THƠ NGÃ DU TỬ
TRI ÂN THẦY CÔ và THÂN MẾN BẠN BÈ Kính quý thầy cô đã cho tôi kiến thức và thân ái cùng bè bạn 50 năm sau tròn nửa thế kỷ có ai nghĩ sẽ cùng ngồi thân ái những được thua, còn mất chuyện con người. Chúng ta một thời tuổi trẻ đôi mươi vui bục giảng cùng thầy cô một thuở chăm sách vở, nô đùa trong góc nhớ yêu sao thời áo trắng rất tinh khôi Hôm nay lòng lại bồi hồi Thân mến những mùa xưa... về tụ lại có cánh chim suốt đời mê mãi chợt tuổi chiều nhớ bè bạn về đây Cùng say vui bên ly rượu chân thành tình bằng hữu - Nhược chi giao đạm thủy có cả thầy cô từ vạn lý về cùng các em - ấm lại dạ cô thầy Cảm ơn đời còn có buổi hôm nay học trò cũ tri ân thầy cô cũ (mỗi cuộc đời có nhiều con sóng dữ quên riêng mình) ôn nổi nhớ cùng vui./. NGÃ DU TỬ
Cao Vĩnh gửi bài phú nầy của Lý Thường Kiệt một trong những bài phú hay và lời tuyên bố hùng hồn với triều đại nhà Tống, Trung Hoa lúc bấy giờ. Tôi thích lời hịch như đứng trên dân Trung Hoa mà nói với dân quân nhà Tống, ta qua Chinh phạt một cách hùng hồn. Trong văn học sử người ta biết Lý Thường Kiệt với bài SÔNG NÚI NƯỚC NAM. Một số người nghiên cứu mới biết bài phú nầy. Tôi úp lại để ai thích cổ văn đọc và lưu lại. NDT PHẠT TỐNG LỘ BỐ VĂN nguyên văn và phiên âm từ Wikisource (thiếu 1 chữ: *) , bản dịch , chú giải và lời bàn của Cao Vĩnh 伐宋路佈文 天生蒸民,君德則睦。 君民之道,務在養民。 今聞, 宋主昏庸,不循聖范。 聽安石貪邪之計,作青苗助役之科。 使百姓膏脂涂地,而資其肥己之謀。 蓋萬民資賦於天,忽落那要离之毒。 在上固宜可憫,從前切莫須言。 本職 奉國王命,指道北行。 欲清妖孽之波淘,有分土無分民之 * 意。 要掃腥穢之污濁,歌堯天享舜日之佳期。 我今出兵,固將拯濟。 檄文到日,用廣聞知。 切自思量,莫懷震怖 Dịch luật Văn công bố đánh Tống Bởi Trời sinh muôn dân, Phần Vua thương coi sóc Vua trọng đạo đức, Lo việc chăm dân Nay nghe Vua Tống ngu muội ươn hèn, Khinh lờn mẫu gương đạo Thánh Theo An Thạch gian tham kế hiểm, Đem “thanh miêu- trợ dịch” khoe khoang Khiến trăm họ đắp đường khổ sở Đặng riêng mình tính chuyện giàu sang Khắp muôn dân phó mặc Trời xanh. Kệ thôn xóm phải hơi quỉ núi Nhìn xuống- luôn thấy xót thương. Từ xưa- bao điều phải nói Bản chức Bái mạng Quốc vương, Dạy ra đất Bắc Muốn dẹp yên sóng dữ bởi yêu tinh, dẫu khác nước ý dân chẳng khác Phải quét hết hôi tanh cùng nhơ nhớp, cho tháng Nghiêu ngày Thuấn mãi tươi Nay tiến quân rồi Trọn lòng cứu vớt Hịch sáng như nắng rực Cho nghe biết khắp nơi Tự suy xét rạch ròi. Đừng lo âu hoảng hốt! ............................................................................................... *Hịch văn này báo cho dân Tống biết: Đại Việt cử binh sang châu Ung-châu Khâm-châu Liêm... Lý Thường Kiệt đánh Tống nhằm phá kế hoạch Tống chuẩn bị đánh Đại Việt: “Tiên phát chế nhân”,“Công hay là Thủ giỏi”. Ngài còn kết hợp nhuần