Nhưng tác giả thật sự của bài thơ là ai? Thuận Hoá hay Nguyễn Trung Kiên? có nhiều nguồn thông tin, có nhiều ý kiến khác nhau, thực hư vẫn còn trong mơ hồ.
Và đã có nhều ý kiến đồng tình cho rằng tác giả chính của bài thơ Đôi dép “nguyên gốc” là Thuận Hoá, viết để giành tặng cho Công Tằng Tôn Nữ Ý Nhi (hi sinh năm 1968, hi sinh vừa tròn 21 tuổi, khi chết chỉ để lại một đôi dép). Bài thơ nguyên gốc cũng na ná như bài thơ ở trên. Nguyên bản như sau:
Đôi dép Vần thơ đầu anh viết tặng cho em
Là vần thơ anh viết về đôi dép
Khi anh nhớ ở trong lòng da diết
Đôi dép tầm thường cũng viết thành thơ
Hai chiếc dép gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bước
Đi làm Cách mạng những nẻo đường xuôi ngược
Từ bắc vào nam cát bụi cùng nhau
Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chung chia sẻ sức người đời chà đạp
Khi vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Nếu một ngày một chiếc mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.
Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng... nỗi nhớ Ý Nhi ơi!
Đôi dép vô tư khắng khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn nhưng không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi
Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu một chiếc ở mỗi bên phải trái
Như tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung
Hai chúng mình thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Như anh và em... thương lắm Ý Nhi ơi!
Thuận Hoá
Và từ bài thơ “Đôi dép” mà nhiều người biết đến ở trên, nhiều tác giả đã đối lại, cũng như lấy cảm hừng từ Bài Đôi dép để phụ hoạ thêm. Trong đó có một bài đối lại như sau:
Bài đáp lại bài thơ "Đôi Dép"
(Cù Thị Hương Giang) Anh chẳng muốn cùng em làm đôi dép.
Dẫu song hành nhưng đâu có bên nhaụ
Kẻ trước người sau suốt quãng đường dài.
Tuy một hướng mà chẳng hề nhìn mặt.
Anh nào muốn mỗi khi lên phía trước.
Lại bắt em tì lên mặt đất thô.
Anh sao nỡ khi ngẩng mặt nhìn trời
Lại biết rằng đất đen em đang tựa.
Anh đâu muốn chia phần bao nặng nhọc.
Của sức người của vinh nhục bon chen.
Những thảm nhung kia, những cát bụi đời thường.
Nào phải thứ bắt em cùng gánh chịu.
Anh không thể… để phút nào hụt hẫng.
Rồi có kẻ… dám nâng đỡ bên em.
Đôi dép kia đâu phải mãi song hành.
Có bao giờ dép đứt cùng một lúc?
Anh sao chịu nổi có kẻ nào trông… giống.
Để nhìn vào em lại bảo… giống anh.
Rồi một mai phải minh chứng hùng hồn.
Rằng… cứ thử sẽ biết ngay không phải!!
Thôi em nhé bài thơ “đôi dép”.
Chẳng thể là hình dáng của hai ta.
Tuy nỗi nhớ chẳng kém phần da diết.
Cũng phải tùy… hoàn cảnh để ví von
Rồi những bài thơ lấy cảm hứng từ bài “Đôi Dép” như sau:
Bài thơ đầu anh đọc tặng em
Anh nói khẽ, bài thơ "Đôi dép"
Anh muốn em, lặng trong giây lát
Lắng nghe anh, thổn thức lời yêu
Anh yêu thơ, nhưng chẳng đọc tặng ai bao giờ
Đơn giản, em yêu, anh không muốn mình lãng mạn
Nhưng với em, tưởng chừng như không thể
Không có gì tả đạt hết tình anh
Hay là:
Bài thơ đầu em chép tặng anh
Là bài thơ viết về đôi dép
Nhưng tất cả chỉ còn là nước mắt
Anh xa rồi, em nhớ lắm thay
Mối tình đầu trôi vụt tầm tay
Tình đã qua, có bao giờ trở lại?
Rồi một ngày, tình cờ qua trang mạng
Em vô tình, gặp lại "đôi dép" xưa
"Đôi dép" kia chẳng cũ kỹ bao giờ
Chỉ có tình em là trôi vào kỷ niệm
Nhưng vẫn thế, trong dòng đời xuôi ngược
Dép một đôi,...
Em và anh, hai ngả con đường.