(url) Tiểu Sử Việt Dương Nhân

Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 49 bài trong đề mục
Tác giả Bài
Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
(url) Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 30.01.2005 05:45:16

vdn 2009

Việt Dương Nhân
Nguyễn Thị Bảy
Sanh 11 tháng 8 năm 1946
Tại Bình Chánh - Gia Định (Việt Nam)
 
Làm thơ, viết văn có những bút hiệu: Việt Quốc Hùng, Quốc Hương, Thanh Thiên Tâm, Nguyễn Chánh Nhựt, Song Bình, Dạ Nguyệt, Hỏa Phong Địa Thủy, T.C.H., Bình Chánh. Từ năm 1977 đến nay (2008) đã đăng nhiều báo Hải Ngoại : Tiếng Gọi Phục Quốc, Việt Nam Tự Do Hải Ngoại, Tiếng Dân, Nhân Bản, Y-Giới-Việt-Nam-Tự-Do, Ép Phê, Thông Luận, Á Châu, Đất Nước, Chống Cộng, Luân Lưu, Liên Lục Địa, Ngày Mới, Bản Tin Quân Nhân... (France), Văn Tiến (Belgique), Nguyệt San Nghệ Thuật, Nguyệt San Việt Nam... (Canada), Trắng Đen, Cỏ Thơm, Sóng Thần, Thế Kỷ 21, Thi Văn, Hồn Quê, Chí Linh, Đại Chúng, Con Ong Việt, Giao Mùa, Về Nguồn, Cánh Én, Thời Báo, Tự Do Dân Bản, Văn Hữu, Thời Luận, Đặc San Biển Đông, Trống Đồng, Mai, Việt Nam Nhựt Báo (Vietnamdailly) (U.S.A.). Diễn Đàn Việt Nam - VN-Forum (Đức)... , Hương Xa (Na Uy), Phụ Nữ Việt, Đắc Trưng, Việt Nam Thư Quán, Thư Viện Việt Nam, Một Góc Phố, ViệtLand, Phụ Nữ Việt, Trường Việt, Trường trung Học Lê Văn Dưyệt, ViệtBáo_online, Viet.no (Nauy) ...
Góp mặt cùng với 27 nhà thơ Hải Ngoại trong "Tuyển Tập Thơ Mùa Tình Yêu Xuân 2000" Cỏ Thơm xuất bản, do Lưu Nguyễn Đạt và Nguyễn Thi-Ngọc-Dung chủ trương tại Virginia - U.S.A. Có thơ trong quyển "Esquisses de l’Âme" La Bibliothèque Internationale De Poésie 1999. Góp mặt cùng 31 văn_thi_sĩ trong "Tuyển Tập Phụ Nữ Việt 2006".
Và rất say mê đóng kịch, hát cải lương tại Pháp. Lấy nghệ danh Quốc Hương.

Đã xuất bản và trình làng :

* Thi tập "BỐN PHƯƠNG CHÌM NỔI" tại PARIS 1998.
* Tập truyện "Gió Xoay Chiều" Xuất bản Nguyên Việt 2001.
* Tập truyện "Đàn Chim Việt" Xuất bản Nguyên Việt Paris 2004.

Sắp ấn bản :

* Thi tập II "Cát Bụi" -
* Thi tập III "Thoáng Qua",
* Truyện dài "Mai Ly",
* Tập truyện III "Bến Xưa".

Tâm niệm :
Mong muốn tất cả nhân loại đều yêu thương nhau. Lòng luôn luôn cầu nguyện cho một nền Hòa-Bình Thế-Giới.
 
Nguyễn - Việt Dương Nhân
94200 IVRY-sur-Seine (France)
vdnparis@yahoo.fr
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.11.2013 15:41:02 bởi Viet duong nhan >
Attached Image(s)

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
RE: Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 30.01.2005 05:48:46
Tập Truyện
Đàn Chim Việt

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/4536/8AFEF85271224962A0F6133FEAC12D6F.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.01.2005 05:50:24 bởi Viet duong nhan >
Attached Image(s)

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
RE: Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 30.01.2005 05:52:01
Tập Truyện
Gió Xoay Chiều

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/4536/50AF47D9C75E462B97B4D036D0257B13.jpg[/image]
Attached Image(s)

RUOI
  • Số bài : 1608
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
  • Nơi: Thiên đường
RE: Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 30.01.2005 16:49:34
R chưa từng thấy ở đâu có trường hợp tác giả tự đăng Tiểu Sử của mình lên báo hoặc một bài viết như "Sis Seven" nhà ta... mà toàn thấy người khác đăng lên thôi à.

mickey
  • Số bài : 2081
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.08.2003
  • Nơi: Việt Nam
RE: Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 31.01.2005 01:52:51


Trích đoạn: RUOI

R chưa từng thấy ở đâu có trường hợp tác giả tự đăng Tiểu Sử của mình lên báo hoặc một bài viết như "Sis Seven" nhà ta... mà toàn thấy người khác đăng lên thôi à.


cái nì gọi lờ tự giới thiệu, đâu có gì lạ đâu mà R ngạc nhiên dzữ dzợ !!!
Love mickey,

NuHiepDeThuong
  • Số bài : 4171
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 13.12.2003
  • Nơi: Cù Lao Phố
RE: Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 31.01.2005 01:57:13


Trích đoạn: RUOI

R chưa từng thấy ở đâu có trường hợp tác giả tự đăng Tiểu Sử của mình lên báo hoặc một bài viết như "Sis Seven" nhà ta... mà toàn thấy người khác đăng lên thôi à.


Bây giờ R thấy rồi thì hết thắc mắc ha.

Nghĩ kỹ, thì... tiểu sử tác giả được chính tác giả đưa lên thì chắc chính xác hơn người ngoài đăng lên cỡ 200% á.

Bên xứ Mỹ, người ta tự viết về tiểu sử của chính mình... như gia đình Clinton... thì bà con rầm rộ mua đọc cho biết.
Đâu có nghe ai than phiền việc nầy... Vậy thì VDN đăng tiểu sử của chính mình thì đâu có gì là lạ?!!!

Coi R còn trẻ măng hà... sao lại "bảo thủ" gớm thế!???!!! Không thích những điều mới lạ sao?
Thân,
NHDT


Peace is the way of love

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
RE: Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 31.01.2005 10:36:57
Không sao cả, R & M chưa bao giờ thấy - thì nay vừa thấy đây nè - nếu tiểu sử của mình, mình không để lên, thì phải mail chuyển qua chuyển lại nhờ người này, người kia, rồi mới để lên - 7 thấy đi lòng vòng thật mất công quá... hoặc phải đổi nick (theo 7 đã biết). Nên 7 đưa thẳng lên cho rồi. Sau đó... Vì sự thật ngàn đời cũng là sự thật.
Trong 30 năm nay, 7 đã mang hơn 10 bút hiệu - rồi cuối cùng qui lại 1 mà thôi. Ruồi và Mickey nói rất đúng - mà NH nói cũng không sai.
Hình như, nhiều khi 1 tờ báo thấy cả chục tác giả viết - nhưng đôi khi chỉ 1 người lấy nhiều tên mà thôi !
7_vdn mến chúc tất cả đều được dồi dào sức khỏe và vạn sự an lành.

Hat Bui
  • Số bài : 1147
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.07.2003
  • Nơi: Tp mang te^n Ba'c
RE: Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 01.02.2005 04:43:54


Trích đoạn: RUOI

R chưa từng thấy ở đâu có trường hợp tác giả tự đăng Tiểu Sử của mình lên báo hoặc một bài viết như "Sis Seven" nhà ta... mà toàn thấy người khác đăng lên thôi à.


Tự mình đưa lên để khỏi làm phiền người khác , cách này cũng hay dzậy phải ko R?? phần thêm nữa thì tác giả VDN đã nói hết rồi !

Nhân dịp năm mới đến HB mến chúc R an khanh thịnh vượng
t=17880

Nếu ko biết thế nào là đỗ vỡ
Thì làm sao thắm thía sự nguyên lành

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 01.02.2005 12:43:29
Thi Tập

Bốn Phương Chìm Nổi
Kính mời click xem video >> "Bốn Phương Chìm Nổi"
 
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/4536/39E50DBF1A114A2FBC2687718A51A486.jpg[/image]
 
Diễn Ngâm : Uyên Phương Minh Nguyệt

Bốn Phương Chìm Nổi
Kính dâng Thầy Thích Minh T.


Con biết thân con phận lạc loài
Cam đành chấp nhận số mà thôi
Bốn Phương Chìm Nổi như mây khói
Mặc tình giông gió cuốn đùa trôi.

Bốn Phương Chìm Nổi con nào dám,
Trách Trời hay tạo Hóa bất công.
Đời con như thuyền trong cơn sóng
Vùi dập tơi bời giữa biển Đông.

Bốn Phương Chìm Nổi lắm long đong
Nay còn chút tâm tình ước mong:
Sao cho tất cả đều được phước
Trải một kiếp người TÂM trắng trong.


(Paris 13ème , đêm đông 05-01-1994)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.05.2010 03:07:23 bởi Viet duong nhan >
Attached Image(s)

Ct.Ly

RUOI
  • Số bài : 1608
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
  • Nơi: Thiên đường
RE: Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 02.02.2005 23:16:36
R chỉ thấy nó "mới lạ" thôi chứ không có ý gì khác đâu !
Chúc mọi người vui vẻ!

alonewolf
  • Số bài : 762
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.02.2004
  • Nơi: Hue
RE: Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 08.02.2005 17:32:55

Coi R còn trẻ măng hà... sao lại "bảo thủ" gớm thế!???!!! Không thích những điều mới lạ sao?
Vậy là ko chỉ mình R bảo thủ rồi!

hellomy9
  • Số bài : 549
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.10.2003
  • Nơi: Nhánh cỏ bốn lá
RE: Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 14.02.2005 21:50:41
Tuyệt lắm!

hi hi hi viết hay, viết rất hay!

Nhưng cô Bảy à có phải thiếu không?

Muội thấy rõ ràng thiếu mất một phần!!!

Dĩ nhiên đó là phần in thêm vài cuốn (mỗi tập truyện in một vài cuốn) và cô Bảy sẽ ký tên ghi kèm một lời chúc (hay danh ngôn, hoàn cảnh sáng tác... gì đấy), sau đó gửi cho mỗi người một cuốn làm kỷ niệm hi hi hi
what if...

NuHiepDeThuong
  • Số bài : 4171
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 13.12.2003
  • Nơi: Cù Lao Phố
RE: Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 15.02.2005 00:55:59

Dĩ nhiên đó là phần in thêm vài cuốn (mỗi tập truyện in một vài cuốn) và cô Bảy sẽ ký tên ghi kèm một lời chúc (hay danh ngôn, hoàn cảnh sáng tác... gì đấy), sau đó gửi cho mỗi người một cuốn làm kỷ niệm hi hi hi


Muội muội HM9 nói cũng có lý ha.

Nhưng vầy nha.... HM9 đi quyên tiền kêu gọi bà con ủng hộ đi nhen. Xong rồi gửi tiền qua Paris cho sis 7. Rồi sis 7 in sách xong phát cho tụi mình mỗi đứa vài quyển há.
Thân,
NHDT


Peace is the way of love

Hat Bui
  • Số bài : 1147
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.07.2003
  • Nơi: Tp mang te^n Ba'c
RE: Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 15.02.2005 07:45:57
Hb thấy ý kiến của H9 & NHDT rất hay.....!
t=17880

Nếu ko biết thế nào là đỗ vỡ
Thì làm sao thắm thía sự nguyên lành

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
RE: Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 15.02.2005 11:42:19


Trích đoạn: NuHiepDeThuong


Dĩ nhiên đó là phần in thêm vài cuốn (mỗi tập truyện in một vài cuốn) và cô Bảy sẽ ký tên ghi kèm một lời chúc (hay danh ngôn, hoàn cảnh sáng tác... gì đấy), sau đó gửi cho mỗi người một cuốn làm kỷ niệm hi hi hi


Muội muội HM9 nói cũng có lý ha.

Nhưng vầy nha.... HM9 đi quyên tiền kêu gọi bà con ủng hộ đi nhen. Xong rồi gửi tiền qua Paris cho sis 7. Rồi sis 7 in sách xong phát cho tụi mình mỗi đứa vài quyển há.

7 nghe sung sướng quá chừng chừng nè. Nhưng thôi HM9 đừng có quyên tiền, người ta cười chít đó. Hiện thi tập "Bốn Phương Chìm Nổi " đã hết, tập truyện "Gió Xoay Chiều" cũng đã hết, chỉ còn tập truyện "Đàn Chim Việt" - Nhưng phải chờ... thêm "tí" nữa (vài điều kiện dễ dàng) 7 sẽ ký tên và gởi về VN tặng hết những Thành Viên trong VNTQ chịu hong nè ?
Chúc tất cả đều vui vẻ ngủ ngon.


Triều Sương
  • Số bài : 307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.01.2005
RE: Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 17.02.2005 07:31:05
ô là la...cám ơn sis 7 nhìu, em đang chờ xem những tác phẩm của sis, mong rằng cái " tí" nữa của sis sẽ sớm sớm vì em nghĩ ko riêng gì em mà còn rất nhìu người đợi sách của sis đó.
Thương sis nhìu ghê!!!!!!!!!!!!

Dạ Nguyệt
  • Số bài : 179
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.02.2005
  • Nơi: Nguyệt Điện
Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 09.03.2005 11:14:29
Lời Giới Thiệu về Nhà văn Việt Dương Nhân

Giáo Sư Vũ Ký

Tôi được đọc tập truyện Gió Xoay Chiều của nhà văn Việt Dương Nhân trên bản thảo đã lâu, chưa kịp viết lời giới thiệu theo sự đề nghị của Cô thì nay nữ sĩ đã viết tiếp cuốn truyện dài Mai Ly và tập truyện ngắn Đàn Chim Việt.
Cảm nhận đầu tiên của người đọc qua các tác phẩm trên của Việt Dương Nhân là sự say mê và hấp dẫn trước một cây bút đa diện và đa dạng do cấu trúc nội dung thực sôi động các câu chuyện và do tưởng tượng phong phú của tác giả. Tôi bỗng nhớ đến lời một nhà phê bình văn học Tây Phương :’’Cảm tưởng đầu tiên của người đọc trước một sáng tác thường chính xác và đúng đắn hơn hết, khi cảm tưởng ấy là một nhận xét tốt đẹp về tác phẩm’’.
Có những nhà văn mà tâm thức sáng tạo khó khăn khởi nguồn trên đầu cán bút, có những nhà văn không mất công mà thực tế cuộc sống trên dòng mực lại tuôn trào dễ dàng dưới ngòi bút. Ở trường hợp trên, nhà văn phải sáng tạo sự sống cho các nhân vật. Ở trường hợp dưới, sự sống của nhà văn chính là thực tại không mài dũa, không chế biến các nhân vật trong tác phẩm của mình. Chính vì thế mà lời rào trước đón sau của nữ sĩ ở trang đầu : "Các nhân vật cũng như cốt truyện đều là hư cấu, nếu có sự trùng hợp nào là do ngẫu nhiên ngoài ý muốn của tác giả...". Tôi nghĩ lời nói này của VDN là không thực ! Có sự sáng tạo nào mà không là của thực tại, nhất là ở trường hợp nhà văn Việt Dương Nhân. Sự sáng tạo và cảm nghĩ của văn-thi-nhân bao giờ cũng chảy ra thanh thoát theo dòng đời dàn trải của chính con người văn nhân nghệ sĩ là tác giả.
Các truyện trong Gió Xoay Chiều, rồi Đàn Chim Việt, rồi đến truyện dài Mai Ly, tôi nghĩ rằng VDN không sáng tạo mà chính là sự sống của chính tác giả hay của những phần tâm cảm, ý thức, thể chất nào của người viết hòa nhập mật thiết với bao nhiêu nhân vật ở ngoài đời, bây giờ trải rộng ra trong những tác phẩm của Việt Dương Nhân.
Đó là hiện tượng thấu nhập, tương tác vô hình mà nhà văn cảm thức bằng trực giác sáng tạo để rồi thể hiện trong công trình trí tuệ của mình.

 
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/4536/8AFEF85271224962A0F6133FEAC12D6F.jpg[/image]

Tôi không mất công tường thuật - dù tóm tắt - nội dụng các truyện ngắn, truyện dài của VDN trong Gió Xoay Chiều, Đàn Chim Việt và Mai Ly cũng như không dẫn chứng những tình tiết, cảnh ngộ, éo le, khúc mắc "những trường hợp lương tâm", những khó xử của con tim rối nhùi mà nữ sĩ với tính nghệ thuật đặc biệt của mình đã dựng lên rất khéo trong tác phẩm. Tôi nhường cái bất ngờ thú vị ấy dẫn người đọc lạc bước đến những đoạn cuối đường đầy hấp dẫn trong cuộc đời các nhân vật của VDN.
Mỗi câu chuyện là một hay nhiều dòng đời, một hay nhiều cá tính, tâm lý, một hay nhiều môi trường, một hay nhiều hoàn cảnh của một hay nhiều con người mà hấp lực về tình cảm tròng tréo nhau có khi khắng khít khó vượt thoát, mà sự hoang tưởng về chiếm đoạt tình ái gây nên bao sự mất quân bình lý trí, mà nếp sống kim tiền xô bồ của xã hội biến đổi họ thành nạn nhân khốc liệt của gian manh xảo trá, của bụi đời lăn lóc..., mà tội ác và đạo lý gây nên một chiến trường tâm lý...
Chính vì thế mà khi bất chợt đọc đoạn đầu câu truyện của VDN là ta khó kiềm chế mà phải đọc gấp đến dòng cuối để biết thái độ xử sự, ứng phó của nhân vật ra sao ở đoạn kết. Phải chăng đó là sự mê hoặc của tiểu thuyết, truyện ngắn nói chung và đó cũng là chân tài của VDN ở đây nói riêng vậy.
Khi nói về một tác phẩm nổi danh của một văn hữu mình, văn hào Pháp André Gide hạ bút viết, thông thường và đơn giản : "Thần trí, tâm tư của tôi khác trước nhiều lắm, khác hơn hồi chưa đọc truyện ấy, khác vì tràn ngập thích thú, khoái trá và mộng mơ. Và đó là một câu truyện hay." (A. Gide).
Một số truyện của VDN với cấu trúc nội dung là lạ đã đạt được cái tác dụng thú vị ấy đối với người đọc. Và cái thú vị ấy ở đây cũng có khi làm người đọc mệt trí rất nhiều vì độc giả phải nhớ lại bao hành động phức tạp rối nhùi của từng nhân vật như trong các truyện : Gió Xoay Chiều, Lá Rơi Về Cội, Nguyệt Hạ, Âm Thầm, Vẫn Chưa Muộn Màng...