nhuyễn quân sự với chính trị trong khi tiến hành chiến tranh. Quân Đại Việt “lấy không” nhiều thành vì quân Tống bỏ chạy, dân đón quân Đại Việt như rước cứu tinh. Thiệt hại sinh mạng của quân ta ước chừng ¼ của quân Tống. Ngài rõ là bậc Võ thánh! Người ta dạy Kiều mà không ai dạy bản“thiên cổ hùng văn”này Phải dạy hịch văn này khi dạy “phá Tống bình Chiêm”, nhiều SV lịch sử hoàn toàn không nghe biết văn này. Các nhà trường dạy cái gì vậy? Hịch văn vắn gọn nhưng đanh thép, tỏ rõ oai quyền, thu được lòng dân..có khí thế thiên cổ hùng văn, giá trị văn chương tư tưởng hơn hẳn“Thiên đô chiếu”! *Thực sự “Thiên đô chiếu”TĐC có 3 khuyết điểm về tư tưởng: - ca tụng sự khôn ngoan của các thánh triều Trung Hoa - khen ngợi Cao Biền với danh Cao vương - sai lầm trong phê phán việc định đô Hoa Lư của nhà Đinh-nhà Lê Văn chương TĐC lại cũng tầm thường Ấy Vậy mà khi kỷ niệm 1000 năm Thăng Long cơ quan truyền thông phổ biến-ca tụng TĐC, mhiều nhà thư pháp cũng “ăn theo” văn này mong nổi tiếng. Sao lắm người “học nhiều, hiểu ít”: Quốc nạn!!! Cao Vĩnh bàn Phiên âm Phạt Tống lộ bố văn Thiên sinh chưng dân, quân đức tắc mục. Quân dân chi đạo, vụ tại dưỡng dân. Kim văn, Tống chủ hôn dung, bất tuần Thánh phạm. Thính An Thạch tham tà chi kế, tác "thanh miêu,trợ dịch" chi khoa. Sử bách tính cao chi đồ địa, nhi tư kỳ phì kỷ chi mưu. Cái vạn dân tư phú ư thiên, hốt lạc na yếu li chi độc. Tại thượng cố nghi khả mẫn, tòng tiền thiết-mạc tu ngôn. Bản chức Phụng quốc vương mệnh, chỉ đạo Bắc hành. Dục thanh yêu nghiệt chi ba đào, hữu phân thổ vô phân dân chi* ý; Yếu tảo tinh uế chi ô trọc, ca Nghiêu thiên hưởng Thuấn nguyệt chi giai kỳ. Ngã kim xuất binh, cố tương chửng tế. Hịch văn đáo nhật, dụng quảng văn tri. Thiết tự tư lường, mạc hoài chấn bố! Dịch nghĩa Văn công bố đánh Tống Trời sinh ra muôn dân, Đức của bậc làm vua là phải thương dân Đạo làm vua đối với dân Thì nhiệm vụ là phải lo cho dân được no đủ Nay nghe rằng Vua Tống tầm thường mê muội, Không noi theo khuôn phép của Thánh hiền Nghe theo kế tham lam sai trái của Vương An Thạch, Đem việc “thanh miêu, trợ dịch” ra để khoe khoang Khiến cho trăm họ chảy mỡ (đổ kiệt mồ hôi) đắp đất làm đường, Chỉ là nhắm mưu lợi cho riêng mình Để mặc muôn dân cho Trời, Kệ khắp xóm thôn cho khí độc quỉ núi . Từ trên nhìn xuống luôn luôn thương xót,Từ trước tới nay việc phải nói ra Bản chức Tuân mạng Quốc vương Truyền lệnh (đem quân) ra Bắc Muốn theo ý khắp dân không kể Nam Bắc mà dẹp yên sóng dữ của yêu nghiệt Phải quét sạch tanh hôi nhơ nhớp, cho (dân) hưởng những ngày tháng Thuấn Nghiêu tươi đẹp Nay ta ra quân Một lòng lo cứu vớt Hịch (sáng tỏ) như mặt trời Để khắp nơi nghe – biết Phải tự suy gẫm Đừng hoảng sợ lo âu! Cao Vĩnh chú:............................................................................................................... *Trong kế hoạch đổi mới (Tân pháp, Biến pháp) Vương An Thạch đặt ra : 3 biện pháp kinh tế - thanh miêu: khi lúa còn xanh thì nhà nước cho dân vay tiền, đến khi lúa chín thì dân lại phải trả theo giá nhà nước. - miễn dịch: cho những người dân đinh phải làm sưu dịch thì được nộp tiền, để nhà nước thuê người khác làm. - thị dịch: đặt một sở buôn bán ở kinh, những hàng hóa gì dân khó bán thì nhà nước thu mua .... Những nhà buôn cần vay tiền thì cho vay, rồi cứ theo lệ nhà nước mà trả tiền lời. Trợ dịch là gọi gồm chung ‘miễn dịch và thị dịch’ 2 biện pháp quân sự - bảo giáp: lấy dân làm lính. Cứ 10 nhà làm một bảo, 500 nhà làm một đô bảo. Mỗi bảo có đặt hai người chánh phó để dạy dân luyện tập võ nghệ. - bảo mã: nhà nước giao ngựa cho các bảo nhận nuôi, hễ chết thì theo giá nhà nước mà bồi thường. Công bằng mà nói kế hoạch này có chiều tiến bộ nhưng - không điều hành được quan lại: một mặt bị nhóm thủ cựu phá hoại và chống đối, một mặt bị tham nhũng lợi dụng - thực hiện vội vã gây sai lầm - phục vụ ý đồ xâm lược... Do vậy dân khổ càng khổ Những hạn chế - sai lầm trong sách lược và thực thi ‘tân pháp’ chính là tội của Vương An Thạch ! ( Cao Vĩnh gửi tôi bằng email, tôi chỉ up lên, Rất cảm ơn Cao Vĩnh đã gửi cho tôi Thân mến, NDT )
THƠ GỬI NGƯỜI ĐÀN BÀ Người đàn bà giấu tình trong con chữ nên đêm về mãi khép nép làm thơ đời giông gió nghe ngại ngần hơi thở Đếm phong sương mãi miết vỗ quanh bờ hồn đã dựng phía nghìn trùng lau lách màu xanh rêu phong kín tự lâu rồi bật đứng dậy từ nổi đau thống thiết nắng vừa lên, đời sống giục liên hồi Ngã Du Tử R
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.12.2019 00:27:27 bởi Ct.Ly >
TRẢ LỜI SAO CHO EM Có điều gì như mưa rừng, gió lớn làm đảo điên lề thói nghĩa và ân Tôi đã học từ vỡ lòng đến lớn Chưa bao giờ thấy lắm nổi bất an Cuộc sống có khá hơn bởi loài người tiến bộ Và dân tôi cũng chầm chậm theo mùa (xe và nhà, mã mồ cùng to lớn Có lẽ nhiều từ lừa lọc, a dua) Rồi tung hứng giỏi hơn ngàn gánh xiếc Thành con rồng tưởng tượng trước thềm hoang Nầy em ạ, con rồng không có thật Lắm người tin, nhưng tôi quá ngỡ ngàng Dân tôi mãi muôn đời nhân cùng nghĩa Sao bây giờ con cháu lại tinh ranh Không giống cha anh mong dân tộc trở mình Mở mắt ngắm nhìn văn minh nhân loại Em cứ hỏi đất nước hoài lận đận Vì đâu dân chịu nhiều quá tham tàn Và núi nợ hơn Trường Sơn bao bọc Bán hết biến rừng trả chưa nổi nợ công Rằng em ạ ráng mỗi người một chút Để mai sau con cháu bớt đau đời Đồng xanh đã tan tành thành nền đất Dự án xong. Bọn nó đã duyệt rồi./. Ngã Du Tử
NGHIỆM THẾ THƯỜNG Thời giả tạo người tài mai danh ẩn… Gió trăng mây làm bạn với sông hồ Ngày lặng ngắm những ngậm ngùi nhân thế Đêm yên lành suy nghiệm những tung hô Không lạ nữa cuộc nhiễu nhương thế sự Đuốc non sông u ám lẫn mơ hồ Tiếng rêu rao ngọt bùi quanh miếng thịt Lắm anh tài lạc nẻo chợ, bơ vơ Thời mạc vận về tựa lưng cùng núi Ngắm cây cao đùa với gió ơ hờ Giả từ phố với thị phi trùng điệp Thương nước non mắt nhỏ lệ thành thơ Ngày từng trải bước chân hoang khắp chốn Rõ mắt đời đục quánh những tròng ngươi Dẫu yêu lắm cũng đành mang thao thức Chẳng phân bua chuyện thua được cuộc người Áo dâu bể sẽ có ngày rách toạc Sẽ phơi trần sự thật những vai u Và dự báo loài rắn nào lên kiệu Cũng chào thua vì giông tố mịt mù Ngã Du Tử R
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.04.2020 04:42:53 bởi Ct.Ly >
NGHIỆM THẾ THƯỜNG
Thời giả tạo người tài mai danh ẩn… Gió trăng mây làm bạn với sông hồ Ngày lặng ngắm những ngậm ngùi nhân thế Đêm yên lành suy nghiệm những tung hô
Không lạ nữa cuộc nhiễu nhương thế sự Đuốc non sông u ám lẫn mơ hồ Tiếng rêu rao ngọt bùi quanh miếng thịt Lắm anh tài lạc nẻo chợ, bơ vơ
Thời mạc vận về tựa lưng cùng núi Ngắm cây cao đùa với gió ơ hờ Giả từ phố với thị phi trùng điệp Thương nước non mắt nhỏ lệ thành thơ
Ngày từng trải bước chân hoang khắp chốn Rõ mắt đời đục quánh những tròng ngươi Dẫu yêu lắm cũng đành mang thao thức Chẳng phân bua chuyện thua được cuộc người
Áo dâu bể sẽ có ngày rách toạc Sẽ phơi trần sự thật những vai u Và dự báo loài rắn nào lên kiệu Cũng chào thua vì giông tố mịt mù
Ngã Du Tử
TRỌ GIỮA NHÀ MÌNH Tôi về trọ giữa nhà mình Bao năm xa, mỗi một mình giang san Kể từ buổi ấy lên đàng Gửi quê hương với trăng vàng sáng soi Trải bao dâu bể sóng dồi Về quê quán, trọ cái nôi rún nhà Suy tư nhiều nổi xót xa Nửa đêm tỉnh viết: - Trường ca khách về Mắt nhìn chính hướng sao khuê Văn chương là nghiệp bên lề nhân sinh Áo nào vừa với chính mình Mặc vào thân nhớ đăng trình thuở xưa Bao lần cung đón giao thừa Mùa xuân qua ngõ như vừa hôm qua Sáng ra uống một ấm trà Gẫm trọ đêm, chợt ngộ ra trăm bề Về nhà mình - trọ giữa quê Thấy ra tôi trước bốn bề nhân gian Ngã Du Tử
