NGOÀI HIÊN thái san
thaisan 04.01.2009 04:43:04 (permalink)
NGOÀI HIÊN
 
thái san
 
Kể từ sau biến cố bảy lăm.
Hè nhà trong vùng Đông nam biến thành nơi cư ngụ của bao nhiêu người đói khát, khát khao được thong dong như những người “miệt trong” tức như trong nam.
Hai đứa cãi nhau om xòm chữ ngoài hiên với ngoài hè. Kẻ nói:
-Hè chỉ là cái bờ sát nhà.
-Hiên là chỉ dành để chỗ giọt gianh. Và cứ mãi hàng ngày và mỗi tối đến, còn trong hàng hiên tức dưới mái tôn hoặc có lợp phía trước, ngoài nhà tùy trước hoặc chung quanh nhà.
-Trong nhà sao chứ làm sao gọi ngoài hiên.
-Thì cứ mở cửa sẽ biết.
-Biết con khỉ khô gì.
Có tiếng hát Khánh ly vọng bài…ngoài hiên mưa rơi rơi…người ơi nước mắt hoen mi rồi, đừng khóc hoen đôi mi, đừng khóc cho ly tan….
Một vài kỷ niệm còn sót trong hồn nay mới vượt thoát.
 
Kể từ ngay thằng bé mất (tức đứa con trai đầu lòng) và cũng từ ngày ấy, coi như đời mình đã đi “đoong”. Khi nhìn thấy mỗi buổi sáng khi vừa bước ra ngoài hè trước nhà một vài gia đình sống lang thang đây đó trước cửa của bao nhà với nỗi cùng cực để kiếm sống vào trong miền nam.
Cái mừng cũng lại là một cái buồn tức là bản thân vẫn còn phải sống tức là còn phải đối phó với những khổ đau chung của đất nước, kể từ sau biến cố bảy lăm.
Cộng sản lên nắm chính quyền do sự đổi chác theo cái lợi cho chính nước Mỹ. Theo tôi đó là trong điều răn thứ mười một là thiện và ác của Mỹ.
Cứ như chú Điền bộ đội xuất ngũ nói thì ta nghiệm ra như sau: Ít nhiều cũng đã thấm nhuần bao ý tưởng của chúng từ ngày đã gia nhập lính đánh thuê tức là có tên tuổi theo cách gọi. Nhất là khi chúng giết chết Tổng thống đệ nhất là NGÔ ĐÌNH DIỆM, tuy nhiên hắn cũng phải trả giá ngay sau đó tức là cái chết của KENEDY.
Vào miền nam coi như đã được đi Mỹ và dù với bao nhiêu khốn khổ họ vẫn theo đuổi chí hướng đó.
Càng ngày càng lộ rõ chân tướng của tầng lớp chính quyền phủ dụ giỏi. Nhưng phải nói chính tầng lớp nhân dân chịu đựng giỏi.
Thực tế những gia đình có nhà ở miệt trong tức miền nam, thường thấy trước những hiên nhà nhất là thuộc về vùng miền đông nam bộ. Thời tiết ấm áp, không bão tố mấy khi tràn đến, nguồn lương thực cũng đồi dào, lại nữa dân chúng thường là những vùng tôn giáo, có nhiều nhà thờ nhà thánh, cái đó cũng chẳng mấy quan tâm trong lòng nhà nước, tuy nhiên cũng đã phải e dè vì đã buộc phải công nhận chữ “tốt đạo đẹp đời” cho nên cũng chẳng mấy khi và dám để tâm đến, cũng phải sợ bóng sợ vía. Nhưng nay đạo cũng chẳng tốt mà đời cũng chẳng đẹp.
Đó chính là nguồn cốt lõi cho bao kẻ thiếu thốn, đói khát tràn về trước khi ùn kéo về mấy thành phố như SG chợ Ông Tạ, Biên hòa, hoặc vùng rách giá Cái sắn, Dốc mơ Gia kiệm..Bình dương…và cả Bảo lộc tít mù, lạnh lẽo…sau biến cố bảy lăm.
 
