Tổ Quốc
hoaphonglan1911 24.09.2008 18:12:53 (permalink)
Nguồn: http://www.nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1584

(NCTG) Hàng xóm nhà mình có bạn Hoàng, 6 tuổi, mới cùng bố mẹ về Việt Nam sống sau một thời gian dài ở nước Nga.

"... dù có sao - vẫn Tổ Quốc trong lòng..." (Nguyễn Duy, "Nhìn từ xa... Tổ Quốc")

Bạn Hoàng sinh ra ở đó. Bạn nói tiếng Nga như gió mà vẫn biết nói cả tiếng Việt, mặc dù tiếng Việt của bạn hơi buồn cười. Nhưng mọi người trong xóm nhà mình, ai cũng thích nghe Hoàng kể chuyện. Có lẽ các con thích cái giọng lên bổng xuống trầm của bạn ấy, cả cách dùng từ đôi khi rất ngộ nghĩnh nữa. Hoặc các con thích nghe những câu chuyện về một đất nước xa xôi, có tuyết, có rừng, có nhiều điều mà ở Việt Nam mình không có.
Về nhà, con hỏi bố, vì sao ở nước Nga hay thế, đẹp thế, mà bạn Hoàng lại về Việt Nam hẳn làm gì?
Bố bảo: “Vì Việt Nam là Tổ Quốc của Hoàng.” Con hỏi: “Tổ Quốc là gì? Và vì sao lại cứ phải trở về Tổ Quốc?
Thật khó trả lời câu hỏi của con cho đúng. Ngay cả người lớn, không phải ai cũng có được một câu trả lời đúng cho mình, rằng thế nào là Tổ Quốc.
Hồi còn nhỏ, bố từng đọc được một câu chuyện của một tác giả người Nga, bây giờ bố không còn nhớ chính xác nữa. Chỉ nhớ, nhà văn viết rằng, ngay cả những con hồng hạc kiếm ăn trên đầm lầy ở một đất nước xa xôi, đến tối cũng nhớ về Tổ Quốc của mình, nơi hàng trăm năm loài hồng hạc đã từng ở, vì thế mà chúng co một chân lên mà ngẫm nghĩ. Không đêm nào là chúng không nghĩ về nơi ấy, cho dù không sống ở đó nữa.
Mà không chỉ loài chim hồng hạc. Có những con vật nếu bị đem đi khỏi nơi thân quen của mình, nơi dòng giống loài vật ấy thường sống, chúng đôi khi không thích nghi được, hoặc vì nhớ thương nơi cũ mà chết. Hồi xưa bố học ở Nga, một lần vào vườn Bách Thú, bố thấy có con hươu cao cổ châu Phi bị ốm nặng. Và người coi thú đã giải thích với bố rằng, hình như hươu nhớ cái nắng nóng ở châu Phi, hay nhớ những người bà con của mình nên sống không được vui.
Ngay cả cây cỏ cũng thế, con ạ. Chú Bình, bố của bạn Hoàng, mang từ Nga về một cây bạch dương bé. Nhưng dù chú ấy đã trồng cẩn thận, chăm bón đến thế nào, thì cây bạch dương cũng lụi tàn khá nhanh. Có thể, nếu không chết thì nó cũng sẽ sống rất còi cọc – thân sẽ khẳng khiu và không cao lớn được. Vì nó cũng nhớ Tổ Quốc của nó, nơi những cánh rừng bạch dương thân trắng mọc bạt ngàn, nơi giá rét chứ không ấm áp như ở đây.
Như vậy, Tổ Quốc thật cần cho mỗi một con người, mỗi một con vật, thậm chí, mỗi một loài cây cỏ, con nhỉ? Vì đó là nơi gốc rễ sâu xa của ta, nơi từ ngày xửa xừa xưa, các cụ, các ông bà của mình đã sống.

Làm sao để con biết và thêm yêu Tổ Quốc... - Ảnh: Xuân Bình

Con hỏi, có nhất thiết phải về Tổ Quốc không? Theo bố, không nhất thiết cứ phải về sống ở Tổ Quốc mới thỏa lòng yêu mến, nhớ thương Tổ Quốc. Rồi sẽ đến một lúc nào đó, người ta sẽ không còn hỏi nhau: “Anh là người nước nào?” nữa. Đó là lúc các con đã đi khắp nơi trên thế giới, có thể dừng chân ở bất kỳ nơi đâu mình muốn, nơi nào mình có thể làm việc và học tập một cách thoải mái. Và Tổ Quốc chung khi ấy của chúng ta chính là trái đất này. Tuy nhiên, trong sâu thẳm, ta vẫn biết, ta là người của một miền đất nho nhỏ, nơi có những người giống ta, nói cùng một thứ tiếng nói thân yêu, có chung một màu da, màu tóc, ánh mắt, thậm chí đến cả những thói quen. Đó còn là nơi có những người thân của ta ở. Ví dụ, bạn Hoàng có bố, có mẹ ở bên, nhưng bạn ấy vẫn biết, ở Việt Nam có ông bà, có các cô chú bác, có ngôi nhà khi xưa bố mẹ bạn ấy đã từng ở. Bạn ấy có thể nói về Việt Nam bằng từ “của tôi” một cách đĩnh đạc, còn nói về nước Nga, bạn ấy có thể dùng từ “yêu quý, tươi đẹp” mà không thể nói “Nước Nga của tôi” được. Vì thực ra, bạn ấy tuy sinh ra và lớn lên ở nước Nga, nhưng lại không phải người Nga.
Hoàng có thể chỉ nói tiếng Nga, chơi với các bạn người Nga, ở mãi nước Nga mà không cần về Việt Nam nữa. Rồi lớn lên, bạn ấy có thể hoàn toàn quên hẳn mình là người Việt Nam. Thế có sao không con? Chẳng sao cả. Bạn ấy vẫn sống, vẫn làm việc, mọi điều đều ổn. Thế nhưng, bạn ấy sẽ không có được một miền đất để nói “của tôi, là của tôi”.
Ngược lại, bố biết nhiều người có bố là người Việt, mẹ là người nước ngoài, sống ở châu Âu từ nhỏ, không nói được tiếng Việt, nhưng họ luôn muốn tìm về Việt Nam để nhận “Tổ Quốc”. Để làm gì nhỉ? Để được nói: “Tổ Quốc của tôi”.
Con cũng vậy. Con có ông bà của con, bố mẹ của con, những đồ chơi của con, cái giường của con, căn phòng của con… Và cả Tổ Quốc của con nữa. Những gì là “của con” đối với con là thân thương và yêu quý, đôi khi con có thể rời xa, nhưng không muốn mất đi mãi mãi.
Bố mẹ bạn Hoàng quyết định trở về, sống hẳn ở Việt Nam, vì bố mẹ bạn ấy muốn bạn ấy hiểu Tổ Quốc mình hơn: thế nào là hoa đào nở vào ngày Tết, thế nào là hoa phượng nở mùa hè, thế nào là hoa sữa làm thơm lừng cả đường phố vào mùa thu, và thế nào là những cơn gió mùa đông Bắc tràn về khi đông tới.
Bố mẹ Hoàng muốn bạn ấy sống gần gũi với ông bà, với những người thân, để cùng có những kỷ niệm đẹp với họ. Như là đêm Trung Thu tháng trước ấy, bạn Hoàng đã rất vui vì được đi rước đèn cùng các anh chị em họ và cùng các bạn hàng xóm như con. Các con đã hát, đã cùng nhau vẽ mặt nạ, đi nặn bánh dẻo ở Viện Bảo tàng Dân tộc học. Các con đã cười to ơi là to khi bạn Hoàng nặn ra một cái bánh to đùng rất buồn cười! Sau này, có thể Hoàng sẽ lại đi một nước nào đó để học, để sống, thì bạn ấy cũng có thể hình dung ra Tổ Quốc thật rõ ràng, qua những kỷ niệm của riêng mình chứ không chỉ theo lời kể của mẹ nữa.
Khi nào lớn lên, con sẽ biết, thật tuyệt vời biết bao nếu mình được nhớ về một miền đất “của mình”, về những người thân của mình qua những kỷ niệm đẹp.
Bố Tấn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.09.2008 18:14:41 bởi Thanh Vân >
#1
    meta4954 25.09.2008 10:26:48 (permalink)
    Tổ quốc ơi! Bé Quyên có tội tình gì? 
     
     
     
    Đồng chí Trung Kiên thật không hổ danh chiến sĩ anh hùng của Củ Chi, thành đồng đất thép Nam Bộ. Là đứa con út trong một gia đình cách mạng truyền thống, các anh Hai Đúng, chị Ba Quờn lần lượt hy sinh cho chiến trường nội thành trong thời kỳ quyết liệt nhất của lịch sử chông Mỹ cứu nước. Trong sổ công trạng của đội biệt động 67 nội thành, đồng chí Ba Dung có chép : đồng chí Hai Đúng đã anh dũng hy sinh sau khi đặt chất nổ DH 10 vào Snack bar Hollywood tiêu diệt . . . vài trăm tên lính Mỹ. Chở xác anh bê bết máu trên chiếc xe thổ mộ mà hai Đúng dùng làm kế sinh nhai và cũng là phương tiện thăm dò chiến trường, chắc chỉ một mình đồng chí Ba Dung và Đăng biết rõ anh mình chết vì cái gì  Chẳng biết vì nụ xoè quá nhậy hay vì chị giao liên tên Hai Kiểng giao hàng quá trễ mà mới chuyển hàng trên chiếc xe đạp len lỏi giữa chợ thì phát nổ. Hai Kiểng hy sinh tại chỗ cùng với 26 tên địch gồm đàn bà và trẻ con trong chợ. Hai Đúng chậm chân , một trận mưa đòn gánh, gậy gộc và đủ thứ hầm bà lằng như rau cỏ, hột vit . . . giáng xuống. Dĩ nhiên Hai Đúng cũng không sống nổi.
    Sinh ra trong một gia đình cách mạng truyền thống gồm một anh và một chị, ba má anh đặt tên hai anh em là Đúng và Đắng với cầu mong cho các con của mình sau này chỉ làm những chuyện đúng đắn. Danh từ truyền thống có nghĩa là những đặc điểm được lưu truyền bao đời. Ba của Út Đắng cũng là chiến sĩ của đôi quyết tử 950 Đặc khu Sài Gòn, hy sinh ở Hồng Ngự Đồng Tháp Mười. Mẹ của Út Đắng cũng chết sau đó chưa đầy một năm trong cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa. Đồng chí Ba Dung đưa toàn bộ 3 anh em Út Đắng vào mật khu nuôi dưỡng trong tình thương bao la của Đảng . Riêng đồng chí Ba Quờn thì thật khó mà báo cáo lên đảng sao cho xuôi. Ma chay cho anh Hai xong, chẳng ít lâu sau Ba Quờn lãnh một dao lút cán của mấy tên Mỹ say rượu giành gái trong Bar Bamboo. Chết vì ghen mà cả Hà Nội dành một phút mặc niệm cho người chiến sĩ trung hậu đảm đang của miền Nam kiên cường bất khuất. Trong lúc đó báo chí phản động miền Nam chỉ dành cho có vài dòng về cái chết của một cô gái điếm.
    Lần này Út Đắng được trên giao cho nhiệm vụ đặt chất nổ tiêu diệt bọn cố vấn Mỹ ở khách sạn Metropol thường xuyên đến ăn uống tại bar Mỹ Hương trên đường Nguyễn Cư Trinh ngay trung tâm Sài Gòn. Địa điểm này có một trở ngại là phải phải căn đúng giờ vừa tránh bọn công an cảnh sát lảng vảng mà cũng phải tránh giờ xe buýt đậu án ngữ làm giảm tầm sát thương của chất nổ . Găng nhất không phải là xe buýt (còn gọi là xe công quản chuyên chở), cũng không phải một ngày 2 chuyến xe chở công nhân nữ Sakymen (Sài Gòn Kỹ Nghệ Mền Len) thường đậu ngay trước cửa bar, mà là chuyến ra quân này Út Đắng phải đèo theo một cục nợ : Khen.
    Mười bảy tuổi, lính tuyển mộ từ xe đò. Có một loại tân binh chẳng biết gốc gác từ đâu, đó là lính tuyển mộ ngay trên quốc lộ . Năm 1966 vì nhu cầu chiến trường, các toán du kích địa phương thường đắp đất thành ụ ngay trên lộ để chặn xe đò bắt lính. Thường thì chỉ bắt lính vào lúc nhá nhem tối hoặc trời chưa tảng sáng, sau đó phải trốn ngay vào rừng vì quân đội nguỵ sẽ mỏ ngay cuộc hành quân khai thông quốc lộ. Có những đơn vị nguỵ không có xe ủi đất, mướn đồng bào địa phương dùng cuốc xẻng để san bằng ụ đất. Nực cười. Đêm du kích chĩa súng lùa đồng bào đi đắp mô, sáng ra mấy ông lính phát loa kêu gọi đi san bằng. Có điều san mô được trả tiền, có khi được cả ration C nữa (đồ hộp Mỹ). Một đêm "chiến đấu" như vậy bằng hai ngày đi cấy mướn chẳng đi đâu mà thiệt. Đồng bào cũng vui vẻ lắm, coi như tiền trả luôn cho công đắp và công san. Thế nhưng những bộ óc siêu việt của đảng đâu chịu thua. Chỉ thị từ quân uỷ có kèm theo tài liệu huấn luyện dạy cách gài bom vào mô đất sau khi đã giải tán đồng bào ai về nhà nấy. Từ đó đài phát thanh Hà Nội nâng cao những con số thương vong của nguỵ mà thực chất là chính xác chết của đồng bào bị lùa đi đắp mô. Theo hiểu biết của dồng chí Trung Kiên, nhân dân là các anh lớn ngoài Hà Nội còn dồng bào là . . . địch. Không biết có dúng quan điểm cách mạng không nhưng mỗi khi "nhân dân" mà ra tay thì khối "dồng bào" dền tội.
     
