol -Đô1 - Rê1 - Sol1. Khi chơi đàn nghệ nhân gẩy đàn bằng miếng đồi mồi hoặc miếng nhựa.
            ở Việt Nam đàn Tỳ Bà có mặt trong các dàn nhạc: Nhã nhạc, Thi nhạc của cung đình, Thiền nhạc của phật giáo, ban Nhạc tài tử, Phường bát âm, Dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

            Mặc dù đàn Tỳ Bà có xuất xứ từ các nước khác, nhưng qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa và trở thành cây đàn của Việt Nam, thể hiện sâu sắc, đậm đà những bản nhạc mang phong cách của dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực khí nhạc.



            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/4F29A330542B4E67BF8B58ED36180174.jpg[/image]
            Attached Image(s)
            #96
              vnthuquanh3 13.02.2006 16:12:39 (permalink)
              Bác nào sưu tầm được cho iem mấy file nhạc Đàn bầu thi cảm ơn quá xá...
              #97
                Tố Tâm 14.02.2006 00:00:49 (permalink)


                Trích đoạn: vnthuquanh3

                Bác nào sưu tầm được cho iem mấy file nhạc Đàn bầu thi cảm ơn quá xá...


                Bạn hãy qua phòng nhạc không lời, TT có post tiếng đàn bầu của nghệ sĩ Đức Thành đó. Thân
                #98
                  nhu quynh 10.03.2006 14:02:44 (permalink)
                  Mình muốn tìm hiểu kĩ hơn về cây đàn nguyệt. Mọi người có thể giúp không? Nghe nói người sáng tạo ra cây đàn nguyệt là con gái một vị tướng thời Trần thế kỉ mười ba tên là Trần Thị Công Dung không biết có đúng không? Vậy cây đàn nguyệt là do người Việt chế hay du nhập từ Trung Quốc? Nếu do Trần Thị Công Dung chế ra mình muốn tìm hiểu tiểu sử của bà, và mọi người chỉ chỗ nghe đàn nguyệt hộ mình nha. Cảm ơn nhiều.
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.03.2006 15:55:00 bởi nhu quynh >
                  #99
                    thangngaydongbao 05.09.2011 17:00:11 (permalink)
                    Tuyệt vời.Cám ơn chủ topic rất nhiều. Bạn đã cung cấp cho người đọc như mình một hệ thống kiến thức về các loại nhạc cụ phong phú đến thế lại kèm theo hình ảnh để phân biệt rõ ràng nữa .
                    Thay đổi trang: << < 7 | Trang 7 của 7 trang, bài viết từ 91 đến 100 trên tổng số 100 bài trong đề mục
                    Chuyển nhanh đến:

                    Thống kê hiện tại

                    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                    Kiểu:
                    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9