Bệnh Phong Cùi

Tác giả Bài
Như Ý P
  • Số bài : 717
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2008
  • Nơi: Sài Gòn
Bệnh Phong Cùi - 26.10.2008 22:36:31
Vẫn còn tới 18.000 người bị tàn tật do bệnh phong
Sat, 25 Oct 2008 09:28:00



Ngày 24-10, tại Hội nghị sơ kết ba năm thực hiện chương trình quốc gia phòng chống bệnh phong, TS Trần Chí Liêm, thứ trưởng Bộ Y tế, nêu rõ: Hoạt động phòng, chống bệnh phong đến nay đã được xã hội hóa một cách toàn diện và sâu rộng trong cộng đồng dân cư; nhận thức về bệnh phong của người dân đã thay đổi, không chỉ ở thành thị mà cả ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


Từ chỗ che giấu và sợ hãi, nay người bệnh đã chủ động đến các cơ sở khám chữa bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát bệnh. Tuy nhiên, số người bị tàn tật do hậu quả của bệnh vẫn còn tới 18.000 người. Chính vì thế công tác phòng, chống bệnh phong thời gian tới cần tăng cường chăm sóc người tàn tật và phục hồi chức năng cho các bệnh nhân; đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng, chống và kiểm soát để Việt Nam sớm tiến tới ”vì một xã hội không còn bệnh phong".

Để đạt được các mục tiêu của Chương trình quốc gia phòng chống bệnh phong đến năm 2010 và Tầm nhìn 2020, tất cả 63 tỉnh, thành phố cần đạt được 4 tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong của Việt Nam. Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ bệnh nhân phong mới phát hiện hàng năm dưới 1/100.000 dân; tỷ lệ bệnh nhân phong bị tàn tật xuống dưới 15% so với hiện nay là 18%.
BACSI.com (Theo  TTXVN)

http://news.bacsi.com/news/192/ARTICLE/20698/2008-10-25.html

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.10.2008 22:39:10 bởi Như Ý P >
.....Như-Ý

Như Ý P
  • Số bài : 717
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2008
  • Nơi: Sài Gòn
Bệnh Phong Cùi - 26.10.2008 22:41:34
Hội Bạn Người Cùi và chương trình “Tạ Ơn Trên Người Vẫn Thương Người”
Friday, June 20, 2008
 






Rất nhiều người ghé vào bàn thu tiền trợ giúp để trao tặng chút tiền giúp đỡ người bệnh phọng cùi ở Việt Nam.



Xem xét vết thương người bệnh tại Quy Nhơn. (Hình: nguoicui.org)







