Những Người Đi Xây Mộng
chu sa lan 09.12.2008 05:11:58 (permalink)
chu sa lan
 
 
 
NHỮNG NGƯỜI
 
ĐI
 
XÂY MỘNG
 
 
 
TRUYỆN DÀI
 
 
1.
 
Đang lui cui giặt quần áo Hùng phải ngưng tay khi nghe tiếng chuông điện thoại vang lên.
- A lô...
- Hùng hả... Luận đây...
Hùng hơi mỉm cười khi nghe giọng nói vui vẻ của Luận, người bạn vong niên. Luận là dân không quân, lái trực thăng, di tản năm 75 và lớn hơn anh năm tuổi. Dù tuổi tác có chút cách biệt nhưng hai người rất thân thiết vì tính tình và sở thích giống nhau.
- Đang làm gì vậy?
- Dạ đang giặt quần áo...
Có tiếng cười ha hả kèm theo giọng nói đùa cợt của Luận.
- Muốn tôi gọi cô Loan tới nhà giặt quần áo dùm cho không... Tôi mới gặp cổ hôm qua và cô ta có nhắc tới Hùng...
- Dạ cám ơn anh... Tôi cũng muốn lắm nhưng chỉ sợ...
- Sợ gì?
- Sợ mời cô ta về nhà rồi cô ta không giặt quần áo cho mình mà mình lại giặt quần áo cho cô ta nữa. Cái đó hơi phiền à anh...
Có tiếng cười ha hả của Luận rồi sau đó giọng nói nghiêm nghị vang lên.
- Tôi định tổ chức một đêm văn nghệ ở trong vòng thân hữu của mình thôi...
- Có đông không anh?
- Chắc cũng không đông lắm đâu. Khoảng chừng hơn trăm người. Cần Hùng giúp một tay...
Hùng cười.
- Anh biết tôi mà. Gì chứ văn nghệ tôi ủng hộ hết mình. Huống chi đêm văn nghệ đó lại do anh tổ chức...
- Xong... Hai giờ chiều nay tới nhà trước là lai rai sau đó mình bàn thêm chi tiết...
- Thưa anh... Tôi sẽ đúng hẹn...
Hai giờ chiều. Hùng đậu xe trước nhà của người bạn già. Luận mở cửa cười.
- Vào đây... Bình với Thắng thời Hùng biết rồi...
Hùng vui vẻ bắt tay hai người quen cũ. Đặt trước mặt Hùng lon Coors Luận cười.
- Dô đi... Bả đang làm cho tụi mình món gỏi gà...
Vừa ngồi xuống Luận đi ngay vào vấn đề.
- Tôi có một người anh bà con. Ông ta tên Minh, trước cũng trong quân đội, đi HO qua đây ở dưới Oklahoma City. Gia đình của ông ta là một gia đình nghệ sĩ. Ông bà với hai đứa con, một trai và một gái vừa sáng tác vừa trình diễn luôn. Họ thường hay mở các cuộc lưu diễn tuy nhiên lại ít có người biết tới vì loại nhạc mà họ trình diễn là loại nhạc ly hương hay đấu tranh. Cách đây hai tuần tôi có nhã ý mời họ tới Denver trình diễn nhân dịp 30- 4. Họ bằng lòng và không đòi hỏi tiền bạc gì cả. Tuy nhiên mình phải lo vé máy bay và nơi ăn ở cho họ...
Hùng ngắt lời Luận.
- Xin lỗi được ngắt lời anh... Về chuyện ăn ở và vé máy bay anh để tôi lo cho... Nhà tôi có đủ chỗ cho họ ở. Còn vấn đề ăn thời nhà hàng ở đây thiếu gì...
Luận cười vui vẻ. Dường như anh biết trước người bạn trẻ tuổi tính tình hào phóng và mê văn nghệ của mình sẽ nói ra những điều đó.
- Bởi vậy anh mới gọi Hùng tham gia...
Hớp ngụm bia Hùng cười nhẹ. Khui cho mình lon bia Luận cười tiếp.
- Mình xong được vấn đề thứ nhất. Vấn đề thứ nhì là nhạc cụ. Họ mang theo nhạc cụ cá nhân nhưng vì cồng kềnh nên họ không mang theo dàn trống được. Thắng lo chuyện mướn cho họ dàn trống được không?
Thắng gật đầu không do dự.
- Chuyện đó dễ mà anh...
Luận cười nói với Bình.
- Tôi và anh lo mướn chỗ và mời anh em...
- Anh tính mời chừng bao nhiêu người?
Bình hỏi và Luận vui vẻ trả lời.
- Đây là buổi trình diễn đặc biệt và chọn lọc cho nên tôi định mời trong vòng anh em quen biết thôi. Chắc khoảng chừng một trăm cho tới trăm rưởi... Ngoài ra mình cũng sẽ không bán vé...
Bình lên tiếng.
- Thưa ba anh tôi có ý kiến. Mình không bán vé nhưng mình sẽ kêu gọi mọi người ủng hộ. Mình sẽ lấy số tiền ủng hộ đó để tặng cho anh Minh. Dù gì họ cũng bỏ công tới đây hát cho mình nghe...
Thắng phụ họa với Bình.
- Tôi đồng ý với anh Bình... Làm như thế lần sau mình mời họ sẽ vui vẻ hơn...
Luận và Hùng cũng đồng ý. Cuối cùng Luận nhìn lịch và nói với mọi người.
- Mình có năm tuần lễ để sửa soạn...
Sau khi bàn tính xong Bình và Thắng ra về chỉ còn Hùng ngồi cà kê dê ngỗng với Luận. Lan, vợ của Luận cũng ra góp chuyện. Nói cho vợ nghe về chuyện gia đình của Minh lên Denver sẽ ở tại nhà Hùng xong Luận đưa cho Hùng số điện thoại của Minh để hỏi thêm chi tiết về chuyện mua vé máy bay.
Trưa chủ nhật Hùng gọi cho Minh. Chuông reo ba lần anh mới nghe đầu dây bên kia có tiếng đàn bà trả lời.
- Hello...
- Thưa cô tôi là bạn của Luận ở Denver. Tôi xin phép được nói chuyện với anh Minh...
Giọng nói ấm dịu và đầy lễ phép của một cô gái vang trong ống nghe điện thoại.
- Dạ thưa bác... Ba má cháu không có ở nhà. Xin bác vui lòng gọi lại vào tối nay...
Ngập ngừng giây lát cô gái bên kia đầu dây tiếp.
- Dạ cháu xin phép hỏi bác gọi ba cháu có chuyện gì cần gấp không bác?
- Thưa cô... Tôi tên Hùng... Tôi là người lo chuyện mua vé máy bay cho gia đình của anh Minh lên Denver trình diễn ngày 30 tháng 4...
- Dạ... Cháu tên Hằng... Bác cứ gọi cháu là cháu Hằng. Gọi là cô bác làm cho cháu trở thành già hơn...
Hùng cười trong điện thoại.
- Vậy hả... Cháu Hằng... Vậy để tối nay tôi sẽ gọi lại nói chuyện với ba của cháu. Chào cháu...
- Dạ... Cháu nghe nói Denver phong cảnh đẹp lắm...
Hùng tính thôi nhưng Hằng lại nói thêm thành ra vì lịch sự anh phải tiếp tục.
- Rừng núi đẹp lắm... Giống như cao nguyên bên mình nhưng mùa đông lạnh và nhiều tuyết. Hồi còn ở bên nhà cháu Hằng có đi Đà Lạt lần nào chưa?
- Dạ chưa... Khi cháu lớn lên nhà nghèo lắm bác ơi... Mai mốt lên Denver bác dẫn cháu đi trượt tuyết nghe bác...
- Cháu Hằng không sợ lạnh à?
- Không... Cháu thích tuyết lắm... Cháu xin lỗi hỏi bác một câu nha... Bác mấy tuổi rồi...?
- Tôi già rồi...
- Già là bao nhiêu hả bác?
- Bây giờ là tháng 3 năm 2007... Như vậy tôi sắp năm mươi sáu rồi...
Hùng nghe tiếng Hằng cười ròn tan bên kia đầu dây.
- Mới có năm mươi sáu mà bác than già làm cháu cứ tưởng bác lụm cụm như ông già tám chín chục. Bác còn nhỏ tuổi hơn ba của cháu. À quên... Bác nhỏ tuổi hơn ba vậy Hằng gọi bằng chú được hôn?
Hùng cười vui vẻ.
- Được chứ. Còn cháu Hằng năm nay bao nhiêu tuổi rồi?
- Chú Hùng đoán thử xem?
Suy nghĩ giây lát Hùng cười.
- Chắc hai mươi lăm, hai mươi sáu...
- Cậu Luận nói cho chú biết hả?
- Không tôi đoán mò... Anh Luận nói cháu Hằng hát hay lắm...
- Dở lắm chú ơi... Hằng còn đang đi học...
- Cháu học gì vậy?
- Dạ cháu học về âm nhạc...
- Ạ... Tôi thích âm nhạc lắm...?
- Cháu học bốn năm về âm nhạc xong rồi nhưng ba má cháu khuyên cháu nên học lên cao nữa...
Hùng cười đùa.
- Vậy là mai mốt gặp Hằng chú gọi bằng " cô tiến sĩ " nghe...
Có tiếng Hằng cười thánh thót bên kia đầu dây ở Oklahoma City.
- Không được đâu chú ơi... Chú gọi như vậy người ta lại nói cháu là " chưa đổ ông nghè đã đe làng tổng "... Cháu vừa đi học vừa đi làm nên mệt và bận lắm chú ơi...
- Vậy hả... Thôi chú để Hằng đi nghỉ...
- Không có đâu... Cháu nói vậy chứ cháu thích được nói chuyện với chú...
Hùng mỉm cười.
- Cám ơn Hằng... Tôi may mắn gặp cháu nói chuyện vui lắm...
- Thưa chú... Thím không có ở nhà hả chú?
- Thím nào?
- Thím là vợ của chú đó...
- Chú không có vợ... Chú sống độc thân mà...
- Thiệt hả chú... Già như chú mà sống một mình buồn chết...
Hằng nghe có tiếng thở dài phát ra từ đầu dây bên Denver.
- Chú biết sống một mình cũng buồn nhưng mình không yêu được ai nên đành ở vậy...
- Chú nói nghe buồn quá...
- Hồi trước năm 75 tôi có yêu một người và sắp sửa làm đám cưới. Sau 75 tôi đi cải tạo thời vị hôn thê của tôi cùng gia đình vượt biên rồi mất tích luôn. Sau khi đi cải tạo về chú cũng vượt biên và sang tới Mỹ. Dù biết là người vợ chưa cưới đã chết nhưng chú vẫn chờ, vẫn đợi và vẫn hy vọng một ngày đoàn tụ...
Hùng không biết tại sao mình lại tâm tình với Hằng, một cô gái mới quen và tuổi chỉ đáng con cháu của mình. Anh nghe bên kia đầu dây ở Oklahoma City có tiếng thở dài phát ra.
- Tội nghiệp chú... Chú là người tình chung thủy nhất thế gian...
- Nói đúng ra thời tôi không yêu được ai dù quen rất nhiều người. Thôi tôi xin phép Hằng... Để tối nay tôi gọi nói chuyện với ba của cháu...
- Dạ... Cháu xin chia buồn với chú...
- Cám ơn cháu... Cũng không có gì... Tôi quen sống với nỗi buồn rồi...
Chầm chậm đặt điện thoại về chỗ cũ Hằng cảm thấy bâng khuâng và buồn buồn sau khi nói chuyện với chú Hùng. Nàng tưởng tượng tới một " ông già " không già lắm, tóc chưa bạc, nếu có chắc cũng không nhiều lắm, sống thui thủi một mình trong ngôi nhà rộng, lặng lẻ ra vào và ấp ủ một hình bóng, một mối tình không phai nhòa dù ngày tháng có đi qua trong cuộc đời của một người phải sống xa quê hương.
Suy nghĩ giây lát Hằng gọi lên Denver.
- Alo...
- Cậu Luận ơi... Con Hằng đây...
- Mạnh giỏi không cháu...?
- Dạ mạnh... Cậu ơi con tính nhờ cậu một chuyện...
- Chuyện gì nói nghe coi...
Hằng kể lại cuộc điện đàm với Hùng. Nghe xong Luận cười ha hả.
- Ông lính già xa quê hương đó đặc biệt lắm. Hùng viết văn làm thơ, văn nghệ lắm đó...
- Vậy hả cậu... Con đi tìm hứng để viết nhạc...
- Để cậu email cho con một bài thơ của Hùng. Con đọc thử xem có thích không...
- Dạ cám ơn cậu... Con sẽ gặp cậu mợ ngày 30 nghe cậu...
Chừng tiếng đồng hồ sau Hằng mở email và thấy một bài thơ của Hùng. Bài thơ khá dài và được làm theo thể thơ tự do. Đọc xong Hằng thở dài. Nàng xúc động vì thông cảm và hiểu được niềm đau thầm kín của người làm thơ. Hùng đã gói trọn tâm tư, nỗi lòng đòi đoạn của một người tha hương, dù xa muôn trùng vẫn hướng vọng về nơi chốn mà mình đã sanh ra và lớn lên. Thế rồi Hằng cắm đầu vào bài thơ của Hùng để phổ thành bản nhạc mà nàng sẽ hát vào đêm 30- 4 sắp tới ở Denver.
Phải mất một tuần lễ Hùng mới làm cho bên trong ngôi nhà của anh được sạch sẻ và ngăn nắp. Master bedroom được dành cho Minh và Hoàng Vân, còn hai phòng ngủ nhỏ hơn dành cho Hằng và Bảo. Riêng anh ở phòng giải trí được sửa lại thành phòng ngủ dành cho mấy đứa cháu trai ngủ khi lên nghỉ hè. Thêm vào đó anh còn mướn một chiếc SUV để tiện việc chuyên chở cả gia đình bốn người và nhạc cụ cồng kềnh.
