Nữ nghệ sĩ Thanh Nga và nền Cộng Hòa (tập 1)
nằm phía sau.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.01.2013 09:30:17 bởi clietc >
nằm phía sau
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.01.2013 09:30:57 bởi clietc >
Nằm ở tập 2
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.01.2013 09:31:38 bởi clietc >
IV
Tối đêm mùng 1, đoàn Thanh Minh Thanh Nga hát vở tuồng "Bóng Chim Tăm Cá". Đêm đó, cũng là đêm bà bầu Thơ thở nhẹ nhàng nhất trong cuộc đời làm bầu gánh: Bà sớm đã có tiền lời.
Cô Lệ- vai diễn của Thanh Nga trong vở tuồng vừa hát, chạy vội vào phòng mẹ hỏi nhanh chuyện thu chi. Thấy mẹ cười vui, nàng cảm nhận ngay là năm nay đoàn hát sẽ thành công.
- Năm nay có tiền, mẹ còn ý định thành lập thêm đoàn "Thanh Minh- Bảo Quốc" nữa không? Con muốn em con cũng có đoàn hát.
- Thì đó!- Bà Thơ như phấn khởi- Lập thêm đoàn nữa mới giành giật được khán giả cho mình nhiều chứ.
- Em con nó cũng mong, mẹ nhớ làm sớm.
Bà Thơ ôm giỏ tiền chặt vào lòng, nhìn ra xa như lo lắng:
- Còn chồng con thì sao? Nó có tới rước không?
- Giờ này mà không thấy thằng chồng con tới rước, chắc bẫm là bài bạc rồi...Chắc là hai má con mình tối ngủ đây luôn đi!
Hai mẹ con nói chuyện vu vơ một lúc, thấy khán giả đã về hết. Thanh Nga ngáp vắn ngáp dài, chán ngán:
- Ảnh nói là ảnh đi đánh bài, không biết chừng nào mới nghỉ. Thôi kệ Tết mà! Cho thằng chả chơi bời tí đi...
Bà Thơ ôm chặt giỏ xách tiền, xỉ trán đứa con gái yêu:
- Cũng được, ngủ lại thấy tiện! Sáng mai còn lì xì mấy người giúp việc. Hôm nay má không gặp mấy người đó.
Bà Thơ ôm kè kè giỏ tiền là vì không biết đem cất ở đâu, đột ngột Thanh Nga đòi ngủ lại nên đang cố giấu sợ ăn trộm. Bà bảo mấy người gát cửa tắt bớt đèn để đở tốn tiền điện và nhắc nhở họ khóa cửa cẩn thận. Hai mẹ con liền lau dọn sàn nhà cho sạch sẽ, trãi chiếc chiếu mới mua còn nồng mùi cỏ lát. Một cái gối nhườn cho Thanh Nga, còn bà liền nằm xuống cái giỏ sách tiền.
Thanh Nga còn ngồi, nàng thay bộ đồ bộ ôm bó hai chân, nên trông rất nhỏ con. Nàng ngắm mẹ nằm, hai mẹ con từng ăn ngủ "bụi đời" từ khi theo cha dượng đi hát. Nhưng hôm nay, nàng thấy thương thương mẹ làm sao ấy, song cũng bắt gặp nỗi gian truân của mình trong hình bóng của bà.
Một lúc thì nàng ngả mình nằm nghiên, ôm chằm lấy mẹ mình, nhỏ to:
- Năm nay chắc có lời! Cầu trời cầu phật má con mình tấn tài tấn lộc luôn hén...
Bà Thơ xoay lại, nhoẻn cười. Bà hình dung lại quảng thời gian trước Tết đến giờ như có gì đó thuận buồm xuôi gió:
- Đã nói là lấy chồng đủ thứ lời rồi mà không nghe! Giờ con thấy chưa...
- Ừa!
- Nói chuyện với tui mà ừa à!
- Con nói chuyện lấy chồng chứ bộ! Đúng là lời đủ thứ...
- Quỷ xứ...
Hai mẹ con nhỏ to một lúc, nghe tiếng súng đại liên bắn ra từ kho nhu yếu phẩm quân dụng của lính Đại Hàn gần đó. Hai người hết hồn:
- Gì vậy ta?- Bà Thơ than phiền, rồi làm bộ để Thanh nga yên tâm- Giờ này mà còn ai đốt pháo chi vậy cà?- Bà Thơ nói nhưng có vẻ bất an.
- Hình như là tiếng súng chứ không phải pháo gì đâu. Đám lính hay ăn nhậu rồi gây gổ nhau suốt, giờ này mà cũng không chịu về nhà ngủ.
