Liên hoàn tam thập bát khúc - 36 món ăn - Ái Hoa & Shiroi

Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 79 bài trong đề mục
Tác giả Bài
Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
Liên hoàn tam thập bát khúc - 36 món ăn - Ái Hoa & Shiroi - 01.11.2008 00:44:19
0
Thay lời tựa

Thân tặng 2 tác giả Ái Hoa và Shiroi, tác giả LHK 36 món ăn dân tộc Việt


VĂN HÓA ẨM THỰC


Món ăn dân tộc biết bao nhiêu
Khảo cứu tinh hoa chắt lọc nhiều
Món Bắc dồi dào ngon đủ kiểu
Đồ Nam phong phú tuyệt trăm điều
Cao nguyên hoang dã hương sơn cốc
Duyên hải nguyên sơ vị thủy triều
Khâm phục tài hoa người nấu nướng
Hiểu thêm văn hóa Việt đa chiều.


Nắng Xuân
09/09/2008

Các hình ảnh post trong thread này được sưu tầm trên mạng hoặc lấy ra từ các sách dạy nấu ăn, trừ hình nào có chú thích tác giả

Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
Thơ liên hoàn 36 món ăn - 01.11.2008 00:46:59
0
Thơ liên hoàn 36 món ăn
của Shiroi và Ái Hoa

Đặc sản quê mình tự bốn phương
Dân gian đủ món khó am tường
Trăm mùi hải vị khoe tươi sắc
Vạn thức sơn hào tỏa ngát hương
Ngọt lịm canh nêm mồm thử tí
Cay nồng ớt rắt lưỡi coi thường
Dù nơi viễn xứ lòng mong đợi
Trở lại thăm nhà mãi vấn vương

Ái Hoa
14/08/2007

Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
Bánh tráng Trảng Bàng - 01.11.2008 00:49:21
0
Bánh tráng Trảng Bàng

Vấn vương khuôn nguyệt tráng bên thềm
Đất Trảng thương hoài... xếp bánh đêm
Hấp bột, vải căng, phơi nắng ráo
Nướng lò, phên trải, đẫm sương mềm
Nồng hương gạo mới, đi còn nhớ
Dẻo thịt cơm dầy gói tặng thêm
Tinh lực đất trời ươm lá cuốn
Ai xuôi miệt ấy... ghé về xem...

th - Shiroi
15/08/2007


Bánh tráng phơi sương (có xuất xứ từ huyện Trảng Bàng - Tây Ninh) mang hương vị rất riêng cho món cuốn phổ biến ở Nam Bộ: bánh bột gạo cuốn rau thơm, bún, thịt, dùng với nước chấm pha các loại gia vị. Theo người làm bánh, để làm bánh tráng phơi sương, phải chọn loại gạo ngon và không được pha trộn. Nếu bánh tráng ở nơi khác hay thêm đường cho mềm bánh thì bánh tráng phơi sương lại thêm tí muối. Sau khi làm bột, bánh được tráng hai lớp (vì thế chiếc bánh dày), rồi đem phơi nắng cho khô.
Bánh tráng phơi khô xong đem nướng sơ qua. Sau đó, bánh được xếp riêng, đợi đến sáng sớm, khi sương bắt đầu rơi nhiều, mới đem bánh tráng ra phơi, , làm cho bánh có thêm tinh lực của đất trời.
Cách phơi sương cũng rất kỳ công, phơi bánh phải thức cùng bánh, đợi bánh thấm sương vừa đủ mềm thì xếp lại ngay, bỏ vào trong bao, lót lá chuối.

(Sưu tầm)


Bánh tráng phơi sương cuốn với thịt luột :

vancali96
  • Số bài : 7552
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.12.2007
RE: Liên hoàn tam thập bát khúc - 36 món ăn - Ái Hoa & Shiroi - 01.11.2008 07:22:45
0
Happy halloween !.......
Weekend vui vẻ   Tỷ Shiroi .
 
 
Chúc Tỷ luôn vui vẻ hì hì...
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.11.2008 07:25:44 bởi vancali96 >
Khổng Tử có dạy :
- Làm thơ để kết thêm tình bạn
- Làm thơ để phấn khởi đời sống
- Làm thơ để ngợi ca cuộc đời
- Làm thơ để học hỏi đạo lý làm người .

Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
Hủ tiếu Mỹ Tho - 01.11.2008 15:02:54
0
Hủ tiếu Mỹ Tho

Ai xuôi miệt ấy... ghé về xem...
Hủ tiếu quê hương vẫn mãi thèm
Bánh đổ gạo ngon rau giá trụng
Canh hầm xương ngọt mỡ hành nêm
Nước lèo bốc khói hơi thơm ngát
Tôm thẻ cong đuôi thịt đỏ mèm
Trứng cút, tần ô, dầm cải thảo
Tương, hành, chanh, ớt, chị mời em

AH


Hủ tiếu Mỹ Tho
(tác giả: Trần văn Chi)

Tên hủ tiếu Mỹ Tho xuất hiện vào đầu thập niên 60, khởi đầu từ các xe, các quán hủ tiếu bên đường, ở bến xe với các tên nghe rặc Tàu như là : Phánh Ký, Vĩnh Ký, Hưng Ký, Nam Sơn, Diệu Ký, Quang Ký, Oai Ký, Gia Ký, Tuyền Ký. . . trải rộng từ Mỹ Tho đến Gò Công vào tận các quận Chợ Gạo, Cái Bè, Cai Lậy. . .

Chủ nhơn các tiệm hủ tiếu Mỹ Tho lúc này hầu hết là người Việt gốc Hoa, nhưng chủ lò sản xuất bánh hủ tiếu lại là người Việt chánh gốc. Bánh hủ tiếu Mỹ Tho là loại bánh khô, được chế từ gạo thơm địa phương như gạo Nàng Hương, gạo Nanh Chồn, gạo Nàng Út và có lò dùng gạo Nàng Thơm Chợ Ðào (gạo ngon số một). Hiện nay có hai trung tâm sản xuất bánh hủ tiếu khô nổi tiếng (loại hủ tiếu Mỹ Tho): Một ở thị trấn Mỹ Tho và một ở Gò Công, sản xuất hầu hết hủ tiếu khô Mỹ Tho cung cấp cho cả nước.
Sợi hủ tiếu Mỹ Tho do vậy có mùi thơm của gạo, trụng nước sôi thì mềm nhưng không bở, nhai nghe dai dai, nên gọi là hủ tiếu dai, ăn không có mùi chua. Sau khi trụng, cho vào tô, trộn với ít mỡ hành phi, nhìn sợi hủ tiếu trong bóng, ẩn đục bên trong thấy bắt thèm.

Sợi hủ tiếu Mỹ Tho không bả như hủ tiếu Tiều, làm nên hương vị riêng cho cái tên hủ tiếu Mỹ Tho; và nước lèo cũng góp phần làm cho danh tiếng hủ tiếu Mỹ Tho vang lừng, níu kéo người ăn phải ghiền. Nước lèo ở đây nấu bằng thịt ống nguyên chất, đặc biệt là có thêm tôm khô, khô mực nướng và củ cải trắng, củ cải đỏ.

Ăn hết tô hủ tiếu, húp cạn hết nước lèo, nếu chưa thấy đã, thực khách có thể kêu thêm một chén nước lèo nữa và luôn được chủ chiều lòng, không có hề gì.

Các món phụ gia góp phần làm nên danh hiệu hủ tiếu Mỹ Tho là giá sống, chanh, ớt, hẹ, nước tương (sau này còn có thêm rau cần). Ăn hủ tiếu dai Mỹ Tho với giá sống, chút hẹ cắt khúc, nặn miếng chanh, thêm chút nước tương và nhớ cắn trái ớt hiểm thì mới “tới chỉ”, mới gọi là biết ăn hủ tiếu Mỹ Tho.Hủ tiếu Mỹ Tho nấu với thịt heo bầm, có điểm con tôm thẻ, lột xẻ đôi, có người đòi thêm đồ lòng heo, sườn heo và trứng cút nữa. Hủ tiếu Mỹ Tho như vậy quả không thấy hơi hám gì của người Tàu cả, mà rặc là hủ tiếu Việt Nam.

Ghé Mỹ Tho, phải tìm đến mấy quán hủ tiếu trên đường Trưng Trắc, dọc bờ sông thì mới đúng là hủ tiếu Mỹ Tho chánh gốc. Kêu một tô hủ tiếu Mỹ Tho, ngồi nhìn người chủ trổ tài, thao tác thành thạo mà thấy đã. Ngắt một nhúm hủ tiếu khô, chỉ một lần không thêm không bớt, nhét sâu vào cái vợt cán tre, trụng vào nồi nước sôi, dạo lên dạo xuống mấy lượt. Xốc lên xốc xuống, cho vào tô, cho ít mỡ hành phi, trộn nhẹ cho đều, rồi cho lên mặt nào thịt, tôm, sườn. . . Múc một vá nước lèo sôi bóc khói, rưới đều vào ngập đầy tô hủ tiếu ... Nhìn theo động tác, thực khách phải ba lượt nuốt nước miếng để dằn cơn thèm muốn trần tục.

Tô hủ tiếu Mỹ Tho bự hơn hủ tiếu Tiều, nên vừa có phẩm vừa có lượng. Ăn một tô là vừa đủ không cần ăn thêm gì nữa. Sau khi ăn hủ tiếu, giải khát bằng trà nóng, trà đá hoặc cà phê đá thì đã miệng và đã khát.
Dọc đường Trưng Trắc đến vườn bông Lạc Hồng, ngược qua cầu Quây vào Chợ Cũ, nơi nào có hủ tiếu Mỹ Tho thì khách ra vào “nườm nượp”, không có ghế ngồi. Mỗi nơi, mỗi tiệm chủ thêm bớt gia giảm khác nhau tùy theo “ngón nghề gia truyền”. Sự khác nhau chỉ là một chín, một mười và người ăn khó phân biệt.

Hủ tiếu Mỹ Tho với tên gọi đến nay trên 50 năm đã làm nên danh hiệu. Nay hủ tiếu Mỹ Tho trở thành thương hiệu làm cho người Mỹ Tho hãnh diện. Cái làm cho hủ tiếu Mỹ Tho trở thành danh tiếng là nước lèo và hủ tiếu khô. Chính điều đó làm cho hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tiều và giờ đây trở thành một món ăn dân tộc, mà người Mỹ Tho đã cống hiến cho ẩm thực Việt Nam .


Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
Bánh Lá - 01.11.2008 15:05:52
0
Bánh Lá
(bánh nậm Huế)

Mời em bên nớ tóc mây bồng
Bánh nậm mần răng rứa chỉ không ?
Quết bột hòa đều đơm lá biếc
Xào tôm tán nhuyển trải nhân hồng
Ép dài tay gói viền xinh khéo
Hấp chín hương lan tỏa dịu nồng
Nước mắm ngọt chua cùng chả rán
Phi hành thơm rải… để chờ trông

th - Shiroi


Bánh lá chả tôm: Món ăn bữa lỡ làm lưu luyến bao người. Bánh làm bằng bột gạo, nhân tôm thịt, hấp chín, chả làm bằng những con tôm tươi sống nguyên chất. Chiếc bánh lá của Huế mềm mỏng (người Huế vốn ăn lấy hương lấy hoa mà). Chả tôm Huế ngon nhờ tôm của sông Huế ngọt, biển Thuận An tươi. Chiều chiều cùng bạn bè hàn huyên tâm sự, thưởng thức món bánh lá chả tôm thì không còn gì thú vị hơn!
Bánh nậm giống như bánh lá, về cách chế biến và cả nguyên vật liệu nữa, chỉ khác ở chỗ là bánh lá thường được gói bằng lá dong, bánh nậm gói bằng lá chuối.

Những cô gái Huế đẹp, hiền, có thêm một chút tinh quái dễ thương... được người ta gọi yêu là "con yêu bánh nậm". Đây còn là một cách mắng yêu mà chỉ có người Huế mới dùng - người bị mắng không hề cảm thấy tức giận mà còn rất hạnh phúc.


unghoadaphu
  • Số bài : 141
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.01.2007
RE: Bánh Lá - 01.11.2008 21:14:21
0
Xin chúc mừng Thầy Ái Hoa , xin chúc mừng Shiroi mỹ nhân
 
Cảm ơn ngọn gió lành nào đã đưa Quý Vị đến với vnthuquan.net
 
Hà Nội 01/11/2008
 
Ứng Hòa Dã Phu - Cung vọng
 
 

Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
RE: Bánh Lá - 02.11.2008 15:56:08
0
Cám ơn UHDP ghé chơi, Shiroi ở đây lâu rồi, chỉ là không có thời gian để giao lưu,
nên chỉ qua post thơ cho vui thôi.
Chúc UHDP vui nhiều nhen.

Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
Cơm hến - 02.11.2008 15:58:45
0
Cơm hến

Chờ trông thưởng thức gánh hàng chiều
Món Huế sang hèn thảy mến yêu
Hến trắng lau nhau bày ắp dĩa
Nước ngà lợn cợn nấu lưng niêu
Một thồ cơm nguội mùi bay khắp
Dăm miếng rau thơm lá xếp đều
Ruốc sống, đậu mè, thêm tóp mỡ
Ớt cầm đổ lệ, ... cũng còn kêu

AH



Cơm hến Huế: món cơm nguội trộn với hến luộc, nước lèo, ruốc, rau bắp cải, tóp mỡ, ớt màu, đặc biệt Huế .
(Theo Lệ Hoà Chi) Hến xúc dưới sông lên, ngâm nước gạo một thời gian, rửa sạch, đem luộc đến lúc vỏ hến rả, lấy nước sau khi đã lắng đọng, dùng ra sàng để lấy thịt hến. Thịt hến và nước hến là hai vị chính của cơm hến. Cơm dùng với hến thường là cơm trắng để nguội. Những phần phụ cần phải có và rất quan trọng là: khế chua, rau thơm, bạc hà, bắp chuối xắt thật nhỏ cùng nước mắm, tiêu hành, muối mè, ớt tượng, tóp mỡ, ruốc sống, đậu phụng giã nhỏ. Tất cả đều để nguội, từ cơm cho đến hến nhưng nước hến phải giữ cho nóng sôi nhờ bếp lửa hồn nên đọi cơm hến mới nóng ngon và ấm hồng. Mỗi đọi cơm hến đều có đủ từng xíu từng xíu những thành phần trên và thường ăn với ớt cầm rất cay toát cả mồ hôi, chảy cả nước mắt mới thật ngon.




Câu đố về cơm hến:
Cơm chi thuộc loại cơm nghèo
Cơm thì cơm nguội lại rất nhiều ruốc rau.
Có vui mới gọi tới nhau
Cớ chi sì sụp giọt sầu chứa chan- (Cai Trường)

Trả lời:
Cơm hến đâu phải nhà nghèo
Cơm nguội, hến luộc, nước lèo, ruốc rau.
Bắp chuối, tóp mỡ, ớt màu
Ăn vô một đọi, sang giàu cũng mê
(Bảo Thắng)

Thơ Cơm hến

Tiếng rao sớm luồn qua các phố
Giọng khàn khàn ai cơm Hến đây
Một gánh nhỏ đựng vài cái bát
Đặc sản quê tôi trên đôi vai gầy

Những con Hến những hạt tròn xinh xắn
Trộn vào cơm với một ít rau tươi
Thêm muối, ớt, chanh đủ chua cay mặn đắng
Ăn bát cơm như nếm cả cuộc đời.