DƯ ÂM HÀNH Thời yêu dấu mắt nai ngày tuổi ngọc Có em tôi dung dẽ mặt sân trường Thời trai trẻ muôn đời là hạnh phúc Có bạn bè cùng học tập, yêu thương Rồi chợt buổi cây phượng già nhuộm lửa Buổi chia tay rưng rức một cung buồn Tôi đưa em lá thư tình mắc cạn Nên một đời thất lạc cuộc tròn vuông Thuở non sông cúi mặt buồn chinh chiến Những người trai lần lượt bước lên đường Ôi! cuộc chiến sao bi thương quá đổi Tiếp theo nhau từng đợt ra chiến trường Rồi kết thúc trước anh em một bọc Chữ đồng bào nghe chua xót thê lương Nào chủ nghĩa với anh em dân tộc Thét gào nhau theo bể sóng trùng dương Rồi ngày ấy xa nhà theo cơm áo Ngồi cô đơn lại mơ chuyện lên đường Nghe sông núi lệ hờn đôi mắt đỏ Gẫm bên đời còn lại chút dư hương NGÃ DU TỬ ____________ May quá, trong tàng thư còn bài nầy viết dỡ, chỉnh lại. Như vậy hơn 40 năm mới gặp lại bài thơ nầy viết 1979
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.03.2020 20:23:09 bởi THƠ NGÃ DU TỬ >
NGẪU HỨNG TỪ CHÂN DUNG TÔI Cũng tôi, chỉ một tôi thôi Ảnh nầy đầy, anh kia vơi, thế nào Với tay hỏi đến trời cao Ổng cười, rồi bảo: - mau vào làm thơ Sẵn tay xếp lại cuộc cờ Vàng xanh đỏ bày trước giờ thái hư Ngồi nhà tô đậm chữ Từ Như nhiên diện bích suy: hư thực đời Mặc người đàn đúm hoang chơi Kệ thiên hạ mãi khóc cười trăm năm Phận ta, con chữ lặng thầm Bện văn thơ, đốt hương trầm đãi ngươi. NGÃ DU TỬ
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.06.2020 17:19:03 bởi THƠ NGÃ DU TỬ >
NỔI BUỒN XÂM THỰC Nghe khô khốc nổi buồn Tây nam bộ Mảnh đất mầu lỡ lói đến tan hoang Vựa lúa thơm từ thuở có giang san Mùa gặt lúa nhịp nhàng đầy quang gánh Khi Trung cộng đi vào ngăn nguồn nước Là bắt đầu khó nhọc cuộc trăm năm Hởi những người của Trung cọng tham lam Đầy toan tính mộng mưu đồ táng tận Nông dân tôi đã bao mùa mưa nắng Vẫn an nhiên mùa mưa lũ tràn về Phù sa đầy, tôm cá dòng Mê Kông Cho cuộc sống muôn đời là yên ả Chặn con dòng vài mười năm ngập mặn Dự báo nầy biết trước những rủi ro Vùng đất ngọc giờ kiệt cùng đau khổ Cửu Long ơi, dân quánh lệ bỏ quê nhà? NGÃ DU TỬ
THƠ VIẾT MÙA DỊCH Mai bình yên xếp...cuộc cờ Loài Vũ Hán(*) làm thẩn thờ trần gian Vắng tanh đường phố Sài Thành Khắp nơi, khắp chốn hành tinh gục đầu. Bắt đầu gian trá bọn Tàu Dã tâm, tàn độc một màu tóc tang Lan sang Âu, Mỹ...hàng hàng Ngậm ngùi tiếng khóc, hồn oan tứ bề Dịch từ thành đến làng quê Hoang tàn khắp nẻo đi về năm châu Bởi tham làm chủ tinh cầu Gậy Vũ Hán đập lên đầu Bắc Kinh Mới hay lòng dạ vô minh Gieo tai ác, tự chính mình thiệt thân Tập ơi, ông hãy ghi tâm Đừng dã ác, cuộc trăm năm cùng người Vài lời gửi ông vậy thôi Mốt mai sẽ hiểu làm người thiện lương Đời ư, một cuộc hí trường Tham to, chết sớm hởi phường vô tâm. Ngã du tử / SG (*) Dịch covid.19 bắt đầu từ Vũ Hán, Trung Cộng lan khắp tinh cầu làm khổ cả loài người
Như Vừa Mùa Xưa
Thu se sắt giữa đất trời vàng rực Gió mơ hồ đùa giỡn trước hiên ai Em bước nhẹ trên con đường trước mặt Tôi bâng khuâng mơ bóng dáng em gầy
Vừa lạ lẫm, vừa thật quen như thể Gặp một lần trong trong ký ức mênh mông Chiều xuống chậm để cho vừa mộng mị Nổi niềm xưa còn đọng ngược bên lòng
Ngày có hiểu những chiều xưa mong ngóng Tiếng guốc khua theo nhịp bước rộn ràng Thời trai trẻ đã một thời lãng mạn Đi theo em vội vã bước chân hoang
Sao nhớ lắm mỗi lằn ranh quá khứ Vừa hân hoan, vừa yêu mến vô cùng Mùa thu cũ phôi pha từ thuở nọ Như còn nghe tiếng quá khứ ngang lòng NGÃ DU TỬ
Suy tư tháng tư Tháng tư ngồi ngắm dung nhan cũ Chỉ thấy bên trời mây trắng bay Xin gọi người xưa về nhập cuộc Cuối đời rồi cũng đến trắng tay
Bốn lăm thu trước đầy tang tóc, Lắm kẻ mừng vui, lắm nổi buồn Lửa hạ đỏ vừa sang ngôi trường mới Mắt đời ướp lệ mỏng sương tuôn
Gia đình ly tán hơn chạy giặc Cha anh vào tù, khi tiếng súng im Hòa bình rồi, sao chia ly từng mảnh Xót nào hơn, thời chiến mơ hòa bình
Ai đã bắt dân tộc này đày đọa Giấc mơ xưa, lịm chết giữa ban ngày? Thời nhung lụa trở về thời thiếu đói Tuổi trẻ đau đời, nhức nhối mắt cay.
Tuổi xế chiều ngày nay ngồi suy nghiệm Thập niên thứ nhì, thế kỷ hai mốt ư Được những gì, gần hơn làm nô lệ Bọn tàu ô sẽ cướp đât nước nầy?
Ta buồn lắm dù báo đài đã nói Chẳng sao đâu, có Đảng giỏi trăm bề Không tin được nước non thành rồng, hổ Triệu triệu người co rút đến hoang mê Ngã Du Tử. 2020
DẠO KHẮP SÔNG HỒ Chữ tình đã đặt xuống đôi vai Được thất trăm năm tiếng thở dài Mênh mang đất nước ngàn trăn trở Nhịp bước đường vang tiếng dấu giày Ta vướng tình trăng đành thi phú Mây giăng lớp lớp phía bên trời Sực tỉnh ngày lên buồn sông núi Trắng đồng dân dã lệ rơi rơi Trời đất mênh mông tráng sĩ ca Nào ai ai biết trái tim ta Nổi buồn nhược tiểu ai cùng hiểu Đất nước điêu linh ai xót xa ? Hỏi tình. Tình đảo điên thế sự Hỏi bút văn chương, nét cong rồi Hỏi võ, ngậm ngùi đao kiếm cụt Đành nghêu ngao hát giữa sân đời NGÃ DU TỬ
12 THẮNG CẢNH QUẢNG NGÃI Theo Non Nước Xứ Quảng của Phạm Trung Việt, Xb 1971 tái bản NXB Thanh niên 2003. Trước đây, từ năm 1750 cụ Đạm Am Nguyễn Cư Trinh khi nhậm chức ở Quảng Ngãi đã vịnh 10 thắng cảnh: 1. Thiên Ấn niêm hà (Ấn trời đóng trên sông) 2.Thiên Bút phê vân (Bút trời vẽ mây) 3. Long đầu hý thủy (Đầu rồng giỡn nước) 4. La Hà thạch trận (Trận đá La Hà) 5. Cổ Lũy cô thôn. 6. Thạch Bích tà dương (Bóng chiều Thạch Bích) 7, Hà Nhai vãn độ 8. An Hải sa bàn (Mâm cát An Hải) 9. Liên Trì dục nguyệt (Nguyệt tắm ao sen) 10. Thạch cơ điếu tẩu (Lão câu gành đá) và người đời sau thêm 2 thắng cảnh nữa: 11. Vu sơn lộc trường 12. Vân phong túc võ (Núi Vân đêm mưa).