Bà Thơ lại lăn nghiên ra ngoài, mắt nhắm nhè nhẹ định ngủ nhưng bà lại nghe một tràng đại liên nữa. Bà còn cảm thấy tiếng súng xa xa mỗi lúc mỗi rầm rộ, chan hòa với tiếng pháo của ngày Tết.
Lúc ấy, đại úy Mẫn chạy xe tới. Anh ta cũng không biết mấy tiếng súng kia xuất phát từ đâu, cũng không biết có cuộc tấn công lớn của Việt Cộng vào Sài Gòn sắp xảy ra. Đi tới không đúng hẹn, nên gảy đầu gảy tai:
- Ờ về đi! Má với em về nhà không?
- Má! Chồng con tới rước kìa! Má về nhà mình thôi...
Bà Thơ vội vã ngồi dậy, tiếng súng rền vang vừa rồi vẫn còn làm bà bất an. Trước giờ, chỉ có đêm nay giỏ tiền bà thu về đầy cứng. Bà hỏi:
- Ăn hay thua mà mặt mày bơ phờ vậy...
- Thua...
Đại úy Mẫn nói gỏn lọn chứ không chối leo lẽo, mặt buồn rượi. Mà cũng không cần thua bài mới nói năng củn cỡn như vậy, sau khi cưới Thanh Nga rồi thì Đại úy Mẫn không mấy lời ngọt ngào với bà Thơ nữa. Thanh Nga lên xe ngồi vào phía ghế sau, để mẹ ngồi phía trên:
- Tới trễ biết là thua nhiều rồi, còn có bộ mặt thiểu não nữa.
Nói đến đó Thanh Nga bỗng im lặng. Trên đường, nàng nhận thấy có ai đó chạy men sát các hàng rào như ăn trộm, nhưng dáng vóc không phải ăn trộm. Thanh Nga ngờ ngờ là Việt Cộng vào Sài Gòn ăn tết chơi, chứ nàng không dám nghĩ sắp đánh lớn đây đó.
Đại úy Mẫn nói thay nàng:
- Có mấy người lúc nảy sao giống Việt Cộng quá, nảy giờ nghe tiếng súng nổ chứ không phải là pháo đâu.
Cả ba người bắt đầu thấy sợ sệt, Việt Cộng cũng từng bắt cóc mấy người Sài Thành để gây tiếng vang. Nếu biết Thanh Nga, cũng như bà Thơ đang trên đường phố, chặn xe lại ắt sẽ nguy. Họ hy vọng gặp cảnh sát nhưng không thấy một bóng người.
- Má nghĩ nên ở lại hơn về nhà đó.
- Về hay mình ngủ lại anh?
- Ở lại rạp hát mà ngủ nghê cái gì? Sợ gì mà không dám về, Việt Cộng có gan bằng trời mới dám vào Sài Gòn.
Nói xong, đại úy Mẫn rồ ga cho xe chạy băng trên đường tối.
Thanh Nga ngồi sau, thỉnh thoảng ngoáy lại nhìn để xua tan nổi ngờ vực. Rõ ràng, ngoài những đôi trai gái đi chơi đêm. Còn có những người mang vác gì đó như súng ống nặng nhọc, nên nàng nói chắc:
- Hình như là có Việt Cộng lẻn vô Sài Gòn, nghe nói là ngừng bắn mà ta?
Đại úy Mẫn bậm môi, cố giữ chiếc xe chạy theo hướng ngã tư Hồng Thập Tự- Lê Văn Duyệt, mong đừng đụng phải mấy con chó đi tìm kiếm thức ăn thừa trong đêm. Bỗng có hai tiếng súng Ak, thì trúng vào xe nghe "cốp" một tiếng. Cả ba người trên xe đều mộp người xuống, đại úy Mẫn lạt tay lái lên thềm vĩa hè. Chiếc xe tắt máy, đề ba lại, máy xe không nổ nữa.
- Nhanh xuống! Chạy bộ về nhà thôi...
Lúc bấy giờ, bà Thơ không còn nhớ gì đến giỏ tiền. Bà với Thanh Nga nhảy ra xe, theo đại úy Mẫn chạy vội ra đường phố tối om. Cả ba người thở hỗn hển không biết chuyện gì, cứ cắm đầu cắm cổ mong cứu mạng mình là chính.
Họ đâu biết rằng mình vừa đối đầu với nhóm du kích quân chuẩn bị tấn công vào dinh Tổng Thống, họ cứ ngỡ Việt Cộng có ý muốn bắt cóc ba mẹ con đòi tiền chuộc.
