Giun Sán
Như Ý P 08.11.2008 23:33:58 (permalink)







Cá Nhiễm Sán Lá
NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH . Việt Báo Thứ Ba, 10/31/2006, 12:02:00 AM
 
Keywords: Distomatosis,Trematode, Fluke
 
Thủy sản cũng như các loài động vật đều có thể nhiễm giun sán nhưng chỉ có một số mới truyền sang cho người mà thôi. Gần đây báo chí bên nhà có nói nhiều về sự bộc phát của bệnh sán lá, khoa học gọi là distomatosis, do cá truyền sang cho người tại một số tỉnh ở VN. Các giới chuyên môn nghĩ rằng bệnh lý nầy có nguyên nhân chính từ tập tục ăn gỏi cá sống hoặc ăn cá nấu không thật chín.
 
Nghiên cứu tại VN cho biết có  từ 45% đến 80% cá nuôi tại một số vùng đã bị nhiễm sán lá rất trầm trọng. Tại Nam Định, nơi thường có tập tục ăn gỏi cá sống, thì số người bị nhiễm sán lá từ cá có thể lên đến 65%, và cá nuôi thì bị nhiễm lối 44,7%. Tại Nghệ An, chó mèo và heo bị nhiễm sán lá từ cá truyền qua với tỷ lệ 13-38%. Riêng An Giang và Nghệ An là hai tỉnh không có tập quán ăn gỏi cá sống cho nên số người bị nhiễm sán lá từ cá chỉ ở mức độ từ 0,1 đến 1% mà thôi (VietnamNet 18/10/2006).
Nhiễm sán lá là một vấn đề rất nghiêm trọng tại vùng Đông Nam Á, đặc biệt là Trung Quốc,ViệtNam, Thái Lan, Lào và Cam Bốt.
 
Cá nhiễm những loại sán lá nào?
Về mặt ký sinh trùng học, người ta phân ra làm 3 nhóm giun sán sau đây:
-Giun (nematode,roundworm) còn gọi là lãi tròn.
-Sán dây (cestode,teania) còn gọi là sên vì nó có nhiều đốt như mắt xích xe đạp.
-Sán lá (trematode,douve,fluke) chỉ có một mảnh như lá, hình dẹp.
 
Tùy theo nơi định vị của sán lá trưởng thành trong cơ thể mà người ta chia ra:
1-Sán lá gan (liver fluke):  Sán lá họ Fasciolidae
2- Sán lá phổi (lung fluke): Sán lá họ Troglotrematidae
3- Sán lá ruột (intestinal fluke): Sán lá họ Heterophyidae
 
Bệnh nhiễm sán lá gan tại ViệtNam cũng không phải là một vấn đề mới mẻ gì, nhưng gần đây nó mới được tung ra một cách ầm ĩ.
Nhiều tổ chức quốc tế đã trợ giúp Việt Nam trong việc nghiên cứu và phòng trị bệnh nhiễm sán lá trong dân chúng. Chương trình FIBOZOPA (Fish borne zoonotic Parasite), một dự án nghiên cứu sán lá từ cá truyền cho người do Đan Mạch tài trợ cho VN, đã xác định được một số sán lá thuộc họ Heterophyidae.
Cá nước ngọt nuôi trong ao hồ lẫn cá sống trong thiên nhiên sông rạch (nước lợ) đều có thể bị nhiễm sán lá y như nhau.
 
