Nữ nghệ sĩ Thanh Nga và nền Cộng Hòa (tập 1)
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 24 bài trong đề mục
clietc 29.01.2009 19:41:50 (permalink)
Nữ nghệ sĩ Thanh Nga và nền Cộng Hòa.

Nguyễn Công Liệt.
Bắt đầu viết đại trà: (19/10/10).

Chính vì họ đánh mất cơ hội khẳng định mình với lịch sử, thì nhân dân phải xem xét lại lịch sử hình thành của họ có minh bạch hay không?

1


Phần thứ nhất


1


Sau trận ném bom năm 1962, Dinh Norodom bị tàn phá nặng nề. Theo thiết kế mới của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (người đầu tiên đoạt giải Khôi Nguyên La Mã) vẽ theo yêu cầu của tổng thống Ngô Đình Diệm: Khi được Trưng cầu dân ý, Dinh được đổi tên thành Dinh Độc Lập. Sau khi Dinh sắp hoàn thành thì tổng thống Ngô Đình Diệm bị phế truất, nơi ấy được đồn đãi là trên miệng một con rồng, ắt nó phải nuốt chững người ở.
Trong khoảng bốn năm xây dựng, ngày 31 tháng 10 năm 1966 lễ khánh thành không xác định người chủ mới, người chủ tọa buổi lễ là ông Nguyễn Văn Thiệu. Tháng 10 năm 1967 chính thức được bầu, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu dời đến đó và là một người rất tin phong thủy. Ông biết là một lúc nào đó mình cũng bị con rồng ấy nuốt, nhưng quyền lực là một "món ngon" nhất trong đời, không dám sờ tay đến thì lịch sử chẳng bao giờ nhắc đến mình. Ông cho xây dựng một cái hồ có một con rùa để trấn giữ cái đuôi rồng và xem chừng đã ổn thỏa được mọi mặt trong nội các.
Dù sao thì ông ta cũng từng tồn tại và là người có thật trong lịch sử. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đứng đầu Việt Nam Cộng Hòa sau những biến cố nội các phức tạp. Ông về Dinh Độc Lập này, trấn giữ cõi bờ Nam đi theo chế độ Cộng hòa giống như nước Mỹ. Nhưng những người miền Bắc rêu rao ông là tay sai cho ngoại bang và là người "cõng rắn cắn gà" nhà. Ông Thiệu biết là chế độ Cộng Sản giỏi tuyên truyền, khó bề mà để ông yên thân, sẽ đả kích ông suốt thời kỳ ông làm Tổng Thống. Nhưng ông nghĩ: "Để rồi coi, đúng hay sai rồi ai cũng biết thôi...". Hiện tại, ông chỉ thích là mình vừa mới đạt được chức vị cao nhất, ông đang tận hưởng niềm hoan hĩ ấy mà thôi.
Tổng thống Thiệu cũng là "người phàm phu tục tử", nên việc lanh chanh với vợ làm sao khỏi. Ông nghênh ngang trước bà là mình đang ở trên vạn người, đố mấy ai làm được như mình.- Thường thì người ta làm tổng thống hay nhìn lại quảng đường mình đã trãi qua, tại sao mình làm được một chuyện mà ai cũng muốn đứng đầu một đất nước.
- Có mấy ông thôi! Chứ bọn đàn bà chúng tôi đâu có thích đâu...
Ông bĩu môi định chê "nữ nhi thường tình" làm được gì, nhưng gần đây bà xinh xắn hơn bao giờ hết, nét đẹp quyến rũ lạ thường. Nay làm tổng thống khó bề có vợ bé vợ mọn như thời còn là tướng, mà việc vợ chồng đố mà nhịn được. Bà biết vậy nên cũng có chút làm lờn:
- Tháng này ông đưa tôi chẳng được mấy đồng...Hay có con nhỏ nào đó lượm bớt rồi...- Chuyện hồi còn làm cấp Trung tướng dính díu với mấy cô vợ bé vợ mọn không làm sao bà Mai Anh quên, cho nên bà cứ nhắc lại hoài làm ông Thiệu cũng hơi cứng họng.
Người đời ít ai để ý, tổng thống đương nhiên có lãnh lương. Thế ra mấy bà phu nhân lẽo đẽo theo chồng có lương bỗng gì đâu? Đâu ai biết, bà Mai Anh mà "chảnh" là không được chồng đưa một cắc bạc nào...
Sẳn dịp, dinh thự có mấy vòng hàng rào an ninh, có người canh phòng cẩn mật, mở sòng bài tại dinh ai nào bắt? Bà Mai Anh rủ rê các bà vợ tướng tá khác tới chơi bài tứ sắc, còn nói là bà là phu nhân Tổng thống không có lương bổng gì, nên đánh bài để "kiếm thêm". Ông tổng thống rất bực, chỉ còn cách là kiếm chuyện với đám vợ tướng tá.
Thời gian ấy, thói quen ăn trầu của mấy bà lớn ghiền bài tứ sắc thường đi đôi với nhau. Bà Mai Anh cũng hay tiêm trầu và nhai ngấu nghiến trước khi chơi bài - Thuở còn con gái bà hay bắt chước mẹ ăn hoài, thói quen theo bà một khoảng thời gian dài. Mấy bà vợ tướng thấy vậy cũng bắt chước làm theo, vì là truyền thống từ xưa nên bà nào bà nấy cũng có chút nghiện nó. Món ấy dân giả ở chỗ khi nhai xong, phun tẹt ra đất một cách thoải mái mới đã, rồi vo hai vòng quanh miệng vuốt bã còn dính trên mép và chờ chất gây say cho con người lân lân.
Ông thổng thống ngoài việc muốn mọi người phải giữ dinh thự sạch bóng, hay tin dị đoan, ngán ngại người khác nhìn bã trầu đỏ hoe dễ suy luận càn là nội các "có chuyện". Ông tổng thống nêu nổi phiền lòng với bà phu nhân của mình, hay xem dinh Độc Lập đây như là nhà riêng là không được. Ông muốn bà phải bỏ hẳn thói quen ăn trầu, vì giờ bà là Phu nhân Tổng Thống, không thể ăn trầu rồi đụng đâu phun đó được. Ông phiền phức bà những việc ấy lắm, giảng giải cho bà nghe rằng đây là Dinh thự được cả miền Nam thèm muốn nhưng khổ nỗi vào ở thì phải làm cho người ta thấy mình là mẫu nghi thiên hạ, đi đứng phải phép, hiên ngang, nhất là không được khạc nhổ bừa bãi. Còn mấy bà vợ tướng, ông hù dọa là rớt chức chứ đừng tưởng là ăn được tiền của phu nhân ông.
Sau những lần đánh bài tứ sắc bà Mai Anh cứ thua hoài, xuất thân từ người có học vị nên bà không biết ma mảnh. Tổng thống khỏi cần nói gì thêm bà cũng ngưng không chơi bài nữa. Nhưng sau đó, bà than rằng ở trong dinh không khác chi trong cũi, buồn chết đi được.
Vợ tổng thống, bà Nguyễn thị Mai Anh- Giờ là phu nhân Tổng thống, khó mà đến rạp hát để ngồi nghe như người dân thường được. Thời gian này, Sài gòn nở rộ các đoàn hát cải lương và chương trình Đại nhạc hội. Các đào kép nổi danh không kể sao xiết, trong đó có ca sĩ Kim Loan và nữ nghệ sĩ Thanh Nga.
Mỗi khi chiều xuống thích đứng nhìn con lộ thẳng tấp trước cửa, bà là người rất thích nghe ca cải lương, thỉnh thoảng cho mời Thanh Nga đến hát tại Dinh. Bà đứng ngóng đợi nàng đến, đây cũng là niềm hân hạnh cho một người nghệ sĩ tài ba hát cho vợ tổng thống nghe. Ông thấy bà đứng ngắm ra con đại lộ phía Dinh đợi Thanh nga đến, ông bước tới cạnh để khéo léo nhỏ to.
Một lúc sau, một chiếc xe màu tối đen bóng vào cổng. Bà biết Thanh Nga đến, chờ khi lên trên lầu của Dinh. Từ xa, bà nhoẻn cười và dang tay chào đón một cách nồng ấm.
Bà phu nhân Tổng thống Thiệu là một người rất yêu quí Thanh Nga, có khi bà muốn ôm nàng vào lòng và tâm tình như hai chị em ruột thịt vậy. Cả hai đều giống nhau nụ cười đôn hậu của người phụ nữ miền Nam, đều là người được mọi người ngóng trông nhiều nhất, (và sau này, có số phận lận đận giống hệt nhau). Tuy hai người kẻ trên người dưới, nhưng phu nhân Tổng thống không bao giờ đối xử là kẻ bề trên với Thanh nga bao giờ. Bà hỏi thăm nàng về sự cố ở Ninh Thuận:
- Sự việc ở Ninh Thuận ồn ào quá! tội nghiệp cho em tôi- Bà Mai Anh vuốt ve Thanh Nga, rồi ốp má vào má nàng.
Thanh nga mủm mỉm, nàng quá dễ thương và biết làm cho người khác thấy mình dễ thương. Nàng quá nổi tiếng, đến độ một lần đi ca ở Ninh thuận thì có một người đàn bà kêu gào khóc lóc, nhất nhất loan báo với báo chí là nàng là con ruột của bà. Tiếng tăm thường cộng với phiền toái, bỗng một người ôm chầm nói mình là con ruột bà ta làm rối tung mọi chuyện. Nửa tin nửa ngờ, Thanh Nga thấy mình rất đổi giống người đó. Nàng đã bị tác động và đặt cuộc đời mình trong những câu hỏi. Mỗi một người có một điều thiêng liêng nhất trong tim, đặt đúng vị trí thiêng liêng đó vào đúng người mà mình yêu dấu chưa?
Thanh Nga nằm dài trong khách sạn, không nói không rằng như giận bà Thơ bấy lâu nay không cho nàng biết chuyện. Bà phải dỗ dành thề thốt, bà hôn Thanh Nga mấy cái như chứng tỏ lời bà nói thật, cái cách của bà cũng làm cho Thanh Nga giảm chút nghi ngờ và mình là con ruột của bà.
- Con coi kỷ đi, hai con mắt giống hệt như vầy làm sao mà không phải con mẹ. Mình có tiếng, người ta sẽ đồn thổi đủ thứ.
- Mẹ nói...Chứ lỗ mũi con thấy khác...
- Khác sao được mà khác. Nó cao cao dài ra ở chóp mũi, thấy lông lỗ mũi một ít. Còn gò má cũng hơi cao giống hệt nhau như vậy.
- Nhưng còn lỗ tai...của mẹ hơi dài còn con có chút tí.
- Thì phải có cái khác khác chút chứ!- Bà Thơ chống tay lên hông chối bây bẫy.
Nàng như ngột ngạt và thở không nổi. Lời mẹ nói ngẫm đi ngẫm lại cũng đúng, Thanh Nga lăn một vòng trốn tránh cái nhìn nghi kỵ của mình. Thật sự nàng muốn yên tĩnh một chút, nhưng bà Thơ chưa yên tâm không thể đi ra ngoài được. Bà sợ Thanh Nga có chút mềm lòng mà treo cổ, cho nên bà cố bám chặt con mình nuôi từ nhỏ và đó là thành quả mà bà chắt chiu bấy lâu nay.
Báo chí đăng tin rần rần, người hiếu kỳ quây chặt các con đường vào khách sạn.
Con đường nhỏ Duy Tân dẫn vào khách sạn Mỹ Châu, thị xã Phan Rang chật cứng người. Một xe du lịch màu đen mắc kẹt ở đó, tài xế la hét om sòm, cà-ra-vát bây giờ y như cái khăn chùi mũi. Xui cho ông Nguyễn Phú Hải, là Đô trưởng Đô thành Sài Gòn bị mắc kẹt ở đó. Người ta không biết đó là ông nên cứ lấn tới lấn lui làm xe ông không thể nhích lên được, đi ăn giỗ miền gió cát Ninh thuận quả là phiền phức. Ông chiều vợ rẽ sang hướng khách sạn, nơi bà Bầu Thơ và Thanh Nga ở trong đó.
- Thôi thì ông cứ ghé chỗ nào, biểu bà Thơ dẫn Thanh Nga tới...Chứ gì kiểu này làm sao đi. Bà phu nhân than thở, một tiểu thơ giàu có ở miền Tây mê cải lương như điếu đổ.
- Đầu đuôi cũng do em!- Ông Đô Trưởng rất yêu thương vợ, nhưng không trách không được- Không muốn ở nhà con rể, thì tới nhà khách anh sui mà ở, đòi tạt sang đây làm gì.
- Em muốn xem Thanh nga có bị hề hấn gì không?
Lúc ở trường Gia Long, bà một thời học mặc áo dài tím rịm đã có mặt gần như các rạp hát lớn. Lúc lấy ông còn làm ở Bộ Kinh Tế, bà có giao kèo là sau này vẫn phải đưa bà đi xem cải lương. Vì có chức có quyền, lại thêm rất mến mộ Thanh Nga. Lần lảnh giải Thanh Tâm bà được bà Thơ mời tới Bồng Lai tửu quán dự, còn chụp hình với Thanh Nga. Nay Thanh nga bị đồn thổi là con nuôi của bà Thơ, một người đàn bà tên là ba Ngọng tự nhận là mẹ ruột, rằng có yêu cầu muốn gặp lại con mình. Bà Thơ từ chối thẳng thừng và rời rạp Thanh Bình để về khách sạn trông chừng Thanh Nga. Khán giả vây kín bà để nghe ngóng tin tức, từ rạp về khách sạn người mỗi lúc mỗi đông. Phu nhân vợ chồng ông Đô Trưởng có con gái gả cho con trai ông Tỉnh Trưởng tỉnh Ninh Thuận, được lời mời ăn giỗ ông bà đàn trai nên có mặt ở đây. Nghe tin Thanh Nga bị phiền phức định tạt sang khách sạn thăm hỏi, nhưng mới vừa vào con đường nhỏ thì bỗng chốc đám đông chen lấn làm cho chiếc xe bị kẹt giữa đường.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.12.2012 10:45:29 bởi clietc >
#1
    clietc 26.06.2011 12:31:54 (permalink)
    II