Thế rồi, một lúc cả ba người cũng về tới nhà. Thanh Nga mới về nhà được chừng dăm ba phút, nghe tiếng súng nổ rền vang và tiếng bọc phá nổ, khởi sự trận chiến Mậu Thân tàn khốc.
Sài Gòn, lúc hai giờ đêm mùng hai năm Mậu Thân. Tòa sứ Mỹ, Dinh Độc Lập, sân bay Tân Sơn Nhất, Tổng Hành dinh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Đài Phát Thanh đều bị tấn công.
V
Mặt trận Giải Phóng Miền Nam không những phản bội lại thỏa thuận "ngừng bắn", mà còn phản bội thỏa hiệp "ngầm" (mà giới Sử gia vẫn luôn nghi vấn rằng có thể hai bên có một sự "đi đêm" nhất định nào đó). Vừa "đi đêm", vừa cố tình đánh phủ đầu Tòa Đại Sứ Mỹ. Sau này, người Mỹ mới biết mình bị lọt vào mớ khái niệm "lẫn quẫn", còn thực tế trên chiến trường những người Cộng Sản là những người xâm lăng miền Nam. Còn về phía quân Mỹ và Đồng Minh, để tìm cách đối phó. Hà Nội mập mờ có thể ngồi đàm phán chuyện gì đó, nhất là cái tên đặt cho cuộc chiến tranh mà người Mỹ can dự. Năm 1968, đã có những cuộc thương lượng về chữ nghĩa cho cuộc Chiến tranh ở Việt Nam. Lợi dụng việc này, những người ở Hà Nội cố gắng giàn xếp binh lính của mình chỉ đánh vào quân Ngụy quyền, như chỉ là cuộc chiến nội bộ. Nếu không chú tâm đến ý đồ của Hà Nội, thì chữ nghĩa mà họ đang dùng như chỉ là nội bộ không phải là cuộc chiến xâm lược. Làm như vậy, họ tránh đối đầu với lính Mỹ, còn rửa tội "xâm lược" cho nước Mỹ. Còn miền Bắc can dự vào miền Nam là việc hết bình thường.
Có thể ở Pa-ri (nước Pháp) bắt đầu có các cuộc tiếp xúc bí mật. Dù hiện giờ chưa có những công bố nội dung nào, họ chỉ kể lại những lần gặp gỡ nhưng có vẻ như là vào khoảng thời gian này có một sự trao đổi nào đó, rằng như "Tôi không đụng tới anh, thì anh cũng đừng đụng tới tôi". Mỹ muốn rút ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam thì đừng đụng chạm vào cuộc tấn công sắp diễn ra trong dịp Tết và Quân Giải Phóng Miền Nam sẽ giải quyết gọn quân Ngụy, rằng như cuộc chiến chỉ là việc nội bộ: Cuộc chiến ở miền Nam chỉ là sự tranh chấp giữa người theo Cộng Sản và Cộng Hòa mà thôi, chứ không có liên can nào tới Mỹ cả. Vì không biết họ trao đổi gì nhưng những gì diễn biến sau trận Tết Mậu Thân cũng có thể nói là như vậy. Nhiều người cho rằng sự ngoại giao của Việt Nam như vậy là khôn khéo. Một là, với một đạo quân khổng lồ di chuyển từ miền Bắc vào miền Nam chắc chắn Mỹ sẽ nhận biết, trái với thỏa thuận là miền Bắc không được đem quân hổ trợ vào miền Nam (lực lượng phải do người ở miền Nam). Nếu như vậy bị gọi là xâm chiếm miền Nam và Mỹ sẽ đem bom ném vào các đội quân tan tác từ khi đầu. Hai là, Việt Nam chỉ cho người dân nước Mỹ. Cuộc chiến của Việt Nam chỉ là việc "nội bộ" của mình, không có dính dấp gì đến nước Mỹ cả, vừa gây chia rẽ nội bộ nước Mỹ vừa làm nghi kỵ sự dính líu của Mỹ, Đồng Minh và với chính quyền Thiệu. Những người nghiên cứu cho rằng: Thời kỳ ấy, những nhà ngoại giao Việt Nam khôn khéo biết tránh né được việc quân đội miền Bắc đối đầu với quân đội Mỹ, bảo toàn lực lượng cho các trận đánh sau này, chiến thuật khéo léo này còn làm cho những người lính Mỹ đặt lại câu hỏi là mình có mặt ở Việt Nam để làm gì, tạo nên một sự nghi ngờ từ nước Mỹ là đã lường gạt họ đến một đất nước xa xôi cách Mỹ nửa vòng trái đất? Thế là, chiến thuật ngoại giao làm cho quân đội Mỹ không có rụt rịt nào từ đầu, mà còn bảo đảm được thời gian và địa điểm các trận đánh.
Khởi sự trận Mậu Thân, không có một nơi đồn trú của lính Mỹ và Đồng Minh nào bị tấn công (trừ Tòa Sứ Quán Mỹ mà sau này mới biết bị tấn công). Sự chậm trễ của lính Mỹ cũng là một nghi vấn, và cho tới nay rất nhiều lính Việt Nam Cộng Hòa thắc mắc về chuyện đó.
Hầu như các nơi lính Mỹ đồn trú không hề bị tấn công, và các đội quân hùng mạnh của Mỹ chỉ đứng xem cho đến khi không thể đứng ngoài nữa được. Bởi vì Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn bị...tấn công, theo kiểu khủng bố.
Tòa Đại sứ Mỹ là cơ sở ngoại giao, là nơi phản hồi bang giao giữa các nước có chủ quyền. Theo luật quốc tế, dù có chiến tranh giữa hai nước thì tuyệt đối không được đánh chiếm nơi ấy, có thể gọi là nơi "bất khả xâm phạm". Việt Cộng không đánh vào quân lính Mỹ đồn trú, nhưng lại chọn đại sứ Mỹ là một "sai sót" nghiêm trọng- Sau này khi bị quốc tế lên án, Mặt trận Giải Phóng Miền Nam thú nhận rằng mình không "kiểm soát" được hết chiến dịch, chỉ thú nhận như thế rồi thôi. Còn trước mặt đồng bào mình thì dương dương tự đắc, rằng đánh thẳng vào sào huyệt của Mỹ như ra vào chỗ không người.
Ánh chừng 2 giờ 45 phút sáng ngày mồng hai Tết. Người chịu trách nhiệm tổ biệt động F 100 đánh vào Tòa Đại sứ quán Mỹ là Ngô văn Vân (còn gọi là Ba Đen), đã liên lạc với cơ sở cách mạng là ông Ngô Toại. Nơi đó là một quán phở tên "Bình", là nơi liên lạc bí mật của bộ tư lệnh tiền phương và đã hạ quyết tâm cho trận đánh rồi. Đội cảm tử này có phiên hiệu là D5, gồm có 17 người và được hứa hẹn sẽ có các đơn vị chính qui đến tăng viện.
Thế nhưng, sau khi nổ súng và giật sập cửa thép rồi giết chết hai người gát cổng. Họ vào trong và bắt sống được một số quân cảnh Mỹ và vài người hoạt động dân sự, không giết mà trói lại để làm con tin- Hành vi này được ngợi ca đầy khắp các cuốn lịch sử Cách mạng Việt Nam: " Các chiến sĩ biệt động chấp hành đúng chính sách, không thèm sát hại một mạng nào". Đại sứ Ellsworth Bunker đã trốn thoát bằng đường hầm bí mật và an toàn ở một nơi cách xa sứ quán Mỹ hàng cây số. Một chiếc xe Jeep đi tuần, hú còi từ hướng Dinh Độc Lập chạy tới. Một lúc thì lực lượng hỗn hợp Mỹ Việt đến bao vây cho đến sáng. Trời hừng đông, lời hứa hẹn có quân chi viện đâu không thấy. Các chiến sĩ giải phóng quân biết mình mắc lõm, nếu đầu hàng thì Cách Mạng không buông tha cho những người thân trong gia đình mình nên không còn con đường lùi nào. Biết mình kiểu nào cũng chết, một người chiến sĩ tên Vinh nghi ngờ đại sứ Mỹ chắc còn ở phòng ông ta, nên đứng sát cửa bắn trái B40 cùng tự vẫn. Đến 8 giờ sáng thì máy bay cho đổ quân lên sân thượng tòa đại sứ, đánh thốc xuống. Bên ngoài đánh vào khoảng một giờ chỉ còn một người tên là Ba Đen bị bắt trói gô lại.
Phủ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bị tấn công đồng loạt vào sau giờ giao thừa. Nhưng ở đây được canh phòng cẩn mật, nên việc quân Giải Phóng muốn tấn công ít ra phải một tiểu đội . Họ cũng được hứa là sẽ có toán mũi nhọn và sinh viên tới hỗ trợ, nhưng việc tính toán xâm nhập vào phủ Tổng Thống phải nói là một kế hoạch hết sức cẩu thả, cốt chỉ là "thí chốt" để lấy tiếng vang chứ không làm được gì...
Trong cuộc Tấn Công vào Sài Gòn, hai nơi xảy ra tương đối ác liệt là sân bay Tân Sơn Nhất và Sài Gòn. Nhưng rồi cuối cùng cũng bị diệt gọn.
VI
Đây xin nhắc đến cuộc tiến chiếm Ở Huế: Quân Giải phóng Thừa Thiên tràn xuống nội ô kinh thành Huế và đã nhanh chóng chiếm được các vị trí quan trọng.
Trong đêm giá lạnh mưa lất phất bay, những người mặc áo đen dép cao su lặng lẽ vào các ngõ đường. Họ là những đơn vị khác đến chứ không phải là người địa phương và cũng không biết mục tiêu của họ sắp đánh. Những cơ sở đã cho chọc cho chó sủa trước đó mấy ngày và đến hôm vào nội thành thì họ cho thuốc chết sạch bọn chó. Việc tổ chức hành quân hàng ngàn con người đã thao dợt kỹ lưỡng trên rừng, cho đến việc tiếp quản và việc thành lập chính quyền mới. Mỗi đoạn đường đều có người dẫn đường riêng, kẻo lỡ như có bị bắt thì cũng không khai thác biết đánh đâu, mà chỉ biết đi từ làng này qua làng nọ. Họ đều có những con đường dự phòng nếu như có bị bại lộ cũng còn nơi hành quân an toàn.
Một yếu tố bảo mật quan trọng khác nữa là số vũ khí mang vào thành phố. Trước đó, trên các chiếc thuyền hai đáy đi từ sông Bồ qua ngã Ba Sình, Phú Vang và Dương Xuân Hạ và trên những chiếc xe lam cải trang như xe buôn bán hoa quả chở vào nội thành. Nhà của nhiều người "nằm vùng" chứa súng ngắn và chất nổ C4, lương thực cũng kèm theo câu nghi trang là "cho bộ đội ăn Tết".
Bắt đầu từ 1 giờ đêm họ đã nổ súng, đến 6 giờ sáng thì chiến thắng từ khắp mọi được báo lên chiến khu. Đến 11 giờ sáng mùng 2, Cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tung bay trên Kỳ Đài Huế và rất nhiều người "cộm cán"của chế độ Cộng Hòa ra hàng.
Hai anh em Kiến với Hòa mới vừa gia nhập đội quân Giải Phóng được hơn ba tháng, đã có ngay trận đánh lớn đầu tiên. Thằng anh vừa đi vừa giảng giải thằng em mình:
- Tao nói mầy rồi, theo quân giải phóng hay hơn...dù sao thì người Việt Nam mình đi lính cho ông Hồ, chứ ai đi lính cho Mỹ.
- Ừa nhỉ? Sao hai anh em mình khôn quá hén, còn mấy tay lính Cộng Hòa ngu như bò theo Mỹ làm chi không biết...
Đi nghêu ngao trên các con đường vào Thành nội, khi Huế nắm chắc thắng lợi. Hai người được chị quân quản tên là Hạ Đoan, ngoắc lại. Chị ta nhờ treo tấm biển kêu gọi những người lính Ngụy: "Học Tập Rồi Trở về? hay ném Xuống Mồ Chôn tập thể". Thằng Hòa thơ ngây hỏi thằng anh:
- Ai ghi câu chữ này ghê gợn quá, chưa chi thấy mình sắp gây tội ác rồi...
- Mấy người sinh viên đại học Huế chứ ai. Họ dụ dỗ bọn ngụy ra để chôn sống thật đó.
Nơi tiếp quản tương đối ít tiếng súng, mấy quân du kích địa phương đi lùng sục từng nhà để tìm người ẩn trốn. Ai cũng bị cột tay ngoặc ra sau lưng, đem tới Ban Quân Quản nghe giảng giải thắng lợi của quân thắng trận. Chị Hạ Đoan gân cổ lên giảng:
- Mặt trận Giải Phóng Miền Nam sẽ tha anh em về hết. Nếu mọi người ở đây hứa không đi lính cho ngụy nữa, để không còn tiếp tục gieo rắc tội lỗi với nhân dân mình.
Một cụ già với chị gái dẫn hai đứa nhỏ ra, không cần biết là chị ta đang nói, liền lôi thôi:
- Cha tui, cùng tui với mấy đứa nhỏ không đi lính được mô. Chị cho về để rước ông bà, ở nhà còn nhiều việc phải lo...
- Lo gì cái chị kia, ngồi xuống đi. Chị muốn ăn đạn à! Còn gì quan trọng bằng chế độ mới nữa hả? hay là chị thích chế độ Cộng Hòa của Mỹ dựng lên chứ gì?
Hạ Đoan dọa cha con ông lão, liếc thấy hai đứa con gái nhỏ xinh đẹp liền qui tội:
- Nuôi hai con gái đẹp như hai đứa kia, chắc cũng là để cho bọn Ngụy chiêu mộ. Hai anh kia, cứ đem chôn sống nó phức đi...