Một giờ trưa ngày 29- 4 Hùng lên phi trường đón gia đình của Minh mặc dù máy bay không đáp xuống cho tới 1 giờ 45 phút. Anh không muốn mình bị trễ và để Minh phải chờ đợi.
Cuối cùng mong đợi cũng đến khi Hùng thấy gia đình bốn người xuất hiện.
- Dạ anh Minh...
Minh cười vui vẻ.
- Hùng hả... Thấy là tôi nhận ra liền... Còn đây là Vân vợ tôi, hai cháu Bảo và Hằng...
Hùng bắt tay Minh, cúi đầu chào Vân sau đó mới bắt tay Bảo rồi cười nói với Hằng.
- Cháu thấy Denver đẹp không?
- Đẹp... Tuyết nhiều lắm... Mai mốt chú dẫn cháu đi trượt tuyết nghe chú...
Hùng gật đầu cười.
- Cháu có đi trượt tuyết bao giờ chưa?
- Dạ chưa...
- Vậy thì vui lắm và rêm mình lắm...
Quay sang Minh và Vân Hùng tiếp.
- Anh chị tới đúng lúc... Bão tuyết mới vừa đi qua cách đây ba ngày...
Trên đường từ Denver International Airport về nhà ở Aurora Hùng và Minh với Vân trò chuyện hỏi han đủ thứ. Minh ngạc nhiên khi biết Hùng cũng bị đi cải tạo gần bốn năm. Về tới nhà Minh và vợ lại thêm ngạc nhiên khi thấy Hùng sống một mình trong ngôi nhà rộng có ba phòng ngủ. Vân cười nói với Hùng.
- Nhà rộng mà ở một mình buồn chết chú ơi...
- Dạ chị nói đúng... Nhưng riết rồi cũng quen. Vả lại cứ mỗi hai năm mấy đứa cháu ở Dallas lại kéo lên đây đi trượt tuyết. Thỉnh thoảng chúng nó cũng lên đây chơi vào mùa hè...
Đem hành lý vào nhà xong Hùng nói với Minh.
- Anh chị  ở master bedroom, Hằng ở phòng bên phải còn Bảo ở phòng đối diện với Hằng...
- Chú Hùng nhường phòng cho gia đình của cháu rồi chú Hùng ngủ ở đâu?
Hằng hỏi và Hùng cười trả lời.
- Chú có phòng khác...
Để cho gia đình của Hằng lo xếp hành lý Hùng ra nhà bếp gọi báo tin cho Luận biết là Minh và gia đình đã tới.
- Dạ anh Luận muốn nói chuyện với anh...
Hùng trao điện thoại cho Minh. Hai người nói chuyện giây lát xong Minh nói cho vợ con biết là Luận mời họ ăn cơm tối nay. Minh và Vân xin phép đi nghỉ. Bảo rút vào phòng riêng  nói chuyện với bạn gái.
Hùng nói với Hằng.
- Cháu nghỉ cho khỏe... Cứ tự nhiên như nhà của cháu...
- Chú có làm gì không?
Hùng cười.
- Không... Vả lại có việc gì chú cũng dẹp hết để lo cho gia đình cháu...
- Cháu nói chuyện với chú một chút được không...
- Được chứ... Mình ra ngoài phòng khách...
Hai chú cháu kéo nhau ra phòng khách. Hùng rót cho Hằng ly nước cam còn mình ly nước lạnh. Nhìn quanh quất căn phòng khách rộng Hằng cười chúm chiếm.
- Chú làm thơ hết sẩy...
Hằng không nín được cười khi thấy dáng điệu ngạc nhiên, bối rối và ngượng ngùng của ông chú mới quen.
- Làm sao cháu Hằng biết?
- Như vậy chú nhìn nhận là mình làm thơ hết sẩy phải không?
Hùng lắc đầu cười gượng.
- Làm thơ thời có mà hết sẩy thời không...
- Chú đừng có chối chú ơi. Cháu biết chú làm thơ hay lắm. Chú có bài thơ nào không đưa cho Hằng xem đi...
Hùng nhăn nhó mặt mày rồi cuối cùng cười gượng.
- Ừ thì chú có làm thơ cho đỡ buồn vậy mà...
- Thơ hay mà chú nói là đỡ buồn... Chú khiêm nhường quá...
Hớp ngụm nước lạnh Hùng nhìn cô gái đang ngồi trước mặt mình.
- Cháu Hằng đã đọc thơ của chú rồi phải không. Làm sao cháu có được?
Hằng cười thánh thót khi nhìn nét mặt và nghe câu hỏi tra khảo của Hùng.
- Cháu mướn thám tử tư điều tra về chú...
Hùng cười vì biết Hằng nói đùa.
- Cháu đã đọc nhiều bài thơ của chú. Viết văn và làm thơ chú lấy bút hiệu Đ. Q. H. Ba chữ này có nghĩa gì hả chú?
- Không biết...
Hằng cười hắc hắc.
- Chú xạo... Nghĩa gì chú nói cho Hằng nghe đi...
Hùng cười vì cái giọng năn nỉ và nhõng nhẽo của cô cháu gái mới gặp mặt lần đầu tiên.
- Đ. Q. H là ba chữ viết tắt tên người vợ chưa cưới của chú...
- Thím ấy tên gì?
Hùng cười buồn.
- Chú không muốn nhắc lại chuyện buồn... Thôi Hằng vào phòng nghỉ chút đi rồi tối nay gặp cậu Luận.
- Dạ... Nhưng mà chú hứa chú phải kể cho Hằng nghe mối tình của chú thím...
Nhìn ánh mắt long lanh và nụ cười của Hằng Hùng gật đầu một cách gượng gạo.
- Chú hứa... Khi nào có dịp...
Hằng lặng lẻ bỏ vào phòng. Hùng ngồi im trên ghế. Mắt anh mất hút vào quãng trời mênh mông ngoài cửa sổ. Đỉnh Rocky mây mù trắng xóa. Gió thổi tuyết bay lất phất. Đâu đó trong vùng trời mù sương kỷ niệm thấp thoáng hình bóng của cô nữ sinh Cà Mau và chiếc nón lá nghiêng nghiêng che dấu nụ cười thẹn thùng vì câu nói tỏ tình bóng gió xa xôi của ông lính trẻ.
Sáng ngày 30- 4. Khi gia đình bốn người của Minh thức dậy họ thấy trên chiếc bàn rộng trong phòng ăn đã có sẵn cà phê, trà và thức ăn điểm tâm mà Hùng đã mua từ nhà hàng đem về.
- Anh chị và mấy cháu ăn tạm... Anh Luận gọi nói cho tôi biết là hai vợ chồng ảnh sẽ tới đón anh chị và hai cháu đi ăn trưa...
- Chú không đi với tụi này à?
- Dạ không... Tôi đi mua quần áo và một vài thứ cần thiết để dẫn hai cháu đi trượt tuyết ngày mai...
Bảo lên tiếng.
- Chắc cháu không đi trượt tuyết đâu. Cháu đi thăm Red Rock với một người bạn gái của cháu...
- Vậy Hằng có muốn đi không?
- Muốn... Cháu đi với chú để mua quần áo...
Hùng từ chối khéo. Dường như anh ngại đi với Hằng.
- Chú đi một mình cũng được... Cháu Hằng cứ đi ăn sáng với ba má đi...
Hằng cười hóm hỉnh.
- Chú đi mua quần áo cho cháu mà cháu không đi theo thời làm sao chú biết size mà mua. Vả lại còn phải thử nữa... Mặc không vừa là cháu không chịu đâu...
Đuối lý Hùng phải cười trừ.
- Thôi được... Chú với cháu đi mua quần áo rồi đi ăn trưa sau...
Thấy Vân đưa cho Hằng cái Visa Hùng cười nói.
- Chị để tôi lo... Tôi hứa dẫn cháu đi trượt tuyết nên tôi lo hết...
Vân cười đùa.
- Chú cưng nó quá làm nó hư. Con này lớn rồi mà còn nhõng nhẽo lắm...
Hùng cũng đùa.
- Tôi ráng o bế để mai mốt cháu thành " cô tiến sĩ " thời mình cũng được thơm lây... Tôi sẽ đưa cho anh chị và Bảo mỗi người một cái chìa khóa để ai có về trước cứ việc mở cửa vào...
Thấy Hùng mang ra một xâu chìa khóa to tướng Hằng hỏi.
- Chú không có vợ con mà sao có nhiều chìa khóa vậy?
- Của mấy đứa cháu. Tụi nó đòi mỗi đứa một cái để đi về cho tiện...
Quay sang Bảo Hùng nói tiếp.
- Cháu Bảo muốn đi đâu cứ việc lấy xe của chú. Chìa khóa máng bên hông tủ lạnh...
- Dạ cám ơn chú... Bạn gái của cháu sẽ tới đây đón cháu...
Hùng đẩy cửa cho Hằng bước vào một tiệm chuyên môn bán quần áo thể thao và thể dục. Vì biết mình không trả tiền nên Hằng chọn bộ quần áo rẻ tiền nhất. Thấy vậy Hùng mới nói.
- Cháu nên chọn thứ tốt vì chọn thứ rẻ tiền mà ở lâu ngoài trời sẽ mau bị lạnh và bị bịnh...
- Cháu sợ tốn tiền của chú...
Hằng cười nói. Hùng đùa.
- Cháu cứ chọn thứ tốt nhất đi. Coi như đây là món quà chú tặng cháu để kỷ niệm. Miễn là tối nay cháu hát thật hay cho chú nghe là được rồi...
- Cám ơn chú... Cháu sẽ cố gắng...
- Chú ngắm xem có được không...?
Hùng hơi ngẩn người khi thấy cô cháu gái mới quen xinh xắn trong bộ quần áo trượt tuyết. Màu đen của bộ quần áo tương phản với làn da mặt trắng tự nhiên không son phấn của Hằng khiến cho nàng đẹp dịu dàng và quyến rũ.
- Đẹp lắm... Nhưng thêm cái này để không cho ai nhìn...
Vừa nói Hùng chụp lên đầu Hằng cái nón và cặp kính đen đoạn quàng thêm chiếc khăn quàng cổ. Cử chỉ của anh khiến cho Hằng cười hăng hắc.
- Chú không muốn cho ai thấy cháu đẹp à... Bộ chú giành làm của riêng cho mình à...
Hùng chớp mắt vì câu nói của Hằng. Anh cũng không hiểu sao mình lại có cử chỉ đó. Cười cười anh bào chữa.
- Tên của cháu ám chỉ cháu là hằng nga trên trời cho nên chú không thể để cho những đôi mắt phàm phu tục tử nhìn thấy...
Hằng nhìn " ông chú già " của mình với ánh mắt hóm hỉnh cùng với câu nói trêu chọc vang lên.
- Thế ánh mắt của chú là gì. Tiên hả?
Hùng thản nhiên gật đầu.
- Chú là Lưu Nguyễn đang trên đường đi lên cõi tiên...
Nhận thấy mình đi hơi xa Hùng đánh trống lãng.
- Còn thiếu đôi giày... Cháu phải lựa đôi giày thật tốt để cho hai bàn chân khỏi bị lạnh. Đi trượt tuyết kỵ nhất là lạnh cẳng...
- Chú có lạnh cẳng không?
- Thỉnh thoảng...
Hùng trả lời nhát gừng.
- Chú có lạnh cẳng trong tình yêu không?
Hùng làm bộ như không nghe câu hỏi của cô cháu gái bằng cách cúi đầu nhìn vào đôi giày đi tuyết trước mặt mình. Xuyên qua chiếc kính mát màu đen Hằng chỉ thấy được một nửa khuôn mặt gầy gầy và buồn bã.
- Chú Hùng...
Hùng quay lại cười.
- Cháu Hằng thử đôi giày này đi...
Không hiểu sao Hằng muốn nhõng nhẽo và đày ông chú già của mình. Ngồi xuống ghế nàng tháo kính mát và nhìn vào mặt Hùng với nụ cười có chút gì diễu cợt.
- Chú mang dùm cháu đi...
Ngần ngừ giây lát Hùng chậm chạp tháo chiếc tennis shoe rồi cầm lấy bàn chân nhỏ nhắn của Hằng đoạn xỏ chiếc giày trượt tuyết nặng nề vào. Đứng lên nhún nhún và bước đi mấy bước Hằng cười.
- Chú thấy được không chú...
- Nếu cháu thấy không đau chân là được rồi...
- Bây giờ thời không đau chân. Nhưng nếu đau chân là chú phải cõng cháu về nhà nghe chú...
Hùng cười cười.
- Nếu cháu đau chân thời chú sẽ kêu ambulance chở cháu về nhà...
Hằng lắc lắc mái tóc huyền óng ả đong đưa trên vai.
- Hông... Cháu hổng có chịu đâu. Cháu muốn chú cõng cháu về nhà à...
- Tại sao cháu muốn chú cõng?
Hằng hơi đỏ mặt khi bị ông chú vặn hỏi.
- Tại cháu là con gái út quen được ba má cưng, ba má chiều...
- Ừ... Nếu cháu bị đau chân thời chú sẽ cõng...
Hằng cười thánh thót vì câu nói này. Nàng trợn mắt khi đọc số tiền ghi trên cái bill. Tuy nhiên Hùng lại thản nhiên và vui vẻ.
- Cháu xài tiền của chú nhiều quá...
- Có gì đâu... Chú không vợ con thời tiền để làm gì. Bởi vậy khi mấy đứa cháu của chú lên đây tụi nó tha hồ xài tiền của chú...
Không biết nghĩ gì mà khi ra khỏi cửa Hằng thọc tay vào tay của Hùng như là một đôi tình nhân đi sắm quần áo. Vì hai tay phải xách hai túi đồ đạc cho nên Hùng không thể né tránh cử chỉ âu yếm của Hằng. Anh lo lắng vì sợ có người quen thấy và gây ra sự hiểu lầm. Ngồi vào xe Hùng cười hỏi.
- Bây giờ cháu muốn đi đâu?
- Cháu nghe nói Red Rock lạ lắm. Nếu chú chở cháu đi...
Hùng cười trong lúc vặn công tắc.
- Đi... Mới có mười giờ... Mình đi Red Rock xong ghé phố ăn trưa rồi về nhà cũng còn kịp...
 
 
 
 
 
2.
 
Bảy giờ rưởi tối. Căn phòng chứa gần hai trăm người chợt im lặng khi Luận bước lên sân khấu.
- Kính thưa anh chị em. Thay mặt các anh em tổ chức tôi thành thật cám ơn anh chị em đã bỏ thời giờ tới tham dự buổi trình diễn đặc biệt cho ngày quốc hận 30- 4. Vì tài chánh eo hẹp cũng như nhân sự ít ỏi nên sự tổ chức đã có nhiều sơ sót. Xin anh em vui lòng bỏ qua. Trước hết tôi xin hân hạnh giới thiệu gia đình của anh Minh ...
Mọi người đồng loạt vỗ tay hoan hô khi gia đình nghệ sĩ bước lên sân khấu.
- Kính thưa quý vị. Thật là hân hạnh cho gia đình của chúng tôi khi được gặp quý vị trong ngày quốc hận đặc biệt này. Trước hết tôi xin giới thiệu Hoàng Vân, người bạn đường của tôi. Kế đó là cháu Anh Bảo và sau cùng là cháu gái Thiên Hằng. Buổi trình diễn tối hôm nay sẽ xoay quanh chủ đề " Hát Cho Quê Hương " với những ca khúc chọn lọc của các tác giả nổi tiếng và nhiều nhạc phẩm do chính chúng tôi sáng tác. Tuy nhiên trước hết tôi xin quý vị hãy cùng chúng tôi hát bản Quốc Ca và sau đó là một phút mặc niệm cho tổ quốc điêu linh và dân tộc đang còn sống trong sự cai trị hà khắc của cộng sản cũng như gởi tới những người đã chết lời tri ân chân thành nhất...
Nhạc trổi lên và mọi người cùng đứng dậy hát quốc ca.
 
- Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống
Vì tương lai quốc dân cùng xông pha khói tên
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền
Dù cho phơi thây trên gươm giáo
Thù nước lấy máu đào đem báo
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy
Người công dân luôn vững bền tâm trí
Hùng tráng quyết chiến đấu, làm cho khắp nơi vang
Tiếng người nước Nam cho đến muôn đời...
Công dân ơi mau hiến thân dưới cờ
Công dân ơi mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá
Vẻ vang nòi giống
Xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng...
 
 Quốc ca dứt. Mọi người cúi đầu im lặng cho phút mặc niệm sau đó mới lần lượt ngồi xuống. Giọng nói trầm khàn của Minh vang lên.
- Kính thưa quý vị... Để mở đầu cho chương trình nhạc chủ đề Hát Cho Quê Hương đêm nay tôi xin hát một ca khúc mà có lẽ quý vị đã biết. Đó là ca khúc Người Lính Già Xa Quê Hương...
Nhạc da diếc buồn nhưng cũng không buồn bằng tiếng hát truyền cảm của Minh.
 
- Người lính già xa quê hương
Nghe trong tim đêm ngày trăn trở
Nhớ quá một thời chinh chiến gian lao
Nhớ phút nguy nan đi vào binh lửa
Sắt thép trong tay đang đối diện thù
Bỗng tiếng loa vang lệnh truyền buông thả
Nửa đời còn gì cung kiếm ngang trời...
 
Ba mươi năm về trước. Người lính trẻ tùng sự tại tiểu khu Cà Mau ngồi im lặng trong căn phòng nhỏ cùng với năm ba người lính. Mọi người đều nghe được lệnh buông súng của Dương Văn Minh. Có tiếng khóc tức tưởi. Có giọt nước mắt ứa ra âm thầm. Có tiếng thở dài uất nghẹn. Tất cả đều bàng hoàng, tê liệt vì cái lệnh buông súng. Hùng đã lê những bước chậm chạp, nặng nề và sầu tủi nhất trong đời mình từ đơn vị về tới nhà của Quỳnh Hương để báo tin buồn.
 
- Người lính già xa quê hương
Bao nhiêu năm anh nằm không ngủ
Nhớ quá mẹ hiền nhớ quá anh em
Nhớ những đêm mưa quân hành đất đỏ
Nhớ những đêm xuân nơi chốn địa đầu
Nay quá xa xăm đường về thăm thẳm
Nửa đời ngậm ngùi mang kiếp tha hương...
 
Căn phòng chứa gần hai trăm người chìm mất trong tiếng nhạc u sầu và tiếng hát nghẹn ngào của Minh. Anh hát cho anh, cho nỗi lòng của một trong trăm ngàn người lính già xa quê hương.
 
- Ôi còn đâu
Ôi còn đâu
Bạn bè ta
Những anh hùng hào kiệt
Không tiếc chi xương máu giữ màu cờ
Ôi còn đâu
Ôi còn đâu
Một thời trai một thời súng gươm
Nay bỗng dưng thành kẻ lưu vong
 
Người lính già xa quê hương
Nhưng trong tim chưa tàn ánh lửa
Vẫn ước một ngày theo gót Quang Trung
Vẫn thấy quê hương đêm ngày réo gọi
Vẫn thấy trong tim canh cánh đường về
Vẫn thấy nơi đây chỉ là đất tạm
Thầm hẹn ngày về chết giữa quê hương...
 
Mấy chữ " Thầm hẹn ngày về chết giữa quê hương " mường tượng như là lời hứa hẹn âm thầm của những người đã ra đi nhưng vẫn canh cánh bên lòng một ngày trở lại để tiếp tục sứ mệnh giải phóng quê nhà khỏi ách độc tài tàn bạo của cộng sản.
Gần hai trăm người không hẹn đồng đứng lên vỗ tay hoan hô. Điều đó cũng không lạ vì tất cả người nghe đa số là những người lính già xa quê hương.
 
- Sài gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời
Sài gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời
Giờ còn đây, những kỷ niệm sống trong tôi
Những nụ cười ngắt trên môi
Những giọt lệ ôi sầu đắng.
Sài gòn ơi, nắng vẫn có còn vương trên đường
Đường ngày xưa, mưa có ướt ngập lối người về
Rồi mùa thu, lá còn đổ xuống công viên
Bóng gầy còn bước nghiêng nghiêng
Hay đang khóc thương cho người yêu...
 
Tiếng hát của Hoàng Vân buồn thật buồn. Dù có tuổi nhưng giọng hát ngọt ngào của chị đủ sức làm cho người nghe tê tái trong lòng. Hùng cảm thấy hồn mình như rã mục theo từng chữ, từng câu trong ca khúc Vĩnh Biệt Sài Gòn. Tên gọi thật xa nhưng vẫn còn lẩn quẩn ở đâu đây, vọng vang hoài hủy trong tâm tưởng.
 
- Tôi giờ như con thú hoang lạc đàn
Từng ngày qua, từng kiếp sống quên thời gian
Kiếp tha hương, lắm đau thương, lắm chua cay
Tôi gọi tên em mãi thôi
Sài gòn ơi, tôi xin hứa rằng tôi trở về
Người tình ơi, tôi xin giữ trọn mãi lời thề
Dù thời gian, có làm một thoáng đam mê
Phố phường vắng ánh sao đêm
Nhưng tôi vẫn không bao giờ quên...
 
Tiếng vỗ tay kéo dài cho tới khi Anh Bảo bước ra sân khấu. Người thanh niên có vóc dáng nghệ sĩ này cất tiếng hát một ca khúc mang tên Sài Gòn Niềm Thương Nhớ Không Nguôi. Hùng như uống từng lời từng chữ. Bản nhạc này anh có nghe người khác hát nhưng giọng hát trầm ấm và truyền cảm của Bảo đã làm anh xúc động tới độ chỉ biết ngồi im lắng nghe và mơ tưởng.
 
- Một tờ thư nát trao tay viết tên Sài Gòn
Vài dòng nhắn rằng
Người Sài Gòn vẫn cô đơn
Dù thành phố cũ đã thay đổi tên
Mà người năm cũ vẫn không hề quên
Vẫn mong bình minh xé toang màn đêm...
Sài Gòn vẫn sống hiên ngang giữa lòng ngục tù
Sài Gòn kiên cường ở vùng kinh tế hoang vu
Sài Gòn thao thức mãi trong đêm đêm
Sài Gòn ray rứt mãi bao con tim
Trái tim Việt Nam chất chứa hận thù...
Tháng tư về
Người Sài Gòn mất thủ đô
Tháng tư về chẳng còn Công Lý Tự Do
Thành phố đã thay tên
Lạc lối chốn thân quen
Người chiến sĩ không tên khóc trong lòng phố
Lần bước đến công viên
Chợt hạnh phúc vô biên
Từng ghế đá công viên khắc tên Sài Gòn...
Sài Gòn vẫn sống sau bao đắng cay dập vùi
Sài Gòn muôn đời là niềm thương nhớ khôn nguôi
Sài Gòn hai tiếng ấm đôi bờ môi
Sài Gòn câu hát đã ru vành nôi
Khúc ca tự do gió đưa ngàn nơi
Sài Gòn vẫn sống thênh thang trong lòng mẹ già
Sài Gòn vẫn còn nồng nàn trên mắt môi cha
Sài Gòn vẫn sống trong tim người đi
Thời gian không xóa vết thương biệt ly
Đuốc thiêng tự do thắp sáng đường về...
 
Gần hai trăm người ngồi im. Họ như chìm mất vào nỗi buồn đau của những người từng một thời đã sinh ra, lớn lên và đã sống những ngày tươi đẹp nhất của đời mình ở thành phố thân yêu giờ đã bị thay tên.
 
- Một tờ thư nát trao tay viết tên Sài Gòn
Vài dòng nhắn rằng
Người Sài Gòn vẫn cô đơn
Dù thành phố cũ đã thay đổi tên
Mà người năm cũ vẫn không hề quên
Vẫn mong bình minh xé toang màn đêm...
Sài Gòn vẫn sống hiên ngang giữa lòng ngục tù
Sài Gòn kiên cường ở vùng kinh tế hoang vu
Sài Gòn thao thức mãi trong đêm đêm
Sài Gòn ray rứt mãi bao con tim
Trái tim Việt Nam chất chứa hận thù...
Tháng tư về
Người Sài Gòn mất thủ đô
Tháng tư về chẳng còn Công Lý Tự Do
Thành phố đã thay tên
Lạc lối chốn thân quen
Người chiến sĩ không tên khóc trong lòng phố...
Lần bước  đến công viên
Chợt hạnh phúc vô biên
Từng ghế đá công viên khắc tên Sài Gòn...
Sài Gòn vẫn sống sau bao đắng cay dập vùi
Sài Gòn muôn đời là niềm thương nhớ khôn nguôi
Sài Gòn hai tiếng ấm đôi bờ môi
Sài Gòn câu hát đã ru vành nôi
Khúc ca tự do gió đưa ngàn nơi
Sài Gòn vẫn sống thênh thang trong lòng mẹ già
Sài Gòn vẫn còn nồng nàn trên mắt môi cha
Sài Gòn vẫn sống trong tim người đi
Thời gian không xóa vết thương biệt ly
Đuốc thiêng tự do thắp sáng... đường... về...
 
Luận là người vỗ tay lớn nhất, lâu nhất và nồng nhiệt nhất. Thắng vừa vỗ tay vừa la bis bis còn Bình nói nữa nữa. Ai ai cũng chăm chú nhìn lên sân khấu khi cô gái trẻ đẹp mang tên Thiên Hằng bước ra. Đèn sáng mờ mờ soi khuôn mặt thanh tú, mái tóc huyền thả buông trên vai chiếc áo dài trắng đơn sơ và mộc mạc.
- Kính thưa quý vị. Sau đây cháu xin trình bày một bài thơ được cháu phổ nhạc. Bài thơ này của một người ở Denver mà nếu cháu nói ra chắc ít người biết. Đó là bài thơ của chú Nguyễn Vũ Huy Hùng...
Nói xong Thiên Hằng còn giơ tay chỉ vào chỗ Hùng đang ngồi khiến cho mọi người đồng quay nhìn rồi vỗ tay hoan hô. Có người lên tiếng.
- Phải vậy mới được chứ... Denver của mình đông quá mà không có nhân tài thời quê mặt lắm... Hoan hô anh Nguyễn Vũ Huy Hùng...
Mọi người trong phòng vỗ tay khen tặng gà nhà. Đợi cho tràng pháo tay dứt Thiên Hằng mới tiếp.
- Thưa chú Hùng... Vì lý do riêng cháu xin phép đổi tên bài thơ được phổ nhạc của chú thành Quà Cho Sài Gòn*...
 
- Ngày ta đi
Sài Gòn bùng khói súng
Ngày ta đi
Quê hương phủ màu tang tóc thê lương
Đêm ba mươi
Trên biển đen âm thầm tiếng khóc chia xa...
 
Chỉ có mấy câu nhưng bằng tiếng hát buồn Thiên Hằng đưa dẫn mọi người ngược thời gian trở lại một ngày của ba mươi hai năm về trước. 30- 4- 75. Ngày mười mấy triệu dân của miền nam nhỏ lệ. Ngày mười mấy triệu dân miền bắc ứa nước mắt vì biết hy vọng được sống trong tự do của họ sẽ không bao giờ tới. Miền nam, phần đất biểu tượng cho tự do của dân tộc Việt Nam đã bị lọt vào vòng cai trị sắt máu và bạo tàn của cộng sản.
 
- Ta đã đi qua muôn dặm trùng dương
Tới một nơi vô cùng xa lạ
Họ với ta lạ màu da sắc tóc
Họ không nói tiếng ta yêu, tiếng người yêu ta nói
Họ có hết
Xe hơi, nhà lầu, tivi, tủ lạnh
Họ có thừa nhưng thiếu chút cảm thông
Để hiểu ta một kẻ lưu vong
Bỏ lại sau lưng chút tình yêu bé nhỏ
Một mẹ già, cha lẫn cháu thơ ngây
Anh đi cải tạo chưa về...
 
Giọng hát của Thiên Hằng chợt vút cao lên như tiếng thét hờn căm đầy u uất của dân tộc đang oằn oại dưới ách thống trị của ngoại bang và bạo quyền.
 
- Họ làm sao hiểu được
Nơi xứ ta hình cong chữ S
Thịt cá tôm cua là xa xỉ của nhân dân
Dân ta đó
Tên Việt Nam nhưng bất hạnh vô cùng
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ thằng Tây
Hai mươi năm Nga Mỹ làm thầy...
 
Rồi giọng hát chìm xuống thành tiếng than van não nề của một người vì nạn nước phải lìa bỏ tất cả những gì yêu quý để tìm kiếm tự do.
 
- Ta cũng muốn quên để sống
Để nghĩ tới tương lai
Dù một tương lai không có chi đáng nói
Thứ tương lai trên xứ văn minh
Thừa đồ ăn chó
Trong khi bên kia bờ đại dương đỏ máu
Cháu ta đói mà không chén cơm ăn...
Thứ tương lai trên xứ tân tiến
Có nhà thương, bệnh viện, bác sĩ chó
Trong khi bên kia trời tăm tối
Mẹ ta nằm tê liệt cả chân tay...
 
Hùng nhìn lên bục gỗ nơi có vóc dáng mảnh mai buồn với mái tóc huyền buông chảy xuống những cung bậc của chiếc đàn tây ban cầm đang tạo ra những rung cảm tuyệt vời. Anh hồi tưởng lại hình ảnh của người mẹ già thân yêu nằm hấp hối chờ đứa con trai thân yêu đã đi thật xa và có lẽ không bao giờ trở lại thăm trước khi bà nhắm mắt.
 
- Ta đã sống
Những ngày tuyết mênh mông và lòng ta cũng mênh mông
Để mơ lại một thời ta đã sống
Không xe hơi, nhà lầu
Không giấc mơ cố xứ
Nhưng thừa mứa niềm vui
Ôi! Sài Gòn
Ta thấy em buồn mòn mỏi đợi chờ ta
Cho nên ta đã quyết
Nửa trái tim ta bỏ lại quê hương
Còn phân nửa quà hồi hương em đó...
 
Ôi! Sài Gòn
ta thấy em buồn mòn mỏi đợi chờ ta
Cho nên ta đã quyết...
Nửa trái tim ta bỏ lại quê hương
Còn phân nửa quà hồi hương em đó...
Nửa trái tim ta bỏ lại quê hương...
Còn phân nửa quà hồi hương em đó...
 
Tiếng hát nhỏ dần dần. Mọi người đứng dậy vỗ tay. Chỉ riêng có Hùng vẫn ngồi im. Anh xúc động tới độ quên cả vỗ tay.
- Nữa... Nữa... Bis... Again...
- Hát lại đi cháu...
- Hay lắm...
Mọi người cứ tiếp tục vỗ tay và yêu cầu khiến cho Thiên Hằng phải cười nói.
- Kính thưa quý vị... Để đáp lại thạnh tình của mọi người sau đây cháu xin trình bày một ca khúc mang tên Bóng Khói Ninh Kiều*... Đây cũng là một bài thơ của chú Huy Hùng được cháu phổ thành nhạc...
 
- Chiều ngang sông Hậu lại vấn vương
Mòn con nước chảy nhớ cùng thương
Xa trông bóng khói chiều ủ dột
Em ngồi im lặng đêm phố phường
 
Viết cho em...
Viết cho em... đó... giấy cùng thư
Thuốc cháy tan thành khói tương tư
Nghe như chất đắng ly rượu ngọt
Ta uống không say buổi tạ từ
 
Tàu xuôi ra biển nuốt đắng cay
Em còn ở lại chịu đọa đày
Giơ tay giã biệt sầu trong mắt
Ta gọi tên em của một ngày
 
Mấy năm sống tạm kiếp lang thang
Trông về phương ấy dạ bàng hoàng
Ngày qua lần giở phong thư cũ
Thấy bóng mình in lắm tạ tàn...
 
Viết cho em...
Viết cho em... đó... giấy cùng thư
Thuốc cháy tan thành khói tương tư
Nghe như chất đắng ly rượu ngọt
Ta uống không say buổi tạ từ
 
Tàu xuôi ra biển nuốt đắng cay
Em còn ở lại chịu đọa đày
Giơ tay giã biệt sầu trong mắt
Ta gọi tên em của một ngày
 
Mấy năm sống tạm kiếp lang thang
Trông về phương ấy dạ bàng hoàng
Ngày qua lần giở phong thư cũ
Thấy bóng mình in lắm tạ tàn...
Ngày qua lần giở phong thư cũ
Thấy bóng mình in lắm... tạ... tàn...
 
Tiếng nhạc và giọng hát nhỏ dần, nhỏ dần cuối cùng dứt hẳn nhưng âm hưởng đọng trùng trùng trong căn phòng im lặng. Có tiếng thở dài hắt hiu. Tiếng vỗ tay vang lên thật lớn, thật lâu mới dứt.
Luận lên bục gỗ tuyên bố tạm nghỉ mười lăm phút để giải lao. Rất nhiều người tìm tới bắt tay khen tặng Hùng về hai bài thơ của anh. Hằng cười nói nhỏ với ông chú già của mình bằng cái giọng nửa như dạy đời mà nửa như trêu cợt.
- Chú thấy chưa... Cháu nói chú làm thơ hay mà chú cứ cải...
Hùng cười. Anh không có chút gì tỏ ra phật lòng khi nghe câu nói " dạy đời " của cô cháu gái nhỏ hơn mình ba mươi mốt tuổi.
- Đó là nhờ cháu phổ nhạc rồi hát hay chứ nếu đọc lên đâu có ai muốn nghe...
- Cháu muốn nghe... Tối nay về nhà chú đọc thơ cho Hằng nghe... nghe chú...
Hằng nắm tay Hùng dặc dặc. Hùng lắc đầu.
- Không được đâu...
Hằng kêu lên với giọng nhõng nhẽo.
- Sao hổng được... Tự nãy giờ cháu hát cho chú nghe thời tối nay chú phải ngâm thơ cho cháu nghe... Như vậy mới fair... Chú mà không ngâm thơ là cháu hổng thèm chơi với chú...
- Ok... Một bài thôi... nhưng mà đọc chứ không phải ngâm...
Hằng cười tươi đưa ngón tay nhỏ nhắn của mình ra.
- Chú ngoéo tay đi...
Hùng gượng cười cong ngón tay để cho Hằng móc ngón tay mềm mại của mình vào.
 
 
 
 
 
 
 
3.
 
Buổi trình diễn được tiếp tục lúc Minh bước ra với nụ cười tươi tắn.
- Kính thưa anh chị... Để tiếp tục chương trình tôi xin cống hiến một ca khúc mới có tên là Thân Phận*. Ca khúc này sẽ do toàn ban nhạc hợp ca...
Nhạc trổi lên. Tiếng đàn guitar hòa với tiếng keyboard và tiếng trống tạo nên âm hưởng mới lạ.
 
- Em bên kia bờ đại dương
Lao động tốt cho nhà nước
Tăng gia sản xuất cho đảng ta
Tôi bên này đại lục
Hùng hục đi cày
Làm giàu cho tư bản
Ôi vinh quang của lao động
Em xác thân vỡ tan
Tôi méo mó hình hài...
 
Anh bên kia đất nước
Ngồi im nghe tố khổ
Học làm người vô sản
Tôi ở chốn xa lạ
Cố quên đi dỉ vãng
Gắng thành công dân Mỹ
Ôi đớn đau thân nhược tiểu
Ôi xót xa cho người Việt Nam...
 
Em bên kia đất nước
Phá rừng vùng kinh tế mới
Tăng gia sản xuất cho đảng ta
Tôi bên này đại lục
Quần quật đi cày
Làm giàu cho tư bản
Ôi vinh quang của lao động
Em óc tim mòn hao
Tôi héo úa từng ngày
Anh bên kia đất nước
Ngồi im nghe kiểm thảo
Học làm người cộng sản
Tôi bên này đại lục
Ấp ôm hoài dỉ vãng
Chối từ công dân Mỹ
Ôi đắng cay thân nhược tiểu
Ôi xót xa cho người Việt Nam...
 
Phải cố gắng lắm Hùng mới không thở dài. Tuy nhiên anh cảm thấy lòng thật buồn khi nghĩ tới quãng đời còn lại của mình. Vô vị. Nhàm chán. Tẻ nhạt. Lặng lẻ. Thời gian như viên thuốc ngủ ru đời anh vào rã mục và lụn tàn.
 
- Em bên kia bờ đại dương
Lao động tốt cho nhà nước
Tăng gia sản xuất cho đảng ta
Tôi bên này đại lục
Hùng hục đi cày
Làm giàu cho tư bản
Ôi vinh quang của lạo động
Em xác thân vỡ tan
Tôi méo mó hình hài...
 
Anh bên kia đất nước
Ngồi im nghe tố khổ
Học làm người vô sản
Tôi ở chốn xa lạ
Cố quên đi dỉ vãng
Gắng thành công dân Mỹ
Ôi đớn đau thân nhược tiểu
Ôi xót xa cho người Việt Nam...
Ôi xót xa cho người Việt Nam...
 
Tiếng hát chìm vào tiếng thở dài áo não của ai đó. Khi tiếng vỗ tay dứt Minh cười nói trong lúc vợ và hai con cầm đàn với trống.
- Kính thưa anh chị em... Sau đây là ca khúc Niềm Đau Tự Do*, một hợp soạn của hai vợ chồng tôi khi mới vừa qua Mỹ được vài năm...
 
- Hỡi tượng thần tự do
Mỗi khi nhìn em
Ta như thấy được
nỗi buồn đau của một kẻ lưu vong không bao giờ về lại với non sông.
Nghe tiếng em cười
Ta tưởng chừng tiếng khóc của mẹ già
 có con mười mấy năm đi tị nạn chưa về.
Hỡi tượng thần tự do
Nhìn làn da em trắng
Ta tưởng đến mảnh khăn sô trên đầu người góa phụ
ôi chồng nàng đã chết trong trại cải tạo tháng vừa qua.
Hỡi tượng thần tự do
Mỗi khi nhìn em
ta như thấy được niềm đau của một kẻ ly hương không bao giờ gặp lại mẹ cha.
Hỡi tượng thần tự do
Ta xin em giơ cao hơn ngọn đuốc
Đốt thêm ánh lửa hồng tự do
Làm sáng lại những mảnh đời tăm tối Việt Nam.
Cho ta thấy đường về lại với quê hương...
 
Hùng nhìn Thiên Hằng đứng trên sân khấu. Cô cháu gái của anh hoàn toàn biến thành tiếng than van nghẹn ngào, tiếng khóc âm thầm và tức tưởi của một người dân lưu vong không bao giờ hoặc không có hy vọng gì trở về lại quê hương của chính mình. Trở về lại một quê hương tự do và no ấm chứ không phải trở về bằng cách cầu cạnh hay đầu hàng cộng sản.
 
- Hỡi tượng thần tự do
Mỗi khi nhìn em
Ta như thấy được nỗi sầu thương của một kẻ ra đi không bao giờ về lại với quê hương.
Nghe tiếng em cười
Ta tưởng chừng tiếng khóc của mẹ già có con mười mấy năm đi học tập chưa về.
Hỡi tượng thần tự do
Nhìn làn da em trắng
Ta tưởng đến mảnh khăn tang trên đầu người thiếu phụ
Ôi chồng nàng đã chết trong trại cải tạo mấy ngày qua.
Hỡi tượng thần tự do
Mỗi khi nhìn em ta như thấy được buồn đau của một kẻ ra đi không bao giờ gặp lại mẹ cha.
Hỡi tượng thần tự do
Ta xin em giơ cao hơn ngọn đuốc
Đốt thêm ánh lửa hồng tự do
Làm sáng lại những mảnh đời tăm tối Việt Nam
Cho ta thấy đường về lại với quê hương...
 
Toàn thể mọi người không hẹn cùng vỗ tay hoan hô nồng nhiệt.
- Kính thưa anh chị... Sau đây cháu Thiên Hằng sẽ cống hiến anh chị một ca khúc mới...
Cô cháu gái của Hùng xuất hiện trong chiếc áo dài màu đen huyền hoặc dưới ánh đèn mờ mờ.
 
- Thôi em đừng buồn...
Anh sẽ bắt cây cầu xuyên qua Thái Bình Dương
Để đưa em về lại với quê hương.
Em còn nhớ không em
Quê hương ta có những mùa thu rực rỡ
Anh dìu em đi trên đường Nguyễn Du nắng vàng đổ lá me bay
Anh sẽ đắp con đường nối liền Washington
Cho mong ước mọi người...
Nối liền Washington- Moscow- Bắc Kinh- Hà Nội
Để đưa em về...
Trở lại quê xưa...
 
Thôi em đừng buồn
Anh sẽ đóng con tàu băng ngang Thái Bình Dương
Để đưa em về lại với quê hương
Em còn nhớ không em
Quê hương ta có những mùa xuân hạnh phúc
Ta dìu em đi trên đường Tự Do
Gió chiều thổi tóc em bay
Anh sẽ đắp con đường nối liền Tokyo
Cho mong ước mọi người...
Nối liền Tokyo- Berlin- Bắc Kinh- Hà Nội
Để đưa em về...
Trở lại Việt Nam...
 
Hùng mỉm cười. Hằng đã đổi chữ, chuyển câu, thay từ nhưng vẫn giữ được nguyên cái ý của thơ. Bây giờ anh mới nhận ra một điều là bài thơ của mình không được trọn vẹn nếu không có tiếng đàn và tiếng hát thêm vào.
 
- Thôi em đừng buồn...
Anh sẽ bắt cây cầu xuyên qua Thái bình dương
Để đưa em về lại với quê hương
Em còn nhớ không em
Quê hương ta có những mùa thu rực rỡ
Anh dìu em đi trên đường Nguyễn Du nắng vàng đổ lá me bay
Anh sẽ đắp con đường nối liền Washington
Cho mong ước mọi người...
Nối liền Washington- Moscow- Bắc Kinh- Hà Nội
Để đưa em về...
 Trở lại quê xưa...
 
Thôi em đừng buồn
Anh sẽ đóng con tàu băng qua Thái Bình Dương
Để đưa em về lại với quê hương
Em còn nhớ không em
Quê hương ta có những mùa xuân hạnh phúc
Ta dìu em đi qua đường Tự Do
Gió chiều thổi áo em bay
Anh sẽ đắp con đường nối liền Tokyo
Cho mong ước mọi người...
Nối liền Tokyo- Berlin- Bắc Kinh- Hà Nội
Để đưa em về...
 Trở lại Việt Nam...
Trở lại Việt... Nam... Việt... Nam...
 
Mọi người như bị cuốn hút vào tiếng hát truyền cảm của Thiên Hằng đến độ quên cả vỗ tay hoan hô khi hai tiếng Việt Nam chấm dứt. Tới khi bừng tỉnh tất cả đều đứng lên vỗ tay, hò reo và huýt sáo ầm ỉ.
- Nữa...
- Nữa...
- Thêm một bài nữa đi cháu...
Đợi cho tiếng hoan hô chấm dứt cô ca sĩ trẻ tuổi cười vui.
- Kính thưa quý vị... Ca khúc Xin Em Đừng Buồn* mà quý vị vừa nghe được cháu phổ nhạc từ một bài thơ của chú Huy Hùng...
Tiếng vỗ tay vang lên rào rào. Hướng về chỗ Hùng ngồi Thiên Hằng đùa với giọng thánh thót.
- Kính mời chú Hùng của cháu lên sân khấu để cho mọi người chiêm ngưỡng dung nhan...
Bị Thiên Hằng gọi đích danh Hùng bất đắc dĩ phải lên trình diện dù không muốn.
- Mời quý vị cho một tràng pháo tay để hoan hô chú Hùng của cháu...
Đứng bên cạnh Thiên Hằng Hùng cười thốt.
- Kính thưa anh chị... Vì mến tôi nên cháu Hằng mới gọi tôi lên đây trình diện cùng anh chị... Cám ơn các anh chị đã hưởng ứng nồng nhiệt buổi trình diễn hôm nay...
Cười nhìn Hằng rồi chào mọi người lần nữa Hùng mới trở về chỗ ngồi. Giọng nói thánh thót của Thiên Hằng vang lên trong bầu không khí ấm cúng.
- Sài Gòn Hai Mùa là một bản tình ca sẽ do Anh Bảo trình bày... Kính mời quý vị thưởng thức...
 
- Anh còn nhớ không anh?
Nhớ Sài Gòn mưa rơi thật nhiều
Nhớ Sài Gòn bao nhiêu là chiều
Nhớ Sài Gòn từng tiếng hát đêm
Anh còn nhớ không anh?
Nhớ vòm trời đưa ta vào đời
Nhớ chuyện mình yêu nhau một thời
Nhớ hai mùa chợt nắng hay mưa
Khi anh ra đi tình mình đã chết
Nắng đã tàn rồi trên ngọn chiều rơi
Khi anh ra đi cuộc tình đã hết
Đã hết nụ cười giọng hát đêm khuya
 
Khi anh ra đi vào miền giông tố
Bao nhiêu xôn xao để riêng chốn này
Bao nhiêu cô đơn và nghìn nỗi nhớ
Con đường ngày nào vẫn nằm mơ anh
 
Khi người đã ra đi
Thoáng hẹn hò đêm khuya đợi chờ
Lá ngậm ngùi rơi rơi từng giờ
Thoáng đâu về giọng hát như mơ...
 
Tiếng hát của Hoàng Vân cất lên ngậm ngùi trong ca khúc Sài Gòn, Em Và Tôi của Y Vũ.
 
- Tôi sẽ yêu ghế ngồi em đã hẹn
Chiều Sài Gòn trái nhớ nở mênh mông
Con đường cũ chạy vòng từng góc phố
Chiếc lá vàng ghi dấu cuối mùa xuân
 
Tôi sẽ yêu khung trời em ở lại
Chiều hẹn hò thơm hương tóc em bay
Và tôi đã bâng khuâng từ thuở ấy
Em bên kia tôi thương nhớ bên này
 
Cali buồn một trời mây tê tái
Sài Gòn tôi còn sót ở đâu đây
Vầng trăng sáng theo về từ chốn cũ
Giòng sông xưa đưa vội dấu chân mây
 
Em biết không nơi này tôi vẫn đợi
Lời tình nồng ru ấm mãi trong tôi
Như cánh đóm bỏ mùi tình rực cháy
Chiều Sài Gòn ôi say ngất hồn thơ
 
Tôi sẽ yêu ghế ngồi em đã hẹn
Rồi nghìn trùng tôi bỗng thấy bơ vơ
Sài Gòn ơi thương sao chiều e ấp
Cầm tay em mùa xuân đến bất ngờ...
 
Minh tiếp tục chương trình bằng một ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Phan Văn Hưng.
 
- Ai trở về xứ Việt
Nhắn giùm ta, người ấy ở trong tù
Nghe đâu đây vang giọng hờn rên xiết
Dài lắm không đằng đẵng mấy mùa thu
Ai đi về xứ Việt
Thăm giùm ta, người ấy ở trong tù
Cho ta gởi một mảnh trời xanh biếc
Thay giùm ai, màu trời ngục âm u.
Các bạn ta ơi, bao giờ được thả
Đến bao giờ ăn được bát cơm tươi
Được lắng nghe, tiếng chim cười
Đến bao giờ đến bao giờ
Người bạn tù ơi, ta không quên đâu
Nhớ hôm xưa, nhìn đôi tay cùm xích
Hàng song thưa chia cách vạn tình Ngâu
Ai tra tấn nghe lòng ai kim chích
Ai trở về xứ Việt
Ta gửi về theo một ít tự do
Tự do và nhiều lắm
Nhiều nhớ thương tha thiết
Đến cửa ngục tù chia bớt chút buồn lo
Ai trở về xứ Việt
nhắn giùm ta người ấy ở trong tù
Ta sẽ về đón ở cửa âm u
Đời sẽ đẹp mùa Xuân hồng biết mấy
Dầu ngoài kia mây có trĩu mùa Thu...
 
Tiếng hát trữ tình của Thiên Hằng cất lên  với nhạc phẩm Sài Gòn Chiều Mưa của nhạc sĩ Trần Chí Phúc. Có người sụt sùi. Có người bùi ngùi. Có hơi thở dài phiền muộn.
 
- Sài Gòn chiều mưa
Đất trời tăm tối
Em ngồi bó gối
Trông từng hạt mưa
Rơi ngoài hiên vắng...
Nhớ ai...
Sài Gòn chiều mưa
Phong ướt người về
Sài Gòn chiều mưa
Vương vấn lời thề
Một ngày người đi
Nói câu yêu em
Giờ người ở đâu
Xa vời bên ấy
Nửa vòng thế giới
Mưa chiều có tới
Anh ngồi có nghĩ đến em...
Đường tình mộng mơ
Hai đứa hẹn hò
Mình vào cà phê
Quán cóc chuyện trò
Những chiều trời mưa... Rất mưa
Anh đưa em về
Sài Gòn chiều mưa
Ngồi đây em hát
Bài hát cũ một thời ta đã nghe
Sài Gòn chiều mưa
Hàng me đổ lá
Những gốc me già
Đứng ngóng mỏi mòn
Sài Gòn chiều mưa
Êm đềm phố xá
Đem làn gió mát
Cho lòng hương ngát
Mơ về năm tháng dấu yêu
Chiều này trời mưa
Ngăn cách tình rồi
Ngõ về nhà em
Nước xuống ngập tràn
Đợi chờ ngày mai nắng lên
Phố yêu rộn ràng...
 
Gần hai trăm người im lặng như tượng. Giọng hát ngọt ngào, tươi trẻ và quyến rũ của Hằng dẫn đưa họ về vùng trời kỷ niệm của tình yêu mà Sài Gòn là một nhân chứng hầu như đã chìm sâu khuất nẻo.
 
- Sài Gòn chiều mưa
Đất trời tăm tối
Em ngồi bó gối
Trông từng hạt mưa
Rơi ngoài hiên vắng... Nhớ... ai...
Sài Gòn chiều mưa
Phong ướt người về
Sài Gòn chiều mưa
Vương vấn lời thề
Một ngày người đi
Nói câu yêu em
Giờ người ở đâu
Xa vời bên ấy
Nửa vòng thế giới
Mưa chiều có tới
Anh ngồi có nghĩ đến... em...
Đường tình mộng mơ
Hai đứa hẹn hò
Mình vào cà phê
Quán cóc chuyện trò
Những chiều trời mưa
Rất mưa...
Anh đưa em về
Sài Gòn chiều mưa
Ngồi đây em hát
Bài hát cũ một thời ta đã nghe
Sài Gòn chiều mưa
Hàng me đổ lá
Những gốc me già
Đứng ngóng mỏi mòn
Sài Gòn chiều mưa
Êm đềm phố xá
Đem làn gió mát
Cho lòng hương ngát
mơ về năm tháng dấu yêu
Chiều này trời mưa
Ngăn cách tình rồi
Ngõ về nhà em
Nước xuống ngập tràn
Đợi chờ ngày mai nắng lên
Phố yêu rộn ràng...
Sài Gòn chiều mưa...
Sài Gòn chiều mưa...
Ngồi đây... nhớ... ai...
 
Hùng có cảm tưởng là cô ca sĩ trẻ đẹp và dễ thương đã nhìn mình mỉm cười khi hát tới hai chữ " nhớ... ai...".
Minh trở lại với chương trình bằng một ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ  Nguyễn Đình Toàn.
 
- Sài Gòn ơi!
Ta mất người như người đã mất tên
Như giòng sông nước quẩn quanh buồn
Như người đi cách mặt xa lòng
Ta hỏi thầm em có nhớ không
Sài Gòn ơi!
Đâu những ngày ôi hè phố xôn xao
Trong niềm vui tiếng hỏi câu chào
Sáng đời tươi thắm vạn sắc màu
Nay còn gì đâu...
Ai ra đi nhớ hàng me già, thu công viên hoa vàng tượng đá
Thôi hết rồi mộng ước xa xôi, theo giòng đời trôi...
Sài Gòn ơi!
Đâu những ngày mưa mùa khoác áo đi
Tay cầm tay nói nhỏ câu gì
Những quầy hoa quán nhạc đêm về
Còn rộn ràng giọng hát Khánh Ly
Sài Gòn ơi!
Thôi hết rồi những ngày hát bên nhau
Nhớ Phạm Duy với tình ca sầu
Mắt lệ rơi khóc thuở ban đầu
Còn gì đâu
Sài Gòn ơi!
Ta mất người như người đã mất tên
Mất từng con phố đổi tên đường
Khi hẹn nhau ta lạc lối tìm
Ôi tình buồn như đã sống thêm
Sài Gòn ơi!
Tôi mất người như người đã mất tôi
Như trường xưa mất tuổi thiên thần
Hy vọng xa hay mộng ước gần
Đã lìa tan
Trăng ơi trăng có còn chăng là
Sao ơi sao, sao mờ lệ nhớ
Sài Gòn ơi!
Ta mất người như người đã mất tên
Như hàng cây lá đỏ trông tìm
Mắt trời trong cánh nhỏ chim hiền
Đã ngậm sầu ngang môi lắng im
Sài Gòn ơi!
Ta mất người như người đã mất tên
Như mộ bia đá lạnh hương nguyền
Như trời sâu đã bỏ đất sầu.
Còn gì đâu...
 
Tiếng vỗ tay vang lên thật lâu mới dứt. Cùng gia đình đứng trên sân khấu Minh cười nói.
- Kính thưa quý vị. Bản hợp ca Người Di Tản Buồn sẽ chấm dứt buổi trình diễn của chúng tôi. Thay mặt cho gia đình tôi kính chúc quý vị được khang an và  hy vọng sẽ gặp lại quý vị...
 
- Chiều nay có một người đôi mắt buồn
Nhìn xa xăm về quê hương rất xa
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhoà
Bạn ơi đó là người di tản buồn
Ngày ra đi lặng câm trong đớn đau
Rồi đêm khuya về trong đôi mắt sâu
Đời như chôn vào con phố u sầu
Cho tôi xin lại một ngày, ở nơi nơi thành phố cũ
Cho tôi xin lại một đời, một đời sống với quê hương
Cho tôi đi lại đoạn đường, hàng cây vươn đầy bóng mát
Cho tôi an phận ngàn đời, bên bờ đê vắng làng tôi
Chiều nay có một người di tản buồn
Gọi tên ai gửi theo cơn gió bay
Tình yêu ơi còn đâu những đắm say
Người yêu ơi giờ thương nhớ giăng đầy
Này em có bao giờ em biết rằng
Ở nơi đây mùa thu rất ngỡ ngàng
Chiều rơi nhanh và đêm xuống rất mau
Thời gian không còn giây phút nhiệm màu
Cho tôi xin lại nụ cười nở trên môi người yêu dấu
Cho tôi yêu lại từ đầu như thời chớm biết thương đau
Cho tôi xin lại cuộc tình từ lâu tôi hằng mơ ước
Xin cho tôi gửi lòng này bên người yêu dấu ngày xưa...
Chiều nay có một người di tản buồn
Gọi anh em còn ai hay mất ai
Còn bao nhiêu thằng xông pha chiến khu
Và bao nhiêu nằm trong những lao tù
Ở đây có những chiều mưa rất nhiều
Nhiều hơn khi hành quân trong tháng mưa
Buồn hơn đêm rừng thưa vắng tiếng bom
Ngày vui ơi giờ đâu nữa không còn
Cho tôi xin lại ngọn đồi ở nơi tôi dừng quân cũ
Cho tôi xin lại bờ rừng nơi từng chiến đấu bên nhau
Cho tôi xin một lần chào chào bao nhiêu người đã khuất
Xin cho tôi một mộ phần bên ngàn chiến hữu của tôi...
 
 
 
 
 
 
 
 
 
4.
 