    II


    Phần vợ chồng ông Nguyễn Phú Hải sau khi kẹt xe, cà-ra-vát của tài xế y như khăn chùi mũi. Đám đông vây kín đường Duy Tân không nhúc nhích một chút nào, bà than thở và ông liền cho người cận vệ mang danh thiếp vào Ty Cảnh Sát Ninh Thuận nhờ họ giúp đở. Một Đội cảnh sát tức tốc túa ra đường, mặc thường phục và giả dân thường cũng có. Bọn họ dùng dùi cui giải tán đám đông, bấy giờ người ta mới để ý chiếc xe du lịch màu đen chở ông Đô Trưởng Sài Gòn. Họ cũng muốn coi mặt ông bà như Thanh Nga, ông Đô trưởng là ai hoặc vợ ông ta đẹp không? Nhưng trước sự quyết liệt của Cảnh Sát bảo đảm an toàn cho ông, đám đông phải tạm thời dạt sang hai bên đường.
    - Tôi không muốn dùng quyền hạn nào, cuối cùng tôi cũng phải dùng- Ông Đô Trưởng nực nội trong người nói loáng thoáng như vậy, làm như ông chẳng thích dùng quyền uy khi mình đang có quyền uy.
    Sau khi cảnh sát hết hồn không hay biết ông Đô Trưởng mắc kẹt trong đám đông, là sui gia với ông Tỉnh trưởng Ninh Thuận. Hai đoàn vệ sĩ chạy bộ theo xe hộ tống về Dinh thự Tỉnh Trưởng, họ còn vây kín vòng ngoài vòng trong hai lớp. Ở đó, bà Phu nhân ông Nguyễn Phú Hải viết giấy mời bà Thơ và Thanh Nga tới gặp.
    Cho đến khi bà phu nhân Nguyễn Phú Hải có giấy mời bà Thơ và Thanh Nga đến chỗ bà ấy, bà Thơ mới vỗ về hơn nữa.
    - Con thay đồ đến gặp ông bà Đô trưởng, giữ quan hệ để làm ăn lớn sau này.
    - Con mệt quá mẹ ơi! Con muốn ngũ à.
    Bà Thơ cũng hiểu là Thanh Nga chấn động tâm lý sâu sắc, nội tâm con người đôi khi làm cho con người đó nhấc chân nhấc cẳng lên không nổi. Khán giả bên ngoài cũng đông, ai biết trong đám đông sẽ xảy ra chuyện gì. Bà Thơ biết khán giả bu quanh là vì Thanh Nga, chứ bà bước ra ngoài khán giả chỉ tò mò một chút rồi thôi. Bà cho làm như vậy là để Thanh Nga đừng đau khổ, quả tình đoàn Thanh Minh gần đây bị đoàn Thủ Đô lấy mất khán giả phải ra tận Phan Rang này, không chừng việc nhận mặt Thanh Nga làm con ruột là mánh khoé của họ.
    Chỉ có bà Thơ đến nơi còn Thanh Nga đâu không thấy, bà phu nhân lấy làm lạ liền hỏi ngay:
    - Thanh Nga đâu? Họ đồn quá đồn, vậy chuyện có thật không bà Thơ.
    - Chào ông bà Đô Trưởng, chào ông Tỉnh- Bà Thơ lễ phép chào từng người- Làm gì có, con tui nuôi từ nhỏ mà...Nay nó nổi tiếng thì người ta lại đồn bậy bạ như vậy thôi, chắc là bà ấy thích nó quá...
    - Người đàn bà ấy không đến độ bị tâm thần, cũng không phải là người mê đắm thần tượng dám làm chuyện bậy bạ.
    - Tụi tui đây có chức có quyền, chỉ hy vọng bà nể cho mà nói thật. Chúng tôi cũng không đến độ tọc mạch người ngoài đâu, nếu xét thấy tình cảnh Thanh Nga đáng thương tụi tui còn yêu quí con bé hơn. Còn bà, chúng tôi cũng có thể phụ giúp đở vốn làm ăn, gần đây đoàn Thanh Minh đang gặp nhiều bất trắc thì phải?
    Trước mặt hai ông quan lớn, tựa như giấu giếm điều gì với họ sẽ mang tội “khi quân” như thời vua chúa. Bổng bà mềm nhũn người, lúng túng đôi điều. Tựa như rằng bà muốn thú nhận Thanh Nga là con nuôi do ông Năm Nghĩa chồng bà xin về nuôi từ nhỏ và rằng bà không muốn giấu giếm người có chức có quyền nhưng phải giấu Thanh Nga cho bằng được...Nhưng bà Thơ vẫn chưa chịu nói.
    Vừa lúc ấy, con trai ông Tỉnh trưởng Ninh Hải là dược sĩ Ngô Khắc Tỉnh chở vợ tới để làm lễ chào hỏi ba mẹ vợ. Một phần vì vợ cũng y chang như bà phu nhân Đô trưởng, mê cải lương như điếu đổ mong đến nhìn mặt Thanh nga, vừa đến cắt ngang tâm trạng bà Thơ.
    Thân phận hèn mọn hơn những người kia nên bà Thơ nán câu chuyện lại, phần để cho chuyện gia đình sui gia thơm thảo. Một lúc sau những người đàn ông xum xoe một bên bàn tiệc rượu, còn những người đàn bà tìm chỗ khuất để chuyện trò. Nếu nghe lõm được câu chuyện của những người đàn bà, thì chỉ nghe bà Thơ phân trần đoàn Thanh Minh đang có chiều hướng xuống dốc. Bà Kể:
    - Tôi rất buồn vì đoàn Thanh Minh đang gặp nhiều khó khăn, tính từ lúc Út Trà Ôn bỏ đi tìm gặp ông Ba Bản...Không ngờ, đó lại là duyên cớ cho ông Ba Bản thành lập đoàn Thủ Đô.
    - Từ thời anh năm Nghĩa còn sống, Út Trà Ôn ở đoàn Thanh minh. Tánh tình của ổng thấy cũng hơi nóng nảy?
    - Trời ơi! Ông Út Mười làm reo số một, hoạnh hẹ tôi riết mà muốn phát khùng. Tới giờ hát là hay giận hay hờn rồi bỏ đi đâu đó...
    - Có việc đó nữa sao? Ổng ...bỏ hát à?
    - Trời ơi không biết đi đâu. Giờ tôi kể lại mà còn lên ruột...Tới giờ kéo màn mà chưa thấy ổng về, bầu gánh nào chịu đựng nổi.
    - Rồi ổng có về không?- Hai mẹ con bà phu nhân Đốc phủ sứ còn muốn lên ruột chứ đừng nói gì bà Bầu Thơ.
    - Có...Về kịp giờ. Nhưng tính tình cứ như vậy hoài.
    - Ờ! Làm hết hồn...Sao ông Út Trà Ôn hát cho đoàn thanh Minh lâu lắm rồi mà...
    - Hồi anh Năm Nghĩa còn sống... Lúc đó cứ nghĩ đoàn Hoa Sen hùng mạnh của Bảy Cao sẽ đánh gục đoàn Thanh minh. Từ khi con Thanh Nga lảnh giải Thanh Tâm, rồi còn được Hữu Phước về cộng tác khán giả đầy nghẹt rạp mừng lắm. Nhưng từ khi anh Năm Nghĩa tôi mất, cộng với việc ông Út Mười hay chứng tôi có ý để Hữu Phước đảm trách vai trò của ổng. Giờ ổng bốn mươi rồi, nhưng mấy lần đều bị khán giả la ó, nhất là tuồng “Chiếc lá vàng” phải trả vé lại khán giả mới chịu. Hôm đó ổng bệnh thiệt.
    - Chị làm bầu gánh tôi cũng thấy mệt mỏi thiệt, giờ ổng về đoàn Thủ Đô còn mệt hơn...Đúng là mất ông Út trà Ôn là mất cả.
    - Sự việc tưởng chừng dừng lại đó. Nào dè Hữu Phước với ông Út Trà Ôn có chuyện, táng ông Út một bạt tay trước mặt mọi người (nhiều người cũng thấy hả hê chuyện đó). Nào dè ông Mười lại chạy ngay tới ông Ba Bản cầu cạnh, đoàn Thủ Đô trong tích tắc được thành lập ngay.
    Bà phu nhân húng hắn ho, liếc chừng bên bàn tiệc nhậu. Bà Thơ cũng biết ý nên giữ chừng mực. Ông Nguyễn Phú Hải còn là bạn thân của ông Ba Bản, thỉnh thoảng ghé hãng dĩa Ngô Đình Khôi xem đoàn Thủ Đô tập tuồng. Ông còn đề nghị sửa chữ “Tàn canh” thành chữ “sang canh” cho nó hên, nên vỡ tuồng của soạn giả Thu An tựa đề là “Tiếng trống sang canh” là vậy. Đó là vỡ tuồng đang hút khách ở rạp Thanh Bình, dù hát cả tháng nay mà vẫn hút khách. Đẩy đoàn Thanh minh- Thanh Nga vào thế khó khăn, phải đi lưu diễn xa, chứ ở các rạp Nguyễn văn Hảo và Thanh Xương từng là một thời nay ế ẫm.
    - May mắn là chị còn là khán giả thường xuyên của gánh Thanh minh, còn dịp cho tôi tâm sự. Khán giả bây giờ gần như quay mặt với đoàn Thanh minh rồi...
    - Ông Ba Bản giàu có, chắc là đấu đá với ổng không lại đâu. Tôi cũng phục ổng làm ăn giỏi có nhiều vốn.
    - Ổng là con của đại điền chủ ở Bến Tre lên, chứ tay vừa sao! Hôm Út Trà Ôn sang đó, ổng đã đền hợp đồng và đưa cho tôi hai triệu.
    - Ổng từng trúng thầu làm đường từ Thủ Dầu Một đi Buôn Mê Thuộc, rồi mở xưởng Hoàng Sơn làm dĩa hát. Nay ổng thành lập đoàn Thủ Đô, cưng ông Út Trà Ôn như trứng mỏng. Trả thù lao cao ngất ngưỡng, gần ba triệu đồng, mấy người khác cũng nhiều. Đoàn Thanh Minh cũng như đoàn Hoa Sen sánh không kịp rồi...
    - Thế mới có việc đi lưu diễn xa tới Bình thuận này. Vậy mà cũng gặp chuyện rắc rối...
    - Vậy Thanh nga là con của ai?
    - Sao?
    - Trời ơi! Có gì nói thiệt với nhau đi. Tôi khuyên bà thế này, ở đây dù sao cũng ồn ào rồi. Mấy tay săn tin đã đăng là nó con bà Ba Ngọng, khán giả có người cũng nghĩ vậy. Hát ở Ninh Thuận này nữa không tiện, chi bằng bỏ hợp đồng với rạp hát tiếp tục đi ra Nha Trang...
    - Mẹ con nói nghe hợp lẽ, chi bằng dì đi hát nơi khác Thanh nga mới được an toàn. Con lì xì cho dì một ít để trả tiền thuê rạp, dì cứ làm theo ý mẹ con xem ra hay.
    - Tôi rất chân thành nhận thành ý của hai người, sẽ đi Nha Trang hát liền. Còn việc Thanh Nga là con của ai thì thế này...
    Nói đến đó, bà Thơ ghé tai nói nhỏ chỉ cho mẹ con bà phu nhân nghe. Báo chí gần đây săn tin ráo riết, xem ra họ đang theo dõi phía ngoài Dinh thự, cần thiết phải kín kẽ. Bà Thơ không biết nói gì, thấy cả hai mẹ con phu nhân Đô trưởng ưng bụng lắm.
    “Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình”- Từ khi ông Năm Nghĩa mất, câu nói ấy gần như người ta dành riêng cho bà Thơ, rồi tựa như bà quyết định sao thì tuỳ. Người ta chưa quen thấy người đàn bà quản lý gánh hát, ý thị phi vẫn còn nặng nề và người ta nhìn theo cái nhìn của họ, rằng trước sao gì người đàn bà đó cũng ngã quỵ, buông xuôi mọi việc nên gần như người ta không dính vào, người có ý yêu thương thì cho một vài lời khuyên hoặc là họ đưa ra chuyện thảm bại trước sau gì cũng sẽ xảy ra. Quả là một người đàn bà đứng trước nhiều thử thách như những quí ông, người ta cứ cứ mong chờ nay mai người đàn bà đó sẽ ngã.
    Bà Thơ được khuyên hãy tỏ vẻ yếu đuối trước tình huống này, bà không nên diễn tuồng ở đất Ninh Thuận nữa và có lẻ như vậy thì ông Nguyễn Phú Bài sẽ hả hê.
    - Dù sao thì ông ấy cũng là bạn của ông Ba Bản, chị nên tránh hát hò ở đây. Coi như là ta thua đoàn Thủ Đô một hiệp, mặc dù không có bằng chứng nhưng việc nhận con của bà Ba Ngọng phải có ai đó đứng đằng sau việc ấy.
    - Nói như vậy là Thanh Nga là con của bà Thơ hả mẹ?- Đứa con gái hỏi lại người mẹ và những người đàn bà biết rằng mình rất yếu đuối trước sức mạnh của đàn ông. Nhất là những toan tính của họ.
    - Chị khuyên vậy cũng hay, ý chừng như cả nể ông Đô Trưởng. Những ngày ông ở đây nên để dân chúng yên bình, đây có sự sắp xếp nào đó từ các đoàn hát để đánh bại đoàn Thanh Minh.
    - Chắc chắn là vậy! Bởi vì họ biết cả lúc ông nhà tôi phải ra đây. Nếu còn hát là còn ồn ào, bị dân chúng quất rầy làm ông nhà mất mặt, còn nếu bỏ đi thì phải mất tiền hợp đồng thuê rạp.
    Bà Thơ ngẫm nghĩ một lúc và bà đồng tình với bà phu nhân, dù sao bà ấy cũng nói đúng. Những người đàn bà hay hơn những người đàn ông là nhẫn nhục, biết thua keo này sẽ bày keo khác...Sự thắng thua ở cấp độ quản lý đoàn hát âu cũng là sự thắng thua của bộ môn cải lương trước thời thế. Thế hệ của chồng bà yêu mến môn nghệ thuật ấy, bà quyết tâm giữ gìn sự nghiệp cho chồng con. Xưa nay những người đàn bà yêu chồng yêu con đều làm như vậy, một chân lý bình thường nên còn sức thì bà còn quyết đấu tới cùng. Bà Thơ có quyết định ngay tức thời là sẽ đi và rút đoàn hát đi khỏi đất Ninh Thuận. Lịch sử đã chứng minh bà Thái Hậu Dương Vân Nga có một bước lùi vĩ đại, nên bà là một con người vĩ đại. Đây là bước lùi vĩ đại của một người đàn bà vĩ đại, quản lý đoàn hát cải lương nhưng hoàn toàn phải đối phó với cánh mày râu đầy mưu mô là cần thiết cho gánh hát Thanh Minh tiếp tục tồn tại. Người ta đã đánh trúng con bài chủ lực mà bà đang nắm giữ, đó là Thanh Nga con của bà.
    Đến khoảng tối, Bà Thơ mới trở về khách sạn Mỹ Châu. Bà yêu cầu đoàn hát thu xếp nhanh chóng và đi ngay trong đêm đó, càng chứng tỏ đoàn Thanh minh bại trận càng tốt. Mấy ông đàn ông rất dễ say sưa với chiến thắng, chủ quan thì lúc đó bà sẽ tính toán lại.
    - Nhanh nhanh dọn dẹp đồ đi Nha Trang...Nga!
    - Lại đi nữa hả mẹ?
    - Sao? Khóc ướt cả gối nằm hả?- Bà Thơ liếc nhìn thấy ly nước ở gần đó và bà biết tỏng là Thanh nga đổ lên gối một ít.
    Từ khi bà Thơ đi, Thanh Nga hết nằm dài trên nệm êm ấm của khách sạn, thì bò ra cửa sổ ghé mắt nhìn ngoài đường xem khán giả họ bớt bu quanh chưa. Đôi khi áp lực từ khán giả mình không còn là mình, Thanh Nga lấy nước chấm chấm trên mắt như đang khóc, kẻo lỡ như ống kính của báo chí chụp hình từ xa, thì cũng thấy nàng có xúc động. Thanh Nga khóc thật có mà giả bộ cũng có, nàng khóc thật là vì tuổi nàng còn ít nên dễ tin rằng người mẹ kia là thật, rồi đồng cảm với nổi khổ của người mẹ mất con ấy. Nàng khóc giả là vì người mẹ thật quá khắt khe với nàng. Nàng đổ một chút nước lên gối là e ngại khi chỉ mình trong khách sạn, ai đó lẻn vào phỏng vấn thì ít ra cũng có cớ nói ra tâm trạng của mình nhập tâm cho sự ly tán của hai mẹ con. Nhưng còn việc nàng là con ai thì còn phải chờ thẩm định rõ ràng, có trước có sau xem có hợp tình hợp lý không cái đã. Không có một ai vào phòng phỏng vấn, chỉ có bà Thơ thấy nước đầy gối là hiểu nước mắt nào mà nhiều thế. Bà trách nhè nhẹ:
    - Vừa vừa thôi, làm sao để tin...Chứ nhiều như vậy nhìn là biết liền.
    Thanh Nga bị lộ mánh khoé cũng mắc cỡ, bỗng chuyển sang trách cứ thật.
    - Con khóc là vì mẹ quản lý con chặt quá! Không làm sao để qua mắt mẹ được.
    - Quản lý con thế nào mà chặt...Ta là người mẹ dễ chịu nhất từ trước tới giờ...
    - Dễ chịu đâu không thấy...Con yêu ai mẹ cũng không cho. Thanh Thanh Hoa còn lấy được người mình yêu, cùng trốn với anh Nam Hùng sống vì tình yêu đó. Hai đứa con từ nhỏ cùng ở chung hát chung, cùng lảnh giải Thanh Tâm. Nhưng Thanh Thanh Hoa đạt được những gì chị ấy thích.
    Bà Thơ buông mình xuống chiếc giường, ngồi cạnh Thanh Nga vừa xếp đồ vừa giảng giải;
    - Con còn nhỏ con không biết rành. Dư luận ở đời vẫn cổ xuý, khi con gái có tài sắc, thì người ta gán ghép người đó với những người có tiền của hoặc những chính khách nổi tiếng họ mới vừa ý. Nếu như là khác đi, ta cũng bị mất tiếng tăm...Chuyện của Thanh Thanh Hoa là chuyện hiếm có, được giải Thanh Tâm thì không tìm danh lợi như những người con gái khác. Nhưng nó sẽ gặp ngay ngang trái ở đời, khán giả bớt thôi không còn nhìn nó là thần tượng nữa. Trước sự quyết liệt của Thanh Thanh Hoa, mẹ và cô Phùng Há đở lời cho nó để có một đám cưới. Coi như là chống đở cho nó trước dư luận đang xôn xao, hợp thức cho tụi nó trước dư luận cũng vì cái chung cho giới Cải lương. Thiệt xưa nay không thấy con nhỏ nào thông minh, mau tiến bộ như nó...rồi đùng một cái đổ sông đổ biển mọi thứ.
    - Mẹ khen Thanh Thanh Hoa mọi thứ thế còn con?
    - Cũng cái tật ganh ghét nhau đó mà nó bỏ đi. Trước mẹ phải bỏ gần bốn mươi đồng để đền hợp đồng, còn đưa cha mẹ nó một số tiền khá lớn. Hai đứa bây cứ hục hặc hoài, chán quá...
    Bà Thơ giảy nảy trăm chuyện phải lo, bà bỏ ngang những việc đang thu xếp. Áng chừng như thấy một sự việc nào đó có thể thay đổi được tình huống này, nhưng rồi cuối cùng bà khoát tay:
    - Nhanh đi trong đêm nay thôi.
    Tối đêm đó, đoàn Thanh Minh tức tốc dời đi Nha Trang trình diễn.




    <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 15:12:41 bởi clietc >
    #2
      clietc 30.06.2011 17:11:48 (permalink)
      III

      Dinh thự Tổng Thống đương nhiên là đẹp nhất rồi, Thanh Nga được mời đến lần này là lần thứ hai nhưng chưa lần nào biết hoàn toàn hết các phòng ốc của dinh thự.
      Dinh Độc Lập trang nghiêm được giữ an toàn mấy vòng an ninh, nó sừng sững giữa thủ đô Sài Gòn và là nơi đồn thổi rất nhiều chuyện bí ẩn. Trông mấy người mặc sắc phục, hai tay vòng ra sau lưng đứng dạng chân ra, như là các pho tượng người không thở và nhìn thẳng băng không chớp mắt cái nào. Nàng đi qua họ, trong chiếc áo dài cổ cao bông mỏng và theo phu nhân hướng tới phòng tiếp quí khách. Bà Mai Anh chỉ mời nàng dạo quanh đại sảnh, rồi hai người vào phòng khách.
      Tức thời, có người đến ân cần hỏi nàng dùng gì. Thanh Nga nói là để nàng uống nước suối Vĩnh Hão, chứ không dùng nước coca-cola. Mấy người nữ phục dịch thấy lạ, bởi vì tới Dinh Tổng Thống được chiêu đãi mà không uống nước ngọt cho ngon. Thanh Nga lúc này đã nổi danh khắp lục tỉnh, nàng được các nước châu Á tôn vinh tài sắc vẹn toàn.
      Tới nơi thì phải hát hò, nàng trình diễn những bài hát tâm đắc nhất, gồm có các trích đoạn: "Sơn nữ Phà ca", "Nửa đời Hương Phấn" và bài "Mưa Rừng". Thanh Nga ở đó để đợi bữa cơm thân mật cùng gia đình Tổng thống. Trong lúc chờ đợi để sang phòng ăn, nàng còn được diện kiến Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, ông vừa mới hội họp với các tướng lãnh những việc nội bộ bí mật. Phận dân thường, Thanh nga chỉ biết ngồi nghe ông khen ngợi và giải thích một số tình hình đang diễn ra. Nàng là dân thường được hát cho phu nhân và gặp gỡ được vị Tổng thống là một điều hiếm có mấy ai khi nào được hân hạnh ấy. Nhưng trong Dinh, nàng chỉ đi qua mấy phòng ốc có giới hạn và dưới sự canh phòng cẩn mật của đám vệ sĩ, gây cảm giác căng thẳng chứ không mấy được tự nhiên.
      Khi Tổng Thống vào, nàng đứng lên cúi chào ngài rất lâu. Nụ cười pha chút căng thẳng và nàng canh chừng điệu bộ của mình hết sức kỹ càng. Tổng thống mời nàng ngồi, có bà phu nhân ngồi cạnh nhưng nàng vẫn nghe người run rẩy, biết phải phép và cười nhẹ nhàng hiền lành.
      Tổng Thống hỏi qua quít về nghiệp ca hát của nàng, nhưng nàng chỉ nói được mấy từ chung chung, đại loại như "khấm khá", "sống được", chứ không nói gì nhiều về Cải lương. Đột ngột, nàng nghĩ không thể nào trả lời mãi nên mới hỏi lại một câu:
      - Thưa Tổng Thống, vì sau hai bên đánh nhau hoài vậy?
      Thật là ngây thơ, nàng cũng không biết tại sao mình lại đi mở lời hỏi như vậy. Bà phu nhân có phần nào đó động viên và muốn nàng đừng sợ gì, câu hỏi ấy bình thường. Đối với ngài Tổng thống, chuyện đó phải giải thích cho dân hiểu chứ không được "bắt nạt". Tuy vậy, câu hỏi giản đơn này cũng là câu hỏi của muôn đời. Tổng Thống có chút nghiêm nghị, ông ta húng hắn ho nhẹ:
      - Gần như đời nào cũng xảy ra, ai sinh ra cũng đã thấy có một cuộc chiến tranh.
      Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có vẻ hài hước, than thở về kiếp con người hơn là nói về chuyện hiện tại. Ông ta như cố tránh giải thích rõ ràng về nguyên nhân gây ra cuộc chiến hai miền Bắc- Nam, bản thân ông hình như cũng không hiểu được vì sao nó xảy ra nữa là. Ông chỉ nói một cách bình thường, bởi vì chuyện chiến tranh gần như khó mà tránh được:
      - Nước nào cũng vậy, không xảy ra cuộc chiến này thì cũng xảy ra cuộc chiến khác. Khi tôi sinh ra đã thấy nó rồi, nó có quá trình xảy ra rồi và giờ tôi không ngờ mình đứng vị trí trên cao nhất trong một cuộc chiến. Tôi phải quản lý nó và rõ ràng mục tiêu bao giờ cũng phải làm sao cho nó chấm dứt. Mặc dù rất biết rằng, chấm dứt cuộc chiến này rất khó và con người ta lại có khi lao vào cuộc chiến tranh khác mà thôi...
      - Ngài nói thật là khó hiểu quá...
      Tổng thống Nguyễn văn Thiệu cười gằn, đúng là nữ nhi thường khờ khạo. Ông ta chỉ mới nói những khái niệm chung chung chứ chưa sâu sắc, vậy mà người con gái trước mặt ông lại không biết gì hết.
      - Cô Thanh Nga là nghệ sĩ, nên cô không hiểu là phải. Nhưng đối với Cộng Sản thì tôi biết là, khi không tỏ rõ quan điểm của mình thì cô sẽ bị bắn ngay.
      Thanh Nga giật mình, bởi vì nàng tới để hát hò thôi và đã tránh nói đến chiến tranh. Nhưng giờ đang đối mặt với đề tài thời sự nóng bỏng ấy, rồi còn nghe đến mạng sống con người sao mà ghê quá. Nét mặt hơi tái xanh, nàng hết muốn cáo lui nhưng bà phu nhân cầm tay nàng trấn an và đợi cho Tổng thống giải thích thêm rồi mới cho về. Ông Tổng thống Thiệu thôi không ngồi chéo chân, khòm người ra bàn để lấy điếu thuốc châm hút. Điệu bộ sang trọng, lịch sự từ tốn. Ông cố kể lại quảng đường binh nghiệp của mình.
      - Năm mới 23 tuổi, người ta có thể nào biết mình làm Tổng thống sau này không? Đương nhiên là không, tôi chỉ phản ứng theo cách thông thường là tìm con đường công danh thuận lợi riêng cho mình, chứ ít ai dám tin mình sau này làm Tổng Thống. Khi Nhật đánh chiếm Việt Nam mình, cái bực mình nhất là cướp bóc thóc lúa mình làm ra. Cha tôi đánh bắt cá về cực nhọc đều bị chúng lấy hết, phản ứng là phải cố giữ phần ăn để duy trì cuộc sống cho sau này và khi thấy có điều kiện tôi phải làm thôi. Khi nghe Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, tôi nghĩ là Việt Nam cũng cần phải độc lập mới gìn giữ được những thành quả lao động của mình. Thế là tôi tham gia đội quân Việt Minh, nhưng cũng phải nói là càng lúc tôi càng ngạc nhiên về họ. Họ bắn giết những người nhà giàu nhiều quá, rằng họ gom đất có từ thời cha ông khai phá của nhiều người về tay mình, rằng giải phóng dân tộc làm chi mà tất cả của cải thuộc về họ và người dân chẳng có một tất đất nào để làm của cải, không có gì thì người dân chẳng khác nào nô lệ thì theo Cộng sản làm gì. Ngoài ra dân thường còn học vấn kém, về tư tưởng mấy ai để ý nó thuộc loại nào. Thế nhưng, họ hỏi theo chế độ nào mà không trả lời rành, thì họ cho là Chủ Nghĩa Xét Lại và họ bắn.
      Thời đó mấy ai so đo chuyện ý thức hệ, tôi cũng sợ họ hỏi mình trả lời không được thì họ bỏ mình vào rọ mà thả ra sông, nên tôi trốn đi học ở trường nghề Đỗ Hữu Vị. Vào Sài Gòn lúc đó, nhóm trai trẻ nào cũng thích bộ đồ đẹp của lính Pháp và cảm thấy họ giúp đở Bảo Đại để lập lại trật tự trị an cho dân mình nên tôi tiếp tục nhảy qua trường Hàng Hải, bởi vì lính thủy có đồ đẹp nhất.
      Ba tôi khi xưa thường đi biển, nói là sẽ cho tôi ăn học đừng ra biển. Ở đó có thể kiếm ăn dễ nhưng ít ai còn mạng đến hết đời, trước sau cũng bỏ lại thân mình trả lại cho cá tôm: Nhân quả thôi. Tôi nhớ lại lời ông, sự thể đưa đẩy thế nào mà mình lại đi biển thế này nên đang có lời thiết tha từ nhà vua, khuyến khích người có học vị học trường Võ bị Đà Lạt để làm Sĩ quan cho nước nhà, thì tôi nhảy qua đó. Ra trường làm thiếu úy, rồi tham gia quân đội là một bước tiến thân như bao nhiêu người trai trẻ khác thôi. Con đường binh nghiệp nó như vậy, thì phải theo như vậy. Ai biết là Việt Minh đánh Pháp te tua, rồi việc ký kết gì đó ở Giơ-neo-vơ ra trò hai miền Bắc Nam ai mà biết.
      Theo tôi nghĩ, Tổng Thống Diệm là người có học thức cao thì ông làm công việc của người có học thức cao. Ông cũng chỉ là người muốn làm gì đó cho dân Việt mình, thử hỏi giữa nước Mỹ giàu có và nước Nga nghèo khó, chơi với ai đây. Đương nhiên là chơi với nước Mỹ vẫn hơn sao, trong khi đó người ở miền Bắc vẫn khư khư là theo Nga. Hỏi cô Thanh Nga, đời cô muốn giàu hay nghèo, muốn khổ hạnh hay sung túc. Trước mắt sờ sờ là người miền Bắc gom đất đai, tịch thu tài sản của mọi người rồi và cô có làm lụng tới đâu cũng đưa cho họ hết thì cô theo không? Tôi có tham gia lật đổ Tổng Thống Diệm thật, nhưng cũng có thông cảm là phía Cộng sản cứ xúi giục nhiều giới trong xã hội, phá hoại ý tưởng Quốc gia thì tức không? Chỉ mấy năm đứng đầu, Tổng Thống Diệm đã làm cho Sài Gòn có tên là Hòn Ngọc Viễn Đông, thử hỏi mấy ai làm được. Nếu theo Cộng Sản bao giờ dân Việt mới giàu, không chừng nghèo từ đời cha tới đời con. Người nghèo rách tươm họ mới chịu xem là người chân chính, cái kiểu nghĩ dị họm như vậy mà họ lại ca ngợi mãi và họ vẫn luôn luôn coi đó là lý tưởng của mình.
      Khi làm người đứng trên cao, ai không muốn làm cho dân mình giàu có. Tôi làm Tổng Thống cũng phải nghĩ như vậy mới được chứ, tôi đang tìm cách làm cho dân mình ấm no đây, không lẻ tôi kêu họ: " Nè! miền Nam đây, hãy làm cho nghèo nàn lại đi...". Cô hiểu tôi nói chứ, vị trí của tôi chẳng qua là thời thế sắp đặt thôi cô ạ.
      Thanh Nga ít khi gãi đầu, nhưng nghe Tổng thống Thiệu phân bày nàng hết sức rối trí. Ông ấy nói dai như đĩa, không cần biết nàng có nghe hay không? Nàng cũng hiểu là lời trân tình từ vị Tổng thống hay tin dị đoan, thời thế chẳng qua là do trời đất sắp đặt và ông ấy xem số phận con người là ván cờ của bề trên mà thôi. Cái đó thì nàng hiểu, còn mấy từ ngữ như "tư tưởng", "cộng sản" hoặc "quốc gia" nó khái niệm cụ thể như thế nào thì nàng chịu. Nàng cũng chỉ mới học được vài lớp tiểu học rồi đi ca hát, còn Tổng thống học tới lớp 9 lận- Ổng học giỏi ghê!- Nàng khen thầm Tổng thống và không dám hó hé gì thêm, sợ ông lại tuôn trào lời lẽ mênh mang, chỉ còn ngồi khóc nữa thôi.
      Đợi khi dùng bữa cơm cùng gia đình Tổng Thống, Thanh Nga mới biết là đồ ăn thừa mứa nhưng chẳng mấy ai dùng nhiều. Riêng nàng thì nghe ngột ngạt, ăn miếng nào đều thấy khó nuốt miếng ấy, có khi không nhai mà nuốt luôn. Thanh Nga được cho phép về, nàng được tặng quà hậu hĩnh. Trong tất cả các món quà giá trị, phải có những con búp bê nhồi bông nàng mới thấy có giá trị. Đó là cá tính mà nàng duy trì từ thời còn bé tới giờ và bà phu nhân Đệ nhị Cộng Hòa biết điều đó.
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 15:13:33 bởi clietc >
      #3
        clietc 04.07.2011 15:09:44 (permalink)
        IV



        Sau khi Thanh Nga ra về, Tổng Thống Thiệu sang phòng đọc sách một mình. Sau bửa cơm, đó là thời khắc riêng tư nên phu nhân biết phải lui về phòng với mấy đứa con mình. Ngài ngồi nhâm nhi điếu thuốc nghĩ ngợi nhiều về cuộc chiến tranh mà mình liên đới và còn là người có tham vọng trong cuộc chiến ấy, làm sao để giải quyết nhanh chóng những người Cộng Sản.
        Cuộc chiến tranh Việt Nam mỗi lúc mỗi tàn khốc, nhiều học giả cố giải thích vì sao nó xảy ra. Nhưng chung qui là Việt Nam đang trên con đường tìm kiếm tự do dân tộc, nên ông Hồ Chí Minh dấn thân vào con đường tìm kiếm độc lập. Còn ông, những người lính ở miền Nam từ nhỏ tới lớn nghe nói đánh để có hòa bình, chẳng biết ất giáp gì đến cuộc chiến nhưng đã đang mặc áo lính và nước Mỹ là đàn anh của cả thế giới không muốn ủng hộ người ở miền Bắc cầm quyền nên can thiệp. Thoạt đầu là thế, nhưng sự việc bị đẩy đưa sang ý thức hệ : Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Cộng Sản.
        Người Mỹ dân chủ hơn và họ thực hiện sâu rộng trong mọi tầng lớp, họ nhanh chóng giàu có vì họ thực tế; Còn phe Cộng Sản thì luôn mở miệng dân chủ, rằng bình đẳng cho con người nhưng họ thực hiện những mong muốn đó có phần nào cực đoan. Họ áp đặt lối tư duy ấy lên trên xã hội và ai không thực hiện thì họ đàn áp. Chẳng như cuộc nổi dậy của người Hungary, từ sự Quốc Hữu Hóa triệt để theo mô hình của Nga gây ra trì trệ và tiêu chuẩn sống thấp kém. Sinh viên biểu tình ở Budapest bị đàn áp tàn bạo, quân đội Nga -Xô Viết bắn họ không thương tiếc. Chẳng như, Quốc Hữu Hóa ở Hà Nội năm 1960- Người bị giết oan có đến 1700, Hồ Chí Minh phải khóc ròng trước Quốc Hội để xin lỗi về việc bắn giết các địa chủ vô kể đó sao?
        Chung qui là ai cầm quyền, chỉ đạo đất nước Việt Nam nghèo nàn sau mấy trăm năm bị chiếm dụng và phải theo chiều hướng ảnh hưởng giống với nước nào trên thế giới. Thế là những lý luận tuôn trào ra cửa miệng của những người có quyền hành, không chịu thì nổ súng, và khi đã nổ súng rồi thì tìm cách khoe ra là ai giết lính của ai nhiều hơn, ai bắn vào dân mình, rồi cuối cùng ai là người có tài cầm quân tài ba, nghệ thuật quân sự tài tình. Mọi thứ vượt xa lằn ranh đạo đức cho con người, mang tới hòa bình nhưng mạng sống như đồ bỏ.
        Nguyễn Văn Thiệu chống cộng tốt, còn phía những người Cộng Sản không chịu ông ta dẫn dắt đất nước và sự can thiệp của Mỹ vào miền Nam. Thế là đánh nhau: Một bên có sự giúp đở từ nước Mỹ giàu có, còn một bên dùng ý chí dân tộc để chứng tỏ mình không chịu khuất phục. Những người đó còn sống nhăn đến cuối đời, chỉ tội trai tráng mới lớn lên. Bên nào bắt lính được theo bên đó, lúc chết xác bên nào nhiều hơn thì thua bên kia. Chiến tranh là vậy, nhưng người ta luôn luôn thích giải thích rằng dân tộc mình muốn tìm lấy hòa bình. Nổ súng đùng đùng rồi người ta nói đến đạo đức chiến tranh và luôn nói đến mấy chữ hòa bình suốt.
        Tổng Thống Thiệu lướt qua trong đầu những ý nghĩ kỳ dị, rằng mình có là người nói năng một đường làm một nẻo hay không? Rằng người dân miền Nam ủng hộ mình đến chừng nào? Và rằng nước Mỹ giàu có còn tiếp tục tài trợ cuộc chiến này đến bao lâu. Tổng Thống mường tượng hình ảnh những người dân suốt cả miền Nam, những anh chàng nông dân đi câu cá làm ruộng, những người chạy ghe máy trên sông và những người thành thị đang bán buôn ở chợ. Tổng Thống không biết họ bên phe nào, trong đầu họ nghĩ gì có theo Cộng Sản hay không theo. Ông ta cũng phải công nhận cơ ngơi bên phía Cộng Sản không được đường hoàng như mình, chỉ ở trong rừng sâu nhưng tổ chức của họ có mối liên hệ chặt chẽ với những người ở xa chốn thành thị. Ông nghĩ, sao mà mấy người dân đó khờ khạo quá, bị Cộng Sản xúi giục làm điều ác. Còn mình thì muốn đem lại cho họ sự giàu có thịnh vượng nhưng nói không hay bằng Cộng Sản. Ông tức và vỗ lên bàn nói như có nhiều người ở đó: "Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm ". Ông thấy tâm đắc mấy lời vàng ngọc vừa rồi, quyết sẽ phổ biến sâu rộng lời lẽ vừa nói.
        Thế rồi ông qui tất cả là do cơ quan đầu não của Việt Cộng, nói tóm lại là từ Trung Ương Cục miền Nam có hậu cứ mới được điệp báo phát hiện ở Thiện Ngôn và Cà Tum. Ông tức giận trận càn quét của lính Mỹ lớn nhất từ trước tới giờ vừa diễn ra vào tháng 2 vừa rồi, không bắt được một mống bọn chóp bu Cộng Sản nào, bị thiệt hại nặng nề mà còn để bọn họ lọt lưới sang Cambốt. Trận càn ấy thực sự là qui mô và có tên "Jonction City", với hơn 45 ngàn quân do trung tướng Jonathan Simon chỉ huy. Thế mà bị bọn Việt Cộng chặn đứng, lại thêm gây tổn thất khá nặng nề cho liên quân Mỹ- Việt.
        Tổng Thống Thiệu ngồi đó, đang rút tỉa những kinh nghiệm chiến trường cho lần ra quân sắp mới. Ông vừa họp với tướng tá trong quân đội, phác thảo cuộc càn quét bọn Cộng Sản vào tháng 12 này với mật danh "Hòn-Đá-Vàng", quyết thọc sâu vào Thiện Ngôn và Cà Tum. Đây là hai trung tâm đầu não của bọn chúng, căn cứ này tan rã mới hòng vây ráp bọn tàn quân.
        Ông ngồi thiu thiu buồn ngủ, điếu thuốc trên tay bén đến ngón. Cảm giác lân lân như thể sắp tóm gọn đối phương, điều mà trước giờ quân Mỹ luôn mong ngóng và kế hoạch đang chuẩn bị thi hành.
        Ở ngoài có mấy tiếng bước chân đang hướng về phòng ông ngồi, Tổng Thống nhìn ra thì thấy anh chàng văn thư thân tín. Người đó có tên là Nguyễn Văn Ngân đang cầm bức điện cho ngài đọc. Ngài đọc lướt qua, nhanh chóng hiểu là tin tức quân báo gửi về, có vẻ thuận lợi cho kế hoạch "Hòn- Đá- Vàng". Ngài lấy bút ra điểm chuẩn, rà soát xem có mấy dòng tin. Ngài viết nghệch ngoạc bên góc trái, rồi căn dặn vài lời nhỏ to với anh thư ký. Anh văn thư thân cận nhìn nét bút thấy dễ bắt chước quá, nhưng không bao giờ anh ta dám hạ bút ký thử chứ đừng nói là ký thay Tổng Thống. Anh ta đợi mọi thứ được bút phê, liền ôm sắp điện báo về văn phòng mình nằm dưới hầm của Dinh để đánh máy các quyết định mà Tổng Thống vừa ghi nhận bên góc, rồi còn trở lại lấy chữ ký lần nữa.
        Phụ trợ cho Văn phòng Tổng Thống là căn phòng nằm dưới hầm và gần như những người làm việc tại đây bị biệt giam không được tiếp xúc với bất kỳ ai và cũng không được nói năng lăng nhăng trong lúc làm việc. Phụ tá Ngân vừa về tới nơi làm việc, chỉ danh mấy người giúp mình để đánh máy chữ. Những người này cũng lầm lì không kém gì viên phụ tá, rất thạo việc trong bất cứ thời khắc nào. Đặc biệt, họ biết tất cả những bí mật quân sự mà tổng Thống đang xúc tiến, chắc chắn lần này các căn cứ Việt Cộng bị đánh bật gốc rễ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Họ đưa tay vào bàn phím, đánh máy rào rào một loạt đều tay trông rất hay, cuối cùng thì tờ giấy Tổng Thống vừa ban hành lệnh xúc tiến hành quân ấy xong. Phụ tá Ngân gom góp hết lại, ngay cả giấy than lót kê ở dưới cũng lấy nốt. Đưa cho người mặc áo rằn ri, nhưng mặt mày còn nét trẻ con đốt, rồi mới chịu đi về phòng làm việc của Tổng Thống thiệu.
        Giờ này, ông Thiệu đã về trong văn phòng làm việc của mình rồi. Giờ làm việc của Tổng Thống hình như không có khoảng nghỉ ngơi nào, hiện giờ trong phòng ông đang có một Dân Biểu, cùng với một nhà báo có tên là Phâm Xuân Ẩn. Họ đang thảo luận về đường hướng tương lai sắp tới của Miền Nam Cộng Hòa, xin được gặp Tổng Thống và được sắp xếp vào giờ khắc này.
        Anh thư ký sượng lại, thế nhưng vì thời lệnh không còn mấy dư nhiều nên mạo muội vào trình để xin chữ ký. Mấy tờ giấy được cột kín trong blog-fille mật, chìa lên bàn và đứng sát bên Tổng Thống để che kín. Thái độ đó cũng thấy là nghiêm trọng rồi, người đại diện Dân biểu và nhà báo Phạm Xuân Ẩn đều là tình báo được cài cắm. Họ đang phán đoán xem Tổng Thống ký cái gì, một mặt họ cũng cố giải mã xem lệnh hành quân tác chiến vào thời khắc nào. Đó là nhiệm vụ mà họ cố đang thực hiện và hôm nay họ len lõi vào trong dinh thự của ngài cũng là để biết rằng có thể thu nhập thông tình báo nào không?
        Anh thư ký đi ra, thái độ của Tổng Thống có phần nào đó hân hoan. Ông nói năng rất lưu loát, tiếp đón hai người khách đại diện cho dân biểu một cách chân tình và ngài giải thích một vài thắc mắc cần thiết cho dân.
        - Ngài nói là sẽ thực hiện cải cách sâu rộng về vùng nông thôn, sẽ cho ra luật " Người Cày Có Ruộng" trong nay mai.- Anh dân biểu vặn hỏi liền.
        Tổng thống giải thích:
        - Ở ngoài Bắc, tôi nghe được câu nói hết sức chân tình của ông Hồ Chí Minh: "Miền Nam trong trái tim tôi". Ổng làm như chỉ có miền Nam trong tim ổng thôi vậy, còn tôi sờ sờ là Tổng Thống Miền Nam Cộng Hòa, chắc là tôi không có gì trong tim mình à? Ở đó, mấy người Cộng Sản hay giáo điều, còn tôi làm...Miền Nam nay mai sẽ giàu có, Đại Hàn hay Nhật Bổn cũng phải ngước nhìn nước Việt mình...
        Hai người khách làm bộ hân hoan và họ ghi lại toàn bộ những lời nói của ngài vào giấy trắng, xem ngài thực hiện bằng cách nào và được thực hiện đến đâu. Hai người tranh luận thử vài điều, rồi làm bộ liếc nhìn đồng hồ và xin kiếu về vì lịch sắp xếp giờ gặp Tổng Thống đã hết, không thể ngồi nán thêm nữa được.
        Tổng Thống bắt tay họ chặt và ít biểu lộ mừng vui hơn khi nảy. Bởi vì ngài cũng có nhiều nổi lo đang canh cánh trong lòng. Cuối cùng, Tổng thống được trả lại thời giờ quí báu. Tức thời, ngài ấn chiếc nút đỏ trên bàn để gọi anh thư ký của mình. Sau đó liền ban lệnh thời khắc hành quân, bởi vì ngài cố giữ bí mật thời điểm xuất quân và không còn nghĩ thêm điều gì nữa:
        - Đánh mật lệnh, lấy ngày 8 tháng 12 tấn công.
        Tổng thống nhờ anh ta nói khẽ lại ngày giờ, rồi còn giải thích thêm:
        - Ta ra tay trước để ăn Tết, kẻo bọn họ bầm dập ta vào mấy ngày xuân không mấy ai vui...
        Tổng Thống nói xong thì dạo bước trong phòng ra vẻ hân hoan. Người Phụ trợ thân cận dơ tay chào theo kiểu nhà binh, rồi quay gót tiếp tục về phòng mình lại soạn thảo mật lệnh. Anh này cũng chưa tắm rữa nghỉ ngơi được, nên bắt đầu hơi cau có với mấy người nhân viên dưới quyền. Ngặt nỗi, mật lệnh của Tổng Thống phải tự mình đánh máy chữ, còn những người khác thì không được Tổng Thống cho phép, nên cứ lại cắm cúi gõ máy chữ đến tối. Đêm hôm đó, toàn bộ các tướng tá đều nhận được mật lệnh và cuộc hành quân có tên "Hòn- Đá- Vàng" sắp bắt đầu. Họ cho là Tổng Thống khôn ngoan, muốn đánh Việt Cộng tan tác trước để không còn sinh lực quấy nhiễu vào thời điểm Tết và họ hình dung ra ngày vui sum vầy bên vợ con trong đêm Giao thừa yên vui. Năm mới là năm Mậu Thân, chắc chắn là sẽ được toại nguyện mọi điều.
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 15:14:16 bởi clietc >
        #4
          clietc 17.07.2011 14:24:02 (permalink)
          V





