BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM: NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH Ở THANH HOÁ
venus4t.vns_hnu 26.09.2008 23:18:56 (permalink)
Đây là topic lập ra để sưu tầm những địa điểm du lịch tự nhiên, văn hoá - lịch sử trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.09.2008 23:29:53 bởi venus4t.vns_hnu >
#1
    venus4t.vns_hnu 26.09.2008 23:43:32 (permalink)
    ĐÔI DÒNG GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TIỀM NĂNG DU LỊCH THANH HOÁ

            Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng rất to lớn về du lịch với đường bờ biển dài trên 100 km cùng nhiều bãi biển đẹp mà nổi tiếng nhất là Sầm Sơn. Tại đây còn có các khu nghỉ dưỡng  và địa điểm du lịch khác như đền Độc Cước, hòn Trống Mái, chùa Tiên Cô, khu sinh thái nước nước ngập mặn Quảng Cư, Quảng Tiên với nhiều chim thú, cỏ cây và hải sản độc đáo.
            Huyện Nga Sơn giáp với tỉnh Ninh Bình còn có động Từ Thức với nhiều cảnh quan kiến tạo đẹp. Phía nam tỉnh Thanh Hoá có vườn quốc gia Bến Én. Bên cạnh đó, Thanh Hoá còn có rừng nguyên sinh Cúc Phương, khu sinh thái biển vùng đền Độc Cước,...
    Trên địa bàn tỉnh còn có hàng loạt các địa điểm du lịch văn hoá - lịch sử, tiêu biểu như: di chỉ Núi Đọ, lễ hội đền thờ Bà Triệu, lễ hội vua Lê Hoàn, thành Nhà Hồ, lễ hội Lam Sơn và quần thể di tích, lễ cầu Ngư, hội Pồn Pông của người Mường, khắp và xoè của người Thái...
            Thanh Hoá còn được biết đến với các đặc sản nổi tiếng như: mực, nem chua, bánh đúc, cá mè sông Mực, chè lam Phủ Quảng,...
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.09.2008 23:59:41 bởi venus4t.vns_hnu >
    #2
      venus4t.vns_hnu 28.09.2008 23:23:06 (permalink)
             KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TỈNH THANH HOÁ

