Cuộc sống muôn mầu
Thay đổi trang: << < 313233 > >> | Trang 32 của 36 trang, bài viết từ 466 đến 480 trên tổng số 536 bài trong đề mục
Kinhlao 07.08.2013 23:22:54 (permalink)
mayngan


@ Cám ơn Kinh lao ,đấy là nguời thuộc dân tộc gì vậy?

@-mayngan: Thưa bác! Họ là người Nùng bác ạ.
 
Em xin phép góp vào một bức nữa.
 
#- Lòng mẹ
mayngan 12.08.2013 08:57:51 (permalink)
@Kinh Lao:Nhìn cảnh này thấy giống 2 bà cháu hỉ .Cám ơn nhé
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.08.2013 09:00:31 bởi mayngan >
mayngan 12.08.2013 09:56:30 (permalink)
Duới chân đèo Cả vào mùa hạ có lọai cây đổ lá đỏ vàng giống như đang vào mùa thu
mà loại cây này chỉ thấy ở vùng này không thấy ở tỉnh khác
 

 
Một bà lão đang mò cua bắt ốc trong vạt rừng đuớc,chắc nuôi đến đời cháu...
 

 
Chiếc thuyền này chắc của bà ấy

 
Một đồng sen chứ không phải ao sen

 
Chiến tranh đã đi qua gần 2 thế hệ nhưng những gì còn sót lại của bom đạn
đã đuợc nguời dân tạo thành những chiếc thuyền bằng vỏ bom,bền cực kỳ
Âu cũng là quy luật của cuộc sống
 

 
Ở dòng suối này có một lọai ốc suối đá rất thơm ngon với cách chế biến của nguời dân Tuy Hòa,nếu ai có đi qua nhớ thuởng thức vì ốc ở đây giòn,mềm và rất ngọt có lẽ vùng suối này có một lọai chất dinh duỡng nào đó làm tăng thêm huơng vị tuyệt vời của ốc bưou Suối Đá
 
 
 
thichdoxin 18.08.2013 02:54:22 (permalink)
Mây ngàn có cuộc sống lang thang đó đây, vào tận những thôn làng xa xôi... thú vị nhỉ? Xem hình của bạn và bạn Kinh lao thấy lòng bồi hồi xôn xao khó tả!
mayngan 20.08.2013 12:44:04 (permalink)
thichdoxin


Mây ngàn có cuộc sống lang thang đó đây, vào tận những thôn làng xa xôi... thú vị nhỉ? Xem hình của bạn và bạn Kinh lao thấy lòng bồi hồi xôn xao khó tả!

@Thichdoxin: Hi...Đúng rồi! đi cho biết đó biết đây.Quẩn quanh ở nhà biết ngày nào vui..
Còn đây là món ốc Suối Đá đã được chế biến với sả,ớt..ngon tuyệt

 
Mua thêm để dành nhưng sợ ăn nhiều quá Tào Tháo rượt nên trên đường thiên lý mời một cô bé bán hang lưu niệm ở Ghềnh đá đĩa Phú Yên ăn phụ ...Ôi cô bé ăn khí thế luôn..Hi...

 
Những cảnh ven đường đã đi vào ký ức

 

 
Mười năm trước không thể ngờ đi gom ve chai,lông vịt lại chuyên chở bằng giấc mơ Dream...một thời là chiếc xe mơ ước của cả xã hội
 

 
Dưa gang, dưa bở trồng trong vườn nhà rồi mang ra quốc lộ bán khỏi phải đóng thuế trung gian...Nằm trên võng mơ mộng và chờ khách

 

 
Nhìn tấm hình này thấy cảm phục cho sự hy sinh vất vả của người phụ nữ VN.Tất cả vì chồng con thân yêu...Dưỡng sức chợp mắt một chút rồi lại lên đường

 
Chuối trên ngàn mang về và cô ấy nở nụ cười tươi với mayngan

 
Năm xưa có vị nào đã từng tắm sông chưa nhỉ

 
Và đã từng đá banh...

