Trích đoạn:
Chào Lá,
Lâu ngày trở lại, nhìn thấy rất nhiều hình ảnh Lá chụp đến là ngẩn ngơ... Vì không ngờ Lá đã tiến được những bước rất xa![sm=wow.gif]
Chỉ ra những cái hay trong các ảnh của Lá, CP nghĩ rằng sẽ thừa thãi... vì biết Lá rất trân trọng công sức của chính mình, và luôn tìm cách làm cho hình ảnh được đẹp hơn.
CP thích "Sương Thu" hơn hai ảnh sau, "Lá Vàng" và "Suối".
Lý do của sự yêu thích đó vì, "Sương Thu" là một tấm ảnh mang đến "sự sống". Có lần CP từng viết, ảnh phong cảnh cũng như các thể loại khác đều cần có cái "hồn" của ảnh. Mà, người cầm máy có nhiệm vụ nắm bắt được cái "hồn" đó giữ lại cho ảnh của mình.
Điều làm cho "Sương Thu" giữ được cái "hồn" của ảnh là, khi làm sharpening ảnh "Sương Thu", Lá đã nhẹ tay khiến cho ba chi tiết sau đây giữ được sức "sống" trong ảnh của mình:
1/ Các tia loé sáng trên bầu trời (không phải các tia nổi trên nền tối của vách núi) còn mềm mại.
2/ Các làn sương trên mặt nước (hoặc đầm lầy) vẫn bốc lên mờ ảo.
2/ Quan trọng nhất, các gợn nước trên mặt hồ vẫn còn được nhìn thấy thành gợn, lăn tăn theo viền bóng núi... ngoài xa.
Lấy tên của thread là "Góc Nhìn", CP mong rằng mỗi hình ảnh của Lá ngày càng trình bày được cái nhìn của mình càng sắc sảo trước thiên nhiên.
Thông thường các tác giả khi chụp hình ảnh phong cảnh rất cần độ nét sâu (thick DoF). Nhưng điều đó không có nghĩa là ảnh cần phải thật sắc nét. Đôi khi, việc làm sắc nét (sharpening) hình ảnh sẽ làm cho cảnh vật bị đông cứng lại một cách thất thường.
Ảnh phong cảnh cần vùng ảnh rõ từ trước ra sau. Nhưng ngược lại, mỗi chiếc lá vàng lay nhẹ hoặc dòng nước chảy mềm mại của con suối Thu đều là yếu tố sống còn quý giá cho hình ảnh của chúng ta. Chúng phả "sức sống" cho ảnh phong cảnh. Các yếu tố này không nên bị treo cổ chết tức tưởi bằng các nét sắc đanh của ống kính tốt hoặc các "biện pháp nâng cao" của P/S, nếu chúng ta biết quý công sức đi và đến chụp được cảnh đẹp.
Vài lời lẩm cẩm của CP. Mong Lá không phiền lòng...
À, cho CP hỏi thăm Cù Lần và cháu bé. Cảm ơn Lá!