Hỡi những người con ra đi từ Huế
Có nhớ về đặc sản của quê không?!
Hay đã quen với nhà hàng sang trọng
Nên quên rồi cơm Hến gánh hàng rong

Tiếng rao nhỏ mà xuyên qua năm tháng
Bát cơm quê cho Huế lắm sắc màu
Đến thăm Huế thăm đền đài lăng tẩm
Chưa ăn món này chưa hiểu trọn Huế đâu

(Trần Trắc)

Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
Bánh cuốn Thanh Trì - 02.11.2008 16:08:19
0
Bánh cuốn Thanh Trì

Còn kêu văng vẳng giọng rao giòn
Bánh cuốn Thanh Trì nổi tiếng ngon
Ngâm gạo nở mềm xay bột nhuyễn
Nhúm than đươm đỏ tráng khuôn tròn
Mỏng trong trải thắm nền sen ngọc
Mượt dẻo ươm nồng vị ruốc son
Cà cuống, rau thơm, kèm chả quế…
Tìm cô đội thúng… guốc thêm mòn

th - Shiroi



Bánh cuốn Thanh Trì

Bánh cuốn Thanh Trì là món ăn nổi tiếng của người Hà Nội, là đặc sản của vùng Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy.

Bánh cuốn Thanh Trì không có nhân, thường được xếp thành từng lớp trong lòng một chiếc thúng, trên phủ tờ lá sen hay lá chuối, lá dong. Người bán bánh thường đội thúng bánh trên đầu, di dạo bán trên phố phường Hà Nội. Khi gặp người mua, người bán hàng sẽ hạ thúng xuống, lần giở từng lớp bánh cuốn mỏng, tách từng lớp bánh sao lá bánh cuốn khỏi bị rách. Trên mặt lá bánh cuốn điểm những cọng hành lá màu vàng, nâu đã được phi qua trên chảo. Mỗi lớp bánh cuốn đó sẽ được sắp xếp gọn lại trên đĩa, lần lượt từng miếng bánh một được đặt cạnh nhau. Sau đó, với một nhát kéo, tất cả các lá bánh cuốn được cắt đôi. Công việc tiếp theo là nhấc một nửa đầu bánh cuốn mới cắt đó, đặt lên trên nửa kia để người thưởng thức có thể nhìn thấy rõ từng lớp bánh cuốn tráng mỏng như giấy. Bánh được ăn với thứ nước chấm đặc trưng cho từng người bán bánh riêng, có thể ăn kèm chả quế, chả lụa hoặc đậu rán và rau mùi.

Sau khi xếp lần lượt hết vào đĩa, một ít ruốc tôm sẽ được rắc lên trên các miếng bánh cuốn và trên cùng điểm vài cọng rau thơm như rau bạc hà, rau mùi...

(sưu tầm)

 
tấm này của NguyenThuc
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.11.2008 13:44:29 bởi Shiroi >

Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
Bún riêu - 03.11.2008 13:45:22
0
Bún riêu

Thêm mòn con mắt ngóng trông qua
Bát bún riêu cua vị đậm đà
Váng nổi trắng lềnh, điều nhuộm nước
Gạch xào vàng ngậy, mỡ tươm da
Bập bềnh miếng đậu, đen màu huyết
Nghi ngút hơi tôm, đỏ sắc cà
Kinh giới thơm nồng, rau muống chẻ
Một còn chửa thấm, gọi hai ba

AH






Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
Bún thang - 03.11.2008 13:48:28
0
Bún thang

Hai ba bát nữa nhé cô hàng
Hà Nội ai về nhớ … Bún Thang
Xương, nấm, mực khô hầm nước ngọt
Giò, gà, trứng mỏng thái tơ vàng
Sợi đơm, lòng đỏ sườn xen giữa
Chanh xắt, rau nồng ruốc điểm ngang
Cà cuống mắm tôm nêm đủ vị
Dậy hương khói tỏa ngát bên đàng

th - Shiroi



Các bà nội trợ khẳng định phải có đủ 20 thứ mới làm được bún thang ngon. Một ít rau răm mùi tàu xanh ngát, sau đó là các thứ nguyên liệu thực phẩm khác rải đều trên nền bún trắng. Một nhúm trứng tráng mỏng tang thái chỉ màu vàng, một chút lườn gà xé phay màu trắng ngà, kế đến là giò lụa thái sợi màu hồng nhạt, cuối cùng rắc tôm bông. Ở chính giữa là lòng đỏ trứng mặn, xung quanh lác đác mấy lát lạp xưởng đỏ viền miệng bát. Tất cả như một bông hoa mà nhụy là khoanh trứng màu vàng sẫm. Cuối cùng nước dùng nóng rẫy được chan thật vừa bát cho người ăn.
Tuỳ theo khẩu vị từng người mà bún thang có thể gia giảm thêm chút mắm tôm vào bát cho dậy mùi.
Ăn bún thang ở hàng đắt nhưng thực sự là ngon. Bún thang làm ở nhà không sao địch nổi. Cho nên dù tốn kém, nếu thích món ăn chế biến hết sức cầu kỳ, tỉ mẩn này cứ phải ra nhà hàng nổi tiếng. Trước kia bún thang là món ăn quý, ngày nay nó đã được bình dân hoá và được bán ở hầu khắp các khu chợ, ngõ phố, nhưng sức hấp dẫn của nó với thực khách thì vẫn nguyên vẹn như xưa.


Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
Mì Quảng - 05.11.2008 00:23:24
0
Mì Quảng

Dậy hương khói tỏa ngát bên đàng
Mì Quảng ăn ghiền vị đậu rang
Nước nấu sườn heo nhân thịt ngọt
Sợi pha bột nghệ bánh đa vàng
Con tôm Cửa Đại trông dày dặn
Nước mắm Nam Ô nếm kỹ càng
Rau đắng, húng, ngò, hành, diếp cá
Đến từ Trà Quế mới là sang

AH






Mì Quảng cũng như phở, bún đều được chế tác từ gạo nhưng lại có sắc thái và hương vị riêng biệt. Mì này nguyên có nguồn gốc xuất phát từ xứ Quảng Nam. Ðể làm mì, người ta dùng gạo tốt ngâm nước cho mềm, đem xây thành nước bột mịn, vừa trùng (không đặc không lỏng) pha thêm ít phèn sa để cho sợi mì giòn, cứng rồi đem tráng thành lá mì. Khi chín vớt ra đặt lên vỉ cho nguội, thoa sơ lớp dầu cho mì khỏi dính sau đó xắt thành sợi. Ở Quảng Nam các quán đông khách thường lấy mì ở chợ Chùa, huyện Duy Xuyên, lấy rau sống tại Hội An, tôm được cung cấp từ các ngư dân Cửa Đại và nước mắm dùng để nêm phải là nước mắm Nam Ô, quả là món ăn rất cầu kỳ. Mì Quảng có nhiều loại: mì làm bằng gạo lức có màu nâu đỏ, mì pha bột nghệ có màu vàng, còn làm bằng bột gạo thường thì có màu trắng như bánh phở. Sợi to hơn và dầy hơn hủ tíu. Nước dùng phải được nấu nhiều xương cho ngọt, thêm tí dầu hạt điều để nước dùng có màu tươi. Phần quan trọng thứ hai trong tô mì là "nhân", gồm có thịt gà, thịt bò, sườn heo non, tôm. Các thứ này được xào cùng với khóm (dứa) cắt nhỏ, tạo thành các loại thịt cùng với vị ngọt hơi chua của khóm (dứa).
Mì Quảng không sử dụng nước dùng nhiều như hủ tíu và phở, nên trước khi chế nước dùng vào, sợi mì phải được trụng nước nóng hơi lâu. Nhân được xếp sao cho đẹp, nhìn phải bắt mắt, vì vậy thịt và tôm phải để trên mặt cho đều rồi mới chế nước dùng, sau cùng rải đậu phộng lên. Giã đậu phộng để ăn mì Quảng cũng là một nghệ thuật. Đậu không được đâm nhuyễn, chỉ cà cho vỡ hai ra để người ăn nhai cùng với bánh tráng phát ra âm thanh mới thú vị.

Ăn mì Quảng phải kèm bánh tráng gạo miền trung nướng bằng lửa than mới ngon. Rau sống để ăn với mì thông thường là loại rau đắng, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, ngò... của vùng rau Trà Quế nổi tiếng nằm ở phía Ðông Bắc phố cổ Hội An, ăn mì Quảng phải kèm rau sống Trà Quế mới thật đúng "tông". Chỉ có rau ở vùng này mới thể hiện hết cái nhiều mùi vị hương thơm: cay, chát, ngọt, đắng... làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.

ST



Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
Bún cá Kiên Giang - 05.11.2008 00:28:44
0
Bún cá Kiên Giang

Mới là sang đó món quê ai
Tô bún Kiên Giang nấu thật tài
Hầm rục xương tươi lòng cá ngọt
Đơm vàng trứng nhuyễn, thịt tôm dai
Gạo thơm thành bánh xoăn hình trám
Lóc trắng ra khoanh đẹp cánh lài
Mắm nhỉ vùng này nêm mới đậm
Rau hành hương ngát, nhớ chưa phai

th - Shiroi


Kiên Giang nước chảy sông dài,
Đừng quên bún cá nhớ hoài tình quê

Ở Kiên Giang, người ta thích ăn bún cá ở các quán bình dân nơi phố chợ hoặc gánh hàng rong phục vụ "thượng đế". Ăn với không gian như thế mới cảm thấy hết cái ngon của món ăn dân dã này, bởi nó được hòa quyện với đất trời thiên nhiên và đồng cảm sẻ chia cả những giọt mồ hôi của người dân quê lao động. Giờ đây, bún cá Kiên Giang trở nên thân quen đến độ người ta còn nhờ nó để tỏ tình, tâm sự:

Chai rượu, miếng trầu em hầu Tía, Má
Nấu tô bún cá đặng lấy lòng anh

Hoặc là:

Ai về Rạch Giá, Kiên Giang
Ăn tô bún cá chứa chan tình người

Gọi là món ăn dân dã là theo cách nói khiêm tốn của người dân nơi đây. Nhưng xem họ chế biến, quả thực không kém phần công phu.
Cá lóc đồng lớn được làm sạch, giữ bộ lòng, luộc lấy nước lèo. Sau khi rỉa bỏ xương, thịt cá được xào sơ với mỡ hành cho thơm. Người ta cũng chuẩn bị sẵn một ít tôm um bóc bỏ vỏ. Tuy nhiên quyết định chất lượng của món ăn lại là tôm khô cứng mình được ngâm sạch bụi cát, giảm bớt mặn, cho vào nồi nước lèo. Nồi nước lèo ngon còn nhờ được hầm với xương heo, hớt bọt liên tục để có nồi nước trong, ngon. Gặp mùa cá có trứng, người ta đánh trứng tơi ra, cho vào nồi nước, trứng nổi lên vàng tươi trông thật đẹp mắt.
Bún được sản xuất ở vùng có đông đồng bào Khmer cư ngụ rất đẹp. Những con bún từ khuôn ép rơi vào nồi nước luộc được người ta vớt lên, “bắt” thành nhiều cọng khít nhau, uốn cong lại, ngay ngắn, theo hình quả trám, không rối nùi như “con bún” bình thường.
Cho bún vào tô nhúng qua nước lèo để sợi bún nóng lên, khi đó mới cho cá và tép lên trên, múc nước lèo ngập tô. Chớ vội ăn ngay, mà hãy ngắm nhìn những miếng cá trắng tinh nằm lẫn với tép vàng ươm co tròn xinh xắn, điểm trang thêm vài sợi hành lá thái nhỏ thơm thơm, nước lèo thì nóng hổi, bốc hơi nghi ngút.
Bún cá Kiên Giang còn là một “liều thuốc” đặc trị chứng ngầy ngật sau một đêm lỡ vui say với bạn bè. Vừa ăn vừa hít hà vị cay của ớt, hơi nóng của nước lèo, các lỗ chân lông tươm đầy mồ hôi, làm gì mà không “tỉnh” người!