Cái đa dạng và đa diện của nhà văn VDN mà tôi đã nói ở trên đạt đến một sự thăng hoa mâu thuẫn trong nghệ thuật : Người là nhà văn của đồng quê, một Tiền, Hậu Giang nào thấp thoáng con suối nhỏ, có rạch dừa mát rượi, điểm chút cánh bướm tình yêu nam nữ thẹn thùng dễ mến, mà cũng là của thành đô náo nhiệt, sôi động trong một cuộc sống xô bồ, từ quê hương Sàigòn mỹ miều, tội nghiệp đến Ba-Lê ánh sáng, hào hoa đọa lạc tội lỗi - Có Lê Xuyên, Hồ Biểu Chánh, Bà Tùng Long mà cũng có... Tôi xin cường điệu một chút : (Simon De Beauvoir, Françoise Sagan) trong văn chương của Việt Dương Nhân đó... Nữ sĩ cũng nhà văn của nghèo nàn, bụi đời, hạ lưu, của kẻ vô thần, ẩu bướng mà cũng là của kẻ phong lưu, tao nhã, trưởng giả "học làm sang". Và thỉnh thoảng VDN thích thuyết pháp về lẽ Đạo nhiệm mầu khi có cơ hội... Vì thế, dưới cái xô bồ hỗn tạp, cái thời thượng rởm của nền văn minh vật chất, ẩn dấu kín đáo đôn hậu cái tâm Phật, cái hướng thượng đạo lý cố hữu trong tâm thức kín đáo của nữ sĩ. Hãy nghe VDN lý sự :
"...Mọi sự trên đời đều có nhân có quả. Hãy ráng tu tâm và giữ tâm như đất. Còn ai có tâm hồn thi-văn thì khi nào cao hứng cứ viết. Nhưng đừng có tham vọng và tự cao, tự đại quá mà hại thân, và đôi khi còn làm buồn cho tha nhân nữa. "Tất cả những ai cưu mang làm văn chương nghệ thuật đều muốn dấn thân trong việc sáng tạo. Vậy chính họ phải cởi bỏ những tị hiềm để thoát xác thì con đường trước mặt mới sáng sủa hơn". Làm thơ hay viết văn là đem Chân-Thiện-Mỹ để tặng cho đời và cũng tặng cho chính mình luôn nữa đó...’’ (‘’Tâm Như Đất’’)

Việt Dương Nhân nói nhiều đến cảnh sống thị thành, từ cái chợ ở miền quê sơ sài, nàng sống thuở bé thơ đến Sài thành rộn rịp - và nói với rất nhiều trìu mến nhớ thương, tím thẩm bao hoài niệm đầy vơi lưu luyến. Rõ là một con người mà tâm cảm ray rức thiếu quê hương trong hiện tại chừ đây lạc loài trên một đất nước, lạc loài qua ánh sáng thủ đô Ba-Lê hoa lệ đầy đọa lạc và cạm bẩy (a lost man in a lost country). Hoặc, đôi lần nhà văn đoái nhìn về quê hương mà rớm lệ với bao cảnh cũ người xưa, còn mẹ già đang sống như ngọn đèn cạn dầu trước gió mà mòn mỏi trông con sẽ trở về gặp lại những phút cuối đời... Nhưng trong tâm ý bao giờ nữ sĩ cũng muốn trở về nguồn để nhớ làng mạc quê mùa mà chửi thằng V.C. hết thời, đứa Bộ Đội 30 thất thế, vùng kinh tế mới khô cằn nào đó mà nàng chỉ được nghe nói lại mà thôi :
- Chút nữa, anh qua bển gọi chỉ với vợ chồng cháu Triều và cháu Đại về đây đi. Em đã nghe má kể sơ sơ về chuyện gia đình anh rồi. Tối ngày anh cứ uống rượu say sưa, rồi đánh vợ. Nên bị người ta bắt nhốt anh trong nhà thương điên mấy lần phải không ?
- Đánh đâu mà đánh. Tại chị Ba mầy, nó chửi tao là thằng Việt-Cộng hết thời. Thằng Bộ-Đội-30 thất thế hoài. Ai chịu cho nổi. Nên đôi khi tao nổi điên lên đó... Chớ... chớ... tao nào muốn đánh vợ bao giờ !
- Chị Ba nói như vậy thì có sai chỗ nào đâu ? Anh có thấy anh hết thời, thất thế không ? Sự thật phũ phàng là như vậy, thì anh cứ nhận đi, mắc gì phải đánh vợ. Anh có biết, đàn ông mà đánh đàn bà là vũ-phu không ?
- Thôi, bữa nay có mầy về là ngày vui, đừng có nhắc tới chuyện đó nữa. à, má vẫn khỏe hả Quê ? Mà sao mầy không mời má về đây chơi ?
- Cha, anh muốn chạy tội hén ! Mai mốt anh Nam và anh Bắc trở về là anh hết chối. Nói chơi với anh, chớ anh em của tụi em sống trên mấy xứ Tự-Do, Dân-Chủ. Tụi em không có bắt bẻ hay hỏi tội anh đâu. Nhưng anh cũng phải làm cái gì để lấy công chuộc tội chứ ?
- Thì tao cũng theo dõi tình hình. Nếu có gì hay hay là kêu gọi dân chúng đồng đứng lên chung. Và tao hy vọng sẽ có được thật sự Dân-Chủ, Tự-Do sau này. Mầy cũng biết quá rồi. Toàn dân Việt Nam, ai mà không mong muốn và khát khao có được những thứ đó.
- Ừa, ráng đi nha. Ở hải ngoại người ta cũng ủng hộ trong này lắm đó... à, về má, thì em có hỏi. Nhưng má không chịu đi...

(Trích đoạn "Đàn Chim Việt ")

Đọc toàn bộ tác phẩm của Việt Dương Nhân, tôi nghĩ rằng nữ sĩ trước hết là một kịch tác gia hay một nhà văn chuyên viết chuyện phim để đạo diễn hay một nghệ sĩ xuất sắc với các tuồng cải lương nổi tiếng của miền Nam thuở trước hơn là một nhà văn viết truyện ngắn, truyện dài. Tình tiết trong các truyện éo le, khúc mắc, tròng tréo, tay ba, tay tư, gút và giải thỏa đáng thoát ra từ những động tác rối bời của các nhân vật gây nhiều bất ngờ thú vị cho người đọc. Đó cũng chính là cái tính - mâu thuẫn trong nghệ thuật khá độc đáo ở Việt Dương Nhân đó vậy. Và tạo được cao độ say mê thích thú khi đọc các truyện ngắn, truyện dài của nữ sĩ.


Bruxelles, 5/2002
Giáo Sư Vũ Ký
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.05.2010 03:17:33 bởi Viet duong nhan >

Dạ Nguyệt
  • Số bài : 179
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.02.2005
  • Nơi: Nguyệt Điện
"Bốn Phương Chìm Nổi" của VDN - Bạt Bích Xuân - 17.03.2005 23:26:49
Thi tập
"Bốn Phương Chìm Nổi"
của Việt Dương Nhân
Bạt

Bích Xuân


Tôi đặt bút viết những dòng chữ này ngoài trời cũng bắt đầu vào thu, sương thu xuống lành lạnh vòm lá đan nhau che lấp ánh trăng đang lóng lánh vàng. Trước cảnh nên thơ đó tôi ngồi nghiền ngẫm những trang thơ đầu tay của Việt Dương Nhân, một người yêu thơ, mộ đạo và rất có nghĩa tình.
Tôi được quen biết chị năm 1986 lúc đó chưa phải là duyên văn nghệ. Tôi đang điều hành một tiệm uốn tóc gần Place d’Italie trong quận 13, chị là một trong những khách hàng, thường hay lui tới để làm đẹp những kiểu tóc mà chị ưa thích. Chị thích kiểu tóc "demi garçon" cắt thật ngắn phần sau ót và hai mép tai. Những khi không làm tóc, chị cũng vẫn thường lại tiệm hay tạt qua nói dăm ba câu, rồi đi.
Một dạo tôi thấy như chị đổi kiểu tóc, màu tóc. Không ! Chị đội tóc giả, vì chị xuống tóc ! Tôi kinh ngạc ! "cạo đầu ăn chay đó cưng", chị nói giọng bình thản. Khi ra về chị để lại cho tôi mấy băng casettes Kinh Phật và dặn rằng : "đem về nhà nghe đi hay lắm". Chị nói tối nào chị cũng nghe trước khi đi ngủ.
Thơ của chị đăng rất nhiều báo ở Âu Châu : Paris, Bruxelles, liège v.v... Chị làm thơ mà chị còn soạn những bài vọng cổ, đóng kịch, đóng những tuồng cải lương nữa, thật đúng là một người nghệ sĩ !
Vậy mà thơ của chị chất chứa những ý tưởng hùng mạnh hơn là những tình cảm ủy mị thiết tha. Trừ những lúc, có lẽ tâm hồn chị trở nên mềm yếu, khi đó chắc chắn người đọc cũng buồn theo.
Bây giờ tôi mới biết thêm rằng, lúc đó chị đã làm thơ. Và nay chị đã nghï đến tôi, có lẽ vì chung một "lứa bên trời lận đận".
Con người với bản chất hướng thượng và hiếu kỳ, điều đáng nói, không những chỉ làm thơ tình yêu rất dạt dào, mà chị còn có niềm khắc khoải tâm tư với bao nỗi quặn thắt về quê hương đất nước của cuộc đời.
Mỗi lần ngồi đối diện với nhau, tôi nhìn chị thật kỹ, chị đang phì phà với điếu thuốc trên tay, bên cạnh ly rượu vin màu tím tía đang bay bốc men trong mùi nho tươi, nhìn chị có cái gì rất đặc biệt.

Qua lời tựa của tập thơ : "Bốn Phương Chìm Nổi". Bạn đọc có lẽ cũng đón được phần nào về tâm tư của tác giả. Một tâm sự nổi trôi trong kiếp ly hương đơn thân của kẻ sầu vong quốc. Nhưng nay chị đã tìm thấy nguồn vui trong đạo hạnh, trong thi ca, lấy thi ca diễn đạt tâm hồn mình, nói lên sự thanh cao của tình yêu, tình yêu tổ quốc, tình yêu nhân loại, và nhất là tình Mẹ
Tôi có mấy lời mộc mạc, cầu mong chị mỗi ngày có thêm được niềm vui và thơ của chị bay khắp nơi trong vườn thơ hải ngoại. Để đến với bạn đọc, như sau những ngày thu sầu muộn và đêm đông giá buốt, mùa xuân đã đến bên cạnh cuộc đời.

Paris mùa thu 1997
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.03.2005 00:23:34 bởi Dạ Nguyệt >
"Dạ Nguyệt đong đưa ru ngàn lá
Bồi hồi tình tự níu vườn thơ"
tlt


Dạ Nguyệt
  • Số bài : 179
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.02.2005
  • Nơi: Nguyệt Điện
RE: "Bốn Phương Chìm Nổi" của VDN - Bạt Bích Xuân - 18.03.2005 11:01:38

Cảm thơ Việt Dương Nhân

1) Xem bản thảo, tập thơ Cát Bụi,
Việt Dương Nhân, cặm cụi viết lên.
Lâm-ly tự-sự rủi hên,
Hùng-hồn biện-luận vui phiền tự tâm.

2) Chữ nghĩa chọn thanh âm nhạc điệu,
Ý tứ sâu, chất liệu nên thơ,
Thân gồm tứ đại thành mơ,
Tình trong đau khổ, Đạo cơ an-bình.

3) Dùng thi phẩm chúc lành nhân thế,
Cảm tạ riêng, văn vẻ lời chân...
Từ đầu đến cuối cảo thơm,
Thú say đọc lại vẫn còn mến ưa...


(Gia Trạng Lê Ngọc Quỳnh 1999)
"Dạ Nguyệt đong đưa ru ngàn lá
Bồi hồi tình tự níu vườn thơ"
tlt


Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
"Bốn Phương Chìm Nổi" của VDN - Bạt Bích Xuân - 05.11.2006 21:30:54
Chào cả nhà VNTQ !
Thật ra những bài viết về vdn của các nhà phê bình và bạn bè còn nữa. 7 sẽ đem vào.
Cảm ơn Ngọc Lý đã tìm lại Topic này. 7 tưởng biến mất rồi.
Mến chúc tất cả vui vẻ chiều chủ Nhật
7_nn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.04.2008 04:49:39 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 29.11.2006 18:37:25


Việt Dương Nhân
Nguyễn Thị Bảy
Sanh 11 tháng 8 năm 1946
Tại Bình Chánh - Gia Định (Việt Nam)
 
Làm thơ, viết văn có những bút hiệu: Việt Quốc Hùng, Quốc Hương, Thanh Thiên Tâm, Nguyễn Chánh Nhựt, Song Bình, Dạ Nguyệt, Hỏa Phong Địa Thủy, T.C.H., Bình Chánh. Từ năm 1977 đến nay (2008) đã đăng nhiều báo Hải Ngoại : Tiếng Gọi Phục Quốc, Việt Nam Tự Do Hải Ngoại, Tiếng Dân, Nhân Bản, Y-Giới-Việt-Nam-Tự-Do, Ép Phê, Thông Luận, Á Châu, Đất Nước, Chống Cộng, Luân Lưu, Liên Lục Địa, Ngày Mới, Bản Tin Quân Nhân... (France), Văn Tiến (Belgique), Nguyệt San Nghệ Thuật, Nguyệt San Việt Nam... (Canada), Trắng Đen, Cỏ Thơm, Sóng Thần, Thế Kỷ 21, Thi Văn, Hồn Quê, Chí Linh, Đại Chúng, Con Ong Việt, Giao Mùa, Về Nguồn, Cánh Én, Thời Báo, Tự Do Dân Bản, Văn Hữu, Thời Luận, Đặc San Biển Đông, Trống Đồng, Mai, Việt Nam Nhựt Báo (Vietnamdailly) (U.S.A.). Diễn Đàn Việt Nam - VN-Forum (Đức)... , Hương Xa (Na Uy), Phụ Nữ Việt, Đắc Trưng, Việt Nam Thư Quán, Thư Viện Việt Nam, Một Góc Phố, ViệtLand, Phụ Nữ Việt, Trường Việt, Trường trung Học Lê Văn Dưyệt, ViệtBáo_online, Viet.no (Nauy) ...
Góp mặt cùng với 27 nhà thơ Hải Ngoại trong "Tuyển Tập Thơ Mùa Tình Yêu Xuân 2000" Cỏ Thơm xuất bản, do Lưu Nguyễn Đạt và Nguyễn Thi-Ngọc-Dung chủ trương tại Virginia - U.S.A. Có thơ trong quyển "Esquisses de l’Âme" La Bibliothèque Internationale De Poésie 1999. Góp mặt cùng 31 văn_thi_sĩ trong "Tuyển Tập Phụ Nữ Việt 2006".
Và rất say mê đóng kịch, hát cải lương tại Pháp. Lấy nghệ danh Quốc Hương.

Đã xuất bản và trình làng :

* Thi tập "BỐN PHƯƠNG CHÌM NỔI" tại PARIS 1998.
* Tập truyện "Gió Xoay Chiều" Xuất bản Nguyên Việt 2001.
* Tập truyện "Đàn Chim Việt" Xuất bản Nguyên Việt Paris 2004.

Sắp ấn bản :

* Thi tập II "Cát Bụi" -
* Thi tập III "Thoáng Qua",
* Truyện dài "Mai Ly",
* Tập truyện III "Bến Xưa".

Tâm niệm :
Mong muốn tất cả nhân loại đều yêu thương nhau. Lòng luôn luôn cầu nguyện cho một nền Hòa-Bình Thế-Giới.
 
Nguyễn - Việt Dương Nhân
94200 IVRY-sur-Seine (France)
Vietduongnhan2@yahoo.fr
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.02.2009 00:25:14 bởi Viet duong nhan >

Uyên Phương Minh Nguyệt
  • Số bài : 153
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 31.12.2006
RE: Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 22.04.2008 01:19:35
 
CẢM NHẬN VỀ TRUYỆN DÀI "MAI  LY" CỦA  CHỊ VIỆT DƯƠNG NHÂN
 
Việt dương Nhân là bút hiệu của nữ nghệ sĩ Quốc Hương (Paris). Nghệ sĩ Quốc Hương có một điều đặc biệt khác với những nghệ sĩ khác ở chỗ chị vừa là kịch sĩ, vừa là thi sĩ và vừa là văn sĩ. Chữ "sĩ" dính với cuộc đời giống như chữ "tài", vì nó đòi hỏi phải có một năng khiếu nào đó. Như Đại Thi Hào Nguyễn Du đã từng có câu : "Chữ tài liền với chữ tai một vần". Nghiệm lại, độc giả thấy đúng thật ! Nàng Thúy Kiều của Nguyễn Du vừa đẹp, vừa tài, và phải chịu biết bao đoạn trường cay đắng. Ở đây, thời đại này, chúng ta cũng có một nàng Thúy kiều cũng duyên dáng, cũng tài và cũng chịu biết bao nhiêu đau khổ mà cuộc đời đã đưa tới cho nàng. Độc giả muốn nói đến nàng "Mai Ly" trong truyện dài mà nữ văn sĩ Việt Dương Nhân đã dùng cây bút để viết lại một cách tuyệt vời cuộc đời đau thương tủi nhục của Mai Ly hay của chính tác giả.
 