Nhóm người ngồi phía dưới cười khẩy, cứ nghĩ là chị ta nói đùa. Hai anh em Kiến với Hòa cũng nghĩ là đùa, nhưng chị ta mặt hầm như bà Hỏa:
- Hai anh kia, có nghe tui nói không? Đem hai đứa bé đi...
- Không mô...Còn bé nó có tội tình chi...
- Chị kia muốn gì, đem hai đứa bé đi chôn sống cho ta. Muốn chết chung à...
Kiến với Hòa cứ nghĩ là chỉ hù dọa dằn mặt, nên bước vào đám đông tách hai đứa bé kia ra khỏi mẹ chúng. Chị Hạ Đoan hất cằm:
- Đem đi đi...
- Dạ! Đem đi đâu chị?
- Đem ra đồng, ở đâu tùy hai đồng chí xử lý...
Không có người mẹ nào bỏ con cả, chị ôm con cương quyết:
- Nói thế mà đem chôn thật sao? Giết con tui thì giết tui luôn đi...Tội ác của các người rồi sẽ bị trời xử...
- Hai anh kia! Có nghe con mẹ vợ của thằng Ngụy chửi rủa người của Cách Mạng không? Chúng ăn đồ hộp của bọn Mỹ mập mạp quá này, nếu muốn thì đem chôn hết cả bọn ngu này. Ở lại đây thì cũng tốn gạo cơm của Cách Mạng, nuôi bọn này chỉ thêm phí...Chôn hết sống hết cho ta, cải tạo con mẹ gì...Đem hết ra đồng đi...
Chuyện cải qua lại có thế, nhưng chị ta thiếu kiên nhẫn ép hai anh em ra tay chôn sống mấy người bị trói gô kia. Phần lớn là người già với phụ nữ, còn mấy người có "nợ máu" với "nhân dân" thì họ đã tách ra đem đi đâu từ lúc đầu.
Hai anh em hiền lành, giờ đã là quân Cách Mạng. Không biết ai là cấp trên mình, nhưng cứ hễ biết lý luận Cách Mạng là tuân phục. Họ đẩy mấy người ngồi lổm ngỗm đứng dậy về phía đồng, rồi đi tìm cái xúc để đào lỗ.
Ở đâu có mấy người lính tới, họ nói là người Khơ-me theo Cộng Sản, tiếp viện. Họ là lính hợp tác, cần học tập kinh nghiệm giải phóng miền Nam của hai Đảng anh em. Từ lâu họ đã được đào tạo cũng bài bản và được xem đó là những "học trò" xuất sắc của nước bạn. Họ tình nguyện sang để hổ trợ. Họ nhìn đám người Việt bị trói gô mặt không còn chút máu, ánh mắt e dè sợ sệt.
Hai anh em Kiến với Hòa cũng thấy khó chịu, nhưng không thấy ai rút lại lệnh nên vừa đào một cái hố vừa chờ. Mấy tên lính người Khơ- Me xuống phụ giúp một lúc, hết sức là nhiệt tình như càng làm càng thấy thích. Một thằng khoái đứa con gái nhỏ núp ở trong dòng người, bằng giọng lơ lớ:
- Nó chết rùi, cũng chết...Cho tao cởi đồ con gái nhỏ đó.
Hai anh em nhảy lên trên, cắm phập cái thuỗng xúc đất. Bây giờ chôn thiệt hay chỉ hù thôi vậy, lúc ấy từ trong làng có người đi tới. Người nói đó có tên là Nguyễn Đắc Xoan, đứng lại một lúc để xem hai người lính có thực thi đúng mệnh lệnh chưa. Kiến đi ra khỏi đám người bị trói gô kia, như tránh ánh mắt vừa soi xỉa vừa căm thù. Anh ta hỏi kỷ lại người cán bộ địa phương ấy:
- Chôn thật sao?
- Chưa chôn bọn chúng à! Có mệnh lệnh đó. Chôn đi...
Bọn người bị lùa xuống hố, thằng em vội vã nhảy lên khỏi hố thảy đất xuống. Tiếng khóc lóc thảm thiết rên lên, nhưng cũng chẳng ăn thua gì. Đất cứ tứ tung từng thuổng đè lên họ.
Tên lính Khơ Me hãm hiếp đứa con gái trong bụi xong, dắt nhanh ra đẩy nhanh xuống hố để chôn theo kịp lúc. Mấy con người bị chôn sống phản ứng thì càng mất thăng bằng, họ đã bị cột thành chùm nên nằm đè lên nhau. Có một người loi nhoi được một lúc, vừa hớp không khí thì cũng bị tên Khờ-Me đập cho báng súng vào gáy chết ngay tại chỗ. Hắn lại đẫy người đó vào hố, rồi tiếp tục lấp đất.
Đồi đất cao lên thành nấm mộ, nhưng vẫn còn động đậy. Cả đám người vừa nghỉ tay, liền leo lên đó ngồi thở dốc. Thời gian dần dần trôi qua, người ở dưới không còn đủ sức im dần.
Hai thằng Khờ Me khoái trá bỏ đi, còn lại hai anh em ngồi trên đám đất để bảo đảm không còn ai có thể trồi lên nữa được. Thằng em có phần nào đó ân hận hơn:
- Ba mình biết được chuyện này là bị chửi chết...
- Mày nói...Ổng nói nghe hay vậy chứ hồi ổng còn là lính Việt Minh còn ác hơn nhiều...Ổng bó nẹp thả trôi cả chục người dưới sông...
Thằng em ngó lên trời, vừa nhá nhem tối. Nó vẫn luôn thắc mắc:
- Mấy người bị chôn dưới này, họ đâu có tội lỗi gì...
- Trên tấm băng rôn treo muốn vậy mà
- Anh ơi! Cộng hòa với Cộng Sản là gì vậy...
- Mày khùng quá! Cộng Hòa là mấy người khoái ăn ngon, còn Cộng Sản là mấy người nói hay. Cái miệng thôi, nhưng mỗi bên mỗi khác. Người khoái ăn nhiều, người khoái nói nhiều và hay nữa...
- Ờ! Ờ...Biết rồi...
Những người học thức chẳng tới đâu, tiếp cận chính trị có vẻ mờ ảo là vậy. Cho nên, thiếu học mà cầm vũ khí thật là một sự nguy khốn. Đôi khi là tội ác...Và Huế, là một " tội ác".
VII
Dù sau này có chối leo lẽo, nhưng Tổng Thư Ký Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ thành phố Huế- Hoàng Phủ Ngọc T không thể nào có được sự "ưu ái" nào để "yên vị" tại Chiến Khu. Trận Mậu Thân, những người Cộng Sản rất tự tin vào thắng lợi, nên tổng động viên các ban ngành tiếp nhận thành phố mới giải phóng. Tấm băng-rôn treo khắp các điểm tập trung, rằng "Học Tập rồi trở về, hay là bị ném dưới nấm mồ tập thể". Phản ánh chủ trương của các cán bộ cấp cao và nhất là vai trò của vị Tổng Thư Ký, lồ lộ tội ác giết người dã man ngay từ lúc đầu. Xử lý chính thể trong khoảng thời gian nhạy cảm ấy với một sự hằn hộc của thù hận.
Chối leo lẽo mình không có mặt ở Huế mà mình ở Chiến Khu chắc là xong, nghĩa là người dân Huế vu oan cho ông? Thiết nghĩ, ngay những người Trung Ương Cục Miền Nam còn phải tiến sát về Sài Gòn để nắm "Chính quyền nhân dân", còn ông có chức vị cao hơn nên ở lại Chiến Khu chăng? Họa chăng, ông trở lại Chiến Khu khi nghe đài Sài Gòn nói quân Giải Phóng bị đánh tơi tả và Huế nay mai chắc cũng không giữ được lâu, thì lúc này rút vào Chiến Khu trước thì có. Chiếm Huế, lực lượng quân giới đối xử với những người bị bắt, những người dân thường không theo mệnh lệnh của ông thì theo mệnh lệnh của ai? Sự học thức mà ông trang bị, dẫn dụ được những người theo chế độ Cộng Hòa đầu thú, rồi bị chôn sống (có cả những người "lơ ngơ" không thuộc phe nào) có phải là một sự lý luận từ Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng hay không? Những người dưới quyền của ông thấy ông nói gì nghe cũng hay, nhưng việc thúc ép họ chôn sống người dân thường vô tội, thì họ ngờ ngợ một điều gì đó bất thường từ Chủ Nghĩa Cộng Sản. Ngặt nỗi, họ là những người kém hiểu biết, không nghe mệnh lệnh của ông thì nghe ai đây. Thành ra, nhìn những tấm Băng rôn treo khắp Huế lúc đó, không phải là chủ trương muốn "chôn sống tập thể", thì là gì? Ông đang nắm trong tay "công cụ" giết người, là những người chiến sĩ giải Phóng Quân kiến thức thấp kém phải hiểu sao những lời lẻ trên tấm băng rôn ấy và họ rõ ràng đã gây tội ác với đồng bào mình.