                  Các dấu vết của người nguyên thuỷ - người vượn sớm nhất ở Việt Nam, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1960 tại núi Ðọ, Thanh Hoá. Do đặc trưng điển hình của hệ thống di tích này, các nhà khảo cổ học cho rằng đã tồn tại một nền văn hoá sơ kì thời đại đồ đá cũ: Văn hoá núi Ðọ. Văn hoá núi Ðọ bao gồm một hệ thống các di tích sơ kì thời đại đồ đá cũ được phát hiện ở Thanh Hoá: Núi Ðọ, núi Nuông, Quan Yên I, núi Nổ.
               1. Di chỉ núi Ðọ: Nằm trong địa phận hai xã Thiệu Tân và Thiệu Khánh huyện Thiệu Hoá, cách thành phố Thanh Hoá 7km về phía Bắc - Tây Bắc. Ðây là một hòn núi cao 160m, nằm bên hữu ngạn sông Chu. Người vượn nguyên thuỷ đã sinh sống ở đây, ghè vỡ đá núi để chế tác công cụ. Những công cụ bằng đá mang dấu ấn chế tác bởi bàn tay của họ như mảnh tước, hạch đá, rìu tay... đã được phát hiện ở núi Ðọ khá nhiều. Ngày nay, trên sườn núi Ðọ, hàng vạn mảnh tước (mảnh ghè khi người nguyên thuỷ chế tác công cụ) vẫn còn nằm rải rác, nhất là sườn phía Ðông và phía Tây nam.
             2. Núi Quan Yên
      : Trên núi Quan Yên, tại địa điểm Quan Yên I (bên sườn Ðông - Ðông nam), thuộc xã Ðịnh Công, huyện Yên Ðịnh, năm 1978 các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện được những vết tích của con người sơ kì thời đại đồ đá cũ. So với núi Ðọ, núi Nuông, mật độ và số lượng hiện vật thu được có ít hơn, nhưng kĩ thuật chế tác các loại hình công cụ ở đây cao hơn, gọi là kĩ thuật của loài vượn sơ kì thời đại đồ đá cũ, đồng thời đây cũng là một loại hình di chỉ - xưởng. Căn cứ vào trình độ kĩ thuật chế tác công cụ, địa hình cư trú và dựa vào những thành tựu mới nhất của các ngành khoa học, các nhà khoa học cho rằng, người vượn nguyên thuỷ văn hoá núi Ðọ là những người vượn đứng thẳng phát triển. Họ sống thành từng bầy, có thủ lĩnh bầy, mỗi bầy bao gồm từ 5-7 gia đình, có khoảng 20 - 30 người. Họ kiếm thức ăn chủ yếu bằng phương thức săn bắn và hái lượm theo bầy đàn người vượn và phân phối sản phẩm công bằng. Ðời sống tinh thần của họ đã khá phong phú: ngoài thì giờ kiếm ăn, có thể họ đã có những trò giải trí trong lúc rỗi rãi.
      Hậu kì thời đại đồ đá cũ - văn hoá sơn vi
               Tại Thanh Hoá, các bộ lạc chủ nhân văn hoá Sơn Vi, theo tình hình hiểu biết hiện nay đã sinh sống trên địa bàn rộng lớn ở vùng núi phía Tây và Tây Bắc của tỉnh. Dấu vết của họ đã được tìm thấy ở các huyện Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Hà Trung, Bá Thước và nhất là cụm di tích ở xã Hạ Trung (Bá Thước).
             1. Mái đá Ðiều
      : Ðây là một di tích được phát hiện năm 1984 (thuộc xã Hạ Trung, huyện Bá Thước), chỉ trong 4m2 hố thám sát đã thu được hơn 300 hiện vật thuộc thời đại đá cũ. Trong các năm 1986 - 1989, do tầm quan trọng của di tích này, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã hợp tác với Bungari tiến hành khai quật 3 lần. Kết quả thu được hàng ngàn hiện vật đá gồm công cụ kiểu văn hoá Sơn Vi, bàn nghiền... và nhiều nhất là mảnh tước, với bốn công cụ bằng xương thú. Ðặc biệt, tại đây đã tìm thấy 10 mộ cổ, trong đó có một mộ song táng, có hai bộ xương chớm hoá thạch còn tương đối nguyên vẹn mà chưa nơi nào ở Việt Nam phát hiện được di cốt nguyên vẹn như thế trong văn hoá Sơn Vi. Người vượn đã sinh sống ở mái đá Ðiều, các cư dân nguyên thuỷ sống trong các hang: Thung Khú (thuộc làng Man) hang Ma Xá, mái đá nước hang Anh Rồ, đã tạo thành một cụm di tích có niên đại từ hậu kì đá cũ đến văn hoá Hoà Bình, thuộc xã Hạ Trung huyện Bá Thước. Năm 1989, các hang Lang Chánh I, II, III, (thuộc xã Lâm Sa, huyện Bá Thước), được các nhà khảo cổ học Việt Nam hợp tác với các nhà khoa học Mỹ tiến hành khai quật và nghiên cứu. Hiện vật phát hiện ở các di chỉ này chủ yếu là công cụ bằng đá gồm các loại: mảnh tước đã tu chỉnh, rìu ngắn, công cụ 1/4 viên cuội, công cụ có rìa lưỡi ngang... được xác định là công cụ của chủ nhân văn hoá Sơn Vi muộn, kéo dài đến văn hoá Hoà Bình.
             2. Hang Con Moong: Ðáng chú ý nhất là hang Con Moong - một di tích nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Cúc Phương - thuộc xã Thành Yên, huyện Thạch Thành. Di tích này được khai quật năm 1976. Tại đây, người vượn nguyên thuỷ Thanh Hoá đã sinh sống từ hậu kì thời đại đồ đá cũ đến thời đại đồ đá mới. Tầng văn hoá ở Con Moong dầy tới 3,5m với sự tiếp diễn liên tục, không hề có sự ngắt quãng. Tại lớp văn hoá sớm nhất (dưới cùng) ở Con Moong (đã được xác định niên đại bằng phương pháp cacbon phóng xạ C14 là hơn 12.000 năm cách ngày nay) các nhà khảo cổ học đã thu được nhiều hiện vật. Ðó là những công cụ bằng đá có hình múi cam, công cụ có rìa lưỡi một đầu, công cụ 1/4 viên cuội, được tạo bằng thủ pháp đập vỡ cuội. Ðó là những chày nghiền, bàn nghiền - những hòn đá không có dấu vết chế tác, chỉ có dấu vết sử dụng bởi một mặt lõm xuống hình lòng máng, được dùng để chà vỏ, nghiền thức ăn thực vật; là những công cụ bằng xương có hình mũi nhọn được chế tạo từ những đoạn xương ống của các loài thú lớn. Xương, răng động vật cũng phát hiện được khá nhiều, gồm xương cốt các loài lửng, tê giác, voi, hươu, nai, hoẵng, baba, rùa vàng... Cũng giống như ở mái đá Ðiều, tầng văn hoá ở Con Moong chứa khá nhiều vỏ trai, ốc núi, ốc suối. Trong lớp văn hoá Sơn Vi ở Con Moong, đã tìm thấy dấu vết của bếp lửa có hình gần tròn, đường kính tới 4m, bên cạnh mùn thực vật và hạt trám. Trong lớp văn hoá Sơn Vi ở Con Moong, đã phát hiện được 3 mộ táng gồm 5 cá thể (có 2 mộ song táng) đã xác định được 1 nam, 1 nữ (khoảng 50 - 60 tuổi), hai trẻ em và 1 người không xác định được giới tính. Tất cả các hài cốt được chôn theo tư thế nằm nghiêng co bó gối, được bôi thổ hoàng, có một mộ chôn theo công cụ nạo. Như vậy, vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ, cùng với văn hoá Sơn Vi ở phía Bắc, chủ nhân của văn hoá Sơn Vi Thanh Hoá đã cư trú trên một vùng rộng lớn phía Bắc, Tây bắc của tỉnh và tương đối tập trung. Theo những phát hiện mới nhất của khảo cổ học, vùng Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành trong hậu kì thời đại đồ đá cũ có thể được coi là trung tâm của xứ Thanh ngày nay. Trong thời đại đá cũ, cư dân nguyên thuỷ đã sinh sống trên địa bàn Thanh Hoá. Trong hàng chục vạn năm ấy, do điều kiện địa lí, do quá trình kiến tạo địa chất, nhiều đợt biển tiến, biển lùi đã đẩy người vượn nguyên thuỷ văn hoá núi Ðọ tiến lên chiếm lĩnh vùng phía Tây - Tây bắc, những chủ nhân văn hoá Sơn Vi ở Thanh Hoá đã cùng các bộ lạc khác trên đất nước Việt Nam, trong quá trình đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên để sinh tồn, đã tạo nên một nền văn hoá mới, làm phong phú thêm thời đại đồ đá mới ở Việt Nam. Ðó là quá trình phát triển của xã hội người nguyên thuỷ trên đất Thanh Hoá.
      Nối tiếp văn hoá Sơn Vi là văn hoá Hoà Bình (lấy tên tỉnh Hoà Bình - nơi phát hiện những di tích đầu tiên của nền văn hoá này). Về niên đại, văn hoá Hoà Bình cách ngày nay 11.000 năm, tức vào đầu thời Toàn Tần. Trên đất Thanh Hoá, trung tâm dân cư lúc này vẫn tập trung ở địa bàn vùng núi phía Tây, thuộc các huyện Cẩm Thuỷ, Bá Thước, Thạch Thành, Ngọc Lặc... Họ thường sống trong các hang động, các núi đá vôi rộng, thoáng đãng và gần sông, suối lớn. Các nhà khảo cổ học đã xác định họ chính là hậu duệ trực tiếp của chủ nhân văn hoá Sơn Vi ở Thanh Hoá, và chính họ - cư dân văn hoá Hoà Bình ở Thanh Hoá, đã tiếp tục phát triển, làm nên văn hoá Bắc Sơn sau này.

      Nối tiếp văn hoá Sơn Vi là văn hoá Hoà Bình (lấy tên tỉnh Hoà Bình - nơi phát hiện những di tích đầu tiên của nền văn hoá này). Về niên đại, văn hoá Hoà Bình cách ngày nay 11.000 năm, tức vào đầu thời Toàn Tần. Trên đất Thanh Hoá, trung tâm dân cư lúc này vẫn tập trung ở địa bàn vùng núi phía Tây, thuộc các huyện Cẩm Thuỷ, Bá Thước, Thạch Thành, Ngọc Lặc... Họ thường sống trong các hang động, các núi đá vôi rộng, thoáng đãng và gần sông, suối lớn. Các nhà khảo cổ học đã xác định họ chính là hậu duệ trực tiếp của chủ nhân văn hoá Sơn Vi ở Thanh Hoá, và chính họ - cư dân văn hoá Hoà Bình ở Thanh Hoá, đã tiếp tục phát triển, làm nên văn hoá Bắc Sơn sau này. I. Những vết tích của văn hoá hoà bình. 1. Hang Con Moong (xã Thành Yên - huyện Thạch Thành). Ðây là một hang rộng, nền hang cao hơn 40m so với chân núi hiện tại và rộng hơn 300 m2. Người nguyên thuỷ cư trú trên khoảng diện tích 100 m2 tại cửa hướng Tây Nam, liên tục từ thời văn hoá Sơn Vi đến văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn. Các nhà khảo cổ đã thu được rất nhiều hiện vật nằm lẫn trong đống vỏ nhuyễn thể và mùn thực vật mà người nguyên thuỷ đã thải ra trong quá trình sinh hoạt. Về công cụ bằng đá: cư dân văn hoá Hoà Bình ở Con Moong vẫn giữ truyền thống văn hoá Sơn Vi: dùng đá cuội để chế tác công cụ, nhưng kỹ thuật chế tác công cụ của họ rất phát triển, kể cả loại hình lẫn phương pháp chế tác. Công cụ kiểu Xumatơra(3) (Sumatralithe) có hình bầu dục hay hình hạnh nhân, lưỡi được tạo xung quanh rìa hòn cuội bằng cả thủ pháp ghè tỉa, để có độ sắc bén hơn; có chức năng sử dụng rất đa dạng: có thể dùng cắt, chặt, nạo....từ thịt, xương thú đến tre, nứa, gỗ. Rìu ngắn chiếm tỉ lệ rất lớn trong bộ sưu tập công cụ của họ ở Thanh Hoá; người ta thường chặt cuội hoặc chặt đôi những công cụ hình bầu dục để tạo rìu ngắn; chức năng của rìu ngắn cũng rất đa dạng. Rìu dài hình hạnh nhân hay hình bầu dục của cư dân văn hoá Hoà Bình có nhiều khả năng được sử dụng như những chiếc cuốc đá. Mảnh tước ở Con Moong có số lượng không nhiều, nhưng phần lớn đã được gia công để tạo thành công cụ nạo, dao đá, với rìa đá rất sắc. Chày nghiền, bàn nghiền cũng là những công cụ được tìm thấy khá nhiều. Chủ nhân Con Moong cũng chế tác và sử dụng công cụ bằng xương thú với kỹ thuật chọn nguyên liệu và chế tác phát triển khá cao: người ta chỉ lựa chọn xương ống của động vật có vú - loại xương có cấu tạo sợi nhiều hơn cấu tạo xốp - để chế tác công cụ và đã mài nhẵn đầu. Thức ăn rất phong phú, đa dạng: trong tầng văn hoá, các nhà khảo cổ học đã thu được 85m3 vỏ nhuyễn thể như trùng trục, trai, ốc...và các loại xương thú rất phong phú. Chôn người chết theo tư thế nằm nghiêng chân co như cư dân văn hoá Sơn Vi giai đoạn trước, nhưng họ đã chèn đá hộc, rải đá dăm quanh mộ để bảo vệ và đều chôn theo công cụ. 2. Di chỉ mái đá Ðiều và các di chỉ khác: Cũng như ở Con Moong, mái đá Ðiều là một di chỉ chứa đựng nhiều lớp văn hoá thuộc các thời đại đồ đá khác nhau. Niên đại lớp văn hóa Hoà Bình của Mái đá Ðiều là 8.200 ± 70 năm, cách ngày nay. Các nhà khảo cổ học đã thu được rất nhiều công cụ bằng đá đặc trưng kiểu Hoà Bình. Ðáng chú ý là rìu ngắn chiếm tỉ lệ rất lớn. Chày nghiền, bàn nghiền cũng chiếm tỉ lệ đáng kể. Riêng công cụ bằng mảmh tước, ở một số địa điểm đã xuất hiện kĩ thuật mài đá. ở các di chỉ mái đá Bát Mọt, hang Mộc Trạch, hang To đã tìm được nhiều mảnh vỏ trai xà cừ lớn mà công dụng có thể được chủ nhân văn hoá Hoà Bình sử dụng như những lưỡi dao, nạo để vót tre nứa và nạo thịt thú. Một đặc điểm chung nữa là tại các di chỉ văn hoá này, tầng văn hoá đều rất dày, chứng tỏ sự cư trú lâu dài của con người như Con Moong: 3,5m, mái đá Ðiều: gần 4m, mái đá Làng Bon: 3,7m, hang Ðiền Hạ III: 3,8m, mái đá chòm Ðồng Ðông: 3,5m; chứa đựng một khối lượng vỏ nhuyễn thể rất lớn lẫn trong lớp đất màu nâu hoặc đen chứa mùn thực vật. Cư trú trong các hang động, mái đá tương đối cao, có nơi rất cao (như Con Moong), cư dân Hoà Bình ở Thanh Hoá chắc rằng, ngoài những công cụ bằng đá, đã sử dụng một số lượng không ít các công cụ và đồ dùng được chế tác từ các loại cây cối, nhất là tre, nứa, song, mây... Ðể đựng các loại nhuyễn thể lượm nhặt từ sông, suối đem về nơi cư trú. Các nhà khảo học đã phát hiện được nhiều mộ táng của người Hoà Bình ở Thanh Hoá. Ðã tìm thấy ở hang Lộc Thịnh, mái đá Làng Bon, mái đá làng chòm Ðồng Ðông... các di cốt, xương, răng bị vỡ, mủn. Ðáng chú ý nhất là các di tích Con Moong (2 mộ), mái đá Ðiều (13 mộ), mái đá Mộc Long (5 mộ), hang Chùa (3 mộ). Phần lớn những mộ này còn nguyên vẹn và cho thấy tư thế chôn nằm nghiêng co bó gối, bôi thổ hoàng, kè đá giữa mộ và chôn theo hiện vật làm đồ tuỳ táng, là cách thức mai táng phổ biến trong tập tục của người Hoà Bình. Chủ nhân của văn hoá Hoà Bình ở Thanh Hoá đã tiến tới tổ chức công xã thị tộc mẫu hệ. Các công xã thị tộc thường cư trú trong một vùng đất nhất định. Trong