Từ nhiều bài sưu tầm


Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
Bánh xèo - 06.11.2008 01:32:38
0
Bánh xèo

Chưa phai mùi vị bánh xèo ngon
Mỗi lúc thèm ăn đợi mỏi mòn
Ba rọi xào sơ, dừa béo ngậy
Đậu xanh hấp chín, giá tươi dòn
Tráng đều bột mỏng, hành dăm lát
Bỏ trộn nhân dày, tép mấy con
Sạn gập thân đôi hình bán nguyệt
Cuốn rau chấm mắm, bụng căng tròn!

AH


Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
Xôi gấc - 06.11.2008 01:34:57
0
Xôi gấc

Căng tròn quả gấc đỏ cam tươi
Đem nấu xôi ngon dẻo ngọt mời
Nếp thấm nước trong chờ hạt nở
Múi dầm rượu trắng dậy màu khơi
Thêm dừa cốt béo đều tay trộn
Hấp xửng hương thơm đẹp ánh ngời
Đơm ép khuôn xinh mừng Tết đến
Vui hòa sắc thắm rộn nơi nơi

th - Shiroi


Đã tự bao giờ không ai nhớ và rồi thành thói quen, trong danh mục các khoản cần sắm sửa thực phẩm Tết của các gia đình bao giờ cũng phải có một quả gấc to, đẹp, chín đỏ.



Gạo nếp cái hoa vàng được ngâm từ tối hôm trước, sáng vớt ra để ráo bóp với thịt đỏ của gấc, một chút xíu muối trộn đều cho thêm phần đậm đà, cho nếp đã trộn vào chõ rồi đem đồ chừng 30 phút là xôi đã chín thơm nức, chõ xôi đỏ rực, hạt nếp dẻo, mềm... Tuy vậy, ăn lúc này vẫn chưa phải là “hết ý”, gia giảm thêm một ít đường, vài muỗng dầu, xôi gấc càng thêm phần bóng bẩy ngọt mềm, chúng ta bắt đầu đơm xôi gấc ra đĩa.

Đĩa xôi gấc trong mâm cúng ông bà, tổ tiên vào ngày tất niên, đón mừng năm mới và những ngày đại lễ là món không thể thiếu được và nó thật nổi trội bởi màu đỏ tươi với ý nghĩa may mắn tốt đẹp mong chờ trong năm tới …

Sưu tầm




Shiroi nấu đó, có ai can đảm muốn thử hông?

Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
Chè Kiểm - 07.11.2008 01:22:24
0
Chè Kiểm

Vui hòa sắc thắm rộn nơi nơi
Chè Kiểm mùi ngon hạng nhất đời
Lạt lạt sa kê, dừa béo ngậy
Dòn dòn đậu phụng, mít vàng tươi
Chuối xiêm bí rợ hầm hơi chín
Bột báng khoai lang nếm thật bùi
Dùng mặn dùng chay đều tuyệt hảo
Quà hèn lắm kẻ thích mê tơi

AH



Món kiểm, thường được người dân lưu vực sông Cửu Long ưa dùng trong những ngày giỗ chạp, đình đám. Kiểm được hầm từ khá nhiều loại củ, quả, tàu hũ ky, bột báng cùng với đường và nước dừa dão. Khi chín múc ra tô, người ta mới chế nước cốt dừa, rắc một ít đậu phộng rang đâm sơ lên mặt. Múc một muỗng “thập cẩm” rau, củ này cho vào miệng, ta thưởng thức vị ngọt của chuối xiêm chín, bí rợ, khoai lang, khoai cau và của mít hầm rục. Hòa trong vị ngọt khó tả này là vị ngọt của đường. Hòa trong vị béo của nước cốt dừa là vị béo của đậu phộng rang đâm sơ, như nổ giòn trong răng khi nhai. Nhưng nổi bật lên không gì hơn là cái “vị không vị” của sa kê. Những miếng sa kê làn lạt, dai dai, nhai một chút như có vị ngọt, vị béo khó tả của nước kiểm, càng ăn càng bắt mê. Có lẽ trên đời này chưa có món nào độc đáo cho bằng kiểm. Bởi kiểm có thể dùng như món canh ăn chung với các món xào, mặn khác trong bữa cơm, bữa giỗ mà cũng có thể ăn chơi những khi nhàn nhã việc nhà. Tô “chè” kiểm cũng là một thứ quà quê không phải nơi nào cũng có.