          Đến lúc này, Vĩ tuyến 17 chia hai miền Nam Bắc đã là 14 năm và có những lời tranh cải kịch liệt về đường ranh giới ấy. Âm mưu nào cố tình chia cắt hai miền như vậy, tại sao ta chiến thắng trận Điện Biên Phủ oanh liệt và lúc ấy có người nói Hồ Chí Minh là con người lỗi lạc thì tại sao để mắc mưu của bọn ngoại bang. Họ làm gì để đạt được điều đó và vì sao chúng ta lại chấp nhận điều đó.
          Nếu như nhìn thoáng qua, theo sự dẫn dắt của Hồ Chí Minh thì ta đang dần đến thắng lợi này đến thắng lợi khác và đỉnh cao là trận đánh Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu, thì việc thống nhất toàn cõi Việt Nam trong tầm tay là chuyện hết sức hiển nhiên. Nhưng thực ra có cái nhìn đơn giản như vậy thật không đúng lắm, tuy rằng ta thắng trận Điện Biên Phủ nhưng ta biết và nhất là Trung Quốc là nước viện trợ trực tiếp cho ta lúc bấy giờ, thừa biết là sau chiến thắng vẻ vang ấy chúng ta đã... "kiệt sức". Tuy rằng tinh thần lên cao nhưng những vùng đất ta chiếm lại không dồi dào kinh tế, thực lực của quân Pháp vẫn còn hùng mạnh ở khắp nơi. May sao, trên thế giới cũng như bên trong nước Pháp ủng hộ cuộc đấu tranh tìm kiếm độc lập của người Việt Nam, được dẫn dắt bởi con người lỗi lạc: Hồ Chí Minh. Trong trận Điện Biên Phủ ta bắt được rất nhiều tù binh nhưng thực sự toàn là những người châu Phi và việc bắt sống tướng Đề-các- Tơ-ri mới vừa phong chức Tướng cũng chẳng ý nghĩa mấy với quân Pháp. Cho nên, Pháp đang trên bàn thương lượng vẫn còn cao ngạo và còn mong đánh chiếm lại các vùng đất đã mất...Có khi, cả chính phủ mới vừa non trẻ của ta cũng không thể tồn tại lâu được. Đối với người Pháp mới vừa đánh bại quân Đức, thì việc chiếm lại các vùng đất khác ở Việt Nam là chuyện có thể làm được. Nhưng vì họ bị sức ép của thế giới đang ủng hộ Việt Nam và buộc họ phải xuống nước ký kết Hiệp định Giơ-neo-vơ.
          Trong khi thương lượng cho những điều khoản cần ký kết, thì những người bạn Trung Quốc cũng hiểu là ta "mất sức" sau trận thắng Điện Biên Phủ. Họ cũng không giàu có gì nhiều để nuôi một đội quân mà không biết sau này theo ai (Trung Quốc hay Liên Xô, mà hai nước đang bắt đầu có chuyện "sích mích" với nhau). Người Pháp có thể thắng lại các trận khác, hoặc đánh tan tác cả một chính phủ non trẻ của Hồ Chí Minh, nên người Trung Quốc can gián rằng thà có một ít còn hơn không. Ngoài ra cái lý của người Pháp là còn rất nhiều phe phái trong miền Nam không muốn theo Việt Minh, liệu khi cầm quyền có thể nào những phe phái ấy ngồi yên. Bởi vì quyền lợi của người Pháp còn ít nhiều liên hệ với họ, nên muốn có một sự đảm bảo nào đó cần thiết khi họ rút đi.
          Ở Miền Nam còn có những bộ phận khác chống Pháp (nhưng không theo Chủ nghĩa Cộng Sản). Họ cũng kình chống nhau thì ai có thể bảo đảm không có nội chiến sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam. Tổng Tuyển Cử là cái nhìn toàn diện nhất và được ghi trong Hiệp Định Giơ-neo-vơ để thống nhất hai miền, việc này chắc chắn có " bàn tay" của người Mỹ nhún tay vào- Người Mỹ mới vừa chất dứt cuộc chiến Triều Tiên và mong mỏi các nước trên thế giới đi theo tiến trình dân chủ bằng phương pháp "hòa bình".
          Thế nhưng Tổng Tuyển Cử không bao giờ có...hai miền viện dẫn đủ thứ lý do chính trị. Nhưng gần đây có một câu từ là "Chiếc ghế quyền lực" xuất hiện. Lấy câu từ ấy giải thích, thì thấy như quyền lực về tay ai đó rồi, người đó sẽ cố níu giữ nó và ít có ai chịu nhường cho người khác, để đảm bảo mô hình của mình được vận hành. Trước đây, Việt Nam Dân chủ cũng có cơ hội tạo dựng mô hình dân chủ. Nhưng Đảng Cộng Sản đã "hất cẳng" Nguyễn Hải Thần và chiếm giữ độc tôn vị trí lãnh đạo.
          Ông Ngô Đình Diệm viện dẫn là mô hình Cộng Hòa tốt hơn và thực tế hơn, bao gồm những nhà trí thức có tài cùng tham gia vào chính phủ không phân biệt đảng phái chính trị. Ông ta không thích Đảng Cộng Sản độc quyền, và không chấp nhận những người ngoài Đảng. Ông ta còn cho là mô hình ấy là không thực tế, làm gì có loại mô hình kinh tế nào mà đất đai cha ông khai phá, làm lụng cật lực rồi trao hết cho những người Cộng Sản để mình trắng tay...Ông ta vừa cầm quyền vừa ghét chế độ Cộng Sản, rằng bọn Cộng sản là ngu dốt khi cầm quyền sẽ thiếu tính nhân văn và nhất là ông cho là mình nhận rõ được bộ mặt giả tạo của họ.
          Lúc ấy, những người Cộng sản cũng đã có nhiều người được cài cắm lại miền Nam, mục đích để vận động những người nông thôn cho cuộc Tổng Tuyển cử sắp tới và cuối cùng ông Diệm phát hiện ra điều đó liền phá bỏ Tổng tuyển Cử (được những người miền Bắc hết sức chờ đợi). Lúc này, ông ta cho rằng có nhiều mô hình thì người dân Việt có nhiều cơ hội hơn và ông ta muốn chứng tỏ cho người miền Bắc thấy rằng người miền Nam sẽ được sung túc hơn.
          Song chế độ Ngô Đình Diệm thất bại: Hoặc là vì mô hình Đệ Nhất Cộng Hòa vận hành chưa quen (người Việt Nam theo tiến trình dân chủ chưa quen) và hoặc là ông ta vì quá quan ngại, vì quá lưu tâm đến chế độ Cộng Hòa, nên ông ta phạm quá nhiều điều sai sót trong việc để Gia đình trị và bắt bớ, chém giết những người Cộng Sản hết sức dã man.
          Việc Thống nhất đất nước trở thành một cuộc chiến tranh nội bộ (như một cuộc tranh quyền), cho đến khi Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam để ngăn chặn sự xâm nhập của những người miền Bắc, trái với điều khoản đã ghi nhận trong hiệp định Giơ-neo-vơ. Việc đó, nó đã trở thành cơ hội cho những người Cộng Sản miền Nam kêu gọi chống ngoại xâm và cuộc chiến tranh Việt Nam lẩn lộn giữa sự xâm nhập của Cộng sản và chống quân xâm lược Mỹ. Sau này người ta gọi chung là "Chiến Tranh Việt Nam", để bao hàm nhiều ý nghĩa khác nữa. Trong đó chứa đựng học thuyết Domino hoặc cả cuộc mặc cả của hai nước lớn đang xảy ra chiến tranh Lạnh. Đó là Liên Xô và Mỹ.
          Ở miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa chờ đợi việc Thống nhất hai miền thông qua bầu cử, Đảng Cộng Sản đã "tô vẽ" được hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng cứu nước trong lòng nhân dân miền Nam, nên bầu cử ắt thắng lợi lớn. Nhưng giờ đây trở thành một cuộc chiến tranh và không phải ai cũng mong ngóng điều đó- Nhất là Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp. Cả hai người có thể gọi là phe "bồ câu", muốn tuân thủ theo luật lệ quốc tế là không đưa quân xâm nhập và miền Nam.
          Vĩ tuyến 17 chia cắt Việt Nam, thì cũng là chia cắt nội bộ Đảng thành hai phe- Có thể dùng hai từ: "dám đánh" và "không dám" (đánh Mỹ). Thời gian này trong nội bộ Đảng Cộng sản bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt.
          Lê Duẩn là người luôn luôn tâm huyết việc thống nhất, ông viết Đề Cương Cách Mạng Miền Nam đề ra việc thống nhất hai miền phải bằng con đường đấu tranh vũ trang và có hai người cùng theo tư duy chiến lược đó chính là tướng Nguyễn Chí Thanh và Văn Tiến Dũng. (Phái dám đánh).
          Bất cứ nơi nào có sự thiết lập quyền lực, phân chia công trạng ắt sẽ có sự rạn nứt. Vì mục đích chung, con người ta tạm thời có thể dằn lòng nhưng có dịp thì nó sẽ bùng nổ.
          Sau khi "thất bại" trong việc cải cách ruộng đất, bí thư thứ nhất Đảng Cộng Sản Trường Trinh bị mất chức. Lê Duẩn nắm toàn quyền và đã có một thanh trừng trong nội bộ Đảng, qui chụp hạ bệ và kết tội nhiều người cho là không theo đúng đường lối Cộng Sản. Ngoài một số người trong nhóm Hoàng Minh Chính, chút xíu nữa là cả đồng chí Võ Nguyên Giáp nằm trong số những người bị qui thành tội phản động. Nhưng nhờ chiến công hiển hách của trận Điện Biên Phủ và khôn ngoan giả vờ bệnh nặng, sang Hunggary nằm viện để lánh nạn (nếu như có mất chức là vì lý do sức khỏe, chứ không muốn bị hạ bệ nhục nhã).
          Trận Tổng Công Kích- Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân là do đại tướng Nguyễn Chí Thanh đề xuất và đã được Bộ Chính Trị chấp thuận. Ngoài yếu tố trọng đại của chiến trường, cũng có yếu tố lập công trạng. Số lượng vũ khí, quân trang và thuốc men được vận chuyển vào miền Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh. Và đặc biệt là đường biển vào cảng Sihanouk- Campuchia, tập kết dần đến Châu Đốc rồi theo biên giới đến Tây Ninh.
          Thế nhưng, đồng chí Nguyễn Chí Thanh sau khi dự tiệc ăn mừng "sớm" chiến công, thì đột ngột bị đau tim mà qua đời. Như báo trước kế hoạch có những trục trặc, nhưng việc chủ quan sớm muốn có "trận thắng vang lừng" hơn cả trận Điện Biên Phủ. Bộ Chính Trị vẫn quyết định đưa ông Phạm Hùng vào thay thế, để chuẩn bị cho trận chiến Tết Mậu Thân.
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 15:15:29 bởi clietc >
          #5
            clietc 18.07.2011 18:08:15 (permalink)
            VI




            Tham gia chiến dịch càn quét vào Cà- Tum có Sư đoàn 25 lính Thủy đánh bộ Mỹ- Còn gọi là Tia Chớp Nhiệt đới ( Tropic Lighting), căn cứ chỉ huy đóng tại Đồng Dù- Củ Chi. Với thành tích từng tham gia các chiến trường Nhật Bổn và Triều Tiên, Tia Chớp Nhiệt Đới có sở trường chiến đấu với đối phương trong rừng rậm, được luyện tập leo núi và phân biệt vị trí phương hướng, tuần tiễu trong rừng và chiến thuật phục kích đối phương. Trong trận càn "Jonction City" cùng tác chiến với Anh Cả Đỏ đánh vài tháng trước, Sư Đoàn bị lối đánh du kích và phục kích thình lình từ địa đạo nên thiệt hại khá nặng nề. Trong những ngày đầu Biệt kích đột nhập và hình thành vòng vây bố ráp. Một tốp lính dù chừng hai mươi tên và trinh sát, theo sau là đội hình bố ráp đặc trưng của lính Việt Nam Cộng Hòa. Họ chạy ngời ngời trên các mô đất đầy cây cối, chẳng biết phương hướng nào là đông hay tây, sợ rắn cắn hơn là sợ đối phương phát hiện. Mấy tên lính có người cũng chưa muốn nổ súng. Bọn họ đã dàn trận phục kích xong, súng đã mở khóa và đang đặt súng ngắm lên đối phương. Mấy người lính Giải Phóng Quân vẫn chưa hay biết gì, hát hò nghêu ngao cho đến lúc có tiếng súng nổ vang rền.
            Một anh Giải phóng quân trúng đạn dựng đứng lên, tay đang bế súng cố bóp cò bắn chỉ thiên. Mấy người trong đội hình canh phòng lớp ngoài, vẫn cố gắng giữ kín vị trí bảo mật họ được lệnh lui về sau để bảo toàn lực lượng, chờ cơ hội phản công. Vị chỉ huy đi sau, không biết có lệnh ban ra không bổng dưng có tiếng súng khai cuộc. Dàn trận, thì đằng nào cũng phải nổ súng...Ai đó trong đội hình phục kích lảy cò.
            Thế là pháo xe tăng bắn liên hồi vào Văn Phòng Trung Ương Cục miền, tọa độ oanh kích khá là chính xác.Viên đại tá Mỹ có mặt trong trận càn ấy là AJ, đứng chỉ huy trên mặt đồng cỏ khô khốc. Hai tên truyền tin thì lại nằm mộp trong hốc đất cao, nghe báo cáo lại là thấy mấy người lính Giải Phóng Quân chạy loạn xạ dưới hầm hố và ông ta nghĩ là lần này sẽ tóm gọn được những người cốt cán đầu não. Thế nhưng khi vòng vây lần hồi siết chặt, đám lính Mỹ hổ trợ nhau tràn qua được mấy bụi tre gai, súng đại liên vãi đạn như mưa áp sát được tận nơi Văn Phòng Trung Ương Cục đóng quân. Chiều xuống, vẫn nghi ngờ phía đối phương có địa đạo dưới lòng đất. Thế nào cũng phải lên trên hít thở không khí, ông ta cho bố trí nằm phục kích và mấy chiếc quân xa rọi đèn pha và bắn trái sáng lên bầu trời đêm. Toàn bộ số người có hơn ngàn người "bốc hơi" bằng con đường nào ra được thì ông ta không trả lời được. Ông ta ngạc nhiên vì số người bị bắn và bắt được không quá một trăm.- Sau này ông ta kể lại nhìn thấy tận mắt các chiến sĩ Giải Phóng Quân bị thương, vẫn hát hùng hồn bài hát Cách mạng. Thực sự ông ta hết sức hối tiếc vì phải tham gia vào cuộc chiến tàn khốc này.
            Phía trên cũng có sự chốt chặn của lính Mỹ, rào chắn bằng mấy lớp xe tăng chạy theo hình chôn ốc để siết chặt vòng vây, cộng với sự yểm trợ của máy trực thăng và tăng cường quân để hòng không để lọt lưới một ai. Chưa chi mà đêm đã xuống, pháo sáng bắn liên hồi, đèn pha quét đều khắp mặt cỏ cây. Thỉnh thoảng hai bên bắn nhau loạn xạ.
            Sau khi bị tập kích bất ngờ những người lính Giải phóng quân lấy lại được đội hình. Tình huống lúc bấy giờ, ông Phạm Hùng bật chỉ đạo nhanh chóng phải thoát vòng vây. Họ hình thành hai lớp người để hổ trợ phía sau tìm cách thoát ra, tuy có vẻ súng ống không tân tiến nhưng họ lẹ làng thông thuộc địa hình và như đã nhiều lần diễn tập đến tình huống bị đột nhập bất ngờ như thế. Họ đã mau chóng bắn như phản công, rồi biến mất như chẳng có mặt khi nãy. Lúc đó, Văn Phòng Trung Ương Cục vượt qua các chốt chặn trực diện trong đêm. Nhờ tài nghệ tránh né những ánh đèn pha trong đêm tối và nhờ những tiếng rầm rú của xe tăng, nên lượng người đông đảo lợi dụng để bí mật luồng lách đến vùng Suối Đôi và Suối Chiếc. Lúc ấy, họ đã gần biên giới Campuchia nhưng chỉ vượt sông Măng vào sâu đến khu Chiến khu Đ, ở nam Tây Nguyên. Lần này cũng vậy, không ai trong nhóm đầu não của Trung ương Cục bị giết. Họ thoát được đợt bao vây kín kẽ ấy hết sức tài nghệ.
            Đến Tây Nguyên, gặp các cánh quân từ ngoài Bắc vừa di chuyển vào đồn trú tại đây. Các cánh quân tập kết tại đó, vô tình gây hoang mang cho phía lính Mỹ e ngại đụng trận sẽ gây tổn thất nặng nề. Sáng ngày hôm sau, ông ta cho trực thăng rút đám lính về, thắc mắc các cánh quân đó hoàn toàn không phản công vì sợ bị lộ diện, chắc chắn sẽ đánh lớn ở nơi nào đó mà họ chưa đoán ra.
            Sau trận càn quét, Văn Phòng Trung Ương Cục quyết định quay lại địa điểm cũ, họ nhận được chỉ thị từ Nghị Quyết Trung Ương Đảng và Bộ Chính Trị quyết định chuẩn bị tiến hành Cuộc nổi dậy và Tổng tấn công Tết Mậu Thân lịch sử - Nghị quyết này còn được gọi là Nghị Quyết Quang Trung, ra ngày 25 tháng 10 năm 1967. Đó là trận đánh được các nhà nghiên cứu tranh luận nhiều nhất, trong số họ cũng có người không đồng tình vì nó diễn ra trong dịp Tết Nguyên Đán. Nhưng dù sao, trong lịch sử thì nó đã xảy ra...và chủ yếu là ở Sài Gòn- Gia Định. Các tiểu đoàn bộ binh và các đội biệt động, đặc công và lực lượng vũ trang tại chỗ đều đã được huy động.
            Ở Đông- Bắc Cà-Tum, nơi đó được Trung Ương Cục Miền Nam chọn đặt Văn Phòng hoạt động. Sau khi chiến thắng đầy ngoạn mục trong trận càn "Junction City", Trung Ương Cục lánh nạn sang Campuchia một khoảng thời gian ngắn rồi quay về hai địa điểm mới là Thiện Ngôn và Cà Tum, Tây Ninh. Ở đây có một sự thay đổi lớn sau khi đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đột ngột qua đời sau cơn đau tim nặng. Đến tháng 10 năm 1967, ông Phạm Hùng được thay thế đúng vào thời điểm chuẩn bị tấn công Tết Mậu thân.
            Ông là người quê ở miền sông nước Vĩnh Long, tham gia Cách Mạng khi chỉ 16 tuổi, rồi tham gia vào Đảng Cộng Sản nhưng chẳng bao lâu thì bị Pháp bắt và tuyên án tử hình. Dư luận phản đối ở cả nước Pháp, ông bị biệt giam khổ sai ở Côn Đảo cho đến khi Cách Mạng Tháng Tám thành công. Ông được các đồng chí mình cho tàu ra đón và giữ chức Bí Thư Xứ ủy lâm thời Nam Bộ, rồi xây dựng Lực lượng Công An Nam Bộ. Đến năm 1954, ông mang hàm đại tá. Ra Bắc tham gia vào Bộ Chính Trị, rồi được đề cử vào Nam đứng đầu Văn Phòng Trung Ương Cục.
            Lúc này Văn phòng Trung ương Cục Miền Nam nằm trong đội hình của Bộ chỉ huy Quân Giải Phóng miền Nam. Với biệt hiệu là B21, có một đội hình canh phòng cẩn mật và sau đó Hoàng Văn Thái (tức Mười Khang) được tăng cường làm chức phó, thấy ông nằm võng nghe đài và ca hát nghêu ngao theo, cũng lấy làm tức cười.
            - Coi bộ anh lạc quan yêu đời lắm nghe! Chắc là thấy ngày chiến thắng cận kề đến rồi hay sao vậy?
            - Bên mình không hát mấy bài vọng cổ, hồi đó ở trong Nam tôi ghiền coi Cải lương giờ nghe vẫn thấy khoái.
            Những lúc trưa hè nắng oi bức, đài Phát Thanh Sài Gòn vẫn thường phát sóng tin tức và sau đó là phát các bài hát cổ nhạc. Thanh Nga vẫn thường được các hãng đĩa nhạc mời thâu âm và nàng vẫn luôn được mời hát cổ nhạc trên đài. Chẳng những lính Miền Nam Cộng Hòa khoái nghe nàng hát, mà những người lính Giải phóng quân trong chiến khu C cũng lén mở đài của đối phương nghe trộm.
            - " Mưa rừng ơi! Mưa rừng... Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên?"- Ông là người vừa mới vượt Trường Sơn vào Nam mưa ướt dầm dề, hiểu mưa rừng từng giọt không hát theo sao được?
            Đối với ông Phạm Hùng, người thoáng đạt hơn các vị đồng cấp trước, không mấy cấm đoán việc nghe đài địch mà chỉ khuyên răng các đồng chí mình dành pin vào những lúc cần thiết hơn. Ông thích ca cải lương và từ thuở còn nhỏ ông cũng hay hát theo vài câu.
            Ông bộc trực hơi têu tếu, còn không cấm đoán tình cảm của những người chiến sĩ, khi họ yêu nhau thì họ thường hay mượn những lời yêu đương trong những bài cổ nhạc, trong lúc xa nhau thì con tim họ thấy xao xuyến theo lời ca tiếng hát cổ nhạc của Thanh nga đang hát. Tuổi thanh xuân đã đánh đổi quá lớn vào công cuộc Giải phóng dân tộc, không cho họ nghe ca cải lương nữa đúng là người không thấu hiểu được tâm tình chiến sĩ của mình.
            Mười Khang se hai điếu thuốc, bập bẹ một điếu đưa cho vị trưởng rồi khen:
            - Thuốc này của mấy người Thượng trồng, lính tớ xin một bịt giờ cũng muốn hết. Anh hút thử, ngon thì mai mốt nhắn gửi tụi nó mang vào thêm...
            Đồng chí Phạm Hùng còn đang ghiền nghe bài nhạc, nhích người ra khỏi chiếc võng cầm điếu thuốc bị mười Khang liếm môi ướt nhẹp, trông ghê ghê nhưng vẫn hút. Ông hút một hơi dài rồi thả khói dài lên bóng cây, mườn tượng đến ngày giành được chiến thắng.
            Hai người khi thì nói về thuốc hút, khi thì "sinh hoạt" thêm một số điều, rồi họ "kín cửa" không muốn để lộ thêm thông tin mật nào. Kế hoạch tiến công Sài Gòn vào dịp Tết Mậu thân đã được vạch ra, các khâu hậu cần đang ráo chuẩn bị gấp rút, xem chừng dịp tấn công vào sào huyệt Sài Gòn cũng là ngày chiến thắng của ta.
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 15:16:13 bởi clietc >
            #6
              clietc 25.08.2011 14:58:05 (permalink)
              VII


              Sau nhiều tháng ngày phải né đoàn Thủ Đô dạt ra miền Trung. Nơi ấy có biển xanh rờn, sóng nước rạt rào nhưng đi càng xa chi phí càng cao, nhưng bắt buộc phải đi. Ở Nha Trang, đoàn Thanh Minh không thu lợi được bao nhiêu, coi như một chuyến cho mọi người thư giản cùng sóng biển. Trên đường trở về bà Thơ ít nói hơn, ngẫm nghĩ phải làm sao đối chọi với mấy con gà trống oai hùng tại Sài Gòn.
              Người đàn bà dẫn dắt đoàn Thanh Minh quả là một người vĩ đại, mà số phận buộc bà phải ôm gánh hát (do chồng tạo dựng) và phải lo cho các con hướng theo nghiệp Cải lương- Là một xu thế thượng phong lúc bấy giờ. Thế nhưng trong tình cảnh tranh chấp của các đoàn hát với nhau, bà quyết tâm xây dựng thương hiệu từ gia đình. Lúc bấy giờ, nét yêu kiều đậm đà của Thanh Nga- Một vẻ đẹp đầm thắm sang trọng như đại diện một tinh hoa của châu Á, mà người đàn ôngViệt Nam mong muốn, bắt đầu có ảnh hưởng rất lớn cho đoàn Thanh Minh. Nếu không có Thanh Nga chắc là đoàn Thanh Minh đã gục ngã trước sóng gió cạnh tranh của các đoàn hát với nhau từ lâu rồi.
              Biết vậy, bà Thơ quản lý Thanh Nga rất chặt. Cho nên, vấn đề tình cảm của nàng có phần không được tự nhiên lắm, chắc hẳn có bàn tay sắp xếp từ phía bà Thơ.
              Thời gian này, trong lúc phiền toái. Một viên đại úy tên là Mẫn là người biết rình rập, rồi còn biết đem tới sự khấn khít cho hai người đàn bà một tia hy vọng rất lớn...Đó là mỗi lần đến tìm Thanh Nga ngỏ lòng ngưỡng mộ, thì trên tay cũng cầm một bịt tiền theo để trên bàn khoe. Tay đại úy không cao ráo đẹp trai gì, nhưng có tật lớn là hay đựng tiền trong bịt nilon trắng, rồi còn bảo là có kẹt tiền thì cứ dùng.
              Sự cạnh tranh quyết liệt của các đoàn hát còn đòi hỏi phải có những tuồng hát thích hợp ăn khách. Có hai người mà bà Thơ trả lương đều đặn cho dù có sáng tác được hay không, đó là Hà Triều và Hoa Phượng. Gần như cả hai đồng sáng tác tuồng xả hội và gần như cả hai viết được các tác phẩm làm khán giả rất đồng cảm. Thanh Nga cũng không ngoại lệ và nàng đã thầm yêu một người trong hai người soạn giả ấy.
              Khi biết nghe ngóng những lời thầm thì trong tim, Thanh Nga cũng xao xuyến với những cảm xúc dâng trào, xốn xang cho những mối tình trái ngang. Tình yêu luôn đồng hành với con người ta tới chết, người con gái phải biết đặt đúng nơi đúng chỗ. Nếu không có gia đình ngay, thì danh sách tình nhân sẽ còn dài dài. Người nổi tiếng khi có sự cố mới có khoảng lặng thật sự. Những soạn giả hay khơi gợi những điều nhức nhối là những mối tình còn mắc mứu những điều thường tình mà không đến với nhau được. Nhưng Thanh Nga cũng như những người con gái khác mới lớn, muốn yêu và muốn được yêu. Nàng rất dễ vướng vào các mối tình thơ ngây và sợ mối tình ấy không còn nữa. Một người trong số họ, được nàng gửi lá thơ mà nàng cho là ý nghĩa nhất từ trước tới giờ. Trong thơ, nàng không viết gì mà chỉ gửi một chiếc lá khô...ráng mà suy nghĩ đi soạn giả.
              Thế rồi, đoàn Thanh Minh có nam ca tài tử mới rất đẹp trai, làm mê mẫn các bà nhà giàu góa bụa, vợ tướng tá và được bà Thơ ký hợp đồng 1 triệu đồng, có thể mua cả chục căn nhà trước chợ Bình Tây và có cát-sê rất cao. Đó là ca sĩ Thành Được, người mới vừa chia tay với Út Bạch Lan và Thanh Nga cũng có đem lòng yêu mến nhưng có điều là chàng trai ấy luôn tỏ vẻ "hững hờ". Bởi vì, Thành Được là người hay thích đổi xe du lịch, thói ăn chơi không thua gì mấy tay nứt vách đổ tường, làm cho bà Thơ và Thanh Nga hết sức ái ngại cho tương lai người ấy.
              Những ngày nghỉ, sáng ra hai mẹ con bà Thơ gọi chiếc taxi đi chợ Bình Tây mua đồ dùng. Anh tài xế nhận ra hai người ngay, vội nhanh bước xuống xe:
              - Dạ! Bà và cô Nga lên xe ngồi...
              - Sao anh nhận biết được tụi tui?
              - Trời ơi, bà Thơ với cô Thanh Nga nổi tiếng ai mà không biết.
              Anh ta lịch sự bước xuống mở cửa sau và đóng thoáng nhẹ lại, vì xe mua trả góp của ông Nguyễn Cao Kỳ chưa trả hết. Thời gian đó ông Cao Kỳ làm phó Tổng Thống nhưng là người nhập khẩu xe về Việt Nam buôn bán cho người dân đủ mọi loại hình thức. Người tài xế lên xe có phân bua như vậy, nên bà Thơ hiểu tâm trạng có hỏi vài câu về cuộc sống của anh:
              - Thế ra, anh chạy taxi có đủ sống không?
              - Dư giả thì kể cũng không nhiều bà ơi, nhưng nuôi chín đứa con ăn học được.
              - Một ngày anh chở nhiều khách không?
              - Dạ trung bình khoảng mười mấy cuốc, mà phần lớn là mấy người Mỹ đi chơi quanh Sài thành. Một tháng trung bình khoảng bốn ngàn rưỡi bà ạ!
              - Người Việt mình đi taxi chưa quen, họ nói đi xe hơi là thuộc loại giàu có, chứ thực ra không mắc mỏ gì mấy?
              - Dạ, Bà và cô Thanh Nga đi thường thấy có cao giá đâu. Có lúc, ca sĩ Hữu Phước tui chở đi hằng ngày đó bà.
              - Vậy ra anh hay chở Hữu Phước lắm sao?
              - Dạ, trước đây vợ Hữu Phước theo Mỹ đi Tây, cô gái nhỏ tên là Hương Lan đau ốm hoài bà ạ! Tội cho Hữu Phước gà trống nuôi con, còn phải đi ca cho bà...
              Bà Thơ liếc mắt sang Thanh Nga, biết con gái có nhiều tình cảm với Hữu Phước là vì việc này. Hai người từng muốn chung sống với nhau như vợ chồng và Thanh Nga sẳn sàng đón nhận Hương Lan như con đẻ. Thời gian mặn nồng của họ không mấy được lâu, vì bà Thơ không muốn Thanh Nga phải dính líu với người đã có vợ con mang tiếng làm bé mất danh tiếng.
              Hữu Phước về đoàn Thanh Minh- Thanh nga năm 1966, phải nói là người đóng ăn ý với Thanh Nga nhất từ trước tới giờ, như tuồng "Thuyền ra cửa biển" và " Con gái chị Hằng" soạn giả Hà Triều- Hoa Phượng. Bà bầu Thơ mua đứt hai soạn giả này và nổi danh nhất là tuồng "Tiếng hạc trong trăng" văn hay, Thành Được diễn suất là chàng trai mới nhập đoàn diễn suất tốt. Đóng vai tướng cướp Bạch Thi Đằng tìm đứa con mình. Thanh Nga vai Xuyên Lan. Vai con. Tên tướng cướp dừng ngựa trên đồi nhớ về vợ con, lên vọng cổ ba câu làm đứt ruột khán giả ngồi nghe. Thành Được về đoàn Thanh Minh- Thanh Nga làm cho cha con Hữu Phước văng, qua đoàn khác và từ kép chánh thành kép nhì, chạy xô để mưu sinh. Thành được đẹp trai mà còn diễn xuất hay các tuồng tích xã hội. Như tuồng "Tấm lòng cửa biển" Út Bạch Lan vai mẹ, Thành Được vai cha, Thanh Nga vai con. Và năm nay, bà Thơ mong Tết về mang tuồng ấy ra để đấu đá với các đoàn cải lương hùng mạnh khác.
              Thành Được thường được mấy bà nhà giàu có cưng như quỷ, tới chở đi lo ăn uống đầy đủ. Ca sĩ này thường hay đánh bi-da với Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn tiệm hiệu Bi- da Trường Thành gần rạp Thủ Đô, thua cả trăm ngàn một ván mà cứ hay tìm "Tạ Tốn" để chơi. Khi chiếc xe taxi chở bà Thơ và Thanh Nga chạy ngang, ngó ra cửa quả là thấy hai người cải cọ nhau om sùm. Bà Thơ bảo anh taxi- Tên Bảy Chua:
              - Anh quay lại xem chừng hai người đó đang sắp đánh lộn...
              Người tài xế lái chiếc xe quay lại, Thanh Nga thấy Thành Được mồ hôi mồ kê đầm đìa, mặt đỏ bừng bừng đang gây nhau với Út Trà Ôn:
              - Tui nói là không chung anh đó, ai mấy đời đánh Bi-da mà quay cán cơ lại thụt.
              - Mày thật là thằng ăn nói hồ đồ, bởi vì gát tới mười điểm mà mắt kiếng nữa, mày thấy đánh kiểu nào cũng ăn thôi.
              - Tui không chung tiền anh, vì phạm luật.
              Bà Thơ xuống xe can gián hai người, nhưng bà không biết mấy trò Bi-da luật lệ nó thế nào. Út Trà Ôn đánh Bi-da rất giỏi, nhất là "trô" trái bi thụt lùi lại trông rất đẹp mắt, đánh ba băng gom bi vào góc bàn thành "mắt kiếng", mà chỉ còn một điểm nữa là thắng. Cho nên, Út Trà Ôn thấy thích quá trở đầu cơ lại thụt. Cái đuôi cơ trờ vờ, to đùng thụt trúng trái bi vào giữa hai trái banh. Thành Được cho là không ai đi thụt bi-da kiểu đó nên không chịu chung tiền, hai bên cãi nhau ỏm tõi. Bà Thơ tránh cho họ không đánh nhau, nhưng không phân biệt được ai đúng ai sai, mà cũng rất là khó phân bua vì Thành Được đòi đánh lại từ đầu.
              - To tiếng là tai họa, còn phải lo giữ giọng ca cho đừng bị rè. Hai ông cứ cãi nhau ở đây, làm người ngoài nhìn thấy, ảnh hưởng đến thu nhập của đoàn đó. Hai ông đi chợ Bình Tây với tui không, có con Thanh Nga trên xe nữa kìa...
              Thành Được liếc mắt lên xe, ngài ngại việc cãi vã nhưng không chịu cùng lên xe đi chợ. Hai người dịu xuống, họ kéo nhau vào trong xù xì gì đó, rồi đem trái bi đặt lên bàn đánh tiếp. Bà Thơ lắc đầu cười khuẩy, trở ra để lên xe kẻo bác tài chờ lâu. Bà nói với Thanh nga:
              - Họ như trẻ con...
              Bà Thơ nói câu đó rất khấn khít, không hiểu sao bà mong cho Thanh Nga thấy rõ người mà nàng đang quan tâm không ra gì. Phần Thanh Nga ngồi trên xe cũng có cảm nhận riêng, lần lựa từng người trong đầu. Tất cả đối tượng đến với nàng gần như người nào người nấy (biết ra) đều có vợ con rồi, trong khi mẹ nàng rất không ưa phải làm "vợ kế", là người đi sau tránh vết xe đỗ của bà. Nàng rất buồn cho đời nàng có được tài sắc vẹn toàn nhưng lại không có một tình yêu trọn vẹn. Nàng là viên ngọc quí giá không hơn không kém, không lẽ tìm kiếm một tấm chồng khó đến thế sao?
              Nàng hỏi mẹ:
              - Sao ai đến với con, toàn là những người đã có vợ hết vậy mẹ.
              - Ờ! Cái này mẹ cũng lạ. Mấy chàng trai chưa vợ đâu hết ráo.
              - Sao con nản chí quá mẹ ơi! Không lẻ con ở vậy suốt đời.
              - Ở vậy sao được mà ở. Hết người này rình rập người kia đeo đuổi, thể nào mình đàn bà cũng sa ngả. Hay là con xem đại úy Mẫn coi được thì ưng cho rồi, tên này đeo đuổi cũng cừ khôi thật.
              - Đại úy Mẫn cũng vậy, cũng có vợ rồi.
              - Nhưng đã ly dị vợ rồi. Lần nào tới chơi cũng đem tới nhà mình một bịt tiền...
              Năm nay nàng đã hai mươi lăm tuổi rồi, sao cứ ở trong tình trạng lần lựa như người vô danh vô thực. Nàng lướt qua những gì đã xảy ra từ trước tới nay, rồi nàng bỗng dưng muốn đơn giản hóa vấn đề. Nàng muốn mình có chồng phức cho rồi, không muốn ai xem mình là viên ngọc quí mà cứ tranh chấp với nhiều hình thức thủ đoạn khác nhau, nàng muốn tình trạng chưa có hôn phu như thế này chấm dứt.
              Người mình sắp lấy làm chồng chắc sẽ vui hớn hở, nàng ngầm vui cho nguồn vui của người đó và nàng như có quyết định sắp thay đổi rất lớn trong cuộc đời của mình- Nàng ngầm hiểu mình có một quyết định sắp ban ra.
              Nhớ lại tên đại úy Quân nhu lầm lì chờ cơ hội, thì giờ đây cơ hội tới đây nè...
              Thanh Nga ít nhiều có vẻ cười cợt cho quyết định của mình...
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 15:17:00 bởi clietc >
              #7
                clietc 12.11.2011 10:39:30 (permalink)
                VIII



                Ở sâu tận các cánh rừng phía Tây. Cho đến lúc đã thấy các nơi báo cáo về chuẩn bị cho trận đánh đâu vào đó, có một lần đồng chí Phạm Hùng sinh hoạt trước các cô giao liên và các chiến sĩ cảm tử. Đồng Chí Phạm Hùng và Ban Chỉ huy Quân Giải Phóng miền Nam quyết định để cho họ tận mắt gặp mặt những người ẩn mình từ trước tới giờ và họ như được nung đúc thêm tinh thần chiến đấu và đây là lần gặp lãnh đạo Trung Ương nên họ rất khấn khích. Đồng chí nói trong những tràng vỗ tay của những con người trẻ trung nhưng đầy lòng quả cảm:
                - Tình hình trên thế giới đang ủng hộ công cuộc giải phóng dân tộc của chúng ta...(vỗ tay). Ở Pari, bên ta và bên Mỹ có các cuộc tiếp xúc bí mật...(vỗ tay). Trong lúc thương lượng, người Mỹ lúc nào cũng nhìn chúng ta với con mắt khinh rẻ (vỗ tay)- Đồng chí Phạm Hùng thở dài, rồi trách cứ các đồng chí mà mặt mũi còn non chẹt của mình- Câu đó mà các em cũng vỗ tay được sao, hay là khi nào tôi phát biểu hết thì vỗ tay một lượt nha.
                Ở bên dưới, mọi người bắt đầu cười ồ lên nhưng cũng vội vàng im lặng. Khi đồng chí Phạm Hùng đã thấy mọi người đang chờ nghe, điềm đạm diễn đạt tư tưởng từ chỉ thị của Trung Ương Đảng:
                - Bộ Chính trị lần này ra chỉ thị xem ra gây sốc nha...- Đồng chí Phạm Hùng nhấp miếng nước, rồi diễn giải: Lần này chúng ta ra trận, đánh các nơi quan trọng toàn miền Nam nhưng không được đọng đến một cọng lông chân của lính Mỹ. Vì vậy các đồng chí điều nghiên các nơi lính ngụy quân đồn trú, đánh tan tác các nơi đầu não của bọn Ngụy quyền, tránh đụng chạm với binh lính Mỹ.
                - Ủa sao kỳ vậy, "Tìm Mỹ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt đâu"?- Một chàng thanh niên còn trẻ đang như muốn ra trận, không ý tứ thốt lên.
                Ánh nắng có lúc rọi vào mặt, chàng trai trẻ quê Thái bình bị chói mắt, nheo nheo ngước nhìn lên trên. Nhưng thực ra, anh ta đang nhớ về cô người yêu có cái tên "Xuân" như là niềm may mắn lớn và luôn để tấm hình cô trong túi áo. Mọi người ngồi bẹp dưới đất để chờ nghe những điều hay nhất và cũng có thể đó là những lời họ nghe cuối cùng trong đời.
                - Không có gì kỳ cả, bỏ vế đầu đi! Các đồng chí phải trung thành với ý tưởng của lãnh đạo. Tranh thủ vạch ra các phương án tác chiến, cố gắng phục dựng cho sát với thực tế, nhưng nhớ nhắc nhở với các chiến sĩ. Dù thế nào cũng có thể có những chuyện không thể lường trước được, nên chuyện gì khi không đúng với diễn tiến thì cố mà tùy cơ ứng biến. Các vị trí như Dinh Độc Lập, Đài Phát Thanh, Bộ Tổng Tham Mưu của Ngụy quyền phải đặt ưu tiên hàng đầu, các chiến sĩ phải được cân nhắc và tuyển chọn đội cảm tử sẵn sàng hy sinh tính mạng mình một cách dũng cảm. Sau đó, ta giải quyết trận chiến bằng lực lượng nhân dân cùng nổi dậy, đứng lên nắm lấy chính quyền.
                Ẩn dưới cánh rừng, các chiến sĩ cảm tử xôn xao. Ngày chiến thắng trước mắt rồi. Các địa điểm tấn công, phương án hổ trợ quân tiếp viện và kế hoạch tác chiến cho các địa điểm đã hoạch định. Giờ họ chỉ còn chờ giờ "G" nhưng giờ phút ấy xảy ra lúc nào thì họ không biết, được giữ bí mật tuyệt đối..." Có lẽ sau Tết?", chàng trai nóng nảy cởi chiếc nón tai bèo quạt, bàn bạc xì xào ngày giờ nổ súng.
                Đồng chí Phạm Hùng nhìn ngay vào người chiến sĩ trẻ đang quá náo nức đó, cố gắng nhớ gương mặt ngây ngô của lớp thanh niên và chàng trai có cái nhìn nheo mắt nọ. Ông không biết có gì để ban thưởng, mà thưởng cái gì mới xứng đáng với tuổi trẻ và cả sinh mạng mình hiến tặng cho tổ quốc, nghe theo lời Bác Hồ dạy: " Không có gì quí bằng độc lập tự do". Họ đem tuổi trẻ và sinh mạng để thực hiện theo lời dạy của Bác, hai điều đó trong đời người không gì bằng. Còn ông, tự nghĩ mình phải thưởng cho anh lính đó một việc nhỏ nhoi nào, ít ra cũng cho anh ta làm lính của mình, mong người đó còn sống đến ngày thắng lợi cuối cùng. Ông nghe man mác buồn cho đời người lính ấy, chắc là đã xa người yêu và mẹ già bấy lâu nay nhưng trong chiến trường, biểu lộ tình cảm ra có khi làm nao núng những người ngồi dưới. Ông nói bằng giọng nhè nhẹ:
                - Các cháu đã cống hiến tuổi thanh xuân mình cho công cuộc Giải phóng dân tộc. Thời khắc đứng lên giành lấy chiến thắng đã đến rồi, nên phải lấy cơ hội này để cho đất nước liền một mối. Trong số các cháu, chú biết là sẽ có người còn người mất. Nhưng không vì thế mà ngại hy sinh vì ngày chiến thắng cạnh kề, lịch sử dân tộc sẽ ghi nhận sự hy sinh ấy mãi mãi.
                Những con người nhỏ nhắn lắng nghe, lòng tự hào trào dâng quyết một trận sống mái với giặc đem đến hòa bình cho người dân Việt Nam mãi mãi.
                Đối với ông Phạm Hùng giờ "G' cũng thiêng liêng không riêng gì các bạn trẻ, họ cũng làm ông lo lắng. Cuối cùng thì khi các bạn trẻ dùng buổi cơm trưa, đó là lúc đón cái Tết sớm trong rừng hết sức đơn sơ mà mấy ai biết được người nào còn người nào mất. Họ trao cho nhau những miếng rau xào, một vài lát thịt để tỏ lòng thương mến nhau. Đó được xem là quà tặng cho nhau ngày xuân về, còn là tấm lòng đồng đội tối lửa tắt đèn có nhau. Nụ cười lạc quan yêu đời, không có chút ẩn khúc nào làm ảnh hưởng đến niềm tin của những người bạn trẻ. Họ ca những bài ca ngợi về Bác Hồ, âm vang như Người luôn bên mình cùng nhau chiến đấu đến ngày thắng lợi: "Bác Hồ ơi! Chúng cháu hằng mong, nắm tay người bao lấy non sông. Bác Hồ ơi! Nhớ Bác ngày đêm, chúng con hằng mong Người vào...". Lời ca thiết tha vang vọng trong rừng và khi ấy ông Phạm Hùng rất muốn thông báo cho các bạn trẻ biết, rằng mồng 5 hãy cùng nhau ăn Tết tại Sài Gòn...Như khi xưa vua Quang Trung từng nói với quan quân của mình trước khi tiến vào Thăng Long đánh quân Thanh tan tác. Thế nhưng vì phải giữ bí mật tuyệt đối, nên ông không thể nào công bố giờ "G" đến phút chót.
                Để cho các bạn trẻ tin tưởng hơn ngày chiến thắng đang đến, một người đại diện Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam thông báo một chuyện hệ trọng:
                - Các em biết không, từ năm nay chúng ta không dùng lịch của bọn ngụy quyền nữa. Chúng ta sẽ theo lịch của miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa, theo giờ của thủ đô Hà Nội, chúng ta thống nhất Nam Bắc cùng một giờ. Nghĩa là chúng ta ăn Tết của ta chậm lại một ngày, đêm giao thừa sẽ khác với đêm giao thừa của bọn ngụy quân, chậm lại một ngày và hai giờ nha...
                Các bạn trẻ vỗ tay mừng hớn hở, họ đâu biết rằng chính từ sự chĩnh lại ngày giờ ấy, mà sau này khi nổ ra chiến dịch Tổng Tấn Công- Tổng Công Kích vào đúng ngay đêm giao thừa mới có việc người này hiểu thế này, người hiểu thế khác.
                Ông Phạm Hùng phải chào tạm biệt và về nơi bí mật giành cho riêng mình. Khi về lán trại, xem xét kỹ càng các kế hoạnh, chiến lược cho các trận đánh. Tất cả như đã hoàn hảo chỉ còn chờ lệnh từ cấp cao ( mà sau này được cho là từ bài thơ Xuân của Bác Hồ).
                Ông viết báo cáo: "... Các đồng chí ấy đã chuẩn bị chu đáo cho giờ "G", các địa điểm tác chiến đã sẵn sàng....Vì đây là Chiến Tranh, nên mọi việc có khi đưa đẩy đến những điều tồi tệ..."
                Ông viết đến đấy, nhất là câu sau làm ông khó chịu, cuối cùng ông bóp vụn tờ giấy vừa viết. Ông Phạm Hùng biết khó mà cản, chỉ còn chờ giờ "G".
                Lúc này, ở phía sau vùng ven Sài gòn đã rất sôi động. Dưới lốp những người nông dân thu hoạch mùa lúa, các lực lượng cải trang di chuyển dần sâu vào nội ô, dân công hối hả tải đạn theo. Những con đường mòn rộng ra, cùng với dấu bánh xe bò xe trâu kéo vằn quệt trên các mặt đồng ruộng.
                Trong nội ô, tại những cơ sở ém quân và vũ khí, người thân của các chiến sĩ đã cảm thấy có sự “khác thường”, một điều gì đó vô cùng hệ trọng sắp xảy ra. Có những gia đình cơ sở lâu nay chỉ thấy có một hai người lạ ghé vào thì nay bỗng có đông đúc những người khách lặng lẽ kéo đến. Cả gia đình vừa bận rộn lo cơm nước cho “khách”, vừa khấp khởi mừng thầm, lòng hồi hộp chờ đón một trận chiến lớn.
                Tập trung quân vào các điểm then chốt. Một tiệm phở là cơ sở Cách Mạng đã bố trí nhà mình thành trung tâm liên lạc bí mật của Bộ tư lệnh Tiền phương. Nơi đây Ngô Thanh Vân đoàn biệt động F.100 hạ quyết tâm đánh vào Đại Sứ quán Mỹ.
                Riêng số nhà 280/70 Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần), một lực lượng biệt động đồn trú và cũng chuẩn bị tấn công Phủ Tổng Thống Ngụy.
                Cụm biệt động 6-7-9 do ba Phong phụ trách cùng với Phân khu 2 có nhiệm vụ tấn ông vào Bộ Tổng Tham mưu quân đội Việt Nam Cộng Hòa và sân bay Tân Sơn Nhất. Thường vụ Trung Ương Cục là Võ văn Kiệt động viên: "Hãy chuẩn bị và chờ lệnh". Các cánh quân được ém trong các cơ sở gần căn cứ Bộ Tổng Tham mưu Việt Nam Cộng Hòa súng ống đầy một căn hầm.
                Nhà số 436 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tiệm may Quốc Anh (cách đài Phát thanh Sài Gòn chừng 100m), đã cất giấu một vũ khí khá lớn.
                Tất cả chỉ còn chờ giờ "G", được qui định là bài thơ xuân chúc Tết của Bác Hồ.
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 15:17:47 bởi clietc >
                #8
                  clietc 12.11.2011 10:40:59 (permalink)
                  IX



                  Theo mô hình Cộng Sản chức vị Bí Thư thứ nhất Đảng là vị trí cao nhất, cố gắng thúc ép chủ tịch Hồ Chí Minh sớm "sáng tác" bài thơ xuân chúc Tết 1968, hàm chứa lời hiệu triệu tấn công toàn miền Nam theo kế hoạch. Đồng chí Lê Duẩn luôn đến căn nhà sàn đơn sơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên hơn, dù Người thường hay đi công cán ở ngoài quần chúng.
                  Ở đó, đồng chí Lê Duẩn đang đợi Người về chúc Tết và muốn hối thúc Bác đọc bài thơ xuân theo như kế hoạch mà Bộ Chính Trị Đảng đề xuất.
                  Thoạt đầu tay bắt mặt mừng, chúc nhau sức khỏe dồi dào để phục vụ nhân dân tận tụy lâu dài. Sau đó, hai người trao đổi những thông tin mang tầm bí mật, mà lỡ như có thoáng nghe mấy ai hiểu nổi. Đồng chí Lê Duẩn vừa thông báo, nhưng cũng vừa như dọa dẫm:
                  - Lâm y Lan đã mất và gửi lại quyển nhật ký cho Bác.
                  Chủ tịch Hồ Chí Minh chừng chừng ngạc nhiên, mới đây Người sang Trung Quốc trị bệnh, có nghe ai nói gì đâu. Người cầm quyển nhật ký nhỏ rồi nhanh chóng chấn tĩnh. Lâm y Lan vẫn còn làm Người vương vấn và khoảng thời gian ở Hồng Kông như thoáng hiện lại.
                  Lúc đó, Bác khoảng bốn mươi tuổi. Sau khi hai người vợ đầu, một hy sinh một kia bị thất lạc. Lâm y Lan được tổ chức sống chung với Người, giả vờ để che mắt bọn mật thám. Vợ chồng giả, nhưng nhanh chóng yêu nhau thật. Năm 1958, Người mong Đảng Cộng Sản Trung Quốc chấp thuận đưa Lâm Y Lan sang Việt Nam làm đám cưới bí mật, thỏa nguyện nỗi lòng nhớ nhung. Nhưng cả hai phía đều không đồng tình, vì e ngại hình ảnh tạo dựng cho Người như "vị thánh sống" bấy lâu nay bị phai nhòa. Cuối cùng, mọi mối tình đẹp của Người đều bị chôn vào lịch sử...
                  - Sinh lão bệnh tử, nay mai ta cũng theo bà ấy. Thuở ấy không trọn được đạo vợ chồng, mong sao về nơi chín suối gặp lại nhau.
                  Đồng chí Lê Duẩn cũng dõi theo khoảng trời riêng tư, lòng cảm thấy thương hại một con người cách mạng hoạt động tận tụy, muốn là một con người để lại tấm gương đạo đức mãi mãi cho thế hệ thanh niên noi theo, nên Đảng Cộng Sản đã can thiệp vào tình yêu riêng tư của Người.
                  Sự việc cũng đã tuyên truyền rộng khắp nhân dân, nay biết rõ Bác chẳng những đã có một người vợ Trung Quốc, mà có đến ba bà. Ắt trai thanh nữ tú và nhất là những người Cộng sản miền Nam sẽ bị sốc, ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong khi đó thì ở miền Nam, cục diện chiến trường- Đối với hai nhà lãnh đạo kiệt xuất- thì đang trong giai đoạn từ phòng thủ sang phản công và đang trên đà thuận lợi. Từ khắp nơi trên chiến trường báo cáo về, các toán quân đã bí mật tiếp cận được các mục tiêu. Vậy là, mọi người chỉ còn đợi mệnh lệnh và đó được qui định từ lời thơ chúc Tết của lãnh tụ kính yêu.
                  Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn lưu luyến người yêu cũ, nên có phần nào trách cứ:
                  - Trước ta bôn ba hải ngoại, có nghe nhiều người ca thán về Chúa Giê- su. Ông ấy là người đã có vợ con và điều đó ta tin vì dù sao thì mọi con người đều phải truyền giống. Sự việc đó đã trôi nổi trên hai ngàn năm, mà người ta vẫn lưu truyền bằng miệng cho đến ngày nay. Thử hỏi, nếu Đảng Cộng Sản không nói thật với mọi người, thì ngày nào đó người ta cũng biết và họ còn ghét bỏ ta gấp bội. Chi bằng, cứ sự thật mà công bố.
                  - Bác là người thành lập ra Đảng cộng Sản việt Nam chứ ai, bác muốn rằng mọi người trong Đảng phải tuân thủ theo thể thức đa số. Việc tạo dựng hình ảnh vị Chủ tịch được nhân dân yêu quí là do các đồng chí trong Bộ Chính trị muốn vậy. Dù sao cũng có ý tốt cho Bác, rằng nhân dân yêu quí tấm gương đạo đức của Người thì họ sẽ đi theo con đường giải phóng dân tộc mà ta đeo đuổi.
                  Bác Hồ nghe phải và thôi không phàn nàn chuyện riêng tư hay sự tuyên truyền của Đảng nữa. Trở lại vấn đề chính, Người muốn hỏi thực sự là đã chuẩn bị chu tất hết cả chứ.
                  - Đồng Chí Võ Nguyên Giáp bao giờ về lại trong nước?
                  - Nay mai thôi...- Đồng chí Lê Duẫn trả lời không mấy vui, Bác vẫn còn quá ưu ái vị Bộ Trưởng Quốc Phòng quá mức- Việc đồng chí ấy đi khám bệnh ở HungGary là để né tránh trận đánh lớn này, nhưng Bộ Chính trị cũng tận dụng được việc đó để đánh lừa CIA của Mỹ.
                  Theo suy nghĩ, Lê Duẩn cũng biết uyển chuyển tình hình. Từ việc nằm viện, cố tình để cơ quan CIA của Mỹ có theo dõi động tĩnh những người miền Bắc, sẽ thấy không có gì quá "bận rộn", giữ bí mật trận đánh sắp diễn ra. Mãi cận tết, đồng chí Võ Nguyên Giáp mới về nước. Chủ đích là để phòng vệ, lỡ như người Mỹ đem bom đánh phá miền Bắc để trả đũa lại việc đưa quân tiến công vào miền Nam, thì đó cũng là chức trách của đồng chí ấy.
                  Bác Hồ gật gù thông suốt, khen ngợi:
                  - Đảng ta khôn khéo quá, nhưng các đồng chí hãy nhớ là giữ gìn tình đoàn kết trong nội bộ Đảng. Bảo đảm được tình đoàn kết, thì mới làm nên chuyện lớn.
                  Đồng chí Lê Duẩn né tránh không trả lời câu ấy, chỉ hình dung trận đánh sắp tới, không bao giờ chịu rời bỏ ước mơ của mình:
                  - Mỹ không còn con đường nào khác là phát huy sức mạnh quân sự. Đối phó với âm mưu này của Mỹ, ta phải đưa hoạt động quân sự lên một bước mới, đến mức Mỹ không chịu nổi và phải chấp nhận thất bại về quân sự, cô lập về chính trị. Nếu ta thực hiện được, Mỹ sẽ phải rút khỏi miền Nam.
                  Đồng chí Lê Duẩn nói như thắng lợi thật sự đã đến và khăng khăng với bác là sẽ vào miền Nam trong nay mai. Nhân dân sẽ chào đón Người để thỏa lòng nhớ mong, họ đã khoắc khoải mong ngóng Người từng ngày từng giờ. Nghe vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh rất hoan hĩ và Người có mấy lời căn dặn:
                  - Bác nhắc lại, kế hoạch bác đã phê mấy điều các đồng chí nghiên cứu rồi. Nay bác xin tóm tắt thế này: Một là không chủ quan quá mức. Hai là, đồng ý tranh thủ giành thắng lợi là tốt nhưng phải chú ý đến đánh lâu dài. Ba là, phải giữ gìn sức dân và bảo đảm hậu cần. Bốn là, mặc dù tiến công vào thành thị nhưng phát huy sở trường đánh du kích.
                  Bí Thư Lê Duẩn không mấy quan tâm lời bác khuyên nhủ, thực quyền giờ này đã nằm trong tay mình. Nên tự khen ngợi:
                  - Trận đánh này còn nổi tiếng hơn trận Điện Biên Phủ.
                  Bác Hồ cảm giác hơi lo, đáp lại:
                  - Người ta đam mê sự nổi tiếng, nhưng có những lời nói không chính xác làm nhiều người mất mạng. Ta không mong như vậy...
                  Lê Duẩn đứng lên thăm dò để bảo đảm bác có bài thơ ngay.
                  Sau khi nhắc khéo Bác thêm lần nữa, đồng chí Lê Duẩn chào người ra về.
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 15:18:28 bởi clietc >
                  #9
                    clietc 03.02.2012 15:48:48 (permalink)
                    X




                    Bác Hồ vẫn ngồi yên, Người ngay ngắn nhìn theo bóng dáng Lê Duẩn vừa mới đi. Người rất am tường Lê Duẩn rồi còn gì, là một người rất muốn thâu tóm mọi quyền bính, e ngại chiến thắng sắp tới sẽ có lợi cho đồng chí Nguyễn Chí Thanh. Dưới góc nhìn của đồng chí Lê Duẩn thì Cuộc Cách Mạng miền Nam diễn tiến thuận lợi, từ thế bị động nay có thể giành chiến thắng bằng cuộc "Tổng Tấn Công và Tổng Khởi Nghĩa". Chính vì niềm tin đó mà Lê Duẩn ra tay ám sát đồng chí Nguyễn Chí Thanh chăng? Điều này không phải là không có khả năng xảy ra.
                    Bác lo lắng tính lịch sử trong bài thơ mình sắp đọc, mong sao các đồng chí mình chuẩn bị chu đáo, không khéo bài thơ ấy làm mất bao nhiêu mạng người lính trên chiến trường và những anh em bộ đội trong miền Nam có thể bị xua ra trận để tử vong.
                    Khoảng thời gian này, sức khỏe của Người có phần giảm sút, nên khi nghĩ đến bài thơ thì tinh thần rợn lên chút buồn lo: rằng đợt tấn công sắp tới có thật là chấm dứt chiến tranh hay không, rằng mọi thứ có thật như báo cáo là chu đáo và người dân sẽ nổi dậy cướp chính quyền như mong muốn? Xưa nay, Người có niềm lạc quan tin tưởng mạnh mẽ, chắc có lẽ vì tuổi tác nên lần này trong niềm tin thắng lợi, Người thấy có chút gì đó lo sợ.
                    Ngồi đó, Người tìm thấy được sự yên tĩnh cần thiết và cần sắp xếp lại mọi việc trong tầm mắt của mình.
                    Người chiêm nghiệm lại cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Đảng Cộng Sản cũng muốn lấy cuộc đời của Người để tuyên truyền với nhân dân, rằng từ thời trai trẻ "Người ra đi tìm đường cứu nước", và suốt cuộc đời không lấy một người vợ nào để toàn tâm hoạt động Cách Mạng. Người biết không sớm thì muộn, người đời cũng phát hiện ra. Nhớ lại thời trai trẻ, Người đã nghe tiếng tăm nước Mỹ và đã đến đó. Song lúc thiếu thời ít ai dám nghĩ mình sẽ trở thành vị Lãnh tụ tối cao như thế này, việc này được các đồng chí muốn giữ kín để thế hệ con cháu noi theo mà thôi: Rằng thuở ấy "Người ra đi tìm đường Cứu nước", rằng muốn cho thế hệ trẻ cảm thông và thấy cả đời hiến dâng cho Cách Mạng. Song Người biết rõ sẽ không thể nào giấu được giới trí sĩ sau này, nhất là có dấu hiệu "truy đuổi" của Pháp tìm cha con Người. Tuy chế độ Thực Dân cướp bóc tàn bạo, nhưng họ cai trị bằng luật pháp rõ ràng. Người có chức có quyền như cha của Người đã đánh chết người thì phải trả lại mạng người. Song nhờ các quan can thiệp giảm tội xuống là phải ở tù, rồi giam lỏng ở Huế. Song cả hai trốn vào miền Nam và tiếp tục cả hai tìm cách ẩn náu để không bị bắt lại. Người xuống tàu sang Mỹ và mong muốn ở đó tìm kiếm một sự nghiệp như mọi người nhập cư. Về tư tưởng chính trị, lúc đó Người vẫn nhớ mãi một điều, rằng không muốn hướng Đông như Phan Bội Châu, mà muốn sang Mỹ là từ việc nhanh chóng giàu có như họ, thì phải bắt đầu từ việc dân chủ và công bằng. Người biết chỉ duy nhất bằng con đường đi sang đó, mình mới mau giàu và nhanh tiến bộ.
                    Có lẽ mọi thứ diễn tiến sau đó điều do trời sắp đặt: Sự kỳ thị chủng tộc làm Người khó ở nước Mỹ được lâu, nên phải rong ruổi sang Pháp. Người vẫn nhớ nhiều về cụ Phan Chu Trinh giúp đở mình có nghề chụp ảnh để kiếm sống, cụ Phan văn Trường giúp mình chỗ ở. Ngoài ra còn hai người nữa là Nguyễn an Ninh và Nguyễn Thế Truyền. Những người yêu nước này đều đồng ký tên là Nguyễn Ái Quốc và nhờ anh Ba chạy...giấy. Khoảng hai mươi bảy tuổi, không nghề và không một đồng trong túi, học vị cũng có hơn các cụ ấy đâu nên có nói chuyện được với mấy ai. Thế mà, Đảng Cộng Sản muốn mình là người đứng đầu Hội Ái Quốc. Mặc dù vậy, từ đây con đường chính trị (mà người Trung Quốc hay nói là do mệnh trời giao phó) như đã được sắp sẵn cho anh Ba và không phải ai khác được.
                    Người vô tình lao vào con đường chính trị và cũng từ đó Người thấy mình thật là thích hợp cho công việc này.
                    ....Ngồi hút thuốc trên gác cao nhìn xuống ao cá, Bác Hồ cũng thấy khấn khít trong lòng. Ngồi ở vị trí cao nào, sắp đem đến chiến thắng vẻ vang cho dân tộc, ắt sẽ "tổng kết" lại quảng đời của mình suốt một chặng đường dài. Người có chút tiếc nuối về "lịch sử" giữa hai dân tộc Việt Nam và Mỹ. Giả như ngày quân Mỹ đào tạo quân du kích ở Pắc-bó, ủng hộ công cuộc Độc lập hòa Bình ở Việt Nam, thì có lẽ giờ đây Việt Nam có sự ủng hộ phía sau lưng mình là người Mỹ, thì miền Bắc không ngã theo nước Liên Xô để xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa làm gì? Người không mong gì hơn dẫn dắt dân tộc theo hướng Dân chủ hóa như nước Mỹ. Nước Nga, Người đã hiểu chế độ Staline độc tài hà khắc như thế nào rồi. Người biết trước sau gì lòng dân oán thán, thì chế độ ấy cũng sẽ sụp đổ mà thôi. Giờ đây, trên con đường tìm kiếm độc lập tự do cho dân tộc. Sự việc đã đưa đẩy hai dân tộc đến một cuộc chiến tranh tàn khốc, người tham dự cuộc chiến nào cũng muốn chiến thắng và lần này thì Người tin mình sẽ thắng.
                    Người cảm thấy khấn khít với thắng lợi sắp tới, sẽ có một chiến thắng còn vang lừng hơn cả trận Điện Biên năm xưa. Người Mỹ sẽ nếm mùi thất bại (thật sự), tù binh Mỹ sẽ hàng hàng lớp lớp bị bắt sống và cũng như trận Điện Biên Phủ việc đàm phán ở Pa-ri sẽ ở tư thế chủ động hơn.
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 15:19:13 bởi clietc >
                    #10
                      clietc 16.02.2012 09:50:52 (permalink)
                      XI



                      Thành Được và Thanh Nga đã từng tay trong tay, về phương diện tình cảm thì hai con người này rất yêu nhau. Thế nhưng, tính đố kỵ trong mỗi con người thì đối lập nhau suốt đời.
                      Từ khi nàng được bà Thiệu mời tới dinh Độc Lập, tại sao nàng không nghĩ được vị trí như bà. Nàng cũng có tính toán chút chút là sẽ trở thành phu nhân Tổng Thống, muốn vậy thì lấy một anh đại úy biết đâu sau này mình cũng là phu nhân Tổng Thống cũng hay đó sao.
                      Đối với Thanh Nga, đại úy Mẫn có cuộc đời hao hao giống ông Thiệu. Nàng muốn làm phu nhân Tổng Thống, không lấy con nhà binh thì lấy ai, mấy tướng già thì có cơ ngơi hết, chỉ những người tuổi còn trẻ thì chức vị cũng thấp. Đại úy Mẫn không ra trận, chỉ là một úy quân nhu, có thể toàn mạng sống cho đến khi mong ước của nàng thành hiện thực thì sao? Mọi điều như một canh bạc, không dám cá cược thì làm sao có thể thắng lớn sau này.
                      Thế rồi, không lâu sau đó. Thành Được nghe nàng nói một câu nghe nhỏ nhẹ: " Em sẽ làm vợ của người ta!". Thế là chàng... cạo đầu- Đó là cách biểu hiện đau khổ mà trước kia người ta vẫn hay làm.
                      Tin tức Thanh Nga sẽ lấy chồng và người đó là một đại úy Quân nhu tên Mẫn, tức khắc nhanh chóng lan tỏa khắp đô thành Sài Gòn. Báo chí cố săn tìm hình người đại úy kia xem mặt mũi thế nào mà Thanh Nga chiếu cố đến, khi thấy chàng cũng chẳng đẹp trai mấy và là người đã một lần có vợ thì người ta cho là đồn thổi , người ta hy vọng đó là đồn thổi thật. Mong sao Thanh Nga có một khoảng suy nghĩ, đối với họ những vỡ tuồng đóng vai cùng Thành Được ăn ý thì chỉ có hai người mới nên vợ nên chồng và sẽ hạnh phúc lâu dài. Nhưng sự thể từ từ mỗi lúc đưa đến những tình tiết có thật hơn, rằng đám cưới không phải là tin đồn, rằng mọi chuyện đều là do Thanh Nga tự nguyện, rằng nàng đã quá chán chường giới nghệ sĩ mà chỉ thích những người con nhà lính.
                      Cuối năm 1967, Thanh Nga lấy đại úy Mẫn. Đám cưới của nàng tổ chức tại nhà hàng Đại La Thiên trong Chợ Lớn, chính thức là người có chồng. Trong giới nghệ sĩ xôn xao hết sức tiếc nuối và hình như đó cũng là việc báo trước cho trắc trở sau này.
                      Khoảng thời gian này ít ai thấy Thành Được xuất hiện ở các quán cà phê mà mình hay ưa thích, không thấy đi hơn thua ở các bàn bi-da và hơn bao giờ hết là không hề giao thiệp với bất cứ nhà báo nào.
                      Sau khi Thanh Nga lấy chồng, gần như về mặt tiền bạc bà Thơ đã được giải tỏa. Cảm giác như đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga sẽ phất lên sau dịp Tết Mậu Thân này và bà sẽ là người đảm đang xứng đáng nhất cho sự nghiệp của chồng gầy dựng. Sau bao lần thăng trầm, lần này bà Thơ thấy tương lai xán lạn nhất và bà quyết không để xẩy tay lần nào nữa.
                      Các tuồng hát được tập luyện rốt ráo, gần như những tuồng hát hay nhất mà đoàn Thanh Minh- Thanh Nga có được từ trước tới giờ. Nhất là tuồng "Tiếng Hạc trong trăng" vang vọng mãi và bà Thơ biết nó sẽ mang lại thu nhập cao cho đoàn Thanh Minh- Thanh Nga qua cái Tết Mậu Thân.
                      Chợ Bình Tây từ mùng 22 đã nhộn nhịp. Phần lớn bánh mức nhiều, bánh tét cũng có bán cho những nhà kẹt công việc không gối bánh được. Quần áo giá cả rất ổn định, chợ nào cũng như chợ nào một giá chứ không có lộn xộn. Có dép sandal, Thanh Nga muốn mua cho em trai mình một đôi nhưng phải là cửa hiệu dép Long Thành mới chịu. Năm nay, cũng thấy có chiếc xe dame mới ra vô số tự động cho con gái chạy, chứ năm ngoái chiếc honda 67 bóp tay anmêda rất khó cho nàng. Đám lính lương bổng hai mươi mấy ngàn mua được, thì nàng có chồng chức vị đại úy mua cho em trai mình phải được. Nó đòi có xe để đi học hay đi đá banh với đám bạn, nàng hứa rồi nên cũng đợi đợt ca hát Tết này doanh thu nhiều mua một chiếc để cho có với chúng bạn. Nàng với bà Thơ cùng vào chợ Bình Tây, nói toàn là chuyện thương yêu Bảo Quốc.
                      - Em của con cũng đẹp trai, sau này nó lớn tập hát vai mùi. Chắc mẹ khỏi phải ký hợp đồng với người khác.
                      - Nó hát giống ngỗng đực quá!- Bà Thơ chê yêu con trai, bà tủm tỉm- Mặt thì hay nhăn nhó làm kép chánh thì khó, đóng vai hề không chừng có duyên.
                      - Ờ nhe!- Thanh nga cũng như phát hiện ra chuyện gì đó- Mẹ nói con thấy hết sức đúng đó, chọc cười thiên hạ cũng là tài năng chứ bộ.
                      Hai người đi mấy bước thì thấy như Phi Thòn và Khả Năng, hai cây cười đang chọc phá mấy người bán bông trưng Tết. Cả hai hát hò cho tụi Tâm Lý Chiến trong quân lực, để được khỏi đi lính. Chủ yếu tiểu phẩm nhiều và người ta thường gọi là anh Binh béo, Cai tròn.
                      Bà Thơ và Thanh Nga chào họ, rồi tránh hàng người đông nghịch trong chợ ra các sạp khác. Bà thở dài:
                      - Bắn nhau hoài không biết chừng nào mới ngưng, còn phải tìm cách cho em con nó trốn lính nhưng mẹ cũng không thích em con diễn trong Quân Lực.
                      Thanh Nga ngoáy nhìn lại, nàng là người thích mấy trò chọc cười. Nàng vừa nói vừa cười theo đám đông:
                      - Họ diễn ở đó cũng đâu có sao đâu.
                      Bà Thơ chán ngấy, còn Thanh nga cứ không đầu không đũa trả lời không đâu vào đâu. Bà biết nàng cũng không hạnh phúc gì với người chồng mới cưới, nhưng trước đám đông người nghệ sĩ sân khấu cố tránh cho người đời nghe ngóng chuyện riêng tư, nên hai mẹ con nhanh nhẹn mua sắm rồi đi qua.
                      Cổ nhạc cúng tổ vào ngày mùng 2 tháng 8, nhưng bà Thơ xem chừng muốn mua đồ để lập riêng bàn thờ tổ nghề cho mấy ngày xuân, mong tổ về hoan hĩ phù hộ cho đoàn Thanh Minh- Thanh Nga, năm mới gặt hái nhiều thành công.
                      Trước Tết vài ngày, vợ chồng Tổng Thống Thiệu đi thăm thương bịnh binh. Ông không quên những người trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đang rèn luyện sức khỏe, chẳng như việc đánh bóng chuyền tranh giải nội bộ. Để tăng cường hấp dẫn và động viên tinh thần các chiến sĩ trong dịp xuân về, ông có nhờ cậy vợ chồng đại úy Mẫn và Thanh Nga đến xem và trao cúp cho đội hạng nhất.
                      - Ổng gửi thư mời, xin phép đàng hoàng bộ giỡn sao!- Đại úy Mẫn nhảy lửng tửng, làm chồng nghệ sĩ Thanh Nga thấy ngay mình trở thành quan trọng.
                      Vợ chồng nào mới cưới cũng có được một giai đoạn hạnh phúc nồng nàn. Giai đoạn này Thanh Nga cũng thấy hay hay, nên lẳng lơ:
                      - Nhờ em nên Tổng Thống mới chiếu cố đến anh đó nhe...Làm gì làm, nhớ gửi mẹ thêm tiền.
                      - Biết rồi!- Đại úy Mẫn xít dây nịch cho bó vào hông, nhìn kính chảy chuốt, lo lo việc tuồng hàng quân nhu ra chợ trời ắt có ngày bị bắt.
                      Hai vợ chồng xăng xái ra nhà trước, anh tài xế của Quân Lực ngồi chờ để rước họ đi.
                      Người Sài Gòn vẫn đi lại mua sắm trong không khí nhộn nhịp của những ngày giáp Tết. Năm nay, các nàng xuất hiện với những bộ đồ mini giuyp trông đầy gợi cảm nhưng Thanh nga thì vẫn luôn mặc chiếc áo dài nhấn ben ở eo. Đại úy Mẫn nghiêm nghị một lúc không chịu nổi cũng phải buột lên tiếng:
                      - Anh lái xe, chú ý đường đi thôi. Mấy cô thò cái giò dài ra đừng ngó nha...
                      - Ngó chi đại úy, chân họ toàn những dấu hoa thị.
                      Đại úy Mẫn cười te toét, trước mặt vợ làm bộ chê bai:
                      - Ờ nha! Chân mấy cô đó toàn ghẻ ngứa...- Như không màng đến cô nào, đại úy Mẫn quay sang Thanh Nga nịnh hót- Vợ là tiên nga, không thèm nhìn ai...
                      - Phải không đó! Nhìn chán chê mới nhớ tới em rồi còn gì! Nói cho anh tài xế biết luôn, đại úy Mẫn cưới vợ chân cũng có ghẻ ngứa đó.
                      Tài xế nào cũng vậy, ít nhiều có tật nói trây. Được nghe hai vợ chồng Thanh Nga nói chuyện hơi hướm dung tục, nên cũng văng mấy câu tè lè:
                      - Bận giuýp, chỉ tổ để mấy thằng đàn ông tưởng tượng. Hai cái chân đở cao lên tới đâu thôi...
                      - Ăn nói ghê quá cha, lái xe đàng hoàng dùm- Đại úy Mẫn nhắc khéo, còn Thanh Nga thì mặc đỏ gay.
                      Nàng liếc mắt nhìn chồng, nhớ lại những lúc chung đụng hắn cũng lật đật không kém gì ai. Thế mà lúc nào cũng hay "gây sự", chưa được bao nhiêu ngày mới đó đã thấy thân thể hắn tiều tụy.
                      Đến trước Tổng Tham Mưu, hai hàng lính đứng nghiêm nghị đón chào. Việc này thanh nga cũng quá quen nên chẳng lấy làm lạ nào, nàng có đến chục lần được mời đi trao cúp cho các đội lính. Lần này, mấy người tò mò không phải là nàng, mà là đại úy Mẫn lẹt đẹt bước theo. Thanh Nga được chào đón hơn chồng, chàng chỉ là người đi theo cho có chứ ai thèm để ý.
                      Đám lính có chút tài mọn thể dục thể thao, được thấy nàng như thêm sức mạnh cho cơ bắp. Mặc chiếc áo thun ba lỗ của quân đội, số áo được cài sơ sài cho có vẻ là người chơi chuyên nghiệp, tranh thủ phồng người lên khoe khi nàng đi qua và bước lên lễ đài.
                      Viên trung tá làm trọng tài, chức danh cũng như nhiệm vụ có phần quan trọng nên kêu mấy người đội trưởng tới vừa bắt thăm vừa nói nhỏ:
                      - Mấy anh quen miệng, dựng bóng mà nói "bóp vú" là tôi phạt liền nghe chưa. Bữa nào đi, bữa nay có Thanh Nga mà nói hớ là tôi phạt thua...Muốn bóp vú thì về nhà bóp vợ, nghe rõ chưa!
                      - Dạ!
                      Đám lính bắt thăm xong, vâng dạ rần rần. Tuy vậy, lúc giao đấu căng thẳng mấy tay hơn thua nhau cũng không còn nhớ gì, vịt tẹt:
                      - Trời ơi, mầy "bóp vú" lố hoài làm sao tao đập...
                      Trọng tài (Trung tá) nghe liền định thổi còi, nhưng vì mấy lần bắt sai biên ông như ép uổng họ, không lẽ thổi còi nữa thì coi chừng đội đó bỏ cuộc, thì càng thêm khổ. Ông chỉ liếc mắt lên khán đài xem thử Thanh Nga có nghe không, rồi mặc kệ...
                      Thanh Nga làm bộ quay sang chồng, như không nghe tụi lính nói gì. Hở chút là vỗ tay, còn đánh trúng lưới hay không nàng cũng không biết. Chồng nàng thì căng căng như dây đàn, không phải là nắng nóng làm mình khó chịu, mà vì nhiều người ngầm nhìn mình, ý như "hoa lài cắm bãi cứt trâu". Chức vị đại úy có cao đâu, không ăn cắp quân nhu thì đừng hòng Thanh Nga lấy. Họ nói vu vơ, nhưng dễ nghe rõ mồm một. Giữa đám đông hò hét, nhưng những câu nói trúng tim đen của mình thì lại nghe như ngồi cạnh bên. Rõ ràng, đám lính ghen ghét đại úy Mẫn vớ được Thanh Nga, nói ra nói vào một lúc làm đại úy Mẫn căm căm không mấy được vui.
                      Thanh Nga xuống lễ đài trao cúp, mấy người lính thở hồng hộc cố xin nàng chụp hình. Người họ đầy mồ hôi, chen lấn nhau bằng được để đứng gần nàng hơn. Thanh Nga còn được đề nghị ca vài bài cổ nhạc, nhưng vì không có đủ điều kiện tại sân bóng nên nàng xin kiếu lui, hẹn hôm nào. Tuy vậy, nàng làm gan hôn tay mình bung ra cho đám lính hưởng những nụ hôn chung. Mấy tay nghịch ngợm nhảy lẩng cẩng chụp giựt trên không như là nụ hồng ấy có thật.
                      Một tiếng còi quýt mạnh, trọng tài trở lại là viên trung tá nghiêm khắc hơn. Đám lính mới chịu buông tha và giữ khoảng cách phải phép lại, rồi vẫy tay tạm biệt cho nàng về.
                      Hai vợ chồng về nhà phần vì mệt, phần vì đại úy Mẫn nghe những lời ganh tỵ không mấy vui. Anh ta tức bực hét lên:
                      - Mai mốt có vào trại lính thì đi một mình đi...
                      - Gì vậy, em có làm gì đâu. Đây là lời mời từ Tổng Thống và anh nhận lời mà...- Thanh Nga không hiểu vì sao chồng giận, nên nhẹ nhàng- Cũng có tiền nữa chứ bộ...
                      - Tiền bao nhiêu! Anh cho em cả trăm lần hơn cho xem...
                      - Biết là vậy rồi, nhưng làm sao anh giận hờn em...
                      - Không làm sao cả, chỉ giận mấy thằng lính...Nó nói anh là "cứt trâu"...
                      Thanh Nga cố ghìm lại, chút xíu nữa là nàng cười hả hê.
                      Đại úy Mẫn đâu tiên liệu được áp lực khi lấy một nghệ sĩ nổi tiếng như thế nào, không ngờ sự phĩ báng làm mình hết sức ngột ngạt. Bây giờ ước nguyện lấy hàng tôm hàng cá coi bộ khỏe, xem ra mình có danh giá. Còn lấy một nghệ sĩ vang danh, tưởng chừng mình thơm ngon hơn ai dè họ nói mình là...cứt trâu.
                      Tuy vậy, khi nguôi ngoai thì đại úy liền đến kho quân dụng. Tuồng hàng ào ạt ra ngoài để kiếm chát, nhiệm vụ của mình là phải lấy cắp hàng lần sau cao hơn lần trước. Tiền là điều kiện tiên quyết cho việc lấy nàng, nên giờ đại úy Mẫn cắn răng cố làm sao như mình lúc nào cũng có tiền để đem tới cho mẹ vợ. Tết đến rồi, bà Thơ cần đầu tư thật kỳ công cho các vở tuồng và không có lần nào bằng lần này bà thấy rất chắc ăn trăm phần trăm. Có lẽ, nếu không có trận Mậu Thân thọc sâu vào Sài Gòn, thì chắc ăn một trăm phần trăm thật.
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 15:20:03 bởi clietc >
                      #11
                        clietc 16.02.2012 09:52:51 (permalink)
                        XII



                        Ngày mồng một Tết, đoàn Thanh Minh- Thanh Nga xuất binh và cũng là ngày hát duy nhất của năm Mậu Thân. Cơn bão lửa sắp giội xuống đầu nhưng mọi người không hề hay biết.
                        Sáng sớm, Thanh nga chúc Tết qua quít nhà chồng rồi lẹ làng về nhà mình. Nghệ sĩ nổi tiếng bao nhiêu thì lễ nghĩa tệ hại bấy nhiêu, gặp mẹ cũng không câu nào hơn:
                        - Mẹ năm mới sống lâu!
                        - Coi đi! Giờ mới tới. Nhanh tới rạp để hát suất chín giờ chớ...
                        - Dạ! Con biết mà.
                        Thế là, sự luýnh huýnh thường thấy của hai mẹ con trở lại. Họ đã quen sống trong sự hối hả thường trực, bù đầu bù cổ nhưng họ "nghiện" cái lăng xăng ấy. Kịp lúc có mặt trước giờ diễn, thì như là một thắng lợi lớn lao gì đó làm cho máu huyết họ hân hoan. Bậc làm cha mẹ dễ bị lọt vào cái thế lo lắng cho con cái, la mắng con quen miệng khi nào không hay. Lúc đầu thì tập cho nó biết lễ nghĩa, còn mình là người lớn nên khỏi phải thưa gởi ai. Đến lúc lớn một chút, giảng giải phải tự kiếm đồng tiền nuôi thân. Lo cho con sợ nó không biết giữ tiền, mẹ nào cũng hay "làm ơn" giữ cho kẻo sợ con làm mất. Thế rồi lâu ngày, dồn đống dồn cục lên, lại thêm công cán của con cái cũng phải tính tới nữa. Mấy bà mẹ, đọng chút là nói mình đẻ con cái ra, nuôi dạy cực khổ để nghe mấy lời "chua chát" như vậy sao. Mấy đứa con đòi tiền mình thì mẹ hay giảy nãy: " Biết vậy bóp mũi hồi nhỏ cho rồi!". Mấy bà trách yêu nghe thấy ghê như vậy, vô tình con cái phải hiểu là mình được sinh ra, phải trả ơn cả đời đời mới hết công ơn dưỡng dục. Đó còn gọi là văn hóa người Việt từ xưa tới nay và hình như nhà nào cũng có cách nghĩ ấy.
                        Nhưng từ khi xảy ra sự cố bà ba Ngọng nhận Thanh Nga là con mình, Bà Thơ có cái nhìn thay đổi lớn với nàng. Bà biết sinh con ra là phải cho nó cuộc đời, tuy thỉnh thoảng bà quen miệng trách cứ thì cũng nhớ là nàng giờ đã có chồng rồi. Tết này, bà còn có bao lì xì cho nàng nữa:
                        - Nè!
                        - Mẹ dễ thương quá!- Nàng tới hôn mẹ, cái chuyện hiếm có trong những dịp xuân về thì người ta bày tỏ ra.
                        - Con cũng có tiền lì xì cho mẹ nè! Lúc nào cũng nhiều hơn mẹ...
                        Bà Thơ liếc thấy bao lì xì mình mỏng lét, như chỉ là nhắc khéo cho con lì xì lại thôi, bà cũng hơi ngượng. Hai mẹ con đã sống chết với gánh hát, đôi khi tiền chỉ là phương tiện để sân khấu luôn được sáng đèn. Người nghệ sĩ bước ra đường tưởng như đầy đủ không ai bằng, nhưng mấy ai hiểu được có khi lo hát hò, tạo nguồn vui cho người nhưng cuộc đời mình sống nổi ba chìm như đi biển vậy. Hình như bao giờ cũng vậy, nên mới có mấy câu thành ngữ : "kiếp ca lạc loài", không giống ai.
                        Tài năng đôi khi là nợ đời phải trả, trả nợ người xong ai cũng thấy mình vui hơn. Mọi việc như có bàn tay của trời đất chen vào, ông như sắp xếp nên có muốn thoát ra cũng khó. Nhưng có cái an ủi là mình được nổi tiếng và nhiều người mến mộ, không làm chết ai. So với việc làm tướng, làm tá, hay làm Tổng thống, có khi vì một vài lời nói mà cả chục người lao đầu vào chỗ chết, mà hai người đàn bà này rất sợ việc đó. Dù sao, họ cũng là người có nghe lời Phật dạy: "không gì quí bằng sinh mạng con người", nên họ rất tâm đắc với nghề của mình vì vậy.
                        Thanh Nga là người có thói quen nhìn đồng hồ từng phút từng giây và hành vi nào cũng theo từng giây từng phút ấy. Nàng liền nhanh chóng đến rạp, có chút tiền lì xì cho mấy đứa diễn xuất nhỏ tuổi, rồi vào bàn trang điểm.
                        Ngày mồng hát được hai xuất rất đông đảo người tới coi cải lương. Đoàn Thanh Minh- Thanh Nga có thế mạnh về đề tài xã hội vùng quê: " Nửa đời Hương phấn"; "Bóng chim tăm cá". Còn Dạ lý Hương (hai diễn viên chính là Bạch Tuyết và Hùng Cường) giỏi về tuồng tích xã hội tân thời: "Tướng cướp Bạch Hải Đường"; " Đời là một chữ T"; "Tình anh Bảy Chà". Tết Mậu Thân này, họ đều huy tụ các đào kép thứ dữ về. Một loạt những tuồng tích có tiếng vang ấy, chuẩn bị một mùa "bội thu" vào xuân Mậu Thân.
                        Đoàn Thanh Minh- Thanh Nga đóng đô ở rạp Tân Bình (Cây Gõ). Đoàn Thanh Minh chuẩn bị để cạnh tranh cùng với các đoàn hát Thủ Đô, Kim Chung (Kim Chưởng), Tân Dạ lý, nhất là Dạ Lý Hương...Tất cả đều rôm rả cho đợt Tết.
                        Bà Thơ đăng ký hát 3 đêm Tết liền, tiền đã đưa trước cả tháng và quyết tâm khởi sự ở các rạp vào ngày mùng 1 (không bỏ một suất diễn nào). Một tuồng dợt một tháng, có năm tuồng hát đi hát lại hoài nên thuộc. Tuy vậy, còn có người ngồi sau cánh gà, nhắc rất hay và trước giọng hát mới được. Tuồng dài khoảng hai tiếng rưỡi tính cả thay cảnh, hát một ngày mấy suất. Khán giả thường vào mua quạt giấy vì rạp không có quạt mát, mua đậu phộng rang ngồi nhai chờ tới giờ hát.
                        Không gian Cải lương là vậy, cuộc đời như vô tư bên những tuồng tích và bằng lối ca cải lương tài tử. Đời sống dân thường nghe như chửng lại, chiến tranh ác liệt như ở đất nước nào xa xôi. Còn ở miền Nam Việt Nam chỉ có những điệu cải lương nồng nàn.
                        Thời gian này phim ảnh Ấn Độ tràn ngập, làm lăm le đến thu nhập của các đoàn hát cải lương. Cái Tết này là cái Tết họ hy vọng có thu nhập nhiều nhất, chứ không còn mối e ngại nào đáng lo nữa.
                        Khi đêm buông xuống, Sài gòn yên ả hơn bao giờ hết. Bởi vì người dân tin rằng những ngày xuân không có bắn giết nhau, lính tráng được cho về nhà vui xuân quá phân nửa. Có thể nói, chưa có mùa xuân nào mà hàng hoá dồi dào và hoa tươi như Tết Mậu Thân. Người ta không nghĩ hận thù với nhau nhiều, vì những ngày đó là những ngày thiêng liêng quí báu nhất của mọi người trên khắp mọi miền đất nước.
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 15:20:46 bởi clietc >
                        #12
                          clietc 25.02.2012 11:02:32 (permalink)
                          Phần Thứ Hai