 Truyện dài "Mai Ly" gồm 3 tập đã nói lên được nếp sống xô bồ của xã hội, rất tình tiết éo le, khúc mắc. Tác giả đã tạo được những say mê, thích thú cho độc giả. Lời văn giản dị, lưu loát với những câu đối thoại thật tự nhiên, không gượng ép, làm độc giả không bị nhàm chán, và rất hồi họp đọc từ đoạn này sang đoạn khác...... cho đến hết. Tác giả đã tuôn ra tất cả những gút mắc, những nỗi niềm của lòng mình. 
 
 Truyện sống động và thật.... đến nỗi tác giả đã rất thành công làm độc giả phải rơi lệ, xót thương thân phận lạc loài côi cút cho một bé gái mới 12 tuổi đã mất Cha, sống xa Mẹ, bị đời ruồng bỏ, bị chị dâu đánh đập tàn nhẫn . Độc giả lại phải tiếp tục rơi lệ cho Mai Ly lúc bị đời gạt gẫm, bị hất hủi, bị người phụ tình vì mang cái tội nghèo . Cái chân thiện mỹ trong con người của tác giả đã tạo nên những truyện có kết cục đẹp, đầy lòng nhân đạo và luân lý đạo đức, đã làm cho độc giả rất mãn nguyện khi đọc xong truyện dài "Mai Ly" nói riêng, và nhiều truyện ngắn khác của tác giả, nói chung. Một cái đặc biệt khác của truyện "Mai Ly" là những câu thơ giới thiệu, dẫn chứng thật hay, thật sát ý với cốt truyện. Loại truyện đi kèm với thơ như vậy rất là hiếm có. Tác giả đã nổi bật trong cách trộn cả thơ cả văn này.Truyện dài tác giả viết giống như một truyện phim. Độc giả nghĩ nếu truyện này mà đem đóng thành phim thì chắc sẽ gặt hái được số người đi xem rất nhiều .

Tóm lại, truyện dài này quả là một tuyệt tác mà tác giả đã bỏ hết tâm huyết để hình thành. Truyện "Mai Ly" xứng đáng là một tác phẩm văn học giá trị, đáng để cho chúng ta lưu giữ và trân trọng . 

 UPMN xin tặng văn thi sĩ Việt dương Nhân những câu thơ mộc mạc dưới đây :


THƠ TẶNG CHỊ VIỆT DƯƠNG NHÂN
 
Mặn mà duyên dáng tuyệt vời
Quốc Hương nghệ sĩ người đời mến thương
Sắc tài sáng rực như gương
"Thúy Kiều" thời đại sầu vương phủ đầy
Tánh tình nhân hậu thẳng ngay
Dù đời vùi dập không lay lòng thành
Thơ văn ca hát lừng danh
Đoạn trường bao nỗi cũng đành vương mang
Cầu mong ngày mới sang trang
Điểm tô hồng thắm đời nàng từ đây
Việt Dương Nhân đã đắp xây
Giúp người hạnh phúc ngập đầy tình thương .
 
Uyên Phương Minh Nguyệt
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.04.2008 08:24:55 bởi Uyên Phương Minh Nguyệt >
Vắng người tóc quyện mây nhung nhớ
Mây đổ vai buồn rối sợi tơ
Lối cũ mây ngang sầu phủ đợi
Đường xưa mưa nấc ngập tình thơ

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 22.05.2008 03:38:09
Báo Nhân Bản (Paris) đăng bài này gần 10 năm qua mà 7_vdn mới ngồi đánh máy lại chiều nay.
 

Phỏng vấn
 
Một tiếng đồng hồ với Thi Sĩ Việt Dương Nhân 

Nhân Bản (NB) : Xin chào thi sĩ Việt Dương Nhân. Từ gần hai thập niên qua, đồng bào tại hải ngoại biết đến bà qua các bài thơ được đăng tải trên các báo Việt Nam Tự Do Hải Ngoại, Tiếng Dân, Á Châu, Y Giới, Văn Tiến, Đất Nước, Ép Phê và Nhân Bản ...
Ngày 25 tháng 10 vừa qua, bà đã cho ra mắt tập thơ Bốn Phương Chìm Nổi . Xin bà vui lòng cho độc giả Nguyệt San Nhân Bản biết đôi điều về tiểu sử và thân thế của bà...
 
Việt Dương Nhân (VDN) : Tôi tên thật là Nguyễn Thị Phụng Hoàng, ngày sinh 11.08.1946. Vì lý do đặc biệt. Sau đổi khai sinh lấy tên Nguyễn Thị Bảy với một ngày sinh khác là 12.10.1945... Quê tôi ở Bình Chánh - Gia Định. Lấy chồng Pháp năm 1967 tại Sài Gòn và có hai con. Tháng 11 năm 1975, tôi cùng chồng và hai con hồi hương về Pháp ... Hiện nay tôi là công nhân của một hãng Horticulture ...
 
NB : Bà có thể cho chúng tôi biết đôi dòng về quá trình sáng tác văn chương cũng như động cơ đã thúc đẩy bà đến với văn chương, thi phú ?
 
VDN : Thật ra, như tất cả những người Việt Nam... Tôi mê thơ từ thuở cập kê, có nghĩa là vào lứa tuổi 12, 13. Cũng bắt đầu từ ấy tôi tập tễnh làm thơ.
Ngày 25 tháng 4 năm 1975, nhật báo Trắng Đen của anh Việt Định Phương đã đăng bài tùy bút của tôi với hàng chữ in đậm : « Một người đàn bà Pháp gốc Việt bằng lòng nhận lãnh 19 triệu viên đạn để đổi lấy quê hương thanh bình » . Đó là một khích lệ lớn khiến tôi tiếp tục viết và làm thơ đến ngày nay. Ngoài tập thơ Bốn Phương Chìm Nổi đã ra mắt, tôi hy vọng có thể trình làng vào một ngày gần đây tập thơ thứ hai với tựa đề Cát Bụi, 4 tập truyện ngắn Gió Xoay Chiều, Ngoại Tình, Chuyện Đời, Hoa Bướm Về Đêm và bộ trường thiên tiểu thuyết Mai Ly.

Tôi còn nhớ, vào năm 1976, xa quê hương đã gần một năm trời, nỗi nhớ nhung ngút ngàn, cứ y như muốn trào lên khóe mắt. Vì thế, tôi đã làm bài thơ Về Đất Mẹ, cũng là bài thơ đầu tay của tập thơ Bốn Phương Chìm Nổi. Tiếp theo sau là bài Quà Xuân Gởi Các Anh Phục Quốc, là bài thơ đầu tiên được đăng trên nhật báo Trắng Đen vào năm 1977 ...
 
NB : Nói về thi phẩm Bốn Phương Chìm Nổi, đó là một tập thơ với hơn 100 bài thơ và 7 bài vọng cổ gồm có nhiều hồn : Quê Hương, Thân Phận, Tình Yêu và Đạo Lý . Đây là quyển sách nhỏ gói ghém tất cả tâm sự của đời bà ?
 
VDN : Vâng ! Bài thơ đầu tiên tôi viết là vào năm 1976. Tôi đã soạn lọc, viết lách trong gần 22 năm mới hoàn thành ! Riêng về hồn thơ, đúng như anh nói, sau những năm đầu xa quê hương, thương gia đình, nhớ bạn bè, hận cộng sản đem chủ ngoại lai tàn sát đồng bào và gây cảnh chia ly tang tóc, lúc ấy tôi chỉ làm những bài thơ chống cộng, cổ võ công cuộc đấu tranh phục quốc.
Dần dà, thời gian lặng lẽ trôi qua, mình vẫn đắng cay mang nặng số phận làm dân nước người, với tất cả nhục nhằn đau khổ của kiếp sống thê lương.  Nào là chua xót số phận đất nước, nào là tội nghiệp cho thân phận mình làm cánh bèo trôi dạt tứ phương. Sau lần đổ vỡ tình cảm gia đình, thơ bỗng trở thành người bạn duy nhất có thể ngồi đó hàng đêm để nghe mình thét gào, than thở …
 
NB : Thơ là cứu cánh duy nhất để bà trút cạn nỗi niềm …
 
VDN : Đúng thế , thơ là một cái gì đó rất nhiệm mầu, có thể chứa đựng tất cả những nỗi bất hạnh ghê gớm nhất của thế gian này ! Thơ cũng là một cách giải bày tất cả suy nghĩ, ưu tư, hoài bão … Ví dụ như với bài Chúc Xuân Cho Mẹ, tôi mơ ước sẽ có một ngày tôi sẽ trở Việt Nam phất lại ngọn cờ vàng, ngọn cờ của Tự Do hầu mang lại niềm vui cho trăm họ. Và ngồi đấy cầu nguyện những cánh mai vàng - cờ vàng ba sọc đỏ - sẽ nở rộ khắp quê hương.
Một bài thơ khác mà tôi cũng thích, đó là bài Rừng Đêm, viết vào một đêm đông giá lạnh năm 1979, giữa rừng đêm muôn thú với một tấm lòng đầy rẫy vết đau thương sau lần hạnh phúc gia đình bị tan vỡ :

Rừng đêm hoang vắng ai quân tử ?
Dám nhặt hoa tàn trong gió mưa !

Một bài khác là bài Mẹ Việt Nam, đã được đăng tải trên các tờ báo hải ngoại từ 1979 cho đến nay :

Mẹ ơi ! Hỡi Mẹ Việt Nam !
Đàn con của Mẹ sẽ về ngày mai …

Những bài thơ về Đạo bắt đầu xuất hiện sau năm 1984, năm tôi vào Đạo Phật sau một đại nạn để an ủi cho đời mình.
 
NB : Theo chúng tôi được biết, ngoài bút hiệu Việt Dương Nhân, bà còn có rất nhiều bút hiệu khác như Quốc Hương, Việt Quốc Hùng, Thanh Thiên Tâm … Bà có thể cho biết ý nghĩa và xuất xứ của các bút hiệu ấy ?
 
VDN : À, vào năm 1976, tên Việt Dương Nhân đã được tôi chọn với hậu ý nối tiếp con đường mà anh Việt Định Phương chủ bút tờ Trắng Đen đã vạch ra … Việt Dương Nhân có một ý nghĩa rất đơn giản là NGƯỜI VIỆT NAM DƯƠNG TRẦN.
 
Vào ngày 11.06.1977, tại chùa Khánh Anh, anh Nhựt Thanh (LTS : Nhựt Thanh chính là ca sĩ Trường Thanh hiện tại) viết bài Tình Đời Nghĩa Đạo, ý nói rằng đất khách quê người chúng ta không thiếu thứ gì trên phương diện vật chất. Chúng ta có đầy đủ nhà cao cửa rộng, ăn ngon mặc đẹp … Thế nhưng tất cả đều vô nghĩa khi ta không còn tổ quốc, quê hương. Tên Quốc Hương từ đấy mà có, do sự ghép nối hai chữ Tổ Quốc và Quê Hương, chứ không phải là quốc sắc thiên hương như một số người thường lầm .
 
Một buổi chiều buồn mùa thu năm 1986, trong lúc đang ngồi tịnh tâm, tôi chợt thấy một bầu trời trong xanh, rồi những chùm sao và ánh trăng vàng sáng rực. Tên Thanh Thiên tâm có từ đó …
 
Cuối cùng, Việt Quốc Hùng là do sự tự hào về quê hương của tôi, của tất cả đồng bào tôi : Nước Việt Nam Tổ Quốc Anh Hùng.
 
NB : Để kết thúc cuộc phỏng vấn hôm nay, xin bà cho biết cảm tưởng của bà sau sự thành công của buổi ra mắt tập thơ Bốn Phương Chìm Nổi ngày 25 tháng 10 năm 1998 vừa qua ? (LTS : Buổi đọc - Ngâm thơ đã quy tụ được trên dưới 200 người).
 
VDN : (suy nghĩ) … Toại nguyện. Yêu thơ từ thuở bé, hơn nửa đời sau mới ra mắt được tác phẩm đầu tay ! Tôi có thể nói mà không ngượng ngùng : Đây là là lần đầu tiên tôi có cảm tưởng làm một việc được thành công, lần đầu tiên đi học mà tôi … thi đậu, đậu Trường Đời. Vì thế, tôi vẫn thường đùa đùa rằng : Mình học trường Sài Gòn và Ba Lê chưa hết lớp !!! Đây cũng là cơ hội để cho tôi biết được rằng xung quanh tôi còn có nhiều người thương mến.
 
Tôi cũng xin gởi lời cám ơn đến tất cả các bạn bè, thân hữu đã đến với tôi trong ngày ra mắt tập thơ đông đảo như thế. Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn giáo sư Võ Thu Tịnh, ký giả Tô Vũ, nhà văn Hồ Trường An, soạn giả Trần Trung Quân, nhà thơ Đỗ Bình, nữ sĩ Bích Xuân, và còn biết bao bằng hữu, nghệ sĩ tân cũng như cổ nhạc đã giúp đỡ, cổ động tôi trên con đường tìm về văn chương dân tộc.
 
(Nhân Bản - Bộ Mới số 25 – Tháng 11 năm 1998)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.05.2008 06:12:10 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 07.06.2008 17:41:35

Lê Mộng Nguyên
(Tác giả bản nhạc "Trăng Mờ Bên Suốỉ)
 
''Gió Xoay Chiều''

Của Việt Dương Nhân
Hay là thuyết nhân quả luân hồi làm châm ngôn cho một tập truyện tình thanh khiết


Cách đây hơn hai năm và nhân dịp giới thiệu nhà thơ Việt Dương Nhân cho độc giả báo Nghệ Thuật (số 65, tháng 8-1999) qua hai thi tập ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’ và ‘’Cát Bụi’’, tôi... không muốn phân tích dài dòng tác phẩm BPCN (để được nói nhiều về CB) vì dù muốn dù không tập thơ đầu tay của VDN là một thành công đẹp đẽ. Áp dụng nhiều thể (lục bát, thất ngôn hay tự do), bài nào cũng hay, bài nào cũng vần điệu đáp đúng với tâm hồn, ngay những câu không có vần có điệu chút nào cũng hay vì phản ảnh thật tình, làm người đọc xúc cảm như chung sống với số phận khổ đau của tác giả. Tương tự thơ của Nguyễn Du (theo Trần Trọng Kim) ‘’bài nào cũng ngụ cái ý buồn rầu, thật là Rằng hay thì thực là hay, Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào !’’. Cùng ấp ủ một ý niệm nhưng với những kết cục phần đông đượm màu hạnh phúc tương phùng nghĩa là có hậu, tập truyện GIÓ XOAY CHIỀU (Trình bày : Nguyễn Huê Hùng, Kỹ thuật : Phạm Thị Tửu, Hình bìa sau : Bùi Văn Nhẫm, Tranh bìa trước : Nhân Anh, Tranh phụ bản : Vi Vi, Xuất bản : Nguyên Việt, Paris 2001, 248 trang, Tổng phát hành : nhà sách Nam Á, 44 avenue d’Ivry, Paris 13), gồm tất cả -ngoài bài Tựa Tô Vũ - 13 truyện đã đăng rải rác trên nhiều tạp chí VN hải ngoại như Ngày Mới, Nghệ Thuật, Sóng Thần, Đại Chúng, Thế Kỷ 21, Hồn Quê vân vân. Truyện ‘’Gió Xoay Chiều’’ (mà cũng là tên của tập truyện) chẳng hạn sáng tác năm 1977 chỉ vừa mới được đăng trên báo Ngày Mới cách đây hai năm trong hai số nối tiếp 31 (tháng 9-10) và 32 (tháng 11-12) năm 1999, nghĩa là 22 năm sau khi viết ! Từ một điển hình trong truyện GXC, nhà văn Tô Vũ cho ta biết rằng ‘’Câu chuyện đưa đến một kết luận đạo nghĩa mà trong tập thơ BPCN tác giả đã nhiều lần bộc lộ đến sự tin tưởng vào đạo pháp nhiệm mầu... ‘’

Thật ra, theo thiển nghĩ của tôi, tập truyện Gió Xoay Chiều rất đượm màu triết lý Phật giáo và thuyết nhân quả luân hồi : ‘’Giọt Nắng Xuân’’ chẳng hạn đã làm tôi cảm động mắt rưng rưng. Bà Thanh An, 60 tuổi, thất nghiệp, ở một mình tại Paris đã từ lâu , trong một căn nhà cũ kỹ thuộc ‘’Xóm Nghèo’’ Quận... Một điện thoại bất ngờ từ Houston (Hoa Kỳ) trong dịp sắp Tết VN ở Âu Châu, làm bà hồi tưởng lại quá khứ... Đầu thập niên 1970 và những năm kế tiếp, Nguyễn Thị Thanh An, một thiếu phụ khoảng chừng 25 tuổi, vợ của một người Pháp khá giả, sống trong hạnh phúc với gia đình tại Saigon, có Dì Ba là người nấu bếp, nhưng bà Sáu Thiện mẹ của nàng muốn đuổi Dì Ba cho nên Thanh An đã lạy lục xin mẹ cho ở lại vì Dì cần tiền để nuôi con ăn học. Lúc Dì Ba đau nặng (bị trúng thực), Thanh An là bà chủ, đã không ngần ngại lo lắng đem lên nhà thương cứu chữa và đài thọ tiền nong tất cả. Người con trai của dì Ba là Ân về thăm mẹ mỗi tuần, chỉ biết cảm ơn lòng vị tha của bà chủ của mẹ mình. Sau biến cố 1975, gia đình VN ly tán, Thanh An theo chồng trở lại Pháp (tôi xin trích) : Một thời gian gần mười năm sau. Gia đình Thanh An tan rã, nàng ráng làm lụng nuôi hai con. Bây giờ Nhàn và Nhã đã lớn khôn. Mỗi đứa ra ở riêng. Còn Dì Ba thì chồng đã chết. Ân, đứa con trai của bà cố gắng học hành và đậu được bằng cấp tiến sĩ kinh tế - xã hội. Mãi đến một thời gian thật dài sau đó mới được người bảo lãnh sang Hoa Kỳ sinh sống (tr. 71). Cái điện thoại vừa rồi là do Ân, con của dì Ba. Sau nhiều năm tìm kiếm, chàng được biết địa chỉ của bà Thanh An với ý nguyện đền đáp ơn xưa bằng cách mở tại Paris một cơ sở nhỏ để giao cho vị ân nhân ngày xưa làm quản lý : Tết năm ấy bà Thanh An có việc làm, bà mừng như hứng được Giọt Nắng Xuân chiếu vào trong cơn lạnh lùng của mùa đông Âu Châu (Ce Nouvel An-là, Madame Thanh An avait un travail régulier. Elle était heureuse comme si elle avait reçu de jolies ‘’Gouttes de Soleil printanier’’, qui brilleraient dans le froid de l’hiver européen). Để kết thúc, tác giả cống hiến chúng ta 8 câu thơ tóm tắt lại triết lý của truyện Giọt Nắng Xuân mà cũng là cả tập truyện GIÓ XOAY CHIỀU :

Địa cầu nhỏ xíu đấy thôi
Lòng người lớn rộng đất trời nào hơn
Thời gian lòng dạ chẳng sờn
Nghĩa tình chồng chất như sơn cao vời
Thánh hiền để lại mấy lời :
Ráng ăn ở phải, Phật Trời thưởng ban
Phật rằng : có Quả, có Nhân
Cây nào trái đó, định phân rõ ràng


''Sự ngẫu nhiên làm cho nhiều việc được giải quyết dễ dàng'' (Le hasard fait bien les choses). Câu ngạn ngữ này đã làm nòng cốt cho nhiều câu chuyện trong tập GXC. Ta lấy một tỉ dụ trong ‘’Lá Rơi Về Cội’’ : Khanh (có vợ và hai con,Tuấn 20 tuổi và Tú 17) từ Mỹ về thăm nhà một mình sau 18 năm xa cách (1993) kể từ biến cố 1975, tình cờ gặp Hải Lệ, 18 tuổi, làm kiều nữ đấm bóp trong khách sạn Majestic chàng trú ngụ tại Saigon. Cô gái đẹp này chính là con gái của chàng, kết quả một cuộc tình duyên ngắn ngủi với Tím (mẹ của Hải Lệ). Nhưng Tím đau tim nặng, được tin này thì qua đời vì quá xúc động nhưng sung sướng biết từ nay Hải Lệ sẽ có người nâng đỡ. Chàng trở lại Mỹ sau khi làm xong thủ tục cho con gái riêng của mình được chính thức qua Hoa Kỳ. Về nhà ở đây, chàng lúc đầu gặp sự chống đối của Hoa (50 tuổi) là phu nhân của Khanh. Hai đứa đã làm quen với nhau tại đảo Guam. Nhưng sau khi được biết (qua điện thoại của Hải Lệ từ VN báo tin ngày cô rời VN) Hải Lệ là cháu của cậu Hai Mầu, người tình bạc bội xa xưa của Hoa, đã bỏ Hoa với một đứa con (2 tuổi khi nàng gặp Khanh) : bây giờ Tuấn được 20 tuổi mà Khanh luôn xem như con chính thức của mình. Bà Hoa đột nhiên trở thành vui vẻ công nhận tất cả dự định tương lai của Khanh và nhân dịp đó những bí mật nguồn gốc cuộc đời riêng tư của hai người đều phát lộ ra cho con cái biết tất cả. Ngày Hải Lệ đến Hoa Kỳ (tôi xin trích) :Cả gia đình Khanh kéo lên phi trường đón Hải Lệ về nhà. Kể từ đó, Hải Lệ như chiếc LÁ RƠI VỀ Cội, được hưởng tràn đầy tình thương yêu của mọi người trong một gia đình ấm cúng (tr. 29). Tác giả tự hỏi : Không biết có phải nhân loại là đào kép hát mà ông trời vẽ vời tuồng tích đặt cho mỗi người một vai để đóng tuồng trên sân khấu đời này chăng ? (tr. 28). Chúng ta biết ông trời đây là VDN và nàng đã sắp đặt một cách khéo léo những tình tiết của ‘’bản kịch’’ để cho truyện của mình có thể kết cục trong thỏa mãn của tình người, tình đời và luân lý đạo đức.

Truyện ‘’Kiếp Bơ Vơ’’ làm tôi nghĩ đến tiểu thuyết ‘’Bỉ Vỏ’’ của Nguyên Hồng, được giải thưởng phóng sự tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn năm 1937 : Một quyển tiểu thuyết về đời trụy lạc của bọn ăn cắp, nhưng có một tính cách nửa tâm lý, nửa xã hội, làm cho người đọc phải suy nghĩ và cảm động (Vũ Ngọc Phan, Nhà Văn Hiện Đại, Quyển 5, tr. 1138)... Đỉnh (trong truyện của VDN), không thuộc bọn ăn cắp, chỉ có tội là bồ côi cha mẹ, phải làm ‘’đày tớ’’ lúc 12 tuổi cho bà Phủ M. là một bà chủ rất độc ác. May mắn một hôm Đỉnh được trốn ra khỏi nhà và từ đấy trở thành em bé ‘’bụi đời’’ (poussière de vie) : ... lang thang chợ này đến chợ kia. Khát thì uống nước bông-tên, đói thì xin những tô bún dư, bánh bèo, bánh tằm của người ta ăn thừa hoặc tới mấy đống rác tìm đồ ăn trong đó... (tr. 104). Một hôm Đỉnh được Hồng (một cô gái 15, 16 tuổi, cũng mồ côi như em nhưng may mắn được gia đình bác nuôi cho ăn ở và đi học). Hồng thấy em đang moi đống rác, bèn chia bánh mì với Đỉnh và còn cho em 10 đồng... Mấy năm sau, Hồng đang buồn bã ngồi trong một tiệm cà phê (vì người yêu vừa mất nơi chiến trường) thì có một chàng trai trẻ tiến đến hỏi thăm sức khỏe và cho biết chàng chính là thằng nhỏ hồi xưa đã được nàng ân cần giúp đỡ.

Đỉnh bây giờ là một Thương-Phế-Binh, có bàn chân trái giả : ... Suốt bao nhiêu năm em không bao giờ quên khúc bánh mì và mười đồng của chị chia cho em. Lúc đó bánh mì của chị là một bữa ăn ngon nhứt đời em ! (tr. 108). Hai người chia tay và qua mấy tuần lễ sau, Hồng muốn gặp lại Đỉnh vì nàng ... luôn nghĩ đến Đỉnh và nghe trong lòng như vương vấn một hình ảnh nào đó... (tr. 109), nàng vội lấy xe Honda đàn bà đi thẳng ngay lên xóm Ngã-Ba-Ông Tạ : Đỉnh nằm trên võng tòn teo, ở trần chỉ mặc quần xà lỏn. Bỗng nghe tiếng con gái gọi. Đỉnh lật đật ngồi dậy, xỏ cái quần dài vô và trả lời :
- Có ! Ai đó ?
- Người quen mà !
Đỉnh đi cà nhắt, đưa tay xô cánh cửa qua một bên. Cậu giựt mình, kêu lên :
- Trời ơi ! Chị... chị Hồng... ? ? ?.
Chuyện này rất giản dị nhưng làm ta xúc động, nhớ nhung và yêu đời thêm một chút vì kết cục dễ thương, dịu dàng. Đó là biệt tài của tác giả, đánh 3 dấu hỏi để chấm hết, làm cho mỗi một độc giả chúng ta phải tự hỏi không biết 2 người sẽ thành tình nhân hoặc ngay cả vợ chồng ?

Trong ‘’Xóa Hận Thù Riêng’’, cái ghen của Lệ, một người đàn bà bị bạn là Loan cướp chồng, có thể so sánh với cái ghen của Hoạn Thư trong Kim Vân Kiều hay của Phèdre trong bi kịch cùng tên của Racine (1677) :... Một sự mưu mô, phản phúc thật quá phũ phàng kia. Lệ như người điên loạn, trong đầu nàng chỉ muốn đi giết Loan. Nhưng Lệ tự cố trấn an, để thu xếp và tìm kế hoạch thanh toán Loan. Tất cả bạn bè đôi bên ai ai cũng đều nghĩ rằng là Lệ sẽ giết Loan... (tr. 218) Trong cơn giận dữ, làm tâm hồn của Lệ như bão giông, sấm sét. Đôi mắt của nàng lúc nào cũng trừng trừng như đang bốc cháy đầy lửa căm thù. (tr. 219). Nhưng sau khi nói chuyện trong điện thoại với Thầy Thích MT và đã đọc sách Kinh Phật Thầy gửi đến cho Lệ, nàng sám hối thật tâm và từ đó... : Lệ xóa được mối hận thù rất nặng nề đã nằm trong lòng nàng bấy lâu nay (tr. 225) và như Tô Vũ đã viết (tr.8, Tựa), nàng ‘’... đã được ánh sáng của đạo giáo cứu giúp để nhìn thấy con đường cởi mở của xóa bỏ hận thù, tha thứ cho kẻ đã làm tan nát hạnh phúc gia đình của mình, để tìm thấy một niềm thanh thản cho tâm hồn, một bình yên trong cõi sống‘’. Tôi không biết chuyện này là truyện do óc tưởng tượng của tác giả hay là tự truyện, nhưng một điều chắc chắn là VDN phải là một người thiếu phụ đã từng sống trong cuộc đời này một cách tận cùng mới có thể tả những nhân vật một cách tinh vi và thực tế như nàng đã làm trong tất cả những 13 truyện của tập GIÓ XOAY CHIỀU. Trong truyện ‘’Gió Xoay Chiều’’ (tr. 111-135), một truyện ngắn khá dài : sau khi chồng mất, Linh buồn rầu lao vào cuộc đời ăn chơi, hộp đêm này đến hộp đêm khác, và tình cờ gặp lại Lý (gốc Ý-Đại-Lợi), một người tình xưa gặp gỡ trong khu Champs-Élysées. Hai người quyết định lần này chung sống tại nhà Linh, với hai đứa con trai Thiên (14 tuổi) và gái, Kiều (12 tuổi) của riêng nàng. Lẽ dĩ nhiên là sự đụng chạm giữa cha ghẻ và con ghẻ càng ngày càng làm cho Linh đau khổ vì lòng xé nát giữa tình yêu và tình mẹ con. Lý xài tiền và hay đi vắng nhiều đêm không trở lại nhà. Một hôm ông trở về đòi Linh phải đưa cho ông ta 50 nghìn quan. Linh không chịu : - Anh đã làm em khổ mấy tháng nay. Và hôm nay, anh muốn làm khổ em nữa sao ? Tình của anh đối với em như vầy sao ? Lý đểu giả trả lời : - Tôi không có tình nghĩa gì với cô hết ! Cô không biết cô đã già lắm rồi sao ? Trông vô gương đi, cô sẽ thấy lời tôi nói không sai. (tr. 129) Sau đó, là những cảnh hai người chửi bới nhau, dọa nạt nhau và Thiên, đứa con lớn của Linh có hận thù cha ghẻ. Một hôm không còn tự chủ nữa, người con trai của Linh đã cầm dao giết người cha ghẻ tồi bại. Lúc Linh và Kiều trở về nhà thì quá chậm, người mẹ đã không do dự giựt dao từ tay con để nhận chịu trước pháp luật mọi tội lỗi. Thiên không chịu : - Việc này do con làm. Con nhận tội, mẹ không có trách nhiệm gì trong vụ án mạng này. Mẹ đừng để GIÓ XOAY CHIỀU (tr. 134), nhưng sau đó không dám cãi lời mẹ vì : Con còn nhỏ, tương lai con còn dài, còn phải đi học hành. Mẹ đã già, chắc họ sẽ không kêu án nặng đâu ! (tr. 134) ... Kết luận : Ra khỏi tù, Linh chán ngán cảnh đời, chán luôn những sự yêu đương tình tiết, Linh để hết thì giờ lo cho Thiên và Kiều. Và nàng nhìn đời trôi chảy như những dòng nước ngược (tr. 135).

‘’Bóng Mờ Dĩ Vãng’’ nhắc nhở cho tôi nhiều kỷ niệm êm đẹp : Hân một thiếu phụ góa bụa, trong cảnh túng thiếu phải ‘’bán’’ bé Hữu làm con nuôi ông Thiện là chủ tiệm uống tóc Mỹ Thiện, chỉ giữ lại bé Hạnh (con gái) với nàng, và với điều kiện là lúc Hữu được 18 tuổi ông Thiện phải cho con nuôi biết sự thật. Sau này, Hân tái giá với Minh là người chồng mới đã có riêng một con gái tên Tâm. Mười lăm năm sau, gia đình Hân-Minh-Tâm-Hạnh dọn lên Saigon và làm ăn khá giả. Một chiều 29 Tết, Hân thấy hai cô gái Tâm và Hạnh đang cưòi giỡn với một cậu trai tên là Đức. Đó là Hữu con của nàng mà ông Thiện gặp gỡ lại Hân đã không ngần ngại cho Đức biết sự thật. Hai gia đình từ đó liên lạc mật thiết và cuối cùng cha mẹ đôi bên bằng lòng cho Tâm và Đức sau này sẽ kết hôn với nhau. Năm 1986, hai gia đình cùng nhau vượt biển và được Tàu Đảo Ánh Sáng vớt qua cư ngụ tại Pháp

Kiếp người ai đã hơn ai ?
Sang hèn đều nếm đắng cay cõi đời
Bóng mờ dĩ vãng xa vời
Bây giờ hiện rõ giữa trời cuối thu (tr. 210).


Tôi không muốn lạm dụng thì giờ của độc giả bằng cách trình bày tóm tắt với cảm nghĩ sơ suất của tôi đối với tất cả 13 truyện mà VDN đã viết với lối văn lưu loát và mạnh dạn (với rất nhiều đối thoại ưu tiên) trong tập GIÓ XOAY CHIỀU, nhưng có một truyện khá hóm hỉnh (mà cũng là truyện cuối của sách) với nhan đề ‘’Lá Vàng Lóng Lánh’’ (tr. 235-248) chúng ta cần biết : Hương ngụ tại Paris Quận 13 trong một căn nhà nhỏ, gặp lại Phấn (một người bạn xưa) lên chơi kinh đô Ánh Sáng. Hai người đàn bà khoảng chừng 50, có ý định đi ăn tối tại Restaurant của Hôtel Palace de Crillon (rất đắt tiền), công trường Concorde. Trước đó, hai cô đi dạo chơi Paris thì tình cờ gặp Hải và Hồ là hai người bạn xưa cùng trạc tuổi tới Paris chơi và ở Khách sạn Bá Tước... Bắt đầu từ giây phút ấy bốn người thân thiết rủ nhau đi ăn kem ở Lầu Montparnasse rồi ăn tối tại Hôtel Palace de Crillon và để kết thúc đi hộp đêm Cabaret La-Rose-de-Nuit ở Champs-Elysées. (Ils ont fait d’abord la tournée des cafés-restaurants avant de faire la tournée des grands-ducs à Paris, aux frais des deux hommes, bien évidemment) ... Vào toilette Phấn hỏi nhỏ Hương : - Ê ! Tụi mình về nhà hay về... với mấy anh này ? Kết cục như sau : Hương - Phấn- Hải- Hồ, cả bốn người thả bộ đi lòng vòng. Rồi sau đó, họ đến lấy xe trực chỉ chạy trở về quận 13... ??? (tr. 248).
Để chấm dứt và nói một cách tổng quát, nhà thơ VDN, sau khi được nhiều kết quả êm đẹp trong làng thơ với hai tác phẩm Bốn Phương Chìm Nổi và Cát Bụi (ta có thể nói) đã đạt mục đích trở thành văn sĩ với tập truyện đầu tay dưới một nhan đề hơi bí ẩn (enigmatique) mà ngay câu trả lời của Thiên cho mẹ (đã trích trên) sau khi giết cha ghẻ :‘’Việc này do con làm. Con nhận tội, mẹ không có trách nhiệm gì trong vụ án mạng này. Mẹ đừng để GIÓ XOAY CHIỀU’’, cũng không cho ta một ánh sáng mới nào để khám phá cái linh hồn thật huyền vi của nhà văn thi sĩ Việt Dương Nhân.