(ST)


Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
Bánh bèo tôm - 07.11.2008 01:51:43
0
Bánh bèo tôm

Mê tơi món Huế thật bình dân
Dĩa bánh bèo ngon đẹp trắng ngần
Nước ấm thêm dầu hòa bột tẻ
Chén tròn hấp xửng nổi đường vân
Chà bông tôm thẻ tô nhưn thắm
Chấy nóng hành hương điểm nhụy trần
Nêm mắm ngọt chua cùng ớt tỏi
Đậm đà mùi vị ... chắc lên cân

th - Shiroi






Nếu đã một lần đến Huế, bạn sẽ thấy Huế không chỉ đẹp và thơ, nhiều cung điện, đền, miếu mà còn là xứ sở của nhiều món quà bánh bình dân do bàn tay khéo léo, đảm đang của biết bao ngời bà, người mẹ, người chị... sáng tạo ra. Trong số quà bánh bình dân đó có món bánh bèo.

Từ món ăn dân dã, bánh bèo những năm gần đây đã trở thành một món ăn đặc sản của xứ Huế. Một bà lão đã kể với tôi rằng, ở Huế đâu cũng có bánh bèo được các mẹ, các chị... gánh đi rao bán từ đường làng, ngõ phố, bến sông, góc chợ. Nhưng có lẽ hai nơi nổi thanh hơn cả với bánh bèo gánh là Nam Phổ và Đốc Sơ. Bánh bèo được bán bên hè đường nhưng vẫn có những tiệm, quán bán bánh bèo lâu đời như bánh bèo Ngự Bình và xa hơn nữa là bánh bèo Tây Thượng.
Bánh bèo bình dị ngay từ tên gọi. Nghe tên bánh là bèo người ta liên tưởng ngay đến những gì đơn giản, dễ thấy, mong manh và nhỏ nhoi như những cánh bèo ở ao làng, đầm hồ nơi hẻo lánh. Bánh bèo được làm từ bột gạo, tráng thành những lá bánh trắng trong và mỏng rồi hấp chín. Thường bánh bèo được bày trên các chén nhỏ, trên rắc nhụy tôm hồng giã nhuyễn.
Màu trắng của bánh có vẻ tinh khiết cùng với màu hồng tươi rực rỡ của nhụy tôm tạo cho khách ăn cảm giác vừa mắt, ngon lành. Người ăn cầm thanh tre nhỏ và mỏng làm dao để nạo bánh bèo ở chén, đoạn lấy muỗng nhỏ, nhẹ rưới chút mỡ nước lên bánh rồi rắc tôm và tóp mỡ lên trên. Bánh bèo ăn với nước chấm là nước mắm ngon có ớt, tỏi được pha rất khéo khiến người ăn đôi khi có thể húp nước chấm mà không sợ mặn.


Bánh bèo ngoài màu sắc, vị đậm đà còn cho ta hương vị của đồng nội khiến ai đã một lần có dịp qua Huế ăn bánh bèo sẽ nhớ mãi không quên.

Sưu tầm



Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
Cháo vịt - 08.11.2008 02:41:54
0
Cháo vịt

Đậm đà mùi vị ... chắc lên cân
Bắt vịt làm lông dọn mấy phần
Mỡ bỏ, luộc mềm ninh ngọt cháo
Gạo chà, rang vội nấu nhừ chân
Hành tây bắp cải tay bào nhẹ
Giấm ớt rau răm đũa trộn lần
Giã củ gừng cay dầm nước mắm
Hít hà miệng thổi, nóng toàn thân

AH


Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
Bún bò Huế - 08.11.2008 02:45:49
0
Bún bò Huế

Thổi nóng toàn thân
tộ bún bò
Ai tường món Huế chỉ dùm cho
Nước lèo thịt bắp hầm thêm sả
Mắm ruốt giò heo nấu rải ngò
Xào đỏ điều màu tươi óng ánh
Phi vàng hành củ ngát thơm tho
Vân Cù sợi bánh nêm tương tỏi
Sa tế rau xanh... bụng hết dò

th - Shiroi



Tô bún bò Huế cũng là một biểu hiện của văn hóa Huế vì đây cũng là một sự “dấy nghĩa” trong truyền thống nấu ăn khi cho bò nổi heo chìm trong cùng một nồi, trộn lẫn hai tính chất mâu thuẩn “bò nấu thì teo, heo nấu thì nở” thành một thể hài hòa. Tô bún Huế mang hưong vị “rất Huế” để mà cảm nhận và thưởng thức như cảm nhận và thưởng thức mùi khói sóng buổi chiều trên sông Hương.
Muốn nói đến Bún Bò Huế thì đừng quên trước hết phải nói đến con bún, vì tô bún là một tổng hợp hài hòa giữa con bún và nước bún. Và, nói đến con bún Huế thì không thể không nhắc đến chiếc nôi của bún là làng Vân Cù.



Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
Bánh tằm bì - 10.11.2008 00:06:29
0
Bánh tằm bì

Bụng hết dò rồi dạ lại ghi
Thơm ngon gạo mới bánh tằm bì
Bột nhào ép sợi, thăn chiên mỏng
Da luộc bào dây, cải cắt vi
Vắt cạn cốt dừa, pha mắm tỏi
Rang vàng đậu phọng, rải hành phi
Rau tươi, giá trụng, cho vào đáy
Một dĩa đầy vun chẳng nể vì

Ái Hoa



Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
Gỏi ngó sen - 10.11.2008 00:08:59
0
Gỏi ngó sen

Một dĩa đầy vun chẳng nể vì
Mê hoài món gỏi ngó sen chi ?
Tôm càng chín tới chia hai mảnh
Cọng cuống giòn tan rửa mấy thì
Trộn muối vắt chanh đường cát rải
Thái ngò giã lạc củ hành phi
Rau răm nồng vị chan thêm mắm
Cắn bánh phồng chiên... miệng khỏi ghì

th - Shiroi


<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.01.2009 23:09:40 bởi Shiroi >

vancali96
  • Số bài : 7552
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.12.2007
RE: Gỏi ngó sen - 10.11.2008 08:48:04
0
Em mắc đền Tỷ Shiroi đó , em đang nhịn ăn mà Tỷ post những món ăn đặc sản kèm hình quá là đẹp mắt ,đọc tới đâu là nước bọt nuốt không kịp........hì hì....
Cám ơn Tỷ.
Chúc sức khoẻ !
Em !!!!!!!!!!!!!!
 
 Vancali 11.9.08
 
 
 
Bức ảnh thứ ba có thêm hai ngó sen cho đúng bổn chánh....hì hì..
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.11.2008 05:27:16 bởi vancali96 >
Khổng Tử có dạy :
- Làm thơ để kết thêm tình bạn
- Làm thơ để phấn khởi đời sống
- Làm thơ để ngợi ca cuộc đời
- Làm thơ để học hỏi đạo lý làm người .

vancali96
  • Số bài : 7552
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.12.2007
RE: Gỏi ngó sen - 10.11.2008 10:39:08
0
Khổng Tử có dạy :
- Làm thơ để kết thêm tình bạn
- Làm thơ để phấn khởi đời sống
- Làm thơ để ngợi ca cuộc đời
- Làm thơ để học hỏi đạo lý làm người .

vancali96
  • Số bài : 7552
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.12.2007
RE: Xôi gấc - 10.11.2008 11:43:19
0
 
 
Xin Tỷ vui long xếp thứ tự dùm em cám ơn Tỳ.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.11.2008 08:26:54 bởi vancali96 >
Khổng Tử có dạy :
- Làm thơ để kết thêm tình bạn
- Làm thơ để phấn khởi đời sống
- Làm thơ để ngợi ca cuộc đời
- Làm thơ để học hỏi đạo lý làm người .

Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
RE: Xôi gấc - 11.11.2008 01:20:44
0
[sm=wow.gif] chùi ui, thấy thương hông ? [sm=patacake.gif]

Để Shiroi đem dzìa nhà mới post lại, mới xếp lại theo thứ tự được.

Cám ơn bé Vân nhiều lắm nhen, bé Vân vui nhiều và nhất là khoẻ mạnh đó.

vancali96
  • Số bài : 7552
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.12.2007
RE: Xôi gấc - 11.11.2008 02:47:03
0

[sm=wow.gif] chùi ui, thấy thương hông ? [sm=patacake.gif]

Để Shiroi đem dzìa nhà mới post lại, mới xếp lại theo thứ tự được.

Cám ơn bé Vân nhiều lắm nhen, bé Vân vui nhiều và nhất là khoẻ mạnh đó.
Cám ơn lời chúc của Tỷ , hôm nay em khoẻ nhiều rùi hì hì....em làm thêm vài tấm nè hì hì...chúc tỷ luôn vui !!!!!!!!!!!!!
 
 
 
 
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.11.2008 04:54:39 bởi vancali96 >
Khổng Tử có dạy :
- Làm thơ để kết thêm tình bạn
- Làm thơ để phấn khởi đời sống
- Làm thơ để ngợi ca cuộc đời
- Làm thơ để học hỏi đạo lý làm người .

Thiên Hùng
  • Số bài : 332
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.02.2008
RE: Xôi gấc - 12.11.2008 21:46:09
0
... ba người thiệt tình mờ, vừa tả vừa chụp hình gùi còn tranh họa nữa, để khuấy động tinh thần ăn uống và hại cái bao tử của Khòm tui hic hic [sm=z_pepsi.gif][sm=z_yucky.gif][sm=10_point.gif]
Mây thiếu gió, mây buồn rơi xuống thấp
Gió thiếu cây, há được gọi cuồng phong
Cây thiếu hoa, sao tránh khỏi thẹn lòng
Hoa thiếu bướm, hoa thẫn thờ rũ cánh


Shiroi
  • Số bài : 81
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.01.2007
RE: Xôi gấc - 13.11.2008 03:19:36
0
Í iiiii, có anh Hai Khòm ghé nhà Chín Xi bất tử, chưa chuẩn bị trà nước gì hết nè.[sm=salute.gif]
Em nhắc ghế mời anh ngồi [sm=trampoline.gif] , chỉ kiếm ra pop corn đãi anh Hai thôi à
[sm=cwm39.gif]

Ngồi ghế này ăn pop corn, chắc văng ra hết quá
[sm=think.gif]




vancali96
  • Số bài : 7552
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.12.2007
RE: Xôi gấc - 13.11.2008 12:16:14
0
 Em xin chào tỷ ạ
Chúc tỷ cuối tuần vui nhe hì hì..... 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.11.2008 05:57:07 bởi vancali96 >
Khổng Tử có dạy :
- Làm thơ để kết thêm tình bạn
- Làm thơ để phấn khởi đời sống
- Làm thơ để ngợi ca cuộc đời
- Làm thơ để học hỏi đạo lý làm người .

Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 79 bài trong đề mục