Trích đoạn: Lá Chanh
@ Anh Chân Phương: Lá muốn hét lên vì mừng khi thấy tên anh, chắc anh không nghĩ Lá vui chừng nào đâu, những lời nhận xét của anh, Lá luôn luôn trân trọng, nên nhiều lúc rảnh, Lá vào đọc lại những gì anh đã viết trước đây, Lá học được rất nhiều, lúc anh viết về những cái hay, cái dở của hình ảnh, lúc đó trình độ của Lá kém quá, nên biết thì biết vậy, nhưng càng về sau Lá càng hiểu nhiều hơn, dĩ nhiên Lá càng quí anh nhiều nhiều lắm, Lá cứ ước sao anh CP trở lại diễn đàn cho Lá còn chạy theo anh học hỏi. Anh thấy hình ảnh của Lá có điểm làm sai, anh chỉ cho Lá ngheng anh CP, Lá cần và rất cần những lời nhận xét của anh. Lá cám ơn anh rất nhiều và cám ơn anh đã gửi lời thăm Cù Lần, CL thấy anh trở lại cười ha hả anh ạ.
Anh CP, tại sao suối người ta thích chụp tốc độ chậm để mềm mại như sương, trong khi Lá thấy suối chảy qua những ghềnh đá mạnh mẽ, Lá yêu cái sức sống mạnh mẽ của con suối, Lá không hiểu nổi suối như sương tạo lên cái đẹp như thế nào? Lá ngắm nhìn hoài hình ảnh đó, nhưng Lá chưa nhìn ra nổihay là nó hay ở cái kỹ thuật chụp?
Lá rất mong anh được vui khoẻ.
Rất cảm ơn tình cảm quý báu của Lá và Cù Lần dành cho CP. Cũng vui vì Lá không phiền lòng với những điều mộc mạc đơn sơ mà CP đã gõ.
Đã có lần lâu rồi, Lá từng hỏi cách diễn tả cái mạnh mẽ, sự hung bạo của dòng suối đang chảy. CP thấy cần phá vỡ một ngộ nhận sau đây, trước khi trả lời câu hỏi này của Lá:
1/ Với tốc độ chậm, người ta có thể ghi lại hình ảnh dòng suối, sông, sóng biển... trở thành mềm mại và uyển chuyển như muốn diễn tả. Nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là tốc độ chậm không thể diễn tả những gì mạnh mẽ và có "sức sống" như Lá hiểu lầm.
2/ Ngược lại trong nhiếp ảnh, tốc độ thật nhanh có thể bắt đứng mọi sinh hoạt. Thí dụ, với tốc độ lớn hơn 1/2000th người ta có thể bắt cứng được các phi cơ phản lực trong các airshows hoặc nhịp vỗ của cánh ong. Nhưng các hình ảnh đó chỉ có giá trị làm tư liệu. Chúng không diễn tả được cái gì có ý nghĩa. Những hình ảnh "bắt đứng" như thế, còn tạo cho người xem cảm giác không thật vì có vẻ "siêu thực":
Lá nghĩ gì nếu nhìn thấy hình ảnh chiếc máy bay trực thăng giữa trời với các cánh trên đầu và đuôi rõ nét đến độ, như đang được treo lơ lửng giữa trời? Những tấm ảnh thật rõ nét chỉ là "ảnh chết" mà thôi!
Sức mạnh của thiên nhiên và của sản phẩm do con người làm ra, qua ống kính máy ảnh đều cần tốc độ chậm nào đó để có thể diễn tả được. Đây là điều tối quan trọng trong nhiếp ảnh, đó Lá à!
Giả sử trong khung ảnh của Lá đang chụp, có được vài cây to mà cành lá đang ngã rạp về một phía vì sức gió của cánh máy bay trực thăng. Tốc độ dưới 1/125th sẽ lấy được không chỉ vệt nhoè của các cánh trên đầu và đuôi của máy bay trực thăng trong khung ảnh. Tốc độ chậm đó còn cho người xem nhìn thấy các cành lá đang run rẩy trước sức mạnh cơ khí.
Lá nghĩ rằng cảnh này chụp với tốc độ 1/2000th và 1/125th, ảnh nào "chết", và ảnh nào sống?