mỗi hang động là một thị tộc cư trú bao gồm nhiều gia đình nhỏ với vợ chồng, con cái. Dấu tích bếp lửa ở giai đoạn được tìm thấy có quy mô nhỏ hơn giai đoạn trước và số lượng cũng tăng hơn. Kinh tế hái lượm ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong đời sống, bởi vậy, vai trò và vị trí của người phụ nữ ngày càng được nâng cao. Với môi trường sinh sống gần sông, suối, khai thác thức ăn đa nguồn, định cư lâu dài, cư dân văn hoá Hoà Bình ở Thanh Hoá đã chuyển từ cuộc sống hái lượm - săn bắt sang thu hoạch định kỳ theo mùa. Ðó là mầm mống sơ khai của nền kinh tế sản xuất nông nghiệp: người ta bắt đầu chăm sóc và trồng trọt một số loài cây có củ, quả như rau, đậu, bầu bí... và thuần dưỡng chó. Những quan niệm tôn giáo sơ khai, mầm nghệ thuật - sự tìm kiếm cái đẹp cũng nảy sỉnh trong quá trình lao động kiếm sống và vui chơi giải chí. Ðó là những thành quả sáng tạo trong đời sống kinh tế, xã hội của cư dân văn hoá Hoà Bình xứ Thanh và với thành quả ấy, họ đã thực sự góp phần vào cách mạng đá mới. Sau hơn 70 năm phát hiện và nghiên cứu văn hoá Hoà Bình ở Việt Nam cũng như ở Thanh Hoá đã cho thấy một cái nhìn tổng quan về lịch sử Thanh Hoá thời đại đồ đá mới: đó là sự phát triển liên tục, nội tại từ cư dân văn hoá núi Ðọ đến Sơn Vi và văn hoá Hoà Bình. II. Đồ gốm xuất hiện và cư dân văn hoá bắc sơn ở Thanh hoá: Tại Thanh Hoá, dấu vết văn hoá Bắc Sơn đã được phát hiện trong các lớp văn hoá muộn của các di chỉ mái đá Thạch Sơn, mái đá chòm Ðồng Ðông, hang Lộc Thịnh, mái đá Ðiều, hang Mỹ Tế, mái đá làng Bon, làng Ðiền Hạ III...và đặc biệt rõ ở hang Con Moong- thuộc lớp trên cùng, có niên đại khoảng 7.000 năm cách ngày nay. Chủ nhân văn hoá Bắc Sơn ở Thanh Hoá cũng như ở nơi khác, đã đưa kỹ thuật chế tác công cụ bằng đá đến trình độ cao: họ đã biết và phổ biến kỹ thuật mài đá. Ðã tìm thấy trong các di chỉ Bắc Sơn ở Thanh Hoá những bàn mài bằng sa thạch bên cạnh rất nhiều chày nghiền, bàn nghiền. Những chiếc rìu mài lưỡi Bắc Sơn ra đời đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghề nông đã thai nghén từ văn hoá Hoà Bình. Nhưng thành tưụ kĩ thuật lớn nhất của cư dân văn hoá Bắc Sơn là phát minh ra đồ gốm. Mặc dù còn rất thô sơ về chất liệu, hình dáng, hoa văn, độ nung còn thấp, nhưng cũng đã tạo cho nền kinh tế sản xuất sơ khai của chủ nhân văn hoá Bắc Sơn ở Thanh Hoá phát triển hơn hẳn nền kinh tế sản xuất nông nghiệp của văn hoá Hoà Bình. Tuy nhiên kinh tế sản xuất chưa thể chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống của người Bắc Sơn. Hái lượm và săn bắn vẫn đóng vai trò chính trong đời sống của họ: trong các hang động nơi họ cư trú, tầng văn hoá vẫn chất đầy vỏ nhuyễn thể và xương cốt động vật (lớp văn hoá Bắc Sơn ở Con Moong - lớp trên cùng- có độ dày từ mặt đất từ 0,2m - 1,2m, đã thu được tới 60m3 vỏ nhuyễn thể). Xã hội người nguyên thuỷ văn hoá Bắc Sơn ở Thanh Hoá đã phát triển chế độ thị tộc mẫu hệ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế sản xuất, người nguyên thuỷ văn hoá Bắc Sơn ngày càng lệ thuộc vào thành quả của hoạt động hái lượm và chăm sóc cây trồng. Ðó là những công việc chủ yếu do phụ nữ đảm nhận, và ngày càng nắm vị trí chủ đạo trong kinh tế; vai trò người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao. III. Cư dân văn hoá đa bút chiếm lĩnh đồng bằng và phát triển nông nghiệp trồng lúa nước. Vào hậu kì thời đại đồ đá mới, cách ngày nay khoảng 6.000 - 7.000 năm, sau nhiều đợt biển tiến, biển lùi, sang thế Hôlôxen, đồng bằng sông Mã đã hình thành tương đối ổn định với tài nguyên phong phú, đầy hấp dẫn, đã lôi cuốn chủ nhân văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn ở vùng núi rời khỏi các hang động - nơi cư trú hàng ngàn năm, tiến xuống khai phá miền đồng bằng trước chân núi. Nền nông nghiệp trồng lúa nước ra đời. Cùng với dân cư văn hoá Hạ Long ở phía Bắc, văn hoá Quỳnh Văn ở phía Nam, người nguyên thuỷ ở Thanh Hoá làm nên một nền văn hoá Ða Bút độc đáo, làm phong phú thêm diện mạo văn hoá của các bộ lạc nguyên thuỷ sinh sống trên toàn cõi Bắc Việt Nam. 1. Văn hoá Ða Bút: Theo hiểu biết hiện nay, văn hoá Ða Bút gồm hệ thống các di chỉ Ða Bút (xã Vĩnh Tân), Bản Thuỷ (xã Vĩnh Thịnh), làng Còng (xã Vĩnh Hưng) thuộc huyện Vĩnh Lộc, Cồn Cổ Ngựa (xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung) và gò Trũng (xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc). Khai quật và nghiên cứu hệ thống di chỉ này, các nhà khảo cổ học đã chứng minh rằng chủ nhân của văn hoá Ða Bút theo quá trình lùi dần của biển, ngày càng chiếm lĩnh vùng đồng bằng ven biển Thanh Hoá. Kết quả khai quật và nghiên cứu các di chỉ văn hoá Ða Bút cho thấy cư dân nguyên thuỷ giai đoạn này đã bước vào thời kỳ công xã thị tộc mẫu hệ phát triển. Nhờ nông nghiệp lúa nước được đẩy mạnh, đời sống đã ổn định, dân số tăng nhanh, đồng thời các nghề thủ công phục vụ sản xuất nông nghiệp và đánh cá được mở rộng.

      Venus sưu tầm từ: http://www.thanhhoa.gov.vn


      <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.09.2008 23:28:30 bởi venus4t.vns_hnu >
      #3
        venus4t.vns_hnu 28.09.2008 23:35:50 (permalink)
        KHU DU LỊCH SẦM SƠN
        ****************

        1. BÃI BIỂN SẦM SƠN VÀ CÁC DI TÍCH, DANH THẮNG TRÊN NÚI TRƯỜNG LỆ

        Thị xã Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hóa 15 km về về phía Đông và cách Hà Nội 170km. Đây là một trong những khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20.

        Bãi biển Sầm Sơn chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khoẻ con người. 
                Ngoài bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn phú cho Sầm Sơn nhiều danh lam - thắng cảnh nổi tiếng và lung linh sắc màu huyền thoại. Đó là dãy núi Trường Lệ chạy dài theo mép nước bốn mùa thông reo, là hòn Trống Mái lãng mạn tình tứ, là đền Độc Cước, Cô Tiên uy nghi cổ kính; là Vọng Hải đài- nơi du khách có thề ngắm cả một vùng trời nước mênh mông. Các truyền thuyết còn kể lại rằng: Núi Trường lệ là một thiếu nữ hóa thân để che chắn phong ba bão táp cho dân làng, hòn Trống Mái được sinh ra từ một mối tình thuỷ chung của đôi vợ chồng trẻ còn Đền Độc Cước là nơi thờ vị thần một chân, một anh hùng thần thoại đã tự xẻ thân làm hai nửa, một trên bờ bảo vệ dân làng, một xuống nước diệt trừ Thuỷ quái. 
                Đền Độc Cước và Đền Cô Tiên đều là những kiến trúc được xây dựng từ cuối đời Nhà Lê ( thế kỷ 17 ) ( đền Cô Tiên là nơi thờ vọng thần Độc Cước và Mẫu Liễu Hạnh) theo lối kiến trúc cổ. Đó là những nơi mà du khách thường tới viếng thăm mỗi khi đến Sám Sơn. 
                Phía Nam dãy núi Trường Lệ còn có một bãi tắm rất đẹp, cảnh quan môi trường còn rất nguyên sơ, nơi đây hứa hẹn một khu du lịch nghỉ dưỡng hiện đại trong tương lai.


        2. KHU DU LỊCH SINH THÁI QUẢNG CƯ - SẦM SƠN

        Khu du lịch sinh thái Quảng Cư nằm ở phía Đông - Bắc thị xã Sầm Sơn, có quy mô 354 ha.

        Ngoài bãi tắm biển nối liền với bãi tắm Sầm Sơn, Quảng Cư còn có một hệ thống đầm hồ nuôi tôm, cua cá nước lợ và giải rừng phi lao ngăn cát xanh ngát. Đến đây du khách vừa được đắm mình vào thiên nhiên, vừa có thể tham gia vào các loại hình du lịch như câu tôm, cá, du lịch bơi thuyền, du lịch tìm hiểu văn hóa địa phương, du lịch tham quan làng nghề truyền thống... và có thể nghỉ lại tại các bungalow, nhà sàn, lều, lán, làng trại, vừa hấp dẫn vừa mang tính dân tộc, nhưng cũng rất hiện đại.
        Venus sưu tầm từ: http://www.thanhhoa.gov.vn


        <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.09.2008 23:37:36 bởi venus4t.vns_hnu >
        #4
          venus4t.vns_hnu 28.09.2008 23:53:07 (permalink)
          KHU DI TÍCH THÀNH NHÀ HỒ VÀ VÙNG PHỤ CẬN
          **************

          1. KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ THÀNH NHÀ HỒ.
          Thành Nhà Hồ ( hay còn gọi là thành Tây Đô, thành Tây Giai) thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, ở phía Tây thành phố Thanh Hóa.
                  Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly-lúc bấy giờ là tể tướng xây dựng vào năm 1397. Tương truyền thành này chỉ xây có ba tháng thì xong. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo. Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, dày im, có tấm nặng tới 15 - 20 tấn. Thành có hình gần vuông. Chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền- hậu- tả - hữu. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình vòm. Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau. Cổng tiền ( phía Nam) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m, hai cửa bên rộng 5m45, cao 5,35, (ba cổng còn lại chỉ có một cửa). Tường thành cao trung bình từ 5 -6 in, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10m.
                   Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép vua Trần Thuận Tông rời đô về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh thìn ( 1400) sau khi lên ngôi vua thay nhà Trần, Hồ Quý Ly đổi tên nước thành nước Đại Ngu ( 1400 - 1407). 
                  Theo sử sách ghi lại thì trong thành có điện Hoàng Nguyên, cung Diên thọ, Đông cung, núi Thọ kỳ, Dục tượng ... rất nguy nga, tráng lệ chẳng khác gì kinh đô Thăng Long. Đến nay do thời gian và chiến tranh hủy hoại các kiến trúc khác không còn nữa, chỉ còn tường thành và bốn cổng thành là còn nguyên vẹn.
                  Thành Nhà Hồ là một di tích văn hóa - lịch sử được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia. Đây là thành cổ duy nhất được xây dựng bằng đá, gắn với một triều vua tuy ngắn (1400 -1407) nhưng đã có những cách tân đáng ghi nhận như cải cách thi cử, mở mang trường học, đề cao chữ nôm, phát hành giấy bạc.
                  Ngày nay Thành Nhà Hồ đã và đang được từng bước trùng tu, tôn tạo nhằm trước hết là khôi phục và gìn giữ một công trình kiến trúc độc đáo đã có trên 600 năm và là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước mỗi lần đến Thanh Hóa.


          2. ĐỘNG KIM SƠN
             
                  Động Kim Sơn thuộc xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc. Đây là một quần thể động nằm ở núi Kim Sơn hay còn gọi là núi Bông, núi Biện. Núi Kim Sơn nằm giữa một cái hồ rộng chừng 10 ha.
                  Vì thế muốn vào động phải đi bằng thuyền. Còn nếu đi bằng đường bộ phải đi qua ba cái động cạn. Động Kim Sơn chạy xuyên qua núi (gần giống như Tam cốc ờ Ninh Binh). Cửa động rộng chừng 30m, hình vòng cung do các phiến thạch nhũ tạo thành. ớ phía Đông- Nam cửa động có ba chữ Hán lớn được khắc vào một phiến đá “Kim Sơn Động”. Một khối đá màu trắng khổng lồ nhô lên mặt nước giữa lòng động trông gần giống như một con cá voi. Lại có một dải nhũ lớn từ vòm hang buông xuống lơ lửng trong giống như một chiếc khánh lớn. Trên vòm động có một lỗ hổng lớn, ánh nắng xuyên xuống như một cột lửa làm cho mặt nước lung linh huyền ảo, chiếu lên vách động tạo nên những bức tranh muôn màu muôn vẻ.

          3. PHỦ TRINH - NGHÈ VẸT

              Nằm trên địa phân làng Sáo Sơn - Biện Thượng nay thuộc xã Vĩnh Hùng- Vĩnh Lộc. Trước đây Phủ Trịnh được xây dựng trên một vùng đất rộng hàng chục mẫu, có tứ phủ: nơi Chúa làm việc, tiếp khách, khu nội phủ là nơi ở của Chúa, khu làm việc của các quan, khu thờ cúng, hồ thưởng ngoạn. Ngày nay chỉ còn lại ngôi nhà ngói 7 gian ( trước đây là khu bếp) có các bài vị, câu đối, các minh khí, các con giống bằng gỗ ... 
                  Nghè Vẹt cách Phủ Trịnh khoảng 400 -500 m. Trước thờ Thành Hoàng làng, sau thành nơi thờ các chúa Trịnh. Nghè vẹt là khu nhà bằng gỗ - có 12 gian thờ 12 bài vị của 12 vị chúa Trịnh. Đến nay khu di tích này hầu như còn nguyên vẹn.


          4.  ĐỀN THỜ NÀNG BÌNH KHƯƠNG

                  Đền thờ nàng Bình Khương ở ngay sát chân thành nhà Hồ về phía Đông. Chuyện kể rằng khi xây thành Tây Đô ở phía cửa Đông thành có một đoạn tường cứ xây lên thì đổ.
                  Hồ Quý Ly nghi cho người đốc công ở đây là Trần Công Sỹ có ý làm phản nên đem ra chém đầu. Nàng Bình Khương biết rằng chồng mình bị oan, kêu mãi không thấu. Rồi nàng đập đầu vỗ tay xuống đá kêu oan cho chồng hằn lại vết lõm sâu như vòm trán, hai bàn tay vẫn còn in. Tại đây dân làng đã lập đền thờ nàng. 
                  Đền thờ tuy nhỏ, đơn sơ nhưng cứ ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, dân chúng quanh vùng lại đến thắp hương, tế lễ.

           
          Venus sưu tầm từ: http://www.thanhhoa.gov.vn
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.09.2008 23:58:00 bởi venus4t.vns_hnu >
          #5
            venus4t.vns_hnu 11.12.2008 15:38:05 (permalink)
            KHU DU LỊCH NGHI SƠN - TĨNH GIA (THANH HOÁ)

            1. KHU DU LỊCH NGHI SƠN




            Khu Du lịch Nghi Sơn bao gồm xã đảo Nghi Sơn và xã Hải Thượng,Tĩnh Gia phía Đông - Nam thành phố Thanh Hóa. Với địa thế hiểm yếu, nơi đây đã từng là căn cứ quân sự của các tl:iều đại phong kiến và đặc biệt quan trọng dưới thời Tây Sơn - Nguyễn Huệ.

            Đến với khu du lịch này, quý khách sẽ được tham quan các thành tựu kinh tế trong công cuộc đổi mới đất nước nước. Nhà máy Xi măng, cảng nước sâu, nhà máy lọc dầu. Ngoài ra, quý khách sẽ có dịp thăm lại các di tích cổ xưa như pháo đài Tĩnh Hải, Thành ông Ninh. Đặc biệt quý khách sẽ được thăm giếng Rửa Ngọc, nơi vẫn còn phảng phất hình ảnh bi thương của đôi tình nhân Trọng Thủy -Mỹ Châu.


            2. BÃI BIỂN HẢI HOÀ

            Bãi biển Hải Hòa thuộc thôn Đông Hải và thôn Giang Sơn xã Hải Hòa,huyện Tĩnh Gia, cách trung tâm huyện Tĩnh Gia 2 km về phía Đông.

            Bãi biển Hải Hòa có chiều dài 3~4 km và chiều rộng 200 - 300m, nước biển trong xanh, bãi cát không bị lẫn tạp chất hay đá sỏi và tương đối bằng phẳng.Độ mặn của nước biển bình quân từ 20 - 25g/m3, sóng gió vừa phải .rất thuận lợi cho việc tắm biển của du khách. Trong tương lai, khu vực này có đủ điều kiện để xây dựng một khu du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng để phục vụ đông đảo du khách.

            3. ĐIỂM DU LỊCH LẠCH BẠNG

            Lạch Bang thuộc xã Hải Thanh, Tĩnh Gia- Thanh Hóa ở phía Đông Nam thành phố Thanh Hóa. Con sông Bang uốn lượn theo dãy núi Non Tiên trước khi đổ ra biển tạo ra một cảnh sắc đầy thơ mộng và nơi đây có một làng cổ rất nổi tiếng là làng Du Xuyên cùng với thứ đặc sản: 'Nước mắm Do xuyên' được nhiều người biết đến.

            Theo truyền thuyết và các chứng cứ lịch sử, cách đây hàng ngàn năm vùng đất này đã có dân cư sinh sống làm ăn rất trù phú. Hiện trên địa bàn này còn lưu giữ những kiến trúc đặc sắc như chùa Đót Tiên, đền thờ Quang Trung, đền Cửa Bang, đền Thanh Xuyên, Nhà thờ Ba Làng, các nhà thờ họ ... tất cả đều có niên đại từ 100 400 năm. 
                    Đến với điểm thăm quan này, ngoài thú chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, du khách còn được tìm hiểu những nét đặc sắc, đa dạng trong đời sống văn hóa của nhân dân địa phương và thưởng thức các đặc sản nổi tiếng.

            4. ĐỘNG NGỌC HOÀNG



            Động Ngọc Hoàng thuộc xã Trường Lâm, Tĩnh Gia thuộc dãy núi Mù Cua ,nơi ẩn dấu nhiều hang động đẹp còn nguyên sơ và đầy vẻ thần tiên.

            Động Ngọc Hoàng nằm xuyên ngang dãy núi Mù Cua có chiều dài khoảng gần 500m, rộng rãi, thoáng mát. Nóc động cao vời vợi, chiếu đèn lên thấy nhũ đá như mây trắng lững lờ trôi. Nền động bằng phẳng đầy cát mịn và sỏi, lại có một con suối nhỏ nước rất trong và mát chảy qua )có nhiều nhũ đá đẹp và sinh động tạo cảnh sắc như các đền đài, cung điện, quan văn, quan võ .... ở trên thiên đường. 
                    Cùng với động Ngọc Hoàng, ở đây còn có các động khác như động Tiên, động Ngọc Nữ . . và chẳng biết tự bao gói.ờ, nơi đây đã là một điểm thăm quan đầy hấp dẫn đối với du khách muôn phương.
             
            Venus sưu tầm từ: http://www.thanhhoa.gov.vn
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.12.2008 15:41:48 bởi venus4t.vns_hnu >
            #6
              venus4t.vns_hnu 11.12.2008 15:52:06 (permalink)
              KHU DI TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH

              1. ĐỀN LÊ LAI (đền Tép)

              Đền thờ Lê Lai thuộc địa phận làng Tép, xã Kiên Thọ, Ngọc Lặc Thanh Hóa, cách khu di tích Lam Kinh 5 km về phía Tây.

              Lê Lai là một tướng giỏi của nghĩa quân Lam Sơn. Trong một lần bị quân thù vây hãm không còn lối thoát, Lê Lai đóng giả Lê Lợi “Liều mình cứu chúa” và hy sinh anh dũng để bảo toàn lực lượng cho nghĩa quân. Ghi nhớ công ơn của ông, Lê Lợi cho lập đền thờ ông ở làng Tép ( Quê hương Lê Lai) và lệnh cho quân thần sau này làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ của mình một ngày. 
                     Ngày nay, sau nhiều lần trùng tu đền Lê Lai ngày càng trở nên khang trang đẹp đẽ Ngoài ngày giỗ theo ý Lê Lợi 21/8 âm lịch, chính hội thờ Lê Lai vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch. Đây là một ngày hội lớn của nhân dân địa phương, thu hút hàng ngàn du khách đến dâng hương, tế lễ.



              2. LĂNG LÊ THÁI TỔ (LÊ LỢI)

              Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng Đế ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (1428), xưng là “Thuận Thiện thừa Vân Dụê Văn Anh Vũ Đại Vương. Đức Thái tổ Cao Hoàng Đế băng hà ngày 22 tháng 8 năm Quý Mùi ( 1433) hưởng thọ 49 tuổi, trị vì đất nước được 6 năm, mộ táng ở Vĩnh Lăng Lam Sơn.

              Vĩnh Lăng được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng cách điện Lam kinh 50m. Theo cách nhìn tinh tế của người am hiểu thuyết phong thuỷ xưa và nay thì Vĩnh lăng được chọn đặt một thế rất đẹp, phía trước có minh đường rộng rãi và tiền án là núi Chúa, phía sau có gối tựa là núi Dầu, hai bên tả, hữu có hai dãy núi tạo thế hổ phục long chầu. Đối diện lại có sông làm bạch hổ. 
                     Bố cục và phong cách mai táng của Vĩnh lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên và trang nhã. Lăng đắp đất hình lập phương, xung quanh xây chèn bằng đá đục ở bên ngoài, có kích thước 4,4 x 1 m. 
                     Trước Lăng có hai hàng tượng quan hầu và tượng các con giống tạc bằng đá dựng ở đây để trấn trạch (bốn đôi con giống đối nhau theo thứ tự hai sư tử, hai ngựa, hai tê giác, hai hổ). Giữa hai hàng tượng chầu vào là một lối đi rộng 20m35 gọi là thần đạo. 
                     Nhìn toàn cánh lăng Lê Thái Tổ ( Vĩnh lăng) thật giản dị, gần gũi song rất tôn nghiêm và trang trọng.


              3. BIA VĨNH LĂNG


              Bia Vĩnh Lăng được dựng cách lăng 300m đường chim bay ở Tây Nam thành điện Lam Kinh. Bia làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối cao 2,97m; rộng,94m; dày 0,27m; đặt trên lưng một con rùa lớn cũng được tạc từ đá trầm tích biển nguyên khối có chiều dài 3 ,46m; rộng 94m; cao 0,94m kể cả đế.

                Nhà bia được dựng lại năm 1961 ( trên các tảng kê chân cột đá cũ) nền nhà có hình gần vuông mỗi cạnh là 8,80m và nhà có 4 mái cong lợp ngói mũi hài, dưới được đỡ bằng 16 cột, mỗi góc 4 cột theo kiểu nhà Lê. 
                     Nghệ thuật trang trí tinh xảo, phong cách trang trí trên bia phù hợp với nội dung văn bia do Nguyễn Trãi soạn. Văn bia ngắn gọn, cô đọng phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ. 
                     Bia Vĩnh Lăng là một công trình quý giá có ý nghĩa lớn lao trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.


              4. LAM KINH - ĐIỆN CỔ THÀNH XƯA


              Khu di tích lịch sử Lam Kinh nằm trên địa bàn xã Xuân Lam , huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phí Tây Bắc. Đây là một địa danh lịch sử được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1962.

              Lê Thái Tổ sau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1428) giành thắng lợi và lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh, lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ nhất. Đồng thời cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành lớn thứ hai gọi là Lam kinh hay còn gọi là Tây Kinh. 
                     Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu ( gọi là du sơn) mặt Nam nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m. Qua khảo cổ và dấu tích còn lại cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại Ngọ môn, sân rồng, chính điện, khu Thái miếu... nguy nga tráng lệ. 
                     Ngày nay khu điện Lam Kinh đang được đầu tư tôn tạo để khôi phục lại một Tây kinh xưa, góp phần khôi phục giữ gìn nét văn hóa truyền thống, kiến trúc độc đáo của Việt Nam thế kỷ thứ XV, đồng thời cũng là một điểm đến của du khách trong và ngoài nước.


              5. LĂNG CÁC VUA VÀ HOÀNG HẬU KHÁC TRONG KHU SƠN LĂNG CỦA TRIỀU LÊ SƠ Ở LAM KINH

              - Hựu lăng : Lăng vua Lê Thái Tông 

                     - Lăng Khôn Nguyên: Lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao (mẹ Vua Lê Thánh Tông). Lăng này có điểm đặc biệt là tượng quan hầu là nữ quan. 
                     - Chiêu Lăng: Lăng vua Lê Thánh Tông. 
                     - Dụ Lăng : Lăng vua Lê Hiến Tông.- Kính Lăng: Lăng vua Lê Túc Tông.


              Venus sưu tầm từ: http://www.thanhhoa.gov.vn
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.12.2008 15:55:21 bởi venus4t.vns_hnu >
              #7
                Minh Xuân 18.01.2009 15:27:20 (permalink)
                Thanh Hóa là miền đất địa linh nhân kiệt, nơi có di chỉ khảo cổ Núi Đọ, có lẽ là cổ nhất vùng Đông Nam Á. Đây là nơi phát tích của người Việt cổ, cũng như của một số triều đại lịch sử Việt Nam (nhà Lê). Xin gửi một số ảnh về vùng quê này

                KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG
                Nằm trên địa phận huyện Quan Hóa, giáp với Mai Châu của Hòa Bình. Sinh cảnh khu này còn khá nguyên vẹn. Dân tộc chủ yếu là người Thái, sống trong các nếp nhà sàn xinh xắn.
                Khu Pù Luông có 2 phần. Phần núi đất cao với đỉnh Pù Luông 1667m. Nơi đây vẫn còn thấy loài rùa lớn của đầu nguồn sông Mã. Có thể loài rùa này chính là rùa ở Hồ Gươm, vì vùng này đã từng là căn cứ hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn. Sẽ không lạ lắm nếu Lê Lợi mang rùa lớn ở sông Mã về thả Hồ Gươm để làm nên truyền tích trả kiếm cho mình.
                Khu núi đá không cao nhưng có nhiều hang động đẹp. Nhiều hang ở đây cũng là những địa điểm khảo cổ với dấu tích của người cổ thuộc các thời khác nhau. Trên núi đá Pù Luông vẫn có thể gặp hổ sống, ngồi ở dưới bản nghe thấy tiếng hổ gầm, vượn hót. 


                Bản Kho Mường


                Trẻ em đi rừng về
                 

                Hang Kho Mường


                Cảnh thanh bình ở bản Thành Công


                Nhà sàn

                HANG CÁ CẨM THỦY
                Trên một dòng suối nhỏ chảy ra từ trong núi ở huyện Cẩm Thủy có rất nhiều cá. Cá nhiều kín đặc cả nước. Con nào cũng to trên 1 kg. Loài cá này hơi giống cá chép nhưng vảy đỏ, thân xanh. Tương truyền đây là hang cá thiêng nên người dân không ai dám bắt cá ở nơi đây.



                Mai Châu (Hòa Bình) - Pù Luông (Quan Hóa - Thanh Hóa) - Cẩm Thủy (Thanh Hóa) - Cúc Phương (Ninh Bình) là cùng một dải núi đá, nhưng mỗi địa điểm đều có nét riêng.
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.01.2009 15:29:21 bởi Minh Xuân >
                #8
                  Chuyển nhanh đến:

                  Thống kê hiện tại

                  Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                  Kiểu:
                  2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9