Bảo Yến Và Ca Khúc Hương Thầm
Văn An 29.10.2008 06:33:52 (permalink)
                                                  Bảo Yến và ca khúc Hương Thầm                          
Vào đầu thập niên 80, từ trong nước, giọng hát Bảo Yến cất lên  làm  ngỡ ngàng nhiều thính giả hải ngoại. Đấy là làn hơi đặc biệt . Nó tuyệt không chịu ảnh  hưởng của bất cứ đàn chị trong nghề nào. Mà những giọng hát thuộc thế hệ sau, ngay cho  dù khóai muốn…chớt, cũng khó có thể “nhai lại”  thứ âm hưởng độc nhất vô nhị trong làn hơi Bảo Yến.             
Điều  này  bất thường chắc rồi.                                   
 Bởi nói đến đặc biệt,  có  giọng hát thành danh   nào trong làng ca hát không đặc biệt? Hoặc là nhờ may mắn “dắt túi” được một làn hơi không-giống-ai bẩm sinh, hoặc là nhờ biết uốn nắn, gò gẫm cho  giọng hát  cóc giống con giáp nào,  những cái tên Thanh Thúy, Thái Thanh, Khánh Ly, Hòang Oanh, Thanh Tuyền.... từng nổi đình nổi đám một thời.
 Thế nhưng… sở hữu được chất giọng độc đáo  là một chuyện. Còn có "cầu chứng độc quyền” được nó ở trong tim của người nghe hay không lại là chuyện khác hẳn.
Chả thế  mà hơn ba chục  năm  trước,  cô ca sỉ Lan Ngọc dễ dàng… ẵm đẹp cái chất giọng nửa  ma túy nửa lè nhè như chè thiu  vốn tưởng đâu mãi mãi thuộc độc quyền thống lĩnh của đàn chị Khánh Ly. 
Mấy mươi niên sau, đến luợt cậu  cháu tá hơm   Trường Vũ cũng nhẫn tâm cầm-lộn giọng hát  "xe lửa chạy trên đèo Rù Rì" của Chế Linh, cháu 72 đời của Chế Củ nhưng không có họ  hàng làng nước gì với chế độ, cái một.                                                                                           
 Và tuy cả đàn chị Lan Ngọc lẫn ca sĩ Trường Vũ, nếu nói đùa môt tí, cùng  đạo hơi chứ không phải đạo văn,  thế nhưng kết qủa họ thu lượm được trong … quá trình lao động hát hò rõ ràng lại khác nhau xa lắm.
Trong khi nữ ca sĩ khả ái Lan Ngọc chịu không cho “de” nổi đàn chị  Khánh Ly, thì cậu cháu Truờng Vũ  lại sút ông chú  Chế Linh ra rìa nhanh mạnh.
L‎‎y do chẳng có gì khó hiểu cả.                                                                         Hơn 3  chục  năm trước,  nữ ca sĩ Lan Ngọc chả là còn  trẻ mà Khánh Ly cũng đâu gìa? Cho nên khi “nhai lại” làn hơi  Khánh Ly, tức là Lan Ngọc  đã  quảng cáo không công hộ cho  đàn chị Khánh Ly đấy .
Trường hợp Trường Vũ lại khác. Vào thập niên 70, vào cái thời mà Chế Linh còn… hát ra lửa mửa ra khói ở sáu tỉnh Nam kỳ,  đừng nói chỉ một  Trường Vũ   mà ngay dù  có mười  Trường Vũ nếu muốn cầm nhầm làn hơi của  Chế Linh đi chăng nữa, thần tượng  Chế linh của cả nước lục tỉnh, bí danh lính chê, bảo đảm cũng chả  rụng mất cọng lông chân nào. Nhưng mấy chục niên sau , lúc  chú Chế Linh đã ăn “thôi nôi” lục tuần , và lúc  những thính gỉa lậm gịong ca Chê Linh lớp thì mặc sơ mi gỗ, lớp thì bị cái nợ cơm áo nó  quần cho mờ người nên đâu còn thì giờ cũng như tâm trí nghĩ đến chuyện hát hò phù phiếm, cháu  Trường Vũ  khi ấy bèn tà tà nhảy ra để lấy-của-người-làm-của-mình nên hỏi sao cháu không lấy ăn?
