Ung thư-Các liệu pháp
Asin 16.08.2003 10:39:35 (permalink)
I.Ung thư là gì?

Bệnh ung thư là một trong những căn bệnh gây tử vong nhiều nhất, chỉ sau bệnh tim mạch, nhưng nó lại là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở nữ giới trong độ tuổi 35-74. nếu không thật sự có phương pháp ngăn chặn, đến năm 2010, ung thư sẽ nhanh chóng trở thành căn bệnh gây tử vong hàng đầu.

Bệnh ung thư là căn bệnh phát triển do sự phân chia, phát triển bất bình thường của các tế bào, dẫn đến tiếp sau đó là sự rối loạn biệt hoá và di căn đến các mô khác. Từ “cancer” theo tiếng Latin có nghĩa là “con cua”, diễn tả chân thực bản chất bám dính ở phần cơ thề bất kì và phát triển, tăng sinh.

Các tế bào của mô tăng sinh bất thường có thể dẫn đến những sự phá huỷ các cơ quan chính và trong đa số trường hợp sẽ ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể, dẫn đến tử vong. Khi một tế bào đã mất khả năng kiểm soát sự tăng trưởng, nó sẽ biến dạng, tế bào có hình dạng kích thước và các thành phần bên trong khác hẳn các tế bào xung quanh. Khối u ung thư chỉ có thể phát hiện bằng các phương pháp lý học, phóng xạ khi số lượng tế vào mô tăng sinh bất thường đạt đến một tỉ tế bào.

Sự tăng trưởng tế bao nhanh chóng sẽ dẫn đến những sai hỏng trong cấu trúc phân tử DNA của tế bào, sai hỏng này sẽ làm các thế hệ tế bào sau bắt đầu xuất hiện các chức năng mới đồng thời mất đi các chức năng ban đầu của tế bào. Chúng có khả năng di động như một tế bào bạch cầu hoặc chúng mất đi khả năng bám dính với các tế bào lân cận. Khi đó, các tế bào ác tính này bắt đầu rời chỗ và di chuyển trong dịch cơ thể để đến một cơ quan khác. Quá trình này được gọi là sự di căn. Kết quả là hình thành một khối u thứ cấp ở cơ quan khác. Các khối u trong cơ thể đều có khả năng huy động, cảm ứng sự hình thành các mạch máu mới tạo thành một hệ thống cung cấp chất dinh dưỡng cho khối nó.

Các tế bào ung thư không nhất thiết phải tăng trưởng nhanh hơn các tế bào khác, nhưn quan trọng là chúng tồn tại lâu hơn tế bào bình thường và phân chia liên tục trong suốt quá trình sống của chúng. Chúng tập trung, cạnh tranh chất dinh dưỡng với các tế bào bình thường và tăng diện tích cư trú, tăng kích thước, chèn ép các tế bào khác. Nhiều loại ung thư, ví dụ như ung thư tuyến tiền liệt, phát triển rất chậm và tồn tại trong suốt nhiều năm liền trước khi xuất hiệncác triệu chứng cụ thể. Loại ung thư này rất hiếm khi thấy xuất hiện ở nam giới trong những năm 40 tuổi đến 50 tuổi, nhưng đến độ tuổi 85 tuổi đến 90 tuổi, hầu hết nam giới đều bị ung thư ở tuyến tiền liệt. Nhưng ngược lại, ung thư ở trẻ em lại phát triển rất nhanh, nhanh hơn hiều ở những người trưởng thành do hệ thống mô của trẻ em đang trong giai đoạn phát triển mạnh
II.Nguyên nhân gây bệnh ung thư
Các nguyên nhân chính gây bệnh ung thư được xếp vào thành ba nhóm lớn: Tác nhân hoá học, virus và chất phóng xạ.

Trong khi có hàng trăm chất hoá học có thể gây ung thư trên động vật thì thực chất chỉ có 24 chất hoá học là có thể gây ung thư trên người. Các chất còn lại được biết đến như là tác nhân cảm ứng gây ung thư trên các tế bào thí nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc trên mô hình động vật.


1/ Tác nhân hoá học:
a/Ở nơi làm việc:
Một số nghề nghiệp trong xã hội có sự tiếp xúc thường xuyên với một hàm lượng chất gây ung thư lớn, bao gồm các hoạt động nghề nghiệp trong các nhà máy sản xuất hoá chất, thuốc nhuộm, các nhà máy thuộc gia, sản xuất isopropyl alcohol, các loại nhựa, chất dẻo và các sản phẩm xăng dầu. Người ta có thể vô tình đưa vào cơ thể các chất độc hại dưới dạng bụi nhỏ khi hít vào, các chất đó có thể là amiăng, zeolite, nickel…
b/ Thuốc lá
Hiện nay, 1/3 số người bị bệnh ung thư là do hút thuốc lá. Hút thuốc lá gây nên ung thư phổi, miệng, ung thư vòm họng, thực quản, ung thư tụy, mật, thận. Khói thuốc lá chứs các chất đã được chứng minh hoặc nghi ngờ là tác nhân gây ung thư như amin thơm (aromatic amine), polonium, formaldehyde, cadmium.

Rượu cũng góp phần làm tăng nguy cơ ung thư miệng, ung thư hầu, họng, ung thư thanh quản, thực quản và ung thư gan. Những người nghiện cả thuốc lá và rượu có khả năng bị ung thư cao gấp 35 lần so với người không hề dùng hai thứ này.
c/Chế độ khẩu phần ăn.
Các chất độc hại trong thức ăn chủ yếu là các amin thơm và hydrocarbon đa vòng trong các loại thức ăn bị cháy và các loại thịt nướng than. Alflatoxin, một hợp chất tự nhiên do nấm mốc mọc trên thức ăn tiết ra, là nguyên nhân chính gây nên ung thư gan. chế độ ăn uống quá nhiều chất béo và ít chất xơ ở các quốc gia phát triển đều có liên quan đến ung thư kết tràng và các loại ung thư khác. Tuy nhiên, người ta cũng không thể nghiên cứu chắc chắn được là một người phải ăn vào một chất trong thời gian bao lâu thì mới có thể mắc bệnh.
d/Do ô nhiễm môi trường
Người ta cho rằng hàm lượng các chất gây ung thư trong môi trường không khí nói chung là thấp hơn và ít tác động tập trung hơn là trong môi trường làm việc. Chất ô nhiễm gây ung thư chủ yếu là các hydrocarbon có vòng thơm phóng thích ra môi trường do đốt rừng và trong các loại khí đốt.

2/Virus
Một số ít virus có khả năng gây ung thư, bao gồm virus gây viêm gan B (HBV), virus Epstein-Barr (EBV), virus papilloma gây bệnh ở người (HPV), virus HIV, virus HTLV-1, HTLV-2.

3/Chất phóng xạ

Tia tử ngoại từ mặt trời, các chất phóng xạ trong các vụ nổ hạt nhân và cả khí Randon, một loại khí hiện diện ở hang động, mỏ than và ở những nơi ít có sự lưu thông, tuần hoàn khí, là các tác nhân chủ yếu gây các loại ung thư da, ung thư phổi…

III Một số mục tiêu tác động của thuốc trị ung thư
Ung thư là một loại bệnh đa nhân tố tác động, phải có nhiều yếu tố hợp lại cùng tác động thì mới có thể gây nên những sai hỏng trong chức năng của tế bào, dẫn đến sai hỏng trong hàng loạt tế bào khác, trong mô cơ quan và cuối cùng là bệnh ung thư bùng phát. Cho tới nay, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm và đưa vào sản xuất một số loại thuốc trị bệnh ung thư và đã thu được một số hiệu quả nhất định. Chủ yếu các loại thuốc trị ung thư đều có mục đích chính là làm sao ngăn chặn được tình trạng tăng sinh tế bào bất thường, tiêu diệt các tế bào bị sai hỏng, phá huỷ khối u ung thư.

Một số mục tiêu tác động của thuốc đã được nghiên cứu cho đến nay là:
-Tác động vào quá trình phân bào của tế bào: quá trình phân bào của tế bào phải trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn là do một hệ thống các enzyme điều khiển, hoạt hoá. Người ta tiến hành đưa vào cơ thể một loại thuốc có khả năng ức chế một loại enzyme nào đó trong các giai đoạn này, làm cho quá trình phân bào không thể diễn ra hoàn chỉnh, tế bào không phân chia nữa và chết sau một thời gian.

-Tác động vào các yếu tố tăng trưởng và các yếu tố truyển tin liên quan đến quá trình phân bào: thông thường, khi các nhân tố tăng trưởng gắn vào các thụ thể (receptor) trên màng tế bào hoặc ở tế bào chất, chúng sẽ khởi động hàng loạt hoạt động của các protein, dẫn đến mục tiêu cuối cùng là khởi động quá trình phân chia tế bào. Ở tế bào ung thư, các quá trình này đựơc hoạt hoá liên tục do sai hỏng trong DNA tế bào làm cho tế bào phân chia liên tục, không kiểm soát.

-Tác động khởi động chương trình chết của tế bào: chủ yếu hướng này tác động vào ti thể, sử dụng các tác nhân tấn công màng ti thể, phá huỷ màng, phá huỷ các bơm proton trên màng làm ngưng hô hấp tế bào, dẫn đến sự chết tế bào.

-Tác động vào khả năng kháng thuốc của tế bào: một số tế bào ung thư có khả năng kháng thuốc, do hoạt động quá mạnh của một loại P-glycoprotein trên bề mặt màng tế bào. P-glycoprotein là một loại protein có chức năng đẩy các chất độc hại ra khỏi tế bào, nhưng khi nó hoạt động quá mạnh nó sẽ làm cho tế bào ung thư trở nên kháng lại các loại thuốc đặc trị, do các loại thuốc đặc trị ung thư thực chất đều là những chất gây độc tế bào. Mục tiêu của thuốc trị ung thư loại này là gây ức chế hoạt động của P-glycoprotein, như vậy thuốc kết hợp mới có thể đi vào trong tế bào và tiêu diệt tế bào ác tính.

-Tác động vào sự tăng sinh mạch máu ở khối u: can thiệp cào các giai đoạn khác nhau của quá trình này để ngăn chặn sự cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cho khối u, cô lập khối u không cho lan rộng, ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới xung quanh khối u tức là đã ngăn chặn được sự di căn của khối u sang các cơ quan khác.
-Tác động lên gene mã hoá cho enzyme biến đổi tiền dược (prodrug) thành thuốc có độc tính tiêu diệt đặc hiệu tế bào ung thư.
-sử dụng kháng nguyên của khối u tạo đáp ứng miễn dịch tiêu diệt đặc hiệu khối u.

-Tác động ngăn chặn sự di căn lan rộng của tế bào ung thư đến các cơ quan khác: bằng các tác động ức chế protein giúp đỡ tế bào ung thư rời chỗ khỏi mô ban đầu của nó, di chuyển vào mạch máu để đi đến các mô khác. Quá trình di căn của khối u là một quá trình rất phức tạp, đòi hỏi sự hợp tác hoạt động của rất nhiều yếu tố, do đó hướng tác động này cần phải có nhiều thời gian nghiên cứu hơn nữa mớ có thể đi đến một kết quả thật sự khả quan.

Tóm lại, bệnh ung thư là một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, không có cách phòng ngừa và không có triệu chứng thực sự rõ nét, thường chỉ được phát hiện khi đã lan rộng, do đó thuốc trị bệnh ung thư có ý nghĩa rất lớn.

Các phương pháp trị liệu phổ biến nhất hiện nay, đồng thời được coi như là một chuẩn mực để trị ung thư là các phương pháp phẫu thuật, xạ trị và hoá trị liệu. Tuy nhiên, các phương pháp này đều bộc lộ những khuyết điểm rất lớn là không có tính đặc hiệu, thường tiêu diệt cả tế bào ung thư lẫn tế bào lành và tính hiệu quả kém, không tiêu diệt được tận gốc, toàn bộ khối u ung thư. Các tế bào ung thư còn sót lại sau đó lại nhanh chóng phát triển thành những khối u mới và hầu hết đều có khả năng đề kháng rất tốt với các phương pháp hoá trị cũng như xạ trị được sử dụng sau đó. Ngoài ra, các phương pháp này còn để lại các tác dụng phụ như: buồn nôn, rụng tóc, mỏi mệt, giảm lượng bạch cầu, viêm nhiễm, sai hỏng DNA (trong trường hợp xạ trị) và tuỷ xương bị huỷ hoại dần.

Xu hướng hiện nay của các nhà khoa học là làm sao nghiên cứu được một loại thuốc đặc trị ung thư, tiêu diệt đặc hiệu, triệt để các tế bào cũng như khối u ung thư mà không ảnh hưởng đến các tế bào, mô lành khác, khắc phục mặt hạn chế của các phương pháp trị liệu như hoá liệu pháp, xạ trị, phẫu thuật đang được sử dụng hiện nay.
#1
    Asin 24.08.2003 13:47:47 (permalink)
    Đó là trên thế giới. Còn đây là tin mới nhất ở Việt Nam :


    Lần đầu tiên tại TP.Hồ Chí Minh điều trị bệnh ung thư bằng phương pháp xạ phẫu
    Ngày 21.8, Bệnh viện Chợ Rẫy đã chính thức đưa vào hoạt động hệ thống máy xạ phẫu để điều trị bệnh theo hình thái khối u, ung thư. Hệ thống máy được dùng chỉ định cho những khối u vùng sọ não, đầu cổ, bụng và xương chậu... Được biết, với cách điều trị mới theo phương pháp xạ phẫu này, sẽ giúp giảm tổn thương, sang chấn các cơ quan nội tạng cho bệnh nhân thay vì phải phẫu thuật như thời gian trước đây. Như vậy sẽ giúp bệnh nhân giảm được 50% chi phí so với thời gian trước bệnh nhân phải ra nước ngoài.
    #2
      Asin 26.08.2003 09:37:12 (permalink)
      ÐẶC ÐIỂM UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM

      PGS Văn Tần, BS Hoàng Danh Tấn và CS

      Hội Phẫu thuật Tiêu hóa



      I. Tổng quan:

      Ung thư gan nguyên phát, theo tổ chức Y Tế Thế Giới, xếp hàng thứ 8 trong các loại ung thư. Ung thư gan nguyên phát gặp nhiều ở các nước Ðông Nam Á, Châu Phi phần dưới sa mạc Sahara, và ít gặp ở Châu Mỹ, Châu Âu, Bắc Mỹ. Ðây là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới.

      Ở nước ta, ung thư gan nguyên phát là một bệnh hết sức phổ biến, tiên lượng còn rất xấu. Theo thống kê của trung tâm Ung bướu TP HCM, ung thư gan nguyên phát chiếm hàng đầu trong các loại ung thư ở nam (21,4%) và là một trong hai loại ung thư dẫn đầu tính chung cho cả hai giới (13,5%). Xuất độ chuẩn tuổi (Age-Standardised Rate) tại TP.HCM ASR = 38,2 cao hơn các nước trong vùng (Philipin ASR = 12,1), và cả Hà Nội ( ASR = 14,0 viện K Hà Nội). Xuất độ ung thư gan nguyên phát ở Khon Kaen, Thái Lan rất cao (ASR = 94,8) do có đến 98% là loại ung thư tế bào đường mật (1,3,10,15,18).

      Cho đến nay, điều trị ung thư gan nguyên phát chủ yếu là phẫu thuật. BN bị ung thư gan nguyên phát ở nước ta thường nhập viện rất trễ, việc chẩn đoán không khó, song phẫu thuật điều trị không đem lại mấy hiệu quả.

      II. Mục tiêu nghiên cứu:
      1. Ghi nhận chính xác số liệu ung thư gan nguyên phát đến điều trị tại BV Bình Dân từ tháng 1/1991 đến tháng 6/1998.

      2. Khảo sát những đặc điểm đưa đến những khó khăn và thuận lợi trong việc chẩn đoán, điều trị và tiên lượng.

      3. Phân tích kết quả điều trị để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp, có hiệu quả nhất.

      4. Ðề xuất một số biện pháp phòng ngừa nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, nhằm chẩn đoán sớm và điều trị có hiệu quả.

      III. Phương pháp nghiên cứu:

      - Hồi cứu tất cả những BN được chẩn đoán là ung thư gan nguyên phát đến điều trị tại BV Bình Dân (1/1991 - 6/1998).

      - Chọn tất cả những trường hợp đã được phẫu thuật điều trị có kết quả giải phẫu bệnh lý là ung thư gan nguyên phát. Không chọn những trường hợp phẫu thuật, hay chỉ mổ thám sát sinh thiết để phân tích các đặc điểm bệnh lý.

      - Phân tích bệnh án, những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, phương pháp chẩn đoán (siêu âm, AFT). Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ dựa vào nơi cư trú, nghề nghiệp, tiền căn viêm gan, bệnh lý hệ tiêu hóa, dẫn mật... Ghi nhận, phân tích các đặc điểm tổn thương đại thể (vị trí, số lượng, kích thước khối u...), tình trạng nhu mô gan còn lại, kết quả ngắn và dài hạn đặc biệt là sự tăng giảm của chỉ số AFP.

      IV. Kết quả:
      Từ 1/1991 đến 6/1998 chúng tôi ghi nhận được 1412 trường hợp ung thư gan nguyên phát đến điều trị tại BV Bình Dân. Trong 1412 trường hợp này có:

      - 613 trường hợp không mổ (từ chối phẫu thuật: 215 trường hợp và quá chỉ định mổ: 398 trường hợp chiếm 33,16%).

      - 176 trường hợp chỉ thám sát sinh thiết.

      - 623 trường hợp được phẫu thuật điều trị, trong đó có 272 trường hợp hợp cắt gan (22,72%), 200 trường hợp được phẫu thuật cột động mạch gan, 145 trường hợp cột động mạch gan kèm chích cồn vào khối bướu, 6 trường hợp chỉ được chích cồn vào khối u. Trừ những trường hợp không mổ, những trường hợp mổ thám sát sinh thiết và 6 trường hợp chỉ chích cồn vào bướu, còn lại 617 trường hợp là nhóm bệnh mà chúng tôi đưa vào lô nghiên cứu.

      A/ Dịch tễ học (những đặc điểm):
      1. Tuổi và giới: - Nam / Nữ = 469 / 148 = 3,16

      - Tuổi: Lớn nhất: 86, Nhỏ nhất: 17, Tuổi trung bình: 48

      - Xuất độ của nam gấp 3 lần nữ. Ðộ tuổi thường gặp nhất: 40-60.

      2. Nghề nghiệp:
      - Làm ruộng, rẫy, vườn: 40%

      - Công nhân viên chức (giáo dục, y tế, kế toán...): 17%

      - Tài xế: (tắc xi, xích lô, xe ôm...): 15%

      - Buôn bán: 10%

      - Các nghề khác: 18% (may, giày da, cơ khí...)

      3. Cư ngụ:
      - TPHCM : 62%

      - Ðồng Nai: 9%

      - Long An: 6%

      - Tiền Giang: 6%

      - Bà Rịa Vũng Tàu: 6%

      - An Giang: 6%

      - Các nơi khác: 5% (Ðắc lắc, Ðà Nẳng, Cần Thơ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Tây Ninh, Sóc Trăng, Sông Bé, Bến Tre, Cà Mau...)

      4. Tiền căn:
      - Viêm gan siêu vi: 8,42% (52)

      - Sốt rét kinh niên: 11,18% (69)

      - Chấn thương vùng gan: 2,26% (14)

      - Uống rượu > 200 ml/ngày: 47% (114)

      - Thuốc lá > 10 điếu/ngày: 21,39% (132)

      - Chất độc màu da cam: 1,94% (12)

      - Gia đình có người bị ung

      thư gan nguyên phát: (9)

      5. Lâm sàng:
      - U sờ được: 77,95% (481)

      . Ðau: 59,31% (366)

      . Không đau: 18,63% (115).

      - U không sờ được: 22,04% (136)

      . Ðau: 17,01% (105)

      . Không đau: 5,02% (31)

      - Báng bụng: 17,50% (108)

      - Tăng áp tĩnh mạch cửa: 12,96% (80)

      Như vậy có 78% trường hợp sờ được u, 17% báng bụng và 13% tăng áp TM cửa.

      6. Cận lâm sàng:
      Nhóm máu
      Nhóm máu ở người Việt Nam

      A: 21,71% (134)
      20%

      B: 29,82% (184)
      29%

      AB: 4,05% (25)
      02%

      O: 44,40% (274)
      47%


      Không có sự khác biệt với tỷ lệ nhóm máu ở người Việt Nam

      - Transaminase / máu ở 489 trường hợp:

      Bình thường: 73,82% (361)

      Tăng: 26,18% (128)

      Hơn 1/4 trường hợp có tình trạng hoại tử nhiều tế bào gan.

      - Bilirubin / máu ở 485 trường hợp:

      Bình thường: 44% (214)

      1,2 - 2,4mg%: 56% (102)

      > 2,4% mg%:

      56% có thay đổi chức năng bài tiết mật

      - Albumin / máu ở 319 trường hợp:

      > 35 g/l: 44,20% (141)

      30 - 35 g/l: 50,78% (162)

      < 30 g/l: 5,02% (16)

      56% có Albumin / máu giảm

      - Bạch cầu > 10.000 /mm3: 21,55% (133)

      - AFP ở 493 trường hợp theo kỹ thuật MEIA (Microparticle Enzyme Immunoassay technology)

      Dương tính: 76,06% (375)

      Âm tính: 23,94% (118)

      Chỉ số AFP có gía trị trong việc chẩn đoán bệnh

      - HbsAg ở 478 trường hợp

      Dương tính: 74,05% (345)

      Âm tính: 25,95% (124)

      ung thư gan nguyên phát có liên quan mật thiết với viêm gan siêu vi B.

      - Siêu âm phù hợp với chẩn đoán ung thư gan nguyên phát 95%. Tuy nhiên siêu âm phù hợp với tổn thương đại thể chỉ 33% trường hợp (so với tổn thương quan sát được trong lúc mổ: vị trí, số lượng, kích thước khối u...).

      - Chụp điện toán cắt lớp (CT) ở 65 trường hợp cho thấy đánh giá tổn thương đại thể chính xác 43% (so với lúc mổ).

      B/ Chẩn đoán (những đặc điểm):
      1. Chẩn đoán chính xác: thường khá dễ dựa vào: - Lâm sàng: 78% sờ được bướu

      - Siêu âm: 95% phù hợp chẩn đoán ung thư gan nguyên phát

      - CT

      - Cận lâm sàng

      . AFP (+): 76% (định lượng, kỹ thuật MEIA)

      . HbsAg (+): 74%

      2. Phân loại chức năng theo xếp loại Child: ở 497 trường hợp có đủ yếu tố xếp loại

      Child A: 43,66% (217)

      Child B: 51,10% (2540

      Child C: 5,23% (26)

      3. Phân loại giai đoạn bệnh TNM (có dựa vào tổn thương thấy được khi mổ):

      Giai đoạn I: 0

      Giai đoạn II: 38,73% (239)

      Giai đoạn III: 61,26% (378) Giai đoạn muộn

      C/ Phẫu thuật và kết quả (những đặc điểm):
      1. Phẫu thuật:

      - Cắt gan cho 272 trường hợp, trong đó chỉ có 10% được xem cắt trừ căn, 90% cắt gan tạm nhằm mục đích cắt bỏ khối u cầm máu khi u vỡ, hay cắt giảm khối lượng bướu. Cắt gan được áp dụng cho những trường hợp không xơ gan nặng, tổn thương ở một bên gan, có ít nhất 30% mô gan còn lại trong tình trạng tốt.

      - Cột động mạch gan riêng từng thùy có thể kèm theo chích cồn tuyệt đối vào khối u áp dụng cho những trường hợp không cắt gan được, chức năng gan ở Child A,B. Có 200 trường hợp được phẫu thuật cột ÐM gan, 145 trường hợp cột ÐM kèm chích cồn vào bướu.

      2. Giải phẫu bệnh:

      - Vị trí bướu: Gan phải: 47%

      Gan trái: 15%

      Gan giữa: 5%

      Cả 2 thùy: 32%

      - Số lượng bướu ở 523 trường hợp mô tả rõ

      1 u hay nhiều u tiếp cận: 67% (350)

      2 - 5 u tách biệt: 10% (52)

      > 5 u tách biệt: 8% (42)

      Rải rác cả 2 thùy: 15% (79)

      - Kích thước u ở 514 trường hợp mô tả rõ (đường kính u lớn nhất)

      > 6 cm đường kính: 74% (381) (đa số là loại 1 u hay nhiều u tiếp cận)

      2 - 6 cm đường kính: 26% (133) (đa số là loại nhiều u tách biệt)

      < 2 cm đường kính: 0

      - Xơ gan đại thể: 55.10% (340)

      - Bướu vỡ: 18,9% (117) trong đó 29 trường hợp mổ cấp cứu do sốc mất máu, 88 trường hợp phát hiện u đã vỡ khi mổ chương trình.

      - Di căn: 21,2% (131) giai đoạn muộn

      . Di căn ổ bụng: 3,2% (20)

      . Hạch cuống gan: 18% (111)

      - Vi thể

      Ung thư tế bào gan ( HCC): 93% (574)

      Ung thư tế bào đường mật: 6% (39)

      Các loại khác: 1% (4)

      3. Kết quả sau phẫu thuật:

      Tử vong:

      . Cắt gan: 4% (11/272) (cắt gan lớn, tử vong do suy gan)

      . Cột ÐM gan chích cồn: 3,1% (11/345) (Cột ÐM gan: 6/200 = 3%; Cột ÐM gan + cồn: 5/145 = 3,4%)

      - Biến chứng:

      . Cắt gan: 16,64% (45/2720) bao gồm chảy máu, áp xe, dò mật, tràn dịch màng phổi phải, viêm phổi. Mổ lại 6 trường hợp (chảy máu, áp xe)

      . Cột ÐM gan chích cồn: 2,31% (8/345) bao gồm xuất huyết tiêu hóa, dò dịch báng. Mổ lại 2 trường hợp (XHTH, dò dịch báng)

      - Hiệu quả điều trị sớm;

      . Cắt gan: cắt u tận gốc, cắt u tích cực, cắt u cầm máu (bướu vỡ), cắt giảm khối lượng u hết, bớt đau, mất hay giảm nhỏ khôi u, tổng trạng cải thiện.

      . Cột ÐM gan chích cồn: với mục đích gây hoại tử khối u để làm giảm thể tích, ngưng hay giảm tiến triển u trong một thời gian. Hiệu quả gây hoại tử bướu được đánh giá bằng triệu chứng lâm sàng và sinh hóa sau mổ. Kết quả thu được:

      Phẫu thuật
      Cột ÐM + cồn
      Cột ÐM

      Ðau khối u sau mổ
      38,64%
      7,5%

      Sốt sau mổ
      61,37%
      9%

      Transaminase, Bili tăng gấp 2 lần trước mổ

      24,52%

      75%

      Transaminase, Bili tăng gấp > 3 lần trước mổ

      75,47%

      25%


      Hiệu quả gây hoại tử bướu của phẫu thuật cột ÐM gan chích cồn cao hơn cột ÐM gan đơn thuần, thể hiện qua việc tỷ lệ đau khối u và sốt sau mổ cao hơn (39% và 61% so với 8% và 9%), tình trạng hoại tử tế bào gan nhiều hơn (Transaminase, Bili tăng gấp trên 3 lần). Chưa có điều kiện chú ý đến vấn đề này.

      Một số ngành nghề có liên quan đến hóa chất (nông dân, làm rẫy, làm vườn) hay khói bụi công nghiệp, xe cộ (tài xế) rất có thể là một trong những yếu tố nguy cơ. Thống kê của chúng tôi ghi nhận có 40% trường hợp làm ruộng, rẫy (Ðoàn hữu Nam, TTUB 1997: 40%), và 15% làm nghề tài xế (xe ôm, xích lô, tắc xi...)

      Chất độc màu da cam (Dioxine 2-4-5T) và ung thư gan nguyên phát đã được GS Tôn Thất Tùng đề cập đến từ những năm 1960. Chúng tôi chỉ ghi nhận được 12 trường hợp có tiếp xúc với chất này. Một số địa phương như Ðồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Long An, Bà Rịa được biết đến là những vùng có rải thuốc diệt cỏ trong thời kỳ chiến tranh, có tỷ lệ gặp nhiều nhất. TPHCM chiếm đến 62% trường hợp cư ngụ, tuy nhiên khi xác minh kỹ có rất nhiều trường hợp đây chỉ là địa chỉ của người thân (12,13,16,17).

      Yếu tố gia đình chưa xác định rõ. Chỉ có 9 trường hợp có người cùng huyết thống đã mắc bệnh ung thư gan nguyên phát.

      BN nhập viện trong giai đoạn rất trễ. Trừ 215 trường hợp BN từ chối mổ, có 398 trường hợp (33%) không còn chỉ định phẫu thuật, 176 trường hợp mổ chỉ thám sát sinh thiết (14,70%). Trong nhóm 617 trường hợp được phẫu thuật điều trị, tỷ lệ u sờ được 78%, có báng bụng 17%, có hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa 13%, kích thước u > 6 cm đường kính 74% (không có trường hợp nào u < 2 cm), có di căn ổ bụng 3,2%, có hạch cuống gan 18% và 61% trường hợp ở giai đoạn III của bệnh (u rất lớn, có hạch cuống gan, dính vào cơ hoành, thành bụng hay có di căn ổ bụng....)

      Do BN nhập viện trễ nên chẩn đoán ung thư gan nguyên phát khá dễ (78% sờ được u gan). Giá trị của siêu âm trong việc truy tầm và phát hiện bệnh rất cao. 95% trường hợp siêu âm chẩn đoán đúng ung thư gan nguyên phát. 5% trường hợp phát hiện tình cờ khi siêu âm. Tuy nhiên chỉ 33% trường hợp siêu âm chẩn đoán phù hợp với tổn thương đại thể quan sát được trong lúc mổ. CT là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, đắt tiền song giá trị trong đánh giá tổn thương còn chưa cao (43% phù hợp tổn thương đại thể quan sát được lúc mổ). Cả siêu âm lẫn CT vẫn còn hạn chế trong việc đánh giá khả năng cắt được gan hay không. AFP có giá trị chẩn đoán ung thư gan nguyên phát (76%). Vì vậy phân loại giai đoạn bệnh trước mổ dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có độ chính xác chưa cao.

      Cho đến nay điều trị ung thư gan nguyên phát chủ yếu là phẫu thuật. BN nhập viện trong giai đoạn trễ nên tỷ lệ cắt gan thấp. Chỉ 23% trường hợp phẫu thuật cắt gan được, nhưng chỉ có 10% số này là cắt gan trừ căn, 90% còn lại cắt gan tạm (cắt u cầm máu hay cắt giảm khối lượng bướu). Vì thế cho dù cắt gan được tỷ lệ lành bệnh cũng không cao. Tỷ lệ can thiệp phẫu thuật được theo ghi nhận của Trung tâm Ung bướu còn thấp hơn 150/1593 = 9,41% (Ðoàn Hữu Nam, 1997). Tỷ lệ sống còn sau 12-36 tháng là 30%, trường hợp sống trên 5 năm còn ít. So với các tác giả Nhật, Trung Quốc tỷ lệ sống trên 5 năm: 40% (70-80% trường hợp được phát hiện khi u chỉ 2-5 cm đường kính) (5,11). Theo dõi chỉ số AFP thấy 76% trường hợp có giảm sau phẫu thuật song vẫn còn dương tính cao (cắt gan tạm), và AFP tăng trở lại khi có tái phát.