Nhưng trên thực tế chính là chốn nương thân của bao người mà chính nhà nước lúng túng trong những vụ cứu đói. Để nói cho có, đối phó. Đúng ra chúng cục bộ và ích kỷ.
Thật quá lúng túng gần như vô tri cảm nhận cuộc sống của người, do những chính sách chúng đang sống vì dân, miễn là no, vinh thân phì da chỉ cho cán bộ là chính, như để trả thù chiến tranh xưa. Ai cũng nghĩ như thế.
Nhưng thực tế chính bản thân dân họ phải thích nghi với hoàn cảnh lấy hè phố khu an toàn này làm nhà, dù lê lết để sống với bao cùng cực, đói rét, thiếu chỗ ở.
Mà nghe những chương trình cứu cấp của nhà nước, nghe rất kêu nhưng không hữu dụng. Để bây giờ lang thang hết vỉa nè này đến nơi khác.
Gần như mang thân tàn ma dại trong cách sống quá tủi hổ, để làm người trong thời Xã hội chủ nghĩa.
Dù rằng bao chương trình nghe kêu vang khắp thế giới.
Nhưng đó chỉ là những chương trình lừa lọc mà thôi. Chẳng hạn như tu sửa đường bộ, giúp đỡ những kẻ sida, cứu đói giảm nghèo, chương trình này, nọ, vào túi.
Để làm gì?
Đây là những chương trình làm giầu túi những cán bộ cao cấp dành cho con đi du học nước ngoài.
Tôi theo chậm sau một bà già vừa thót ra khỏi hiên của một nhà gần nhà tôi. Tay cầm chiếc gậy vừa chống. Tôi gạn hỏi nói với theo:
-Bà ngủ ngoài hiên không lạnh ư?
-Chú chẳng biết gì cả, thà chết no còn hơn làm ma đói.
-Bà nói gì vậy ạ. Bà đi chậm, vẫn chẫm rãi bà nói tiếp:
-Ngoài kia ý à, nói ngoài bắc thì chết đói thê thảm, vào đây thuê nhà không có tiền, con toàn những đứa còn bé, chưa làm được gì. Đành phải vậy chứ chú, ai muốn nào. Bà chợt quay qua hỏi:
-Vậy nhà chú ở gần đó sao.
-Vâng ngay sát cạnh chỗ bà hay nằm đó. Thấy vậy bà nói nhanh:
-Chú đừng thổ lộ cho ai nhé. Dứt khoát và tôi nói nhanh:
-Không, ai mà nói ra để làm gì mà hại người. Thấy vậy tôi tiếp:
-Tiếc một điều tôi chưa được phép cho bà vào trong mà ở, vì nhiều vấn đề, luật pháp, người nhà chưa thể tin và được biết nhiều về bà. Ôi bao nỗi oan khiên của thời cơ chế, chưa phù hợp với cuộc sống còn làm khốn khổ người dân đến bao giờ.
Bản thể của tôi không cho phép làm thêm cho bà nhiều điều cần làm, nên may ra tôi cũng hiểu đôi điều về nhà nước, tức làm sao đa mang nổi bấy nhiêu người dân ăn không ngồi rồi. Tôi hỏi thêm:
-Hình như bà có thêm một đứa cháu nữa sao?
-Có nhưng nó là gái, cũng đã lớn nên tôi gửi nhà ông Nha rồi, cùng quê. Nhưng coi bộ nó cũng chẳng yên thân. Cái con vợ Nha, nó cũng gầm ghè nhìn như muốn đổ lửa mắt ra ý. Bà nói tiếp:
-Chắc tôi cũng đành phải cho chính nó lang thang thôi.
-Thế cô ấy đã đi làm được chưa ạ.
-Chắc được, nhưng ai làm giấy cho nó hả ông.
-Bà cứ gọi bằng anh hoặc chú là được chứ ạ kẻo tôi nghẹn mất. Tôi nhìn thẳng vào mắt bà nói:
-Vậy chủ nhật bà nhá, bà nhớ đấy nhá. Cứ ra tôi và tôi sẽ yểm trợ làm giấy cho em bé, vậy nay nó được bao rồi cơ?
-Hăm bốn.
-Vậy đi dậy được chứ.
-Ừ nó đang dậy ở Ninh bình đó, như trục trặc thế nào đành bỏ xứ theo tôi vào trong khổ sở lắm anh ạ. Vâng chủ nhật tôi ra ông.
 
Tôi gặp, bà cũng chẳng mấy mặn mà là vì theo bà thường nghĩ, muốn giúp gì thì trước tiên thường phải nghĩ trước tiên là “đầu tiên là tiền đâu”. Thế nên câu chuyện, tuy nhiên tôi cũng vẫn cố giúp bà và cháu được đôi điều về giấy tờ. Cái khó là hợp pháp giấy tờ cho bà và đứa cháu, nên khó khăn, vì nguời nhà chẳng mấy ai thể tin ngay cho được. Vì thời gian này cái vụ tham nhũng có kẻ đã phải bào chữa dù cách nào cũng đã thành thoí quen (habit) trong lòng dân tộ Việt sau biến cố rồi. Nghĩa là phải học lại từ đầu. Và còn kẻ nói: tham nhũng ở VN đã biến thành hệ thống.
 
Tuy nhiên tôi vẫn cứ cho bà vào nhờ hộ khẩu ngay của anh công an trong ấp vì nể tôi, vô tình hay hữu ý cũng coi như đã vào được trong Nam, vài ngày sau bà cũng xin chuyển qua nơi khác thế là an toàn.
Trong việc này thực tế chính hệ thống hộ tịch làm cũng chẳng ra trò gì cả.
Nghĩa là họ cũng chẳng chú ý đế sự liên quan giữa bà, cháu và tôi, đó là cái sai, lúng túng, vì nể, từ đó suy ra tôi thấy với các cán bộ với cán bộ khác còn kinh khủng hơn nhiều, làm sao quản lý cho hết những sai sót giữa dân chúng và chính quyền.
Vài ngày sau bà và cháu nghiễm nhiên vào hẳn trong nam, sau đó kiếm miếng cắm dùi, xong chuyển thêm bầu đoàn anh em bà con vào. Thế là thành việc chuyển người trọn vẹn mà chẳng bao nhiêu tiền của, có chăng chỉ vài ly càfê.
Cái này thấy không đáng tội mà do cơ chế lúng túng chẳng đâu vào đâu.
Mà trên thực tế tôi chỉ là một anh chàng dậy và có tiệm sửa chữa đài nên đa phần vài người vị nể tôi,  tuy nhiên lại chỉ là một kỹ sư thời trước nữa, lại nữa thấy cũng luống tuổi, mà còn làm sai quốc pháp huống hồ bao nhiêu suy đồi, lạm dụng vì tiền bạc hoặc vì chức quyền, vì vật chất chúng chẳng vô tình tối mù mắt, làm nhưng chuyện trời chẳng dung đất không tha.
 
Mặt trời đứng bóng thì bà già đến dắt theo cả đứa cháu trời tới. Tôi chận ngay hỏi:
-Vậy trong người bà ngay giờ này có giấy gì chứng minh của chị ấy không này, còn và đã đi dậy không?
-Có chứ.
-Vậy thì tốt rồi, bà chờ chút tôi chở cô giáo vào trường kia thử thách đôi ngày và chỉ trong đầu tuần tức thứ hai trả lời nghiêm chỉnh, vì thời này chính phủ có sắc lệnh về hộ khẩu dễ dãi nhiều chẳng sao. Đó lại là cái sai thứ hai.
 
Cái số hên ngày hôm sau cô giáo đã được vào trường dậy thử nghiệm, vì đã có đi dậy thực tế cho nên đã hành xử đúng mực theo cơ chế này quen rồi. Tuy nhiên theo tôi, có lẽ lại khác, các cô, thầy phải tiến nhiều và hơn nữa thì học sinh mới tiến khá được.
Tuy nhiên những cung cách dậy bảo kể cả cô và các cô, thầy khác cũng đã lỗi thời. Tôi cũng thường tâm sự với cô giáo vào vài ngày nghỉ.
Nghĩa là phải đổi mới hoàn toàn, lại nữa phải cho trẻ cập nhật tiếng anh để mai sau hữu dụng, đó là xa xôi còn chúng phải dùng để xử dụng vi tính cho kịp thời đại.
Tuy nhiên còn sử dụng vào nhiều lãnh vực như đọc sa bàn, bản đồ để vẽ mẫu, đọc dự báo thời tiết, v..v… đừng để ứng xử khi hữu sự như thủ đô văn vật ngập úng trong biển nước như những ngày tháng cuối năm hai ngàn không tám.
Bà già đến nhà cám ơn rối rít, tôi cũng đơn giản hài lòng vì đã giúp cho một gia đình tuy nhiên chỉ vài ngày sau lại sự sinh.
Tuy nhiên cũng còn có được một bữa cơm mời đến nhà trọ ăn, tuy nhiên chẳng dám mời cả gia đình mà duy chỉ mình tôi mà thôi.
Thực tế tôi chưa biết ý đồ của bà.
Bà như bỗng nhiên có nhã ý cho tôi rằng theo giai điệu kết nối mới, bà đưa tôi đến nhà trọ và cố tình hay không cũng chẳng biết nữa. Bà ấn tôi vào trong phòng riêng cô giáo, xong bỏ đi. Ít ra thì chính bản thân đã có đôi chút kinh nghiệm chẳng như đa số người miệt trong đồng bằng sông cửu long họ bị phủ dụ.
Từ đó tôi hoài nghi bà định giở trò gì. Tuy nhiên vẫn lặng thinh.
Hôm đó:
Cô giáo tên đẹp lắm là Hương, ngay trong phòng cua Nha, tức ngay chỗ ở, biến thành bàn ăn và bà muốn ngay bây giờ trở thành chỗ nằm.
Hương trờ tới, ôm chầm lấy tôi và nói:
-Em chờ đợi giờ này đã lâu.
-Nhưng không phải là tôi, vì cô đã gặp tôi bao giờ.
-Có biết và rõ nữa chứ.
-Chính anh chứ chẳng ai.
-Chắc chọn lầm đối tượng rồi.
 Tôi lùi vài bước trả lời, vừa nhìn vào thân thể của H, thực tế hấp dẫn hơn nhiều người, kể cả ngoài bộ ngực còn đôi môi cũng tuyệt vời. Nhưng tôi chẳng nghĩ nữa vì càng nghĩ càng lôi cuốn, bởi có sẵn trong bản thể một chất đực nhưng, tôi khẳng định lại chính mình một lần nữa với Hương rằng:
- “Rằng   trong đám đông vẫn còn những con người chính phẩm”, tôi lùi thêm xa vừa nói:
-Không được cô à, chúng ta còn nhiều việc phải làm với nhà và với quốc gia nữa đừng giỡn nữa nhé, anh sẽ buồn đó.
Mặt nàng xuống màu hơi buồn tôi nói tiếp:
-Chính anh cũng đã làm thầy một thời gian rồi, nhưng nay vì bệnh nhiều nên nghỉ rồi.
Trong chúng ta, các thầy, cô còn có nhiều người tốt, đừng để mất những phẩm chất cao qúy đó.
-Nhưng trong anh còn nhiều điều cao quý hơn nhiều người thầy, cô, nên em cũng chẳng chọn sai mà. Lại nữa chúng ta đã làm gì sai đâu. Tôi cương quyết:
-Ai cho em dùng chữ chúng ta nào. Tạm ngưng chuyện đó đi được thì anh mới nói chuyện.
Thế nhưng vừa xong câu nói Hương chạy nhanh ôm chầm và thật chặt lần nữa. Nàng cốt ý cọ xát vào tôi. Tự nhiên trong người tởm lợm vừa nghĩ, một cô giáo hành xử theo kiểu gì.
 
Tôi nghĩ bản chất mềm yếu của người khó thoát nổi nhưng tôi vẫn cố thoát vì chợt nghĩ chỉ một chuyện nho nhỏ mà ràng buộc được tôi ư?
Thế là vùng khỏi vòng tay êm ái và vài cọ sát lôi cuốn cũng vừa qua. Nàng vùng vằng, với bộ mặt ỉu xìu. Tôi nói ngay:
-Anh đi đây. Chúng ta còn nhiều nhiệm vụ. Tôi thẳng thắn:
-Đất nước chúng ta cần  những bàn tay như chúng ta. Em đến sát anh nè. Hai đứa ôm chặt để xiết chặt thêm tình đồng chí, sau đó nhìn Hương thật lòng.
Tôi bước thật nhanh trên con đường cũng vừa được trải nhựa với câu: “nhà nước và nhân dân cùng làm” nhưng thực tế hoàn toàn tiền của dân mà thôi.
Ánh mắt nàng vẫn còn đắm đuối nhìn theo như tiếc nuối để xẩy mất một câu chuyện vui nhiều hơn buồn, còn đi đôi với lợi, theo Hương nghĩ có kẽ mình vẫn còn cơ hội khác nên nàng dần ngay lúc cũng tạm quên, nên nói với theo:
-Hôm nay em tạm tha cho anh, còn ngày mai thì đừng hòng đó nghe, nói theo một câu của miệt trong, nhưng lại là tiếng bắt kỳ dún cũng dễ thương, tôi quay cười như xin lỗi và giơ nắm đấm giứ giứ vừa nói thật to:
-Nhưng coi chừng anh đó nghe.
Trong không gian vẳng tiếng của đài thu hình nhà ai vọng:
-Việt nam ta thực tế chỉ có khoảng một trăm ba sáu kỹ sư có khả năng, nhưng nay đã bỏ cơ chế cán bộ, xin làm cho công ty nước ngoài. Nhưng lại nhiều tiến sỹ hơn người ta mong đợi. Tiến sỹ không phải học để cấp bằng, hoặc thi cử một cách thành tích, như vậy nó dính líu đến cơ chế tạo ra những tiến sỹ vô dụng, người chấm dễ dãi, hoặc cung cấp cố tình cho những cơ quan là sai. Mà phải những người đó tự sáng tạo có một phát minh. Đó là tự nghiên cứu, và sau nếu có bằng phải ra một hội đồng, trong đó có cả những người duyệt xét của ngoại quốc. Tức không ảnh hưởng, kẻ chấm và người làm bài.
Biệt lập.
Khi viết bài này thì được nghe tin một số người dân xứ đạo trong huyện thống nhất hành hung công an và cũng bị công an trấn áp.
Ta đặt vài câu hỏi:
-Dân làm gốc tại sao lại làm mất lòng dân.
 

thái san
 
  kỷ niệm ngày cưới con trai út./.
 
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.01.2009 04:45:23 bởi thaisan >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9