Buổi trình diễn bế mạc nhưng mọi người chưa chịu ra về. Họ còn bao quanh gia đình của Minh để hỏi han, trò chuyện và khen tặng. Sau đó một ít người ở lại giúp dọn dẹp và làm sạch sẻ. Hùng phụ với gia đình Minh thu dọn nhạc khí và các vật dụng linh tinh. Trên đường trở về nhà Minh nói cho Hùng biết là chiều mai hai vợ chồng được một người bạn của Luận mời ăn cơm tối.
Hùng cười đùa.
- Như vậy là tôi phải " babyseat " cháu Hằng cho anh chị ngày mai rồi...
Vân cũng cười phụ họa.
- Tôi giao nó cho chú. Nó mà trầy da là tôi bắt thường chú đó...
- Đi trượt tuyết mà không trầy da thời đâu có vui. Hồi mới tập đi tôi té không biết bao nhiêu lần. Hỏi mấy đứa cháu chừng nào mới đi được thời tụi nó trả lời là chừng nào chú té tà xương khu là chú đi được...
Năm người ngồi trong xe cười lớn nhất là Hằng.
- Như vậy là ngày mai cháu phải chuẩn bị té tà xương khu hả chú?
Hùng cười cười.
- Chắc vậy... Không những tà xương khu mà còn rêm mình nữa cháu ơi...
Hằng cười hăng hắc. Bảo xen vào.
- Em nên kiếm cái gì độn đít cho êm đi...
Câu nói của Bảo làm cho mọi người cười lớn hơn. Về tới nhà sau khi mang vật dụng vào phòng mọi người ra phòng khách chuyện trò. Trao cho Minh một phong bì lớn Hùng cười nói.
- Anh Luận nhờ tôi đưa cho anh...
- Cái gì vậy?
Hùng cười giải thích.
- Tụi này không có bán vé nhưng kêu gọi mọi người ủng hộ để giúp anh chị và hai cháu chút tiền mua nhạc cụ...
Nhìn Hằng Hùng cười tiếp.
- Cô này đi học tốn tiền lắm...
Cầm lấy phong thư Minh gật đầu.
- Anh em có lòng tốt tôi xin nhận... Hy vọng năm tới mình sẽ gặp lại...
- Tôi sẽ bàn với anh Luận để thúc hối anh em... Hai cháu đói bụng không...
Hằng lên tiếng nhõng nhẽo.
- Đói... Hát mấy bài thơ phổ nhạc của chú cháu mệt muốn chết... Chú làm thơ tự do nên cháu phải suy nghĩ bạc đầu mới phổ thành thơ được...
Hùng cười đùa.
- Cám ơn cháu... Mai chú mời cháu đi ăn sáng ở nhà hàng Sài Gòn trước khi đi trượt tuyết... Còn bây giờ mình ăn tạm bánh mì thịt nghe...
Trong lúc gặm bánh mì Minh nói với Hùng.
- Chú làm thơ hay vậy chú đưa cho tôi với mấy đứa nhỏ phổ nhạc hát cho mọi người nghe...
- Dạ... Anh để tôi lục lại rồi gởi xuống cho anh...
Gật đầu Minh cười cười.
- Con Hằng nói với tôi là nó mết thơ của chú...
Vừa nhai bánh mì Hằng cười nói với ba của mình mà cũng nói với Hùng.
- Cậu Luận chỉ cho con vào một website trong đó đăng nhiều bài thơ của nhà thơ Đ. Q. H. Con đọc lời phê bình nên biết chú Hùng được nhiều người mến mộ lắm. Chú Hùng làm thơ nói về tình yêu hay lắm ba...
Vân cười xen vào.
- Vậy hả... Đâu có ai biết thi sĩ làm thơ tình ướt át lại là một người sống cô đơn không có người yêu... Điều đó mới lạ...
Hùng cười im lặng. Hằng nhìn ông chú già với cái nhìn hóm hỉnh.
- Chú nhớ là tối nay chú sẽ đọc cho cháu nghe thơ của chú...
- Thơ tình hay thơ ly hương?
Hùng cười hỏi. Hằng đáp gọn.
- Thơ tình yêu... Cháu muốn nghe chú nói về tình yêu...
Nhìn Minh với Vân Hùng cười đùa.
- Anh chị sinh làm chi đứa con gái thông minh và học giỏi để bây giờ nó làm khổ tôi...
Mọi người cười lớn. Chuyện trò ăn uống xong Minh và Vân lo đi nghỉ ngơi. Bảo cũng rút vào phòng nói điện thoại với bạn gái.
- Hằng không mệt sao?
Hiểu ý Hùng muốn xù việc đọc thơ Hằng lắc đầu cười.
- Chú định xù hả... Ứa ưa không có được đâu chú ơi. Bây giờ cháu đi tắm và thay quần áo xong ra đây ngồi nghe chú ngâm thơ tình...
Hằng bỏ vào phòng. Ngẫm nghĩ một phút Hùng đi vào một phòng nhỏ. Lục lọi hồi lâu anh lấy ra một cuốn sách khổ 8.5x11. Lật mấy tờ anh lẩm bẩm đọc trong khi đi vào nhà bếp lấy lon bia xong trở ra phòng khách. Chừng hai mươi phút sau Hằng xuất hiện với bộ bà ba bằng lụa trắng, ngoài khoác thêm chiếc áo choàng cũng màu trắng.
- Cháu uống gì chú lấy cho?
- Dạ cám ơn chú... Cháu không khát... Nếu có khát cháu uống ké bia với chú... Chú sẵn sàng đọc thơ cho cháu nghe chưa?
Hùng lắc đầu.
- Chưa...
Hùng tiếp với giọng buồn và thành thật.
- Hai mươi mấy năm nay chú ít khi nói chuyện với đàn bà con gái. Chú xem Hằng nhưng con cháu nhưng dù sao cháu vẫn là người khác phái. Vì thế chú không cảm thấy thoái mái. Chú hơi khớp...
Hằng cười nhìn ông chú già với nhiều thông cảm.
- Chú cứ tự nhiên... Cháu chỉ kiếm chuyện đọc thơ để được nói chuyện với chú...
Hùng cười nhẹ.
- Để bù cho chuyện ngâm thơ chú tặng cháu tập thơ của chú. Chú chỉ có một quyển thôi và cháu là người duy nhất có...
Cầm lấy tập thơ Hằng nhìn trang bìa.
- Đẹp lắm... Chú trình bày phải không?
Hùng nhẹ gật đầu.
- Chú cho Hằng... Cháu có toàn quyền sửa chữa và phổ nhạc theo ý cháu muốn...
Ngước nhìn Hùng Hằng cười tươi.
- Cháu sẽ phổ nhạc... Khi nào xong cháu sẽ đàn hát cho chú nghe trước nhất...
Uống ngụm bia Hùng gật đầu.
- Ừ... Khi nào xong cháu gọi chú rồi chú sẽ mua vé máy bay cho cháu lên đây hát cho chú nghe...
- Ngoéo tay đi...
Hằng cong ngón tay của mình ra và Hùng cười móc ngón tay vào.
- Sắp tới hè rồi nên cháu cũng có nhiều thời giờ...
- Để chú uống thêm lon bia rồi chú sẽ đọc một bài thơ cho cháu nghe. Bài thơ này chú mới làm nên không có trong tập thơ đó...
- Chú có rượu mạnh không?
Hùng trợn mắt khi nghe câu hỏi của Hằng.
- Cháu cũng uống rượu nữa à?
Hằng cười khúc khích.
- Cháu hai mươi lăm rồi chứ nhỏ nhít gì đâu. Cháu đi " party " với bạn hoài...
Gật đầu Hùng cười.
- Chú có Jack Daniel...
Hằng cười nhỏ.
- Ba cháu cũng uống rượu này. Cháu xin chú một ly...
Hùng bỏ vào trong bếp rồi lát sau mang ra hai ly, một ly đầy cho mình và một ly lưng cho Hằng.
- Thường thường cuối tuần chú làm gì?
Hớp ngụm rượu Hùng trả lời chậm.
- Không có gì đặc biệt hết. Đi loanh quanh, uống rượu say, nghe nhạc rồi ngủ...
Hằng nhăn mặt.
- Buồn vậy...
Nhìn ông chú già cô gái nói tiếp.
- Cháu biết tên người yêu của chú rồi...
- Tên gì?
Hùng hấp tấp hỏi và Hằng từ từ trả lời.
- Chiều hôm qua lúc chú chạy đi mua thức ăn cháu ở nhà vặn nhạc lên nghe đúng ngay cái dĩa nhạc. Mười một bản nhạc trong dĩa giống nhau. Điều đó khiến cho cháu suy nghĩ và tìm ra... Người yêu của chú phải tên Đỗ Quỳnh Hương không?
Hùng lặng lẻ gật đầu. Hằng thấy mắt của ông chú già long lanh ướt.
- Chú yêu thím Hương nhiều lắm phải không?
Hùng lại gật đầu. Anh như kẻ mất hồn trước các câu hỏi của Hằng.
- Cháu muốn nghe chú đọc thơ chưa?
Hằng ngồi ngay ngắn lại trên ghế nệm như chờ nghe.
- Mắt Em Người Sài Gòn* là một bài thơ chú làm lâu lắm nhưng bị bỏ dở dang rồi sau đó mới hoàn thành chừng bốn năm năm trước...
Giọng đọc khàn trầm của Hùng vang chầm chậm trong căn phòng im vắng.
 
- Em còn đó không em
Chiều êm đềm cạnh dòng sông bé nhỏ
Quê hương em nằm đó
Dòng Sài Gòn lặng lờ
Khói cơm chiều đìu hiu
Còn đâu dáng nhỏ yêu kiều
Mỗi lần tưởng nhớ ta nhiều xót xa
Còn đâu áo lụa mở gà
Phong thư giấy mực nhạt nhòa tình xưa
Em ngồi hong tóc buổi trưa
Nhìn em ta uống nước dừa mà say
Làm sao mắt lại cay cay
Giờ đây nghĩ tới trời mây mịt mùng
Em biết không em
Ta vẫn yêu một dòng sông thuở trước
Ta vẫn ngữi được mùi hương của nước
Sông Sài Gòn
Buồn
Như mắt em
Ôi cả đời ta mơ ước
Dìu em đi trên con đường xưa mưa bay lướt thướt...
 
Hùng ngừng lại có lẽ vì giọng đọc của mình bị tắt nghẹn. Nhấp ngụm rượu anh nhìn qua khung cửa sổ thật lớn. Xa xa đỉnh Rocky trắng mờ mờ như con sông Sài Gòn uốn khúc qua cầu Bình Lợi vòng về Thanh Đa qua sở Ba Son rồi ra bến Bạch Đằng.
 
- Ta còn nhớ
Em
Người Sài Gòn
Không kiêu sa đài các
Yêu ta nhiều em nói nhớ ta luôn
Em ơi dù em không nói
Ta cũng biết em buồn
Em khổ cực trăm đường em cay đắng
Em ơi
Ta biết em buồn
Cho nên ta muốn trở về nguồn
Nhưng tội nghiệp ta
Em ơi
Con đường xưa giờ đã thay dấu vết
Ta biết em buồn
Nên ta cũng muốn trở về nguồn
Nhưng đớn đau ta
Em ơi
Người bên kia ngăn lối
Ôi!
Mắt Em Người-Sài-Gòn
Em khóc phải không em
Ta thấy em buồn hơn vạn thế kỷ lưu vong...
 
Hằng thầm thở dài. Nàng không dám lên tiếng vì sợ làm kinh động tới phút giây đau buồn của ông chú già cả đời ôm một mối tình. Cuối cùng nâng ly rượu lên nàng cười nói đùa.
- Mình nhậu đi chú... Mình phải say để kỷ niệm buổi gặp gỡ đặc biệt...
Âm thanh của hai chiếc ly cụng nhau nghe vui vui.
- Chú ngâm nữa đi... Cháu thích nghe chú ngâm thơ hơn là đọc trên giấy. Chú ngâm thơ là chú mở rộng để cháu thấy được những gì sâu kín trong tâm hồn của chú...
Hùng nhìn cô cháu gái trẻ tuổi đang ngồi bó gối trên ghế nệm. Dường như anh thấy lại hình ảnh của Quỳnh Hương hơn ba mươi năm về trước. Cũng mái tóc dài thả buông. Ánh mắt long lanh. Nụ cười dễ thương, hiền hậu.
Hằng chợt nắm lấy bàn tay của Hùng.
- Cháu thương chú...
Hùng cười im lặng. Thật lâu anh mới từ từ lên tiếng.
- Cám ơn cháu... Không hiểu tại sao khi nói chuyện điện thoại với cháu lần đầu tiên chú cảm thấy có cái gì...
Hùng ngừng lại. Hằng sắm nắm hỏi.
- Cái gì hả chú?
- Chú cảm thấy có cái gì gắn bó với cháu...
Ngừng lại uống một ngụm rượu Hùng cất giọng buồn buồn.
- Có một điều kỳ lạ khó giải thích được là chú cứ nghĩ về cháu hoài...
Mặt của Hằng hồng lên không biết vì rượu hay vì thứ khác. Cười chúm chiếm nàng nói nhỏ.
- Người yêu của chú tên là Đỗ Quỳnh Hương bởi vậy khi làm thơ chú mới lấy bút hiệu là Đ. Q. H...
Hằng ngừng nói khi thấy Hùng cười cười như thừa nhận.
- Chú biết ba chữ Đ. Q. H còn có nghĩa gì nữa không?
Thấy ông chú già còn đang do dự chưa trả lời vì bận suy nghĩ nàng tiếp liền.
- Nếu chú không biết thời cháu sẽ nói cho chú nghe với một điều kiện...
Hùng nhìn Hằng chăm chú. Anh muốn đoán xem cô cháu gái mới quen này tính toán trong đầu những gì.
- Điều kiện gì?
- Nếu cháu nói ra ba chữ Đ. Q. H có một ý nghĩa mà chú thích thời chú phải thưởng cháu một cái gì cháu thích...
- Còn nếu chú không thích?
Hùng ngắt lời Hằng.
- Còn nếu chú không thích thời cháu phải làm một cái gì chú thích...
Hùng cười.
- Chà... Cháu có vẻ tự tin lắm...
Hằng cười chúm chiếm.
- Biết người biết ta trăm trận trăm thắng mà chú. Chú chịu ngoéo tay không?
- Chịu...
Hai chú cháu ngoéo tay. Hằng còn trịnh trọng nhắc lại.
- Chú nhớ nghe... Chú không được xù nghe... Chú mà xù là cháu nghỉ chơi với chú...
Hùng cười vì cái giọng nhỏng nhẽo của Hằng.
- Đ. Q. H là Đỗ Quỳnh Hương thời cháu biết chú thích lắm. Còn Đ. Q. H là Đã Quen Hằng thời chú có thích không?
Dù trong lòng thầm nhìn nhận cô cháu gái của mình có ý kiến hay nhưng Hùng lại làm bộ lắc đầu.
- Không... Nhưng vì cưng cháu chú sẽ thưởng cháu cái gì cháu thích...
Hằng cười khúc khích khi nghe ông chú già nói quanh.
- Chú nhận đi chú ơi... Cháu đi giày cao gót trong bụng chú...
Hùng cười nhỏ.
- Chú nhìn nhận là mình thích ba chữ đó... Mà làm sao cháu lại nghĩ ra...
- Hổng biết... Tự nhiên...
Uống cạn ly rượu Hùng cười lên tiếng.
- Thôi đi ngủ... Mai còn phải thức dậy đi trượt tuyết nữa...
Cầm lấy tập thơ Hằng cười.
- Cháu không thích dậy sớm đâu. Chú mà muốn dậy sớm là chú phải đánh thức cháu dậy à nghe...
Hùng gật đầu.
- Cứ ngủ đi... Chừng nào cháu thức dậy cũng được...
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
5.
 
Hùng lững thững bước trên hành lang tráng xi măng từ cửa phòng nơi mình làm việc ra tới bãi đậu xe. Năm giờ chiều. Giờ tan sở lại nhằm thứ sáu nên mọi người đều vui vẻ và hối hả ra về sau một ngày làm việc mệt nhọc. Trời giữa tháng năm nhưng ở Denver, thành phố mà độ cao hơn một ngàn năm trăm mét trên mặt biển nên thời tiết vẫn còn lạnh và nhiều khi tuyết rơi bất thình lình. Cỏ lún phún xanh tuy vẫn còn một màu vàng. Cây Japanese maple lá xanh mơn mởn. Bãi đậu xe lơ thơ năm bảy chiếc. Mở cửa ngồi lên ghế Hùng tra chìa khóa vào ổ khóa nhưng chưa vội đề máy xe. Anh bần thần không biết làm gì cho hết hai ngày cuối tuần dài lê thê. Đối với một người đàn ông độc thân như anh thời hai ngày cuối tuần dài lắm. Có thể đối với một thanh niên độc thân thời không dài nhưng đối với một ông già độc thân thời dài, dài thê thảm, dài đằng đẵng. Một " ông già " mà tuổi đời gần sáu mươi, không vợ con, không ở gần anh chị em và cha mẹ thời hai ngày cuối tuần quả nhiên vô vị và nhàm chán. Một điều khác khiến cho hai ngày cuối tuần của Hùng lại dài ra thêm vì tính tình của anh. Hùng không thích những nơi ồn ào và náo nhiệt. Vào mấy cái bar của Mỹ uống rượu thời anh cảm thấy  mình không thích hợp với không khí đó. Đi vào các nơi vui chơi của người đồng hương anh lại cảm thấy cô đơn và buồn tủi. Gặp người quen, bạn bè có cặp có đôi anh cảm thấy sự hẩm hiu và quạnh quẻ của mình. Vì thế anh ít khi lui tới hoặc giao tiếp với đồng hương trừ những người quen thân và quen lâu.
Ngồi im lìm thật lâu cho tới khi bãi đậu xe không còn chiếc nào Hùng mới thở dài vặn chìa khóa. Chiếc Honda Accord từ từ nhập vào dòng xe cộ đông đúc của chiều thứ sáu. Tạt vào một tiệm bán rượu nơi ngã tư Hùng mua một kết bia Coors xong trở về ngôi nhà của mình. Hai mươi năm anh ở yên một chỗ cũng như chỉ làm có một sở. Bạn bè nói anh may mắn vì đa số bị thất nghiệp phải tìm việc mới hoặc di chuyển về các tiểu bang khác.
Đậu xe trong nhà xe, Hùng mở cửa đi thẳng vào nhà bếp. Chất bia vào tủ lạnh xong anh nhìn quanh quất. Không có cái gì có thể ăn liền được. Tặc lưỡi anh cầm chai bia với lon củ kiệu và bịch tôm khô rồi trở ra phòng khách. Khui chai bia hớp một ngụm anh bật máy hát. Căn phòng khách tràn ngập âm thanh. Buông mình xuống ghế Hùng im lặng nhìn ra ngoài khung cửa sổ rộng. Đây là chỗ ngồi quen thuộc của anh mỗi khi uống rượu và nghe nhạc một mình. Chiều xuống chầm chậm. Chút nắng vàng rơi rớt trên tàng cây maple bên hông nhà. Xa thật xa rặng núi Rocky trắng mờ vì hầu như quanh năm tuyết phủ. Hùng là một ông già độc thân gần sáu mươi do đó cái thú nghe nhạc của anh cũng cổ lỗ sĩ. Nhạc đối với anh là cây cầu để đưa về quá khứ, về kỷ niệm và quê hương giờ đã xa, thật xa...
Giọng hát của Ý Lan như tiếng than dài trùng trùng chất ngất nhớ thương trong ca khúc Đỗ Quỳnh Hương của Đức Huy. Có nhiều người đã hát bản nhạc này nhưng đối với anh Ý Lan là người hát hay nhất vì giọng của nữ ca sĩ này có chút gì phảng phất giọng nói của Quỳnh Hương.
 
- Ở nơi đây mùa Đông mưa rơi
Từng cơn gió về làm run người
Tuyết trắng bay đầy trời
Ngủ mơ về vùng nắng ấm
Từng ngày qua chập choạng lênh đênh
Nghe ray rức buồn về nơi này
Anh nhớ em từng ngày
Giờ em làm gì bên ấy... ?
 
Âm thanh chập chùng. Đây là bản nhạc mà Hùng đã nghe đi nghe lại hàng ngàn lần nhưng không bao giờ chán. Lý do khiến anh nghe hoài bản nhạc Đỗ Quỳnh Hương của Đức Huy vì người yêu của anh cũng tên Đỗ Quỳnh Hương. Cô nữ sinh của trường trung học tỉnh lỵ Cà Mau là người yêu duy nhất và suốt đời của Hùng. Thùy mị, dịu dàng, dễ thương và xinh xắn, cô gái có tên Đỗ Quỳnh Hương đã làm rung động trái tim của cậu thanh niên quê Sài Gòn nhưng đi lính ở Cà Mau. Gặp nhau trong tiệc cưới của một người bạn làm chung ở tiểu khu Hùng chú ý và tìm cách gặp gỡ. Họ quen nhau, yêu nhau thắm thiết và dự định tiến tới hôn nhân. Nhưng ngày 30 tháng 4 như lưỡi dao cắt đứt tình yêu của họ. Hùng bị đi cải tạo. Không thể sống với cộng sản, toàn gia đình của Quỳnh Hương vượt biên. Đau đớn thay họ không bao giờ tới được bến bờ tự do. Chiếc thuyền vượt biên chở gia đình của Quỳnh Hương đã mất tích trên biển. Sau khi ra khỏi trại cải tạo Hùng trở lại Cà Mau tìm người yêu và được biết tin Quỳnh Hương đã ra đi tìm tự do. Thời gian sau Hùng cũng vượt biên và được định cư ở Hoa Kỳ nhưng không bao giờ gặp lại người con gái mang tên Đỗ Quỳnh Hương. Dù vậy anh vẫn chờ, vẫn đợi, vẫn không chịu lập gia đình. Dường như trong thâm tâm anh vẫn không chấp nhận chuyện Quỳnh Hương đã chết. Hai mươi mấy năm anh sống với hình bóng, kỷ niệm hiện về trong giấc ngủ trở trăn nằm nghe gió hú và nhìn tuyết rơi trắng xóa; qua cơn say ngầy ngật nghe hoài một bản nhạc để nhớ, để thương hoài một hình bóng chỉ còn trong trí tưởng ngày thêm mỏi mòn và nhọc mệt.
 
- Nhớ trời xanh công viên mắt cay
Nắng hiền hòa, chiều nào mình ngồi bên nhau.
Những ngày vui qua như thoáng mây.
Những ngày buồn chập chùng tựa giòng sông sâu.
Đỗ Quỳnh Hương nhớ em muôn ngàn sầu...
 
Hùng cảm thấy mắt mình cay cay. Qua màn nước mắt mờ mờ anh thấy rặng núi Rocky lung linh nhạt nhòa như khuôn mặt của người tình. Nụ cười. Ánh mắt. Tà áo dài trắng ngây thơ của cô nữ sinh. Chiếc nón lá che nghiêng nghiêng như để dấu sự thẹn thùng đồng thời cũng không cho ông lính Sài Gòn thấy được nụ cười khuyến khích và ngầm đồng ý của mình khi ông ta theo cua mình.
 
- Ở nơi đây mùa Thu lá bay
Ngày hiu hắt dù là cuối tuần
Anh lấy ai chuyện trò,
Ngồi nghe hồn làm bão tố.
Từng ngày qua chập choạng lênh đênh,
Nghe ray rức buồn về nơi này
Anh nhớ em từng ngày,
Giờ em làm gì bên ấy ?
 
Hùng uống cạn chai bia. Anh muốn say để quên dù biết mình sẽ buồn, sẽ nhớ nhiều hơn. Bao nhiêu năm rồi anh uống rượu một mình, say một mình và nỗi buồn, niềm nhớ không những không nguôi ngoai mà lớn dần theo tuổi đời chồng chất. Người thanh niên năm nào bây giờ đã thành ra một ông già tóc có chỗ bạc. Đời sống không có niềm vui mà chỉ là nỗi sầu. Sầu xa xứ, sầu nhớ người yêu lãng đãng, bàng bạc trong không khí.
 
-  Nhắn gió, nhắn mây về bên ấy rằng ta còn luôn thiết tha.
Xa vắng ngày qua,
Ta vẫn mong chờ
Chờ nhau nhé từng ngày...
Chờ nhau nhé đừng quên...
Chờ nhau nhé đừng quên...
 
Anh không bao giờ quên em Quỳnh Hương... Dù anh biết không bao giờ gặp lại em... Hùng lẩm bẩm. Anh nghe như có tiếng người yêu thì thầm bên tai. Hai người ngồi trên bãi cỏ xanh bên dòng sông Gành Hào nước đục của một buổi chiều sắp tắt nắng. Quỳnh Hương đẹp đơn sơ trong chiếc áo bà ba trắng và chiếc quần đen khi hai đứa ngồi trên chiếc cầu ván bắc qua con rạch nhỏ sau nhà...
Chuông điện thoại reo. Hùng vặn nhỏ âm thanh xong từ từ nhấc lấy điện thoại. Chưa kịp nói " A lô " anh đã nghe tiếng cười vui vẻ của Hiền, thằng bạn thân cùng xóm hiện sống ở Atlanta.
- Mày đang làm gì vậy?
- Đang uống...
- Uống với ai?
Hùng cười nói nhỏ.
- Uống riêng ta, ta buồn không bạn hữu
  Không người tình chuốc rượu, ủ hơi men...
Hùng nghe tiếng bạn cười ha hả bên kia đầu giây điện thoại rồi sau đó là tiếng thở dài.
- Nhân dịp 4 tháng 7 tao muốn rủ mày xuống đây chơi...
- Có chuyện gì không?
- Không... Lâu quá tụi mình không có gặp nhau...
- Mày cày hùng hục mà rủ tao xuống chơi...
Hiền nói trong tiếng cười.
- Tạm ngưng cày rồi... Tao tính lấy hai tuần vacation...
Tới lúc này Hùng mới bật thành tiếng cười.
- Tao có ba tuần vacation... Tao sẽ lấy hai tuần xuống thăm mày. Bà Ngọc chịu nuôi cơm không?
Hiền cười hì hì.
- Đừng lo chuyện đó. Bả không chịu nuôi cơm thời tao với mày đi ăn nhà hàng...
Hùng cười hà hà.
- Cái mục đó coi bộ hơi tốn tiền nhưng mà khỏe. Được... Khi nào đi tao sẽ điện thoại cho mày biết...
Sau khi cúp điện thoại Hùng đứng dậy đi vào nhà bếp lấy thêm chai bia xong nhìn lên tấm lịch. 4 tháng 7 chỉ còn hơn tháng. Trở ra phòng khách anh ngồi im nhìn ra ngoài trời đêm lấp lánh sao. Tiếng xe cộ vọng rì rầm. Trong vùng trí tưởng Hùng nghe văng vẳng tiếng máy đuôi tôm nổ phành phạch, tiếng xuồng vỏ vọt rẻ nước và tiếng hò của Quỳnh Hương vang lên trong đêm trăng mờ bên bờ sông Gành Hào.
 
- Cà Mau đi dễ khó dìa
  Trai đi có vợ... mà... gái dìa có con...
 
Sau khi quen nhau thời gian Quỳnh Hương thường hò hai câu đó như để diễu Hùng. Thị trấn buồn, hiu quạnh với những con sông hay dòng kinh nước đục và mằn mặn. Kinh Sáng đi Hộ Phòng. Sông Gành Hào đi ra biển. Sông Bảy Hạp cạn nước lười chảy. Sông Trèm Trẹm. Sông Giồng Riềng. Sông Quản Lộ đi Phụng Hiệp. Cà Mau với những địa danh là lạ. U Minh. Tắc Thủ. Bến Gỗ. Những con đường tráng nhựa đìu hiu về đêm. Ánh đèn đường không đủ điện sáng vàng vọt. Những ngôi nhà cũ kỹ. Mái ngói rêu mốc. Dàn hoa giấy rực rở. Khu vườn im bóng mát dưới tàng cây vú sữa xum xê. Cây mận trái xanh. Gốc xoài già. Chỗ ngồi quen thuộc của đôi tình nhân trẻ. Chiếc cầu khỉ bắc qua con rạch nhỏ. Tiếng cười trong như pha lê của Quỳnh Hương khi thấy ông bồ lính bò lom khom trên chiếc cầu khỉ bắc qua con rạch nhỏ. Hớp ngụm bia Hùng mỉm cười như nhớ lại kỷ niệm. Anh không bao giờ đi hết chiếc cầu khỉ để qua tới bờ bên kia. Cây cầu khỉ làm bằng thân cây nhỏ cỡ nắm tay, quặt quà quặt quại, đong dưa theo bước chân và được nửa đường là Hùng lảo đảo rồi ùm xuống nước khiến cho Quỳnh Hương ôm bụng cười sặc sụa. Hùng cười đùa.
- Yêu em mấy núi anh cũng trèo... Mấy sông anh cũng lội mà qua cầu khỉ thời anh hổng có qua...
Quỳnh Hương nhăn mặt.
- Nếu nhà em ở bên kia thời anh làm sao?
- Anh đứng bên này hú em qua... Còn em không qua thời anh làm cây cầu xi măng đi cho chắc ăn...
Máy hát chuyển sang một bản nhạc khác. Giọng ca Duy Khánh buồn não lòng.
 
- Người lính già xa quê hương
Nghe trong tim đêm ngày trăn trở
Nhớ quá một thời chinh chiến gian lao
Nhớ phút nguy nan đi vào binh lửa
Sắt thép trong tay đang đối diện thù
Bỗng tiếng loa vang lệnh truyền buông thả
Nửa đời còn gì cung kiếm ngang trời...
 
Hùng thở dài uống cạn chai bia như muốn nuốt hết uất nghẹn vào tận cõi lòng của mình.
 
- Người lính già xa quê hương
Bao nhiêu năm anh nằm không ngủ
Nhớ quá mẹ hiền nhớ quá anh em
Nhớ những đêm mưa quân hành đất đỏ
Nhớ những đêm xuân nơi chốn địa đầu
Nay quá xa xăm đường về thăm thẳm
Nửa đời ngậm ngùi mang kiếp tha hương...
 
Từng chữ, từng âm hưởng như mũi khoan cùn khoan từ từ, chậm chạp vào tâm hồn của  người lính chiến xa quê hương. Đời sống lưu vong đằng đẵng những buồn phiền, thống khổ xâu lại thành chuỗi tháng ngày lừng lững đi. Quê hương xa mù. Đường về không có. Trong tâm của người lính già kiêu hãnh không chấp nhận một sự trở về khi quê hương vẫn còn bị cai trị bởi cộng sản. Anh không muốn trở về bằng cái visa khi chiếc phi cơ đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất có lá cờ nền đỏ sao vàng bay trong gió. Anh chỉ trở về khi nào lá cờ vàng ba sọc đỏ ngạo nghễ bay trên trời nắng đẹp của Sài Gòn và Hà Nội. Có người bạn bảo anh mơ. Hùng cười im lặng. Phải anh đang sống trong mơ, trong mộng. Người lính già xa quê hương như anh gần ba mươi năm qua vẫn xem nơi đây chỉ là đất tạm. Vẫn thầm hẹn với lòng mình một ngày về lại quê hương. Về để chết giữa quê hương dấu yêu.
Hùng khui tiếp lon bia. Khói thuốc bay lờ lững trong căn phòng nặng hơi nước của một ngày xuân chớm sang.
 
- Ôi còn đâu
Ôi còn đâu
Bạn bè ta
Những anh hùng hào kiệt
Không tiếc chi xương máu giữ màu cờ
Ôi còn đâu
Ôi còn đâu
Một thời trai một thời súng gươm
Nay bỗng dưng thành kẻ lưu vong
Người lính già xa quê hương
Nhưng trong tim chưa tàn ánh lửa
Vẫn ước một ngày theo gót Quang Trung
Vẫn thấy quê hương đêm ngày réo gọi
Vẫn thấy trong tim canh cánh đường về
Vẫn thấy nơi đây chỉ là đất tạm
Thầm hẹn ngày về chết giữa quê hương...
 
Hùng thở dài u uất. Tiếng hát như ngọn roi quất vào trái tim ri rỉ máu của anh. Quê hương. Hai chữ đó thật xa, xa ngàn trùng nhưng thấp thoáng hiện về trong giấc ngủ rời rã, đứt đoạn của một ngày mùa thu nhìn lá vàng rơi bên hông nhà. Mùa đông của Denver lạnh và tuyết rơi thật nhiều, anh ngồi co ro uống ly cà phê mà nhớ tới Sài Gòn của một thời hoa niên rong chơi. Đường Hiền Vương. Pasteur. Phan Thanh Giản. Cà phê Ngọc Anh. Thạch chè Hiển Khánh. Với Khôi, Hòa, Hoàng, Hiền... Ổ bánh mì thịt được chia làm năm làm ba. Với Sa Sương Trinh. Người Huế lưu lạc vào Sài Gòn. Tốt nghiệp quốc gia âm nhạc mà đói triền miên, cuối cùng phải tình nguyện vào lính như là một lối thoát.
Hùng lại khui lon bia. Anh muốn say và cần say để...
 
- Khi nào em vượt biển
Mang giùm tôi nỗi buồn
Trong nhà giam hiu quạnh
Đêm mịt mờ mưa tuôn
Khi nào em vượt biển
Mang giùm tôi quê hương
Dù chỉ là chiếc lá
Em nhặt nơi cuối đường...
 
Hùng úp mặt vào hai bàn tay của mình. Hình ảnh của Quỳnh Hương đang giơ tay vẩy vẩy trên mặt biển bao la hiện ra. Ánh mắt tuyệt vọng. Miệng nàng mấp máy như gọi tên người yêu lần cuối cùng trước khi chìm sâu xuống đáy biển.
 
- Mang giùm tôi kỷ niệm
Thuyền đêm lướt trên sông
Tôi đàn cho em hát
Mơ những sớm mai hồng
Mang giùm tôi uất ức
Từ khám tối âm u
Mang giùm tôi máu trào
Dưới đòn chế độ thù
 
Mang giùm tôi lệ mẹ
Từng đêm trắng đêm tuôn
Con vùi thây đất Bắc
Con chết giữa khơi trùng
 
Mang giùm tôi bóng mát
Tàng trứng cá trong sân
Bên rào giam nữ tội
Em nhìn tôi đôi lần
 
Hùng cảm thấy tâm hồn rời rã theo từng lời ca, tiếng hát, nốt nhạc da diếc lặng thầm. Ngoài sân tuyết bay lất phất, bám vào cửa sổ làm căn phòng thêm lạnh lùng rét mướt.
 
- Khi nào em vượt biển
Mang giùm tôi đầy hồn
Một Việt Nam bom đạn
 Và một vành khăn tang
 
Khi nào em vượt biển
Mang giùm tôi quê hương
Dù chỉ là chiếc lá
Em nhặt nơi góc đường
Dù chỉ là chiếc lá
Tàn úa ở cuối đường...
 
Hùng nằm dài xuống ghế. Dù nhắm mắt anh cũng nghe được giọng hát nào đó vang lên trong tiềm thức.
 
- Chiều nay có một người đôi mắt buồn
Nhìn xa xăm về quê hương rất xa
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhoà
Bạn ơi đó là người di tản buồn
Ngày ra đi lặng câm trong đớn đau
Rồi đêm khuya về trong đôi mắt sâu
Đời như chôn vào con phố u sầu...
 
Phòng khách sáng mờ mờ. Không khí tịch mịch và rét mướt. Gió gào. Gió hú. Gió rít từng cơn vật vả cây maple ngoài sân. Xa xa đỉnh Rocky trắng mờ. Tuyết lất phất bay. Hùng mở mắt. Ba giờ sáng. Gượng ngồi dậy anh đi vào nhà bếp. Mở tủ lạnh anh rót đầy ly nước cam uống một hơi cho đã khát đoạn trở ra phòng khách. Những chai bia nằm trơ vơ trên mặt bàn. Gạt tàn thuốc đầy ắp. Thân thể rã rời sau cơn say anh nằm xuống mà cảm thấy đầu óc choáng váng. Ngẫm nghĩ giây lát anh gượng ngồi dậy đi vào nhà tắm. Nước nóng gần bỏng da nhưng cũng không đủ sức xua đuổi cái lạnh của Denver. Hơi nước bốc lên mờ mịt bám đầy trên mặt gương. Tuy nhiên cũng nhờ vậy mà anh cảm thấy tỉnh táo lại. Nấu tô mì gói, pha ly cà phê mang ra phòng khách anh vừa ăn mì vừa nhìn những cà phê phin nhểu chầm chậm từng giọt. Tiếng nhạc cất lên buồn da diếc.
 
- ... Chiều nay có một người di tản buồn
Gọi anh em còn ai hay mất ai
Còn bao nhiêu thằng xông pha chiến khu
Và bao nhiêu nằm trong những lao tù
Ở đây có những chiều mưa rất nhiều
Nhiều hơn khi hành quân trong tháng mưa
Buồn hơn đêm rừng thưa vắng tiếng bom
Ngày vui ơi giờ đâu nữa không còn
Cho tôi xin lại ngọn đồi ở nơi tôi dừng quân cũ
Cho tôi xin lại bờ rừng nơi từng chiến đấu bên nhau
Cho tôi xin một lần chào chào bao nhiêu người đã khuất
Xin cho tôi một mộ phần bên ngàn chiến hữu của tôi...
 
Hùng thở dài. Anh nhớ tới những thằng bạn cùng xóm, cùng trường, cùng lớp, cùng khóa hay cùng đơn vị. Những kẻ bất hạnh đang còn kẹt lại ở quê hương. Họ phải gồng mình đi hết con đường khổ nạn.
Đang lui cui chất mì gói vào tủ Hùng hơi ngưng tay khi nghe tiếng chuông điện thoại. Đợi cho điện thoại reo lần thứ ba anh mới chịu nhấc lên.
- A lô...
- Chú ơi...
Chỉ cần nghe giọng nói thanh thanh đó Hùng biết ngay người gọi là ai.
- Hằng mạnh không cháu?
- Dạ mạnh... Cháu vừa thi xong mệt đừ chú ơi...
- Thôi ráng đi... Mai mốt thành " Cô Đốc " thời khỏe re...
Hùng nghe tiếng cô cháu gái cười hắc hắc bên kia đầu dây.
- Chú đang làm gì vậy?
- Hôm nay thứ tư nên chú đi chợ...
Hùng nghe bên kia đầu dây có tiếng cười hăng hắc rồi giọng nói vui vẻ lại vang vang.
- Ai bảo chú không chịu lấy vợ cho nên chú phải đi chợ và nấu ăn...
Hùng cười trong ống điện thoại.
- Chỉ sợ lấy vợ rồi chú cũng phải đi chợ và nấu ăn luôn cho cả hai người...
Hằng lại cười lớn hơn.
- Ba má cháu có nhà không?
- Dạ không... Ba má cháu đi thăm ngoại ở Dallas tuần sau mới về... Chú ơi... Cháu kể chuyện trượt tuyết ở Denver cho mấy nhỏ bạn nghe. Tụi nó đòi năm tới lên gặp chú dẫn đi trượt tuyết...
- Ừ... Năm tới cháu lên đây...
Ngập ngừng giây lát Hùng nói nhỏ.
- Chú ước gì được nghe cháu hát...
- Cháu cũng vậy... Cháu muốn được nghe chú ngâm thơ. Cháu phổ xong bản nhạc Người Tình California* của chú rồi...
- Nghe hay không cháu?
- Hay lắm chú ơi... Cháu muốn chú là người đầu tiên được nghe...
- Chú cũng vậy... Hay là như thế này...
Hùng ngập ngừng, ấp úng thật lâu nhưng ở bên kia đầu dây Hằng vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Lát sau nàng nghe ông chú già của mình thở hắt một hơi thật dài cùng với giọng nói trầm và chậm rãi cất lên.
- Chú mua vé máy bay cho cháu lên đây thăm chú hai ngày cuối tuần này... Cháu chịu không?
Đầu dây bên kia im lặng một chút rồi có tiếng cười khúc khích và giọng nói vui vẻ của Hằng.
- Chú nói thật hả chú?
- Thật mà... Chú cháu mình sẽ đi núi...
- Lên núi làm gì hả chú?
Hùng cười đùa.
- Đi tu...
Bên kia đầu dây Hằng cười hắc hắc.
- Ok... Cháu bằng lòng theo chú lên núi tu. Chú mua vé máy bay đi rồi chú gọi cho cháu biết. Số điện thoại cầm tay của cháu là...
Ghi số điện thoại của Hằng xong Hùng nói nhanh.
- Bây giờ mình ngưng nói chuyện để chú gọi mua vé xong rồi chú gọi lại cho cháu...
- Dạ...
Lật sổ tay mà lần trước anh đã ghi lý lịch của Hằng xong Hùng gọi hãng máy bay để mua vé. Tuy nhiên hãng máy bay cho biết là vé thường đã hết chỗ chỉ còn first class thôi. Không ngần ngại Hùng trả tiền rồi gọi cho Hằng.
- Chú ơi...
- Chú đây... Có vé cho cháu rồi. Thứ sáu 3 giờ trưa từ Oklahoma City đi Denver và trở về ngày chúa nhật 4 giờ chiều. Chuyến bay 7115 hãng Continental. Chú lấy first class cho cháu đó...
- Chú mua first class làm chi cho tốn tiền...
Hùng cười nói.
- Chú cưng cháu vả lại cháu xứng đáng đi first class. Cháu nhớ mang đàn lên nghe...
- Dạ... Cháu sẽ gặp chú sau...
Gác điện thoại Hùng ngồi thừ trên ghế. Bây giờ nghĩ lại anh mới cảm thấy lo âu vì không biết chuyện mình làm có gây ra phiền phức hay là không. Mặc dù anh với Hằng không có chuyện gì bậy bạ xảy ra nhưng rủi ba má của nàng biết được anh không biết phân trần như thế nào. Ngay cả Hằng không phải là trẻ vị thành niên nhưng nàng còn quá trẻ so với anh. Sự chênh lệnh về tuổi tác khiến cho anh trở thành một đề tài diễu cợt và đàm tiếu của tất cả người quen biết. Nhưng bây giờ thời anh không thể rút lại được vì biết Hằng sẽ giận và buồn. Anh không muốn cô cháu gái mới quen buồn. Vả lại trong thâm tâm anh cũng muốn gặp Hằng để được trò chuyện, đi chơi với nhau và nghe cháu gái hát hò. Bao nhiêu thứ đó đủ khiến cho anh vui vẻ và sẵn sàng lao vào cuộc phiêu lưu tình cảm mặc cho mọi phiền phức xảy ra.
 
 
 
( Còn Tiếp )
 
 
 
 
 
 
 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.06.2009 20:30:28 bởi chu sa lan >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9