 
Đường quốc lộ xe chạy vù vù...nhưng phải biết tránh vì bò không biết tránh.Điều này cũng nói lên sự điêu luyện tay nghề của cánh tài xế đường dài

 
Nhân ngày Vu Lan nhớ về Mẹ
Tất cả vì đàn con cháu thân yêu,quên cả thân già
TRÁI TIM CỦA MẸ

Bao năm tháng trái tim Mẹ vẫn nở
Đóa đại từ nguyên vẹn một làn hương
Lòng khoan dung cuồn cuộn chẩy vô bờ
Con khôn lớn trong vòng tay độ lượng
Bao năm tháng trái tim Mẹ vẫn thế
Từng nhịp đập bồi hồi theo bước con
Tình của Mẹ như suối nguồn bất tận
Vạn đóa hồng kính dâng Mẹ mến thương
mayngan
 

 
 
 
 


Kinhlao 22.08.2013 21:17:02 (permalink)
Nhân em nhìn thấy cái biển "Đèo Bánh Ít", mạn phép bác cho em post vài bức Tháp Bánh Ít ở Bình Định.
 
 
 
 
Và cả con đường trâu bò tung tăng như trên đồng cỏ.
 
mayngan 13.10.2013 23:47:51 (permalink)
Vô cùng thương tiếc vị danh tướng VÕ NGUYÊN GIÁP
Vị tướng lẫy lừng đất nước tôi 
Uy danh vang động bốn phương trời
Điện Biên hiển hách lưu thiên cổ
Đại thắng mùa xuân hậu thế soi 
Tổ quốc ghi công bậc trí dũng 
Lạc hồng tưởng niệm đấng anh tài
Non sông bia tạc đời nhân nghĩa
Triệu trái tim đau suối lệ rơi.
mayngan
(Ảnh gia đình)
Hà Nội một thời chinh chiến 1945
Cuộc sống rồi sẽ hồi sinh sau chiến tranh

<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.10.2013 19:54:51 bởi mayngan >
mayngan 15.10.2013 19:51:20 (permalink)
Vinh danh đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP

Triệu trái tim đau vạn nỗi lòng
Anh linh đại tướng nhập non sông
Hồn thiêng dân tộc dang tay đón
Tiên tổ Lạc Hồng dõi mắt trông
Văn võ song toàn vang bốn bể
Chiến công lừng lẫy động trời Nam
Nghĩa nhân đức độ xưa nay hiếm
Tổ quốc vinh danh đại quốc công

mayngan
Nhớ năm xưa cả nước đã hừng hực khí thế theo bài hát
 
Đoàn Vệ quốc quân, tên ban đầu là Đoàn Giải phóng quân, là bài hát do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác năm 1945, một trong những bài hát nổi tiếng nhất của ông.
Bài hát được sáng tác vào năm mà Việt Nam vừa giành được độc lập sau gần một thế kỷ là thuộc địa của Pháp, và là khi cả nước đang rừng rực không khí quyết bảo vệ nền độc lập non trẻ trước nguy cơ Pháp tái chiếm. Trong hoàn cảnh đó, "Đoàn giải phóng quân" ra đời như là lời thề của thế hệ thanh niên lên đường ra trận: Ra đi ra đi bảo tồn sông núi. Ra đi ra đi thà chết không lui…. Bài hát được phổ biến đầu tiên ở Đà Nẵng....
Đoàn Vệ quốc quân[1] một lần ra điToàn thắng vinh quang ghi ngày trở về[2]Ra đi ra đi bảo tồn sông núiRa đi ra đi thà chết chớ luiCờ bay phất phới ngời màu Lạc HồngKèn reo vang tiếng gọi dòng Lạc HồngCùng Vệ quốc quânRa đi ra đi theo hồn sông núiThù bao năm xưa có bao giờ nguôiDưới cờ oai nghiêm sao vàng bayĐoàn quân Việt Nam có hayNgày xưa biết bao vị hùng anhQuyết vì non sông ra tay bao lầnNgày nay đoàn quân ta gắng làm saoGiành quyền tự do hạnh phúc cho dânĐoàn Vệ quốc quân một lần ra điDù có gian nguy nhưng lòng không nềRa đi ra đi bảo tồn sông núiRa đi ra đi thà chết chớ lui

