BÍ QUYẾT ĐỂ HỌC TỐT Ở ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG.
venus4t.vns_hnu 08.10.2008 14:35:34 (permalink)
        Các bạn thân mến! Làm thế nào để học tốt? Đây là một câu hỏi khó trả lời đối với mỗi học sinh - sinh viên chúng ta. Mình lập ra chủ đề này để mọi người cùng trao đổi, bàn luận về các phương pháp để giúp cho chúng ta - những ai sẽ học, đang học ở bậc Đại học và Cao đẳng. Chúng ta có phương pháp và kinh nghiệm gì thì hãy cùng chia sẻ nghen! Ok?

#1
    venus4t.vns_hnu 02.11.2008 20:35:44 (permalink)
    1. Xác định mục đích học rõ ràng

    Giống như bất kỳ một công việc nào, học tập luôn phải được người học xác định mục đích rõ ràng. Vì, chỉ khi nào chúng ta xác định được mục đích rõ ràng thì chúng ta mới hình thành được các biện pháp, phương pháp để hành động đạt được mục đính đặt ra.
    Học ở Đại học rất nhiều kiến thức cần phải tích luỹ. Vấn đề đặt ra là, việc xác định mục đích học Đại học, Cao đẳng như thế nào? Chính sự xác định của mọi người khác nhau nên hình thành quan niệm, phương pháp về việc học khác nhau.
    #2
      lang thang 03.11.2008 04:35:31 (permalink)
      Nghe khó hỉu quá hà Cô chủ viết gõ gàng tí xíu được không?
      #3
        venus4t.vns_hnu 03.11.2008 19:20:34 (permalink)
        Ui trời! cái này là phải cao siêu chút, khó hỉu chút chứ mà thẳng tưng tưng thì! Ủa mà thày Lang cho ND hỏi chút: Làm sao để học tốt được nhỉ!?
        #4
          lang thang 03.11.2008 23:59:46 (permalink)
          Sao đang hay lại ngừng thế, viết tiếp đi chứ.
          Theo ý của LT thì để học tốt (chứ không phải giỏi) là phải siêng. Người ta nói cần cù bù thông minh không phải không đúng đâu. Nhưng cái khó nhất trong việc học lại là chuyện có tuân theo được thời khóa biểu của mình hay không.
          LT rất hay bị vỡ kế hoạch, cái ni hỏng phải kế hoạch hóa gđ nhé LT nghĩ mỗi người đi học phải có 1 lịch học riêng, và nên tuân theo nó, dù vậy LT chẳng mấy khi theo nổi, nên học vẫn không tốt mấy.
           
          Thêm nửa là chọn thầy giỏi để học. Không biết có phải LT hơi đần không chứ hồi trước, hễ học với thầy giỏi thì mình hiểu khá chút, học qua thầy giảng bài không hiểu thì có đọc sách mãi cũng mù mù sao í. Ở VN hơi buồn là mình không chọn được thầy, nhưng nếu những môn nào có vài thầy dạy cùng môn, thích thì vẫn chọn được. Đó là khi nào ông thầy giỏi kia lên lớp thì mình bám theo, học từ 2 người, bảo đảm không hiểu ngang cũng hiểu dọc.
           
          Nhưng cái lối dạy học của thầy cũng ảnh hưởng tới việc học, đọc chép dữ quá nên sv chẳng có mấy thời gian để hỏi thầy, lâu dần đâm ra thụ động. mà theo cái giáo trình bây giờ, muốn hỏi cũng chẳng hỏi được cái gì. câu hỏi rất trừu tượng và lý thuyết, mấy sv giỏi thông minh thì khỏi nói, sv trung bình như mình, học song quên hết, mù mờ chẳng hiểu. Sau này LT có dịp học mấy giáo trình nước ngoài, phải công nhận họ trình bày hay, và bài tập rất gợi mở, không bám vào bài giảng mà lại dùng thực tế để hỏi, làm người học hứng thú, và hỏi giáo viên thì luôn được khuyến khích.
          Giáo trình họ hay vì họ không theo nhà nước, họ đặt mua ở ngoài, mỗi trường mỗi khác nhau dù cùng 1 môn học. Ông GS nào viết hay thì họ mua sách ông đó, chứ không theo kiểu nhà mình, hay giở gì cũng là của Bộ ban ra, ráng mà nhai.
           
