HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT MANG TÍNH NGHỊCH LÍ TRONG THƠ CA
tranthanhxuan 05.11.2008 21:29:58 (permalink)
HÌNH THỨC NGHÊ THUẬT MANG TÍNH NGHỊCH LÍ TRONG THƠ CA

Trong văn chương nói chung và thơ ca nói riêng, ta thường gặp những hình thức nghệ thuật mang tính nghịch lí. Nghĩa là hình ảnh trong thơ, là hình ảnh phi lí, trái ngược với đời sống tự nhiên, hoặc cuộc sống của con người.Ví dụ:
 Hình ảnh trong câu ca dao cổ:
                                         Anh về để áo lại đây,
                                 Đêm khuya em đắp gió tây lạnh lùng.
Những hình ảnh này, đẫ gây nên trở lực cho việc phân tích thơ ca. Nhiều người, khi gặp hình ảnh này, thường bỏ qua, hoặc đánh trông lảng, hoặc rơi vào tình trạng tán văn. Tôi đã thấy nhiều thầy, cô giáo, trong các nhà trường, hoặc trong sách hướng dẫn giảng dậy, văn mẫu, văn hay, khi giảng hình ảnh " Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái'', đã không cắt nghĩa được nghệ thuật độc đáo này, mà chỉ đưa ra một nhận thức mơ hồ, có khi chính thày, cô, cũng không hiểu mình định nói gì, chứ chưa kể đến học sinh:'' Hoa năm ngoái là bông hoa mang mầu sắc hoài niệm của thời gian'' ( ! ).
 Trong ''Truyện Kiều'', của Nguyễn Du, cũng có hình ảnh nghịch lí ấy:
                                        '' Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông''
Có người đã hiểu là hoa đào nở vào dịp cuối năm, khi Kim Trọng đến tìm Kiều vào thang giêng năm sau, thì hoa đào vẫn còn. Năm ngoái, nghĩa là như vậy.(!)
 TRong nghệ thuật Phương Đông, thường có hình thức: lấy cái xa để nói gần, lấy cái không để nói cái có, lấy cái động để nói cái tĩnh, và ngược lại, thì đây cũng là một cách nói của nghệ thuật ấy. Các tác giả đã dùng cái phi lí, để nói cho sâu sắc cái điều có li.
 Trở lại câu ca dao trên, ta thấy rõ điều đó:
     Trời nắng gió tây (gió Lào), cả không gian như bị nung đốt trong chảo lửa, nhiệt độ có khi lên tới gần 40 độ c, ấy thế mà nhân vật trữ tình trong câu ca lại thấy ''lạnh lùng'', thì đó là điều trái tự nhiên. Nhưng qua sự đối lập đến phi lí này,ta mới thấy được cái lạnh đến ghê sợ của nỗi cô đơn trong lòng các cô gái khi phải xa người tình. Cho đù trời có nóng nực đến mấy cũng không thể xua tan được sự lạnh giá khủng khiếp ấy được. Phải có hơi ấm của tình nhân, toả ra từ cái áo, mới có thể làm cho lòng các cô ấm lại được.
 Trong bài ca dao ''Trèo lên cây bưởi hái hoa..'', hình như cũng có hình ảnh phi lí ấy:
                                 ''...Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân
                                     Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc...''
Tại sao bươc xuống vườn cà, lại tìm hái nụ tầm xuân? hoa tầm xuân,vốn màu hồng như có pha sắc tím, sao lại là ''xanh biếc''?
 Quả là lắt léo, như thách đố tài năng người cảm thụ thơ ca.

                                                          Trần Thanh Xuân
   
#1
    ledan84 06.05.2010 00:35:03 (permalink)
    ông Trần Thanh Xuân này là dạng nói phét khủng khiếp nhất. Cả tổ phương pháp văn của trường ĐHSP HN là lũ ăn hại,lí thuyết xuông nhưng ông này đại khoác lác. Lúc nào cũng mặc cảm trình độ chẳng ra gì nên luôn tìm cách chê bai người khác.
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9