Lê Mộng Nguyên (Paris)
(Đăng Nguyệt San Nghệ Thuật Montréal 12/2001)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.06.2008 17:50:41 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 07.06.2008 17:45:02

Hàn Lâm - Hương Giang - Thái Văn Kiểm
Vài nhận xét và cảm nghĩ
Bốn Phương Chìm Nổi và Cát Bụi
Của thi sĩ Việt Dương Nhân

Cuối năm ngoái (1998), tình cờ chúng tôi gặp nhà thơ Phụng-Hoàng Việt Dương Nhân tại nhà hàng Au Vieux Sài Gòn đại lộ Ivry, Paris XIII và trong dịp này, Phụng-Hoàng đã có mỹ ý trao tặng chúng tôi Thi-phẩm ‘’BỐN PHƯƠNG CHÌM NỔI’’ trong đó có in nhiều bài thơ Việt xen với nhiều bài thơ Pháp.
Đầu năm nay, nhà thơ Phụng-Hoàng đã có tấm lòng tìm đến tận nhà, ở Cư xá Thánh Đa (Cité Jeanne d’Arc) quận XIII, trong mùa hoa nở tưng bừng, rạng rỡ với ánh sáng ban mai, đệm thêm tiếng hót của cặp chim Khách thi nhau báo hiệu.
Nghe tiếng chuông reo, chúng tôi đoán biết sẽ có khách tài hoa từ phương xa lại : quả thật là nhà thơ Phụng-Hoàng, với dáng điệu nữ-tu-sĩ đã xuống tóc, quấn khăn đà, từ từ tiến vào tệ xá, tạm gọi là (Chiêu Anh Các) để tỏ niềm thương nhớ một Di-tích lịch sử Văn học miền Nam của Tiên-sinh ĐÔNG-HỒ Lâm Tấn Phác và Nữ-sĩ THÁI Mộng-Tuyết, Thất Tiểu Muội, nay còn hương khói nơi Lâm-Đường là Thị-Xã Hà-Tiên, lừng danh từ năm 1714 khắp vùng Đông Nam Á.
Đây là vùng Mang-Khảm đã được khai phá từ cuối thế kỷ 17 bởi Tổng-Binh Mạc Cửu, Đô-Đốc Mạc Thiên Tứ, Tổng Trấn Nguyễn Cư Trinh, tất cả đều văn võ kiêm toàn, xông pha oanh liệt để hình thành một xứ mới gọi là Cảng Khẩu Quốc.
Còn phía trên là Đồng-Nai, Gia-Định, Cù-Lao-Phố được Chúa Nguyễn giao cho Chưởng-Binh Lễ-Thành-Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) toàn quyền điều binh cai trị và mở mang bờ cõi. Uy danh của Ngài còn được lưu lại khắp miền Nam trong dân ca :

Bao phen quạ nói với diều :
Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm.


Lần này nhà thơ Việt Dương Nhân đã có nhã ý trao tặng hai Bác (vì lâu nay quen gọi là bác Thái) một Thi-tập mới, chưa ấn hành, nhan đề là ‘’Cát Bụi’’.
Chúng tôi đã hoan hỉ tiếp nhận thêm một Thi-tập nữa, vị chi hai, với những lời cảm ơn nồng nhiệt của chúng tôi. Phụng-Hoàng ngỏ ý nhờ tôi dịch cái đầu-đề Thi-tập I là ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’ ra Pháp ngữ. Chúng tôi suy nghĩ giây lát, rồi đề nghị như sau : Aux Quatre Points Cardinaux : Immergence et Emergence. Còn quyển ‘’Cát Bụi’’ thì chúng tôi tạm dịch : Sable et Poussière, hoặc là Néant et Vicissitudes. Còn ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’ cũng có thể tạm dịch là : Au Gré des Tourbillons. Lẽ tất nhiên là còn tùy nơi nhà thơ lựa chọn...
Sau đó, chúng tôi bàn qua về thời sự và thế sự liên hệ hiện tại và tương lai của Cộng-Đồng Việt-Nam Hải-Ngoại và Quê-Hương Xứ-Sở , quả thật là ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’ nói sao cho xiết.
Tôi suy nghĩ về thi-hiệu Việt-Dương-Nhân mà đoán rằng : Phụng-Hoàng còn nặng nợ, nặng tình với Quê Mẹ là Việt-Nam ngàn đời yêu dấu, sâu đậm trong tâm trí và in đậm nét đan thanh trên khắp các nẻo đường Hải-ngoại. Vì vậy mà để chữ VIệT lên đầu. Rồi mới đến chữ Dương là Dương Gian, Đến chữ Nhân là bao gồm loài người và tình thương đồng bào ruột thịt. Nếu ghép chữ Nhân...với chữ Nhị, theo triết lý của Thầy Tăng Sâm, cao-đệ của Khổng Tử :


Dĩ Văn Hội Hữu - Dĩ Hữu Phò Nhân
Tạm dịch Pháp ngữ :
La Culture au service de l’Amitié
L’Amitié au service de l’Humanité.


Đọc kỹ hai Thi-phẩm ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’ và ‘’Cát Bụi’’, thu góp hơn hai trăm bài thơ của nhà thơ Việt Dương Nhân, chúng tôi ghi nhận tấm lòng chân thật nồng nàn, hăng say, cao hứng, để sáng tác Thi-ca trong mọi trường hợp và hoàn cảnh của cuộc đời, xuyên qua ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’.
Tài hoa của Việt Dương Nhân được trang trải, phơi bày với chân tâm và thành ý qua bốn (4) đề tài chính yếu là :
Quê Hương - Thân Phận - Tình Yêu - Đạo Lý
Hết thảy đều được phân tách rõ ràng và phê bình chính xác và tốt đẹp bởi các Văn-hữu và Thi-nhân: Hồ Trường An, Nguyễn Hữu Nhật, Lê Anh Tuấn, Tô Vũ, Hàn-Lâm Lê Mộng Nguyên, Nguyễn Xuân Túy và người em Hoàng Minh thương mến.
Tất cả những đoạn thơ hay đều được các bạn thưởng lãm và nêu lên minh bạch, với nhiều lời khen ngợi đúng mức, với nhiều dẫn chứng thích hợp và công bình, qua nhãn quan của mỗi nhà phê bình Văn-học.
Riêng phần chúng tôi, tuy chưa bao giờ dám xưng mình là thi-sĩ cả - và trước sau gì cũng chỉ là một nhà yêu thích Văn Thơ và Nghệ Thuật - cũng xin đáp lại tấm thịnh tình đặc biệt của Việt Dương Nhân, mà trình bày đôi lời nhận xét về nhà thơ và Thi-nghiệp như sau :
1-)Từ thuở bé đơn côi, mất cha xa mẹ, Phụng Hoàng phải tìm sống với đấu tranh không ngừng (struggle for life), lao động vất vả, vừa đi làm vừa học hỏi, rồi lập gia đình đàng hoàng, rồi di tản sang Pháp, rồi tan nát gia đình khi vừa ba mươi ba (33) tuổi, rồi tiếp tục đi làm. Nhưng cũng may, sau đó được vào làm một hãng (Horticolor) chuyên môn chụp và in hình toàn là cây kiểng, rau trái và hoa thơm cỏ lạ cho những nhà bán hoa (Pépiniériste) danh tiếng toàn nước Pháp, Âu Châu và Montréal-Québec (Canada): Vilmorin, Truffaut, Delbard, Clause, Centre Jardin v.v... Trung ương hãng tại thị trấn Lyon (xưa kia mang tên LUGDUNUM vào thời La-Mã Đế quốc). VDN tìm cảm hứng mà sáng tạo thơ văn, để quên những nỗi nhọc nhằn lúc xa quê ngái kiểng. Qua biết bao chặng đường chông gai với thế nước bồng bềnh, hưng phế, VDN đã chứng tỏ một nghị lực phi thường để vượt lên những chướng ngại vật, nhằm tự tạo cho mình một thế đứng trong làng văn thơ đa phương, đa dạng của thời đại. Điều ấy thật đáng làm cho giới nam nhi khâm phục !
2-) Phần lớn Dân ca và những Điệp khúc Vọng Cổ, phát xuất từ bài ‘’Dạ Cổ Hoài Lang’’ của cậu Sáu Cao Văn Lầu (Sáu Lầu), từ năm 1923 nơi Lục Tỉnh Nam Việt, qua rạp hát của Thầy Năm Tú ở tại Mỹ Tho, cho tới ngày nay, vẫn còn vang lên trong các rạp, cũng như các bến đò sông Tiền, sông Hậu, Vàm Cỏ, Dương Đông, Đồng Nai, Bến Nghé... Và nhà thơ Caroline Phụng Hoàng đã trở thành ca-sĩ hồi nào không biết, với điệp khúc Vọng Cổ sau đây :
‘’Hỡi cánh bướm năm xưa sao còn trở lại đây làm chi nữa, nghe ai nói tiếng yêu đương mà lòng ta như vướng sợi tơ...tình ! Chuyện ngày qua đà rã bóng tan...hình. Trăng bạc đã xa rồi mái trời hôm ấy, còn lại bây giờ là tiếng kệ kinh. Ngọn lửa ái tình nay đà nguội lạnh, hiu quạnh quen rồi những ngày thanh vắng, xin người hãy quên đi lời ước hẹn. Thương tiếc làm gì thêm trái ngang đau khổ’’ ? !
Dù than van như thế, nhà thơ vẫn còn vương vấn với ái tình và đau khổ, vốn là nguồn mỹ cảm của con người, và đặc biệt là của thi-nhân và nghệ-sĩ. Nếu phải ngụp lặn chăng nữa thì đó chỉ là cái nợ đời đương nhiên phải gánh chịu và trả trao. Và nỗi khổ đau càng đắng cay, chua chát bao nhiêu, thi ca càng diệu vợi bấy nhiêu, đúng như lời nhận xét của nhà thơ Pháp Alfred de Musset trong thời Lãng Mạn :

''Les plus désespérés sont les chants les plus beaux,
Et j’en sais d’immortels qui sont de purs sanglots'' !
La nuit de Mai
‘’L’homme est un apprenti, la douleur est son Maître, et nul ne se connaît tant qu’une n’a pas souffert’’

La nuit d’Octobre
(Alfred De Musset 1810-1857)


3-) Rồi một đêm hè rạng sáng năm xưa, nhà thơ thao thức và bồi hồi Ngưu Đẩu trăng sao, nhà thơ cảm hứng và bùi ngùi, thiết tha : Dẫm Lên Vết Cũ

Dẫm lên vết cũ nữa rồi!
Đêm nay lòng thấy bồi hồi nhớ ai!
Mong rằng hạnh phúc ngày mai,
Đừng mang ngang trái, đắng cay khổ sầu.

Tình này rồi sẽ về đâu?
Những lời trăng gió như câu thệ nguyền.
Khi yêu là một ''cơn điên''.
Sao tim cứ mãi triền miên yêu người!

Mộng mơ trong cõi tuyệt vời,
Mơ trăng mười sáu, mơ trời không mây.
Mơ hoa trái nở đầy cây,
Mơ mùa xuân thắm chẳng ngày úa phai...!


Bài thơ trên kia phảng phất hương vị của bài thơ ‘’Les Feuilles mortes’’ của Jacques Prevert mà chúng ta hãy ôn lại để thưởng lãm phần nào sự gặp gỡ mầu nhiệm giữa Đông và Tây :

Les Feuilles Mortes
Jacques Prevert

Oh ! je voudrais tant que tu te souviennes
des jours heureux òu nous étions amis
En ce temps-là la vie était plus belle
et le soleil plus brủlant qu’aujourd’hui
Les feuilles mortes se ramassent à la pelle...
Tu vois je n’ai pas oublié
Les feuilles mortes se ramassent à la pelle
les souvenirs et les emporte
dans la nuit froide de l’oubli
Tu vois je n’ai pas oublié
la chanson que tu me chantais.

C’est une chanson qui nous ressemble
Toi qui m’aimais
et je t’aimais
Et nous vivions tous deux ensemble
toi qui m’aimais
et que j’aimais
Mai la vie sépare ceux qui s’aiment
tout doucement
sans faire de bruit
et la mer efface sur le sable
les pas des amants désunis


Và đây là bải dịch thơ rất tài tình của thi-sĩ Văn Bá, tức là Bác-sĩ Nguyễn Văn Bá ở Paris-Montreuil, đã có nhã ý thoát dịch và tặng chúng tôi, nay tôi xin tặng lại nhà thơ Việt Dương Nhân và quí vị độc giả :

Lá Rụng
Văn Bá dịch thoát
Thân tặng HG Thái Văn Kiểm

Hồi tưởng lại ngày vui thuở trước
Đôi chúng ta hạnh phước bên nhau
Mùa vàng thưở ấy xinh như mộng
Nắng sớm lên mau sưởi ấm lòng.
Lá vàng anh nhớ rụng đầy sân
Ta quét ta gom biết mấy lần
Kỷ niệm hận tình, âu cũng thế
Đêm đông gió bấc cuốn xa dần.

Làm sao quên được giọng em ca
Khi trầm khi bổng lúc ngân nga
Em đem tâm sự vào câu hát
Em hát tình tan mắt lệ nhòa.
Đôi lứa uyên ương
Tình sâu nghĩa nặng
Con tạo trớ trêu
Chia rẽ đôi đường
Không kèn không trống
Không một tiếng vang
Rồi hải triều lên
Xóa mờ vết chân
Của cặp tình nhân
Lứa duyên lỡ làng.


4-) Đa số thơ của Việt Dương Nhân đượm mùi Thiền, vì VDN là một Phật Tử thuần thành, thấm nhuần giáo lý Nhà Phật xuyên qua : Tam-Bảo (Phật-Pháp-Tăng), Tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Ngũ Uẩn, Lục Căn (AYATANA) và Sắc Sắc Không Không... Chúng tôi xin trích dẫn hai bài tiêu biểu, một bài nhan đề ‘’Cảm Thơ Nguyễn Thị Vinh’’, vốn trong Tự Lực Văn Đoàn thời Tiền Chiến, và bài ‘’Tán Dương Bát Nhã Tâm Kinh’’, để chúng ta cùng thưởng lãm :

Cảm Thơ Nguyễn Thị Vinh
‘’Nhìn kẻ ác chịu tội
Sao tôi cũng thấy thương’’


Em đọc thơ của chị
Thoang thoảng tỏa mùi hương
Lấn áp hết sân si
Quên năm tháng ''đoạn trường''


(Gia tự Diệu Thi, nửa đêm 26-02-1999)

Bát Nhã Tâm Kinh

''Tâm Kinh Bát Nhã'' nghe nhẹ người
Thoảng hương huyền diệu tỏa khắp nơi
Đã trong bể khổ từ bao kiếp,
Bỗng trở thành vui với cuộc đời.

(Gia tự Diệu Thi, 3 tháng 3 năm 1999
đêm trăng tròn 16 tháng giêng năm Kỷ Mão)


Giáo lý nhà Phật, xét qua những điểm chính đã nêu trên, thường xuyên dạy chúng ta rằng cuộc đời ngụp lặn với Tham Sân Si, rốt cuộc rồi trở về với ‘''Cát Bụi'', là tên của Thi-tập mà chúng ta đang có trong tay và để xem kỹ.
Quan niệm trở về với Tro bùn và Cát Bụi cũng tương tợ với Triết lý Tây Phương qua câu ngạn ngữ La-Tinh :
‘’Memento ; homo, quia, pulvis es et in pulverem reverteris’’
Dịch ra Pháp ngữ là :
''Souviens-toi, homme, que tu es poussière et que tu retourneras en poussière''.

5-) Cái điểm chót mà chúng tôi muốn nêu ra đây, lúc bàn luận về Thi-ca của Caroline Việt Dương Nhân là : Tuy nhà thơ bị chịu đựng nhiều nỗi khổ đau, suốt nhiều quảng đường dài, từ Quốc nội ra tới Hải ngoại, tuy chịu nhiều ảnh hưởng của Giáo lý Diệt Dục và Sắc Sắc Không Không, Việt Dương Nhân ngày nay đã xuống tóc để tẩy rửa bớt đi phần nào của cuộc đời trầm luân khổ ải, vì còn nặng nợ với gia đình và xã-hội, với đất nước Việt Nam. Và VDN có thêm một tấm lòng biết ơn Dân tộc Pháp, đã niềm nở mở rộng đôi cánh tay nhân hậu mà đón tiếp đa số Cộng-Đồng Việt-Nam Hải-Ngoại. Quên sao được ? Do đó mới có bài thơ nhan đề : ‘’Tạ Ơn Người’’, để dâng lên Tổng Thống Jacques CHIRAC với chí thành thông Thánh và tâm thành thông Thiên :

Tạ Ơn Người

Dệt mấy vần thơ tạ ơn Người
Dân Việt của tôi khổ nhiều rồi
Lòng này ghi mãi ơn Dân Pháp
Sống được Tự Do thật tuyệt vời.


Giờ đây, đã đến lúc ngưng bút, đúng giờ Ngọ ngày 16 tháng 8 năm 1999 (Kỷ Mão), để chuẩn bị đi công tác các Thị Xã Cahors, Gourdon, và Brive-La-Gaillarde, vùng Lot et Dordogne, nhằm mục đích tham dự Đại Hội Pháp Thoại Quốc Tế, kỳ IX, vào hạ tuần tháng này (IXèmes Rencontres Internationales Francophones) được đặt dưới quyền chủ tọa danh dự đích thực của Quận Vương Đan Mạch Henri De MONPEZAT và sự bảo trợ danh dự của Chủ Tịch Quốc Tế Pháp Thoại Boutros BOUTROS GHALI, nguyên Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc.

Nhằm đánh dấu những cuộc mạn đàm Văn thơ và Nghệ Thuật với nhà thơ Việt Dương Nhân, chúng tôi hoan hỉ gởi tặng các bạn yêu thơ một bài mang tên ‘’La Barque de ma vie’’ (Con Thuyền Bát Nhã đời ta ) của Thi-Bá Rabindranath TAGORE của Ấn Độ và Nhân Loại, đã được dịch ra thơ Việt, để quí Vị nhàn lãm


La Barque de ma vie

Rabindranath Tagore
(Prix Nobel 1913)

Le nuage m’a dit : je m’évanouis
Et la nuit plonge dans l’aurore ardente.
La douleur m’a dit : je demeure
Et le silence est profond comme
l’empreinte de ses pas.

Je meurs dans la plénitude,
A répondu ma vie.
La terre m’a dit : mes lumières
baisent tes pensées à ton heure.
Les jours passent, m’a dit l’Amour,
Mais je t’attends
Et la Mort je conduis la barque
De ta vie à travers la mer.

(Gitajali : Offrande Lyrique et Corbeille de Fruits)

Thuyền Đời Ta
(La Barque de ma vie)
Tiến sĩ Thái Văn Kiểm dịch

Mây than thở: Ta ngất ngây đêm tối,
Ta chìm vào rực rỡ ánh chiêu dương.
Niềm đau thương thỏ thẻ : ta còn đây,
Thầm lặng sâu như dấu chân thục nữ.
Và triền miên cuộc sống cứ vang lên:
Ta ngất lịm trong tràn đầy thỏa mãn.
Địa cầu reo: vạn thuở vẫn huy hoàng,
Bao tư tưởng hào quang đều vương vấn:
Thần Yêu Đương lại cùng ta tâm sự:
Ngày trôi qua nhưng ta vẫn đợi chờ.
Rồi Tử Thần đến, thiết tha nhắn nhủ:
Thuyền đời ta sẽ vượt sóng đại dương.