(1) Mới đây, tình cờ tôi có xem trên trang: nuiansongtra.net có 12 bài thơ luật Đường của thi sĩ Phạm Thiên Thư và cuối trang ghi khuyết danh (Chưa có tác giả) người cung cấp là anh Lê văn Công, Tôi lấy làm lạ vì tôi đã họa 12 bài thơ đó, tài liệu do anh Vũ Anh Sương chuyển cho tôi từ năm 2004. Không ngờ ông vua lục bát lại làm thơ luật Đường, rất hay với nhiều thi ảnh đẹp, Tuy nhiên có lẽ người cung cấp dữ liệu về thắng cảnh Quảng Ngãi không chính xác chăng? nên ông viết một số thắng cảnh chưa đủ đúng với tên gọi chính của nó như trong Non nước xứ Quảng của Phạm trung Việt ví dụ: Thạch bích tà dương thì Phạm Thiên Thư tạm dịch (Đá xanh nắng quái), Chữ thạch bích là vách đá chứ không phải đá xanh ; Thạch cơ điếu tẩu (Máy đá chim bay) là Lão câu gành đá, Giang phong túc võ và ông dịch gió sông mưa rụng, nhưng đúng là Vân phong túc võ v v. Phạm thiên Thư không biết cũng chẳng sao vì ông chỉ làm thơ khi liên tưởng, đâu phải người bản địa hay khảo cứu Quảng Ngãi, tôi nghĩ vậy nên họa vận với những tâm sự của tôi khi mới về thăm quê nhà tháng 3/ 2005 trở vào Sài Gòn. Up lên trang tôi các bạn đọc nhé. Sẽ úp từng ngày nhé, các bạn đón đọc NDT 1.Bài xướng: THIÊN ẤN NIÊM HÀ (Núi Thiên Ấn) Vuông vức in xanh núi Ấn trời Đóa hoa sớm tối bốc mù hơi Bốn phương quần tụ mây làm tổ Một nét thơ đề sông hướng khơi Cong vắt chùa xưa dầm nguyệt dãi Lô nhô tháp cổ lạnh sao rơi Có thầy đào giếng khơi dòng nước Biến mất vào Thiên Ấn độ đời Phạm Thiên Thư Bài họa, tất cả đều y đề THIÊN ẤN NIÊM HÀ (Ấn trời đóng trên sông) Lưu lạc nhiều năm giữa đất trời Quê nhà biền biệt chẳng tăm hơi Mây vươn đỉnh biếc chiều xuân hẹn Trăng rụng dòng trong sóng nước khơi Cổ Lũy cô thôn mùa lúa trĩu Niêm Hà Thiên Ấn tứ thơ rơi Ngày nay Du Tử về quê quán Thảo mấy vần thơ để lại đời Ngã Du Tử 2. Bài xướng: THIÊN BÚT PHÊ VÂN (Bút trời phê mây) Đất núi lên trời ngọn bút lông Viết mây năm sắc gió phiêu bồng Văn chương điệp điệp non hồng ngọn Phù thế phiêu phiêu liễu biếc lòng Đầu Phật ai chôn hằn nhật nguyệt Nóc chùa trời lấp nếp rêu phong Phê Vân Thiên bút mây cuồn cuộn Trời có hay đâu bút nặng lòng Phạm Thiên Thư Bài họa: Điểm lại chữ tâm bằng bút lông Trăm năm soi xét gánh tang bồng Bút trời cặm cụi tô mây rựng Mực ngọc ung dung thảo mấy dòng Chốn cũ rợp đường tà áo lụa Đồng xanh lộng gió ngọn nghinh phong Phê Vân Thiên Bút ta còn nợ Đất mẹ quê cha trọn tấm lòng Ngã Du Tử
(Không hiểu sao ông lại dùng 2 chữ “lòng” ở vận chính, tôi thấy chưa được bèn đổi một chữ cho đẹp ra) ________________________----- (1) Trích Non nước xứ Quảng của Phạm Trung Việt
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 5 bạn đọc.
Kiểu: