CẤT BƯỚC TRÊN LỐI MÒN
Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 39 bài trong đề mục
tueuyen 26.12.2008 01:02:09 (permalink)
0
CẤT BƯỚC TRÊN LỐI MÒN

Nguyên tác: WALKING THE PATH

Tác giả: Paulo Coelho

Dịch giả: Tuệ Uyển

 
---
 
HAI MƯƠI NĂM SAU

18-4-2006

Ngồi  tại vườn Leon, nhìn dòng  sông trôi chảy, hôm nay là ngày hai mươi bảy tháng ba.
 
Bên cạnh tôi, hiền nội Christina đang đọc một quyển sách.  Mùa xuân đã bắt đầu ở Âu Châu và bây giờ chúng tôi có thể cất những chiếc áo ấm trong xe.  Chúng tôi đã lái xe qua nhiều ngày, trải qua những nơi đã đánh dấu đời sống của chúng tôi (Christina đã đi trên lối mòn của Saint Jame vào năm 1990).  Mặc dù chúng tôi du hành không vội vả, chúng tôi đã dự tính phải đi qua một quãng đường năm trăm cây số chỉ trong vòng một tuần.
 
Nước khoáng.
Người ta nói chuyện, người ta bước đi.
Người ta cũng uống nước khoáng và cà phê của họ.
 
Đấy là cách mà tôi đi hai mươi năm xưa, đến một buổi chiều của tháng bảy hay tháng tám năm một nghìn chín trăm tám mươi sáu.  Nước khoáng, cà phê, người ta nói chuyện và bước đi – nhưng lần này khung cảnh được viết trong dự định trải dài dọc theo Castrojeriz, ngày sinh của tôi đã đến gần, tôi đã đi từ Saint-Jean-Pied-de-Port lâu rồi, và tôi đang ở giữa đường sẽ đưa tôi đến Saint James de Compostella.
 
Tốc độ bước chân của chúng tôi là hai mươi cây số một ngày.
 
Chúng tôi đã nhìn về phong cảnh đơn điệu, người hướng dẫn cũng uống cà phê từ một quán mà dường như chẳng biết xuất hiện từ chốn nào.  Chúng tôi nhìn lại phong cảnh đơn điệu ấy nhưng điều khác biệt là lần này bụi trên sàn đã in những gót giày của chúng tôi.  Đây là cảm nghĩ tạm thời: làn gió sẽ xóa chúng đi trước khi trời sụp tối.
 
Mọi thứ dường như không thật.
 
Chúng tôi đang làm gì ở đây?  Câu hỏi này đã luôn luôn theo chúng tôi, mặc dù nhiều tuần đã trôi qua.
 
Chúng tôi đang tìm kiếm một thanh gươm. Chúng tôi đang hoàn thành một nghi thức mà chúng tôi đã học từ RAM, một dòng tu kín,  điều này không bí mật hay huyền bí gì bên cạnh cố gắng để hiểu biểu tượng ngôn ngữ thế giới.  Chúng tôi đang bắt đầu nghĩ rằng chúng tôi đã bị lừa dối, rằng đòi hỏi tâm linh này không có ý nghĩa gì và chẳng hợp lý chút nào, và rằng có thể điều tốt nhất là trở lại Ba Tây và làm những gì chúng tôi từng làm. 
 
Chúng tôi nghi ngờ sự chân thành của mình trong đòi hỏi này vì nó đưa đến quá nhiều việc làm để tìm kiếm một Đấng Tạo Hóa mà chẳng bao giờ  ngài tự  khai mở, của  sự cầu nguyện đúng giờ, và đặt chân trên những con đường lạ lùng, của sự tuân thủ những kỷ luật, của sự chấp nhận giới điều mệnh lệnh dường như ngớ ngẩn đối với chúng tôi.
 
Đấy là nó: chúng tôi nghi ngờ sự chân thành của mình.  Suốt những ngày này Petrus đã từng nói rằng con đường là cho tất cả,  cho những người bình thường, một ý tưởng thật sự làm chúng tôi chán nản.  Chúng tôi nghĩ rằng tất cả những việc tôi làm đã cho chúng tôi một vị trí riêng biệt trong số ít ỏi an lạc đã đưa đến gần vũ trụ nguyên sơ.  Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi cuối cùng khám phá rằng tất cả những câu chuyện về  chính giới huyền bí của những người thông tuệ ở Tây Tạng,  của những liều thuốc mầu nhiệm kỳ diệu có thể đánh thức lòng từ bi yêu thương mà trước đây ngay cả không có sự hấp dẫn để hiện hữu, của những nghi thức nơi bất chợt những cánh cửa của tâm linh, Niết Bàn hay Thiên Đàng sẽ tự khai mở, là thật sự.
 
Nhưng chính xác nó đối lập với điều mà Petrus đã từng nói với tôi:  không có “những ai được lựa chọn”.  Tất cả được lựa chọn thay vì họ tự hỏi rằng “chúng ta đang làm gì ở đây?” họ lựa chọn để làm những việc sẽ đánh thức sự nhiệt tình trong con tim, trong tấm lòng của họ.  Cánh cửa của Niết Bàn, Thiên Đàng, hay Tâm linh sẽ được tìm thấy trong những việc làm với nhiệt tâm.  Đấy là thế nào mà lòng từ bi thương yêu được chuyển hóa và đưa lối chúng ta gần với tuệ trí nguyên sơ, với Tạo hóa.
 
Đây là nhiệt tâm mà sẽ kết nối chúng ta với Tâm linh thánh thiện mà không phải là một trăm, một nghìn những kinh điển luận giải cổ xưa.  Nó là lòng tin rằng cuộc sống là một phép mầu cho phép những phép mầu xảy ra, không phải “những nghi thức bí mật” hay “những giới luật nhập môn”.  Trong vắn tắt, nó là quyết định của con người để đi theo những nhân duyên đã biến mình thành một thành phần của nhân loại, không phải là những lý thuyết mà con người đã làm nên chung quanh huyền bí của cuộc sống
 
Và tôi đang ở đây.  Tại giữa chặng đường sẽ đưa tôi đến Saint James de Compostella.  Nếu những việc đơn giản như anh ta nói,  tại sao lại là chuyến mạo hiểm vô vị này?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.12.2008 22:35:49 bởi Ct.Ly >
#1
    tueuyen 26.12.2008 22:05:29 (permalink)
    0
    HAI MƯƠI NĂM SAU - PHẦN II
     
    22- 04-2006
     
    Suốt buổi chiều ở Leon, trong năm xa xôi 1986, tôi vẫn không biết nó là trong  sáu hay bảy tháng tôi sẽ viết một quyển sách về kinh nghiệm của tôi, rằng chàng chăn cừu Santiago đã chiếm ngự tâm hồn tôi để đi tìm kho tàng, rằng một người con gái mang tên Veronika đang chuẩn bị cho mình những viên thuốc và dự định tự ải, rằng Pilar sẽ đến bên bờ sông Piedra và viết, đang khi khóc, trong nhật ký của cô.
     
    Tất cả những điều này tôi biết rằng tôi đang bước trên lối mòn buồn cười và đơn điệu này.  Không có máy điện thư-fax hay điện thoại cầm tay, những nơi ẩn trú thì lưa thưa, người hướng đạo của tôi dường như lúc nào cũng cáu kỉnh, và tôi chẳng có cách nào để biết những gì đang xãy ra ở Ba Tây.
     
    Tất cả tôi biết là ngay thời điểm này tôi căng thẳng, sợ hải, không thể nói chuyện với Petrus, bởi vì tôi vừa khám phá ra rằng tôi không thể quay lại những gì tôi đã đang làm - ngay cả nếu điều này có nghĩa là sự sút giảm thu nhập hàng tháng của tôi, quay lưng lại với cảm xúc thực tế một cách kiên định và từ một việc mà tôi đã biết rồi, và trong điều mà tôi thông thạo một ít kỷ thuật.  Tôi cần thay đổi, bước tới ước mơ của tôi, một mơ ước dường như đối với tôi là trẻ con, lố bịch, và không thể hoàn thành: để trở thành một người cầm bút một cách bí mật tôi luôn luôn khao khát để trở thành nhưng tôi không đủ can đảm để vươn tới.
     
    Petrus đã lấy xong nước khoáng và cà phê của anh ta và yêu cầu tôi trả tiền để chúng tôi có thể tiếp tục cất bước, vì vẫn còn vài cây số cho cuộc hành trình để đến thành phố kế tiếp.  Người ta tiếp tục lướt qua và nói chuyện, đưa một cái nhìn vào hai người đàn ông trung niên,  nghĩ ngợi  làm thế nào có những người kỳ lạ trong thế giới này, luôn luôn sẳn sàng sống lại những quãng thời gian đã chết rồi (* trong năm tôi thực hành chuyến  hành hương, chỉ bốn trăm người đã cất bước trên con đường Saint James.  Trong năm 2005, theo thống kê không chính thức, bốn trăm người đã đi qua mỗi ngày).  Nhiệt độ vào cuối buổi chiều khoảng hai mươi bảy độ C và tôi tự hỏi mình, đến hàng nghìn lần, có phải tôi  đã không có một quyết định sai lầm.
     
    Tôi đã không muốn thay đổi chứ?  Tôi không nghĩ như thế nhưng con đường này đang chuyển hóa tôi.  Tôi đã muốn làm sáng tỏ sự huyền bí chứ?  Tôi nghĩ rằng tôi muốn, những con đường này đang dạy cho tôi rằng không có sự bí ẩn, như Giê-su Ki-tô đã một lần nói, không có sự huyền bí nào không khai mở.  Một cách căn bản, tất cả đang xãy ra đến với tôi là ngược lại những gì tôi đã dự đoán.
     
    Chúng tôi thức giấc và bắt đầu bước đi trong yên lặng.  Tôi mãi mê trong những suy tư  của mình, trong sự không an toàn của mình và Petrus chắc phải đang tư duy  - Tôi nghĩ - về việc làm của anh ta ở Milan.  Anh ta ở đây bởi  vì trong một phương thức anh ta bị bắt buộc bởi Truyền Thống, và chắc chắn ao ước để thi hành xong chuyến đi bộ này để trở lại những gì anh ta thích làm.
     
    Chúng tôi bước đi hầu hết quãng đường vào buổi chiều mà không nói chuyện.  Chúng tôi bị cô lập trong nghĩa vụ quen thuộc của mình.  Saint James de Compostela ở phía trước chúng tôi và tôi không thể tưởng tượng rằng con đường này sẽ đưa chúng tôi đến thành phố này và đến nhiều thành phố khác trên thế giới.  Cả Petrus và tôi đều không biết rằng trong buổi chiều này, trên những đồng bằng của Leon, tôi cũng đang đi bộ đến Milan, thành phố của anh ta, nơi tôi sẽ đến gần mười năm sau, với quyển sách gọi là Câu Chuyện Một Giấc Mơ (Nhà Giả Kim).  Tôi đang bước chân đến với định ước của tôi, vì quá nhiều lần mơ mộng và chối bỏ.
     
    Trong một ít ngày tôi sẽ đến một cách chính xác nơi, hôm nay, hai mươi năm sau, tôi viết những dòng này.  Tôi đang bước chân đến những gì tôi luôn luôn muốn, và tôi không tin tưởng cũng không hy vọng rằng cuộc sống của tôi sẽ thay đổi.
     
    Nhưng tôi giữ bước chân tiến lên phía trước.  Tiến đến một tương lai xa xôi,  một ít ngày qua một trong những quán nơi hiền nội của tôi đang ngồi đọc một quyển sách, và tôi, đánh máy bài này trong một máy điện toán, rằng trong vài phút nữa sẽ gởi nó qua mạng lưới điện thư đến một tờ báo nơi nó sẽ được phát hành.
     

    Tôi đang cất bước hướng tới tương lai - vào buổi chiều tháng tám năm một chín tám sáu.
    #2
      tueuyen 27.12.2008 22:24:52 (permalink)
      0
      HAI MƯƠI NĂM SAU:  PHƯỢNG HOÀNG
       
      26-04-2006
       
      Bước chân trên đường đến Sangtiago hai mươi năm trước, tôi dừng tại Villafranca Del Bierzo.  Một trong những hình ảnh điển hình của  những người bộ hành, Jesus Jato, đã dựng nên một trạm nghĩ cho những người hành hương ở đấy.  Những người đến từ làng xóm kế cận  và, nghĩ rằng Jato là một nhà phù thủy, đã châm lữa đốt nơi này, nhưng anh ta không bị hăm dọa, và cùng với vợ là Maria Carmen anh ta bắt đầu lại tất cả - nơi trở nên được biết như Phượng Hoàng, loài chim đã tái sinh từ trong tro tàn.
       
      Jato nổi tiếng vì đã chuẩn bị “nhiệt tình Celtic”, một loại nước uống có cồn nguyên ủy từ Celtic, chúng tôi uống trong một nghi thức, cũng gọi là Celtic.  Trong một buổi chiều lạnh của mùa xuân, tại Ave Fenix có một người Gia Nã Đại, hai người Ý Đại Lợi, ba người Tây Ban Nha, và một người Úc Đại Lợi. Và Jato kể về những việc đã xảy ra đến với tôi vào năm 1986 và tôi chẳng bao giờ có can đảm để kể lại trong “Nhật Ký của một Pháp Sư”, chắc chắn người đọc sẽ không tin nó.
       
      “Một tu sĩ địa phương đi ngang đã nói rằng một người hành hương đã đến ngang qua Villafranca buổi sáng nọ và không thể đến được Cebreiro (vị trí kế tiếp trong của bộ hành), vì thế chắc chắn ông ta đã lạc trong rừng”,  Jato kể.  “Tôi đã đi tìm kiếm và chỉ thấy ông ta vào lúc hai giờ trưa, đang ngũ trong một hang động.  Đấy là Paulo.  Khi tôi đánh thức,  ông ta đã phàn nàn: ‘Tôi không thể ngũ dù chỉ một giờ trên con đường này chứ?’  Tôi giải thích rằng ông ta không thả hồn theo giấc mộng chỉ một giờ; mà ông ta đã ở đấy  hơn một ngày trời.”
       
      Tôi nhớ lại y như nó là hôm qua:  tôi cảm thấy mệt nhọc, suy nhược, và phiền muộn thế là tôi quyết định dừng lại một chốc, đến một hang động và nằm xuống trên nền.  Khi tôi mở mắt và thấy ông bạn, tôi chắc rằng chỉ vài phút trôi qua, bởi vì tôi ngay cả chẳng di chuyển một phân nào.  Cho đến hôm nay, tôi chẳng biết chính xác sự việc đã xảy ra thế nào, tôi cũng không tìm kiếm bất cứ một sự giải thích nào – Tôi học để sống với huyền bí.
       
       
      Tất cả chúng tôi uống “nhiệt tình Celtic”, và cùng phụ họa với Jato la lên “wooh!” trong khi anh ta nói những câu của tiền nhân.  Lúc kết thúc một cô gái Gia Nã Đại đã đến bên tôi.
       
      -Tôi không phải là loại người đang đi tìm kiếm lăng mộ những vị thánh, những con sông thiêng, và những nơi của phép lạ xuất hiện. Đối với tôi, làm một cuộc hành hương là kỷ niệm.  Cha tôi và và em tôi chết khi còn trẻ, cả hai đều bị nhồi máu cơ tim, và có thể tôi cũng có thiên hướng đấy.
       
      “Vì thế tôi có thể lìa bỏ đời sống này một cách sớm hơn, tôi phải biết nhiều thật nhiều những gì trên thế giới mà tôi có thể biết và thưởng thức hạnh phúc an lạc mà tôi đáng được hưởng.  Để luôn đón nhận tình yêu thương bất cứ khi nào nó đi ngang qua lối mòn của đời tôi.  Để sống từng giây phút và chẳng bao giờ dừng lại bất cứ điều gì có thể làm tôi vui vẻ an lạc.
       
      Khi mẹ tôi chết, tôi hứa với chính mình là vui tươi an lạc mỗi khi mặt trời mọc.  Tôi nhìn đến tương lai nhưng chẳng bao giờ hy sinh phút giây hiện tại.
       
      Tôi nhớ vào năm 1986, khi tôi cũng từ bỏ mọi thứ một bên để làm một chuyến hành trình mà cũng đã thay đổi đời tôi.  Lúc ấy nhiều người đã bình phẩm chỉ trích tôi, cảm thấy đó là điên rồ - hiền nội tôi là người duy nhất đã cho tôi sự hổ trợ mà tôi cần thiết.  Cô bé Gia Nã Đại nói với tôi rằng điều ấy đã xãy ra giống như thế đối với cô, và đưa tôi một tài liệu mà cô mang theo:
       
      "Đây là một phần bài diễn thuyết của Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt, đã đọc tại trường Đại Học Sorrbonne ở Ba Lê vào ngày 23 tháng tư năm 1910."
       
      Tôi đọc những gì trên tờ giấy:
       
      "Người phê bình chỉ trích chẳng nói lên bất cứ điều gì: người ta chỉ điểm ngón tay buộc tội hay tố cáo tại thời điểm quyết liệt chịu đựng một sự thất bại, hay khi họ liên lụy vào một sự sai trái.  Công trạng hay sự vẻ vang đến với những ai trong vũ đài hoạt động,  gương mặt họ lấm đầy cát bụi, mồ hôi và máu, chiến đấu một cách can trường.
       
      Sự vẻ vang đi với những ai vướng phải sai lầm,  họ thất bại nhưng từng li từng tí họ nhận ra những điều đúng đắn, bởi vì chẳng có tác động nào mà không có sai sót.  Người ấy biết sự nhiệt tâm tuyệt diệu, và cống hiến sâu thẳm, và dành năng lượng của mình cho những gì có giá trị, và không phí công vô ích.  Đấy là một người chân chính, một người đúng nghĩa, một người trong nguyên lý tột bậc sẽ biết chiến thắng và chinh phục, và trong giả thuyết tồi tệ nhất sẽ thất bại, tuy thế ngay cả trong sự thất bại của mình người ấy là vĩ đại, là một bậc đại nhân, bởi vì người ấy đã sống can đảm và đứng bên trên những tâm hồn tư duy bé nhỏ, những người chẳng bao giờ biết chiến thắng hay thất bại.
      #3
        tueuyen 29.12.2008 21:57:59 (permalink)
        0
        HAI MƯƠI NĂM SAU: CON ĐƯỜNG HUYỀN THOẠI
         
        29-04-2006
         
        Du hành trên con đường đến Saint James de Compostela trong năm 2006, hai mươi năm sau khi lần đầu tiên (và duy nhất) của tôi hành hương trên đôi chân, tôi nhớ một vài câu chuyện chúng tôi đã nghe trên cuộc hành trình.  Mỗi câu chuyện theo những đề tài có nhiều phiên bản, nhưng tôi đã chọn những điều mà tôi cảm thấy hứng thú nhất.
         
        -          Sự Khai Sinh của Thành Phố
         
        Một trong nhiều huyền thoại kể về Thánh Tông Đồ James đi đến một tỉnh trử tình thuộc bán đảo Tây Ban Nha để truyền bá Thánh Kinh.  Khi  trở lại Jerusalem, ông đã bị xử trảm.
         
        Hai môn đệ của ông là Athanasius và Theodore, để thi hài còn lại của ông trên một chiếc thuyền không có bảnh lái và dong buồm ra khơi trong một cơn bảo biển, hướng đi chỉ do luồng gió đưa lối.  Cuối cùng họ đến cùng nơi mà James đã từng giảng dạy những lời của Giê-Su.  Nơi ấy những môn đệ đã chôn cất thi hài ông.
         
        Thời gian trôi qua cho đến một hôm một người chăn cừu tên Pelayo chứng kiến một trận mưa của những ngôi sao trãi khắp cánh đồng trong nhiều ngày.  Với trận mưa này hướng đạo, anh ta đến nơi ba  lăng mộ điêu tàn của James và hai môn đệ.  Vua Alfonso đệ nhị đã xây dựng một Thánh đường nơi ấy - "Campus Stellae" (Cánh đồng của ngôi sao) - và cuộc hành hương bắt đầu.  Thời gian trôi qua tên La Tinh đã thay đổi dần dần cho đến khi nó trở thành Compostella.
         
        -         Biểu Tượng Vỏ Ốc
         
        Vào ngày chiếc thuyền chở thi hài của James cập bến Galicia, một trận bảo đe dọa ập vào dãy đá dọc bờ biển.
         
        Một người đàn ông đi ngang qua thấy khung cảnh và cưỡi ngựa xông ra biển cố gắng để giúp những ngươi thủy thủ; nhưng ông ta cũng trở thành nạn nhân của trận cuồng phong và bắt đầu sắp chết đuối.  Tin rằng  tất cả sẽ mất mạng, ông ta cầu xin thiêng liêng gia ân cứu độ linh hồn của họ.
         
        Ngay lúc ấy cơn bảo dịu dần và cả con thuyền cùng người kỵ sĩ được đẫy nhẹ vào bờ.  Nơi ấy môn đồ Athanasius và Theodore chú ý rằng áo quần người kỵ sĩ được bao phủ với một loại vỏ ốc “scallop”.
         
        Để tỏ lòng tôn kính hành động anh hùng, vỏ ốc này trở nên biểu tượng của con đường, và khách hành hương có thể tìm thấy trong những tòa nhà dọc theo suốt con đường, trên những cây cầu, đài kỷ niệm, và đặc biệt trên ba lô của những khách hành hương.
         
        -         Cố Gắng Đánh Lừa Định Mệnh
         
        Trên đường đến Galicia trong cuộc Thánh chiến (chiến tranh tôn giáo kết thúc với việc người Tây Ban Nha đẩy người Ả Rập ra khỏi bán đảo Tây Ban Nha), Hoàng Đế Charlesmagne đối diện với một lực lượng phản bội gần Monjardin.  Trước chiến trận, vua cầu nguyện đến Thánh James, và ngài cho biết tên 140 chiến binh sẽ chết trong trận này.  Charlesmagne để những chiến binh này ở lại trại và hướng đến chiến trường.
         
        Vào buổi xế chiều hôm ấy, chiến thắng mà không mất đi một chiến binh nào, vua trở về và khám phá ra rằng trại binh đã bị bốc cháy và 140 người lính ấy đã chết.
         
        -         Cánh Cổng Vinh Quang
         
         
        Trên đường đến Saint James de Coompostela, khách du hành phải tuân theo một loạt những nghi thức, bao gồm cả việc đặt bàn tay mình trên một chiếc cổng tuyệt đẹp tại phía cửa trước của Thánh Đường.  Huyền thoại xây dựng lên công trình nghệ thuật được vua Ferdinand đệ nhị giao phó đến một người thợ thủ công tên Mathew  vào năm 1187.
         
        Sau nhiều năm Mathew làm việc với đá cẩm thạch, và ngay cả điêu khắc nên pho tượng chính mình quỳ gối ở trung tâm công trình.
         
        Khi Mathew kết thúc công việc, dân chúng của thành phố quyết định chọc thủng đôi mắt của ông ta để ông không thể làm nên một công trình diệu kỳ như thế bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

         

        #4
          tueuyen 31.12.2008 19:58:43 (permalink)
          0
          DÔNG BẢO ĐANG ĐẾN GẦN
           
          O2-05-2006
           
          Tôi biết rằng dông bảo đang đến gần bởi vì tôi thấy nó đang xảy ra từ xa, tôi thấy những gì đang xảy ra ở chân trời.  Dĩ nhiên sự sáng suốt giúp đở một ít; buổi chiều buông xuống điểm trên làn mây bao phủ.  Tôi cũng có thể thấy  sự rực rở sáng chói của những tia sấm chớp.
           
          Không có một tiếng động. Làn gió cũng không thổi mạnh hơn hay yếu hơn trước đấy.  Nhưng tôi biết rằng dông bảo đang đến gần bởi vì tôi quen thuộc với cái việc quán sát chân trời.
           
          Tôi dừng lại không bước đi nữa – không có gì hấp dẫn hơn hay kinh khủng hơn việc nhìn dông bảo đang tiến tới gần.  Ý nghĩ đầu tiên trong tâm tư tôi là để tìm một nơi trú ẩn – nhưng điều này có thể bị nguy hiểm.  Nơi trú ẩn có thể là một loại bẩy rập nào đấy – trong một chốc làn gió sẽ bắt đầu thổi và hắn có thể đủ mạnh để thổi tung nóc nhà, bẻ gảy cành cây, phá hủy những dây điện cao thế.
           
          Tôi nhớ một ông bạn già, người đã dành thời kỳ thơ ấu ở Normady và chứng kiến sự đổ bộ của quân đội đồng minh trên vùng đất Pháp bị Phát xít chiếm đóng.  Tôi sẽ chẳng bao giờ quên lời anh ta:
           
          “Tôi thức dậy và ở chân trời đầy những tàu chiến.  Trên bờ biển kế cạnh nhà tôi, lính Quốc Xã cũng đang suy tư với cảnh tượng ấy.  Nhưng sự việc làm khiếp sợ tôi nhất là sự im lặng. Sự hoàn toàn im lặng ấy đứng trước một sự sống hay chết của chiến trận.”
           