Vũ Ðình Trọng/Người việt

Tôi còn nhớ hồi nhỏ, ở ngôi chợ nhỏ gần nhà thường có một ông bị bệnh phong cùi lê lết xin ăn mỗi sáng. Mỗi lần theo mẹ ra chợ, tôi lại thấy ông với cái lon sữa bò cũ kêu gào lòng thương xót của mọi người. Chẳng bao giờ tôi dám lại gần mà chỉ đứng xa xa nhìn lại với lòng thương xót xen lẫn ghê tởm. Con người ông không chỉ dơ bẩn, mà còn toát lên một cái gì đó gớm ghiếc với những miếng vải dính đầy máu và mủ trên bàn tay, bàn chân đã cụt hết ngón. Một vài người đi chợ ngang qua, thả vội những đồng bạc cắc rồi đi như chạy. Có lẽ họ cũng như tôi, dù xót thương cho thân ông ăn mày, nhưng cũng không dám lại gần vì sợ lây bệnh.
Ai cũng có lòng trắc ẩn đối với những cuộc đời bất hạnh, thế nhưng chúng ta có đủ can đảm cúi xuống vực những “người cùi, người hủi” đứng dậy bằng tình thương yêu hay không lại là chuyện khác.
Người bị bệnh phong cùi từ xưa đến nay luôn sống bằng sự ghẻ lạnh của xã hội. Trong khi bị cơn bệnh tàn phá thân xác hàng ngày, từng phần xương thịt rơi rụng theo năm tháng, có lẽ nỗi đau về thể xác chẳng thể nào so được với cái đau tột cùng về tinh thần khi bị xã hội ruồng bỏ, người thân xa lìa. Họ đã sống ở tận đáy xã hội theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Hiện nay ở Việt Nam cũng có một số trại phong ở Quỳnh Lập (Vinh), Văn Môn, Sóc Sơn (Hà Nội), Phú Bình, Sơn La, Quy Hòa, Bến Sắn, Ðắc Nông... Một số do chính quyền quản lý, phần lớn những trại còn lại là những ngôi làng nằm sâu trong rừng, do những người bệnh phong cùi dựng lên. Họ tự tìm đến nhau, nương tựa nhau dù họ biết chắc rằng họ chẳng bám víu vào được một cái gì hiện hữu cả ngoài sự thương xót lẫn nhau... Mà họ có tay đâu mà bám víu!
Ngón tay mới rụng chiều qua,
Khi hồn vật vã, quê nhà nhớ thương!
...
Tôi chợt nhớ đến thi sĩ Hàn Mặc Tử. Ông cũng mang bệnh phong cùi, và tự nhốt mình trong một căn chòi xơ xác ở Gò Bồi, Quy Nhơn, suốt bốn năm trời trước khi mất. Trong nỗi cô đơn và đau đớn tột cùng từ thể xác đến tinh thần, những vần thơ như máu tuôn ra từ da thịt đang thối rữa.
Hồn đã cắn đã cào nhai ngấu nghiến
Thịt da tôi sượng sần và tê điếng
Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên.
Hay:
Bây giờ tôi dại tôi điên
Chắp tay tôi lạy cả miền không gian.
Ông viết cho ông và cho cả những người phong cùi khi diễn tả tất cả nỗi thống khổ, tuyệt vọng của một kiếp người khốn nạn nhất thế gian.
...
Tôi không hình dung được ai sẽ là bạn của người cùi? Vài tu sĩ công giáo đã từng đến những ngôi làng cô lập với đời sống xã hội của người cùi để giúp đỡ, thế nhưng theo tôi ngoài việc nâng đỡ tinh thần bằng niềm tin tôn giáo, sự trợ giúp thiết thực của các tu sĩ hình như không đáng kể bởi nhiều nguyên nhân. Người có từ tâm không thiếu, nhưng nếu chỉ một mình, hoặc vài người thì không thể vực những người cùi đứng dậy từ tận cùng đáy xã hội.
Tôi cũng không hình dung được Hội Bạn Người Cùi tại Calironia, Hoa Kỳ, làm được gì từ một nhóm nhỏ trong cộng đoàn Tustin từ năm 1995. Tôi không hiểu hết lý do tại sao các anh chị lại chọn những người cùi là bạn, nhưng chắc chắn có một điều tôi hiểu là những công việc các anh chị tận tụy làm trong suốt 14 năm nay xuất phát từ lòng nhân ái.