Trong những cuộc đua xe, chúng ta cũng dùng tốc độ chậm từ 1/30th đến 1/160th để panning tạo thành các vệt nhoè, chẳng phải là để diễn tả môn thể thao mạnh bạo hay sao?
Trở lại với câu hỏi của Lá về nước suối, thác, sông, biển... Với tốc độ vài giây đồng hồ, Lá vẫn hoàn toàn có khả năng diễn tả được sức mạnh của dòng nước nếu mình biết cách. Khả năng cầm máy của Lá hôm nay, khi đọc đến đây, CP tin chắc Lá đã nắm và hiểu được vấn đề. Thí dụ, các yếu tố sau đây làm gợi ý cho hình ảnh con thác đang gầm rú được chụp với tốc độ khoảng 2 cho đến 8 giây đồng hồ:
1/ Trong cảnh có được các dốc (bên trên thác nước) với các ghềnh đá khiến nước bắn tung lên. Các tia nước bắn tung lên, dù bị nhòa vì tốc độ chậm, vẫn có thể cho chúng ta một góc độ mà từ đó nhìn thấy được sức bắn cao và xa của giòng nước chảy xiết.
2/ Lẫn trong dòng nước trắng của suối chảy, là những tảng đá tạo thành dòng nước xoáy sâu có tones màu xẫm hơn cũng diễn tả được vận tốc của dòng nước kèm theo năng lượng lớn.
3/ Nếu Lá đã từng sharpened các tảng đá hai bên và trên dòng suối để làm cho nước suối "có vẻ" mạnh hơn, thì đây là một ngộ nhận đầy đáng tiếc:
Điều này chỉ nên làm khi trên các tảng đá đó có dấu tích ăn mòn khuyết một cách rõ rệt. Trường hợp này chúng ta chỉ thấy được nơi các ghềnh đá ngoài biển hoặc các sông chảy qua vùng núi đá mềm. Thí dụ như chân của Grand Cayon. Ngoài các trường hợp vừa kể ra, các tảng đá bị mòn nhẵn vì nước suối và thác ẩn hiện dưới làn nước mỏng là chứng tích sống động của sức mạnh do nước tạo nên.
CP từng viết rằng, máy ảnh và ống kính (kể cả đèn flash và các dụng cụ khác nữa), chỉ là phương tiện của photographers. Hiểu chúng tường tận và dùng chúng ra sao mới là điều quan trọng.
Nay gõ cho Lá, CP muốn nâng cao hơn một bậc khác:
Các kỹ thuật (kể cả taking pictures và post-processing) cũng chỉ là phương tiện của chúng ta. Nếu chỉ biết cách thực hiện các kỹ thuật này, dù hoàn hảo cách mấy, vẫn chưa đủ. Chúng ta cần hiểu chúng tường tận, dùng chúng đúng lúc và đúng mục đích... thì mới đạt được mục đích mong muốn.
Có chiêu này, thấy Lá & Cù Lần chưa dùng đến, CP đem ra mách nè:
Ít người để ý đến việc dùng function comment trong máy ảnh của mình để claim copyright ngay hoặc trước khi bấm máy. Trong máy ảnh DSLRs của chúng ta, Canons, Nikons, Pentaxes,... có một function cho phép chúng ta ghi comments mỗi khi chụp hình. Hãy ghi tên mình vào đó với ký hiệu (C) đầu tiên. Thí dụ trong máy của mình, CP để là (C)ChânPhương2010 cho những hình chụp trong năm nay.
Bằng cách đó, comments về copyright sẽ không bị người khác modified đi mất. Và, chỉ cần làm như vậy một lần (hoặc mỗi năm một lần) mà thôi. Lá sẽ không cần phải mỗi lần chụp hình xong về lại load lên máy computer rồi bỏ input vào cho thêm mệt. Hơn nữa, dù có bỏ input vào P/S, các input này vẫn có thể bị người khác thay đổi được. Making comment copyright bằng chính máy hình mình chụp sẽ là original embedded information và không thay đổi được.
Photoshop và LR không đọc được comment copyright này của Lá. Lá chỉ đọc được trong máy ảnh của mình và các software chuyên dùng cho Exif, thí dụ như Opanda.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.10.2010 12:38:09 bởi Chân Phương >