Nói như vậy nghe hơi dài dòng thực, nhưng không nói dài, làm sao nhấn mạnh được điều sau đây. Là  nghề  nghiệp nào không biết,  chứ  trong nghề ca hát, nếu ta bảo một làn hơi đẹp lạ là chưa đủ.  Lạ đã đành tốt lắm!  Nhừng lạ cấp độ nào  mới là vấn đề.  Lạ mà vẫn để cho thiên hạ bắt-chước líp, đạo-hơi loạn , thì cái lạ ấy kể như vẫn chưa được lạ mấy! Phải lạ kiểu một mình một chợ, hay nói theo ngôn ngữ kiếm hiệp, lạ " độc cô nhất hơi" như giọng hát lạ lẫm của cô Bảo Yến,  cái lạ  ấy mới kể như đáng nghe đáng bàn.
Và bàn rằng  tại sao làn hơi trầm đục, đơn đớt của Bảo Yến lại khó … sao y nguyên bổn thế nhì?    
Câu trả lời chỉ dễ tìm nếu ta  biết Bảo Yến sinh quán ở Quảng Trị nhừng  năm 7 tuổi  lại theo gia đình vào  Cần Thơ sống.
Gịong hát của cô là kết qủa của cuộc phối-âm thông minh, ngoạn mục giữa hai miền Quảng-Cần. Chỉ cần một tí thiếu chắt lọc,  cái vị chua và hơn thế chua muốn … hét  của trái xòai tượng Nam bộ dễ gì   được hương mắm biển Quăng Trị biết thành ngọt rừ khi chấm vào , khiến cho các “thực khách âm nhạc” ăn  giọng hát Bảo Yến hòai mà không biết chán như thế nhỉ ?       
Năm 81, Bảo Yến thành danh ngay  sau  vài lần góp giọng  tại tụ điểm Ca Nhạc Quận Mười.    Phải nói  cô gặp may. Cái tên của tụ điểm tuy bùn lầy nước đọng,  nhưng lại có ca sĩ Nhật Trường đứng hát sau vài năm xa sân khấu.  Khán gỉa kéo đến xem đông như nêm. Họ đến để nhìn nghe Nhật Trường hát một phần. Phần khác họ cũng muốn nhờ "anh-ét" Nhật Trường lái hộ chuyến xe hồi tưởng đưa họ quay về cái bến bờ nhạc vàng vừa xa nhưng rất nhớ.
Giữa lớp khói hòai niệm nao lòng ấy,  Bảo Yến nối gót Nhật Trường bước ra sàn diễn.  Bằng nhân dáng thanh cảnh, u uẩn, bằng làn hơi nặng dẻo đầy hấp lực, bằng cách nhả chữ tinh tế,  cộng thêm  vài con chữ  phát âm ngọng nghịu nhưng dễ cảm, Bảo Yến lập tức chinh phục  khán giả ngay với ca khúc Hương Thầm của nhạc sĩ Vũ Hoàng :
Khung cửa sổ hai nhà cuối phố. Chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ. 
Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp. Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.
Dấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay. Cô bé ngập ngừng sang nhà hàng xóm.
Bên ấy có người ngày mai ra trận. Bên ấy có ngừội ngày mai đi xa....
 Thập niên 80, chiến tranh đã tàn. Thế nhưng những  người nghe câu hát đuợc láy phả đến nơi đến chốn qua  làn hơi đắc địa Bảo Yến vẫn thấy cay mắt. Năm ấy cả triệu thuyền nhân đi xa. Và vượt biển  trên những chiếc thuyền con vô định mong manh, còn gì không là lần đi xa nhất của mỗi người, của mỗi đời người trong số họ?
                                                                                    Văn An                                                                       
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9