                          I


                          Những ngày sắp Tết, trời Hà Nội rất đẹp. Bác Hồ vẫn sinh hoạt bình thường như không có gì sắp xảy ra. Người xuống ao và vẫn cho cá ăn như mọi ngày. Người ví những chú cá chép như những chú "lính đỏ", nghe tiếng kẻng như một hiệu lệnh nổi lên mặt nước đồng loạt hướng về Bác. Người tin tưởng điều đó, nhưng ái ngại sức mạnh quân sự của Mỹ sẽ giết hại những "chú lính" đỏ của mình. Đó là lần thứ hai, Người có chút lo lắng buồn phiền. Người cảm giác khó khăn trở lên căn nhà sàn, rồi lấy bút mực họa lại bài thơ lần cuối. Người đặt tựa đề: "Thơ Xuân năm 1968".
                          Vào ngày 31/12/1967. Theo sự sắp xếp của Trung ương Đảng, tại Phủ Chủ Tịch. Bác Hồ và thư ký của Người tên là Vũ Kỳ, cùng làm việc với đài Tiếng Nói Việt Nam để ghi âm- Đó là công việc cuối cùng Người làm cho Chính Phủ rồi về nghỉ Tết.
                          Bác Hồ rời Phủ Chủ Tịch về căn nhà sàn đơn sơ, nhìn quanh không thấy thứ tài sản nào đáng giá. Người cười mỉm cho sự thanh khiết của mình, nhưng Người ngẫm kỹ và suy nghĩ: "Chắc còn rất nhiều người không có nhà ở". Bác muốn đến thăm hỏi những người nào đó, để đem đến nguồn vui cho họ trong dịp xuân về.
                          Đêm giao thừa, thời tiết bỗng dưng se lạnh lại. Bác Hồ có ý muốn đi chơi xuân như bao người Hà Nội. Bác cùng với đồng chí Vũ Kỳ âm thầm dạo khắp phố phường, đường phố tương đối vắng vẻ nên không ai nhận ra Bác. Trong lúc thả bộ sang ngõ Hàng Đào, Người bỗng thấy có một chị gánh nước lưng còng dưới đôi quang gánh, tất tả đi đi rồi về.
                          Nhìn là biết người đó gánh nước thuê, giờ này còn chưa được nghỉ tay. Người chạnh lòng và muốn đến nhà chị gửi cho chị chút quà.
                          Quả nhiên, nhà cửa của chị cô quạnh. Bàn thờ không có lấy một thứ gì quí giá để thờ cúng, người thân không có nên chị mong chờ ngày xuân qua đi. Bác Hồ đợi khi chị đi lấy nước, cùng với đồng chí Vũ Kỳ vào nhà chờ sẳn.
                          Đèn dầu loe lói ẩn hiện một ông già râu tóc ít ỏi, chị đi về nhòm vào nhà mình mấy lượt. Trong tranh tối tranh sáng của ánh đèn cũ kỹ, chị lướt nhanh trong ý nghĩ những người kia là ai. Miệng chị lầm bầm: " Nhà nghèo có chi mà khách đến...không lẽ...".
                          Bỗng chị tự kêu lên:
                          - Bác Hồ...
                          Đôi nước gánh rất xa mới mang về đến nhà, chị như không còn thiết nghĩ đến công cán của mình nữa. Hai thùng nước lăn kềnh lênh láng ra sân, chị ào vào trong nhà rồi bịt miệng mình lại, sợ như tiếng rít từ cõi lòng không phải làm bác Hồ buồn đó sao? Nước mắt chị ràn rụa, chị càng bịt miệng mình kín mít:
                          - Bác ơi!...
                          Bác đột ngột ở trong nhà chị, như một ông tiên hiền lành mang đến cho chị một sự ấm cúng lớn lao. Chị sà vào lòng Bác như một người cha bấy lâu nay mới gặp, ái ngại khôn cùng:
                          - Nhà con nghèo lắm...
                          Bác Hồ cũng không khỏi chạnh lòng, Người cũng ngấn lệ cảm thông. Đợi khi chị bình tĩnh, Bác vỗ đầu an ủi:
                          - Bác cũng không giàu có hơn cháu đâu? Đây là giống vú sữa ở miền Nam gửi ra cho bác trồng, biếu con một ít nhưng ghi nhận tấm lòng của bác thôi...
                          - Sao mà không ghi nhận hả bác? Quá đỗi sức tưởng tượng của con rồi.
                          Chị nhìn chiếc áo kaki và đôi dép cao su của bác, rồi thỏ thẻ:
                          - Bác còn không có quần áo đẹp nữa sao?
                          - Bác không hơn con nhiều đâu? Lương của bác ít ỏi, bác mua quà cho mấy nhà là hết.
                          - Nhưng bác có một di sản đồ sộ: Một tấm gương trong sáng và lối sống thanh khiết thật là vô giá.
                          - Miền Bắc ta, ai cũng là người đáng quí, chứ không riêng gì bác. Con cũng là người có tài sản vô giá ấy, đấy nhé!
                          Hai bác cháu khen lấy khen để, một lát sau sự ấm cúng tràn đầy như không thể rứt ra được. Trước ngõ, mấy người ở ngoài đâu ai biết người trong con hẻm là ai. Nghe tiếng nói xì xào bên trong ngôi nhà nghèo bĩu môi, chê khách nào đó lại đi ghé nhà chị.
                          Đợi khi mấy vị khách về rồi, họ tò mò như muốn biết xem ai mà dở hơi thế:
                          - Ai mà dám ghé qua nhà được?
                          - Còn ai nữa...Bác Hồ chứ ai?
                          Chị khấn khít quá đỗi mà la toáng lên, đi một đoạn xa mà bác vẫn nghe lời chị. Mấy người trước ngỏ bàng quàng, bịa ai chứ chị không có gan bịa vị lãnh tụ kính tụ kính yêu, nên họ không tin cũng không được.
                          - Bác Hồ à! Ối giời ơi phước đức cho nhà chị đến thế sao?
                          - Ối giời ơi! Nhà nghèo như chị mà sướng thế...Có bác Hồ tới thăm cơ.
                          - Sướng thật cơ...- Chị hoan hĩ đối đáp, rồi chạy vào trong đem vú sữa ra chia chát cho mọi người.
                          Bác Hồ vòng qua hồ Gươm. Bấy giờ mấy ông chủ tịch phường đã biết có bác đang đi trên phố. Họ náo nhiệt sai cấp dưới làm băng gôn thật nhanh, mong chụp được vài bôi ảnh lấy đó làm hảnh diện. Bác Hồ băng ngang Văn Miếu Quốc Tử Giám, đến đó đốt mấy ném hương cho các vị tiến sĩ năm xưa, rồi nhanh chóng về lại căn nhà sàn.
                          Ít ai biết được sự vắng lặng của đêm giao thừa với Bác thế nào? Đồng chí Vũ Kỳ cũng về nhà với người thân, không gian như trả lại cho người khoảng trống vắng bao la.
                          Trên căn gác gỗ, từng thời khắc trôi đi. Người vẫn ngồi âm thầm nhìn ngắm các vì sao, đợi thời khắc giao thừa đến. Người chờ đợi đài phát thanh, Người muốn nghe bài thơ của mình.
                          Khi máy thu âm được phát thanh trên Đài Tiếng Nói Việt Nam ở Hà Nội, Người nghe lại từng lời thơ ấy. Câu cú rất rõ ràng:
                          " Xuân này hơn hẳn mùa xuân qua
                          Thắng trận tin vui khắp nước nhà
                          Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
                          Tiến lên!
                          Toàn thắng ắt về ta."
                          Đó còn là lời hiệu triệu: Trận Tết Mậu Thân khai cuộc.
                          Trận Mậu Thân năm 1968, đầy bất ngờ từ mục tiêu tấn công, qui mô và thời khắc giao thừa. Hai mươi tám toán du kích, tương đương với quân số gần bốn ngàn người đã lọt vào nội thành Sài Gòn.
                          Cùng thời điểm đó 44 tỉnh thành của miền Nam đã chuyển quân tiếp cận các mục tiêu.
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 15:21:32 bởi clietc >
                          #13
                            clietc 05.03.2012 13:54:29 (permalink)
                            II


                            Trận Tết Mậu Thân năm 1968, các nhà nghiên cứu lịch sử đều công nhận Quân Giải Phóng tiến hành trận đánh cực kỳ bí mật, nhưng đều không thích việc phá bỏ cam kết ngừng bắn trong dịp Tết. Còn lấy đó làm yếu tố bí mật và như người ta nói: "Đạo đức trong tay kẻ chiến thắng". Cứ đánh thắng rồi giải thích với người dân sau, Quân Giải Phóng rất tin tưởng vào chiến thắng này.
                            Các nhà nghiên cứu đều nói: “Tết Mậu Thân vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Từ một mức độ nào đó, có người sẽ nghĩ họ đã có cái nhìn toàn diện về Tết Mậu Thân, nhưng ở một góc độ khác, nhiều người sẽ vẫn không thể hiểu và giải thích sự kiện này”. Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam hòa hoãn, nhưng họ lại ngấm ngầm chuẩn bị tiến công lớn vào khắp nơi trong dịp Tết. Bên phía Quân Giải Phóng thì nói cần thiết phải đánh, còn bên phía Việt Nam Cộng Hoà thì cho rằng phía kia phản bội giao ước "hưu chiến" dành những ngày xuân cho đồng bào vui chơi. Tính từ 18 giờ ngày 29 tháng 1 năm 1968 cho đến hết 6 giờ ngày 31 tháng 1, như vậy bên phía Cách Mạng sốt sắng ký kết và lấy đó làm yếu tố bất ngờ là trái luật chiến tranh. Vì vậy, trời sẽ không giúp những kẻ bội ước. Có lẻ vì vậy mà người dân không ủng hộ, không có một ai đứng lên dành chính quyền như dự tính ban đầu. Cả hai bên đều muốn giành sự ủng hộ của người dân nhưng cả hai bên đều không mấy quan tâm đến sự sinh hoạt bình thường của họ. Người dân cùng với cha mẹ con cái họ tề tựu chuẩn bị đón một cái tết sum vầy. Tiếng súng nổ chen hoà với tiếng pháo đón giao thừa rền vang khắp miền Nam, người dân miền Nam thân Cộng sản rất nhiều, có lẽ nếu họ đứng lên giành lấy chính quyền thì mọi việc có thể kết thúc chiến tranh trong thời điểm ấy. Nhưng việc đó không bao giờ xảy ra, chỉ vì một điều là tiếng súng nổ trong thời khắc những ngày Tết. Những người Cách Mạng xem đó là điều tiên quyết cho việc giữ bí mật, nhưng người dân không muốn đổ máu tương tàn trong những ngày đầu năm. Dù sao giữa những người Việt Nam với nhau vẫn cứ là anh em.
                            Khi tiếng súng nổ ra, họ chỉ lo bảo vệ nhau hơn là phải xuống đường giành lấy chính quyền, người ta không sợ hy sinh mà người ta chỉ sợ người thân mình mất nhiều hơn cả. Họ chỉ lo bảo vệ nhau và đặc biệt ngày Tết người ta không muốn làm điều ác- Điều này ít được các nhà phân tích chú ý đến.
                            Bên phía Cách Mạng cũng không chú ý đến. Họ chỉ nghĩ đến khoản bí mật mà họ giữ kín, chính vì quá bí mật mà thời điểm nổ ra không đồng loạt. Có sự chênh lệch giữa cách hiểu về thời khắc giao thừa của hai miền có khác nhau. Cũng chính điều kiện bí mật quá mức để tạo bất ngờ nên họ cũng ít xem xét đến các tổ chức cài cắm (thường trong vai người giúp việc cho những người giàu có) được về quê ăn tết và theo phong tục thì những người nhà giàu có cũng không muốn giữ họ trong những ngày tết để làm gì. Nên họ không ở lại để lo phần tuyên truyền và sách động quần chúng cướp chính quyền, và sau này họ hiểu mình không được tin cậy từ cấp trên.
                            Những người lính Giải phóng quân xem chừng họ rất lạc quan tin tưởng vào thắng lợi trong nay mai. Kế hoạch tác chiến đã được triển khai và không còn gì để băn khoăn nữa. Bước đầu, mọi kế hoạch chuẩn bị hết sức chu đáo, ngay cả việc nghi binh làm bên Việt Nam Cộng Hòa nhầm là sẽ đánh lớn ở Khe Xanh như trận Điện Biên Phủ thứ hai và người miền Bắc đã thành công. Thế nhưng, cũng chính vì từ yếu tố bí mật nên diễn biến thực tế trên chiến trường có khác. Cuộc tấn công nhiều nơi xảy ra trước một ngày, vì họ nhầm tưởng lấy ngày mùng 30 tết của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Miền Bắc). Tức ngày 29 tháng 1 năm 1968, thì tiếng súng đã nổ ở một vài nơi.
                            Sự lệch nhau một ngày Tết của hai miền nên có sự hiểu không nhất quán trong các cấp chỉ huy chiến trường của quân Giải phóng về thời điểm tiến công : là ngày theo âm lịch miền Bắc hay lịch miền Nam. Lại thêm, miền Bắc bỗng dưng công bố ngày mồng một năm mới chậm hơn lịch cũ một ngày, ám chỉ như các nơi sẽ hiểu ngày giờ tấn công lấy theo Tết của miền Nam. Thế nhưng, lại có cách hiểu khác nữa là tấn công chậm lại một ngày so với cái Tết của miền Nam và sự thiếu nhất quán này đã làm cuộc tiến công ngược theo các kế hoạch ban đầu, là các cơ quan đầu não của Việt nam Cộng Hòa phải bị tấn công trước hơn. Sài gòn và Huế, tuy xảy ra cùng lúc nhưng lại tấn công chậm hơn so với các nơi khác một ngày.
                            Mặc dù vậy, phía Việt Nam Cộng Hòa vẫn bị bất ngờ.
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 15:22:10 bởi clietc >
                            #14
                              clietc 07.03.2012 16:01:24 (permalink)

                              III




                              Năm 1968, Sài Gòn là thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hòa và là nơi phồn thịnh nhất khu vực châu Á. Đến lúc này, 56 nước trên thế giới công nhận Việt Nam Cộng Hòa (còn miền Bắc chỉ có 10 nước Cộng Sản công nhận dưới áp lực của Liên Xô). Miền Bắc và miền Nam là hai nước có hai thể chế khác nhau, đều có đại diện tại Liên Hiệp Quốc- Một tổ chức hòa bình, muốn các nước tuân thủ theo luật lệ qui định. Theo luật lệ của Liên Hiệp Quốc là một nước có chủ quyền, có sự can thiệp quân sự nào từ bên ngoài vào một nước có chủ quyền là một cuộc xâm lược. Miền Bắc đưa quân chính qui vào miền Nam (cho dù núp dưới bóng Mặt trận Giải Phóng miền Nam) cũng là một hành vi xâm lược. Dưới góc nhìn đó, Mỹ là một đất nước sống theo luật lệ, đại diện cho Liên Hiệp Quốc bảo trợ cho Hiệp Định Giơ-neo-Vơ. Hiệp định qui định không được xâm lược lẫn nhau, nhưng người miền Bắc luôn đưa quân xâm nhập vào miền Nam. Họ mập mờ rằng đây là cuộc chiến tranh chống Đế Quốc Mỹ, rằng nhân dân miền Nam tự đứng lên chống lại chế độ Mỹ Thiệu, rồi đôi khi họ cho rằng đây là cuộc chiến tranh nội bộ của hai thể chế theo Cộng Sản hoặc Cộng Hòa mà thôi. Sau này, trong lịch sử Cách Mạng Việt Nam, cụm từ Chiến Tranh Nội Bộ bị triệt tiêu, mà được gọi là Chiến tranh Việt Nam.
                              Sau này, trong các trường Đại học ép buộc học sinh sinh viên học môn Lịch sử Việt Nam. Ghi nhận thời gian Tổng thống Thiệu thực hiện chiến dịch "Hòn Đá Vàng" thì phát hiện quân Giải Phóng di chuyển lớn vào các hướng quan trọng trên chiến trường miền Nam, nên hủy bỏ "Lệnh ngừng bắn trong dịp Tết", theo thỏa thuận giữa hai bên để người dân yên vui. Các nhà nghiên cứu lấy làm lạ vì thấy có một số việc khuất tất: Cho dù bên phía Việt Nam Cộng Hòa, ông Thiệu đơn phương hủy bỏ lệnh ngừng bắn đi chăng nữa, thì ông ta lại cho quân về nghỉ Tết hơn phân nửa và không có động thái nào gọi là để chuẩn bị đánh nhau. Trong khi đó thì quân Giải Phóng lại di chuyển quân vào các vị trí trọng yếu, sự việc ấy cần minh chứng như thế nào đây? Một cuộc điều quân lớn vào chiến trường, cần có thời gian chuẩn bị kế hoạch trước đó cả năm ròng. Vậy thì, chọn thời điểm đánh nhau vào dịp Tết là một kế hoạch có chuẩn bị chu đáo, nên bất chấp điều kiện thoả thuận là một thủ đoạn? Hay là một chiến thuật? Vì rằng bất kể thủ đoạn nào mà thắng thì giải thích với mọi người rằng: Vì tình thế bắt buộc nào đó buộc phải nổ súng, khi đã chiến thắng rồi giải thích cho dân tình của mình sau. Họ muốn viết lại lịch sử theo ý có lợi cho mình chừng nào mà không được.
                              Thời gian Tổng thống Thiệu thực hiện trận càn "Hòn-Đá-Vàng", bao vây được Trung Ương Cục Miền Nam. Ông ta muốn đánh vào hai hậu cứ vững chắc này để đón cái Tết "yên vui". Đối với Tổng Thống Thiệu tuy rằng cuộc càn chưa mấy hiệu quả nhưng nó đã thọc sâu vào sào huyệt của đối phương, thì ông nghĩ rằng phải mất gần cả năm mới có thể khôi phục lại được. Ông nghĩ mình có thể yên vui "ăn Tết", đó là sự khinh suất bất nhất quá lớn của một vị Tổng Tư Lệnh miền Nam. Chính việc càn quét này làm cho ông ta lơ là, có phần đánh giá quá thấp đối phương. Ông ta cũng không ngờ bên phía Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chuẩn bị một cuộc Tổng tấn công trên qui mô rất lớn, mặc dù phát hiện nhiều cánh quân di chuyển vào Nam, nên bố trí chốt giữ chuẩn bị đối phó các cuộc tấn công (có thể có) của quân Giải Phóng. Các điệp báo phát hiện nhiều cánh quân từ Bắc di chuyển vào Nam ngày càng nhiều nhưng vì không biết Quân Giải Phóng đánh ở đâu nên các cánh quân phải tạm rút về phòng bị.
                              Tình hình chiến sự có phần nào đó làm cho Tổng thống Thiệu an tâm, lại thêm phía Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng miền Nam Miền Nam xin giao kết ngừng bắn trong những ngày xuân về cho dân yên vui. Đài phát thanh của quân Giải phóng Miền Nam kêu gọi ngừng bắn trong dịp Tết, và xem đó là "mưu mẹo" để tiến đánh bí mật để bên Thiệu không kịp trở tay. Cho nên ông ta cho lính tráng nghỉ trại quá nửa số quân, chỉ những người không về quê vì không còn người thân nào hoặc có tư thù riêng ở nơi quê hương. Họ chọn ở lại trong doanh trại, nhưng không có đề phòng nào. Các trại lính, các căn cứ quân sự, các cơ quan hành chính của Việt Nam Cộng Hòa vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng mấy người lính được phép rời trại về nhà ăn Tết khá nhiều.
                              Trước Tết vài ngày, hai vợ chồng ông Thiệu đi thăm thương bịnh binh, rồi về quê nhà ở Ninh Thuận. Lúc đó hai người đang đứng dưới chân núi Mặt Quỷ, Tổng Thống phân trần với phu nhân:
                              - Tính ra, chức vị Tổng thống không thua gì vua chúa ngày xưa...
                              Bà Thiệu đứng ngắm nghía một lát than thở:
                              - Ông làm Tổng Thống thì sao, với ai chứ với tui biết là ông hay có tật sợ ma. Đã vậy, còn muốn ra đây ngắm nghía tảng đá đó làm gì...
                              Ông Thiệu giật mình, nhìn thấy mấy tên lính đứng gần cũng yên tâm. Không hiểu sao, cái tật sợ ma hồi nhỏ đến giờ vẫn chưa hết...Đúng là làm Tổng Thống mà sợ ma mấy tên lính cười nhạo cho.
                              Đỉnh núi có hai viên đá chồng lên nhau, phía dưới thấp một chút cũng có cục to nhỏ chồng lên nhau như một cái hình người. Nhưng mặt mũi thì y như con quỷ, càng nhìn càng giống. Hai ông bà phu nhân Tổng Thống thắp hương mộ tổ, đứng ngắm lâu không dám, liền cho mấy tên lính canh tới căn dặn:
                              - Lệnh của tôi cho ông tỉnh Trưởng điều một Trung đội Công binh gấp rút xây lại Văn Thánh Miếu và cho hai người luôn túc trực bảo vệ nơi đây nghe chưa?
                              - Dạ!- Tên lính chạy lẹ làng lên xe và chạy đi ngay.
                              - Cho yếm "long mạch" cho hai tảng đá Dao kia và Mặt Quỷ này luôn thể.
                              Hai vợ chồng thắp hương xong, nhanh chóng lên xe ngay để sang chùa Trùng Sơn, nơi đây là nơi mà mẹ của Tổng Thống từng quy y cửa Phật. Mọi việc làm của Tổng Thống, ý như rằng dù ông đã cải sang đạo Thiên Chúa nhưng vẫn không quên truyền thống Nho giáo.
                              Sau đó, Tổng Thống mới đi thăm chú bác họ hàng. Mỗi nơi ghé một tí nhưng cũng tối mịt mới về. Vợ chồng ông dự định sáng ngày mồng 2 vào dinh Độc Lập để cho các tướng tá đến chúc Tết, nhưng trong đêm mùng 1 các nơi báo cáo về rằng các tỉnh lỵ ở miền Trung bị tấn công dồn dập.

                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 15:23:33 bởi clietc >
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 24 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9