      Những trường hợp không cắt gan được, phải cột động mạch gan chích cồn vào khối u có hiệu quả cải thiện chất lượng cuộc sống, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng vỡ khối bướu. Tuy nhiên thời gian sống còn không cải thiện đáng kể (14,15). Hiệu quả gây hoại tử bướu của phẫu thuật cột ÐM gan + chích cồn cao hơn cột ÐM gan đơn thuần: 65-80%.

      Hiệu quả điều trị lâu dài:

      - Cắt gan: 172 trường hợp (63,23%) trường hợp được theo dõi từ 12 đến 36 tháng. Còn sống 30% trong đó có 46% không triệu chứng. Theo dõi AFP sau mổ ở 21 trường hợp cắt gan thấy có 76,19% (16 trường hợp) giảm so với trước mổ nhưng vẫn còn dương tính cao trong 6 tháng đầu và sau đó tăng trở lại khi u tái phát. 5 trường hợp còn lại AFP không giảm sau cắt gan đều là những trường hợp cắt gan tạm và tái phát sớm.

      - cột ÐM gan chích cồn: có 204 trường hợp (59,13%) được theo dõi từ 6 đến 12 tháng. 65-80% trường hợp còn sống, và trong đó có 45-60% không triệu chứng. Ða số sau mổ ăn ngon, khối u bớt đau nhiều, kích thước khối u theo dõi qua siêu âm nhỏ lại và ổn định trong 3 tháng đầu. Ðặc biệt chỉ thấy 1 trường hợp bướu vỡ sau phẫu thuật cột ÐM gan. theo dõi AFP sau mổ ở 37 trường hợp, 24,32% ( trường hợp) có AFP giảm so với trước mổ (vẫn dương tính cao) trong 3 tháng đầu, 28 trường hợp còn lại AFP không giảm (thậm chí có 4 trường hợp tăng hơn so với trưóc mổ).

      Hiệu quả chẩn đoán so với trước mổ:

      . Mức độ đánh giá tổn thương chính xác của siêu âm chỉ 33%

      . Mức độ đánh giá tổn thương chính xác của CT chỉ 43%

      . Phát hiện 3,2% trường hợp có di căn ổ bụng, và18% có hạch cuống gan mà trước mổ không biết

      . Phát hiện 79% u vỡ khi mổ chương trình (không biết trước mổ) (88 trường hợp trên tổng số 111 trường hợp u vỡ) phần lớn u vỡ ít có dấu hiệu xuất huyết nội rõ.

      . Phát hiện xơ gan đại thể 55% (biết có xơ gan trước mổ chỉ 10%)

      V. Bàn luận:
      Việt Nam là vùng có ung thư gan nguyên phát cao, xuất độ tại TP.HCM cao hơn Hà Nội và các nước trong khu vực, đặc biệt là loại ung thư tế bào gan (93%). Từ 1/1991 đến 6/1998 tại BVBD có 1412 trường hợp ung thư gan nguyên phát đến điều trị. Trung tâm Ung bướu đã tổng hợp được 1593 trường hợp được chẩn đoán ung thư gan nguyên phát từ 1/1994 đến 12/1996. Ðây là một bệnh lý ác tính rất phổ biến, theo thống kê của trung tâm ung bướu ung thư gan nguyên phát đứng hàng đầu ở nam giới (ASR: 38,20) và đứng hàng thứ 2 chung cho cả 2 giới (ASR: 40,5, chỉ sau phổi ASR: 41,0). (2,3,8,10,18).

      Viêm gan siêu vi B đã được ghi nhận là yếu tố nguy cơ cao (HbsAg dương tính 74%), phù hợp với các tác giả khác (Nguyễn Sào Trung: 81%). Tỷ lệ này cao hơn hẳn HbsAg (+) trong cộng đồng ở người Việt Nam: 2,24 - 8,5% (Vũ Bằng Ðình).

      Xơ gan có mối liên hệ chặ chẽ với ung thư gan nguyên phát (chỉ nói trên đại thể). Tỷ lệ xơ gan trên ung thư gan nguyên phát theo ghi nhận của chúng tôi là 55% (viện ung thư Việt Nam: 62%; Del Regato 1997: 70%; Mac Donald: 76%, Camin ở Châu Phi: 92%). Vì vậy những nguyên nhân gây xơ gan nhiều khả năng có liên hệ đến ung thư gan nguyên phát.

      Tỷ lệ nam gặp nhiều hơn nữ gấp 3-4 lần, vì thế có tác giả cho rằng ung thư gan nguyên phát có liên quan đến nội tiết (Testosteron).

      Vai trò của nấm mốc (Aflatoxin có trong nấm Aspergillus Flavus) đối với ung thư gan nguyên phát cũng đã được đề cập đến. Khí hậu nóng ẩm, việc bảo quản thực phẩm không tốt là những yếu tố hết sức thuận lợi để nấm mốc phát triển. Trong nghiên cứu này, trường hợp sống được 6-12 tháng chỉ chiếm 24% trường hợp có AFP giảm sau mổ [vẫn (+) cao].

      Vấn đề tiên lượng trước mổ khó do khó đánh giá được mức độ tổn thương chính xác (khối u, hạch cuống gan, di căn phúc mạc, mức độ ăn lan...), tình trạng chủ mô gan còn lại. Ngay cả sau khi mổ cũng khó đánh giá chính xác tổn thương nhất là loại u tách biệt hay rải rác cả 2 thùy. Tổn thương nào cùng tuổi, tổn thương nào do di căn trong gan và vì thế việc đánh giá giai đoạn bệnh thiếu chính xác. Các tổn thương còn nhỏ nằm sâu trong chủ mô gan rất khó phát hiện kể cả trong lúc mổ, nên khó xác định có cắt gan trừ căn không. (10,19,20).

      VI. Kết luận:
      Ung thư gan nguyên phát là một loại bệnh ác tính rất phổ biến tại nước ta, tiên lượng còn rất xấu do đây là một loại bệnh có mức độ ác tính cao và chẩn đoán trễ.

      Chẩn đoán bệnh dễ. Ðánh giá giai đoạn bệnh trước mổ chính xác chưa cao. Siêu âm rất có giá trị trong chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm.

      Tỷ lệ cắt được gan thấp, cắt gan trừ căn thấp. Hiệu quả lâu dài còn thấp so với các tác giả nước ngoài, nhưng khá hơn không cắt gan dù là cắt gan không trừ căn. nên tiến hành phẫu thuật cắt gan ở những trường hợp còn cắt gan được.

      Phẫu thuật cột ÐM gan chích cồn vào khối u có cải thiện chất lượng cuộc sống nhưng thời gian sống còn không thay đổi đáng kể. Hiệu quả gây hoại tử bướu của phẫu thuật cột ÐM gan + chích cồn vào khối bướu có cao hơn cột ÐM gan đơn thuần.

      Tiên lượng bệnh chính xác trước và sau mổ khó, song nói chung ung thư gan nguyên phát ở nước ta, trong thế kỷ này có tiên lượng xấu. AFP là chỉ số sinh hóa có giá trị để đánh giá hiệu quả điều trị, theo dõi khối u tái phát triển để mổ lại hay hóa trị sớm. AFP còn là chỉ số tiên lượng bệnh.

      Phòng ngừa ung thư gan nguyên phát bằng chủng ngừa viêm gan siêu vi B là hướng rất đáng quan tâm (kể cả viêm gan siêu vi C). Chẩn đoán sớm bằng siêu âm, nhất là ở các đối tượng nguy cơ sẽ làm cho việc điều trị ung thư gan nguyên phát có kết quả hơn.

      Tài liệu tham khảo:
      1. Jan Yi Yin, Chen Miin Yu - Obstructive Jaundice secondary to ruptured of hepatocellular carcinoma into the common bile duct: Diagnosis and surgical treatment. 10th Biennial Congress Asian surgical Association. Bali Indoneesia 12-16 March 1995.

      2. hung Nguyen Chan et al - Toward national Cancer Control Strategy. Tài liệu Y Dược học số đặc biệt chuyên đề ung thư 9/1997.

      3. hung Nguyen Chan et al - The first population-based cancer Registry in Ho Chi Minh city. Tài liệu Y Dược học số đặc biệt chuyên đề ung thư 9/1997.

      4. Kappel D.A. et al- Primary hepatic carcinoma. A review of 37 patients. Ann. J Surg. 1990: 124-192.

      5. Kunihito Ohnishi et al - Small hepatocellular carcinoma treatment with US guided intratumoral injection of acetic acid. Intervention Radiology 1994: 747-752.

      6. Lin Tien Yu - Primary cancer of liver - Scand J Gastroenterol. 5, 1970: 225.

      7. Lin Tien Yu - results of 107 hepatic lobectomies preliminary report in the use of a clamp to reduce bloodless. Ann. Surg. 1973: 177.

      8. Nam Doan Huu et al - Preliminary evaluation of surgical treatment of primary liver cancer from 1991 at HCMC Cancer Canter. Tài liệu Y Dược học số đặc biệt chuyên đề ung thư 9/1997.

      9. Onitsuka, Yasuka, Hirose - hepatocellular carcinoma with rapid growth after or during interferon treatment for chronic hepatic C. 10th Biennial Congress Asian surgical Association. Bali Indoneesia 12-16 March 1995.

      10. Schawrtz - Malignant tumors of liver in principles of surgery. Mac Graw-Hill, Inc. 1347- 1352.

      11. Susumu Yamasaki - Surgical oncology in hepatocellular carcinoma. 10th Biennial Congress Asian surgical Association. Bali Indoneesia 12-16 March 1995.

      12. Tan Van, Hiep Le Nu Hoa, Hieu Tran Trung - Ung thư gan ở người trên 60 tuổi - bệnh ngoại khoa ở người nhiều tuổi - Hội Y Dược học TP.HCM và BV Bình Dân - 1990.

      13. Tan Van, Tan Hoàng Danh - Kết quả điều trị ung thư gan tại BV Bình Dân (1991-1993). Sinh hoạt khoa học hội ngoại khoa TPHCM lần 114.

      14. Tan Van, Tan Hoàng Danh - Premilinary results of surgical treatment for 297 cases of primary liver cancer at Binh Dan hospital. Abstract handbook 28th Annual combined surgical meeting 18-20 November 1994 - Singapore. (+ sinh hoạt khoa học kỹ thuật BV Bình Dân số 7, 1990 -1994: 116-128.

      15. Tan Van, Tan Hoàng Danh - results of hepatic artery ligature with or without ethanol injection in 222 cases of far advanced primary liver carcinoma at Binh Dan Hospital - Abstracts 12th Asia Pacific Cancer Conference 17-20 october 1995 - Singapore (+ Tài liệu khoa học kỹ thuật Y dược lần thứ IV và chương trình Grall 16-18/11/1995 TP.HCM).

      16. Tan Van, Hiep Le Nu Hoa, Tan Hoàng Danh - Kết quả phẫu thuật cắt gan 176 trường hợp ung thư gan nguyên phát giai đoạn trễ tại BV. Bình Dân - Tài liệu khoa học kỹ thuật Y dược lần thứ IV và chương trình Grall 16-18/11/1995 TP.HCM.

      17. Tung Ton That - Phẫu thuật cắt bỏ gan trong một số công trình nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Y học 1984.

      18. Vagel C. Et al - AFP in Uganda patients with hepatocellular carcinoma. Cancer 1974: 4-33.

      19. Wen Ming Cong et al - Studies on the clonal origins of recurrent hepatocellular carcinoma. 12th Asia pacific cancer conference 17-20 october 1995 - Singapore.

      20. Zi Xiaolin et al - molecular epidemiology of hepatocellular carcinoma from China - the study of biomarker. 12th Asia pacific cancer conference 17-20 october 1995 - Singapore

      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/80/Lj22207.gif[/image]
      Attached Image(s)
      #3
        Asin 06.09.2003 19:58:09 (permalink)
        Qua các bài trên hẳn các bạn phần nào hình dung ra được căn bệnh ung thư và hậu quả cũng như một số hướng đi của việc điều trị ung thư căn bản...tiếp theo Casa sẽ tiếp tục gửi đến các bạn một số các dấu hiệu báo trước của ung thư cũng như các xét nghiệm ung thư...
        9 dấu hiệu dự báo ung thư.
        Các dấu hiệu sớm của bệnh ung thư đã được tuyên truyền rộng rãi và mọi người cần chú ý những dấu hiệu này. Tuy nhiên cũng phải hiểu rằng nhiều dấu hiệu cũng là biểu hiện của bệnh lành tính, ví dụ như một khối u ở ngực có xác xuất ác tính là 1/10. Nhưng dù sao bạn cũng không bao giờ được chậm trễ khi thấy xuất hiện bất cứ một dấu hiệu nào và bạn nên đi khám ngay khi thấy một trong những dấu hiệu sau:

        a/ Đau không giam đi sai vài tuần.
        b/ Có nốt ruồi hay mụn cơm ngày càng to, sẫm màu hoặc chảy máu.
        c/ Có một u cục ở ngực
        d/ Chảy máu bất thường ở âm đạo (đặc biệt là chảy máu giữa hai chu kỳ kinh nguyệt hay sai khi mãn kinh).
        e/ Chảy máu đường tiêu hóa hay có những thay đổi vền hoạt động tiêu hóa kéo dài.
        f/ Đi tiêu ra máu.
        g/ Kém ăn và rối loạn tiêu hóa kéo dài.
        h/ Khàn giọng hay ho kéo dài.
        i/ Khó nuốt.

        Chẩn đoán sớm.
        Dưới đây là những hướng dẫn giúp phát hiện sớm bệnh ung thư khhi chưa có biểu hiện lâm sàng. Bạn cần hỏi ý kiến thầy thuốc những liên quan của bạn với hướng dẫn này.

        Tuổi từ 30 - 40: Kiểm tra phát hiện ung thư 3 năm 1 lần theo thứ tự từng bước và kèm theo là những lơgi khuyên về sức khỏe, chú trọng tới việc khám phát hiện các ung thư tuyến giáp trạng, tinh hoàn, miệng, buồng trứng, da và hệ thống hạch.
        VÚ: - Đến khám bác sĩ 3 năm 1 lầ
        - Tự khám hàng tháng.
        - Chụp X quang tuyến vú ở khoảng 35 - 40 tuổi.
        TỬ CUNG: Khám phụ khoa 3 năm 1 lần.
        CỔ TỬ CUNG: Làm xét nghiệm phiến đồ âm đạo - sau 2 lầ âm tính thì 3 năm làm 1 lần, bao gồm cả những phụ nữ dưới 20 tuổi nếu có sinh hoạt tình dục.

        Tuổi từ 40 trở lên:Kiểm tra phát hiện ung thư 3 năm 1 lần theo thứ tự từng bước và kèm theo là những lơgi khuyên về sức khỏe, chú trọng tới việc khám phát hiện các ung thư tuyến giáp trạng, tinh hoàn, miệng, buồng trứng, da và hệ thống hạch.
        VÚ: - Đến khám bác sĩ hàng năm.
        - Tự khám hàng tháng.
        - Chụp X quang tuyến vú ở những người trên 50 tuổi (từ 40 - 50 tuổi hỏi ý kiến bác sĩ)
        TỬ CUNG: Khám phụ khoa hàng năm
        CỔ TỬ CUNG: Làm xét nghiệm phiến đồ âm đạo 1 năm 1 lần. Sau 2 lần âm tính thì 3 năm làm một lần.
        NỘI MẠC TỬ CUNG: Những người mãn kinh có nguy cơ cao, lấy mẫu nội mạc tử cung xét nghiệm.
        THỰC QUẢN VÀ DẠ DÀY: - Sàng lọc bệnh nhân trên 40 tuổi.
        - Nội soi.
        - Chụp dạ dày có thuốc cản quang.
        ĐẠI TRÀNG VÀ TRỰC TRÀNG:
        - Thăm trực tràng hàng năm.
        - Xét nghiệm tìm máu trong phân hàng năm ở những người trên 50 tuổi
        -Nội soi trực tràng ở những người nghi ngờ
        Thêm những chuẩn đoán ung thư ở những người hút thuốc lá
        Smokers and ex-smokers soon will be able to predict their risk of lung cancer by using a new formula that counts how long and how much they smoked, and how long since they kicked the habit. Scientists hope the formula will help people decide if they really want to try a controversial test to detect early-stage lung cancer. The calculation, published in this week' s Journal of the National Cancer Institute, shows a wide variation in risk. Consider a 51-year-old woman who smoked a pack a day since she was 14 until stopping nine years ago. The formula puts her chances of getting lung cancer in the next 10 years at less than 1 in 100.
        Compare a 68-year-old man who smoked two packs a day since he was 18 and hasn' t yet quit. He has a 1 in 7 chance of lung cancer by his 78th birthday if he keeps puffing. If he quit smoking today, the risk drops slightly, to 1 in 9. The formula works only for certain people -- those older than 50, who smoked at least half a pack a day for at least 25 years -- because it' s based on a study that tracked cancer development in just those people.
        Researchers from New York' s Memorial Sloan-Kettering Cancer Center created the formula and posted an easy-to-use version for consumers on a Web site. Doctors have used a similar model for years that calculates age, family medical history and other factors to predict a woman' s risk of getting breast cancer. But for lung cancer, expected to kill 157,000 Americans this year, doctors could give only vague advice: Smoking is the chief cause; heavy smokers have the highest risk; and that risk drops with each year that passes since kicking the habit. The new formula will help doctors " be more specific now about who is at greatest risk," said Dr. Tom Glynn of the American Cancer Society, who praised the research. That' s particularly important as more people consider getting those aggressively advertised, but still unproven, spiral CT scans to hunt early lung cancer, Glynn said. Only 15 percent of lung cancer sufferers survive five years, mainly because the disease usually is diagnosed very late. There is no proven screening test so far.
        The National Cancer Institute is studying whether spiral CT scans, which view the lungs at various angles, could improve survival by spotting tumors early. There' s no answer yet, and the scans do have a big problem: Up to half detect harmless scar tissue or some other benign lump that requires a risky biopsy or other follow-up testing.
        Lung specialists see many patients " wracked by anxiety and concern about what may be in their future" because of ambiguous CT results, said Dr. Peter Bach, Sloan-Kettering' s lead researcher. " A lot of chest physicians, I believe, would welcome a way of helping patients up front decide whether they should have this test in the first place."
        First, Bach had to prove there is measurable variation in risk. He turned to the Fred Hutchinson Cancer Research Center in Seattle, which in the 1990s performed one of the best studies ever to track lung cancer development in 18,000 heavy smokers and ex-smokers. Bach used that data to determine the effects of age, sex, smoking history and exposure to cancer-causing asbestos. He created a model that, while not perfect, largely accurately predicted cancer development among the Hutchinson study participants and among people being screened for lung cancer at the Mayo Clinic. It' s not foolproof, Bach cautioned. Nor does the formula say whether a person should have a CT scan.
        Instead, people will have a prediction of risk based on data that they can use to make health-care decisions, agreed the cancer society' s Glynn -- who encouraged users of the Web site to discuss the prediction with their doctor to ensure they interpret it correctly. Some people will find a 15 percent risk of cancer so worrisome that they race for a CT scan, Glynn noted, while others might say, " That' s 1 in 7, and I' m going to be one of the six" who stays well.
        < Edited by: casanova -- 9/6/2003 4:43:39 PM >
        #4
          Asin 06.09.2003 20:04:32 (permalink)
          các thử nghiệm lâm sàng...mời các bạn đọc thêm tài liệu sau đây được đính kèm
          Attachment(s)Tr49708.txt (? KB)
          #5
            Asin 06.09.2003 20:11:07 (permalink)
            Sử trí vấn đề ăn uống trong quá trình điều trị ung thư

            Tất cả các phương pháp điều trị ung thư - phẫu thuật, tia xạ trị liệu, hoá trị liệu, và liệu pháp sinh học (liệu pháp miễn dịch) - có tác dụng rất mạnh. Mặc dù các phương pháp điều trị chỉ nhằm vào các tế bào ung thư trong cơ thể nhưng đôi khi chúng có thể phá huỷ những tế bào lành, khoẻ mạnh. Ðiều này có thể tạo ra những tác dụng phụ khó chịu và những tác dụng phụ này gây ảnh hưởng đến ăn uống.
            Tác dụng phụ do điều trị ung thư gây ra khác nhau tuỳ theo từng bệnh nhân. Bộ phận trong cơ thể được điều trị, thời gian điều trị, và liều lượng điều trị cũng ảnh hưởng tới việc tác dụng phụ có sảy ra hay không. Bạn hãy hỏi bác sĩ về những ảnh hưởng của việc điều trị.

            Ðiều đáng mừng là chỉ có 1/3 số bệnh nhân ung thư có tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung thư, và hẫu hết tác dụng phụ sẽ biến mất khi kết thúc điều trị. Bác sĩ sẽ cố gắng áp dụng một phác đồ điều trị sao cho tác dụng phụ là tối thiểu.

            Ðiều trị ung thư còn có thể ảnh hưởng tới vấn đề ăn uống của bệnh nhân theo một cách khác. Khi người ta buồn rầu, lo lắng hoặc sợ hãi họ có thể có vấn đề về ăn uống. ?n không ngon miệng và buồn nôn là hai đáp ứng thường gặp của cảm giác lo lắng và sợ hãi. Những vấn đề như vậy chỉ được xảy ra trong một thời gian ngắn.

            Trong khi bệnh nhân nằm viện các nhân viên làm dịch vụ thực phẩm hoặc dinh dưỡng, bao gồm các chuyên gia dinh dưỡng có giấy phép có thể giúp bệnh nhân lập ra chế độ ăn cho bệnh nhân. Họ còn có thể giúp bệnh nhân giải quyết các vấn đề về thể chất và cảm xúc khi ăn. Bạn nên thảo luận một cách cởi mở với họ nếu có vấn đề nảy sinh trong thời gian hồi phục. Hãy hỏi các nhân viên này xem những biện pháp nào có hiệu quả với các bệnh nhân khác của họ.

            Ðừng sợ việc phải ăn. Không phải tất cả các bệnh nhân đều có vấn đề về ăn uống trong thời gian điều trị ung thư. Thậm chí đối với những người có vấn đề về ăn uống cũng có những ngày ăn thấy ngon miệng.

            Ðối mặt với tác dụng phụ

            Thông tin dưới đây đưa ra những chỉ dẫn thực tế để đối phó với tác dụng phụ có thể ảnh hưởng tới việc ăn uống của bệnh nhân.

            Những chỉ dẫn này đã giúp các bệnh nhân sử trí các vấn đề ăn uống khó giải quyết. Thử tất cả các cách để tìm ra cách phù hợp với mình nhất. Chia sẽ những mong muốn và lo lắng với người thân và bạn bè, đặc biệt là người chuẩn bị bữa ăn cho mình. Hãy để cho họ biết rằng mình đánh giá cao sự giúp đỡ của họ khi mình đang cố ăn.

            Mất cảm giác ngon miệng

            Mất cảm giác ngon miệng hoặc chán ăn là một trong những triệu chứng thường gặp nhất xảy ra khi bị ung thư và điều trị ung thư. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới cảm giác ngon miệng bao gồm buồn nôn, nôn mửa và cảm thấy buồn hoặc trầm uất do bị ung thư. Một người có những cảm xúc này, dù là thể chất hay tình cảm, có thể không muốn ăn.

            Những chỉ dẫn dưới đây có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy thư giãn hơn khi ăn và vì vậy người bệnh sẽ cảm thấy thích ăn hơn.

            Giữ bình tĩnh, đặc biệt là khi ăn. Không nên ăn một cách vội vã.
            Cố gằng tham gia vào các hoạt động thường ngày càng nhiều càng tốt. Nhưng nếu bạn cảm thấy không dễ chịu và không muồn tham gia thì không nên bắt buộc mình.
            Thử thay đổi thời gian, địa điểm và không khí bữa ăn. Một ngọn nến trong bữa ăn tối có thể làm cho bữa ăn hấp dẫn hơn. Bạn có thể bày một bàn ăn sặc sỡ, nghe nhạc nhẹ khi ăn. ?n cùng với những người khác hoặc xem chương trình ti vi bạn yêu thích khi ăn.
            ?n khi nào bạn cảm thấy đói. Không cần phải ăn chỉ ba bữa chính mỗi ngày. Nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thậm chí có thể tốt hơn.
            Hãy thay đổi món ăn. Thử một số món ăn trong mục " Công thức nấu các món ăn cung cấp dinh dưỡng tốt hơn trong quá trình điều trị ung thư" .
            ?n thường xuyên trong ngày, thậm chí cả lúc đi ngủ. Luôn có sẵn thức ăn nhẹ giàu dinh dưỡng. Mỗi giờ chỉ cần ăn một vài miếng thức ăn phù hợp hoặc uống một vài ngụm nước phù hợp để người bệnh có thể lấy thêm lượng calo và protein. Các bạn có thể tìm thấy cách thức chuẩn bị các món ăn nhẹ ở bảng 1.
            Ðau miệng, họng

            Ðau miệng, lợi nhạy cảm, và đau họng hoặc thực quản thường là do tia xạ, thuốc điều trị ung thư, và nhiễm khuẩn gây ra. Nếu bạn bị đau miệng hoặc lợi nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra có phải hiện tượng đó là tác dụng phụ của điều trị ung thư chứ không phải là do vấn đề về răng lợi không liên quan. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc để kiểm soát đau miệng và họng. Nha sĩ của bạn sẽ chỉ dẫn các cách chăm sóc răng miệng.

            Một số loại thức ăn nhất định sẽ gây thêm kích thích làm tăng đau miệng và làm cho bệnh nhân khó nhai nuốt. Bằng cách chăm sóc răng miệng tốt và chọn lựa thức ăn kĩ lưỡng có thể làm cho việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là một số chỉ dẫn hữu ích:

            Thử những loại thức ăn mềm dễ nhai và dễ nuốt, như sữa, chuối, nước sốt táo, và các loại trái cây mềm khác: đào, lê, nước mơ ép, dưa hấu, pho mát mềm không có kem; khoai tây nghiền, mì ống có pho mát, bánh kem mềm, bánh pudding, gelatin, trứng bác, bột mạch và các loại ngũ cốc nấu chín khác; rau nghiền và nấu nhừ như đậu và cà rốt; thịt xay; các loại nước uống.

            Tránh các loại thức ăn kích thích niêm mạc miệng: các loại nước hoặc trái cây chua họ cam quýt như cam, bòng, quýt; các loại thức ăn mặn và có gia vị cay; các loại thức ăn thô,tái và khô như rau sống, granola, bánh mì nướng,bánh quy.

            Nấu thức ăn cho đến khi chúng mềm ra.

            Cắt thức ăn thành những miếng nhỏ.

            Trộn thức ăn với bơ, nước thịt không mỡ, và nước sốt để dễ nuốt hơn.

            Sử dụng máy trộn hoặc máy chế biến thực phẩm để nghiền thức ăn.

            Sử dụng ống hút để uống nước.

            Thử ăn thức ăn để lạnh hoặc để ở nhiệt độ phòng. Thức ăn nóng và ấm có thể kích thích niêm mạc miệng và họng đã nhạy cảm.

            Nếu khó nuốt, nghiêng đầu ra sau hoặc về phía trước có thể giúp ích.

            Nếu bị ợ nóng, ngồi thẳng dậy hoặc đứng khoảng một tiếng sau khi ăn.

            Nếu răng và lợi bạn bị đau, nha sĩ có thể giới thiệu một loại thuốc đặc biệt để vệ sinh răng miệng.

            Súc miệng bằng nước thường xuyên để loại bỏ thức ăn cặn và vi khuẩn trong miệng và đẩy nhanh quá trình lành sẹo.

            Hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc ngậm và thuốc phun mù gây tê miệng họng trong một thời gian đủ để ăn xong bữa.

            Thay đổi mùi hoặc vị thức ăn

            Vị giác của bệnh nhân có thể thay đổi khi bị bệnh hoặc trong quá trình điều trị. Một tình trạng được gọi là mất vị giác có thể làm cho thức ăn có vị đắng hoặc vị kim loại, đặc biệt là đối với thịt và các loại thức ăn giàu protein. Nhiều loại thức ăn không có vị. Hoá trị liệu, xạ trị, hoặc ung thư có thể gây ra những hiện tượng này. Các vấn đề về răng miệng cũng có thể làm thay đổi vị thức ăn. Ðối với hầu hết bệnh nhân, sự thay đổi mùi và vị giác có thể biến mất khi kết thúc điều trị.

            Không có biện pháp đặc trị để cải thiện mùi vị thức ăn bởi vì mỗi người bị ảnh hưởng do bệnh tật và cách thức điều trị khác nhau. Tuy nhiên chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp cho thức ăn có vị ngon hơn. (Nếu bị đau miệng, lợi và họng, nên nói chuyện với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể gợi ý các cách để cải thiện mùi vị thức ăn mà không làm đau những vùng bị viêm.)

            Chọn và chuẩn bị những thức ăn trông ngon và thơm.

            Nếu thịt có màu đỏ (như thịt bò) có vị hoặc có mùi khác thì bạn nên ăn thịt gà, gà tây, trứng, các chế phẩm sữa, hoặc là cá ít tanh.

            Làm tăng mùi vị của thịt, gà và cá bằng cách tẩm ướp các loại gia vị khác nhau.

            Thử dùng những lượng nhỏ rau lá thơm.

            Thử ăn những loại hoa quả có vị chua như cam, chanh, những loại quả này có thể có vị hơn. Bánh kem mềm vị chanh có thể rất thơm và cũng cung cấp lượng calo và protein cần thiết. (Không nên ăn những loại hoa quả này nếu bạn bị đau họng hoặc đau miệng)

            Bảo quản thức ăn ở nhiệt độ phòng.

            Dùng thịt lợn sông khói, giăm bông, hoặc là hành để làm tăng mùi vị của rau.

            Dừng ăn các loại thức ăn có vị khó chịu.

            Ðến nha sĩ khám để loại bỏ những vấn đề về răng miệng có thể ảnh hưởng tới mùi hoặc vị của thức ăn.

            Hỏi bác sĩ về các loại nước súc miệng đặc hiệu và cách chăm sóc răng miệng cho tốt.

            Khô miệng

            Hoá trị liệu và xạ trị ở vùng đầu và cổ có thể làm giảm lượng nước bọt và thường làm khô miệng. Khi đó, bệnh nhân có thể khó nhai và khó nuốt. Khô miệng cũng làm thay đổi mùi vị thức ăn. Những chỉ dẫn dưới đây có thể hữu ích để đối phó với hiện tượng khô miệng. Nên áp dụng thêm một số biện pháp để giải quyết hiện tượng đau miệng và họng để có thể nuốt thức ăn dễ hơn.

            Thử ăn những loại thức ăn và nước uống có vị rất chua hoặc rất ngọt như nước chanh; những loại thức ăn này sẽ giúp bạn tiết nhiều nước bọt hơn. (Không nên ăn những loại thức ăn này nếu bạn bị đau miệng hoặc đau họng.)
            Ngậm kẹo cứng không có đường hoặc nhai kẹo cao su. Làm như vậy có thể giúp tiết ra nhiều nước bọt.
            ?n những loại thức ăn ninh dừ và mềm, những loại thức ăn này nuốt dễ hơn.
            Giữ cho môi ẩm bằng sáp môi.
            ?n thức ăn cùng với nước sốt, nước thịt không có mỡ, và dầu giấm để làm cho thức ăn ẩm và dễ nuốt.
            Cứ vài phút lại uống một ngụm nước để nuốt và nói dễ hơn.
            Nếu khô miệng trầm trọng, hãy hỏi bác sĩ và nha sĩ về những sản phẩm có thể bôi lên để bảo vệ miệng và họng.
            Buồn nôn

            Buồn nôn, có hoặc không kèm theo nôn mửa, là tác dụng phụ thường gặp của phẫu thuật, hoá trị liệu, xạ trị và liệu pháp sinh học. Bản thân căn bệnh, hoặc các tình trạng khác không liên quan tới bệnh ung thư và việc điều trị cũng có thể gây hiện tượng buồn nôn.

            Cho dù nguyên nhân là gì, buồn nôn có thể làm cho bệnh nhân không thể lấy đủ lượng thực phẩm và dinh dưỡng cần thiết. Dưới đây là một số gợi ý có thể hữu ích:

            Hỏi bác sĩ về thuốc chống nôn.

            Thử ăn bánh mì nướng và bánh bích quy, sữa chua, nước ga ngọt, bánh quy cây, bánh xốp, yến mạch, gà bóc da (nướng hoặc luộc, không rán), trái cây và các loại rau mềm (như đào đóng hộp), các loại nước uống trong (uống dần từng ngụm), và khoai tây lạnh.

            Tránh ăn các loại thức ăn nhiều chất mỡ, béo, chiên, có gia vị, hoặc nóng có mùi mạnh; và các loại thức ăn ngọt như kẹo, bánh bích quy, hoặc là bánh ngọt.

            ?n lượng nhỏ, thường xuyên và từ từ.

            Tránh ăn ở trong căn phòng quá ngột ngạt, quá nóng, có mùi bếp làm cho người bệnh thấy khó chịu.

            Uống ít nước khi ăn. Uống nước có thể gây đầy bụng hoặc trướng bụng.

            Uống hoặc nhấp từng ngụm trong ngày, trừ khi ăn. Nên sử dụng ống hút khi uống nước.

            Uống các loại nước uống mát hoặc để lạnh. Thử những loại nước uống mà mình thích được để trong khay đá.

            ?n đồ ăn để ở nhiệt độ phòng hoặc lạnh hơn; thức ăn nóng có thể làm tăng hiện tượng buồn nôn.

            Không nên cố ăn những thức ăn mà mình thích khi cảm thấy buồn nôn. Làm như vậy có thể dẫn tới cảm giác ghét ăn những loại thức ăn này mãi mãi.

            Nghỉ ngơi sau khi ăn, bởi vì hoạt động có thể làm chậm quá trình tiêu hoá. Tốt nhất là nên ngồi nghỉ khoảng một tiếng sau bữa ăn.

            Nếu buồn nôn vào buổi sáng, nên ăn bánh mì nướng khô hoặc bánh quy xốp trước khi dậy.

            Mặc quần áo rộng.

            Tránh ăn trong thời gian 1-2 tiếng trước khi điều trị nếu buồn nôn xuất hiện trong khi điều trị bằng tia phóng xạ hoặc hoá chất.

            Cố gắng tìm hiểu khi nào thấy buồn nôn và nguyên nhân gây buồn nôn (loại thức ăn cụ thể, sự kiện, và môi trường xung quanh). Nếu có thể, thay đổi thức ăn hoặc giờ giấc ăn một cách phù hợp. Trao đổi những thông tin này với bác sĩ hoặc y tá.

            Nôn mửa

            Nôn mửa có thể sảy ra sau khi buồn nôn, có thể do điều trị, mùi khó chịu của thức ăn, đầy hơi dạ dày hoặc chướng bụng, hoặc do vận động gây ra. ở một mômột một số bệnh nhân, trong những môi trường nhất định, như bệnh viện, có thể gây nôn mửa.

            Nếu nôn mửa trầm trọng hoặc kéo dài trong nhiều ngày thì cần phải đến gặp bác sĩ.

            Thông thường nếu có thể kiểm soát được triệu chứng buồn nôn thì bệnh nhân có thể ngăn được nôn mửa. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân không thể ngăn chăn được các biểu hiện này. Bệnh nhân có thể làm giảm triệu chứng bằng cách tập thể dục thư giãn hoặc ngồi thiền. Những biện pháp này yêu cầu bệnh nhân phải thở sâu nhịp nhàng và tập trung trong yên tĩnh và có thể thực hiện ở mọi nơi. Nếu bị nôn mửa, làm theo những chỉ dẫn dưới đây để ngăn không nôn tiếp.

            Hỏi bác sĩ về thuốc chống nôn.

            Không ăn hoặc uống cho đến khi kiểm soát được triệu chứng nôn mửa.

            Khi đã hết nôn, uống một lượng nhỏ nước lọc. (Xem mục chế độ ăn uống với nước lọc). Bắt đầu, cứ mười phút thì uống một thìa cà phê đầy, tăng dần lên cứ 20 phút uống một môi đầy, và cuối cùng cứ 30 phút thì uống 2 môi đầy.

            Khi không bị nôn khi uống nước lọc, thử một chế độ ăn ở dạng nước. Tiếp tục uống lượng nhỏ nước khi bạn có thể giữ được. Khi thấy quen với chế độ ăn ở dạng lỏng thì dần dân chuyển sang chế độ ăn bình thường. Nếu cơ thể khó tiêu hoá sữa, có thể thử một chế độ ăn ở dạng mềm thay cho chế độ ăn ở dạng lỏng. Khi quen với chế độ ăn ở dạng mềm, dần dần tăng thêm thức ăn để trở về với chế độ ăn bình thường.(Bạn có thể tìm hiều thêm thông tin về những chế độ ăn này và các chế độ ăn khác trong mục " Chế độ ăn đặc biệt cho nhu cầu đặc biệt" )

            ỉa lỏng

            ỉa lỏng có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm hoá trị liệu, tia xạ trị liệu, nhiễm khuẩn, nhạy cảm thức ăn, và cảm giác buồn chán.

            ỉa lỏng kéo dài hoặc trầm trọng có thể gây ra những vấn đề khác. Khi bị ỉa lỏng, thức ăn nhanh chóng đi qua ruột trước khi cơ thể kịp hấp thụ đủ vitamin, các chất khoáng, và nước. Ðiều này có thể gây ra hiện tượng mất nước và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Liên hệ với bác sĩ nếu tình trạng ỉa lỏng trầm trọng và káo dài nhiều ngày. Dưới đây là một số chỉ dẫn để đối phó với tình trạng ỉa lỏng.

            Uống nhiều chất lỏng trong ngày. Uống nhiều nước là rất quan trọng vì cơ thể có thể không lấy đủ nước khi bị ỉa lỏng.

            ?n nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho ba bữa chính.

            ?n nhiều loại thức ăn và chất lỏng có chứa muối Na và K. Những loại khoáng chất này thường bị mất khi ỉa lỏng. Các chất lỏng nên dùng là nước hầm hoặc nước thịt không mỡ. Thức ăn có hàm lượng kali cao không gây ỉa lỏng bao gồm chuối, đào, nước mơ ép, và khoai tây luộc hoặc nghiền.

            ?n những loại thức ăn giàu dinh dưỡng nhưng có hàm lượng xơ thấp: sữa chua, cơm hoặc mì, nước nho, bột mì, trứng (nấu đến khi lòng trắng rắn lại, không rán), chuối chín, bơ lạc , bánh mì trắng, thịt gà hoặc thịt gà tây bóc da, thịt bò nạc, hoặc cá (luộc hoặc nướng, không rán), pho mát mềm không kem, pho mát kem.

            Không ăn thức ăn rán, chứa nhiều chất béo và mỡ, rau và trái cây sống; các loại rau có hàm lượng xơ cao như bông cải xanh, ngũ cốc, đậu quả, bắp cải, đậu hạt, và xúp lơ; gia vị mạnh như hạt tiêu cay, bột carry, gia vị hỗn hợp ...

            Uống chất lỏng để ở nhiệt độ phòng.

            Tránh ăn và uống những thức ăn và đỗ uống quá nóng hoặc quá lạnh.

            Hạn chế những thức ăn và uống có chứa caffeine, gồm cà phê, trà đặc, một số loại nước sôda, và chocolate.

            Cẩn thận khi sử dụng sữa và các chế phẩm sữa bởi vì tình trạng ỉa lỏng có thể do hiện tượng không dung nạp đường lactoza. (Nếu bạn nghĩ mình có vấn đê này, nên đọc mục " chế độ ăn có ít đường lactoza" ). Xin lời khuyên của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.

            Sau khi bị ỉa lỏng đột ngột và trong thời gian ngắn (ỉa lỏng cấp tính), cần có chế độ ăn ở dạng lỏng 12 đến 14 tiếng đầu. Làm như vậy sẽ để ruột được nghỉ ngơi trong khi bù được lượng dịch quan trọng của cơ thể bị mất khi bị ỉa lỏng.(Xem mục chế độ ăn ở dạng lỏng)

            Táo bón

            Một số loại thuốc điều trị ung thư và các loại thuốc khác như thuốc giảm đau có thể gây táo bón. Tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu chế độ ăn không có đủ dịch hoặc chất xơ hoặc nếu bệnh nhân phải nằm liệt giường.

            Dưới đây là một số chỉ dẫn để phòng chống và điều trị táo bón.

            Uống nhiều nước - ít nhất 8 cốc 250ml mỗi ngày. Làm như vậy sẽ làm cho phân của bạn mềm.

            Uống một cốc nước nóng một tiếng rưỡi trước khi bạn thường đi đại tiện.

            ?n những thức ăn có hàm lượng xơ cao, như bánh mì thô nguyên hạt, ngũ cốc, và mì; rau và trái cây tươi, đậu và đỗ khô; và các loại thưc phẩm nguyên hạt như lúa mạch, gạo xát dối (gạo lức). ?n trái cây và khoai tây cả vỏ.

            Tập thể dục như đi bộ hàng ngày. Nói chuyện với bác sĩ hoặc bác sĩ vật lý trị liệu về khối lượng và các dạng bài tập phù hợp.

            Tăng thêm lượng ngô nguyên chất vào các loại thức ăn như ngũ cốc, thức ăn nấu trong xoong, bánh mì tự làm.

            Nếu những chỉ dẫn trên không có hiệu quả, hãy hỏi bác sĩ về thuốc làm giảm táo bón. Phải hỏi bác sĩ trước khi uống thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân.

            Tăng cân

            Ðôi khi bệnh nhân tăng cân trong quá trình điều trị ung thư mà không phải do tăng thêm lượng calo trong khẩu phần ăn. Ví dụ, một số thuốc điều trị ung thư nhất định như prednisone, có thể làm cho cơ thể giữ nước và gây hiện tượng phù làm tăng cân. Trọng lượng tăng thêm do nước không có nghĩa là bệnh nhân đã ăn quá nhiều.

            Ðiều quan trọng là không được ăn kiêng khi bệnh nhân nhận thấy mình tăng cân. Thay vào đó, nói với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây ra sự thay đổi này. Nếu thuốc điều trị ung thư làm cho cơ thể giữ nước, bác sĩ có thể đề nghị hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng. Chuyên gia dinh dưỡng có thể hướng dẫn cách hạn chế lượng muối bệnh nhân ăn, điều này rất quan trọng bởi vì muối làm cho cơ thể giữ nước. Các loại thuốc được gọi là thuốc lợi tiểu cũng có thể được chỉ định cho bệnh nhân để loại bỏ nước thừa.

            Sâu răng

            Ung thư và điều trị ung thư có thể gây sâu răng và các vấn đề khác về răng lợi. Thay đổi thói quen ăn uống cũng có thể làm vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu bạn hay ăn và ăn nhiều kẹo thì bạn cần phải đánh răng thường xuyên hơn. Nên đánh răng sau mỗi bữa ăn.

            Dưới đây là một số chỉ dẫn để phòng chống vấn đề răng lợi:

            Ðến khám nha sĩ định kỳ. Bệnh nhân được điều trị bằng những phương pháp ảnh hưởng tới miệng (ví dụ như chiếu xạ vào vùng đầu và cổ) có thể cần gặp nha sĩ thường xuyên hơn bình thường.

            Sử dụng bàn chải mềm. Ðề nghị bác sĩ , y tá, hoặc nha sĩ gợi ý một loại bàn chải và/hoặc kem đánh răng đặc biệt nếu lợi của bạn rất nhạy cảm.

            Súc miệng bằng nước ấm khi bị đau miệng và lợi.

            Nếu không có vấn đề chán ăn và giảm cân thì nên hạn chế lượng đường trong chế độ ăn.

            Tránh ăn những thức ăn dính răng như kẹo caramen và kẹo cao su.

            Hiện tượng không dung nạp đường lactoza

            Hiện tượng không dung nạp đường lactoza có nghĩa là cơ thể không tiêu hoá hoặc hấp thụ được đường trong sữa được gọi là đường lactoza. Sữa, các chế phấm sữa khác, và các loại thức ăn được cho thêm sữa có chứa đường lactoza.

            Hiện tượng không dung nạp đường lactoza có thể xút hiện sau khi điều trị bằng một số thuốc kháng sinh, chiếu xạ dạ dày, hoặc bất kỳ các phương pháp điều trị nào ảnh hưởng tới ống tiêu hoá. Phần ruột có nhiệm vụ phân huỷ đường lactoza có thể hoạt động không bình thường trong thời gian điều trị. Ðối với một số bệnh nhân triệu chứng của tình trạng không dung nạp đường lactoza (chướng hơi, co thắt, ỉa lỏng) sẽ biến mất vài tuần hoặc vài tháng sau khi kết thúc điều trị hoặc khi ruột lành lại. Ðối với những bệnh nhân khác cần phải thay đổi thói quen ăn uống vĩnh viễn.

            Nếu gặp những vấn đề này bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân có một chế độ ăn có ít thức ăn chứa đường lactoza.(Xem mục " Chế độ ăn có hàm lượng đường lactoza thấp" ). Nếu sữa là nguồn cung cấp protein chính trong chế độ ăn của bạn thì cần phải lấy đủ protein từ những loại thức ăn khác. Các sản phẩm đậu tương, pho mát để lâu là nguồn cung cấp protein và các chất dinh dưỡng khác rất tốt. Bệnh nhân có thể muốn uống sữa có hàm lượng đường lactoza thấp hoặc các loại thuốc nước và thuốc viên có thể giúp phân huỷ đường lactoza trong sữa và các chế phẩm từ sữa khác. Mục công thức nấu ăn trong tập thông tin này có chỉ dẫn để nấu những món ăn có hàm lượng đường lactoza thấp.

            Tiết kiệm thời gian và năng lượng

            Cơ thể cần phải được nghỉ ngơi và cung cấp đủ dinh dưỡng trong và sau khi điều trị ung thư. Nếu bạn là người nấu ăn thì dưới đây là một số chỉ dẫn để tiết kiệm thời gian và công sức khi chuẩn bị bữa ăn.

            Ðể một người khác nấu ăn khi có thể.

            Nếu biết thời gian hồi phục sau khi điều trị hoặc phẫu thuật có thể kéo dài hơn 1-2 ngày thì bệnh nhân nên chuẩn bị danh sách những người giúp đỡ. Quyết định ai là người đi chợ, nấu ăn, dọn bàn ăn, và rửa bát. Viết vào giấy và thảo luận, và để ở những nơi dễ nhìn thấy. Nếu có trẻ em giúp đỡ, chuẩn bị những phần thưởng nhỏ cho chúng.

            Viết thực đơn. Chọn những đồ dùng mà bạn hoặc gia đình bạn có thể dễ dàng xếp đặt. Có thể bảo quản trong tủ đông các món ăn nấu chín sẵn. Nấu nhiều thức ăn và giữ đông lạnh để bạn có thể sử dụng sau đó. Chỉ dẫn để những người khác có thể giúp bạn

            Chuẩn bị danh sách ghi tất cả những thứ bạn cần mua. Luôn giữ chúng để bạn và những người khác có thể sử dụng.

            Khi nấu những món ăn để bảo quản đông lạnh, không nên nấu chín hẳn gạo và các loại mì. Chúng sẽ được nấu chín khi nào ăn. Thêm 1/2 cốc nước vào thức ăn để trong tủ lạnh hoặc tủ đá khi nấu lại bởi vì chúng có thể bị khô khi để lạnh. Nhớ rằng thức ăn đông lạnh cần nhiều thời gian để đun nóng lên hoàn toàn, ít nhất phải để trong lò nướng 45 phút trong những đĩa sâu.

            Ðừng ngại nhận quà là thức ăn và sự giúp đỡ của người thân và bạn bè. Hãy cho họ biết những món ăn bạn thích và các công thức nấu các món ăn. Nếu bạn bè và người thân mang đồ ăn mà bạn không thể sử dụng ngay, hãy để vào tủ lạnh. Những bữa ăn nhà nấu như vậy sẽ làm giảm sự đơn điệu của những bữa ăn nhanh. Bạn cũng có thể tiết kiệm thời gian nếu bạn có một lịch trình sát sao. Ghi ngày nấu thức ăn khi bạn cất trong tủ lạnh hoặc tủ đá.

            Cố gắng rửa ít bát đĩa, nồi xoong. Nấu bằng những đĩa hoặc nồi có thể dùng để ăn luôn được. Sử dụng khăn ăn bằng giấy và bát đĩa sử dụng một lần, đặc biệt là cho những món tráng miệng. Nên sử dụng cốc giấy cho trẻ em và để uống thuốc. Chảo sử dụng một lần là những đồ chứa thức ăn để lạnh rất tốt và tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Ngâm các đĩa bẩn trước khi rửa để tiết kiệm thời gian rửa.

            Khi bạn chuẩn bị những thức ăn mềm, chọn những loại thức ăn mà cả gia đình có thể ăn được như trứng ốp lết, trứng bác, mì ống và phó mát, thịt xắt khoanh, bánh mì kẹp cá và các món cá. Ðể dành đủ thức ăn nghiền cho bạn.

            Sử dụng thức ăn để lạnh có thể ăn ngay và thức ăn có thể lấy ra bất cứ khi nào cần thiết. Càng dành ít thời gian cho việc nấu nướng và dọn dẹp bạn càng có nhiều thời gian thư giãn với gia đình.

            Nếu một người nào đó nấu cho bạn, bạn nên trao đổi cùng họ cách lựa chọn và chuẩn bị món ăn. Họ sẽ biết rõ hơn về những nhu cầu của bạn.

            Cải thiện dinh dưỡng cho bạn

            Có nhiều cách cải thiện vấn đề dinh dưỡng làm giảm tác dụng phụ của điều trị và giữ cho bạn có thể ăn tốt khi việc điều trị hoặc bệnh tật gây ra những tác dụng phụ.

            Khi tác dụng phụ xuất hiện khi điều trị, chúng thường biến mất sau khi kết thúc điều trị. Tuy nhiên, các tác dụng phụ lâu dài đòi hỏi phải có những thay đổi lâu dài trong chế độ ăn để giúp bạn sử trí tác dụng phụ và duy trì sức khoẻ.

            Những ý tưởng và chỉ dẫn liệt kê trong tập thông tin này đã có tác dụng với các bệnh nhân ung thư khác trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân là khác nhau và bạn phải tìm ra những chỉ dẫn phù hợp với bạn nhất.
            #6
              Asin 16.09.2003 05:28:55 (permalink)
              Lần đầu tiên tại Việt Nam, phương pháp xạ phẫu bằng dao tia X (X - Knife) đã được áp dụng trên một bệnh nhân ung thư phổi, di căn hai ổ trên não. Kỹ thuật này do ê kíp bác sĩ, kỹ sư của khoa Ung Bướu - Bệnh viện Chợ Rẫy, thực hiện dưới sự hỗ trợ chuyên môn của tiến sĩ Holger Hof (Đức).

              Bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh, Trưởng khoa Ung bướu của Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết, kỹ thuật này áp dụng cho các u đặc, có đường kính dưới 3,5 cm ở não, đầu, cổ, phổi, gan, cạnh cột sống, vùng chậu (ví dụ tuyến tiền liệt), tủy, dị dạng mạch máu não
              Từ trước đến nay các khối u này thường được mổ hở, gây nhiều tai biến và rủi ro. Nhiều trường hợp không xử lý triệt để được sang thương đó.

              Theo bác sĩ Lê Tuấn Anh, toàn bộ ca phẫu thuật này được điều khiển bằng một hệ thống computer. Bệnh nhân được làm một mặt nạ để định vị chùm tia (mặt nạ sẽ che kín toàn bộ đầu bệnh nhân, chỉ để chừa chỗ cần chiếu xạ). Sau khi có các kết quả chẩn đoán bằng CT MRI, CT Multi Slide, DSA, dữ liệu được chuyển qua mạng đưa vào hệ thống lập kế hoạch theo không gian ba chiều.

              Tiếp đó, các bác sĩ bắn một chùm tia X năng lượng cao theo nhiều hướng khác nhau tập trung vào khối u, làm cho nó trở nên bất hoạt và chết trong vòng từ 12 đến 24 tháng mà không ảnh hưởng đến mô lành xung quanh.

              Bệnh nhân chỉ chịu cuộc xạ phẫu một lần, không đau đớn, và cũng không cần gây mê hay gây tê, có thể về ngay sau khi xạ phẫu. Giá của một lần xạ phẫu hiện nay khoảng 4.000 USD, trong khi đó ở Singapore là 18.000 USD; Trung Quốc - 9.500 USD.
              #7
                Chuyển nhanh đến:

                Thống kê hiện tại

                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                Kiểu:
                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9