Một con én không làm nên Mùa Xuân, nhưng những con én trong Hội Bạn Người Cùi đã không chỉ làm nên một Mùa Xuân rực rỡ cho những người cùi ở quê nhà, mà còn giúp những người con của người cùi có được một tương lai tốt đẹp. Bằng những việc làm đầy tình người, Hội Bạn Người Cùi ngày càng được đồng bào Việt Nam tại hải ngoại giúp sức, như những bầy én khắp nơi theo lời mời của Mùa Xuân về tụ hội.
Trong buổi Ðại Nhạc Hội Kỳ XIV “Tạ Ơn Trên Người Vẫn Thương Người” do Hội Bạn Người Cùi tổ chức tại trường Valley High School, Santa Ana, ngày 1 Tháng Sáu vừa qua, khán phòng như một tổ ấm với hơn 1,300 chim én về đây. Không chỉ mang theo từng hạt gạo cho bữa ăn hàng ngày, hay mang theo cọng rơm nhỏ xây lại mái nhà rách nát cho người cùi, bầy én còn mang theo tin vui cho những em bé, con người cùi - các em sẽ tiếp tục được đến trường để sau này quay trở lại giúp đỡ người khốn cùng.
Chiếc bàn nhận tiền trợ giúp bên ngoài luôn có người ghé vào, mấy anh chị tình nguyện viên hoạt động không ngơi tay. Có người ngồi xuống hỏi han, rồi ký một tờ ngân phiếu, có người đóng góp bằng những giấy bạc lẻ một đồng, năm đồng...
Hơn 40 nghệ sĩ có mặt trong đại nhạc hội không chỉ đem tiếng hát mua vui, họ đến bằng sự đồng cảm với công việc của hội trong nhiều năm qua, họ đến để thực hiện trách nhiệm của lương tâm, trách nhiệm của một người nghệ sĩ chân chính.
Tôi biết, những người giúp đỡ Hội Bạn Người Cùi không chỉ dừng lại con số hơn 1,300 người có mặt hôm đó. Có người âm thầm chắt chiu từng đồng tiền già, hay có em để dành từng chút tiền ăn sáng gởi về hội với mong ước đơn giản, cho người cùi có được một niềm hạnh phúc nhỏ nhoi giữa cơn đau bệnh tật. Tất cả những tấm lòng của người giàu, thành đạt, hay của người chỉ sống bằng trợ cấp xã hội, của học sinh, sinh viên như tiếp sức cho Hội Bạn Người Cùi có thêm nghị lực, niềm tin để đeo đuổi một công việc mà không một cơ quan, hội đoàn nào trong nước có thể thực hiện được.
Trang web của Hội Bạn Người Cùi (nguoicui.org) có rất nhiều nụ cười. Những nụ cười trên khuôn mặt đã bị méo mó bởi bệnh tật thật tội nghiệp. Có lẽ, trong suốt những năm tháng sống lây lất, tủi nhục tại những ngôi làng xa xôi hẻo lánh, họ không thể ngờ được tiếp xúc với một phái đoàn từ thiện từ Mỹ về giúp đỡ.
Không có phép lạ từ bà tiên, ông bụt giúp cho người cùi khỏi bệnh, trả lại cho họ phần xương thịt bị mất, nhưng giữa đời thường lại có phép lạ đến từ tấm lòng nhân ái. Người cùi được chữa bệnh, nuôi ăn, được xây nhà mới, giúp vốn làm ăn, chăn nuôi, trồng cấy. Con người cùi được cấp tiền ăn học, được huấn nghệ để chuẩn bị vào đời. Những ngôi làng người cùi mang một sinh khí mới, và ngày hội của làng chính là ngày đón tiếp những người bạn phương xa.
Gần 1,500 em học sinh, sinh viên được cấp học bổng hàng năm. Ðã có không biết bao nhiêu kỹ sư, cán sự ra trường, năm bác sĩ đã và sắp tốt nghiệp, hai em tốt nghiệp cao học ở nước ngoài về ngành xã hội học nhờ những đồng tiền nhân nghĩa. Các em sẽ lại quay trở lại quê nhà giúp đỡ những người khốn khó, nhưng điều lớn hơn mà các em nhận được đó là thoát khỏi mặc cảm là con của người cùi, con của những người không có chỗ đứng trong xã hội.

Câu chuyện của Bác Sĩ Mạc Văn Hòa

Có một câu chuyện cảm động về con của một người cùi tại Xóm Nhỏ, Núi Sạn, Nha Trang. Trên trang web nguoicui.org, Bác Sĩ Mạc Văn Hòa kể lại câu chuyện đời mình ngắt quãng qua những tiếng nấc nghẹn ngào bởi cái quá khứ đau thương.
“Tôi xuất thân từ gia đình mà ông nội, bà ngoại và cha đều mang bệnh phong cùi. Tôi là một người con, người cháu của những người mắc bệnh cùi.” Anh bắt đầu câu chuyện như thế, và cái mặc cảm ấy luôn đeo đẳng anh bởi sự ky nghị, khinh bỉ của xã hội. Nhà anh nghèo, nghèo như bao người trong cái xóm nhỏ gần bãi rác dưới chân núi. Cha anh đạp xích lô từ sáng đến khuya mới kiếm đủ tiền nuôi gia đình.
“Khi có trí khôn, tôi cảm nhận được sự khó khăn của gia đình. Tôi nghĩ mình có sức lao động, phải làm gì phụ giúp gia đình, cha mẹ.” Những đứa trẻ 11, 12 tuổi như anh hồi đó (1987) đứa nào cũng có suy nghĩ như thế, và bãi rác dưới chân núi là nơi dung nạp những đứa trẻ nghèo.
Bác Sĩ Hòa kể tiếp: “Chúng tôi đào bới những mảnh chai, cọng sắt vụn... và những gì có thể bán được. Khi đào rác như thế, chúng tôi phải tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều chất độc, vi trùng. Lăn lộn trong bãi rác kiếm tiền ngoài giờ học, đứa nào cũng bị ít nhất một lần bị những vật nhọn, sắc cạnh làm bị thương.”
Một vết thương nơi chân làm anh nhớ mãi đến bây giờ. Do vô tình, cái móc sắt dùng đào rác đâm trúng làm chân chảy máu. Không có tiền đi bệnh viện hay mua thuốc, anh sống trong lo sợ mình sẽ bị uốn ván, nhiễm trùng một thời gian dài cho đến khi vết thương lên da non. Từ đấy anh hiểu rằng những vết thương đó quá nhỏ so với cuộc mưu sinh khắc nghiệt tại bãi rác.
“Có những đứa bạn học chung lớp thỉnh thoảng đi ngang qua chỗ tôi đang bươi rác, tôi phải trốn dưới hầm hoặc hố rác để bạn bè không nhìn thấy. Lúc đó rất tủi thân, và trong hoàn cảnh đó, tôi nghĩ có còn một cách duy nhất để thoát khỏi cuộc sống dưới đáy xã hội là học thật giỏi.”
Thế nhưng không phải muốn học yên là được. Hòa đến lớp với mặc cảm, tự ti vì mình là con người cùi. Mặc cảm ấy càng lớn hơn khi bạn bè chẳng ai dám lại gần.
“Khi tôi bị những vết thương trên tay, trên mặt mà phải bôi thuốc màu xanh, bạn bè cứ nghĩ tôi đã mắc bệnh cùi nên tìm mọi cách xa lánh, thậm chí còn đề nghị cô giáo cho tôi nghỉ để không bị lây bệnh. Tôi tủi thân lắm, có lần xin bố mẹ cho nghỉ học luôn vì không chịu được những ánh mắt khinh bỉ của bạn học. May mắn cho tôi là có một cô giáo tới tận nhà khuyên nhủ vì biết tôi có khả năng học, cô nói hãy ráng vượt qua mặc cảm. Tôi nhớ mãi ơn cô giáo ấy, nếu không có cô, có lẽ tôi đã buông xuôi cuộc đời từ lúc đó.”
Khó có đứa trẻ con người bệnh phong cùi thoát khỏi cái “vòng kim cô” mà cha mẹ chúng phải mang trên đầu. Lớn lên trong mặc cảm, chán nản bởi sự khinh khi của bạn bè, xã hội, chúng lại ngụp lặn trong vũng lầy mà đời cha mẹ chúng đã không thể nào thoát ra được.
Nhưng đã có một phép lạ xảy ra khi Hòa gặp Linh Mục Huy. Anh được linh mục giới thiệu với hội Bạn Người Cùi ở California để được giúp đỡ.
Anh nhớ lại: “Hội Bạn Người Cùi đồng ý giúp tôi toàn bộ học phí từ các lớp trung học cho đến Ðại Học Y Khoa tại Sài Gòn. Tôi thật lòng biết ơn cha Huy và hội. Nếu không có quý vị ân nhân đó, tôi sẽ không bao giờ vươn lên được trong cuộc sống để trở thành bác sĩ như ngày nay. Có thể giờ này tôi vẫn cặm cụi ở bãi rác quê nhà, hay đạp xích lô như bố tôi, hay làm công nhân vệ sinh, quét đường. Ðó là một phép lạ đối với tôi, và đó cũng là ước mong của những đứa trẻ là con, cháu của người phong cùi, muốn được vươn lên từ đáy xã hội để trở thành người hữu dụng. Muốn như thế, ngoài sự cố gắng của bản thân phải có sự giúp đỡ, yêu thương của quý vị ân nhân, những người bạn người cùi.”
Câu chuyện của Bác Sĩ Hòa không phải là câu chuyện cổ tích duy nhất kết thúc có hậu trong thời hiện đại. Rất nhiều lá thư gởi về hội bày tỏ lòng cảm kích, và điều này càng làm cho những người hảo tâm tin tưởng vào việc làm của Hội Bạn Người Cùi.
Nếu có điều kiện, chúng ta có thể theo các anh chị trong Hội Bạn Người Cùi về thăm những người tàn tật này. Ðây là một trong những chuyến công tác thường xuyên của hội. Ðiểm đáng chú ý một cách đặc biệt, theo truyền thống của hội, là tất cả mọi thành viên, thiện nguyện viên tháp tùng phái đoàn đều phải tự túc phương tiện máy bay và di chuyển, nơi ăn, chỗ ở tại Việt Nam. Toàn bộ số tiền quyên góp từ những mạnh thường quân và đồng bào hải ngoại được dành hết cho người tàn tật. Tùy theo thời gian cho phép, những thành viên của hội, cùng với những thiện nguyện viên gồm nhiều giới như nha sĩ, y sĩ, dược sĩ, kỹ sư, nghệ sĩ, sinh viên... lấy ngày nghỉ phép mỗi năm, đi theo phái đoàn về Việt Nam, âm thầm đến thăm viếng, ủy lạo, chữa trị và giúp đỡ từ tinh thần đến vật chất cho những người bị chứng bệnh phong cùi trong những trại nơi sơn lâm cùng cốc, cũng như, những người sống rải rác trong dân chúng. Ði để thấy những nỗ lực của Hội Bạn Người Cùi suốt 14 năm qua thật đáng trân trọng, và đi để cho mình một cơ hội được gần hơn những mảnh đời khốn khó, để thấy rằng cuộc sống mà ta nhận được ngày hôm nay thật đáng yêu, đáng quý như thế nào. (V.Ð.T.)
 
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=80334&z=3
.....Như-Ý

Như Ý P
  • Số bài : 717
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2008
  • Nơi: Sài Gòn
Bệnh Phong Cùi - 26.10.2008 22:46:05
 
Ghi ơn Hội Bạn Người Cùi Việt Nam
Pleiku, ngày 22 tháng 03 năm 2007

Tôi xin thay mặt cho toàn thể anh chị em bệnh nhân phong hết lòng cám ơn HỘI BẠN NGƯỜI CÙI VIỆT NAM  đang hiện diện tại Tustin, CA, USA. Qua Hội chúng tôi xin gởi lời cám ơn đến Quí Aân Nhân, Các Nghệ Sĩ, Ca Sĩ đã hy sinh tất cả vì những người phong ở Việt Nam nói chung và bệnh nhân phong ở Gia Lai – Kon tum nói riêng.
 
Chỉ năm 2006, bản thân tôi đã nhận được số tiền mà Hội giúp xây 8 căn nhà cho 8 gia đình bệnh nhân phong ở Gia Lai, đào cho 10 cái giếng, giúp lương thực cho 164 bệnh nhân phong tàn phế không thể lao động được và 21 bệnh nhân phong mới phát hiện đang uống thuốc, giúp hòm cho bệnh nhân phong qua đời và số tiền để mua nguyên vật liệu làm dép 500 đôi dép cho bệnh nhân phong, tổng số tiền là : 16,500USD và trong 3 tháng của năm 2007, chúng tôi nhận được số tiền : 8,200USD xây một ngôi nhà để làm dép cho bệnh nhân phong và nguyên vật liệu để sản xuất thêm 500 đôi giày nữa cho bệnh nhân phong.
 
Thật cảm động trước số tiền thật lớn đó, chúng tôi chỉ biết nguyện  xin Ơn Trên thay chúng tôi trả công bội hậu cho Quí Vị. Xin Quí Vị tiếp tục yêu thương anh chị em chân thành cám ơn Hội Bạn Người Cùi Việt Nan, Quí ân nhân, các Nghệ Sĩ, Ca Sĩ, những tấm lòng VÀNG đã hy sinh công sức, tiền bạc để giúp đỡ anh chị em bệnh nhân phong tại Việt Nam. Thiết nghĩ, số tiền  trên mà Hội đã gởi cho một mình tôi làm việc giúp một số anh chị em bệnh nhân phong tại Gia Lai, chắc chắn Hội còn giúp rất nhiều những nơi khác trên quê hương Việt Nam thân yêu nàỵ Xin Chúa chúc lành cho công việc của Hội đang chuẩn bị, xin Chúa chúc lành cho tất cả Quí Vị Ân nhân.
 
Kính ái,
Nữ tu M.Anna Ðoàn Thị Thuỳ Trang,
Mẹ Vô Nhiễm, 22 Hùng Vương -
 
http://www.nguoicui.org/hbnc2/thutin/ghi.on.shtml
.....Như-Ý

Như Ý P
  • Số bài : 717
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2008
  • Nơi: Sài Gòn
Bệnh Phong Cùi - 26.10.2008 22:52:05
Phong cùi
 
Bệnh phong, còn gọi là bệnh hủi hay cùi, do vi khuẩn Hansen gây ra. Vì không có bào tử nên vi khuẩn này không lây qua vật chủ trung gian. Khi ở ngoài, nó chỉ tồn tại được 1 đến hai ngày.

Mô tả

Da thịt người mắc bệnh thường phát nhọt, lở loét. Khi nặng hơn vết thương lõm vào da thịt. Lông mày rụng, mắt lộ ra, thanh quản bị lở nên giọng nói khàn.
Tình trạng mất cảm giác xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể do dây thần kinh bị nhiễm trùng. Sau đó các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai bàn tay co quắp. Ở mức độ nặng ngón tay ngón chân rụng dần.

Góc độ xã hội & sự lây nhiễm

Trong xã hội Việt Nam, người bị nhiễm bệnh trước đây thường chịu thành kiến sai lầm, chịu sự hắt hủi, xa lánh thậm chí bị ngược đãi (trôi sông, chôn sống, bỏ vào rừng cho thú dữ ǎn thịt).
Thực ra bệnh chỉ lây khi tiếp xúc lâu dài với các thể phong nặng (phong hở) như phong ác tính, phong đang tiến triển, chảy nước mũi nhiều và có tổn thương lở loét ở da, ở bàn tay, bàn chân.
Các thể phong nhẹ khác như phong bất định, phong củ ít có khả nǎng lây hơn nhiều.
Tỷ lệ lây giữa vợ chồng chỉ là 2-3%. Bệnh không di truyền và có thể chữa khỏi.
Hiện có nhiều loại thuốc điều trị rất có hiệu quả. Trong đó khi dùng thuốc Rifampicine sau 5 ngày sẽ hạn chế khả năng lây lan của vi khuẩn tới 99,9%.

 Cơ sở chữa bệnh phong ở Việt Nam

Việt Nam có các trại phong ở Quỳnh Lập, Vǎn Môn, Sóc Sơn (Hà Nội), Phú Bình, Sơn La, Quy Hòa, Bến Sắn, Đắc Nông (chỗ này thực chất không phải là một trại phong chính thức (được tổ chức qui củ, cụ thể và có kèm theo bệnh viện, trạm xá, nhân viên y tế). Đây là một làng, nằm ở trong rừng, có cư dân là những bệnh nhân phong sống với nhau. Hiện nay có vài tu sĩ Công Giáo đang cùng họ chiến đấu với bệnh phong ở đây).
 
http://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_c%C3%B9i
.....Như-Ý