HỆ THỐNG TIẾNG VIỆT VÀ NGUYÊN TẮC CHÍNH TẢ
Nghiên cứu của Giáo Sư LÊ NGỌC TRỤ trong VIỆT-NGỮ CHÍNH-TẢ TỰ VỊ Được biên sọan năm 1959 qua tham khảo với nhiều học giả đương đại như Nguyễn Hiến Lê, Tạ Quang Phát... HỆ THỐNG TIẾNG VIỆT VÀ NGUYÊN TẮC CHÍNH TẢ HỆ THỐNG TIẾNG VIỆT (1) Vì là tiếng mẹ-đẻ, nói ra hiểu liền, nên chúng ta thường ít để ý đến tánh cách của mỗi phần tử tạo nên tiếng Việt. Chớ khi khảo-xét tường-tận, ta thấy từ sự kết cấu các âm thể đến cách tiếng-nói biến đổi chuyển-di, hầu hết đều có mạch-lạc, ở trong vòng hệ-thống tinh-thần ngôn-ngữ học. Hệ-thống tinh-thần Việt-ngữ ấy, chúng ta có thể tóm lược đại thể thành nguyên-tắc trụ cốt là “luật tương-đồng đối xứng của các âm-thể: các âm-thể đồng tánh-cách phát âm và đồng chỗ phát âm đi chung nhau và đổi lẫn nhau.” 1. Nguyên-âm và vận. 1/ Nguyên-âm.- Theo chỗ phát âm, có ba lọai: nguyên-âm trước [i(y), ê, e], nguyên âm giữa [ư, ơ(â), (ă) a mà ă ở trước a, â ở sau ơ], và nguyên-âm sau (u, ô, o) Theo cách phát-âm cũng có ba lọai: nguyên-âm hẹp (i, u, ư), nguyên âm trung (ê, ô, ơ mà â gắt hơn ơ) và mguyên-âm rộng (e, a, o mà ă gắt hơn a). Các nguyên-âm tóm thành bảng dưới đây: Trước Giữa Sau Hẹp i(y) ư u trung ê ô ơ Rộng e a (ă) o Theo nguyên-tắc trên, các nguyên-âm đồng tánh-cách đổi lẫn nhau. a) Đồng chỗ phát-âm: - Nguyên-âm trước: i ∞ ê : bịnh = bệnh; lịnh = lệnh; nghinh= nghênh; kỷ > ghế i ∞ iê : kính kiếng; chinh > chiêng; thinh > tiếng… i ∞ êy : chỉ > giấy; vi > vô; thi > thây… i ∞ ă : niên > năm; tiến > giắm; thiết > sắt… ê ∞ e : kế (mẫu) > (mẹ) ghẻ; tế >cha; mệ ∞ mẹ ê ∞ ay : để > đáy; tề > tày; thế > thay ; lễ > lạy… ê ∞ êy (ây): tệ > bậy; trệ > chày; nê > lầy… - Nguyên-âm giữa : ă ∞ iê … â ∞ ă : cân > khăn; bắc > bấc; ân (hận) > ăn năn… â ∞ ơ : nhân = nhơn; hận > hờn; chân = chơn… â ∞ ư : câng = cưng; bậc = bực; chân = chưn ơ ∞ ư : thơ = thư ; tợ = tự… ươ ∞ ư : khương > gừng; cương > cứng… ưu ∞ âu: ngưu > ngâu; khưu = khâu… a vì là nguyên-âm gốc nên đổi lẫn với các nguyên-âm khác: a ∞ ă : làm > lằm; đạm > đằm thắm; giáp : cặp;… ă ∞ ươ : bằng = bường; hằng > thường; trương > giăng;… a ∞ e : đam = đem; sàm > gièm; xa > xe; hàn > hèn;… a ∞ ê : mạng = mệnh; trát = trết, phết… a ∞ iê càn = kiền; cang > giềng; phàn = phiền; … a ∞ i : lãnh = lĩnh; sanh = sinh; thạnh = thịnh;… a ∞ ơ : đan = đơn; can = cơn (cớ); san = sơn;… a ∞ â : bàu = bầu (cử); mày = mầy; này = nầy;… a ∞ o : giác > góc; lãng > sóng; đánh ∞ đóng;… a ∞ ô : kháng > chống; manh (nha) > mộng; nam > nôm;… - Nguyên-âm sau: u ∞ â : Hấp > hút; sập ∞ sụp; nấm núm; u ∞ o : thụ > thọ; trú > trọ; trọc > đục; tùng = tòng;. .. u ∞ ô : chủng > giống (nòi); chúng : đông ; trùng : chồng (chập);… ô ∞ o : hộ > họ; cộng : cọng; độc > đọc (sách); long > rồng;…. o ∞ uô :phòng > buồng; phóng > buông;… u ∞ uô: chung > chuông; hung > huông ; hùng > huồng;… b/ Đồng cách phát-âm - Nguyên-âm hẹp: i ∞ ư : đình > dừng; ti = tư; thịnh > đựng;… ư ∞ u : tự > chùa… u ∞ ư : cũ > mưa; phủ > vừa; tu > sửa; phụng > vựng;… - Nguyên âm trung: ô ∞ ơ : ô > dơ (nhơ); cố > cớ; độ > cỡ;… iê ∞ ươ : kiếm > gươm; kiếp > cướp; liễm > lượm;…. iê ∞ uô : liên > luôn; tiến > tuôn; nhiễm > nhuộm;… iê ∞ â : tiến = tấn;… ươ ∞ ô : lương > (xương) sống; hường = hồng… ươ ∞ uơ : thương > chuộng; dược > thuốc. - Nguyên-âm rộng: a ∞ e : tham > thèm; giảm > kém; … a ∞ o : bác > bóc; lạc > lọt; hát ∞ hót; lát ∞ lót;…
Dấu riêng < : do gốc Hán-Việt, như cũ < cựu. < : tiếng Hán-Việt cho ra chữ nôm cựu > cũ. ∞ : đổi lẫn nhau. (còn tiếp)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.03.2009 04:21:23 bởi Huyền Băng >
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu: