Cây thuốc Việt Nam
Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 42 bài trong đề mục
Hà Thu 17.12.2008 11:42:44 (permalink)
0
BỒ KẾT
Theo Đông y, quả bồ kết vị cay, mặn, tính ôn, hơi có độc, có tác dụng thông khiếu, khử đờm, tiêu thũng, gây hắt hơi; dùng làm thuốc tiêu đờm, gây nôn và thông đại tiện, sát trùng. Chủ yếu nó được dùng điều trị trúng phong, cấm khẩu, tiêu thực, hạ suyễn, sáng mắt. Liều dùng 0,5-1 g/ngày dưới dạng thuốc bột, hoặc đốt thành than để dùng, hoặc thuốc sắc.
Hạt có vị cay, tính ôn, có tác dụng thông đại tiện, điều trị mụn nhọt. Liều dùng 5-10 g/ngày, dưới dạng thuốc sắc. Gai có vị cay, tính ôn, có tác dụng tiêu thũng, sát trùng, giảm sưng vú, làm xuống sữa. Liều dùng 5-10 g/ngày dưới dạng thuốc sắc.

Cả quả, hạt, lá và vỏ cây bồ kết đều có độc tính. Tính độc chỉ cao khi dùng làm thuốc mà không sao hay nướng thật vàng hoặc đốt thành than (dùng sống). Triệu chứng ngộ độc là tức ngực, nóng rát ở cổ, nôn ói; sau đó tiêu chảy, tiêu ra nước có bọt, đau đầu, mệt mỏi, chân tay rã rời.


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/62320/1F20908D1D7A4B34A45428BDA9B28DE7.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.01.2009 05:07:06 bởi Hà Thu >
Attached Image(s)
#1
    Hà Thu 17.12.2008 20:35:29 (permalink)
    0
    ĐINH HƯƠNG
    Theo dược học cổ truyền, đinh hương vị cay, tính ấm, vào bốn đường kinh Phế, Tỳ, Vị và Thận, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), noãn thận (làm ấm thận), kích thích tiêu hóa.
    Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy đinh hương có tác dụng dược lý khá phong phú. Nó ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn (như trực khuẩn lỵ, thương hàn, phó thương hàn, bạch hầu, than, e.coli, tụ cầu vàng), chống viêm loét đường tiêu hóa, kích thích tiết dịch mật và dạ dày nên thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm đau, chống viêm.


    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/62320/56687D90A0ED4294A442DFF01020310D.jpg[/image]
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.01.2009 05:08:10 bởi Hà Thu >
    Attached Image(s)
    #2
      Chi Mai 20.12.2008 21:33:09 (permalink)
      0
      Theo y học cổ truyền, cam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống co giật, lợi tiểu, nhuận phế, trừ ho, sinh tân dịch, thông đại tiện, làm da mịn màng, tươi tắn. Nó được dùng để chữa một số bệnh như bí tiểu, khó sinh, ho…
      Sau đây là một số bài thuốc từ quả cam:
      - Chữa táo bón: Vỏ cam 250 g, cho 2 bát nước vào nấu nhừ, ăn dần trong ngày.

      - Chữa ho có đờm, giã rượu: Vỏ cam 250 g (thái nhỏ, sao vàng), muối nửa thìa cà phê, cho vào 3 bát nước, sắc còn 1 chén, uống 2 lần trong ngày.
      - Chữa chứng phù thũng ở sản phụ: Vỏ cam phơi khô, tán bột, mỗi lần uống một thìa cà phê bột này với 30 ml rượu nếp, uống mỗi ngày 3 lần trong 3-5 ngày.
      - Chữa bí tiểu hoặc khó sinh: Trái cam non phơi khô, đốt cháy sơ, tán bột. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê bột nói trên với 30 ml rượu nếp, ngày 2 lần, liên tục trong 3 ngày.
      - Chữa đầy hơi, khó tiêu: Vỏ cam 250 g thái nhỏ, lách lợn 1 cái để nguyên, cho vào 3 bát nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn một bát, dùng cả nước lẫn cái.
      - Hỗ trợ trong việc chữa sốt xuất huyết: Nước ép quả cam, uống mỗi ngày 3 lần mỗi lần 1 quả 250 g.
      - Chữa chứng ăn không ngon miệng: Vỏ cam 250 g, gừng già 50 g, tất cả phơi khô, tán bột, trộn đều và uống ngày 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 1 thìa cà phê, liên tục trong 3-5 ngày.
      Chú ý khi dùng cam
      - Người có cơ thể hàn (sợ nước sợ lạnh, rêu lưỡi trắng), thận khí yếu, yếu sinh lý không nên ăn cam nhiều.
      - Không dùng cam chua lâu ngày vì không thích hợp cho dạ dày và ruột.
      - Vì cam có tỷ lệ đường thấp nên bệnh nhân tiểu đường thỉnh thoảng vẫn có thể dùng được.
      - Nên dùng cam vào buổi sáng và vào lúc bụng đói.
      - Nên dùng cam sành vì nó bổ dưỡng nhất trong các loại cam.

       
       

      Theo: BS Đỗ Văn Sơn, SK&ĐS




      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/62779/CD0684C3B8CB4EE28525BDB107115143.jpg[/image]
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.12.2008 21:35:52 bởi Chi Mai >
      Attached Image(s)
      #3
        Hà Thu 05.01.2009 05:14:01 (permalink)
        0
        HOA NHÀI
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.01.2009 05:28:58 bởi Hà Thu >
        Attached Image(s)
        #4
          Hà Thu 05.01.2009 05:31:46 (permalink)
          0
          Hoa nhài là cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây
          Một số bài thuốc Nam thường dùng:
          - Chữa ngoại cảm, phát sốt: Hoa nhài 4 g, chè xanh 10 g, thảo quả 3 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
          - Chữa tiêu chảy: Hoa nhài 6 g, vỏ ổi dộp 8 g, thảo quả 3 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Uống liên tục 3-5 ngày. Hoặc hoa nhài 10 g, vỏ quả lựu 10 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
          - Chữa mất ngủ: Hoa nhài 10 g, tâm sen 10 g, hạt muồng (quyết minh tử) 12 g (sao đen). Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống 3-5 ngày liên tục.
          - Chữa nhức đầu, hoa mắt chóng mặt: Hoa nhài 6 g, hoa cúc vàng (kim cúc) 6 g. Hãm uống thay chè.
          - Chữa tăng huyết áp: Hoa nhài 10 g, hoa hòe 10 g, kim cúc 6 g, hoa đại 6 g. Sắc uống ngày một thang.
          - Chữa rôm sảy: Lá nhài 50 g, lá ngải cứu 30 g, lá sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Uống liên tục 3-5 ngày.
          - Chữa mụn nhọt: Hoa nhài 10 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần.
          - Chữa sưng đau do chấn thương: Rễ hoa nhài 12 g, lá thanh táo 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.01.2009 05:58:14 bởi Hà Thu >
          Attached Image(s)
          #5
            Hà Thu 05.01.2009 05:55:45 (permalink)
            0
            CÂY CỐI XAY
            Cây nhỏ, sống dai, mọc thành bụi, cao 1 - 1,5m, có lông mềm hình sao. Lá mọc so le, hình tim, có cuống dài, mép khía răng. Hoa vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống gấp khúc, quả nom giống cái cối xay, có lông. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt.
            Phân bố : Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi.
            Bộ phận dùng : Toàn cây. Thu hái vào mùa hạ, thu. Dùng tươi hoặc phơi khô.
            Thành phần hóa học : Toàn cây chứa chất nhầy, asparagin.
            Công dụng : Chữa cảm sốt, nhức đầu, ù tai, bí tiểu, tiện, bạch đới : Ngày 4 - 8 g rễ hoặc lá, sắc. Chữa mụn nhọt, lỵ, rắn cắn : Lá tươi và hạt (ngày 8 - 12g) giã, thêm nước uống, bã đắp. Chữa vàng da, hậu sản : Phối hợp cối xay với các dược liệu khác.



            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/62320/F0E7880CD7BB47C3AEF6EEFCE2C26631.jpg[/image]
            Attached Image(s)
            #6
              sen dat 08.01.2009 19:00:53 (permalink)
              0
              Chào Hà Thu! Hà Thu sưu tầm cây thuốc hả? được đó nha đề tài này có thể mở rộng. Biết cây nha đam không? Nó còn có tên là Lô hội. Tên khoa học là Aloe sp.

              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/3FFCC6A2A6B94E1396B945C58F6E1001.jpg[/image]
              Attached Image(s)
              #7
                sen dat 08.01.2009 19:09:42 (permalink)
                0
                Nha đam còn là vị thuốc, dịch cô đặc của lá cây nha đam, gel cây nha đam khi bôi có tác dụng sát khuẩn, làm săn da, dưỡng da, chống nắng trị phỏng nắng và nám da, cầm máu giảm đau chống loét, vị đắng có tính hàn có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, trị huyết áp cao, rôm sẩy mụn nhọt...
                 nha đam làm nhiều món ăn ngon. Sau đây là nhiều món ăn từ nha đam
                Chè nha đam


                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/8C0B2C6B69144E5298445F81ACF117C1.jpg[/image]
                Attached Image(s)
                #8
                  sen dat 08.01.2009 19:12:06 (permalink)
                  0
                  trà nha đam

                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/526EE99577FD4C12A9FBD572B97988DE.jpg[/image]
                  Attached Image(s)
                  #9
                    sen dat 08.01.2009 19:14:18 (permalink)
                    0
                    Bánh nha đam

                    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/1225B8AC4C364E349AE9F8E63533880C.jpg[/image]
                    Attached Image(s)
                    #10
                      Hà Thu 08.01.2009 19:39:48 (permalink)
                      0
                      Cảm ơn bác SD mở hàng đầu năm cho Hà Thu nghen!
                      Chúc bác và gia đình năm mới mạnh khoẻ, an vui!
                      #11
                        Hà Thu 11.01.2009 21:26:06 (permalink)
                        0
                        RAU SAM
                        Rau sam có tên Hán là mã sĩ hiện (rau răng ngựa vì có lá hình giống răng ngựa) và nhiều tên khác như trường thọ thái (rau trường thọ). Tên khoa học là Portalaca oleacea L. Có 2 loại thân màu tím thẫm và nhạt (loại thẫm dùng làm thuốc tốt hơn).
                         
                        Rau sam là loại rau giàu chất dinh dưỡng, chất lượng thay đổi tùy nơi mọc và mùa thu hái. Trong 100g rau sam có 1,4g đạm, 3g đường, 100mg chất béo, 700mg chất xơ, 85g canxi, 56mg photpho, 1,5mg sắt, 68mg magiê, 494mg kali, 1.920 UI caroten... và một số vitamin B1, B2, PP, C, E. Các axit béo đặc biệt là omega 3 với tỷ lệ cao nhất so với các thực vật khác. Các axit hữu cơ như axit glutamic, axit nicotinic, axit malic... Còn chứa các chất noradrenalin, dopamin, flavonoid.
                         


                        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/62320/6BB1C4869DEB41DA994BCF11C74E0E78.JPG[/image]
                        Attached Image(s)
                        #12
                          Hà Thu 11.01.2009 21:36:56 (permalink)
                          0
                          Cây rau Má
                          Rau má - thuộc họ Hoa tán. Cây thảo sống nhiều năm, mọc là là trên mặt đất và có lá tròn tròn như gò má của con người, do đó mà thành tên cây. 
                          Dân gian thường dùng rau má để ăn sống, muối dưa, luộc chín hoặc nấu canh ăn, 100g rau má cung cấp cho cơ thể 21 kcalo. 
                          Rau má còn là vị thuốc thông dụng, có vị ngọt tính mát, có tác dụng chống nhiễm trùng, chống độc giải nhiệt và lợi tiểu. 
                          Rau má xay nhuyễn vắt lấy nước cốt, pha với nước dừa xiêm là một thứ nước giải khát rất bổ. Ở một số thành phố, thị xã, thị trấn, người ta thường sử dụng nước rau má dưới dạng nước sinh tố như các thứ quả cây. 

                          Rau má thường dùng trong các trường hợp sau:
                           

                          - Giải nhiệt, làm xuất được chứng nóng nảy, bứt rứt trong người, trị trẻ em nóng sốt dữ dội, lên kinh phong (trong uống, ngoài xoa), chữa ngứa lở mụn nhọt, giảm sưng, đỡ đau (uống trong, đắp ngoài). 
                          - Giải độc, do ăn nhầm phải lá ngón, nấm độc, thạch tín hoặc do say sắn. Dùng 250g rau má và rễ rau muống biển (250g), giã nát, hòa nước sôi uống.
                          - Cầm máu khi chảy máu chân răng, chảy máu cam, thổ huyết, đi tiểu ra máu, đi tiêu ra máu vì bệnh kiết lỵ, phụ nữ bị băng huyết. Thường dùng 30g rau má, 15g cỏ nhọ nồi, lá trắc bá, sao sắc nước uống. 
                          - Trị ho, giã cây tươi, lấy dịch uống hoặc sắc nước uống. - Trị khí hư bạc



                          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/62320/EFD22B3A6B354AEBB4E12FB4CF8E9447.jpg[/image]
                          Attached Image(s)
                          #13
                            Hà Thu 11.01.2009 21:39:59 (permalink)
                            0
                            Canh rau má:

                            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/62320/628923ED177B47129E117EDABA898985.jpg[/image]
                            Attached Image(s)
                            #14
                              Hà Thu 12.01.2009 10:37:26 (permalink)
                              0
                              RAU ĐAY (Corchorus olitorius L)
                               
                              Rau đay là loại rau mùa hè có tác dụng nhuận tràng giải nhiệt và giàu chất bổ dưỡng với nhiều tên gọi khác nhau như rau đay quả dài, rau tía..., là loại rau giàu dược tính.

                              Trong đông y gọi rau đay với tên là Đình lịch và gọi hạt rau đay là Đình lịch tử. Sách Bản thảo cương mục gọi rau đay là Diển hao, hay Thiên nguyệt lệnh. 

                              Rau đay có chế phẩm dược là loại dạng viên 1mg hay dạng tiêm 0,33mg, sử dụng trong trợ tim với hiệu quả cao.

                              Lá hay quả của cây rau đay còn được dùng làm thuốc bổ, an thần, lợi tiểu ở nhiều nước. Hạt còn sử dụng làm thuốc tẩy chữa táo bón... Chẳng hạn như tài liệu của GS.TS Đỗ Tất Lợi nói tại Ấn Độ còn sắc lá rau đay làm thuốc bổ, hay tại Malaysia thì sử dụng lá rau đay để chữa bệnh kiết lỵ, và chữa ho ở trẻ em...

                              Theo sách Nam dược thần hiệu, rau đay, hạt đều có vị cay, tính lạnh, không độc, có công hiệu làm tiêu đàm, xọp phù thũng, ngừng hen suyễn, thông kinh nguyệt... Khi bào chế thuốc cần lót giấy trong nồi rồi sao lên thì sử dụng mới tốt. Để tham khảo và áp dụng được công hiệu an toàn, dưới đây xin giới thiệu cụ thể cách bào chế và sử dụng tiện lợi.

                              * Chữa trúng nắng: Lấy một nắm rau đay tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống, còn bã đắp vào hai bên thái dương rồi lấy băng vải buộc lại để hút hết nóng độc sẽ khỏi. Hoặc có thể lấy từ 10 – 20 g hạt rau đay đem sắc lên lấy nước cho uống nóng sẽ toát mồ hôi ra hết nóng độc cũng khỏi.

                              * Giải nhiệt trong mùa hè: Lấy rau đay nấu với cua thành canh cua ăn với cơm hàng ngày sẽ có tác dụng bổ dưỡng, tăng cường can xi và giải nhiệt. Hoặc có thể nấu canh phối hợp với các thức như: Rau đay 100g, rau mồng tơi 50g, khoai sọ 2 củ, rửa sạch thái nhỏ, nấu ăn với cơm trong ngày sẽ có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, chữa táo, cần ăn 2 – 3 ngày liền.

                              * Chữa hen suyễn: Dùng hạt rau đay sắc hơi đặc, uống chặn cơn suyễn rất hay. Hoặc sử dụng hạt rau đay 12g, giã nát (sao), xơ mướp 20g, cắt nhỏ (sao), sau cả hai thứ đem sắc lấy nước uống làm 2 lần trong ngày.

                              * Chữa tràn dịch màng phổi: Lấy hạt rau đay 8g, ý dĩ 16g, tỳ giải 12g, mộc thông 12g, huyền sâm 12g, thổ phục linh 12g, bách bộ 12g, hạt bìm bìm biếc 8g, rễ cỏ tranh 8g, hạt mã đề 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.

                              * Chữa phù thũng: Hạt rau đay mỗi ngày từ 15 – 20g sắc lấy nước uống nóng, rồi đắp chăn cho vã mồ hôi sẽ thấy người nhẹ nhõm, phù giảm nhanh.

                              * Chữa phù thũng cổ trướng: Hạt rau đay 12g (sao), vỏ rễ dâu 24g (tẩm mật ong sao), trần bì lâu năm 12g, gừng sống 3 lát. Tất cả sắc lấy nước uống, chia 2 lần trong ngày.

                              * Chữa phụ nữ sau sinh ít sữa: Tuần đầu tiên sau sinh mỗi ngày ăn từ 150 – 200g rau đay vào các bữa ăn chính. Các tuần lễ sau mỗi tuần ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 200 – 250g rau đay sữa ra đều và rất tốt.

                              * Chữa táo bón: Lấy 10 – 20g lá rau đay sắc lên lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày.

                              * Chữa bí tiểu tiện: Dùng 2 nắm rau đay cho vào nấu lên lấy nước uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1 chén, sẽ tác dụng tiêu nhiệt, lợi tiểu.

                              * Chữa rắn cắn: Lấy ngọn rau đay với ngọn chuối tiêu, dây kim cang mỗi thứ một nắm, rửa sạch vẩy ráo nước, giã nhỏ vắt lấy nước cốt cho uống, còn bã đắp vào chỗ rắn cắn.


                              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/62320/25B33C246BA84400998BD460FDA3AE2D.jpg[/image]
                              Attached Image(s)
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 42 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9