Bài hát lan rộng ra nhiều tỉnh thành và nhiều người muốn có lời bài hát. Vì vậy, năm 1946, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đem bài hát ra Huế để tìm nơi xuất bản nhằm phổ biến rộng rãi cho công chúng. Ông Tăng Duyệt, chủ tiệm sách Tân Hoa ở đường Gia Long, nhận in 2000 bản. Nhạc sĩ được hưởng số tiền tác quyền là 800 đồng. Theo lời kể của nhạc sĩ, ông mua cây đàn ghi-ta cũ của Bảo Đại (được một chính khách ngoại quốc tặng) chỉ hết có 80 đồng, 720 đồng còn lại đủ cho ông ăn cơm "bình dân" trong 5 năm; đây là khoản tiền tác quyền kỷ lục mà ông nhận được trong suốt đời sáng tác của mình
... ( nguồn Wikimedia Foundation, Inc.)
Sau đây là hình ảnh quân giải phóng về giải phóng thủ đô
(Ảnh gia đình năm 1945 )

<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.10.2013 19:57:47 bởi mayngan >
mayngan 03.05.2014 17:52:40 (permalink)
Chùa Cầu Hội An

Chùa ông Bổn




Chuyện ít người biết...
Ông bí thư cứu hai di sản văn hóa thế giới
Đòi đập chùa Ông Bổn
Người Hội An có câu “Thượng chùa Cầu, hạ Ông Bổn” nhằm diễn tả sự gắn kết không thể tách rời của hai di tích này. Chùa Ông Bổn là hội quán bang Triều Châu của người Hoa. Năm 1979, Trung Quốc xua quân xâm phạm biên giới nước ta. Quần chúng thị xã Hội An mít-tinh và đưa ra chương trình cùng cả nước đánh thắng quân bành trướng Bắc Kinh. Phụ nữ Hội An ký tên đòi đập phá tượng Mã Viện (tượng này được dựng trong chùa Ông Bổn. Mã Viện là người đưa quân xâm lược nước ta mở đầu cho 500 năm nô lệ phương Bắc - PV) và đóng cửa ngôi chùa này. Vì đây là tổ tiên của quân bành trướng Bắc Kinh. Mã Viện lại là người có tội lớn với dân tộc ta nên không có lý do gì phải thờ ở Hội An.
“Đơn đập phá chùa, tượng Mã Viện được hàng ngàn hội viên phụ nữ đồng thuận. Phụ nữ Hội An đồng loạt ký tên và mang đến Văn phòng Thị ủy Hội An” - ông Hà Phước Mai nhớ lại...
Một lần nữa phố cổ lại đứng trước nguy cơ bị phá. Buổi sáng Thị ủy Hội An gửi công văn cho ông Bí thư Hồ Nghinh, chiều đã thấy ông có mặt. Đứng trước hàng ngàn người, ông Nghinh khuyên ngăn: “Đình, chùa là chốn tâm linh, nhân dân đã tự tay xây dựng để chiêm bái hằng năm. Hơn nữa đây là hội quán của bà con người Hoa. Trung Quốc đang làm điều phi nghĩa, mang quân xâm lược nước ta, hơn lúc nào hết ta phải tranh thủ bà con người Hoa đứng về phía chính nghĩa của ta. Chùa Ông Bổn không chỉ thờ Mã Viện mà còn là nơi thờ các phúc thần khác. Theo tôi, ta vận động bà con cất bài vị Mã Viện đi thôi. Sau đó thì hàng ngàn người dân Hội An đã trấn tĩnh lại và không còn quyết tâm phá bằng được ngôi chùa này”.
Chính nhờ sự can thiệp kịp thời ấy mà Hội An còn giữ được đến tận ngày nay. Lời tiên đoán của ông Hồ Nghinh về việc Hội An sẽ tấp nập đón du khách và “hái” tiền cho tỉnh Quảng Nam cũng trở thành sự thật. Sự minh triết của ông Hồ Nghinh đã cứu nguy cho Hội An đến hai lần.
......
Theo Lê Phi PLXH
 
May quá ...Vì vậy giờ này mayngan mới được chiêm ngưỡng các di sản văn hoá của tiền nhân..ngàn  lần xin cám ơn...





 
Ct.Ly 03.05.2014 18:03:04 (permalink)
mayngan 03.05.2014 18:12:27 (permalink)
Sông nước Cẩm Thanh Hội An

Cầu Rồng Đà Nẵng

Cầu quay sông Hàn

Ga Đà Nẵng còn một đầu máy xưa

Đường đến khu di sản văn hoá thanh địa Mỹ Sơn


Các mầm sống vẫn hồi sinh trên đống đổ nát hoang tàn


Dân phượt du lịch trên cầu Vĩnh Phước

Cầu Trần thị Lý mới hoàn thành


Biển Mỹ Khê

Chị bán vé số này từ Đà Nẵng xin tấm hình gửi về cho con với mong ước...

 
mayngan 03.05.2014 18:24:26 (permalink)
 
Ct.Ly


Chào Mây Ngàn

Lâu lâu vào ngắm hình ảnh ở phòng nhiếp ảnh, thấy rấ thích

Mây Ngàn cho CtLy hỏi đồng sen và ao sen khác nhau chỗ nào vậy Mây Ngàn

còn cảnh chùa này, mìh vào phải trảtiền mới vào được phải không Mây Ngàn, CtLy cóvào trong này khi đi viếng Hội An, ở đây thật yên tĩnh, CtLy rất thích Hội An

Là nhó nhòm nên Mây Ngàn đi nhiều nơi quá há? Còn đem vào đây chia xẻ cho mọ người nhìn thây quê hương của mình,

Cảm ơn Mây Ngàn nhiều 


Chào Ct.Ly
Lâu lắm mayngan mới lại vào thư quán giới thiệu cho bè bạn năm châu những cảnh đẹp quê hương nhưng vẫn chưa được đầu tư đúng mức để phát triển...buồn...
Ao sen là sen mọc trên ao còn đồng sen là sen mọc trên đồng...hi..rất đơn giản
Hội an vừa tăng thêm giá vé vào thăm quan đang có bút chiến sôi nổi ...kẻ đồng người bác..cũng thật buồn vì những suy nghĩ thiển cận
của người đời
Một ông già mù đang thổi sáo trên hè phố ở Hội An

<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.05.2014 00:51:00 bởi mayngan >
mayngan 04.05.2014 01:19:19 (permalink)
Không hiểu còn ai nhớ khu lăng mộ của ông Trương vĩnh Ký ?

 
Pétrus Trương Vĩnh Ký (張永記, 18371898), tên hồi nhỏ là Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm thành Trương Vĩnh Ký, hiệu Sĩ Tải (士載); là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.
Ông có tri thức uyên bác, am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên đương thời ông được giới học thuật Châu Âu liệt vào 18 nhà bác học trên thế giới[1]. Ngoài ra, vì biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành nhà bác học biết nhiều thứ tiếng nhất ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới [2].
Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật,... Riêng đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam, ông được coi là "ông tổ nghề báo Việt Nam", người đặt nền móng, bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên: Gia Định báo
...
Ngày 8 tháng 11 năm 1870, ông có lời di huấn: Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hể nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong....
Bài thơ ông sáng tác lúc gần lâm chung:
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,Xô đẩy người vô giữa cuộc đời.Học thức gửi tên con mọt sách,Công danh rốt cuộc cái quan tài.Dạo hòn, lũ kiến men chân bước,Bò xối, con sùng chắt lưỡi hoài!Cuốn sổ bình sanh công với tội,Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.[13] Trên cửa nhà mồ của ông có ghi một câu văn bằng tiếng Latinh: "Miseremini Mei Saltem Vos Amici Mei" (Xin hãy thương xót tôi, hỡi các anh chị là những người bạn tôi). Đây là một câu văn trích ra từ Sách của Gióp (Job 19:21-27) trong Cựu ước, thuật lại chuyện Gióp bị Thượng đế và loài người lìa bỏ



Ở cuối thế kỷ 19, học giả Pháp tên là Jean Bouchot đã gọi Trương Vĩnh Ký là "một nhà bác học duy nhất ở Đông Dương và cho đến ở nước Trung Hoa hiện đại nữa." Ngoài ra, ông này còn viết:
Ta phải xem đời của cụ Trương Vĩnh Ký là một bài học và một gương tốt cho ta. Một bài học vì, vì ta thấy người dân hoàn toàn Nam Kỳ ấy sánh kịp với các nhà thông thái xứng đáng nhất của Âu châu trong đủ ngành khoa học...[16] Trích thêm một vài nhận xét:
Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Củaba ông minh triết bảo thân, gần bùn mà chẳng nhuốm mùi bùn, không ham "đục nước béo cò" như ai, chỉ say đạo lý và học hỏi, sống đất Tào mà lòng giữ Hán, thác không tiếng nhơ, thấy đó mà mừng thầm cho nước nhà những cơn ba đào sóng gió còn hiếm người xứng danh học trò cửa Khổng[17]. Ông Trương Vĩnh Ký từ khi đỗ đạt cho đến khi mất vẫn tỏ ra thân Pháp. Tuy nhiên, người ở miền Nam không bao giờ khinh rẻ ông. Ông không gia nhập Pháp tịch; trước khi mất, ông biết thân phận của người học giả sống trong thời kỳ khó khăn...Ông này khi sanh tiền tuy là nhà nước tin cậy mặc dầu chớ chẳng hề ỷ thế mà hại quê hương, chỉ vẽ cho các quan Lang sa biết phong tục lễ nghĩa của con nhà An Nam, cho khỏi chỗ mích lòng nhau, làm cho mẹ gà phải thương con vịt. Đêm ngày lo đặt sách này dịch sách kia cho kẻ hậu sinh dễ học. Thiệt là quan thầy của cả và Nam Kỳ...Ngoài những tác phẩm biên khảo mang tính cách bác học, ông Trương vĩnh Ký còn chú ý đến độc giả bình dân, lời văn theo lời ăn tiếng nói thông dụng lúc bây giờ. "Chuyện đời xưa" của ông cùng là "Chuyện giải buồn" của Huỳnh Tịnh Của hãy còn được nhắc nhở....Theo Wikimedia...Mộ của ông Nhà thờ
mayngan tình cờ đi qua ngã 4 THĐ và TBT nên ghé vào thăm người có côngkhai sáng chữ quốc ngữ mà mayngan đang gõ......
  • Giáo sư Nguyễn Huệ Chi: Những biên soạn của Trương Vĩnh Ký đã có những đóng góp quan trọng cho một số ngành khoa học đương thời, nhất là khoa ngôn ngữ học và khoa học lịch sử… Các sáng tác của Trương cũng nói lên ít nhiều cá tính một con người cần mẫn trong công việc, có cái nhìn tinh tế và óc tò mò trước sự vật, nhiều lúc có khả năng hài hước hóa mọi chuyện ở đời...[20]
    • Nhà nghiên cứu Lê Thanh:
    Ông là người, từ nhỏ được giáo dục theo phương pháp Âu Tây, khi trưởng thành theo giúp việc người Pháp, thế mà bằng hữu viết thư giục ông, ông không nghe, vẫn khăng khăng từ chối để suốt đời được giữ bộ quần áo Việt Nam và suốt đời là một người Việt Nam thuần túy[21].
    • Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh: Nếu cụ Võ Trường Toản là "Hậu tổ" của Nho học ở đất Gia Định thì cụ Trương Vĩnh Ký là bậc tiền hiền của chữ quốc ngữ trong toàn cõi đất Việt
    • ...theo Wikimedia...
  • mayngan 04.05.2014 01:24:44 (permalink)
    Lâu lắm mới thấy chợ Lón mới (Bình Tây) vắng như thế này

    mayngan 04.05.2014 01:28:51 (permalink)
    Bà bán hàng này cũng vắng khách mặc dù phố xá đã tắt đèn đóng cửa đi ngủ

    Khách đâu chẳng đến mua hàng
    Buồn tình đánh giấc cho tàn đêm thâu
     

     
     
    Thay đổi trang: << < 313233 > >> | Trang 32 của 36 trang, bài viết từ 466 đến 480 trên tổng số 536 bài trong đề mục
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 7 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9