Hàn Lâm - Hương Giang - Thái Văn Kiểm
(Paris, ngày 16 tháng 8 năm 1999 ‘’giờ Ngọ Kỷ Mão’’ )


Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 07.06.2008 17:52:56


Giáo Sư Võ Thu Tịnh
  
Cảm nghĩ về tác phẩm

''Bốn Phương Chìm Nổi''

của Việt Dương Nhân


Chưa lúc nào phụ nữ chúng ta làm thơ nhiều bằng thời điểm nầy. Âu đó cũng là một hiện tượng văn hóa xã hội không khó hiểu cho lắm. Đà xuất phát ra hiện tượng nầy bắt nguồn từ những bà mẹ, bà chị ngàn năm xưa đã từng ứng tác bao nhiêu câu hò tiếng hát để đưa dìu ru trẻ em vào những giấc mộng ngây thơ. Từ những cô gái nông thôn, không biết đọc biết viết, cũng không hề học qua niêm luật bằng trắc thi ca nào, mà đã ứng tác ra bao nhiêu câu thơ trữ tình bất hủ để trao đổi những mối ‘tình trong giây phút mà thành thiên thu’ !
Nhưng cái men khuấy động của thời điểm hiện nay là những biến động lịch sử của nước nhà : Chiến tranh huynh đệ tương tàn, vợ chồng sinh ly tử biệt, gia đình kẻ mất người còn, tù ngục đọa đày thảm sát...Mà phụ nữ là nạn nhân chính, lại vừa có tâm hồn nhạy cảm hơn cả, cho nên từ ngàn xưa các bà, các cô đã từng than lên :

Chim xanh ăn trái xoài xanh,
Ăn no tắm mát đậu cành dâu da.
Cực tấm lòng em phải nói ra,
Chờ trăng trăng xế, chờ hoa hoa tàn.

Phụ nữ ta đã đua nhau ''nói ra những nỗi cực lòng'' của dân tộc Việt Nam hiện nay : Từ thất vọng nầy đến thất vọng khác ! Những kẻ mà dân gian đã tin cậy, mong chờ nhất, rốt cuộc cũng chỉ là ‘đồ tàn, xế’, như trăng trái tiết, như hoa cuối mùa mà thôi ! ‘Cực lòng nên phải nói ra’ vốn là nguồn gốc thi ca. Nhưng căn bản phải là lòng thành khẩn thiết tha. Chúng ta đã chán ngán với bao tuồng ''thương vay khóc mướn...''
Cảm nghĩ của tôi khi đọc xong tập thơ Bốn Phương Chìm Nổi là tác giả tỏ ra chân thật, khắng khít với ‘nỗi cực lòng’ của dân tộc, của nhân sinh, của chính bản thân đang là nạn nhân của định mệnh. Chỉ chừng đó thôi cũng đủ cho ta lưu ý đến. Còn hơn bao thái độ thờ ơ với vận mệnh đất nước, lãnh đạm với những nỗi cơ hàn khốn khổ của đồng bào ! Nói gì đến những tay bồi bút, dùng văn thơ để bán rẻ đất nước giống nòi.
Tác phẩm của Việt Dương Nhân có diển đạt được tình ý bằng ngôn ngữ theo chức năng thẩm mỹ thi ca không ?
Nhưng riêng tôi vẫn thấy thích những câu :

Nếu... gió thổi không mây, sao biết gió ?
Nếu... là mây không gió, mây nào bay ?
Nếu... cạn tình, sao tim còn rung động ?
Nếu... không hình, ai in bóng bên song ?
(Nếu...)

Bây giờ còn mộng với mơ,
Dệt lên được mấy vần thơ cuối đời... !
(Hoa trong cát bụi)


Võ Thu Tịnh
Paris, Tết Mậu Dần 1998
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.06.2008 16:13:16 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 07.06.2008 17:56:45
 
Âm Bản - Nguyễn Hữu Nhật
Việt Dương Nhân và Cát Bụi


Sau tập thơ Bốn Phương Chìm Nổi, Việt Dương Nhân trong những nhà thơ ở Paris, với sức sáng tác sung mãn, lại gửi đến quý bạn thơ thi phẩm, Cát Bụi, đã nói lên được nhân sinh quan của Việt Dương Nhân về thân phận con người trong cuộc đời tạm bợ nầy, Cát Bụi gửi đến lời chúc tốt :

Mong cầu đây đó vui cười.
Đừng cho Cát Bụi...ngậm ngùi ngày mai.


Việt Dương Nhân coi thơ như vầng trăng, như ánh mặt trời và thơ còn là chiếc thuyền đưa những tâm hồn đau khổ, từ bờ bên nầy, sang qua bờ bên kia hạnh phúc. Thơ đã giải thoát cho chính tác giả khỏi những băn khoăn, phiền muộn một đời ray rức :


Không thắc mắc, bồi hồi gì nữa.
Mà thấy nhẹ nhàng thanh thản...thôi.

Trong nỗi vui mừng tìm ra ý nghĩa tốt lành của đời sống riêng mình, Việt Dương Nhân hân hoan chia xẻ cùng mọi người :

Xin tặng cho đời...một vườn bông
Xin tặng cho đời...những nụ hồng
Xin tặng cho đời...hương thơm ngát
Xin tặng đời...lời hát êm trong...

Vườn hoa, nụ hồng, hương thơm và tiếng hát là những gì tượng trưng cho hạnh phúc con người mà Việt Dương Nhân, qua tập thơ Cát Bụi, muốn gửi tặng cho đời. Còn chính tác giả :

Cố quên bao chuyện âu sâu
Thả hồn theo gió hòa vào hư không.

Nổi âu sầu không chỉ một đời riêng tác giả mà nó giàn rộng ra, cùng khắp quê hương, nơi mà Việt Dương Nhân vẫn gắn bó :

Ai về quê Mẹ xin cho gởi,
Một khối tình thương rải khắp nơi.

Khát vọng thanh bình cho một quê hương từng binh lửa lâu dài, nồi da sáo thịt, củi đậu lại nấu đậu chỉ vì thứ học thuyết mang từ bên ngoài vào mà anh em trong nhà tương tàn. Tựa hồ như đồng ruộng quê nhà chỉ hợp với tiếng hò, lời ca vọng cổ, tâm hồn nông dân đất Việt chưa thấm được cái cuồng động của nhạc Rock Tây phương, Tâm hồn Việt Nam là ‘’bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn’’. Thứ học thuyết, giai cấp đấu tranh, gây oán chuốc thù chỉ càng làm cho đất nước suy yếu. Việt Dương Nhân lo lắng :

Một đời tâm trí chẳng an,
Khối sầu mãi đọng ngập tràn trong tim.

Nhà thơ sinh ra từ những mùa hoa đậu bắp ở Bình Chánh, Gia Định, những ngõ tre mát rượi ngày hè, những đêm trăng sáng ngó các ngọn dừa như đuôi chim công xòe ra trên nền trời đất bạc.
Việt Dương Nhân ra đời sớm, thân lập thân, sức mạnh duy nhất nơi tuổi thơ là tình cảm của một con người không chịu sống lệ thuộc vào người khác, Ba mất sớm. Mẹ có một đời riêng cũng không vui. Người chị dâu khe khắt. Với một tuổi thơ không có tuổi thơ, Việt Dương Nhân rời nhà, xa ruộng đồng và lên tỉnh, Bây giờ nhớ lại lòng còn buồn bã :

Tay nâng ly rượu, rượu cũng hững hờ !
Hớp vô một ngụm, cay bờ môi thâm...

Sài Gòn, trong thơ Việt Dương Nhân, như lãng quên, như nhung nhớ, vì ‘’ Sài Gòn là nơi chôn nhao, cắt rún’’. Còn Paris, ‘’còn Paris, con khôn lớn trên đời’’. Gia Định, Sài Gòn và Paris, ba địa danh lớn lao trong đời nhà thơ. Từ một em bé gái mười hai tuổi rời nhà cho tới nay một thiếu phụ trên năm mươi vẫn xa nhà. Nhưng nhờ thấm thấu tinh thần nhà Phật, Việt Dương Nhân hiểu rằng ''trong ba ngàn thế giới lớn, nơi đâu chẳng là nhà'', nhưng ngôi nhà thời thơ ấu và tình thương Mẹ vẫn thường dậy lên trong lòng tác giả bao mối cảm hoài :

Dĩ vãng buồn !
Gởi lại đất Sài Gòn !
Dĩ vãng sầu !
Cất dấu ở Paris !
Một đời hai dĩ vãng,
Sẽ chôn nơi chốn nào ?

Rún phải cắt, nhau có thể chôn, nhưng dĩ vãng dù buồn hay vui, người ta khó có thể chôn được nó, bởi vì nó là một phần của đời sống, hay chính nó kết lại thành đời sống. Việt Dương Nhân từng chôn chặt dĩ vãng ở trong lòng. Nó bật dậy, sống lại mạnh mẽ trong thơ, không ai chôn được dĩ vãng. Người ta biến nó thành một sức mạnh tâm hồn, đẹp như tình mẫu tử :

Căn phòng xưa cũ vẫn còn
Con về cho mẹ đở mòn xác tâm.

Người chối từ dĩ vãng cũng như một dân tộc chối từ lịch sử của mình ? Việt Dương Nhân đi nhiều nơi trên thế giới và dù muốn hay không, tác giả của tập thơ Cát Bụi cũng là dân sống ở Paris lâu năm, những xa hoa cũng từng trải, nhà thơ vẫn tâm sự chân tình về một dĩ vãng nhiều thua thiệt, đau buồn của mình. Không một lời trách cứ. Bởi Việt Dương Nhân coi mỗi đời người như một cánh lá. Từ khi xuân xanh tới lúc thu vàng :

Nhìn qua song cửa buổi chiều nay
Thấy bao chiếc lá hững hờ bay
Trên cành rơi xuống, dường kinh hãi
Như sợ chân người dẫm nát...thay !

Khoảnh khắc thấy được cái ngắn ngủi của đời sống, nhà thơ hiểu ra lẽ đạo, mọi vui buồn trong đời không lớn lao như người ta tưởng, và dù cho có lớn lao đến đâu, những vui buồn ấy cũng nằm trong cái mỏng manh, qua đi rất nhanh :

Nhìn bầu trời xanh xanh.
Tiếng chim hót trên cành.
Mùa xuân đi qua nhanh.
Kiếp người sao mỏng manh!

Chỉ có thơ, thơ chôn đi được nỗi buồn và làm sống lại niềm vui, ngay trong lúc sáng tác, Việt Dương Nhân trở thành một người cầm bút không phải vì muốn đua chen chữ nghĩa với đời, mà vì chính trong lòng có bao nhiêu điều nếu không viết ra thì khổ lắm. Trước hết là nuối tiếc một thời đã qua :

Đêm khuya im vắng buồn tanh,
Mượn cây bút nhỏ dệt thành bài thơ.
Thẩn thờ hồn mộng, tâm mơ,
Phải chi trở lại tuổi thơ thuở nào...

Một tuổi thơ không quần áo đẹp, không đồ chơi, không đủ ăn và hơn thế nữa, không được vỗ về, an ủi. Tự kiếm sống bằng hai bàn tay trắng. Nụ hoa vươn lên. Rồi nở. Nở không vì mình mong muốn. Mối tình đầu đời lỡ dở với dư vị đắng cay :

Tội thân hoa
Không dám nói một lời
Phải chấp nhận
Vì đời cần sự sống.

Ước mơ của người con gái, thuở Việt Dương Nhân mái tóc chớm xanh, trong thanh bạch không mong giàu có, trong thất thế không trông địa vị, chỉ một lòng thao thức được trở thành :

Chẳng phải vì một chút lợi danh.
Nó mơ từ độ tóc còn xanh.
Mơ thành thi sĩ, hay văn sĩ,
Mà sự học hành quá mỏng manh !

Bỏ học, đi làm, rồi vừa đi làm vừa đi học, trong hoàn cảnh nào cũng khó khăn. Cái khó khăn trước hết của một người có nhan sắc bị lưới đời vây bủa, cùng với trách nhiệm tự ràng buộc gánh vác, chia xẻ cùng những người thân yêu cơ cực, tất cả như một hàng rào ngáng đường tiến thân cho một thiếu nữ con nhà nghèo. Chúng ta trân trọng một tấm lòng thành thật :

Đời Kiều không nghĩa lý gì !
Còn em biết gọi là chi giữa đời ?
Kiều, mười lăm năm chơi vơi.
Em, bốn mươi sáu năm đời khá lâu.

Người nào không yêu quý mẹ mình thật là một bất hạnh lớn lao. Do tình cảnh ngoài ý muốn, những năm nhà thơ bé bỏng, bà mẹ không được ở gần để che chở, chăm sóc khiến nhà thơ phải sống nay đây, mai đó vất vả vô cùng. Vậy mà Việt Dương Nhân vẫn một lòng yêu quý mẹ, biết ơn sinh thành của mẹ. Năm tháng làm mòn mỏi thể xác nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn phơi phới, nồng ấm tình người muôn thuở :

Thân con như đã rã rời,
Mà lòng vẫn giữa như thời xuân xanh.

Thời của xuân xanh, thời của tình yêu mới lớn, thời của giọt sương cũng ra châu ngọc, thời của cánh cò trắng vút bay trên hàng dừa nước, những cánh đồng lúa vàng Bình Chánh từ ngã ba Phước Cơ về Hưng Long, những địa danh nổi tiếng thời chiến như Bà tà, Tân Nhựt, tân Kiên... Nơi mà :

Bao nhiêu chất chứa tình thương,
Thương về quê Mẹ vấn vương vạn sầu...

Phần đông người ta muốn thời gian đi chậm, đồng nghĩ với sự kéo dài đời sống, tại sao Việt Dương Nhân lại mong ước :

Ta muốn gào lên cho vỡ đất trời
Cho tan nát hết cõi đời nầy đây
Thời gian hỡi ! sao cứ hững hờ bay
Hãy nhanh đi chớ, cho đời qua mau.

Câu trả lời thật giản dị, thời gian không phải là ‘’đơn vị sống’’ ở kiếp nầy, bởi tình yêu theo Việt Dương Nhân, không tính bằng năm, bằng tháng, mà được tính bằng những kiếp người

Xin hẹn kiếp sau ta sẽ nói,
Kiếp nầy đành gói trọn riêng thôi... !

Mười năm nhớ lại một người, của mùa thu cũ, nỗi nhớ khôn nguôi. Không nói ra được thì phải viết. Tình yêu là mâu thuẫn ? Ngày mong qua mau. Nhưng đêm thì muốn chậm lại :

Đêm nay nhớ lại một người,
Của mùa thu cũ hơn mười năm qua.

Bởi vì đêm có những giấc mộng, trong giấc mộng người thường gặp người, khi mộng tàn canh, người tỉnh dậy cô đơn :

Chợt tỉnh rồi, ôm thương nhớ bơ vơ
Lòng nuối tiếc, muốn đêm dài muôn thuở !

Thơ Việt Dương Nhân, có nhiều chỗ như văn nói mộc mạc, thiếu chải chuốt, nhưng cũng nhờ thế mà tiếng lòng của nhà thơ có được ngôn ngữ riêng biệt, không bị ảnh hưởng tiếng nói của bất kỳ nhà thơ nào. Nó là tiếng kêu tụ nơi tâm hồn tác giả :

Nhờ gió làm ơn gặp một người
Nói rằng : ta đợi mỏi mòn hơi
Hãy về cho kịp, không ta chết
Xin giúp dùm ta nhé gió ơi !

Tình yêu, trong đời một người đàn bà, dù thuở xuân hay buổi tàn thu, bao giờ cũng là một ám ảnh khôn nguôi, người đàn bà có thể chịu sống thiếu thốn mọi thứ, chỉ trừ tình cảm :

Hồn ta như đã lâng lâng
Bỏ chăn gối lạnh một lần nữa đây !


Nhưng một người đàn bà biết suy nghĩ, như Việt Dương Nhân, hai lần khổ hơn so với những phụ nữ khác không bận lòng vì tình yêu quê hương. Quê hương làm động tâm nhà thơ không chỉ hình ảnh bà mẹ già ở quê nhà chờ mong con cháu về xum họp. Quê hương không chỉ là những trẻ thơ tan tác trong chiến tranh và trôi dạt thời hậu chiến. Nó còn là tiếng ca ai oán của làn hơi ''vọng cổ hoài lang'' của ông sáu Lầu. Nhớ chồng khi nghe tiếng trống. Tiếng trống đêm thời Pháp thuộc đưa những người yêu nước đi đày. Nhà thơ cho biết ông nội của mình làm ''tay sai'' cho ''thực dân'' mà người cha lại đi ''kháng chiến'' chống Pháp. Nghịch cảnh gia đình đó không làm giảm lòng gắn bó của Việt Dương Nhân với quê mẹ Việt Nam. Nhà thơ cảm ơn Paris, đất dung thân, nhưng biết ơn Sài Gòn và tạ ơn quê nhà Gia Định. Nhớ mãi từ bát canh chua cá Ngác, tới miếng dừa nước trong veo. Mùi rơm rạ sau mùa gặt. Đặc biệt là vọng cổ, một loại hình nghệ thuật dân gian, giọng sầu thảm, nhưng hơn bất kỳ thứ dân ca nào trên thế giới, bởi sau khi cất lên được tiếng than người ta thấy nhẹ lòng. Vọng cổ, bản chất là thơ, có thể dựng thành ca kịch với nhiều thể điệu khác nhau. Nhị hồ, tức đàn cò, một thứ vĩ cầm Đông phương dìu dặt. Phải là người miền Nam mới thấm thấu được cái hay của vọng cổ. Nó đặc biệt như cây đàn guitar phím trũng, chứa đầy những thanh âm :
''Trưởng huynh ơi ! Đời em là một cánh chim đơn, với cuộc sống thăng trầm gặp bao cơn giông tố, giờ đây em xin bỏ đời cát bụi, cặm cuội ngồi nhà mà cầu nguyện thế gian, và cầu cho Quốc Thái Dân An, mong đất Mẹ Việt Nam có một vầng trăng sáng, rồi đây với những tháng ngày Nắng-Mới, đàn chim Việt sẽ vỗ cánh bay về''.
Vọng cổ, dưới ngòi bút Việt Dương Nhân, không hề ai oán. Thú vị vô cùng khi chúng ta hình dung, trên bờ sông Seine có một người phụ nữ phương Đông bề ngoài Tây hóa, mà trong lòng lại rất Việt Nam, vẫn âm thầm soạn các bài vọng cổ :
''Lấy lửa công minh mà đốt quyền độc trị, cho nước Việt mình có Dân chủ Tự do, và nhà nhà được cơm no áo ấm, hưởng mọi quyền người như tất cả nhân sinh, hơn hai mươi ba năm chiến chinh đà nguội lạnh, mà sao còn nghi ngút lửa thù căm...''
Việt Dương Nhân với tư cách nhà thơ hay soạn giả các bài ca vọng cổ, trước sau vẫn chỉ là người đa cảm, biết thương yêu và chia xẻ cùng thân thích, bạn bè, thương nhớ quê nhà và lòng cháy bỏng một niềm mơ ước chung cho cả dân tộc mình.
"Hãy làm sao cho sáng ngời nước Việt, cho dân tộc mình một cuộc sống bình yên".

Nhưng ở đây, trong bài viết nhỏ nhoi nầy, tôi chỉ muốn nói tới một Việt Dương Nhân nhà thơ. Nhà thơ của Sài Gòn ba trăm tuổi 1668-1998, nơi mà nước mắt và tiếng cười của nhà thơ từng đổ ra, bật lên với bao kỷ niệm :


Yêu em từ thuở vào đời,
Khi cành hoa búp lả lơi gió chiều.
Áo dài tha thướt dập dìu,
Màu hoa cà tím mỹ miều nhởn nhơ.

Em là Gài Gòn, em là kỷ niệm, em là ngày sáng nắng bừng lên ở phía chân trời quê mẹ. Còn ta, Việt Dương Nhân, thường đêm thao thức nơi quê người, ngồi viết một mình, một bóng :

Ta còn ngồi viết mấy dòng,
Cho vơi đi bới nỗi lòng nầy đây !

Bạn đọc yêu thơ Việt Dương Nhân, qua Bốn Phương Chìm Nổi, còn tìm gặp được một tâm hồn sau bao đau thương vẫn :

Bây giờ còn mộng với mơ,
Dệt lên được mấy vầng thơ cuối đời.

Nhưng tới Cát Bụi, chúng ta chỉ thấy một Việt Dương Nhân thanh thản, không buồn vui, không mơ mộng, thoát ra khỏi được ảo ảnh ‘’chấp ngã’, vươn tới một không gian rộng lớn :

Cố gắng vượt qua lượn sóng đời,
Vượt luôn giông bão giữa trùng khơi
Thân còn hiện hữu trong trời đất,
Bốn bể lanh quanh thế mà thôi...!

Nếu không tự giải thoát được, theo Việt Dương Nhân, ngôi nhà cũng như cuộc đời, khi cuộc vui tàn, tiếng đàn, giọng hát lắng ngưng, những người khách xa dần rồi khuất hẳn, chỉ còn trơ lại chủ nhà với nỗi buồn nhiều hơn trước khi có cuộc vui :

Đêm nay nhà thật là vui,
Đàn ca ngân hát, ôi thôi tưng bừng.
Cuộc vui nào, khỏi tàn ngưng ?
Mình ta còn lại, bỗng dưng thấy buồn.

Không chỉ cuộc tình, mà toàn bộ cuộc sống, tự thân nó đã là Cát Bụi. Anh và em, ở đây, như bản thể và tha nhân, mình và người, giữa nhà thơ và sự mơ mộng chỉ còn lại sự nhớ thương :

Tỉnh rồi, anh biến đi dâu ?
Để em ở lại ôm sầu nhớ thương.

Nguyễn Hữu Nhật
 
***
 
Thay lời tựa thi tập
"Cát Bụi"
của Việt Dương Nhân


Tôi từ đâu đến đây không biết
Về nơi nao Cát Bụi chẳng hay
Thân chuyển mãi vòng quay bất tận
Tâm một viền trăng sáng đâu lay...

*

Cảm ơn bạn đọc thơ tôi
Tiếng lòng của kẻ bồi hồi nhớ quê
Cánh đồng im lặng tái tê
Cánh chim lẻ bạn bay về chiều xưa

Trên bờ ao cũ nắng thưa
Tiếng cười trẻ dại bây giờ còn vang
Dù đời sớm gặp phũ phàng
Cha đi kháng chiến, mẹ sang thuyền người

Tuổi thơ chiếc bóng bên trời
Khuya lau nước mắt sầu đời bạc đen
Đêm mong soi tỏ ngọn đèn
Để coi chiếc bóng mình quen một mình

Thơ tôi là cõi lặng thinh
Chung quanh thiếu một cái tình người ta
Năm mười hai tuổi rời nhà
Bước chân mỗi bước xót xa phận nghèo

Phố phường bước nhỏ mừng reo
Đầu đời tinh lỡ buồn theo tháng ngày
Trước sau trắng hai bàn tay
Hai bàn tay trắng vốc đầy thương yêu

Thơ tôi chiếc lá cuối chiều
Rụng bay đất khách nghe nhiều đắng cay
Cánh sen bùn lắm phương nầy
Vẫn mơ phương ấy vòng tay mẹ hiền

Chỉ mong đời bớt đảo điên
Mười phương Phật độ bình yên nẻo về
Thương mình khi tỉnh, lúc mê
Chập chờn hư, thực lạnh tê một đời

Cảm ơn bạn đọc thơ tôi
Bốn Phương Chìm Nổi người ngồi tĩnh tâm
Tiếng đàn, giọng hát, lời ngâm
Chỉ như bè nổi âm thầm qua sông

Tới bờ vắng lặng hư không
Buồn vui của những chuyện lòng sớm quên
Bởi chính hồn mình chưa yên
Hỏi thân Cát Bụi ưu phiền sao qua

Thơ tôi cảm tạ gần xa
Tấm lòng tri kỷ nở hoa sen vàng.

*

Tạ ơn các bạn gần xa
Đem lòng thương mến tặng hoa bằng lời
Mai sau mỗi người một nơi
Hương thơm còn gởi lại đời mến thương

Nguyễn Hữu Nhật
(Na Uy, Oslo 1/1999)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.04.2009 03:32:56 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 10.06.2008 22:56:22
 
Lê Mộng Nguyên
Từ ''Bốn Phương Chìm NổI'' đến ''Cát Bụi''
Của Việt Dương Nhân
Hay là nỗi đoạn trường của một nhà thơ biểu hiệu tình yêu


Tôi biết Việt Dương Nhân qua bài ''Khuyên Em'' (Cát bụi. tr. 81) do Trang Thanh Trúc phổ nhạc (và Bảo Trâm. Bá Lộc hát trong CD ‘’Hẹn Anh 15 Năm). Nghệ Thuật số 64. Th. 7.1999). Qua lời ca, tôi thông cảm ngay với nỗi buồn sâu đậm của người thiếu phụ phải một lần nữa mắc bệnh tình yêu (với bốn câu thơ tuyệt diệu) :

Bốn giờ khuya mà em chưa đi ngủ.
Dưới đèn mờ ngồi ủ rũ chờ ai ?
Mà mắt em đôi dòng lệ chảy dài
Phải chăng vết thương đau vừa trở lại ?

Cái tình tuyệt vọng ở đây đã được nhà thơ diễn tả một cách thần diệu qua hình ảnh một người em gái (nhưng chính là để nói đến thân mình) trong một đêm trắng (đồng hồ vừa chỉ đúng 02 giờ 05 ngày 04 tháng 6-1998). Làm thơ suốt canh chầy không biết VDN có hàn gắn được ít nhiều cho những vết thương lòng.

Xin cảm tạ... đất vườn thơ ơi !
Hình như ta giải thoát được rồi.
Không thắc mắc, không bồi gì nữa
Mà thấy nhẹ nhàng thanh thản...thôi.

(CB : Giải Thoát...Nơi Đất Vườn Thơ)

Trong ‘’Bốn Phương Chìm Nổi) (thi tập thứ nhứt của Việt Dương Nhân, ra mắt tại Paris, chiều chúa nhật 25/10/1999, do tác giả xuất bản, với trình bày : Nguyễn Huê Hùng, Tựa : Võ Thu Tịnh, Bạt : Bích Xuân và Nguyễn Tuấn Anh) :’’...tác giả vấn vương đâu đó một sự buồn bã khó tả nỗi. Không phải một cơn buồn mà nó là một man mác buồn. Kế đó là tình yêu : Yêu Mẹ, yêu quê hương yêu gia đình, yêu người yêu và yêu cả người không yêu’’ (Nguyễn Tuấn Anh, Bạt BPCN. Tr.139) Quả thật, người nữ sĩ ưu ái này là (Một Tâm Hồn Yêu Say Thơ và Rượu’’ (như nàng đã thố lộ tâm tình với độc giả, trang bìa cuối) :

Gió buồn ngơ ngẩn bồi hồi
Ở đây thơ rượu đấp ngày mai
Chiều nay rượu uống chưa say
Mà hồn lộng gió, ngất ngây giữa đời

(BPCN : Gợi Nàng Thơ, tr. 15)

Để quên ‘’Sầu Vong Quốc’’ (BPCN : tr. 69) trong thời gian đằng đẳng ở quê người :

Xuân-Hạ-Thu-Đông mấy lượt rồi ?
Sao còn như kẻ sầu vong quốc.
Lây lất quê người kiếp nổi trôi.


Nhưng quên sao được ngày quốc hận, 30 tháng tư năm 1975 ? :

Ta khóc thật nhiều, mắt ta trong thấy
Uất hận này khuấy nát trái tim ta
Làm sao có thể quên ngày hôm ấy
Máu lệ thù còn động đáy lòng ta.

(BPCN : Dựng Cờ Quốc Gia tr. 78)

Lòng yêu nước không giới hạn của Việt Dương Nhân ai cũng đoán biết qua nhiều bút hiệu đầy ý nghĩa mà nàng đã thường dùng như : Thanh Thiên Tâm, Việt Quốc Hùng, Nguyễn Chánh Nhựt, Quốc Hương, T.C.H., Song Bình, Hỏa Phong Địa Thủy... : ‘’Ngày hôm nay tôi vẫn sẵn sàng bằng lòng nhận lãnh 72 triệu viên đạn để đánh đổi cho dân tộc Việt Nam được sống thật sự Tự Do Dân Chủ và đầu đủ quyền làm người, thân này tôi nào đâu sá chi’’ (Lời Ngỏ của tác giả). ‘’Yêu Say Thơ và Rượu’’ để quên số phận long đong và bèo bọt của mình ở xứ người ? :

Đây ! Xứ người đang mùa sương tuyết phủ
Lòng con buồn ủ rũ dưới trời Tây
Mắt lệ đầy tuôn chảy giữa chiều nay
Ai đã gây cảnh chia ly thảm khóc.

(BPCN : Về Đất Mẹ. Tr. 79)
Và quyết tâm rứt bỏ mối duyên xưa ?
Than ôi :
Nhớ ai sao cứ nhớ hoài
Hình xưa bóng cũ miệt mài đã xa
Tình đà tan mộng tàn hoa
Mà sao vẫn thấy xót xa trong lòng !

(BPCN : Hình Bóng Cũ tr. 34)

Thành thử, tình Đạo cuối cùng là cái phao cứu vớt tâm thần của nhà thơ :

Bao đêm khấn nguyện Di Đà
Giúp gươm trí tuệ đánh tà đuổi ma
Tà ma nay đã lìa xa
Thân tâm bình lặng lòng ta nhẹ nhàng.

(BPCN : Khấn Nguyện tr. 107)


Sau ngày ra mắt CD Bảo Trâm - Trang Thanh Trúc tại Paris (16/05/1999), Việt Dương Nhân trao tận tay cho tôi thi tập ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’ và bản thảo ‘’Cát Bụi’’ (Thi tập II) với một câu chú thích : ‘’Nếu không gì trắc trở sẽ ra mắt vào mùa thu 2000. Đầu thế kỷ 21), trong đó gồm cả thi tập III ‘’Trở Về’’, cùng một tác giả. Qua lời Bạt của Hồ Trường An trong ‘’Cát Bụi’’ và bài giới thiệu ‘’Thân thế tác giả và tác phẩm’’ của Lê Anh Tuấn hôm ra mắt BPCN (25/10/1998) tại Asia Palace (Quận 13), tên thật của VDN là Nguyễn Thị Bảy (vì nàng là người con thứ bảy của gia đình), sinh năm 1946 tại Bình Chánh (Gia Định Việt Nam). Kết duyên với một người đàn ông Pháp tên là Jacques HIVER năm 1967 tại Sài Gòn và hạ sinh được hai con tên là : Trí-Tâm-Philippe và Thiên-Kim-Agnès. Bảy tháng sau khi đô thành thất thủ (ngày 30/04/1975), tất cả gia đình được trở về Pháp (vào khoảng tháng 11-1975).
Nàng làm thơ rất phong phú từ năm 1977 và đã đăng nhiều trên các báo Việt Nam hải ngoại. Nguồn cảm hứng của Việt Dương Nhân thật lai láng, có lẽ vì đời nàng so sánh (một ít nhiều) với số phận nàng Kiều. ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’ (như Lê Anh Tuấn đã viết) :’’có tất cả : nước mất, nhà tan, lưu đày, thân phận,
tình yêu, mơ mộng, khổ đau, ngang trái, Mẹ, con, ân tình, bạc tình...’’
‘’Đau đớn thay phận đàn bà !
Lời rằng bạc mệnh, cũng là lời chung’’ (Nguyễn Du)
Cũng vì thế mà :


Thơ tôi buồn lắm người ơi!
Đọc lên mắt ướm lệ rơi đôi hàng (BPCN : Yêu Thơ tr.1)
Nhưng tác giả không bao giờ muốn trách oán ai :
Bốn Phương Chìm Nổi con nào dám,
Trách Trời hay tạo hóa bất công
Đời con như thuyền trong cơn sóng
Vùi dập tơi bời giữa biển Đông.

(BPCN :Bốn Phương Chìm Nổi, tặng Thầy Thích Minh T., tr. 2)
Nhà thơ đau khổ của chúng ta muốn tìm giải thoát cuộc thế thăng trầm này bằng cách xua đuổi một tình duyên mới (như đã nhắc nhở trên) :

Xin đừng lưu luyến anh ơi !
Làm tim em nát mắt rơi lệ hồng
Đời em mưa nắng chất chồng
Đâu còn xứng đáng đợi mong làm gì !

Tôi không muốn phân tích dài dòng tác phẩm BPCN (để được nói nhiều về ‘’Cát Bụi’’ vì dù muốn dù không, tập thơ đầu tay của VDN là một thành công đẹp đẽ : Qua nhiều thể (lục bát, thất ngôn hay tự do), bài nào cũng hay, bài nào cũng vần điệu đáp đúng với tâm hồn, ngay những câu không vần chút nào (chắc tác giả tự ý muốn thế) cũng hay vì thật là phản ảnh tình yêu, làm người đọc xúc cảm như chung sống với số phận khổ đau của tác giả. Tương tự như thơ của Nguyễn Du : ‘’bài nào cũng ngụ cái ý buồn rầu, thật là : Rằng hay thì thực là hay, Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào !’’ (Trần Kim Trọng), nỗi chua xót của Việt Dương Nhân trước cảnh mất nước, nhà tan, tình duyên vỡ lở, bằng hữu ly tán, đã được diễn tả qua những vần thơ đau. ‘’Cát Bụi’’ (Bạt : ‘’Việt Dương Nhân, một hồn thơ nở hoa trên cát bụi’’ của Hồ Trường An. ‘’Thay lời tựa’’ cùng ‘’Việt Dương Nhân và Cát Bụi’’Âm Bản của Nguyễn Hữu Nhật, sẽ được xuất bản năm 2000, gồm có trên 100 bài thơ, một Nguồn thơ lục bát ’’Đời Mai’’ khởi viết ngày 16/08/1990., xong ngày 04/03/1999, dài tớI 22 trang (108-129), 3 bài Vọng Cổ dài tất cả 6 trang (130-135), và một Cổ Nhạc Kịch Ngắn, dài 5 trang (136-140) cũng như ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’, tiếp tục đượm màu quê hương, nói đến thân phận nhà thơ ở đất khách (nỗi buồn viễn xứ), và lẽ dĩ nhiên là đi sâu hơn nữa vào tình yêu, tình đời :

Xin tặng cho đời...một vườn bông,
Xin tặng cho đời...những nụ hồng,
Xin tặng cho đời...hương thơm ngát,
Xin tặng đời...lời hát êm trong...

(Xin Tặng Đời tr.3)
Và Đạo :
Cố quên những chuyện phũ phàng,
Tình thương duy nhứt dẹp tan muộn phiền,
Vững lòng yên lặng tọa Thiền,
Thân tâm...lành...lạc Phật, Tiên hộ trì.
(Xin Thưa...tr.57)

Để cụ thể hóa nỗi trung thành với nước Việt xa xôi
(Mang Hồn Nam Tử, tr.69-70), nàng tự đáy lòng :

Xin thề với Mẹ, Mẹ ơi !
Việt Nam Mẫu Quốc, con đời nào quên
Lòng con vẫn quyết vững bền
Đấu tranh Phục quốc xây nền Tự do.
Và mường tượng (lấy gương Hai Bà Trưng) :
Con như nữ tướng chiến trường
Một thân, một ngựa, kiên cường sắc son
Dù cho trèo núi, leo non
Thanh gươm nắm chặt, không lòn cúi ai.
Vì :
Giặc còn trên dãy giang san,
Hẹn ngày trở lại dẹp tan bạo quyền.

Thật đáng phục ! Trong làng thơ nữ và ngay cả nam ở hải ngoại, có ai được dũng cảm trước chế độ áp bức con người bằng VDN ? Tuy phận đàn bà, nàng :

Muốn làm một ‘’Đấng Hùng Anh’’
Kiếm cung văn võ đoạt thành mộng mơ
Dẹp ngay một lũ ngu ngơ,
Đang làm già trẻ bé thơ ưu phiền.

Và lẽ dĩ nhiên, nàng viết tặng hương hồn Anh Hùng Trần Văn Bá,
‘’Người Chiến Sĩ Vang Danh’’ (tr. 73-74)

Anh đi trong cõi xa xăm
Nhưng hồn anh mãi hờn căm kẻ thù
Tên anh ghi mãi ngàn thu
Danh Trần Văn Bá, giặc thù hãi kinh.

Và để tặng Mẹ Việt Nam và từ Mẫu, trong lúc chờ đợi ngày tổ quốc được giải phóng và xây dựng nền tảng dân chủ tự do :

Nhớ Mẹ mắt tươm lệ đầy
Thương đời của Mẹ tháng ngày lẻ loi
Đôi vầng Nhật Nguyệt sẽ soi
Chúng con kề Mẹ nhìn coi lúa vàng
Gởi về thăm Mẹ mấy hàng
Những lời yêu kính với ngàn tình thương
Trời Âu lắm tuyết nhiều sương
Mùa thu cánh lá còn nương quê người.
(Cánh Lá Mùa Thu, tr. 99)

Theo VDN, thủ đô của Việt Nam bao giờ cũng vẫn là Sài Gòn. Sài Gòn ơi, ta không mất người và người đã không mất tên (trái lại với bài ca vĩnh biệt hồi ấy) vì trong :

Tim ta em chẳng lu mờ
Sài Gòn thương nhớ muôn đời mãi yêu.
Vì miền Nam thân ái là nơi, ‘’chôn nhau cắt rốn’’ của nhà thơ :
Yêu em từ thuở vào đời
Khi cành hoa búp lả lơi gió chiều,
Áo dài tha thướt dặt dìu,
Màu hoa cà tím mỹ miều nhở nhơ.
(Yêu mãi sài Gòn tr.29-30)

Về mặt ‘’thời gia qua’’, giữa hai đất nước sinh thành và tạm cư, tác giả : ’’Cát Bụi’’ tự hỏi, phân vân :

Dĩ vãng buồn !
Gởi lại đất Sài Gòn !
Dĩ vãng sầu
Cất dấu ở Paris !
Một đời hai dĩ vãng,
Sẽ chôn nơi chốn nào ?
(Dĩ Vãng Sài Gòn và Paris tr. 48)

Câu trả lời, ta tìm thấy trong ‘’Nỗi Sầu Chung’’ (tr.71) lúc nàng :

Ngoảnh về dĩ vãng nát nhầu
Niềm đau hiện tại, ngồi rầu đất Âu.

Và cứ chiều chiều (Thương Về Quê Mẹ, tr. 72) ’’ra đứng cửa sau’’, nhìn về hướng Nam :

Đi đâu ? Đi đến nơi nào ?
Miệng cười tươi thắm mắt trào lệ tuôn
...............................................
Quê hương xa tít dặm đoài
Ngàn trùng cách biệt vọng hoài cố hương
Bao nhiêu chất chứa tình thương
Trông về quê Mẹ vấn vương nặng sầu...

Cái buồn rầu, cái buồn bã, cái buồn đau lặng lẽ này là đề tài cho thơ T.T.KH. (‘’Hai Sắc Hoa Ty-Gôn’’) : ‘’Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết, Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa...Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng, Trời ơi ! Người ấy có buồn không ?’’, đó là mẫu số chung trong thi phẩm Việt Dương Nhân :

Khuya nay lòng ta buồn, thật là buồn !
Nghe chuyện đời mắt lệ chảy trào tuôn !
Tim ruột đau, như dao cắt từng đoạn
Làm hồn ta loạng choạng quay cuồng
(Đã Lỡ Rồi tr.55)

Cái buồn da diết, cái buồn thê thảm, cái buồn ảm đạm, cái buồn âm thầm này, nhà thơ muốn chôn cất trong máu tim :

Mẹ tưởng riêng Mẹ nỗi sầu.
Giữa đời chẳng có ai hơn đâu.
Vậy mà cũng lắm người chung cuộc,
Gói trọn niềm đau chôn kính sâu... !

(Che Dấu Niềm Đau, riêng tặng thứ nữ Thiên-Kim-Agnès Hiver, tr. 50)
Hoặc trong : ‘’Cơn Buồn Chiều Nay’’, cái buồn vô duyên cớ, cái buồn man mác :

Xa xa vọng lại cung đàn,
Bi ai thảm đạm, mắt chan lệ sầu,
Chiều nay chẳng biết về đâu ?
Lòng ta như đám mây nâu phủ trùm.
Hay là rất ai oán sau đây là ‘’Nỗi Buồn Vắng Anh’’ (tr. 84) :
Em khổ lắm, anh nào hay biết !
Tình của em tự giết đời mình,
Lệ từng đợt, ướm ươm đôi mắt rũ.
Làn thu buồn như sương đọng lung linh.

Trong ‘’Buồn Tàn Thu’’, nhạc sĩ Văn Cao nhắc nhở, với những lời ca êm dịu : ‘’...Còn nhớ năm xưa, kề má say sưa, nhưng năm tháng qua dần, mùa thu chết bao lần...’’, nhà thơ của chúng ta cũng than thở, cũng luyến lưu tình cũ khi thấy ‘’Bóng Thu’’ về :

Bây giờ hồn thấy thiết tha
Tình xưa gợi lại ai mà hiểu đây ?!
Thu về xác lá rụng đầy,
Bao nhiêu lá rụng, như xây lầu tình...

Và khi tuyết bắt đầu rơi trên miền Âu giá lạnh, nàng chạnh lòng nhung nhớ :

Chiều Đông đó...ta vẫn còn nhớ mãi
Nên lệ sầu nhiễu chảy dưới đèn đêm
Nỗi nhớ thương nghiến mềm trái tim dại
Biết đến ngày nào tình mới dịu êm ?!
Từ một ‘’Dĩ vãng Đời Mưa Gió’’ :
Hỏi ai dám nhặt ‘’Đời Mưa Gió’’?
Của cánh hoa xưa, bướm ong thừa...!

Đến sự so sánh thân phận tác giả ‘’Cát Bụi’’ với nhân vật chính của Nguyễn Du :

Đời Kiều không nghĩa lý gì !
Còn em biết gọi là chi giữa đời ?
Kiều, mười lăm năm chơi vơi.
Em, bốn mươi sáu năm đời khá lâu
(Trả Lời Với Anh)

Thật hơi quá đáng. Nhưng nếu ta đọc rõ bài thi truyện ‘’Đời Mai’’, ta sẽ nhận thấy cuộc đời Mai - nói một cách tổng quát - tương tự như thân phận Thúy Kiều :

Bơ vơ phận gái thuyền quyên
Xuống lên là chuyện truân chuyên má hường
Thế gian vui khổ bất thường
Chân mai đã dẵm lắm đường khổ vui.
Hoặc :
Cổ kim quen thói đàn ông
Năm thê bảy thiếp khổ lòng đời hoa
Xót xa thân phận quần thoa.
Lòng Mai thương hết loài hoa trên đời...


Để kết thúc một cuộc đời đau khổ gian truân, Việt Dương Nhân cho chúng ta biết (và nàng muốn nhắm người trong truyện) chỉ có một nương tựa cho an lạc tâm thần (dưới bóng Từ Bi) :

Đời Mai mệnh số sẵn dành
Cuối cùng là việc tu hành mà thôi
Bút đề thơ dệt gởi đời,
Khổ vui đều nhận tuyệt vời trần gian.


Hàn-Lâm Lê Mộng Nguyên (Paris) (Tác giả ''Trăng Mở Bên Suối)
(Nguyệt San Nghệ Thuật số 65 tháng 8-1999)

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tiểu Sử Việt Dương Nhân - 10.06.2008 22:59:16
 

Lê Anh Tuấn
Giới thiệu
Tác giả và tác phẩm
''Bốn Phương Chìm Nổi''
Của Việt Dương Nhân



... Tôi xin phép được lướt nhanh qua phần trên, mặc dầu tôi cho đây là phần quan trọng, tôi vẫn cứng đầu nghĩ rằng, lý lịch của một tác giả phải thể hiện qua chính tác phẩm của mình. Tấm căn cước do cảnh sát cấp cho mỗi công dân không đưa ra bằng chứng văn học nào hết. kỳ cùng, nếu không ai tìm ra được thân thế của một tác giả lớn, thì chính tác giả đó sẽ đi vào huyền thoại văn học. Trong văn học V.N., cho đến nay, trường họp T.T.KH. vẫn còn là một nghi án, chưa ai chứng minh được tác giả nầy là ai. Nhưng tất cả chúng ta hôm nay, không nhiều thì ít, mỗi người đều mắc nợ T.T.KH. một vài câu thơ.
Trên đây tôi xin chấm dứt phần thân thế tác giả.

 
Bây giờ...
Chúng ta hãy bắt đầu nói về :

Bốn Phương Chìm Nổi và Việt Dương Nhân.


Vào thế kỷ 19, một triết gia phương tây đột nhiên tuyên bố một điều rất ăn khớp với tư tưởng Á Đông ‘’ Con người là trò chơi của Thượng Đế’’. Trò chơi nầy đã khiến đại văn hào pháp André Gide đẩy nhân vật Alissa của ông vào khung cửa hẹp. André Malraux thì bảo rằng : ‘’ Yêu chân lý là yêu và chấp nhận sự chết, vì chân lý nằm bên cạnh cái chết ’’, J. Steinbeck đã kết thúc tập truyện : ''Of mice and men'', bằng sự giết chết đứa em do chính hai bàn tay một người anh thương yêu em mình hết mực. Nguyễn Du đã đưa nhân vật khả kính nhất của ông trong Truyện Kiều vào chốn thanh lâu...
Có những lúc con người đã nổi dậy chống đối mảnh liệt trò chơi nầy. Nietzsche đã phủ nhận vai trò của Thượng Đế - Hemingway tuyên bố qua tác phẩm ''The old men and the sea'', con người có thể chết, nhưng không thể thua cuộc...
Hình ảnh trò chơi của thượng Đế, thật ra ở Á-Đông, chỉ gồm vào hai chữ ''Thiên mệnh hay Thiên ý''.
Sách truyện Trung Quốc thường nói ‘’thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong’’ (thuận theo mệnh Trời thì còn, nghịch với mệnh Trời thì mất). Làm người, khó biết được thế nào là thuận, thế nào là nghịch. Các dân tộc Đông-Á, nhất là Trung hoa và Việt Nam vẫn thường kính lạy Trời Đất, nhưng chẳng ai giải thích được tường tận thế nào là nghịch thế nào là thuận, vì thế mà cái kiếp người, tự lúc sinh ra đời đến khi từ giã nó, từ cùng đinh hạng hay đến đế vương uy hiển, có được mấy người không biết đến cái kiếp nhân sinh ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’
Tôi nghỉ không ngẫu nhiên mà Việt Dương Nhân đặc cho đứa con đầu lòng cái tựa đề nầy.
Một tác phẩm là một cõi tâm sự. Càng u uất tác phẩm càng kín đáo. Cấu trúc của tác phẩm tùy vào trình độ thẩm thấu cuộc đời của chính tác giả thai nghén nó.
Đã là một công trình kiến trúc, như cái nhà chẵn hạn, có thể thô sơ bằng tranh hay rơm rạ, có thể bằng gỗ và cũng có thể bằng đá cẩm. Ngoài ra còn phải kể đến lối kiến trúc, mỹ thuật và trình độ xây dựng công trình, chưa kể nhà cất bên sông hay trên lưng đồi v.v...
Có thể khẳng định một điều mà ít sợ sai lầm :
Kiến trúc càng đồ sộ, càng đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn cho sự chiêm ngưỡng nó.
Trong âm nhạc chẳng hạn, người ta dể thông cảm với đoản khúc ‘’ Lettre à Élise’’ của Beethoven hơn đại hòa tấu khúc ‘’ La Symphonie Pastorale 9’’ của chính ông .
Nguyễn Du tiên liệu tác phẩm Kiều khó có thể được thưởng thức rộng rãi vào thời Ông.

"Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ thùy nhân khắp Tố Như ?"

(Không biết 300 năm sau có ai trong đời hiểu được cõi lòng của Tố Như ? )

Và mãi đợi đến thế hệ của chúng ta, khi mà những giá trị Phương Tây lấn vào văn hóa Á-Đông, xô ngã đi những bức bình phong cổ kính, kiểu :

"Đàn ông chớ đọc Phan Trần
Đàn bà chớ đọc Thúy Vân - Thúy Kiều."

Ta mới thấy được Cụ Tiên Điền là bực thầy vô tiền khoáng hậu trong thi ca Việt Nam.
Tại sao tôi nói về cấu trúc tác phẩm và về niềm u uất của Nguyễn Du mà không hề đá động gì đến Bốn Phương Chìm Nổi ?
Thật giản dị, có thể nói Nguyễn Du là cây thước đo giá trị của thi ca Việt Nam hiện đại.
Cái đặc trưng của Truyện Kiều chính là nỗi u uất của cựu thần nhà Lê, khi phải quy phục Nguyễn Triều một cách bất đắc dĩ, vì sự sống, đã khiến nhà nho Tố Như khắc khoải mãi trong tâm tư của một người thanh cao mà phải sống trong ô trọc :
Kiều là biểu trưng niềm u uất nầy, nàng đẹp, tài ba, có đủ tất cả mọi điều kiện làm người thục nữ trâm anh khuê các, ấy thế mà đời nàng phải đọa đày vào thanh lâu, lúc tựa Thúc Sinh, khi nhờ Từ Hải, cuộc sống trôi dạt như lục bình trôi sông, người mình yêu Kim Trọng chỉ xuất hiện mờ ảo như cánh nhạn vụt ngang trời xanh, Kim Trọng là hình ảnh của nhà Lê, là ước vọng thanh cao của Nguyễn Du.
Thơ của Việt Dương Nhân bàng bạc một cánh hoa yếu đuối, trường kỳ khát vọng một chốn trao thân gởi phận :

Rừng đêm hoang vắng ai Quân Tử?
Dám nhặt hoa tàn trong gió mưa !

Một đóa hoa tàn giữa Rừng Đêm, một đời Kiều khởi đầu ở lầu Ngưng Bích . Đóa hoa cầu Quân Tử, Kiều ngồi ’’Tưởng người dưới nguyệt chén đồng’’. Cả hai tìm một nơi chốn, một cái gì cố định , cả hai muốn cuộc đời ngừng lại .
Chẳng lẽ cả tập Bốn Phương Chìm Nổi chỉ nói về hoa tàn trăng khuyết thôi sao ?
Không. Tập thơ có tất cả: nước mất, nhà tan, lưu đày, thân phận, tình yêu, mơ mộng, khổ đau, ngang trái, Mẹ, con, ân tình, bạc tình...Tất cả đều hiện diện, tất cả đều có trong ’’cuộc bể dâu’’ , tất cả ‘’những điều trông thấy’’ kia như dòng nước bạc đã đẩy đóa hoa vào chốn ‘’Rừng Đêm’’ không bóng người.
Người ta có thể đặt câu hỏi : phải chăng thi nhân đã chịu lắm phong trần sương gió ?
Phải thì sao ? Không phải thì thế nào ?
Riêng tôi, nếu ai muốn nêu ý kiến, tôi chỉ có vài câu Kiều, (lại Kiều) để trả lời :

Ngẩm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần, phải phong trần.
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao.


Kính thưa quý vị, quý thân hữu,

Hôm nay Việt Dương Nhân mời chúng ta thưởng ngoạn một cấu trúc thi ca mà Bà đã bỏ ra khá nhiều tâm huyết để hình thành. Cấu trúc nầy là góp nhặt rải rác những giây phút sống thật của cuộc đời tác giả .
Cấu trúc đồ sộ hay vụng về, hoàn toàn tùy vào sức lôi cuốn của nó đối với đọc giả trong những ngày sắp tới.
Tôi tin rằng.
Mọi người hiện diện buổi ra mắt tập thơ hôm nay đều vì tấm chân tình của tác giả mà đến.
Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau đi vào ngôi nhà :
‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’
Mỗi người trong chúng ta sẽ nhìn thấy ở trong nó một khía cạnh, một ý niệm hay ngay cả một thành kiến nào đó. Quyền phê phán nằm trong tay của quý vị.
Ở đây tôi chỉ khẳng định với quý vị một yếu tố thật nhỏ : Cấu trúc ngôi nhà của Việt Dương Nhân có thể bằng một thứ chất liệu tưởng tượng phong phú hay nghèo nàn nào đó...Nhưng điều khẳng định của tôi là, trong nó có một bếp lửa, thật ấm, thật nhiệt tình và thật cởi mở đang chào đón quý vị.
Xin chân thành chia vui cùng Việt Dương Nhân trong dịp sinh nhựt đứa con tinh thần đầu lòng.
Xin thay mặt Việt Dương Nhân trân trọng cám ơn và kính chào quý vị.

Lê Anh Tuấn
(Paris, chiều thu 25-10-1998)

Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 49 bài trong đề mục