kim Hồ
-
Số bài
:
8
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 22.01.2009
- Nơi: Melbourne, Úc Đại Lợi
|
XIN ĐỪNG GIÊT HẠI CHÚNG SINH
-
03.03.2009 02:48:40
NÓI VỚI THIẾU NHI Phạm Đà Giang () XIN ĐỪNG GIẾT HẠI CHÚNG SINH ! (Thảo luận bàn tròn) -o()o- Thân ái chào các em thiếu nhi. Hôm nay chú hỏi các em có biết sinh vật nào trên thế gian này là tinh khôn và tài giỏi nhất không ? -Thưa chú con khỉ ạ!. -Em khác nói là con cá heo, -Em khác nữa nói là con ngựa, -Có em thì nói là con chó…v.v. -Ồ! Các en đoán sai bét cả rồi. Đó là con người, mà đạo Phật gọi tất cả là chúng sinh. Mọi loài chúng sinh thì loài người là tinh khôn và tài giỏi nhất hành tinh này. Con người có thể -Đo được bán kính đường xích đạo là 12.756 km. -Đo khoảng cách địa cầu với mặt trời là 150 triệu km. -do vận tốc địa cầu xoay quanh mặt trời khoảng 107.000 km/giờ. -Địa cầu xay quanh mặt trời mỗi chu kỳ là 365 ngày, 5 tiếng, 48 phút, 46 giây (tức một năm). -Địa cầu tự xoay quanh trục chính của nó mỗi ngày là 23 giờ, 56 phút, 4,1 giấy (tức mỗi ngày đêm, mà chúng ta tính tròn là 24 tiếng đồng hồ)… -Trong lúc mỗi tháng âm lịch là 29 ngày, 12giờ, 44 phút. Đó là những con số mà loài ngưới hiểu một cách chính xác. Vậy các em thử liên tưởng đến những điều bất công mà con người chúng ta ỷ vào sự khôn ngoan tài giỏi mà đã và đang áp đặt lên loài vật. Bàng cách cướp sự sống của biết bao nhiêu sinh vật để có được sự ngon miệng khi mình ăn uống. Có vô số con vật đã phải chết để phục vụ cho những bữa ăn của chúng ta. Thật ác độc thay, khi những niềm vui của ta được tạo thành tử sự giết hại sinh vật khác mới có. Mà tâm ta không động lòng thương xót, cơ hồ như vô cảm. Không mấy người khi kết liễu mạng sống của một con vật mà có được một chút cảm thông là chúng cũng biết đau khổ như mình khi bị ai đó giết hại ! -Nếu ngụy biện rằng chúng ta có quyền giết hại loài vật để phục vụ đời sống của mình bởi vì chúng ta có sức mạnh hơn và trí khôn hơn chúng, có thể khống chế được chúng, thì điều đó sẽ đi ngược lại với những học thuyết đạo đức, nhân nghĩa do chính con người chúng ta đặt ra và giảng dạy cho nhau. -Nếu nói rằng loài vật không phải là đối tượng nằm trong phạm trù của những học thuyết ấy, thì điều đó sẽ hoàn toàn không phù hợp với những suy nghĩ, nhận thức của chính loài người. Có người nói rằng họ rất muốn từ bỏ việc ăn thịt để không phải giết hại loài vật nữa, nhưng lại sợ rằng bữa ăn của mình sẽ không đủ dinh dưỡng cho một đời sống khỏe mạnh. Lý luận như thế không thể thuyết phục được ai, bởi khoa học dinh dưỡng ngày nay đã giải tỏa hoàn toàn sự lo sợ đó. Hàng triệu người châu Âu, châu Mỹ ngày nay chuyển sang ăn chay không phải vì lý do tín ngưỡng, mà chính là vì các bác sĩ đã khuyên như thế để bảo vệ sức khỏe. -Xin thử so sánh: -100gr thịt bò có 18,5gr đạm. -100gr đậu nành có 35gr đạm. Như thế, chất dinh dưỡng từ thực vật đâu có thua gì động vật ; còn hơn là đằng khác. Cho nên nói như thế không thuyết phục được ai. Hơn nữa, việc hấp thụ chất đạm thực vật còn có lợi cho sức khỏe hơn là chất đạm từ động vật, vốn còn là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư, một căn bệnh cho đến nay hầu như vẫn còn là bất trị. Vì thế, để giải thích cho việc thích ăn thịt, phải chăng là vì khẩu vị, là thói quen trong ăn uống có đúng không các em???. -Con người vốn thông minh và tài giỏi, có thể khuất phục được cả muôn loài và vượt qua được nhiều thử thách khó khăn trong mọi tình huống, nhưng khi phải trực diện với chính mình thì lại thường trở nên yếu đuối, không vượt lên trên mình được. -Nói chung, người ta có thể dễ dàng nhận ra được tính chất hợp lý và lợi ích của một nếp sống như thế, và bất cứ ai có thể sống như vậy, sẽ có được sự an lạc trong thân tâm. Nhưng đến khi thực hành thì khó vô vàn, bởi nó đòi hỏi bản thân mỗi người phải vượt qua những khó khăn để từ bỏ mọi sai lầm trong nếp sống cũ đã thành thói quen trước đây của chính mình. Trong Kinh Lăng Nghiêm, quyển 8, đức Phật dạy rằng mọi loài hữu tình sau khi chết đều trải qua một giai đoạn mang thân trung ấm, rồi tùy theo nghiệp lực đã tạo mà sau đó mới thọ sinh vào một đời sống mới. Giai đoạn mang thân trung ấm này có thể khác nhau ở mỗi chúng sinh, nhưng đa số là kéo dài trong khoảng 49 ngày. Theo đó mà nói thì thân trung ấm của những sinh mạng bị chúng ta giết hại chắc hẳn cũng sẽ không vui vẻ gì trong thời gian này. « Khoa học ngày nay đã phát hiện ra một điều lý thú rất đáng cho chúng ta suy ngẫm, đó là sự gia tăng đột ngột nồng độ các chất có hại hay độc tố trong thịt của con vật bị giết hại khi nó phải giãy chết trong đau đớn. Hàm lượng độc tố này khi đi vào cơ thể chúng ta qua các món ăn được nấu từ thịt con vật sẽ gây ra sự bất ổn cho cơ thể hoặc thúc đẩy sự phát triển nhanh của nhiều căn bệnh hiểm nghèo… ». Từ lâu người ta đã biết đến khả năng tương tự ở một số loài thực vật. Chúng có thể tiết ra độc tố hoặc các chất có vị rất đắng để chống lại sự tấn công của côn trùng vào thân cây. Tuy nhiên, việc những con vật bị giết có thể gây hại cho người ăn thịt chúng bằng cách này chỉ mới được khám phá vào thời gian gần đây mà thôi. Song song với những phát hiện loại này là hàng loạt bằng chứng cho thấy việc sử dụng thịt động vật làm thức ăn hoàn toàn không phải giải pháp tối ưu cho sức khỏe con người như trước đây chúng ta lầm tưởng, mà ngược lại còn là nguyên nhân chủ yếu gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như bệnh ung thư, bệnh tim mạch, huyết áp... Đa số các bác sĩ phương Tây ngày nay đã chú trọng rất nhiều đến chế độ ăn uống của bệnh nhân chứ không chỉ dựa vào khả năng điều trị bằng thuốc men hay giải phấu và hầu hết đều khuyên chúng ta nên giảm lượng thịt cá, gia tăng các món trái cây, rau củ, ngũ cốc trong thực đơn hằng ngày. Một em đưa tay xin hỏi : -Như chú nói, em cảm thấy rất hợp lý. Vậy em muốn từ nay sẽ không giết hại thú vật để lấy thịt ăn nữa, thì bắt đầu phải làm sao từng bước một ạ? -Nếu em muốn «tôn trọng sự sống của muôn loài». -Vậy chúng ta có thể tập thói quen ăn chay đều đặn mỗi tháng 2 ngày, vào các ngày đầu tháng (mồng Một) và giữa tháng (ngày Rằm), điều này sẽ có ý nghĩa nhắc nhở ta về mục tiêu từ bỏ sự giết hại. Hơn thế nữa, nó giúp chúng ta làm quen dần với những bữa ăn chay, giúp ta có thể ăn ngon miệng hơn, khi không dùng đến các món thịt cá. Những ngày chay trong mỗi tháng của chúng ta có thể được tăng dần lên 4 ngày, 6 ngày hoặc 10 ngày. Đây đều là những bước tiến rất quan trọng, vì nó thể hiện tinh thần hướng thiện và nỗ lực từ bỏ những thói quen tật xấu -Không một điều gì có thể xem là cố định, bất biến trong thế gian này. Người tốt có thể trở thành kẻ xấu, kẻ xấu có thể trở thành người tốt, tất cả đều phụ thuộc vào những nỗ lực đúng hướng hoặc buông thả tự thân của mỗi người. Mỗi chúng ta đều là người duy nhất có quyền lựa chọn cách sống cho riêng mình, và hướng đến sự tốt đẹp như thế nào chính là do nơi sự sáng suốt phán đoán bằng trí tuệ của chính ta. Em khác đặt câu hỏi : -Chẳng hay chú có kinh nghiệm gì về ăn chay không ạ ? -Có chứ, chú là người ăn chay chung thân từ nhiều thập niên rồi. Cho nên chú ít khi phải tới bác sĩ, cho dù đã 80 tuổi mà vẫn lái xe đi khắp Melbourne và đọc internet, trả lời e-mail, viết bài trên web và các tạp chí… Có em thắc mắc: -Em thường nghe người ta nói : ăn chay trường là cách ăn chay cao nhất. Vậy chú ăn chay «chung thân» là cách chi vậy ? -Chung là cuối cùng (rốt cuộc), thân là xác thân con người (bản ngã). Chung thân là: Suốt cuộc đời!. -Sở dĩ chú sử dụng từ ngữ chung thân là vì: ‘Trường’ là từ ‘Đoản’ mà có. Đoản là từ trường mà ra (ngắn đến cùng cực sẽ dài ra, dài đến hết cỡ thì sẽ ngắn lại). Hết ăn chay trường thì sẽ có ngày ăn chay đoản trở lại (đoản là tháng ăn 2 ngày, 4 ngày, 8 ngày hay 15 ngày…). Nên chú dẹp bỏ cả đoản lẫn trường luôn, mà đi thẳng một lèo tới mộ phần đấy!. Một em gái yêu cầu: -Xin chú giải thích rỏ, là tại sao mà chú quyết định ăn chay chung thân ạ ? -Chú ăn chay bởi nhiều mục đích chứ không hẳn chỉ vì tôn giáo, chẳng hạn: -Để bảo vệ sức khỏe, -giữ gìn đạo lý làm người, giảm thiểu lòng tham ái, là nguồn gốc gây nên khổ đau của đời người trong hiện tại và vị lai. -Để đơn giản cuộc sống hàng ngày, mà đời sống càng đơn giản bao nhiêu thì tâm hồn và tư tưởng càng thanh thản bấy nhiêu… và hạnh phúc vốn được bắt nguồn từ cuộc sống đơn giản mà có. Ví dụ như: * Về Sinh Lý: Đối với xác thân, có được sức khỏe dẻo dai, sức chịu đựng lâu bền hơn. Vì thiên nhiên sinh ra con người cấu tạo thành cơ thể để tiêu hoá thảo mộc (rau, trái) chứ không phải để tiêu hoá động vật (thịt, cá). Theo khoa giải phẫu học thì loài người là giống ăn các loại rau trái, vì răng nhỏ và bằng phẳng, dạ dầy nhỏ và ít acid, ruột dài, giống như răng móng khỉ để hái rau và nhai thực vật. Trong lúc loài thú ăn thịt thì răng nhọn và có nanh, có móng vuốt, dạ dầy nhiều acid, ruột ngắn. Nếu ta ăn thịt, tức là ta làm ngược với thiên nhiên. Cho nên giáo sư Ohsawa mới đưa ra luận chứng: “...ăn thịt súc vật là những đồ ăn đã qua một lần ăn, kém sinh khí thiên nhiên. Theo nguyên tắc thiên nhiên về sinh học thì ta nên ăn thực phẩm cốc loại, thực vật là những chất tinh khiết để bảo tồn và kiến tạo cơ thể con người thích hợp và tốt hơn cả... Trong khi ăn thịt lại có nhiều độc tố hơn là thảo mộc, và những bệnh nan y cũng từ đó mà phát sinh”. Theo tài liệu của Lefeuvre Giám Đốc Viện Phân Chất L`Indocine thì gạo gồm có những thành phần: - Protéin (đạm) 9,94% - Chất béo (mỡ) 2,04% - Glucid (bột) 62,02% - Celulose (chất sơ) 8,12% - Tro (chất không hoà tan) 4,38% - Nước (độ ẩm) 13,50% Ngoài ra còn Vitamine B1, B2, B6, E, PP, C, các acid folid, acid Pantothénique và các khoáng chất như Natri, lân, vôi, sắt... Theo Tây y và giáo sư Ohsawa thì gạo đã đủ chất dinh dưỡng cho con người rồi và còn là một y dược nữa. Theo bác sĩ Salet thì ăn nếp bổ lá lách, phổi, làm ra mồ hôi, bài tiết những chất độc và giúp cho dạ dầy tiêu hoá những vật thực khó tiêu... Bao nhiêu những khảo sát, thí nghiệm trong lao động và thể dục, thể thao đều có chung một kết luận tương tự là: Những người ăn chay (thảo mộc) so với người ăn mặn (thịt, cá) thì lúc ban đầu người ăn mặn mạnh hơn, nhanh hơn, nhưng phải bỏ cuộc trước tiên nếu so với người ăn chay thì bền bỉ hơn, chiụ đựng được lâu dài hơn. * Về Tâm Lý: Nhờ ăn chay mà tâm được thanh thản, nhẹ nhàng, an vui, tự tại. Vì không bị lệ thuộc vào ăn uống, tiện nghi vật chất (biết tri túc) sống giản đơn, nên không bị dục vọng lôi kéo, trói buộc, sai khiến. Tục ngữ Pháp cũng có câu:`` Manger pour vivre, non vivre pour manger`` (ăn để sống, chứ không phải sống để ăn) là vậy. * Về Đạo Lý: Ta không phải giết sự sống khác để nuôi sự sống của mình (Phải xem sự sống của muôn loài là bình đẳng, và mọi sự sống cũng đều biết đau đớn như mình khi bị giết). Nên ta ăn chay để tâm được an lạc; không khắc khoải vì ân hận bởi sự sát sanh các súc vật để có thịt cho ta ăn (Sự sống bằng sự chết) Tức không gieo nhân ác, thì sẽ có quả lành. Đó cũng là đạo đức của con người có tâm thiện với muôn loài, mọi chúng sanh. Rồi đến một ngày nào đó mình trở về với đất, ta không phải mang theo xuống mồ nỗi buồn nặng chĩu đôi vai đến nỗi không mang nổi tâm hồn của chính mình vì niềm ân hận to lớn gấp trăm nghìn lần phần mộ của mình. Bởi ai cũng phải một lần trở về với đất, có khác chăng là sẽ mang theo xuống mồ những điều thiện hay điều ác khác nhau mà thôi. * Về Khổ Đau: Đạo Phật dạy rằng: Nguồn gốc của mọi đau khổ trên thế gian này đều bắt nguồn từ lòng tham ái. (Tên khác của tham ái là Vọng cầu, Ham muốn, Ái dục, Ước muốn, Ưa thích, Tham vọng... Nói nôm na là THAM, mà lòng tham thì vô cùng vô tận; lòng tham của con người không bao giờ đạt tới; có một lại muốn có mười, có mười lại muốn có trăm và cứ thế đến vô cực. Lòng tham về tiền tài, danh vọng; những khoái lạc của nghiện hút, say sưa, cao lâu tửu quán, vui sướng vô độ,... Ham nhà lớn, xe sang, ăn ngon, mặc đẹp, mọi tiện nghi vật chất phải được thỏa thích, sung sướng, cảm giác êm ái... và tham quyền cao chức trọng, có lắm kẻ hằu người hạ. Tham cho mình, tham cho gia đình, họ hàng, bạn bè, làng xóm và quê hương mình cho được càng nhiều càng tốt. Bởi vậy, lòng tham nó biến thành động lực, nó xúi ta lập mưu này chước nọ để chiếm đoạt cho bằng được những thứ đó. Cũng vì tham mà ăn không ngon, ngủ không yên; cũng vì tham mà gia đình, bằng hữu phải chia lìa, xung đột, xâu xé nhau; cũng vì tham mà chiến tranh tiếp diễn khiến bao nhiêu sinh linh phải bỏ mạng; bao nhiêu góa phụ với trẻ mồ côi thiếu tình yêu thương, phải bơ vơ lạc lõng! Bao nhiêu kẻ bị tàn tật thân thể phải sống trong âm thầm cùng cực của khổ đau, đen tối...! Tóm lại, chỉ vì tham mà nhân loại đã phải chiụ không biết bao nhiêu điều thống khổ. Và cũng vì tham mà con người đã tạo nên nghiệp chướng để phải triền miên trong luân hồi sinh tử. Lòng tham ví như gốc rễ, sự khổ đau ví như cây cành. Nếu ta đào gốc rễ lên khỏi mặt đất, thì cây cành ta không cần động tới cũng tự khô héo dần rồi tàn lụi. Vậy ăn chay là một yếu tố trong những yếu tố để giảm thiểu lòng tham ái, buông bớt đam mê tiện nghi vật chất vượt quá mức thặng dư, tức là tự giải thoát đau khổ bằng cách đào gốc rễ để chấm dứt khổ đau và cũng là chấm dứt sinh tử luân hồi. Nói cách khác, người Phật tử ăn chay chính là giữ 5 giới, vì trong đó có giới cấm sát sanh. Ngoà ra, là thực tập hạnh từ bi đối với mọi chúng sanh và đồng thời để giải thoát một căn (lưỡi) trong sáu căn./.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.03.2009 02:55:37 bởi kim Hồ >
|