Chu trình tăng trưởng (life cycle) của sán lá ruột họ Heterophyidae.
Để có thể gây nhiễm cho người, ấu trùng sán lá cần phải ở một giai đoạn nhất định nào đó trong chu trình tăng trưởng của nó. Giai đoạn ấu trùng (larvae) bắt buộc phải kinh qua 2 ký chủ trung gian (intermediate host), đó là con ốc và kế tiếp là con cá.
-Sán lá trưởng thành (adult) dài 2mm/ngang0,3-0,4mm sống trong niêm mạc ruột của người, của các loài gia súc (Trâu, bò, heo chó, mèo) cũng như của các loài thủy cầm thí dụ như các loài chim ăn cá dưới ao. Tất cả đều là ký chủ thật sự (definitive host) của sán lá. Sán lá trưởng thành chỉ phát triển trong các ký chủ thật sự vừa kể mà thôi…Trong ruột, sán lá trưởng thành đẻ trứng theo phân ra ngoài và nhiễm vào ao hồ và trở thành trứng thụ (embryonated eggs). Đó là những trứng có chứa ấu trùng sán lá ở giai đoạn Miracidia. Đây là giai đoạn để chẩn đoán (diagnostic stage).
-Ốc sống trong nước ăn trứng sán lá. Miracidia chui vào ruột ốc và kinh qua 3 giai đoạn ấu trùng Sporocysts-? Rediae-? Cercariae. Cuối cùng Cercariae được thải vào nước lội tự do đến khi tìm được một loài cá hoặc một loài thực vật nào thích hợp để kết nang trên đó.
 
Cercariae xuyên qua da cá và kết thành nang trong thịt cá để trở thành ấu trùng Metacercariae. Đây là giai đoạn gây nhiễm (infective stage).
 
Ăn phải cá có chứa ấu trùng sán lá, người sẽ bị nhiễm bệnh sán lá.
(Xin xem sơ dồ Metagonimus yokogawai life cycle của CDC).
Các loại sán lá quan trọng tại Á châu
Food borne Trematodes of medical importance and public health significance in Asia.                                             FAO/WHO           
             
1- Sán lá gan:
- Family Fasciolidae
* Genus Fasciola
Species F. gigantica (dài20-30mm/8-13mm)
F.hepatica
Sán lá gan Fasciola, hình dẹp, đầu nhỏ
F.gigantica là loài to nhất.
Sán trưởng thành sống trong bụng các loài thú ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu. Chúng được xem như ổ chứa của sán Fasciola. Người bị lây nhiễm vì rủi ro (accidental host) ăn phải rau cải bị nhiễm ấu trùng. Sán đẻ trứng trong mật, xuống ruột rồi theo phân ra ngoài, trở thành ấu trùng Miracidia và bị một loại ốc đặc biệt thuộc họ Lymnaeidae ăn vào. Sau 3 lần biến đổi trong ốc, ấu trùng được ốc nhả ra ngoài để trở thành ấu trùng Metacercariae lội tự do trong nước. Cuối cùng ấu trùng tìm được một loài cây thích hợp mọc dưới nước để kết nang và chờ đến khi có được gia súc hoặc được một người nào đó ăn vào… Ấu trùng vào ruột, thoát ra khỏi vỏ nang, xuyên qua ruột vào xoang bụng và từ đó lần mò tìm đường vào gan định vị, rồi chui vào trong ống mật để trưởng thành và đẻ trứng tại đây. Thời gian từ lúc nhiễm đến khi đẻ trứng cũng mất đôi ba tháng. Sán có thể định vị cả chục năm trong ống mật. Người bị nhiễm vì ăn sống các loại thực vật mọc dưới nước hay những nơi quá ẩm thấp. (xin xem sơ dồ Fasciola hepatica life cycle CDC).                                                                                                      • Genus Fasciolopsis
Species F.buski
 
Đây là loại sán lá ruột to nhất ở người.
Heo thường được xem là ổ chứa (reservoir) của sán lá F.buski. Sán trưởng thành trong ruột non.
Người bị nhiễm do ăn thực vật mọc dưới nước.                                     
- Family Opisthorchidae
• Genus Clonorchis
Species C. sinensis (dài 10-25mm/3-5mm), còn được gọi là Chinese liver fluke.
Người bị nhiễm từ cá.
Sán lá định vị trong gan, trong hệ thống mật và trong ống dẫn của tuyến tụy tạng.
 
Sán lá trưởng thành có thể sống 25 năm trong gan của chúng ta.
• Genus Opisthorchis
Species O. viverrini
Người bị nhiễm từ cá.
Sán lá định vị trong hệ thống mật.
 
2- Sán lá phổi:
-Family Troglotrematidae
• Genus Paragonimus
Species complex
Người bị nhiễm từ cua và từ tôm nước ngọt (crayfish).
Sán lá định vị trong phổi và màng phổi, đôi khi vào trong não, gây biến chứng rất nguy hiểm.
 
3- Sán lá ruột:
-Family Heterophyidae (sán dài 0.5-2mm/ ngang0.3-0.4mm)
• Genus Haplorchis, Species H.taichui
• Genus Metagonimus, Species M.yokogawai
 Người bị nhiễm từ cá.
Sán lá định vị trong niêm mạc ruột non.
 
Có nguy hiểm đến sức khỏe hay không?
Triệu chứng thay đổi tùy theo loại sán, tùy theo số lượng sán nhiều hay ít, tùy nơi định vị và tùy theo thời gian mới nhiễm hay đã bị nhiễm từ nhiều năm rồi.
Nói chung triệu chứng ban đầu lúc ấu trùng di chuyển có thể là đau bụng, thường là ở vùng hạ sườn phải (right upper quadrant), nôn mửa, tiêu chảy, biếng ăn, mất cân…Một thời gian sau thì có triệu chứng gan mật, vàng da vvSán lá gan Fasciola gigantica to nhất, thường làm nghẽn bít hệ thống mật và gây tổn hại mô gan.
Báo Thanh Niên Daily ngày Sept 22 /2006 có nói đến một ca tại Quảng Bình sán lá gan xuyên qua da và chui ra khỏi lồng ngực lúc bệnh nhân đang được bác sĩ khám. Một vài loài như sán lá phổi Paragonimus westermani có thể gây ra những triệu chứng trầm trọng khi chúng vào trong phổi, trong các hạch hoặc trong não.
 
Chẩn đoán bằng cách nào?
Thông thường chẩn đoán qua việc xét nghiệm phân của bệnh nhân để tìm trứng sán. Phương pháp nầy tỏ ra không mấy hữu hiệu nếu mực độ trứng quá ít ỏi hoặc thử không đúng thời gian sán đẻ trứng. Rất khó chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng vì bệnh nhiễm sán lá cũng rất dễ lầm lẫn với một số bệnh lý khác chẳng hạn như với cancer gan, bệnh viêm gan, abcès gan, bệnh đau ruột, đau bao tử hay bệnh lao phổi tuberculosis qua sự kiện đàm có màu rỉ xét trong trường hợp bị nhiễm sán lá phổi. Nếu bị nhiễm lâu ngày thì các triệu chứng có tính cách mãn tính hơn. Thời gian đầu lúc mới bị nhiễm, thử nghiệm máu thường thấy số lượng bạch cầu eosinphiles tăng rất cao hơn bình thường. Có thể làm siêu âm gan (echography) để hổ trợ chẩn đoán.
 
Có thể thử máu áp dụng các test huyết thanh học:
- Test hemaglutination tìm kháng nguyên antigen f2 của sán Fasciola.
- Elisa test.
- Test immunofluorescence.
- Tremkit project (do the Natural Resources Institute UK hướng dẫn) có đưa ra 2 phương pháp xét nghiệm rất tiến bộ. Phương pháp thứ nhất dựa trên kháng thể monoclonal antibodies. Với phương pháp nầy, người ta có thể làm mass screening để chẩn đoán mỗi lần rất nhiều người cùng một lúc để xem coi ai đã bị nhiễm sán lá mà không cần phải phân biệt riêng rẽ 3 loại sán lá Opisthorchis viverrini, Opisthorchis felineus và Clonorchis sinensis. Kế hoạch trị liệu nhờ đó mà được hoạch định mau chóng. Một phương pháp khác cũng rất chính xác dựa tên kỹ thuật polymerase chain reaction PCR để xác định DNA của sán lá mặc dù ở mật độ nhiễm sán thật ít. Phương pháp nầy rất đắt tiền nên chỉ được sử dụng trong việc khảo cứu mà thôi.

 
Có thuốc trị không?
 
......
 
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=45&nid=97088
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9