    Các xe đò nối đuôi nhau một hàng dài để các chiến sĩ ta tịch thu chiến lợi phẩm. Chủ yếu là gạo và cá khô. Sau đó là thanh niên. Chiến sĩ ta nhận dạng lính nguỵ tài lắm. Vạch ống quần ra, từ ống quyển xuống tới gót chân mà trắng muốt đó là lính nguỵ. Xứ nóng chẳng ai đi giày ngoại trừ lính. Toà Án Nhân Dân sẽ xử đẹp ngay tại chỗ. Còn thanh niên thì được lùa vào rừng ký giấy tình nguyện gia nhập giải phóng quân, được đưa tuốt vô trong rừng già, tiếng là để huấn luyện cũng như phòng tân binh bỏ trốn. Khen là một trong những thanh niên được vinh dự tuyển mộ kiểu đó.
    Các anh đánh giá không sai về Khen. Cậu bé này là một cục nợ. Có lúc họp đảng bộ đồng chí tham mưu đơn vị đã đề nghị dẫn Khen ra đường lộ để thả vì chẳng được tích sự gì hết , lại còn hay khóc làm giảm tinh thần chiến đấu của các đồng chí khác trong giai đoạn nóng sốt của chiến dịch. Làm cứu thương thì sợ máu, giao liên thì không quen đường rừng, chiến đấu thì có tật bắn phải nhắm mắt , dạy mãi không được. Mới tuần trước tiểu đội anh nuôi cũng trả Khen lại cho anh ba Dung : Nó không biết nấu cơm. Hôm nay anh Ba giao của nợ này cho Út Đắng vừa là cho khuất mắt mà biết đâu thay đổi địa bàn may ra nó có thể xuất sắc trong loại công tác nào đó chăng.
    Lần này đánh bằng trái Bô Rô 5 kí lô gram nhận được ở ngay bến xe Nguyễn Kiệm trên đường Trần Quốc Toản (nay là đường 3 tháng 2) do chị Sáu Xuân giao liên của đội trao. Trái và kíp nổ được chuyển cho Út Đắng làm 2 lần, về nhà phải cấu trúc lại. Trái này có gắn sẵn một cái đồng hồ. Có 2 phương án tập kích, một là "bỏ quên" trái đặt trong giỏ đi chợ sau bọt ba ga xe đạp dựng ở hông bức tường bar Mỹ Hương. Cách này an toàn hơn nhưng không trực tiếp "thổi" thẳng vào địch vì sức công phá bị giảm sút khi phải phá đổ bức tường . Phương án thứ hai là cường tập và tìm mọi cách trái nổ phải từ cửa "thổi" thẳng vào . Cách này nếu thành công thì "đạt" nhưng có nguy cơ bị bắt sống. Trước khi ra quân, Út Đắng bắt Khen phải lấy giờ cho đúng giờ đồng hồ ở trái nổ . Từ nhà, trái nổ được căn là 30 phút, trong 30 phút đó, một mặt phải canh chừng đồng chí Khen lần đầu đặt chân lên thành phố, bỏ trốn; một mặt lo đồng hồ ở trái nổ chạy quá nhanh và mặt khác phải canh chừng tên cảnh sát gác trước cửa Bar mà đúng giờ nhất định nào đó khi tên cảnh sát khác tới đổi phiên gác , cả hai tên kéo nhau ra một sạp cà phê vỉa hè cách đó một trăm mét, có lẽ bàn giao sổ sách chi đó khoảng nửa tiếng. Đồng hồ trái vẫn tích tắc chạy, chiếc mô bi lét của Khen đảo mấy vòng trên lộ mà tên cảnh sát ác ôn vẫn chưa rời vị trí. May mắn thay, cuối cùng cũng đến giờ đổi gác, tên cảnh sát bỏ đi theo thông lệ, từ xa chiếc xe chở nữ công nhân hãng dệt vừa trờ tới.
    Đôi mắt đồng chí Trung Kiên bỗng dại đi như mắt cá ươn. Từ miệng một dòng nước miếng nhơn nhớt chảy xuống cằm nhiểu xuống ngực áo . Không biết từ bao giờ, mỗi khi tới giờ khai hoả là đồng chí Trung Kiên lại mắc tật nhiểu nước miếng. Lụp chụp chỉnh cho trái đúng hướng, Út Đắng rời xe mô bi lét của Khen phóng thẳng đến tiếp cận mục tiêu. Một ánh lửa loé lên, tiếng nổ rung chuyển nhà cửa, những thây người méo mó vút lên không trung, vương vãi trên mái tôn, trên những cành me dọc theo đường phố. Út Đắng luồn từ hẻm này qua ngõ khác, bình tĩnh, con mắt vẫn láo liên tìm đồng đội. Nó mà trốn thì không biết ăn nói sao với anh Ba. Nhủ thầm như thế, lấy bộ mặt bình thản, ung dung bước ra thị sát chiến trường . Hành động sai lầm này Út Đắng phải trả giá. Mấy tên cảnh sát dã chiến ùa tơi như có ai chỉ điểm. Út Đắng bị bắt ngay trước bao nhiêu thi hài không toàn thây của nữ công nhân địch, hình như cũng có vài tên Mỹ nhưng vì bị bịt mắt nên Út Đắng không nhìn thấy rõ. Giã từ nội thành thân yêu, tổ quốc ơi Út Đắng này bỏ cuộc rồi.
     
    ________________________________________________________
     
     
    1975, giải phóng hòan tòan miền Nam khỏi ách kìm kẹp của đế quốc Mỹ. Sau nhiều năm ngoài Côn Đảo, được nhà nước đón về bằng tàu đánh cá quốc doanh của nhà nước, Út Đắng được nhà nước chiếu cố cho làm công an biên phòng tỉnh Rạch Giá với cấp bậc khiêm nhượng : Đại uý. Oái oăm thay thủ trưởng của Út Đắng lại chính là Khen, tên đồng đội vô tích sự dạo nào. Trong khi Út miệt mài nơi Côn Đảo thì chiến trường thay đổi một cách khốc liệt. Mỹ cút, nguỵ thì lúng túng chống đỡ một cách thảm hại. Khen bị thương hai lần ở mặt trận An Lộc và sau đó là Xuân Lộc. Lóp ngóp mãi, lâu ngày chầy tháng cũng lên được chức thượng tá và được bổ nhiệm làm thủ trưởng công an biên phòng nơi miền cửa biển trù phú này.
    Sau một cái ôm hôn thắm thiết tình đồng chí, Thượng tá Khen nghiêm giọng :
    - Rất mừng gặp lại đồng chí trong hoàn cảnh này khi đất nước sạch bóng thù và bắc nam thống nhất. Thời chiến chúng ta hy sinh cho đất nước thì nay hoà bình rồi trách nhiệm của chúng ta là phải phục vụ nhân dân. Đồng chí hiểu không?
    - Hiểu mà. Mừng quá chút nữa mày với tao đi nhậu một bữa ôn chuyện cũ nghen.
    Lùi lại tránh cái vỗ vai thân mật, Thương Tá Khen cau mày :
    - Đồng chí nên điều chỉnh lại tác phong của người cán bộ. Ở đây tôi là thủ trưởng, đồng chí là thuộc cấp. Nghe rõ chưa?
    Ngỡ ngàng Út Đắng tắt nụ cười :
    - Dạ rõ.
    Nghĩ thầm : Hèn chi bao nhiêu lần bấm chuông biệt thự nhà nó, bà người ở lần nào cũng nói ông Thượng Tá không có nhà, sau khi hỏi tên tuổi, lý lịch vị khách không mời mà đến. Được rồi, tao mà không ở tù thì giờ này cũng Đại tá chứ thua gì mày. Bản lãnh như tao chỉ cần vài năm là ngồi cái ghế thủ trưởng của mày cho coi . Anh Ba Dung hứa hẹn : Chú chịu khó ở đó lập nhiều chiến công rồi tôi cất nhắc cho. Ngặt một cái là đồng chí Khen có nhiều chiến công hơn chú. Bắt vài vụ vượt biên lớn tôi sẽ đưa chú thay thế đồng chí Khen. Đảng luôn công minh, đền đáp xứng đáng công lao các chiến sĩ.
    Mơ màng nghĩ đến ngày mai tươi sáng, Út Đắng giật mình:
    - Đơn vị chúng ta mỗi tháng có một vụ vượt biên. Mỗi chuyến vượt biên đều do những nhóm khác nhau tổ chức nhưng tựu chung vẫn theo một quy trình giống nhau.
    Trên tấm bản đồ cửa biển Rách Giá, Út Đắng chăm chú nhìn theo ngón tay đồng chí thủ trưởng :
    - Đây là cửa miệt Thứ , nơi các ghe tắc xi có nhiệm vụ đưa rước khách vượt biên và chuyển dầu lên tàu lớn . Tàu lớn đậu ngoài khơi để tránh mắc cạn và tránh tai mắt nhân dân. Chúng ta có 4 đội truy tầm ở 4 ghe mà đêm nay đồng chí chỉ huy một mũi. Chúng ta xuất phát tại đây. Sau khi một pháo sáng được bắn lên, 4 mũi xung phong sẽ xả tốc độ tiếp cận mục tiêu và bắt trọn ổ, đừng cho một tên nào chạy thoát.
    - Làm một điếu thuốc đã đồng chí. Khen chìa gói Vàm Cỏ cho thuộc cấp.
    Út Đắng ngập ngừng rút điếu thuốc bằng hai tay, mắt không rời cái túi áo của đồng chí thủ trưởng như trêu ngươi, lòi lên khỏi túi một chút xíu, một chút xíu đủ thấy đó là gói thuốc Samit đầu lọc của Thái Lan, mà thời buổi cơm gạo hiếm hoi, chẳng biết sao ngài thủ trưởng có được.
    - Theo thường lệ, mỗi chuyến như thế này ta để cho chúng an toàn ra khơi, sau khi nộp cho anh Ba 50 cây, chúng ta vẫn còn chút đỉnh chia nhau. Nhưng lần này hơi khác. Theo chỉ thị mới nhận được sáng nay của anh Ba Dung, để đón mừng ngày sinh nhật bác gần kề và cũng để đánh tan mối ngờ vực của các anh lớn trung ương, chúng ta cần phá vỡ một tổ chức vượt biên để trong đợt bình bầu chiến sĩ thi đua trong các đơn vị vũ trang được gởi về Ba Đình tham dự lễ tưởng niệm sinh nhật bác, chúng ta cần làm một vụ lớn cho báo chí đăng tải . Số vàng anh Ba đã nhận đủ rồi , tất cả chiến lợi phẩm tịch thu của bọn phản động vượt biên, trên cho chúng ta toàn quyền xử lý. Đồng chí nghe rõ và bố trí các anh em trên ghe theo kế hoạch.
    Như chưa yên tâm , Khen nói thêm :
    - Khoan đi đã đồng chí. Cuộc hành quân đêm nay có tầm mức quan trọng cho tương lai của tôi. Anh Ba Dung đã tỏ ra lo ngại rằng tôi khó giữ được chân thủ trưởng này lâu đâu. Trên đang tìm kiếm những sơ sẩy của tôi để chuyển công tác tôi qua ngành giao thông vận tải đấy . Đừng để xẩy vụ này nghe chưa. Bọn chúng mà thoát được ra tàu lớn thì chẳng những tôi, mà đồng chí cũng lôi thôi to đấy.
    Gói Samit, danh vị thủ trưởng Trung Kiên, lời hứa của anh Ba, bánh chất dẻo C4, vàng . . . Tất cả những thứ ấy ngổn ngang trong đầu Út Đắng làm chuyển động những cơ trên mặt tạo thành một nụ cười nham hiểm :
    - Thủ trưởng yên chí. Trung Kiên này đã ra tay thì không sai trật được đâu.
    Thoáng âu lo, mỗi khi Út Đắng tự xưng cái tên Trung Kiên mà đồng chí Ba Dung long trọng đặt năm nào trong dịp lễ gia nhập đảng, là sau đó có nhiều người chết oan. Khen chìa tay ra:
    - Chúc thành công.
     
    _____________________________________________________________
     
     
    - Mình đi gặp mẹ hả ba?
    Bé Quyên hỏi câu này không biết bao nhiêu lần. Chưa bao giờ bé ngủ mà không có mẹ một bên, con búp bê bằng len nằm một bên. Bây giờ xa mẹ mới có hai ngày bé nhớ mẹ quá. Rời Sài Gòn xuống đây cả tuần lễ rồi, cả bố mẹ và bé được dồn lên trên gác không được đi dâu cả. Ăn uống có chị chủ nhà bưng lên. Bé vẫn nhớ mới đêm trước, chú Công dẫn bố, me, và bé đội mưa đi nhà thờ. Cả 4 người ướt như chuột dự một phiên lễ đêm ở nhà thờ chính toà Rạch Giá. Buổi lễ đặc biệt không phải vì chỉ có 4 người xem lễ mà đặc biệt vì nhà thờ đóng cửa, tắt đèn tối thui  Cha Vinh Sơn Liêm (trùng tên với một chân phước tử đạo trăm năm trước, Vincent Liêm) thì thào :
    - Chuyến này cầu xin Đức Mẹ phù hộ cho chúng con đi được bình an. Qua đến bên đó nhớ thư cho cha biết.
    Sau đó mẹ theo chú Công đi mất, mang theo con búp bê trong cái túi xách. Chỉ còn lại hai cha con lầm lũi trở về căn nhà trọ mà vì cẩn thận, lên gác, bố xách theo đôi dép của bố lẫn của bé lên gác. Dép lạ không nên để ở dưới. Tuy chị chủ nhà cũng là người quen mà cũng là một con chiên thân tín của cha Liêm nhưng cẩn thận một chút. Biết đâu?
    Chú Công là con của chủ ghe vượt biên, gia đình khá giả chuyên sống bằng nghề cào tôm ở cửa biển Rạch Giá. Ngoài 2 cái ghe cào, mỗi cái đáng giá một tài sản lý tưởng của biết bao cư dân Rạch Giá , bố của Công còn âm thầm đóng một ghe to lắm để chờ dịp hạ thuỷ. Sau hai năm nằm ụ, bố Công đã móc nối được với công an Rạch Giá để lo liệu một chuyến ra khơi với giá là 150 cây vàng cho đồng chí Khen thủ trưởng ty công an biên phòng. Mỗi đêm Công có nhiệm vụ chuyển người từ ghe cào của mình cùng với gạo, nước , dầu cặn ra tàu lớn đậu tuốt ngoài khơi chờ đủ khách thì nhổ neo vượt biển. Tính cẩn thận bố cho mẹ ra tàu lớn trước ngay đêm dự lễ chui ở nhà thờ cha Liêm với lời dặn : Lên tàu rồi em nhắn với Công nói lại ám hiệu "Thiên Chúa cang liên thần đẳng". Với ám hiệu ấy anh sẽ giao cho Công 20 cây vàng vì như thế là em đã lên tàu an toàn. Tuy Công là người rất đáng tin cậy, và chuyến đi này có đủ bố mẹ, vợ con Công cùng đi nhưng trò lừa gạt người vượt biên cũng nhiều, thời buổi nhố nhăng, đề phòng trước vẫn hơn. Chẳng tin ai cả.
    Xuống ghe taxi, bé Quyên sung sướng lắm, lại sắp được ngủ với mẹ và em ChouChou, tên con búp bê. Đây chỉ là ghe rước khách lên tàu lớn. Mẹ Quyên đã lên tàu từ hôm trước. Mãi đến hôm nay mới đến lượt bé và ba. Ba nói :"đi gặp mẹ". Chỉ một chốc nữa thôi. Bố nói như thế mà bố không bao giờ nói dối. Công bảo hai bố con xuống khoang nằm vì cả hai không có dáng điệu dân miền bể làm nghề cào tôm. Dưới khoang thuyền có để mấy cục đá tảng to tướng. Chú Công bảo là dằn đá cho ghe đằm, đỡ lắc vì sóng cả. Nằm bên bố, mặc kệ mấy cục đá cấn lưng, mặc kệ mùi dầu cặn ngột ngạt, bé miên man nghĩ tới chuyện xin lỗi em ChouChou vì bỏ bê em mấy ngày. Bé cũng thèm rờ vú mẹ nữa mà chuyện này bé xấu hổ không nói cho bố biết.
    Trong đêm vắng, tiếng máy ghe nổ xạch xạch nghe chát chúa như tiếng pháo tết năm nào khi đất nước còn thanh bình lắm. Bé biết chiến tranh là gì, bố nói mai đây chúng ta sẽ sống ở một nơi thanh bình xa hẳn nơi này, ngày nào cũng vui như tết. Bé thích lắm.
    Dường như không phải chỉ có tiếng máy một ghe mà nhiều lắm. Có tiếng quát tháo, tiếng súng nổ, và những ông công an nhảy lên thuyền. Bố và bé nằm im thin thít dưới khoang, bọn chúng chưa nhìn thấy. Tất cả vàng bạc lục soát được dồn vào một cái túi dết của Út Đắng  chắc chắn có 20 cây vàng của bố trong đó cùng với số vàng của 6 người nữa. Công và mấy người vừa đàn ông vừa đàn bà bị trói đưng dọc theo chiều dài chiếc ghe cào. Một loạt súng nổ vang vọng trong đêm tịch mịch và những xác người bị xô xuống biển : chúng giết người bịt miệng. Gương mặt đồng chí Út Đắng thò xuống ghe với tia đèn pin chói mắt : Chúng nó trốn dưới đây.
     
    - Hà hà hà còn mấy tên địch nữa trốn dưới này.
     
    Gần mười năm Côn Đảo, sống chen chúc trong một xà lim chật hẹp với 7 đồng chí khác, chưa đồng chí nào tới tuổi 40 nghĩa là còn đang trai tráng. Những ngày đầu Út Đắng cũng rất khó chịu khi bắt gặp các bạn đồng tù . . . thủ dâm một cách công khai. Song sắt nhà tù trống huyếch trống hoác, giữa ban ngày ban mặt , các đồng chí dùng những đôi tay quen giết người thành thạo, hồ hởi làm chuyện gớm ghiếc. Có khi "những dòng thác cách mạng" vương vãi lên cả mặt Út Đắng. Lâu dần Út Đắng cũng quen đi, cũng thản nhiên làm chuyện đó không những trước mặt các đồng chí mà còn trước mắt bọn lính nha quân pháp nữa. Lâu ngày Út Đắng phát hiện một điều kỳ lạ, mỗi lần làm việc thủ dâm, đầu óc Út Đắng phải hồi tưởng lại giây phút giật nụ xoè, gài kíp nổ hoặc cảnh máu me vương vãi , ruột đổ gan lòi thì dương vật mới cương lên được và như thế mới đạt được tột đỉnh khoái lạc. Không biết đây là chứng bệnh gì nhưng Út Đắng không còn mảy may xúc động trước đàn bà con gái đẹp nữ . Máu, phải chỉ có máu mới làm cho Út Đắng thoả mãn.
    Cầm trái lựu đạn trên tay, dòng máu chống Mỹ cứu nước ngày nào bỗng sục sôi trong huyết quản, anh Hai Đúng, chị Ba Quờn, những tên lính Mỹ mắt xanh mũi lõ, những xác địch toàn phụ nữ trẻ em ở chợ , ở đường phố vẫn luôn gây lên niềm thích thú man dại. Một dòng nước miếng nhiểu nhão chảy dài xuống cằm, mắt lạc thần, giữa hai ống quần cái dương vật căng cứng. Út Đắng thả trái lựu đạn xuống khoang.
    Mang bọn vượt biên vào bờ thì vàng bạc phải nộp cho trên. Giết người bịt miệng thì vàng bạc bỏ túi cả. Út Đắng tính thế. Làm cách mạng chỉ trông có giờ phút này để làm giàu. Tổ quốc ơi, trả công cho ta.
     
    Bé chưa chết. Bằng chứng là mắt bé còn nhìn thấy chúng quăng xác bố xuống biển. Bé khóc khản tiếng, bụng bé giờ sao kỳ quá, ruột gan lòi ra ngoài. Út Đắng mồm vẫn ngâm diếu thuốc, bây giờ vàm Cỏ mai kia Samit mấy hồi, thản nhiên nắm chân bé, lôi xềnh xệch lên khoang và rồi quăng xuống biển. Tiếng khóc bé loãng đi trong tiếng máy nổ của đoàn ghe các chiến sĩ công an đang lập công dâng lên bác. Nín đi bé, bố không bao giờ nói dối. Bố đã đưa bé đến một nơi thanh bình lắm, nơi có Chúa Hài Đồng dang tay trìu mến, nơi con người chỉ biết yêu thương nhau.
    Vụ này theo như Út Đắng dự đoán, sau khi báo cáo địch đã tẩu thoát, toàn đội sẽ bị khiển trách qua loa, thượng tá Khen sẽ bị hạ tầng công tác và nếu anh Ba nhủ lòng thương thì Đại uý Trung Kiên sẽ không chóng thì chầy leo lên ghế thủ trưởng và ngay bây giờ bỏ túi một đống vàng khá nặng. Hahahaha cách mạng luôn luôn công minh, kẻ có công được thưởng, có lỗi bị trừng phạt.
     
    Ngoài khơi nghe tiếng súng tỏ mờ theo gió lộng , con tàu mong manh vội vã nhổ neo ra khơi . Bể rồi nhưng cũng vớt vát được hơn 40 con người liều mạng quyết không chịu làm nô lệ, trong đó có Thục, mẹ bé Quyên vẫn tưởng chồng con còn sống. Thôi cũng đành xa chồng con, qua bển lo bảo lãnh sau. Mẹ cố giữ con búp bê ChouChou chờ ngày con qua trao cho con. Anh ơi chờ em, Quyên ơi chờ mẹ nhé.
     
    Con tàu âm thầm đi trong đêm tối. Ngoài kia, chỗ gọi là bến bờ tự do, từng bầy hải tặc Thái Lan đang chờ đón Thục.
     
    ______________________________________
     
     
    Bà Thục run run sửa lại mấy nhánh hoa mào gà mới cắt ở ngoài vườn cắm trong 2 cái lọ nhỏ đựng nước mới lấy xuống từ trên bàn thờ hai bố con bé Quyên. Cái giống hoa này xin giống bên bác Tư hàng xóm, bề ngoài thì giống hoa mào gà bên Việt Nam nhưng khi bứng khỏi đất, cắm trong lọ thì mau tàn hơn hoa mào gà quê nhà, chẳng biết tại sao, có lẽ khác giống hay tại khác thuỷ thổ. Đã 22 năm trôi qua bà ở vậy nuôi con, thằng Ngạc Nhiên, đứa con mang nửa giòng máu hải tặc Thái Lan mà trên đường vượt biên ngày nào, bà bị hãm hiếp. Mỗi dịp cuối năm, bà đều cắt bông ngoài vườn chưng trên bàn thờ. Tội nghiệp, ông ấy hồi còn sinh tiền mỗi khi Tết đến, vẫn hay làm như vậy.
     
    Con nào chả là con. Đã có biết bao người đàn ông hiểu tình cảnh bà, đề nghị chắp nối nhưng bà tự nghĩ, sau khi ông ấy và bé Quyên chết đi, chỉ có thằng Ngac Nhiên là lẽ sống đời mình, tuy là đứa con khác giống nhưng mà qua gương mặt nó, không hiểu sao bà vẫn tìm thấy những nét quen thuộc của ông ấy dạo còn sinh tiền. Bà già trước tuổi, mới hơn sáu mươi mà tóc đã bạc trắng vì phải làm lụng cực khổ nuôi con khôn lớn.
     
    Thằng Ngạc Nhiên đã ngoài 20. Hồi trước nó vẫn thường chở bà tham dự những cuộc họp hành chống Cộng, vì mắt kém bà không thể lái xe được. Bây giờ nó không chở nữa. Từ lúc chơi bời với đám bạn bè mất dậy, tối ngày rủ nhau đi cắm cờ việt cộng ở các nơi đông người Việt rồi bỏ chạy, có lúc bị người ta đánh cho bể đầu chảy máu, bà xấu hổ lắm. Những lúc cô đơn, bà vẫn thường tâm sự với cái bàn thờ hai bố con bé Quyên :
     
    - Con nó bảo tôi là đồ mất gốc ông ạ. Tôi thì ít học không bằng nó, nhưng gốc của tôi là ông và bé Quyên. Nó ăn học nhiều, tuy mang nửa dòng máu hải tặc, nhưng tự nhận nó là Việt Nam và nó tự hào là không quên nguồn gốc Việt Nam của nó. Từ nay tôi muốn đi đâu thì phải đi xe bus chứ nó không chở tôi như trước nữa.
     
    Hôm nay đã 22 mùa xuân trôi qua. Thằng Ngạc Nhiên vẫn kết bè kết đảng với lũ "gốc Việt Nam" nhưng không đọc và viết được chữ Việt, cầm cờ Việt cộng đi coi ca nhạc do đám Việt Cộng tổ chực Tuy chỉ hiểu chữ Việt lõm bõm nhưng những bài hát do Lam Trường, Đan Trường, Phương Thanh thì nó thuộc làu làu.
     
    Ngước nhìn lên bàn thờ có tấm hình một người đàn ông có nụ cười rất tươi, mà bây giờ mỗi khi nhìn vào cái miệng ấy bà vẫn không ngăn được cái gì mắc cở lắm, nó se sắt làn da, nó rờn rợn đôi môi. Bên cạnh là tấm hình cô bé có nụ cười giống bố, kế là một con búp bê. Tất cả di ảnh, di vật ấy đã úa vàng màu thời gian. Bà thầm thì :
     
    - Ông và bé Quyên đừng buồn vì hoa dạo này kém tươi hơn trước . Bứng khỏi đất dù cắm vào lọ đựng nước, hoa này cũng chỉ giữ được vài ngày. Hoa mào gà Mỹ mà. Cũng như thằng Ngạc Nhiên, tự cắt đứt cái gốc gia đình, nơi nuôi nó khôn lớn, bám vào nước trong lọ, nhận nước trong lọ là gốc thì làm sao sống được? Tổ quốc nào không đặt căn bản trên gia đình? Không có gia đình sao có tổ quốc? Tôi ít học, nói thế có đúng không hả mình?
     
    Cắm thêm nén nhang mà nếu thằng Ngạc Nhiên có nhà, nó sẽ phản đối :"Cái mùi nhang hôi hám tui chịu không được ." Bà chỉ được phép đốt nhang mỗi khi thằng Ngạc Nhiên vắng nhà, đi tụ họp với cái "nguồn gốc" của nó : Lũ đầu trâu mặt ngựa phá làng phá xóm. Không có tiếng pháo, không có bánh chưng nhưng bà biết lắm. Giờ này là giờ trừ tịch. Lại một mùa xuân nữa trôi qua.
     
    Kim Đao Metamorph.
     
     
    Đây là truyện ngắn dựa trên câu chuyện thật. Tên Út Đắng  một thời là thiếu tá công an biên phòng Rạch Giá, nay đã về hưu. Tên thật hắn là Bảy Minh, vẫn còn sống tại Rạch Giá.
    Bé Quyên chết lòi ruột dạo vượt biên năm ấy hưởng thọ 12 tuổi. Bài vị hiện còn để ở trong một căn biệt thự sang trọng ở Bùi Môn.
     
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.09.2008 10:32:58 bởi meta4954 >
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9