          Nó giống như sự yên lặng đang bủa vây tôi bây giờ. Từng li từng tí nó bị thay thế bởi những tiếng động – rất nhẹ nhàng – của làn gió hiu hiu trong những cánh đồng bắp  chung quanh tôi.  Áp suất đang thay đổi.  Dông bảo đang đến gần hơn, và sự im lặng đang được thay thế một cách chậm rãi bằng  tiếng xào xạc mềm mại của lá cây.
           
          Tôi đã từng thấy nhiều cơn dông bảo trong cuộc sống của tôi.  Hầu hết chúng đưa tôi đến sự ngạc nhiên, vì thế tôi đã học – và một cách rất nhanh chóng – để nhìn xa hơn, để thấu hiểu rằng tôi không thể kiểm soát thời gian, để thực hành nghệ thuật của kiên nhẫn, để tôn trọng sức mãnh liệt cuồng nộ của thiên nhiên.  Những sự việc không luôn luôn xảy ra theo cách mà tôi muốn chúng phải có, vì thế tốt hơn cho tôi là phải quen với nó.
           
          Nhiều năm trước đây, tôi đã viết ca từ của một bản nhạc nói rằng “tôi đã mất sự sợ hãi của mình với cơn mưa bởi vì mưa, trở lại mặt đất, mang những thứ từ không gian”. Tốt nhất là chế ngự sự sợ hãi của một người.  Tôi cần giá trị những gì tôi viết, và cuối cùng thấu hiểu nó, ngay cả một cơn bảo khủng khiếp nhất cũng sẽ qua đi.
           
          Gió đang tăng tốc độ. Tôi đang ở giữa đồng trống;  ồ cây cối đang ở chân trời, tối thiểu một cách lý thuyết, nó sẽ thu hút sấm sét.  Làn da tôi không thấm nước nhưng áo quần tôi có thể bị ướt sũng.  Vì thế tốt nhất là vui hưởng cảnh tượng này hơn là kiếm một nơi trú ẩn.
           
          Nữa giờ nữa trôi qua.  Ông tôi là một kỷ sư, thích dạy tôi về những định luật vật lý khi chúng tôi nô đùa:  “Sau khi con thấy một tia chớp, đếm từng giây cho đến khi nghe tiếng sấm, rồi thì nhân chúng lên với 340 mét, đấy là vận tốc của âm thinh.  Thế cho nên tôi tôi lúc nào cũng biết khoảng cách của một trận bảo.”  Nó có hơi phức tạp nhưng trải qua nhiều năm tôi đã quen với việc làm này: bây giờ cơn dông tố cách tôi hai cây số.
           
          Vẫn có một vài sự rõ ràng rằng làm sao tôi có thể thấy những lớp mây mà phi công máy bay gọi là CB – mây tích.  Hình dạng như cái đe, giống như người thợ rèn đang nện búa trong bầu trời, rèn những thanh gươm để làm thánh thần giận dữ, phía trên thành phố.
           
          Tôi thấy dông tố tiến gần đến.  Giống như bất cứ cơn dông bảo nào, nó mang đến tàn phá – nhưng cùng lúc nó tưới mát những cánh đồng, và tuệ trí thiêng liêng từ thượng giới giáng xuống với cơn mưa.  Giống như bất cứ cơn dông tố nào, nó sẽ qua đi.  Càng dữ dội nó càng qua nhanh hơn.
           
          Chuyến hành trình này đã rót đầy vào tâm hồn tôi với những kinh nghiệm thích thú, một trong những khoảnh khắc nhiệm mầu nhất đến mỗi đêm khi đọc những dòng này, tôi chẳng bao giờ nghỉ mình đơn độc trong chuyến hành trình trên lối mòn này.  Cảm ơn tất cả đã hổ trợ bằng những lời nói hay ý tưởng mà bây giờ khắc sâu trong tim tôi.

           

          <bài viết được chỉnh sửa lúc 31.12.2008 20:00:15 bởi tueuyen >
          #5
            tueuyen 02.01.2009 03:42:49 (permalink)
            0
            HAI MƯƠI NĂM SAU: PHẢI HAY TRÁI?
            06-05-2006
             
            Tôi đến tại Santiago de Compostela, lần này bằng xe hơi, để kỷ niệm chuyến hành hương hai mươi năm trước.  Khi tôi ở tại Puente La Reina, tôi có ý tưởng tổ chức một buổi ký tặng sách mà không tổ chức phức tạp: chỉ gọi đến thị trấn kế nơi chúng tôi sẽ nghĩ lại đêm, yêu cầu họ để thông báo trước hiệu sách địa phương, và tôi đến đấy vào thời điểm đã hẹn.
             
            Nó đã xảy ra thật tuyệt vời tại những thôn làng bé nhỏ, nhưng nó thật sự cần phải có thêm một ít tổ chức tại những phố thị lớn, như chính tại Santiago de Compostela.  Tôi thích thú với những buổi gặp gở không nằm trong chương trình này;  tôi tìm thấy rằng những việc làm của yêu thương là biểu hiện tốt nhất của tinh thần ứng biến tức thời.
             
            Santiago bây giờ ở trước mặt tôi, với Đại Tây Dương chỉ vài mươi cây số xa hơn.  Mặc dù thế , tôi quyết định tiến tới với buổi ký tặng sách buổi chiều hôm ấy mà không có tổ chức trước, vì dự tính của tôi là dành chín mươi ngày xa nhà.
             
            Và vì tôi không có ý định vượt qua đại dương ngay lúc này, tôi nên đi về phía phải (Santander, vùng Basque) hay phía trái (Guimaraes, Bố Đào Nha)?
             
            Tốt hơn là để số phận quyết định: tôi cùng hiền nội vào một quán nước và hỏi một người đàn ông đang uống cà phê: phải hay trái?  Anh ta nói với một vài thuyết phục rằng chúng tôi nên đi về phía trái -  có lẻ nghĩ là chúng tôi đang liên hệ đến những đảng phái chính trị.
             
            Tôi gọi điện thoại đến người Bố Đào Nha phụ trách xuất bản của tôi.  Anh ta không hỏi tôi có điên không, cũng không phàn nàn về tin tức vào phút chót.  Hai giờ sau anh ta gọi lại tôi và nói rằng anh đã liên lạc với đài truyền thanh địa phương ở Guimaraes và Fatima và rằng trong hai mươi bốn giờ tôi có thể gặp gở những độc giả của tôi ở những thành phố ấy.
             
            Mọi việc đã diễn ra tốt đẹp.
             
            Và ở Fatima, như thông báo, tôi đã nhận một tặng phẩm từ những người hiện diện tại buổi ký tặng sách – tác phẩm của một tu sĩ Phật giáo, Thiền Sư Nhất Hạnh, với nhan đề “Đường Dài Để Vui”.  Từ lúc ấy trở đi, trước khi tôi tiếp tục chín mươi ngày du hành này xuyên qua thế giới, mỗi buổi sáng để đọc những từ ngữ thông tuệ của Thiền Sư Nhất Hạnh, những điều tôi đã sơ lược sau đây:
             
            1-Tôi đã đến rồi.  Vì thế, cảm thấy vui sướng trên mỗi bước chân và không lo lắng về những thứ mà mình vẫn phải đối diện.  Chúng ta chẳng có gì trước chúng ta, chỉ một con đường để du hành với mỗi khoảnh khắc để  vui tươi.  Khi chúng ta thực tập thiền hành, chúng ta luôn luôn đang đến, ngôi nhà chúng ta là là giây phút hiện tại, và không có gì hơn.
             
            2- Vì lý do ấy, luôn luôn mĩm cười trong khi bạn cất bước,  ngay cả nếu tôi phải thúc đẩy nó một ít và cảm thấy buồn cười.  Quen thuộc với mĩm cười và cuối cùng mình sẽ an lạc.  Đừng ngại phô bày sự toại nguyện của mình.
             
            3- Nếu nghĩ rằng an lạc và hạnh phúc luôn luôn ở phía trước, mình sẽ chẳng bao giờ tìm được cách để đạt đến được.  Cố gắng để hiểu rằng cả hai là kẻ đồng hành trên bước đường của mình.
             
            4- Khi bước đi, mình đang đang nâng niu và vinh danh mặt đất. Cùng một cách như thế, mỗi bước chân là mình đang cố gắng để cân bằng cơ thể và tâm hồn mình. Thông hiểu mối quan hệ này và cố gắng để tôn trọng nó – nguyện cho từng bước chân của mình vững vàng như một con sư tử, sự quý phái của một con cọp và thái độ đưởng hoàng của một vị hoàng đế.
             
            5- Chú ý những gì đang xảy ra chung quanh mình.  Và tập trung vào hơi thở của mình – điều này sẽ giúp mình thoát khỏi những khó khăn và lo âu đang cố gắng đi theo với mình trên hành trình.
             
            6- Khi bước đi, không phải chỉ mình đang di chuyển, nhưng mà là tất cả các thế hệ quá khứ và tương lai.  Trong điều được gọi là thế giới “thực tại”, thời gian là sự đo lường, nhưng trong thế giới chân thực không có gì hiện hữu hơn là giây phút hiện tại.  Hoàn toàn tỉnh thức rằng mọi thứ đã xảy ra và mọi thứ sẽ xảy ra là trong từng bước chân của mình.
             
            7- Hãy hạnh phúc với chính mình.  Thực tập thiền hành một sự gặp gở lập tức với chính mình, chẳng bao giờ là một sự hành xác để đi tìm một phần thưởng.  Nguyện cho nơi mình đặt chân xuống luôn luôn được đơm hoa kết trái.
            #6
              tueuyen 03.01.2009 22:29:43 (permalink)
              0
              DU HÀNH DỊ BIỆT
               
              09-05-2006
               
              Tôi nhận thức điều ấy rất sớm, đối với tôi, du hành là con đường tốt nhất để học hỏi.  Tôi vẫn có một tâm hổn hành hương, và tôi nghĩ rằng tôi sẽ ghi nhận và kể lại những kinh nghiệm tôi đã học, và hy vọng rằng chúng có thể đem đến những lợi ích thiết thực cho những người hành hương khác như tôi.
               
              1-Tránh những viện bảo tàng.  Điều này có thể dường như một lời chỉ dẫn vô lý, nhưng hãy nghĩ về nó một ít: nếu ta đến một thành phố ngoại quốc, phải chăng hấp dẫn hơn để đi tìm những gì hiện tại hơn là quá khứ?  Chỉ là người ta cảm thấy nghĩa vụ, hay thừa nhận rằng nên đến những viện bảo tàng bởi vì họ học lúc bé con là du hành là để tìm kiếm hay khám phá những loại hình văn hóa như thế.  Rõ ràng viện bảo tàng là quan trọng, nhưng chúng đòi hỏi thời gian và tính khách quan – chúng ta cần biết những gì chúng ta muốn xem ở đấy, trái lại chúng ta sẽ ra đi với một cảm giác đã thấy một ít thứ thiết yếu thực sự, ngoại trừ rằng chúng ta không thể nhớ chúng là những thứ gì.
               
              2-Dành thời gian ở những quán “bar”.  Quán rượu, tiệm nước là những nơi mà đời sống phố thị phơi bày chính nó, không phải ở những viện bảo tàng. Qua những hàng quán không có nghĩa là những hộp đêm, câu lạc bộ buổi tối, nhưng là những nơi mà những người bình dân thông thường đi đến, uống một ly trà, một tách nước, một cốc cà phê, một chung rượu, ngắm trời mây mưa nắng, và luôn luôn sẵn sàng cho một buổi tán gẩu.  Mua một tờ báo và thích thú nhìn dòng người trôi chảy lại qua.  Nhưng như thế là ngớ ngẩn, nếu ai đấy mở lời gợi chuyện, hãy tham dự vào:  chúng ta không thể thưởng thức, phán xét vẻ xinh đẹp, mỹ miều của một con đường đặc thù nào mà chỉ bằng việc nhìn vào cánh cổng.
               
              3- Hãy cởi mở.  Một hướng dẫn viên du lịch tuyệt hảo là những ai sống tại nơi ấy, biết mọi thứ về nó, và tự hào về nơi họ sinh sống, nhưng không làm cho một đại lý môi giới.  Hãy đến những con đường, lựa những người mà chúng ta muốn nói chuyện với họ, và  hỏi họ về một vài thứ ( Thánh đường, Tu viện, Bưu điện,… ở chỗ nào?)  Nếu không có gì xảy ra, hãy cố gắng với những người khác -  Tôi bảo đảm rằng vào cuối ngày chúng ta sẽ tìm ra cho chính mình một người hướng đạo tuyệt vời.
               
               
              4- Cố gắng du hành đơn độc hay - nếu chúng ta đã kết hôn - thì đi với người phối ngẫu của mình.  Nó sẽ vất vả hơn, không ai ở đấy để lo lắng cho mình, nhưng chỉ trong cách này chúng ta mới có thể thật sự bỏ lại sau lưng xứ sở của chính mình.  Du hành với một nhóm người là  một phương thức hiện diện trong một xứ lạ trong khi nói chuyện bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, làm bất cứ gì trưỡng nhóm hướng dẫn để làm, và hứng thú hơn khi chuyện trò trong nhóm tại  nơi mà chúng ta thăm viếng.
               
              5- Đừng so sánh.  Đừng so sánh với bất cứ điều gì - giá cả, điều kiện vệ sinh, phẩm chất đời sống, phương tiện di chuyển, không gì cả!  Chúng ta không du hành để chứng tỏ rằng chúng ta có một đời sống tốt hơn kẻ khác - ý định của chúng ta là để tìm hiều đời sống của những kẻ khác, những người ấy có thể dạy chúng ta những gì, người ta đối phó với những điều thực tế bình thường và những điều khác thường thế nào.
               
              6- Biết rằng mọi người cũng hiểu mình.  Ngay cả nếu chúng ta không nói được ngôn ngữ địa phương, đừng sợ hải: tôi đã từng ở nhiều nơi mà tôi hoàn toàn không thể giao tiếp bằng lời nói, và tôi luôn luôn tìm thấy sự giúp đở, hướng dẫn, lời cố vấn thiết thực,và ngay cả bạn khác phái.   Có những người nghĩ rằng nếu họ du hành đơn độc, họ sẽ nằm đường và lạc lối mãi mãi.  Hãy nhớ mang theo địa chỉ của khách sạn trong túi và - nếu điều tệ hại xãy ra - gọi một chiếc taxi và đưa địa chỉ của khách sạn cho tài xế.
               
              7- Đừng mua sắm nhiều quá.  Tiêu xài tiền của mình trên những thứ mình không phải mang theo: vé cho một cuộc giải trí, một chuyến đi, hay nhà hàng ăn uống.  Ngày nay,với nền kinh tế toàn cầu và Internet, chúng ta có thể mua bất cứ thứ gì mình muốn mà không cần phải trả thừa tiền cước hành lý.
               
              8- Đừng cố gắng để xem thế giới trong một tháng.  Tốt hơn là ở lại một phố nhỏ trong vòng vài ngày hơn là viếng thăm năm thành phố trong vòng một tuần.  Một thành phố như một mụ phù thủy thất thường: cần có thời gian để bị quyến rũ và phơi bày bà ta hoàn toàn.
               
              10- Một chuyến du hành là một cuộc mạo hiểm.  Henry Miller thường nói rằng nó quan trọng hơn nhiều để khám phá một thánh đường mà chẳng ai từng nghe về nó hơn là đến La Mã để cảm thấy được gia ân khi viếng thăm giáo đường Sistine với hai trăm nghìn người khách du lịch khác gầm vang trong tai mình.  Bằng tất cả mọi ý nghĩa đi đến giáo đường Sistine, nhưng cũng hãy thả rong trong những đường phố, khám phá những lối đi, ngõ phố, và hành lang, kinh nghiệm sự tự do với cái nhìn cho một vài thứ - thật là những gì chúng ta không biết - nhưng nó, nếu mình tìm thấy, sẽ - chúng ta có thể chắc là - thay đổi cuộc sống chúng ta.
              #7
                tueuyen 05.01.2009 19:57:26 (permalink)
                0
                HAI MƯƠI NĂM SAU: THỊ XÃ - PHỐ NHỎ - PHỐ LỚN
                 
                12-05-2006
                 
                Tôi đã từng tản bộ xuyên qua những thị xã, thành phố nhỏ, thành phố lớn như tôi đã từng tản bộ qua nhiều phố thị khác trên thế giới này, và tôi thấy những khung cảnh giống nhau: một người  đàn ông bước đi và nói chuyện trên điện thoại cầm tay, và một đứa bé chạy đuổi theo chiếc xe buýt, một bà mẹ đẩy chiếc xe tay, một đôi uyên ương hôn nhau trong công viên, những đứa trẻ con chơi đá bóng trong một bãi trống, những thánh đường, tu viện, đèn tín hiệu giao thông, những bảng quảng cáo.  Tôi đứng và chờ đợi cùng với một nhóm người để băng qua đường, ngắm nhìn những đài kỷ niệm mà luôn luôn  biểu hiện cho những con người vĩ đại với tư tưởng thâm sâu, gánh nặng thế giới trên đôi vai của họ.
                 
                Tôi đã xuyên qua những phố thị nơi mà tôi không thể nói được bằng ngôn ngữ bản địa, nhưng có điều gì khác biệt? Trong những phố thị càng lớn thì con người càng ít nói chuyện với nhau, thậm chí không ai nói chuyện với nhau - mọi người bị chìm ngập trong những vấn đề của họ, luôn luôn vội vả.  Và nếu họ đang ngồi ở những công trường,  hay chờ đợi xe buýt, bất cứ ai đến gần bị xem như một mối đe dọa.  Những người lạ mặt là đáng ngờ, chúng ta được dạy từ tấm bé, và chúng ta nhớ điều ấy trọn cuộc đời của chúng ta.  Chẳng kể là họ khốn cùng hay cô độc như thế nào, họ cần chia sẽ niềm vui của một sự chiến thắng hay nổi buồn ngột ngạt bao nhiêu, tốt hơn và an toàn hơn là duy trì sự yên lặng.
                 
                Mặc dù thế, tôi đi đến những ai đấy: chúng tôi không nói một ngôn ngữ thông thường.  Tôi cố gắng với người thứ hai, rồi người thứ ba, cho đến một người đàn ông - trong vội vả, giống như những người khác - trả lời câu mà tôi muốn hỏi, câu trả lời mà tôi có thể luôn luôn đoán là:
                 
                - "Ai là người đã được đặt tên cho con đường này?"
                - "Tôi chẳng hề biết tí gì.  Ông lạc đường à?"
                 
                Tôi đáp rằng tôi biết khách sạn của tôi ở chỗ nào và cảm ơn ông ta.  Trên hầu hết những đường phố trong thị trấn tôi ở tôi cũng sẽ trả lời tương tự: tôi không biết nhân vật đã được vinh dự đặt tên cho con đường. Vinh quang của thế giới là nhất thời, như Paul đã nói ở một trong những vần thơ của sứ đồ.
                 
                Tôi tản bộ qua thành phố, nơi mà cách hơn mười nghìn cây số từ nơi cư xá của tôi, nhưng chỉ điều khác biệt là khung cảnh của biển cả.  Trong mọi thứ khác, mọi phố thị giống nhau từng thứ  này đến thứ khác, và tôi tự hỏi mình đã làm gì sau hơn hai tháng trên bước đường du hành.  Tôi quyết định tổ chức kỷ niệm đệ  nhị thập chu niên cuộc hành hương của tôi đến Santiago de Compostela với cuộc hành trình chín mươi ngày, du hành trong bất cứ phương hướng nào làn gió đưa tôi đi, chấp nhận một vài buổi gặp  gở chuyên môn vì nó sẽ bảo vệ tôi khỏi những cám dỗ mà ngay tại mỗi khoảnh khắc này lôi cuốn tôi với một năng lực mãnh liệt: về nhà đi cưng.  Tôi đã có một quyết định sai lầm chứ, tôi có quá cấp tiến không?  Tôi quay lại đường về khách sạn, một lần nữa tôi sẽ thu xếp hành trang, nói lời chia tay một lần nữa với bè bạn tôi, vượt qua tất cả những kiểm soát bảo vệ tại phi trường, và di chuyển tới một phố thị khác nơi mà hầu như những thứ giống nhau chờ đợi tôi.
                 
                Tôi vào phòng mình, mở máy điện toán và vào trang blog tôi đã tạo nên trong chuyến hành trình này.  Độc giả gởi lời bình luận của họ, và một trong số ấy dường như phỏng đoán những gì tôi cảm nhận hôm nay, bởi vì anh ta kể câu chuyện sau đây:
                 
                "Ngày xửa ngày xưa, có một người nghèo những rất can đảm tên là Ali.  Anh ta  làm việc cho Ammar, một ông lão thương gia  giàu có.  Một đêm mùa đông ông cụ Ammar nó: "không ai có thể ở qua một đêm như thế này trên đỉnh một ngọn núi mà không có chăn mền hay thực  phẩm.  Nhưng anh cần tiền, và nếu anh có thể làm như thế, anh sẽ nhận một phần thưởng xứng đáng.  Nếu anh không thể, anh sẽ phải làm việc trong ba mươi ngày không công".  Ali trả lời:  "ngày mai  tôi sẽ thử điều này".  Nhưng khi rời cửa hiệu, anh ta thấy một ngọn gió thực sự băng giá đang thổi và trở nên sợ sệt, thế là anh ta quyết đinh hỏi người bạn thân, Aydi, có phải mình điên rồ khi nhận lời đánh cuộc này.  Sau khi suy nghĩ một lúc, Aydi trả lời:  "tôi sẽ giúp anh.  Ngày mai, khi anh ở trên đỉnh núi, nhìn về phía trước. Tôi sẽ ở trên đỉnh núi cạnh bên núi của anh, nơi tôi sẽ dành cả đêm với một đống lửa vì anh.  Anh sẽ nhìn vào lửa và nghĩ về tình bạn của chúng ta - nó sẽ giữ anh ấm áp.  Anh sẽ xoay sở được, và sau đấy tôi sẽ yêu cầu anh một vài thứ đáp lại cho việc này."  Ali chiến thắng cuộc thử thách, nhận được tiền, và đi đến nhà người bạn: "anh nói với tôi là anh cần đền trả gì đấy."  Aydi nắm lấy vai của Ali và nói: "Vâng, nhưng nó không phải là tiền.  Hãy hứa với tôi rằng nếu bất cứ khi nào một làn gió giá buốt thổi qua đời tôi, anh sẽ đốt lửa của tình bạn cho tôi."
                 
                Độc giả kết thúc lời bình luận của ông ta:  "bất cứ khi nào ông cũng có thể ở trong khoảnh khắc này, cảm ơn cho sự đền trả cho chúng tôi bằng một sự viếng thăm.  Khi nào ông trở lại xứ sở của chúng tôi, ngọn lửa của tình thân hữu sẽ luôn luôn được đốt lên cho ông."
                 
                Và mặc dù niềm cô đơn của hành trình vẫn ở đây trong tâm hồn tôi, bây giờ tôi hiểu hơn về những gì tôi đang làm ở đây.
                #8
                  tueuyen 06.01.2009 20:11:43 (permalink)
                  0
                  HAI MƯƠI NĂM SAU: ĐẤY LÀ ODESSA!
                   
                  15-05-2006
                   
                  Vào giữa mùa đông, Nữ Hoàng Catherine Đệ Nhất của Nga nhận vài thùng cam tươi.  Với một lời ghi chú nói rằng chúng đã đến từ một cảng xa xôi, một phần  Đế Quốc của Bà.  "Hãy xem những gì chúng tôi có thể làm; nhưng chúng tôi cần sự giúp đở của Bà để phát triển".  Cảm động, Nữ Hoàng của toàn Nga gời một số tiền khổng lồ vì thế cảng này có thể phát triển rộng lớn hơn.
                   
                  Thực tế những quả cam đã được mang đến từ  một quốc gia khác băng qua Hắc Hải.  Không nói dối gì cả, nhưng bức thư ngắn cũng không nói hoàn toàn sự thật.  Nhưng,  tôi đã hiểu chẳng bao lâu khi tôi đặt chân đến đấy, tiếp tục 90 ngày hành hương và tôi dự định thực hiện mà không thay đổi mục tiêu, câu mà người ta thường nghe nhất trong thành phố là:  "Đấy là Odessa!"
                   
                  Khi tôi quyết định thực hiện hành trình này, tôi biết rằng tôi sẽ cần có ít nhất một văn phòng ủy thác một tuần.  Điểu ấy sẽ giúp tôi cưỡng lại sự cám dỗ gián đoạn hành trình nữa chừng và trở lại Ba  Tây trước thời gian đã định.  Trong trường hợp này, tôi chấp nhận đến Ukraine theo lời mời của chính phủ, đến diễn đàn tổ chức kỷ niệm lần thứ 20  thảm họa nguyên tử Chernobyl.  Sự kiện chỉ diễn ra vào một buổi trưa, và vì làn gió đang đưa tôi đến Ukraine tôi quyết định ở đấy một tuần nữa.  Khi người ta hỏi là tôi muốn làm gì, tôi giải thích rằng tôi đang sắp đặt những buổi gặp gở "bất ngờ" với những độc giả của tôi, thông thường chỉ thông báo cho họ biết trước một hay hai ngày.  Và nơi nào sẽ diễn ra cuộc gặp gở?
                   
                  "Odessa," tôi trả lời.
                   
                  Mọi ngừoi dường như rất ngạc nhiên.  Tại sao là Odessa?  Tôi trả lời rằng tôi đã từng gặp Sergey Kostin, người có một đề án được lựa chọn bởi Tổ chức Schwab  (tôi ở trong Hội đồng Giám đốc của họ).  Tại cuộc gặp gở xãy ra ở Davos (Tổ chức được liên kết với Diễn đàn Kinh tế Thế giới), tôi rất ấn tượng với người Ukraine ấy, dù chẳng thể nói một tiếng Anh nào, đã đạt mục tiêu để  trình bày đề án của ông ta và làm cảm kích những thương gia thường lui tới Davos.  Sergey cố nài nỉ rằng tôi nên đến thăm viếng thành phố của ông;  vì tôi đang được hướng dẫn bởi những thôi thúc và  tín hiệu, tôi cảm thấy rằng thời điểm đã đến.  Theo một truyền thống đã bắt đầu ở Puente la Reina, tôi yêu cầu người  phát hành sách địa phương tổ chức một buổi tiệc ký tặng sách cho 50 người được lựa chọn bằng việc bốc thăm.
                   
                  Một người bạn cho tôi mượn phi cơ của anh ta.  Khi chúng tôi hạ cánh, người đại diện của tôi ở Nga yêu cầu cho xem thiệp mời đến dự tiệc chỉ để bảo đảm mọi thứ trôi chảy tốt lành.  Tôi thấy một cái nhìn sợ hải trong mắt cô ta.
                   
                  "Nhưng không có ngày tháng, không địa điểm, không thời giờ!"
                   
                  "Đấy là Odessa!" người phát hành sách trả lời.  "Những ai nhận giấy mời sẽ điện thoại trước ba giờ đồng hồ cho những tin tức cấn thiết.  Nếu họ phát hiện sớm hơn thế, chúng ta sẽ có rất nhiều vé giả."
                   
                  Chúng tôi cảm tưởng không ai sẽ đến, nhưng tôi yêu cầu Natasha đừng lo lắng, chúng tôi không mong chờ gì cả, đây là tất cả của sự mạo hiểm.  Tôi thăm cầu thang nơi họ quay  cảnh quan trọng nhất trong phim "Chiến hạm Potemkin" của Eisenstein.  Buổi tiệc là một thành công, mặc dù, vì "đấy là Odessa!"  quá nhiều người đến hơn là mong đợi.  Người phát hành sách  giới thiệu tôi bới một người đàn ông cao lớn, người muốn tạc một bức tượng của tôi.
                   
                  Tôi đã từng nhận được những lời đề nghị loại này.  Tôi chưa bao giờ chấp nhận bời vì tôi biết rằng nó có nghĩa là tôi phải dành hằng mấy ngày trời để ngồi làm mẫu, tôi dự tính trở lại Kiev trong ngày mai.  Nhưng người phát hành sách khẩn khoản.
                   
                  "Chỉ một giờ đồng hồ.  Đấy là Odessa!"
                   
                  Nhằm vào ngày lễ Phục Sinh của Chính Thống Giáo, một ngày quan trọng của Ki Tô hữu.  Tôi cảm thấy rằng tôi nên chấp nhận chỉ để vui lòng ông ta -  Tôi thật sự không thể ở lại hơn một giờ đồng hồ, chúng tôi phải trở lại Kiev.
                   
                  Tôi đi đến căn phòng làm việc của ông ta với một vài người bạn.  Alexander Petrovich Tokarev, đấy là tên của điêu khắc gia, nói rằng ông ta đã dành trọn đêm để cầu nguyện trong nhà thờ (một truyền thống của Chính Thống Giáo).  Mặc dù đã không ngũ, nhưng ông ta bắt đầu tạc tượng.  Tôi hơi một tí ái nái:  ông ta sẽ chẳng thể làm gì với quá ít thời gian như thế.  Ông ta đang ướt đẫm mồ hôi quá mức, đôi tay ông ta không ngừng trong một lúc, tuy thế những động tác của ông ta thì tỉ mĩ, một loại múa ballet tâm linh.  Tôi nhìn việc làm của ông ta khắp trong phòng, cảm hứng và tài ba của ông ta.  Tôi hiểu niềm yêu mến và khả năng của ông ta để hoàn thành những việc mà dường như không thể.  Đấy, một lần nữa tôi nhớ lại rằng khi chúng ta muốn việc gì ấy, toàn thể vũ trụ hiệp sức trong niềm cảm hứng của chúng ta.
                   
                  Kết thúc một giờ tác phẩm đã sẵn sàng.  Nhưng tại sao tôi không nên quá ngạc nhiên?  Đấy là Odessa!

                   
                  #9
                    tueuyen 07.01.2009 19:59:09 (permalink)
                    0
                    HAI MƯƠI NĂM SAU:  NGƯỜI THÔNG TUỆ
                     
                    Ngày xửa ngày xưa có một người thông tuệ tên là Sidi Mehrez.  Ông ta quá bực mình với nơi mà ông ta sinh sống, một thị trấn xinh đẹp bên bở Địa Trung Hải nơi đàn ông và đàn bà sống với những tập tục sa đọa, và tiền là điều duy nhất mà họ yêu chuộng, đấy là vấn đề.  Khi Mehrez thì cũng là một vị thánh và hành động với những phép mầu, ông ta quyết định xếp Tunis trong chiếc khăn choàng dài của ông và ném nó xuống đại dương.
                     
                    Những tòa nhà bắt đầu rung chuyển, mặt đất trồi lên, cư dân bắt đầu hoang mang sợ hải thấy rằng họ đang xô đẩy vào cái chết của họ.  Trong nỗi thất vọng, họ quyết định yêu cầu được giúp đở từ một người bạn của Mehrez, gọi là Sidi Ben Arous.  Ben Arous đã tìm cách thuyết phục vị thánh nghiêm khắc ấy để ngăn chặn sự tàn phá, nhưng từ lúc ấy những con đường của Tunis đã bị gồ ghề và không bẵng phẳng.
                     
                    Tôi tản bộ qua khu buôn bán của thành phố Phi Châu này, cuốn theo chiều gió cho cuộc hành hương này để kỷ niệm lần thứ hai mươi tôi đi bộ đến  Santiago vào năm 1986.  Tôi đã được đồng hành với Adam Fathi và Samir Benali, hai người cầm bút địa phương;  cách xa năm  mươi cây số từ phế tích Carthage,  trong quá khứ xa xôi có thể thách thức với thành phố hùng mạnh La Mã  (Rome).  Chúng tôi bàn luận về thiên anh hùng ca Hannibal, một trong những thành phố của những chiến binh: những người La Mã dự đoán một cuộc hải chiến (hai thành phố chỉ cách nhau vài trăm cây số đường biển), nhưng Hannibal bất chấp sa mạc, vượt qua eo biển Gibraltar với một lực lượng quân đội khổng lồ,  hành quân xuyên qua Tây Ban Nha và Pháp Lan Tây, trèo qua đỉnh Alps với những chiến binh và voi trận, và tấn công đế quốc La Mã từ phía Bắc.  Hannibal đè bẹp mọi kẻ thù trên đường tiến binh và rồi bột nhiên, không ai biết chắc chắn tại sao, Hannibal dừng bước trước La Mã và không tấn công nó tại thời điểm thích hợp.  Kết quả của sự do dự này là Carthage đã bị xóa tên khỏi bản đồ bởi những tàu chiến của La Mã.
                     
                    Chúng tôi đi ngang qua một tòa nhà xinh đẹp: trong năm 1754, một người anh em đã sát hại một người anh em mình và cha họ quyết định dựng nên tòa nhà này chứa đựng một hiện trường để giữ mãi kỷ niệm về người con của ông ta bị sát hại.  Tôi bình luận rằng bằng việc làm này, người con bị giết sẽ sẽ được nhớ đến.
                     
                    “Điều đó không hoàn toàn đúng,”  Samil trả lời.  Trong văn hóa của chúng tôi, tội phạm chia sẻ trách nhiệm với tất cả những ai đã cho phép kẻ ấy thực hiện tội ác.  Khi kẻ ấy bị xử tử, người nào bán đứng kẻ ấy trên tay cũng chịu trách nhiệm trước Trời Đất và lương tâm.  Phương thức duy nhất cho người cha sửa chữa những gì ông ta quan tâm đến lỗi lầm là bằng sự thay đổi thảm kịch thành những gì mà có thể giúp đở cho những kẻ khác: thay gì giới hạn đền trả bằng trừng phạt, hiện trường cho phép kiến thức như lời chỉ dẫn và tuệ trí được truyền lại qua hàng thế kỷ.”
                     
                    Một trong những cánh cửa ra vào của bức tường cổ xưa treo một chiếc đèn bảo.  Fathi bình luận rằng tôi là một người cầm bút nổi tiếng, trái lại ông ta vẫn đang trong thời kỳ khó khăn để được biết đến:
                     
                    “Bây giờ đây chúng ta có một trong những câu châm ngôn nổi tiếng,  nguyên ủy của người Ả Rập: “ánh sáng chỉ chiếu soi những người xa lạ.”
                     
                    Tôi đáp rằng Giê-Su đã bình luận giống như thế:  “không ai là một đấng tiên tri trong xứ sở của người ấy.  Chúng ta luôn luôn hướng đến vay mượn giá trị của những gì đến từ xa, mà chẳng bao giờ nhìn nhận tất cả vẻ đẹp ở chung quanh chúng ta.
                     
                    Chúng tôi đi vào một cung điện cổ đã biến thành một trung tâm văn hóa.  Hai người bạn của tôi bắt đầu giải thích cho tôi nghe về câu chuyện của cung điện này, nhưng sự chú ý của tôi hoàn toàn xao lãng bởi âm thinh của một chiếc đàn dương cầm và tôi bắt đâu theo nó qua mê cung của tòa nhà.  Cuối cùng tôi đã đến một căn phòng, nơi một người đàn ông và một người đàn bà, rõ ràng không chú ý gì đến thế giới xung quanh, đang biểu diễn bài “Khúc Quân Hành Thổ Nhĩ Kỳ” (Turkish March) bằng bốn tay.  Tôi nhớ rằng vài năm trước tôi đã thấy những việc tương tự - một tay chơi dương cầm ở một trung tâm mua sắm, mãi mê với âm nhạc của ông ta, chẳng hề để ý đến tất cả mọi người đang đi ngang nói chuyện ồn náo hay với những đài phát thanh của họ mở to tiếng.
                     
                    Nhưng ở đây chỉ có ba chúng tôi và hai người chơi dương cầm.  Tôi có thể thấy sự biểu cảm trên gương mặt của cả hai người: hân hoan, hoàn toàn, và tuyệt đối hân hoan.  Họ ở đấy không phải để gây ấn tượng đến khán giả, hay đúng hơn là bởi vì họ cảm thấy rằng đây là tặng phẩm của Đất Trời đã ban tặng cho họ để nói bằng tâm hồn của họ.  Giống như thế, tâm hồn của Adam, Samil, và Paulo cũng cuối cùng nói với nhau, và tất cả chúng tôi cảm thấy gần nhau hơn với ý nghĩa của cuộc sống.
                     
                    Chúng tôi đã lắng nghe trong yên lặng cả giờ đồng hồ.  Khi kết thúc chúng tôi đã vổ tay, và khi trở lại khách sạn tôi nghĩ trong một lúc về chiếc đèn bảo ấy.
                     
                    Vâng, có thể rằng nó chỉ soi sáng đến người xa lạ, nhưng điều gì khác biệt đã tạo ra cho những gì chúng ta làm khi chúng ta bị thấm nhuần bởi tình yêu thương rộng lớn này?
                    #10
                      tueuyen 08.01.2009 22:12:41 (permalink)
                      0
                      HAI MƯƠI NĂM SAU:
                      HÃY CHÂN THẬT, TRUNG THỰC, LƯƠNG THIỆN
                       
                      23-05-2006
                       
                      Sau khi dành năm ngày đặc biệt ở Sofia, thủ đô của Bảo Gia Lợi  (Bulgaria), lần đầu tiên tôi đi trên một phi cơ của hãng Hàng Không Bảo Gia Lợi, nó sẽ đưa tôi đến địa điểm kế tiếp của chúng tôi trong chuyến hành trình này mà không có dự kiến rằng tôi đang hành động trong dịp kỷ niệm 20 năm lần đầu tiên hành hương trên Con Đường đến Santiago.
                       
                      Vì bị cấm mở máy điện toán trước và trong khi phi cơ cất cánh, tôi đã nhìn thoáng qua tạp chí hàng không.  Giống như tất cả những tạp chí của những tất cả những hãng hàng không khác, tôi biết rằng nó sẽ diễn tả những điều kỳ diệu của xứ sở ấy, điều mà tôi rất hứng thú vì chuyến viếng thăm của tôi là tuyệt vời, nên chẳng có ai phải nói với tôi lần nữa về sự tuyệt diệu của nơi ấy.  Những năm trước, trong thời gian chính quyền cộng sản cực kỳ khe khắc khi mà không ai có thể thăm viếng xứ sở ấy, một tác giả người Ba Tây đã viết về một quyển sách nghi vấn ngay cả sự tồn tại của Bảo Gia Lợi: ông ta phàn nàn rằng ông chưa hề biết về một linh hồn đã từng đến đây.  Vì thế, có lẻ tất cả là một âm mưu lớn làm cho chúng ta tin một thực tế mà nó không tồn tại.  Quyển sách, dĩ nhiên, rất là nực cười, mặc dù không có một sự phê bình chỉ trích nào đối với những người Bảo Gia Lợi, nhưng thực tế nó khám phá sự kiện rằng việc hư cấu chung chung thỉnh thoảng có thể bị xuyên tạc bóp méo.
                       
                      Tôi đang nghĩ về người cầm bút ấylúc  tôi đọc tạp chí hàng không, bất chợt, trong những trang nơi thông thường chúng ta tìm thấy những lời cố vấn về khách sạn, nhà hàng, và chương trình đến-đi của máy bay, tôi đi ngang qua việc gì đấy quyến rũ và làm tôi ngạc nhiên:
                       
                      A]  Đi bộ qua trung tâm thủ đô Sofia,  có nghĩa là đối diện với những chiếc xe hơi đậu trên lề đường, người ta bóp còi trong tai bạn, những con chó rải rác lạc lối trên đường,  những hầm hố xuất hiện mà không có bất cứ báo hiệu nào cho khách bộ hành.
                       
                      B] Nếu bạn muốn lấy một chiếc xe buýt, hãy nhớ rằng những cánh cửa thì nhỏ, vì thế có cơ hội rằng bạn sẽ bị đụng đầu, kẹt tay, hay bị thương  trong khi lên xe.  Quẳng một đồng leva (tiền xu địa phương) vào lòng tài xế, hét lên nơi nào bạn muốn xuống xe, và nên biết rằng những chiếc xe buýt không luôn luôn tôn trọng những trạm dừng xe.  Đừng để điều ấy đặt bạn vào tình thế khó xử.
                       
                      C] Nếu lái xe, hãy nhớ mang theo những điều sau đây:  một bằng lái xe, giấy thông hành, bạo gan mà cũng điềm tĩnh, mắt không được chớp trong chốc lát, vì đèn hiệu giao thông giống như những chữ tượng hình (Bảo Gia Lợi dùng mẫu tự kirin-Cyrillic), và những tài xế ba trợn.
                       
                      D] Khi dừng lại vì đèn hiệu giao thông, hãy chuẩn bị để thấy xe bạn bị bao vây bởi những đứa trẻ sẵn sàng để lau kính xe:  hãy kiên quyết, không chấp nhận!
                       
                      E] Cảnh sát giao thông thì “dễ hối lộ kinh khủng” và đang theo dõi bạn.  Hãy ứng xử như một vị thánh, đừng lộ căng thẳng, ngoại trừ bạn muốn trả một “món phạt ngay lập tức”, chỉ đơn giản là một món hối lộ.
                       
                      F] Bảo Gia Lợi có một tỉ lệ tội phạm cao, nhưng hãy thoải mái!  Bạn sẽ an toàn hay không an toàn nơi đây cũng như ở Nửu Ước, Luân Đôn, Ba Lê hay bất cứ thành phố lớn nào.
                       
                      G] Ánh sáng thì rất tệ hại về đêm.
                       
                      H] Chủ các hàng quán thì chẳng bao giờ có tiền lẻ.  Hỏi tại nơi khách sạn bạn ở cho những đồng tiền nhỏ, bằng không bạn phải chịu khó chờ đợi hằng hai mươi phút trong khi những người bán hàng đi qua hàng xóm hay đến ngân hàng gần nhất để đổi tiền.
                       
                      I] Để trở lại những xe buýt: vài xe có những chiếc máy dễ sợ tại cửa xe, và bạn phải khám phá nhanh chóng làm thế nào để lấy tấm vé của ra bạn từ nơi ấy.  Hãy nhớ rằng phương tiện giao thông công cộng là phải trả tiền bất cứ nơi nào trên thế giới này.  Dĩ nhiên, có những cơ hội ngoạn mục trong thời gian du lịch, bạn sẽ thấy những nhân viên kiểm soát lên xe và hỏi vé những hành khách, nhưng hầu hết họ không có vé, vì thế sẽ có những cuộc tranh cải và cuối cùng họ sẽ phải trả tiền phạt.  Cho nên, bạn phải khắc phục những vấn đề này bằng việc mua trước một tấm vé, và bạn có thể chứng kiến tất cả những cuộc tranh cải này mà không có bất cứ một sự sợ hải nào.
                       
                      Hãy chân thật, trung thực và lương thiện: hầu hết những thành phố lớn trên thế giới bị thiệt hại vì hầu hết những vấn đề này (thí dụ, vấn đề tấm vé là một trong những thứ mà tôi có kinh nghiệm ở Amsterdam).  Nhưng lần đầu tiên mà một hãng hàng không đã đề cập những vấn đề như vậy.  Thật khen ngợi họ đã can đảm làm thế, điều này làm tôi yêu mến con người và đất nước này hơn bao giờ hết.

                       
                      #11
                        tueuyen 09.01.2009 08:11:28 (permalink)
                        0
                        HAI MƯƠI NĂM SAU:
                        GIỮA MẠC TƯ KHOA VÀ EKATERINBURG
                         
                        26-05-2006
                         
                        Tôi đến gần toa xe trên chuyến tàu xuyên Tây Bá Lợi Á chở đầy sách, và nghĩ rằng tôi sẽ có rất nhiều thời gian trong hành trình 9.228 cây số.  Ngay lập tức tôi khám phá ra rằng, không thể viết hay đọc bất cứ thứ gì do bởi hoạt động thiếu vắng bộ phận giảm sốc tốt của dàn máy. Tất cả những gì tôi có thể làm là suy nghĩ và viết vội vàng vài dòng khi chúng tôi vào ga xe lửa.
                         
                        * * *
                         
                        Tất cả chúng ta là một bộ phận của thế gian trường mộng; như những nhân vật sống trong giấc mộng của chúng ta, chúng ta chắc chắn có một sự độc lập.  Chúng ta không là ‘thế gian trường mộng’ nhưng chúng ta là một phần của nó.  Tôi hy vọng điều này không mang đến cho tôi một cơn ác mộng, tôi hy vọng tôi có thể ngũ an bình về đêm.
                         
                        * * *
                        Xin Trời Đất hãy gia hộ những sự nghi ngờ của chúng con, bởi vì nghi ngờ là một phương thức nguyện cầu.  Nó là những gì làm chúng con lớn lên, bởi vì nó hổ trợ cho chúng con để thấy mà không sợ hãi với bao nhiêu câu trả lời cho cùng một câu hỏi.
                         
                        Và để cho điều này có thể, xin Đất Trời hãy gia hộ cho những quyết định của chúng con, bởi vì quyết định là một phương thức của nguyện cầu.  Hãy ban cho chúng con can đảm, sau nghi ngờ, để chọn lựa giữa một con đường và những con đường khác.  Hãy cho VÂNG của chúng con luôn luôn là VÂNG, và KHÔNG của chúng con luôn luôn là KHÔNG.  Một khi con đường của chúng con đã được lựa chọn, đừng bao giờ để chúng con nhìn ngược trở lại hay để tâm linh chúng con bị giày vò bởi hối hận.
                         
                        Và để cho điều này có thể, xin Trời Đất hãy gia hộ cho những hành động của chúng con, bởi vì hành động là một phương thức nguyện cầu.  Hãy làm cho thực phẩm, bánh mì biến thành kết quả tốt đẹp nhất mà chúng con mang theo với mình.  Xin cho chúng con qua việc làm và Hành động chia sẻ một ít tình yêu thương mà chúng con đã nhận.
                         
                        Và để cho điều này có thể, xinTtrời Đất hãy gia hộ cho những ước mơ của chúng con, bởi vì ước mơ là một phương thức nguyện cầu.  Cho phép chúng con, bất chấp tuổi tác và tình trạng của chúng con, để cho luôn luôn sống trong những trái tim của chúng con ngọn lửa thánh thiện của hy vọng và kiên nhẫn.
                         
                        Và để cho điều này có thể, xin Trời Đất hãy cho chúng con luôn luôn đầy ấp sự nhiệt tình hăng hái, bởi vì nhiệt tình hăng hái là một phương thức nguyện cầu.  Nó là những gì nối kết chúng con với đất và trời, với người lớn và trẻ con, và nói với chúng con rằng khát vọng là quan trọng và xứng đáng với những cố gắng của chúng con.  Nó là những gì bảo đảm với chúng con rằng mọi thứ là có thể, cho đến khi nào chúng con hoàn toàn được tin tưởng những gì chúng con làm.
                         
                        Và để cho điều này có thể, xin Trời Đất hãy gia hộ cho chúng con bởi vì cuộc sống là phương thức duy nhất mà chúng con phải biểu hiện sự mầu nhiệm của đất trời.   Xin cho Trái Đất hãy tiếp tục biến hạt giống thành lúa mì, xin cho chúng con tiếp tục biến lúa mì thành bánh mì.  Và điều này chỉ có thể nếu chúng con có tình yêu thương – vì thế đừng bao giờ để chúng con lạc lỏng cô đơn.  Xin cho nhân sinh luôn luôn hòa hiệp với ĐấtTtrời, cho sự hòa hiệp giữa nam nữ chẳng có nghi ngờ, cho hành động cùng ước mơ trở thành sự hăng hái nhiệt tình và cuộc sống như thế mỗi một ngày được hoàn toàn dâng hiến đến sự mầu nhiệm vinh quang của nhân sinh và Đất Trời.
                         
                        Xin cho chúng con được mãn nguyện.
                         
                        * * *
                        Tôi tính rằng cần khoảng ba phút để đọc bài viết của tôi.  Ô, theo thống kê, trong cùng khoảng thời giàn ngắn ngũi ấy 300 người sẽ chết và 620 người sẽ được sinh ra.
                         
                        Tôi cần có lẻ 30 phút để viết một đề tài:  ở đây, tôi ngồi , chú mục vào máy điện toán của tôi, sách vở chất hàng đống bên cạnh tôi, những  ý tưởng trong đầu tôi, cảnh vật trôi qua bên ngoài cửa sổ.  Mọi thứ dường như bình thương một cách hoàn hảo chung quanh tôi; và tuy thế, suốt trong ba mươi phút, ba nghìn người đã chết và sáu nghìn hai trăm người vừa được thấy ánh sáng của thế giới lần đầu tiên.
                         
                        Nơi đâu hàng nghìn người trong những gia đình đó vừa bắt đầu lau nước mắt trước sự ra đi của một người thân yêu, hay những ai khác đang vui cười trước sự ra đời của một người con, một người cháu, một người anh chị em?
                         
                        Tôi dừng lại và quán chiếu trong một lúc: có lẻ những người chết này đang đi đến chỗ kết thúc của một quãng đường dài khổ đau bệnh tật, và những người khác an tâm rằng hạnh phúc thần tiên đã đến với họ.  Bên cạnh những điều này, tổng cộng chắc chắn có hàng trăm trẻ con đã bị bỏ rơi lúc vừa mới sinh trong vòng một phút và chuyển đến thống kê chết chóc trước khi tôi viết xong bài này.
                         
                        Một suy tư gì nhĩ!  Một thống kê đơn giản mà tôi đã chợt nẩy ra trong óc bằng sự tình cờ – và bất thình lình tôi có thể cảm thấy tất cả những sự mất mát và gặp gở, khóc và cười.  Có bao nhiêu kẻ đang sống trong đời sống này, đơn côi trong phòng, mà chẳng có ai nhận thức điều gì đang xảy ra với họ?  Bao nhiêu trẻ con sẽ được sinh ra trong bí mật, chỉ để bị bỏ rơi tại cửa của những trại mồ côi hay nữ chủng viện?
                         
                        Và rồi tôi quán chiếu rằng tôi đã là một thành phần của thống kê sinh sản và một ngày nào đấy tôi sẽ được bao gồm trong số những cái chết.  Ôi thật tuyệt vời biết bao khi nhận ra rằng tôi hoàn toàn tỉnh thức rằng tôi rồi cũng sẽ chết.  Từ lúc tôi cất bước trên con đường đến Santiago tôi đã hiểu rằng mặc dù cuộc sống tiếp diễn, và thể tính chúng ta là bất diệt, nhưng một ngày nào đấy sự tồn tại tạm bợ này sẽ đi đến chỗ kết thúc.
                         
                        Người ta suy nghĩ rất ít về cái chết.  Họ dùng đời sống của họ lo lắng về  những thứ ngớ ngẩn, lố bịch hay vô lý; nhưng lại hoái thác, trì hoãn, hay lãng tránh, và bỏ qua một bên những thứ quan trọng.  Họ chẳng dám tiến hành, chẳng tận dụng cơ hội, cũng chẳng mạo hiểm bởi vì họ tin điều đó là mạo hiểm, là nguy hiểm.  Họ la hét dữ dội, nhưng hành động như những kẻ chết nhát khi thời cơ đã đến để tiến một bước quyết định.  Họ muốn mọi thứ phải thay đổi, nhưng chính họ từ chối đổi thay.
                         
                        Nếu họ nghĩ một ít về cái chết, họ chẳng bao giờ buông trôi cú điện thoại mà họ từng đang gát máy.  Họ có hơi bất bình thường đấy.  Họ sẽ chẳng sợ kết cuộc nghiệp quả này – bởi vì bạn không thể sợ những gì mà nó sẽ xảy ra bất cứ giá nào, do nhân của chính mình tạo ra.
                         
                        Những người Ấn Độ nói rằng: “Hôm nay là một ngày tốt như bất cứ ngày nào khác để lìa bỏ thế giới này.”  Và một nhà huyễn thuật đã một lần nói rằng: “Xin cho cái chết luôn luôn ngồi bên cạnh bạn.  Bằng cách ấy, khi bạn có những gì quan trọng nhất cần làm, nó sẽ cho bạn sức mạnh và can đảm mà bạn cần.”
                         
                        Tôi hy vọng, những độc giả, đã từng đồng hành với tôi trên đoạn đường dài đến chỗ này.  Thật là buồn cười để chủ đề này làm bạn sợ hải, bởi vì chóng hay muộn tất cả chúng ta sẽ chết. Và chỉ những ai chấp nhận điều này mới chuẩn bị được cho sự bất sinh diệt.
                        #12
                          tueuyen 10.01.2009 09:47:44 (permalink)
                          0
                          HAI MƯƠI NĂM SAU:
                          GIỮA EKATERINBURG VÀ NOVOSIBIRSK
                           
                          29-05-2006
                           
                          Tôi đang ở ngay trái tim của Tây Bá Lợi Á.  Tại những thời điểm nào đấy, tôi đã từng tự hỏi đến hàng nghìn lần về 90 ngày này của chuyến hành hương để kỷ niệm đệ nhị thập chu niên lần đầu tiên tôi theo Con  Đường đến Santiago.  Khi ở Sofia thủ đô Bảo Gia Lợi tôi nghĩ đến sự bỏ cuộc, và bây giờ tôi vui mừng rằng tôi đã tiếp bước, mặc dù tôi không thể xoay sở để viết trên xe lửa do bởi sự rung chuyển liên tiếp của toa xe, nhưng ít nhất tôi có thể ghi vội vài nét và chuyển sang máy điện toán khi tôi đến những thành phố được nối kết với internet.  Trong cách này những độc giả đồng hành với tôi có thể hiểu tình trạng tâm tư tôi tốt hơn.
                           
                          ***
                           
                          Một trong những người trên xe lửa chỉ cho tôi một lời cầu nguyện mà bà ta nói là tìm thấy trong những vật tùy thân của một người Do Thái chết trong một trại tập trung:
                           
                          “Đấng thủ hộ chúng sinh: khi Ngài đến trong vinh quang của Ngài, xin đừng nhớ chỉ những người với nguyện vọng tốt đẹp; xin cũng nhớ đến những người với ý chí ương hèn.
                           
                          “Và trong ngày phán xét cuối cùng, xin đừng chỉ nhớ đến sự độc ác, tra tấn, và bạo động mà họ đã thi hành: xin cũng hãy nhớ đến hoa trái mà chúng con đã vun trồng trên mãnh đất của những gì họ đã đối đãi đến chúng con.  Xin hãy nhớ đến sự kiên nhẫn, can đảm, đoàn kết, khiêm nhường, cao thượng và trung thực của tâm linh, mà qua những người làm khổ chúng con, cuối cùng phát sinh trong tâm hồn chúng con.
                           
                          “Đấng thủ hộ chúng sinh, xin ban bố cho hoa trái chúng con tạo nên có thể phụng sự tâm linh những người với ý chí xấu ác.”
                           
                          ***
                           
                          Tôi phải sống với tất cả những ân huệ cố của đất trời đã ban cho tôi hôm nay.  Ân huệ không phải để dành tiết kiệm.  Không có ngân hàng ký gửi ân huệ chúng ta nhận để sau này chúng ta có thể sử dụng chúng như chúng ta mong ước.  Nếu tôi không hưởng thụ những sự  gia hộ này, tôi sẽ đánh mất chúng mãi mãi.
                           
                          ***
                           
                          Đất trời biết rằng chúng ta sống đời sống của những nghệ sĩ. Một ngày nào đấy ân huệ cố ấy sẽ cho chúng ta cái đục để điêu khắc, ngày kế những cái cọ và tấm vải để vẽ, và rồi thì một cây bút để viết.  Nhưng chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể dùng cái đục trên tấm vải, hay cây bút trên bức tượng.  Mỗi ngày có phép lạ của chính nó.  Tôi phải đón nhận sự gia ân của hôm nay để sáng tạo những gì tôi có; nếu tôi làm điều này với ý thức vô tư và không cảm thấy tội lỗi, ngày mai tôi sẽ đón nhận nhiều hơn.
                           
                          ***
                           
                          Cuộc sống giống như một chiếc xe đạp đua đường trường có ý nghĩa để mang đến huyền thoại cá nhân của mỗi chúng ta.  Khi khởi hành tất cả chúng ta cùng nhau, chia  sẽ sự thân thiết bằng hữu và nhiệt tình hăng hái.  Nhưng khi cuộc đua tiến dần lên, sự vui sướng lúc đầu biến thành con đường của một sự ganh đua thật sự: mệt mỏi, đơn điệu, và nghi ngờ vể năng lực của chính mình.
                           
                          Chúng ta chú ý rằng một vài người bạn đã bỏ cuộc thử thách – họ vẫn đang đua đấy, nhưng bởi vì họ không thể dừng lại ở giữa đoạn đường; rất nhiều người trong họ, đạp xe bên cạnh những chiếc xe hơi hổ trợ, hàn huyên tâm sự với những người khác, để hoàn thành một nghĩa vụ.
                           
                          Chúng ta cuối cùng chia tay với họ, và rồi thì chúng ta bị buộc phải đối diện với cô đơn, sửng sốt tại ngã rẽ xa lạ, và những vấn đề xảy ra với chiếc xe đạp.  Và ở cuối một số thời điểm nào đấy chúng ta lại bắt đầu tự hỏi chẳng biết nó có phải là tất cả giá trị của quá nhiều sự cố gắng.
                           
                          Vâng, đấy là giá trị của nó.  Sự việc không thể để buông trôi.
                           
                          Bên cạnh mọi thứ khác, nếu chúng ta dừng chân đạp xe, chúng ta kết thúc bằng việc rơi xuống đất.
                           
                          ***
                           
                          Bằng tất cả những vũ khí đầy năng lực của tàn phá mà một người đã có thể sáng tạo, những điều kinh khiếp nhất – những gì nhút nhát nhất – là ngôn ngữ.
                           
                          Những con dao và những vũ khí lửa để lại những dấu vết của máu me.  Những quả bom hủy diệt những tòa nhà và đường phố.  Chất độc cuối cùng được nhận ra.
                           
                          Nhưng những ngôn ngữ tàn hại tìm cách trổi dậy tai họa mà không để lại bất cứ dấu vết nào.  Trẻ con bị lệ thuộc vào cha mẹ chúng hàng bao năm trời, nghệ sĩ bị bình phẩm một cách tàn nhẫn, phụ nữ bị bức tử bằng những lời bình luận bởi những lang quân của họ, sự ngoan đạo thuần thành bị tách xa tôn giáo bởi những kẻ cho rằng họ có thể diễn giải, rao giảng những lời thiêng liêng của trời đất.
                           
                          Hãy cố gắng để thấy bạn có dùng thứ vũ khí này không.  Hãy cố gắng để thấy họ có đang dùng thứ vũ khí này để chống lại bạn không.  Và không cho phép bất cứ thứ nào trong hai loại này hành hoạt.
                           
                          ***
                           
                          Trong một tác phẩm hiếm hoi của mình,  Sufi Hafik, một nhà thông tuệ, đã bình luận về ý tưởng của Du Hành rằng:
                           
                          “Hãy chấp nhận một cách sáng suốt sự kiện rằng Con Đường đầy dẫy những sự mâu thuẫn.  Con Đường thường phủ nhận chính nó dường như để thúc đẩy hành giả tìm kiếm những gì phía trước ngã rẻ kế tiếp.
                           
                          “Nếu hai kẻ đồng hành cùng đi theo một phương pháp, nó có nghĩa là một người trong họ đang đi trên một lối sai lầm.  Bởi vì không có những công thức để đạt đến chân lý của Con Đường, và mỗi chúng ta phải dẫm trên sự mạo hiểm của chính từng bước chân của người ấy.  “Chỉ có sự tìm kiếm u mê mới bắt chước thái độ của những kẻ khác.  Những người thông minh không hao phí thời gian với điều đó, họ phát triển những năng lực cá nhân của họ; họ biết rằng không có hai tờ lá giống nhau trong rừng của hàng trăm nghìn cây cối.  Không có hai cuộc du hành giống nhau trên cùng Con Đường.
                           
                          ***
                           
                          Những châm ngôn của Tây Bá Lợi Á (mà tôi tin là toàn cầu):
                           
                          -Nếu bạn không thể là một ngôi sao trên bầu trời, hãy là một bóng đèn trong nhà bạn.
                           
                          -Sau khi chết người thông tuệ vẫn sống, mặc dù thân thể người ấy đã biến thành tro bụi.  Nhưng người u mê, ngay cả khi sống, thì đã chết rồi.
                           
                          -Tình yêu là một thứ bệnh mà không ai muốn được chửa lành.  Bất cứ ai đã từng bị tấn công bởi nó không cố gắng để được lành mạnh hơn, và những ai đau khổ vì nó không muốn được cứu chửa.
                           

                          -Khi bạn thấy hai con rồng chiến đấu, hãy giữ khoảng cách và đừng cố gắng để tách rời chúng ra; chúng có thể dàn xếp với nhau và cuối cùng tấn công bạn.
                           
                          #13
                            tueuyen 10.01.2009 23:53:41 (permalink)
                            0
                            HAI MƯƠI NĂM SAU: GIỮA NOVOSIBIRSK VÀ IRKUTSK
                             
                             
                                                                        01 - 06 – 2006
                             
                            Vẫn không thể viết trên xe lửa, do bởi sự rung động của nó.  Tôi gặp những độc giả tại những nhà ga, nói với họ, học rất nhiều từ những cặp mắt của họ và một vài lời mà chúng tôi cố gắng để trao đổi.  Một vài người kể chuyện, những người khác nới về thành phố và những địa phương của họ.
                             
                            Một người trong bọn họ nói với tôi:  “Ông có biết chính xác ông đang ở nơi nào bây giờ không?  Ông đang ở ga xe lửa, cùng với nhiều người khác, và ngay trong lúc này chúng ta có một cơ hội tốt rằng nhiều người đang ôm ấp trong tim họ cùng những hy vọng và thất vọng như ông.
                             
                            “Hãy tiếp tục:  ông là một điểm rất nhỏ trên mặt một quả bóng.  Quả bóng này quay tròn chung quanh một quả bóng khác, và quả bóng ấy cũng quay tròn trong một góc nhỏ của một thái dương hệ, cũng với hàng triệu quả bóng giống nhau.
                             
                            “Thái dương hệ này là một phần của thứ gọi là Vũ trụ, đầy dẫy những tích tụ tinh tú khổng lồ.  Không ai biết chính xác nơi mà chúng ta gọi là Vũ trụ bắt đầu và kết thúc.
                             
                            “Ngay cả thế, đừng để chính bạn bị nản chí vì mỏi mệt của cuộc hành trình: bạn chiến đấu, hoạt động năng nổ, và cố gắng để cải thiện, bạn có những ước mơ, hạnh phúc hay buồn khổ lớn lên bởi vì tình yêu.  Nếu bạn không nhận thức được, thì điều gì đấy đang bị thiếu vắng”
                             
                            Tôi không biết độc giả đã tìm thấy những dòng chữ này ở nơi nào (ông ta đã đọc từ một mãnh giấy), nhưng những chữ ấy tôi cần nghe tại lúc ấy.
                             
                            ***
                             
                            Ở hai trạm dừng chân xa hơn phía trước, một độc giả kể cho tôi nghe một câu chuyện về một người thợ mộc và những phụ tá của ông ta đã du hành qua tỉnh Qi (lúc này chúng tôi rất gần Trung Hoa), để tìm vật liệu xây dựng.  Họ thấy một cây to lớn,quá lớn đến phải năm người nắm tay không thể giáp vòng thân cây ấy, và quá cao đến nổi nó có thể đụng đến mây.
                             
                            “Không phải mất thời gian của chúng ta cho cây này,”  bậc thầy của thợ mộc nói như thế.  “Chúng ta phải mất nhiều ngày để đốn nó xuống.  Nếu chúng ta muốn làm một chiếc thuyền, thân quá nặng nó sẽ chìm.  Nếu chúng ta quyết định dùng nó để dựng nóc nhà, những bức tường sẽ phải được xây vô dùng dày.’’
                             
                            Nhóm người tiếp tục cuộc hành trình.  Một trong những người học nghề tuyên bố rằng:
                             
                            “Những cây lớn như thế không dùng được cho việc gì.”
                             
                            “Cậu nói sai rồi,” bậc thầy của thợ mộc nói.  “Nó phải theo vận mạng của chính nó.  Nếu nó giống như những cây khác, chúng ta sẽ cưa nó xuống.  Nhưng bởi vì nó  có khí lực khác thường, nó sẽ tồn tại và sống mạnh mẽ trong một thời gian dài.
                             
                            ***
                             
                            Lão giáo nói rằng trong thời buổi tạo thiên lập địa, tâm linh và vật chất tiến hành một cuộc chiến sinh tử.  Cuối cùng tâm linh chiến thắng – và vật chất bị tuyên án phải sống trong lòng đất vĩnh viễn.
                             
                            Tuy thế, trước khi việc ấy xảy ra, đầu hắn chạm bầu trời và làm vở bầu trời đầy sao thành những mãnh vụn.
                             
                            Bà Nữ Oa nổi lên từ biền, rực rở trong bộ áo giáp lửa.  Nung sôi những màu sắc của cầu vồng trong một chiếc vạc, bà ta đã tìm cách bố trí lại những ngôi sao trời vào đúng những vị trí của nó, nhưng không thể tìm ra hai mãnh bạc nhỏ, và thế là bầu trời không thể được hoàn thành một cách trọn vẹn. (chúng thường nghe chuyện “Bà Nữ Oa luyện đá vá trời” có thể là  một phiên bản khác ?– Người dịch.)
                             
                            Đây là mối tình nguyên sơ: hai tâm linh luôn luôn đi ngang qua trái đất, mỗi một tâm linh trong cuộc tìm kiếm phần kia của nó.  Khi chúng gặp nhau, chúng xoay sở để xứng hợp thích ứng với nhau.  Hai tâm linh ấy là phần lạc mất của bầu trời và toàn thể vũ trụ và thế thì chúng làm nên ý nghĩa của lứa đôi.
                             
                            Tôi nghĩ liên miên về điều này khi đoàn xe lửa xuyên Tây Bá Lợi Á ngang qua thảo nguyên dài tít này.
                             
                            ***
                             
                            Thật không thể tin được khi có thể nghe như có vẻ là, nhiều người sợ hãi hạnh phúc.  Với những người này, cảm thấy tốt đẹp với đời sống có nghĩa là thay đổi cả một chuỗi thói quen – và đánh mất đi bản chất của chính họ.
                             
                            Chúng ta thường cảm thấy những thứ tốt đẹp không có giá trị xảy ra cho chúng ta.  Chúng ta không chấp nhận phép lạ - bởi vì chấp nhận chúng làm chúng ta cảm thấy rằng chúng ta hàm ơn của Đất Trời.  Bên cạnh đấy, chúng ta sợ sẽ “quen thuộc” với hạnh phúc.
                             
                            Chúng ta nghĩ: “tốt hơn là không nên uống trôi một cốc hạnh  phúc, bởi vì chúng ta sẽ nhớ nhung nó vô vàn khi chúng ta không còn nó nữa.”
                             
                            Vì sợ hãi co rút lại, chúng ta dừng lớn lên.  Vì sợ hãi khóc than, chúng ta dừng cười vui.
                             
                            ***
                             
                            Trên xe lửa, tôi gặp một người đến từ Ma- Rốc đã kể cho tôi nghe một câu chuyện lạ lùng về một bộ tộc sa mạc nào đấy nghĩ về tội lỗi ban sơ.
                             
                            Eva đang tản bộ trong vườn Địa Đang khi một con rắn đến gần:
                             
                            “Ăn trái táo này”, con rắn nói.
                             
                            Được Ngọc Hoàng Thượng Đế giáo huấn rất kỷ lưỡng, Eva từ chối.
                             
                            “Ăn trái táo này”, con rắn thúc giục, “bởi vì cô phải làm cho cô xinh đẹp hơn vì người đàn ông của cô.”
                             
                            “Tôi không phải làm thế”, Eva trả lời.   “Bởi vì ông ta không có ai ngoài tôi ra.”
                             
                            Con rắn cười và nói: “ Dĩ nhiên ông ta có”.
                             
                            Vì Eva không tin tưởng, con rắn dẫn cô lên đỉnh đồi, nơi có một cái giếng.
                             
                            “Cô ta trong hang ấy; Adam dấu cô ta ở đó”.
                             
                            Eva rướn người lên và thấy một nàng con gái xinh đẹp phản chiếu từ mặt giếng nước.  Lập tức cô ta ăn trái táo mà con rắn đem đến.
                             
                            Theo cùng bộ tộc Ma-Rốc này, tất cả những ai nhìn nhận chính họ trong sự phản chiếu của giếng nước và không còn sợ hãi với chính họ, sẽ trở lại Thiên Đàng.

                             
                            #14
                              tueuyen 11.01.2009 22:48:21 (permalink)
                              0
                              HAI MƯƠI NĂM SAU:  HỒ BAIKAL
                               
                              04-06-2006
                               
                              Pablo Picasso nói rằng:  “Sự thiêng liêng của Trời Đất ở trên tất cả một nghệ sĩ, đã tạo ra những con hưu cao cổ, voi, và kiến.  Thực sự, Tạo hóa chẳng bao giờ cố gắng để theo  một kiểu mẫu nào – Tạo hóa chỉ tiến hành những gì trong cảm giác tùy thích như ngẫu hứng.”
                               
                              Chúng ta muốn bước chân đi là những gì chúng ta tạo nên lối mòn của chúng ta -  tuy thế, khi chúng ta bắt đầu hành trình của chúng ta nhắm đến ước mơ của chúng ta, chúng ta cảm thấy rất sợ hãi, giống như chúng ta bị bắt buộc để làm đúng mọi thứ.
                               
                              Cuối cùng, nếu tất cả chúng ta sống những đời sống khác nhau, ai là kẻ muốn sáng chế nên “mọi thứ đúng” chuẩn mực?”
                               
                              Nếu Tạo Hóa làm nên hươu cao cổ, voi, và kiến, và nếu chúng ta cố gắng để sống trong ý niệm và tương tự nhau của Tạo Hóa, tại sao chúng ta nên theo một khuôn mẫu?  Thỉnh thoảng kiểu mẫu giúp chúng ta tránh lập lại những lỗi lầm ngu ngốc mà những người khác đã liên lụy rồi, nhưng thông thường nó là một tù ngục bắt buộc chúng ta luôn luôn lập lại những gì mọi người đã làm.
                               
                              Để trật tự, mạch lạc, và phù hợp thì cần luôn luôn mang một cà vạt xứng hợp  với giày vớ.  Đấy là để đặt nghĩa vụ cho mình giữ cùng ý kiến ngày mai vơi những gì mà chúng ta đang có hôm nay.  Vì đấy là những gì về cung cách mà thế giới chuyển động?
                               
                              Miễn là không có ai bị thương tổn, thay đổi tất cả ý kiến  của chúng ta bây giờ và tiếp tục, và mâu thuẫn với chính mình mà không cảm thấy xấu hổ.  Đây là quyền của chúng ta, chẳng hề chi mặc kệ người khác nghĩ gì thì nghĩ – bởi vì rổi thế nào họ cũng nghĩ như thế.
                               
                              Khi chúng ta quyết định hành động, vài sự quá đáng sẽ xảy ra.  Như một người nấu ăn già nói rằng: “để làm món trứng tráng, trước nhất chúng ta phải đập vở một cái trứng.”  Vì thế nó cũng tự nhiên mà những xung đột ngoài dự tính sẽ phát sinh.
                               
                              Nó đúng là tự nhiên rằng sẽ có những thương tổn trong những xung đột này.  Những vết thương sẽ lành: chỉ những vết thẹo lưu lại.
                               
                              Những vết thẹo sẽ chỉ cho chúng ta những dấu hiệu của những chiếc còng, chúng sẽ nhắc chúng ta về sự kinh khiếp của ngục tù – và chúng ta sẽ giữ nó trên bước  đường phía trước.
                               
                              Vì thế, hãy thoải mái.  Hãy để Vũ trụ chuyển dịch chúng chung quanh chúng ta và khám phá niềm hoan hỉ hiện diện  một sự ngạc nhiên đến với chính mình.  “Tạo Hóa đã chọn những thứ điên cuồng của thế giới để làm rắc rối những người thông thái,”  thánh Paul đã nói như thế.
                               
                              Một chiến sĩ của ánh sáng chú ý rằng những thời khắc nào đấy được lập lại; anh ta thường thấy chính mình đối diện những vấn đề giống nhau, và anh ta đương đầu với nhưng trạng huống mà anh ta đã đương đầu trước đây.
                               
                              Thế là anh ta trở nên căng thẳng.  Anh ta bắt đầu cảm thấy rằng anh ta không thể làm nên bất cứ một tiến trình nào trong cuộc sống, vì những thứ giống nhau anh ta đã sống qua trong quá khứ đang tiếp tục xảy ra trở lại.
                               
                              Anh ta phàn nàn với trái tim mình rằng:  “Mình đã trải qua điều này.”
                               
                              “Anh thật là thế”, trái tim trả lời.  “Nhưng anh chưa bao giờ vượt qua nó.”
                               
                              Rồi thì chiến sĩ bắt đầu nhận ra rằng những kinh nghiệm lập lại có một lý do, điều ấy dạy chúng ta rằng chúng ta chưa học thuộc bài.  Anh ta luôn luôn tìm một giải pháp khác nhau cho mỗi lần chiến đấu lập lại – và anh ta không thấy sai sót của anh ta như lỗi lầm, nhưng đúng hơn là như những bước  hướng đến sự gặp gở chính anh ta.
                               
                              THÀNH NGỮ TRÊN NHỮNG SAI LẦM
                               
                              -Nếu bạn lừa gạt tôi, trách nhiệm là của bạn.  Nếu bạn lừa gạt tôi hai lần, trách nhiệm là của tôi. (Anaxagoras)
                               
                              -Nếu tôi phải sống đời sống của tôi lần nữa, tôi sẽ mắc phải cùng những lỗi lầm – chỉ là sớm hơn. (Tallulah Bankhead)
                               
                              -Lối mòn của thành công là hãy đi chung quanh những lỗi lầm. (Thomas Watson)
                               
                              -Cho đến khi nào bạn biết địa ngục, thiên đàng sẽ không đủ tốt cho bạn. (Kurdish proverb)
                               
                              -Phạm tội là loài người, nhưng nó làm bạn cảm thấy như thánh thần. (Mae West)
                               
                              -Làm việc đúng không là vấn đề; vấn đề là biết những gì đúng. (Lyndon Johnson)
                               
                              -Không phải mọi thứ diễn ra đúng là đúng. (David Capistrano)
                               
                              -Tôi thích làm một lỗi lầm mà nó khiến tôi thích thú làm những gì ấy đúng đắn mà làm tôi buồn. (William Shakespeare)
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 39 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9