.
VÁY XƯA
Tháng Tám có lệnh vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi-hùng
Không đi thời chợ không đông
Đi ra bóc lột quần chồng sao đang
Có quần ra quán bán hàng
Không quần ra đứng
đầu làng trông quan ! (Ca-dao)
Váy xưa vốn ở thôn làng
Váy ra đổng ruộng váy làm nghiệp nông
Nhổ mạ, cấy lúa ngoài đồng
Chăn trâu , cắt cỏ… tiền công chẳng màng
Về vườn đảm việc nông tang,
Nuôi tằm, dệt cửi xóm làng khỏi chê
Trồng khoai, trồng bắp trồng chè (trà)…
Một tay tần-tảo việc nhà giỏi-dang
Váy làm rạng rỡ họ hàng
Để rồi váy bước sang ngang theo chồng
Váy lo sản xuất giống dòng
Nuôi con khôn lớn để hòng độ thân
Tuy già váy vẫn tảo-tần
Đầu mom, cuối bãi gánh gồng sớm hôm
Nông, tang, nội-trợ vẹn tròn
Khai sơn, lấp biển công còn phải thua
Thình-lình lệnh một ông vua
Cấm quần không đáy cho vừa lòng ai
Ngai vàng ông hỡi có hay
Đêm che nhờ tối, ban ngày tô-hô !
Thương cho thân phận hứng dừa …
RĐinh
Thời tự chủ, với ý quyết xoá bỏ hết tàn tích nô lệ về y phục, vua Lê Thần Tông niên hiệu Thịnh Đức năm đầu (1653) định phép ăn mặc cho quan dân. Vua Lê Huyền Tông niên hiệu Cảnh Trị thứ ba (1665) cấm đàn bà con gái không được mặc áo có thắt lưng và mặc quần có ống chân (nghĩa là bắt buộc phải mặc váy)
Từ năm 1828 đàn bà cả nước ta đều phải mặc quần theo lệnh của vua Minh Mạng
Nhưng thực tế thì "phép vua thua lệ làng". Đằng sau luỹ tre xanh, mọi chuyện trong nhà ngoài xóm đều được dàn xếp theo bộ luật bất thành văn "lệnh ông không bằng cồng bà". Vua nói vua nghe, váy bà bà mặc. Minh Mạng làm sao mà đụng được vào cái váy của các bà nhà quê đàng ngoài! Trong lúc tỉnh thành xôn xao kháo nhau cởi váy mặc quần thì thôn quê miền Bắc vẫn khư khư giữ cái váy
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.05.2015 18:36:51 bởi Rdinh >