          Quên cái quan trọng nửa, để học tốt  thì ráng kiếm đứa bạn học khá chút xíu, lợi hại lắm, nhiều khi thầy giảng mãi chẳng hiểu chứ nó nói cái mình ngộ ra liền, vì nó có cái suy nghĩ gần giống với mình.
           
          Và nên viết câu châm ngôn để treo trên tường: "gái gú là phù du, thầy u là mãi mãi". yêu quá học hỏng tốt, nếu có yêu lựa cô nào giỏi mà yêu, có gì mình ăn ké tý kiến thức.
           
          Còn gì nửa để hôm khác nhớ ra đã, giờ bụng đói chẳng làm gì được.
           
           
          #5
            venus4t.vns_hnu 15.11.2008 15:28:19 (permalink)
            Thày Langthang nói đúng quá!
            Theo ND, học giỏi và học tốt nó khác nhau đó thày à!
            Thứ nhất, học giỏi là người học cố gắng tích luỹ kiến thức được học và thể hiện qua điểm số, trình độ kiến thức sách vở.
            Thứ hai, học tốt là học kỹ năng, cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề của kiến thức; học cách ứng xử trong các tình huống; học phương pháp trình bày, phản biện các vấn đề không chỉ trong lĩnh vực kiến thức sách vở; Học tốt còn là học cách sống, hình thành những quan điểm sống định hướng cuộc đời và hoạt động của bản thân....
            Như vậy, cách nhìn nhận học tốt không chỉ gói gọn trong việc học kiến thức phục vụ cho thi cử.
            Thày có ý kiến gì về vấn đề này không ạ! Thày cho ND thêm một số "chiêu" để phục vụ cho việc "học tốt" nghen thày!

            Còn vấn đề:

            Nhưng cái khó nhất trong việc học lại là chuyện có tuân theo được thời khóa biểu của mình hay không.
            LT rất hay bị vỡ kế hoạch, cái ni hỏng phải kế hoạch hóa gđ nhé LT nghĩ mỗi người đi học phải có 1 lịch học riêng, và nên tuân theo nó, dù vậy LT chẳng mấy khi theo nổi, nên học vẫn không tốt mấy.

            Thêm nửa là chọn thầy giỏi để học. Không biết có phải LT hơi đần không chứ hồi trước, hễ học với thầy giỏi thì mình hiểu khá chút, học qua thầy giảng bài không hiểu thì có đọc sách mãi cũng mù mù sao í. Ở VN hơi buồn là mình không chọn được thầy, nhưng nếu những môn nào có vài thầy dạy cùng môn, thích thì vẫn chọn được. Đó là khi nào ông thầy giỏi kia lên lớp thì mình bám theo, học từ 2 người, bảo đảm không hiểu ngang cũng hiểu dọc.

            của thày ND xin có vài "ý kiến nhỏ nhen" sau nghe:
            Để học được tốt hay giỏi một môn nào đó, thì:
            1. Trước hết, chúng ta ngay từ đầu không có "ác cảm" - tức là không coi quá nặng nề - về môn học đó. Nếu như vậy, áp lực của môn học bớt đi đó thày à! Đúng hông ạ! Và nếu áp lực bớt đi bao nhiêu thì chúng ta mới thoải mái tiếp nhận nó, tìm ra những hứng thú từ nó.
            2. Hi hi hi! ND cũng hay bị vỡ kế hoạch lém thày à! Hihiiiiiii hỏng phải "vỡ kế hoạch hoá gia đình" đâu nghen!
            Thông thường ở trường ND, các thày cô lên một học phần nào đó thì bao giờ cũng đưa cho lớp một cái Tip đề cập đến tiến trình và những nội dung quan trọng của học phần cùng tài liệu tham khảo. Sau đó, các thày ra vấn đề để bọn Dịp về lên thư viện (mà giờ nhà Dịp có Internet nên khoẻ quá). Thày dạy và cho thảo luận nhìu lém >>>>> giờ Dịp nói như súng liên thanh đó thày! Dịp gần như là chiên gia cãi nhau trong lớp í! Đôi lúc thấy mình cũng khiếp quá! Hỏi nhìu câu buồn cười nhưng mà...kệ thui! Vì nghĩ rằng, những gì mình học và thảo luận thấy chưa ổn thì cố mà hỏi....chứ sau này....ai giải cho....
            Còn thời gian học của Dịp thì do hay....vỡ.....kế hoạch.... nên cũng khó lém thày à! Dịp học chủ yếu theo cảm hứng thày à! Có khi ngồi lì hàng tiếng....đến cả ngày và ghi chép, đánh máy lui cui wên cả ăn uống đó thày! Nhưng có ngày mệt, chán -----> chạy đi chơi hoặc vào chat rooms tám tơi bời rùi....out đi ngủ!
            Mà lạ lắm thày à!
            Dịp nghiệm ra rằng....học theo cảm hứng.... lại tốt hơn là học theo một lịch cụ thể đó thày ui!!! Có hôm, Dịp đi chơi...nghĩ vẩn vơ về vấn đề không giải quyết....tự dưng nghĩ ra ---> chạy về nhà và....
            ----> Dịp nghịm ra một điều là...dù có đi chơi thì đôi khi quan sát, để ý hoặc gợi vấn đề với bạn bè xem sao lại hay! Ủa mà....càng thảo luận.....đôi khi căng thẳng mặt đỏ tía tai....lại ra bao vấn đề...bao hướng giải quyết hay đó thày! Đứa nào cũng khăng khăng bảo vệ suy nghĩ của mình ----> đấu khẩu khiếp lém! Đôi khi chẳng bên nào nhường nhau (chắc là Dịp cứng đầu đó thày) ----> giận nhau một thời gian rùi lại làm lành và...lại cãi nhau!




            #6
              lang thang 16.11.2008 01:19:22 (permalink)
              Mờ ND học cái gì nhỉ?
              Học thầy cải àh
               
              Mình cũng ít khi theo nổi cái thời khóa biểu, nhưng có nó thì khỏi vỡ kế hoạch, không thôi thỉnh thoảng chạy không kịp.
              Học thì vậy nhưng cũng nên chơi cho thoải mái, mấy hôm nay có vấn đề, học qua 1 chương nhưng chả hiểu gì cả, đọc vấn đề cứ thấy mù mờ, ghét quá bỏ luôn. Nhảy qua tiếp mấy bài sau, sau đó quay lại tự nhiên thấy vấn đề của chương đầu. Chỉ mất vài phút để giải quyết. KHôg nên nhảy cóc kiểu LT nhưng nhiều khi bí quá thì cứ liều
               
              Còn nói ác cảm với môn học thì đúng vậy, có ác cảm khó học lắm, nhưng mờ gặp môn không thích mà bảu yêu nó thì...khổ. LT xưa đã dốt văn, rồi sau này lại phải gặm nhấm mấy môn văn chương của tây, rồi thơ nửa. Cứ gọi là mệt thấy ông bà ông vải. Cố nhai cho qua ngày thôi chứ yêu thích gì nổi. Cơ mà nếu có cô nào tình nguyện dạy kèm thì có khi lại thích, nhưng chả ai dư hơi thế.
              #7
                venus4t.vns_hnu 23.11.2008 21:10:53 (permalink)

                Mờ ND học cái gì nhỉ?
                Học thầy cải àh


                Thày nói thế chứ em cải chi mô? Rứa mà thày nói oan em! Mà nếu "cãi" cũng có cái tốt mà thày!


                Nhưng cái lối dạy học của thầy cũng ảnh hưởng tới việc học, đọc chép dữ quá nên sv chẳng có mấy thời gian để hỏi thầy, lâu dần đâm ra thụ động. mà theo cái giáo trình bây giờ, muốn hỏi cũng chẳng hỏi được cái gì. câu hỏi rất trừu tượng và lý thuyết, mấy sv giỏi thông minh thì khỏi nói, sv trung bình như mình, học song quên hết, mù mờ chẳng hiểu.


                Theo Dịp thì nếu một bài giảng của thày mà quá đày đủ cũng hông có tốt! Một người thày giỏi đâu chỉ là cung cấp kiến thức cho người học đâu thày!
                Thày nói đúng quá à! Một người thày giỏi - theo Dịp - là người bít và phải tìm cách để nhóm lên ngọn lửa đam mê môn học; bít cách hướng người học vào sự đam mê tìm hiểu.... Vấn đề là ở chỗ, ở Việt Nam chúng ta bi giờ vấn đề thi cử và bằng cấp....hic hic khó nói quá!



                #8
                  lang thang 24.11.2008 09:21:30 (permalink)
                   Mình hỏi thế thôi chứ nghề cãi là ngon nhất rồi, hồi xưa LT tính học cái đó nhưng coi bộ không ra cơm cháo gì, giờ nghĩ lại vẫn thấy tiếc, uống năng khiếu bẩm sinh.
                   
                   
                  #9
                    danchoi05 09.12.2008 16:47:28 (permalink)
                    2 anh chị nói hết rồi , em chẳng góp ý đc gì thêm. chỉ chia sẽ chút thoai.
                     đồng ý với Lang thang. Hic. Chuyện học hành chẳng ai ko biết câu :" Học siêng đề dễ , phá làng phá xóm sếp hàng xử bắn ". Siêng là yếu tố hàng đầu. Nhưng siêng rồi phải biết siêng thế nào cho đúng cách nữa. Học tràn lan là ko ổn tí nào , nhất là với mấy cái giáo trình ở trường em. Khổ , giáo trình thầy cô kêu tự kiếm, lên lớp mỗi đứa 1 cuốn khác nhau. Đến lúc thực tập , thầy chỉ 18 động mạch mà mình học 16 động mạch cũng chịu. Bưa quá. Trở lại với chuyện kế hoạch , em cũng lập kế hoạch , viết trên bảng , viết ra giấy để trong ví hẳn hoi , nhưng mà thực hiện được đúng kế hoạch thì... " hên xui " . Mỗi người có một phương pháp riêng , cái mà chị Dịp nói cũng đúng, cái "cảm hứng" đó đôi lúc em cũng gặp phải , nhưng ngồi mà chờ "cảm hứng" hì nguy nhờ... Em thấy cái quan trọng nhất đối với sv Việt Nam chúng mình là lên lớp chăm chú nghe giảng, ghi lại những cái gì cần phải về nhà tìm ( ghi lại ngoài vở nháp ) , học thêm ở bạn bè , những anh chị khoá trên cùng khoa , gặp thầy cô vui tính cởi mở cũng ráng hỏi.
                     
                    #10
                      venus4t.vns_hnu 12.12.2008 20:32:04 (permalink)
                      Hi hi! Có cái để thảo luận rùi đây!


                      Mỗi người có một phương pháp riêng


                      Đúng rùi danchoi05! Mỗi người có cách học, cách nhìn nhận vấn đề riêng...nên mới có chiện...cùng thày cô dạy môn đó mà người thì thích, ham mê môn học.... còn người khách thì không! Và cũng vì mỗi người có những phương pháp và kế hoạch, mục đích, động cơ phấn đấu khác nhau trong học tập mà....điểm số cũng...khác nhau luôn!
                      Vậy, danchoi05 có thể bật mí cho Dịp cùng cả nhà bít phương pháp học của bạn được không? Tham khảo thui í mà! Dịp mà thấy hợp với mình thì Dịp trả công nghen!



                      cái "cảm hứng" đó đôi lúc em cũng gặp phải , nhưng ngồi mà chờ "cảm hứng" hì nguy nhờ...


                      Cái này...Dịp nói hỏng có sai đâu à nghen! Ngay từ đầu khi ta học một môn nào đó, ta nghe thiên hạ đồn "môn ấy khó lắm"....thế là ta có ác cảm với môn ấy rùi...hoặc là do môn học đó khô khan, lý luận...ta khó học rồi ghét....thì làm sao mà "cảm" được nữa!
                      Ý Dịp nói ở đây là, khi học môn nào đó, dù môn ấy có khó đến đâu, nhàm đến đâu đi nữa thì ngay từ đầu ta phải chuẩn bị tâm thế, tìm ra cái hay của môn đó... cảm nhận nó từ chính bản thân mình trước là nó hay đã. Chứ mà chưa học đã ghét nó rùi...sao vào! Thực ra thì...môn học có cuốn hút sv hay không...phụ thuộc phần lớn vào người thày - cô dạy môn đó!



                      Em thấy cái quan trọng nhất đối với sv Việt Nam chúng mình là lên lớp chăm chú nghe giảng, ghi lại những cái gì cần phải về nhà tìm ( ghi lại ngoài vở nháp ) , học thêm ở bạn bè , những anh chị khoá trên cùng khoa , gặp thầy cô vui tính cởi mở cũng ráng hỏi.



                      Híc! Học mà không chăm chú thì sao học nổi! Dịp nghĩ rằng không chỉ có học thôi mà làm việc gì cũng vậy! Chăm chú là nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần tạo nên thành công!
                      Vấn đề là "chăm chú" kiểu gì chứ mà theo kiểu thày dạy đúng cũng dạ, thày nói sai cũng vâng thì...chít liền! Chăm chú nghe để phát hiện ra cái mới, cái trọng tâm, nắm bắt cốt vấn đề ngay trên giảng đường là tốt nhất. Song theo Dịp thì...đôi khi phải mạnh dạn lật lại vấn đề....tưởng chừng như là đã đúng để tìm đến những điều khác hơn ngoài giáo trình ngoài sách vở í.
                      Hi hi hi! Các anh chị khoá trên đôi khi có nhiều mẹo hay nhỉ bạn nhỉ! Khiếp thế chứ! Học sớm hơn có một, hai năm thôi mà...kinh nghiệm học - thi của các anh chị ấy cứ nói là....đầy mình! Dịp cũng nhìu lần lãnh giáo rùi....hay lém! Nhưng mà...toàn là kinh No thi cử thui à!
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.12.2008 20:34:06 bởi venus4t.vns_hnu >
                      #11
                        danchoi05 17.12.2008 09:58:49 (permalink)
                        Phương pháp học của DC cũng giống như nhiều người khác thôi.
                        Trước khi lên lớp xem trước bài sẽ học
                        Lên lớp khi chép những cái chính , ghi chép theo ý của mình.
                        Còn thầy cô nói sai à? vấn đề nì DC cũng có gặp. Có đọc trước bài rồi nên lên lớp đa phần thầy cô cũng toàn nói điều mình đã đọc , còn thầy cô nói sai thì thực tế là chỉ hỏi mấy đứa bạn ngồi gần thôi, nếu thầy nhầm lẫn thì ko sao, nhưng lần nào thầy cô cũng nói như vậy thì... "thưa thầy/cô cho em hỏi...." . Thầy cô nói thêm thì mình ghi chép lại. Cái nào chưa hiểu để về tìm thêm tài liệu. Bởi zậy mỗi lần học là DC bật sẵn mạng lên để đó. cái nào ko hiểu search cho nhanh.
                        Lúc học thì lên danh sách những cái cần phải "tiêu diệt" . Đánh số thứ tự ưu tiên, cái nào cần trước giải quyết trước. Mỗi việc cần làm thì định cho nó một mức thời gian nào đó, mình giải quyết trước thời gian đó thì bù vào những việc còn lại, giải quyết muộn hơn thời gian đã định thì chơi trễ 1 chút , ăn trễ 1 chút.
                        Vậy thôi. Nhưng mà đó là những lúc học siêng. Nhiều lúc DC vẫn bị "cháy" kế hoạch, vì nhiều lúc ham chơi, nhác học <--- bệnh thường gặp của sinh viên .
                        Em mới sv năm đầu à. Học tới 6 năm lận, đời sv còn dài, và trong thời gian đó còn vô số điều cần phải học hỏi kinh nghiệm của các anh các chị. Thân
                        #12
                          venus4t.vns_hnu 26.12.2008 23:11:11 (permalink)
                          Học 6 năm cơ à! Vậy là Danchoi05 học đại học Y hay Bách khoa à!
                          Thông thường, sinh viên chúng ta ít khi đọc giáo trình và các tài liệu tham khảo trước khi lên lớp vì lẽ đó những vấn đề thầy (cô) có giảng trên lớp sẽ tiếp thu chậm. Thậm chí là, những vấn đề có nhiều cách tiếp cận, nhiều quan điểm hay thầy cô nói chệch cũng không có bít.
                          Theo Dịp, muốn tiếp thu bài trên lớp của thày cô tốt cần phải:

                          1. Như đã nói, ta phải đọc qua giáo trình đã. Đây là điều tối thiểu phải làm để có ý niệm (dù còn mơ hồ) về vấn đề thầy cô sẽ giảng;

                          2. Tham gia "xung phong" đặt câu hỏi thắc mắc những chỗ mình chưa biết hoặc là mình có cách nhìn nhận, lý giải khác, hoặc là mình đọc đâu đó thấy có cái khác;

                          3. Nên ghi thật nhanh kiểu tốc ký những vấn đề thầy cô mở rộng (có lẽ với Dịp đây là sở trường rùi vì Dịp tốc ký nhanh với tổng hợp các ký hiệu...);

                          4. Cố gắng chọn chỗ ngồi ổn định ở lớp, đặc biệt là bàn đầu hoặc là từ bàn thứ 3 trở lên để nghe - nhìn - nói được dễ hơn; đồng thời mình cũng có ý thức hơn trong học tập (vì ngồi trên thì....không cựa quậy làm việc riêng được mà)

                          Đó là những kinh nghiệm của Dịp đó.

                          #13
                            Chuyển nhanh đến:

                            Thống kê hiện tại

                            Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                            Kiểu:
                            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9