Trích đoạn: LaChanh
@ Anh Chân Phương: Lá cám ơn anh đã chọn tên cho tấm hình của Lá, hổng phải Lá hiểu lầm gì, mà vì khi đọc, Lá thắc mắc, Lá muốn anh giải thích vì rút kinh nghiệm lúc đầu anh mới vào diễn đàn...Lá đã hiểu lầm anh mà Lá không chịu hỏi (tại Lá hơi bị chậm tiêu, mong anh thông cảm cho Lá)
Bây giờ Lá hỏi nữa nè! Vì anh biết đặc tính của chim vào tiết xuân, thì anh đặt Lòng Mẹ đúng rồi, nhưng nhỡ...có nhiều người hổng biết như Lá thì sao? ví dụ Lá đi thi...gặp giám khảo hổng biết về chim...Lá đặt tên "Lòng Mẹ"...Lá có bị loại từ đầu không?
Lá chỉ thắc mắc thui anh CP vì chắc chắn một điều Lá giữ tên anh đặt cho tấm hình. Lá cám ơn anh CP
Lá,
Nhiếp ảnh và graphic designing là hai lãnh vực tuy rất gần gũi nhưng hoàn toàn khác nhau từ phương tiện cho đến cứu cánh. Ngôn ngữ nhiếp ảnh cũng có kỹ thuật nhân cách hóa, hình tượng hóa, nhấn mạnh,… như các bộ môn nghệ thuật khác.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt của nhiếp ảnh là vì tính hiện thực khi hình ảnh được ghi nhận, do đó KHÔNG NHẤT THIẾT các tác phẩm nhiếp ảnh phải phản ánh tâm trạng tại chỗ của photographers.
Cái khó của photographers là chúng ta không thể gán ghép tâm trạng của mình vào ý nghĩa hình ảnh chụp được. Phó nhòm không có phương tiện xa xỉ này như các lãnh vực khác của nghệ thuật.
Lấy ví dụ như ảnh của Lá, nếu tựa là “Cô Đơn”, thì họa sĩ tác giả bằng vài nét cọ sẽ trình bày cho người xem một cánh chim vô định trong buổi hoàng hôn.
Với tư thế chuẩn bị chúi xuống mặt nước bắt cá như trong ảnh mà Lá đã chụp được, tựa của ảnh không thể dẫn dắt “độc giả” đi ra ngoài “hành động” của “chủ đề”.
Ngắm tranh ảnh tượng hay đọc một áng văn chương, không phải ai cũng nắm bắt được ngay cái “hồn” hoặc chủ đề/nội dung chính của tác phẩm mà mình đang thưởng thức như nhau; kể cả những người may mắn nằm trong ban giám khảo của một cuộc thi!
Vì thế, để hiểu được chân giá trị của một sáng tác nào đó, chúng ta cần “đọc” được những gì trình bày trong tác phẩm.
Khác với các nghệ thuật khác, nhiếp ảnh là nghệ thuật ghi nhận hình ảnh chân phương nhất trong những khoảng khắc nhất định của thiên nhiên, của đời sống hằng ngày.
Ảnh của Lá đã trình bày đầy đủ các yếu tố thời gian (hoàng hôn rơi xuống chân trời xa), không gian, và hình ảnh rất “động” của chủ đề (cánh chim hải âu đang chuẩn bị chúi xuống bắt cá)…
Các chi tiết này đập ngay vào mắt người xem bình thường nhất!
Do đó, đặt tên đúng cho một tác phẩm nhiếp ảnh chỉ là việc giữ cho người xem không bị “lạc hướng” khi xem ảnh của mình!
Ngược lại, với một cái tên bị đặt sai mà bẻ hẳn hướng suy nghĩ của người xem thì rõ ràng là việc tai hại không tha thứ được.
CP nói rằng, nó làm giảm giá trị của ảnh đến 99.99999% … vì lý do đó!
Với các giám khảo, hiểu biết vạn vật sẽ chỉ giúp họ cảm nhận sâu và mau hơn khi nhận định.
Tuy nhiên, một cách tổng quát, với giám khảo có trách nhiệm và kinh nghiệm, họ đều biết trang bị cho mình những kỹ thuật để “đọc” và“moi” ra đầy đủ ưu cũng như nhược điểm của mỗi tấm ảnh họ đang chấm. Đó cũng là lý do khiến họ được tin tưởng và giao cho việc cầm cân nảy mực, ngoài việc chụp được vài tác phẩm có ý nghĩa nào đó!
Thân mến,