Những ngày sau đó, hai anh em còn được lệnh lùng sục nhà dân tìm thêm những người theo chế độ Ngụy Quyền. Có một người tên là Tống Phước Thiệt, là Việt Cộng nằm vùng. Tuy vậy, ông có thái độ ôn hòa với bà con và che chở cho bà mẹ của Kim Thoa. Người mẹ này có chồng đi tập kết nhưng thằng con trai thì bị bắt đi quân dịch và mang chức đại úy.
Thấy mấy mẹ con trong nhà đổ xăm, ông gõ cửa nói với bà:
- Tôi biết đại úy Đại Hùng con trai bà trong nhà. Quân Giải Phóng đã về, bà cho đại úy trốn trong nhà, đừng bơi qua sông, đợi cơ hội thoát thân.
Vừa lúc đó, hai anh em Kiến với Hòa cũng vừa tới. Kiến giọng vang vang:
- Nhà này có một đại úy ngụy, hắn đâu hãy ra trình diện.
Ông Tống Phước Thiệt liếc mắt lên trần nhà biết đại úy Đại Hùng đã nằm im lặng trên ấy. Ông tằn hắng:
- Thằng đại úy đó mê đỏ đen sát phạt, tết nhứt chắc ở câu lạc bộ sĩ quan chứ ở đâu.
Tuy vậy trên trần nhà vẫn có tiếng rụt rịt, Kiến lên đạn định bắn tứ tung nhưng ông Thiệt can ngăn:
- Các anh bắn tứ tung vào nhà dân, làm sao tôi còn ăn nói được với bà con mình. Mặt Trận biết là có kỷ luật đó nghen...
Hai anh em nghe hai từ "Mặt Trận", nhìn nhau cười thầm trong bụng. Nhưng thôi, đã chôn sống tập thể cả trăm người mấy ngày trước không mấy ai biết, giờ tha một mạng để tỏ nghĩa cử nhân đạo sao không làm. Hai anh em bỏ đi sang các nhà khác...
Cả nhà thở phào nhẹ nhõm. Khi cả hai đều đi, ông Tống Phước Thiệt hối hả:
- Trước sau gì cũng quay lại tìm thôi, tôi không thể ở đây che chở hoài cũng bị lộ. Bà cho đại úy xuống chạy qua Đập Đá nhanh.
Từ trên nóc nhà đại úy Đại Hùng leo xuống, ông Thiệt ngoắc một cô gái mặc áo đen mặc áo tai bèo:
- Con dẫn đường người này qua Đập Đá nhe...
Cô gái đó là con ông Thiệt, nghe cha mình dẫn người lính đối phương chạy chốn quân Cách Mạng một cách an toàn.
Còn hai anh em Kiến và Hòa được lệnh tập trung họp ở chợ Vĩ Dạ, nghe chỉ thị phải hy sinh cả tính mạng để giữ Thành nội, cung cấm của Triều Nguyễn trước đây.
Việc chiếm Huế bắt hết dân ra trình diện, không có ai lo phần nấu nướng ăn uống, nên gần như bộ đội cũng như những người bị bắt rất đói khát. Bởi thế, có một triết lý luôn hiển hiện: Chiếm được đất mà không có người dân gần như vô nghĩa.a
VIII
Ít ai để ý đến những hành vi thường ngày, chẳng như khi Quân Giải Phóng chiếm Huế. Họ ăn uống như thế nào, hoặc là họ giải quyết chuyện vệ sinh cá nhân đại khái ra sao? Việc này tưởng như có gì đó tầm phào, nhưng đôi khi cũng ảnh hưởng lớn đến chiến trường...
Quân Mỹ cùng với quân Việt Nam Cộng Hòa phản công vào lúc hai anh em Kiến và Hòa bị đau bụng, đi xa uống phải nước lạ nên bị "chói nước". Hai anh em đau bụng liên miên và thằng em chút chút phải ra chỗ mấy cây chuối mọc ngoài sau nhà dân. Cứ vậy mà...đi.
Thằng anh đứng lại canh chừng, cái quần dài gò bó chật chội. Cỡi phăng ra liệng đi, còn lại cái quần cọc nhăn nheo. Mấy người bị bắt ngồi, tay bị cột lại phải chứng kiến việc thay xiêm y ngay trước mặt. Thằng anh cứ mặc kệ, vì một lúc nữa trước sau gì cũng bị chôn sống hết cả lũ.
Thế mà, khi đó lính Cộng Hòa nổ súng. Tiếng súng tưởng chừng thằng Kiến gục ngã, ai dè vẫn đứng chơ chơ. Tức khắc, thằng anh hoảng vía nhảy vội nép vào bờ tường. Nhìn dáo dáo xem chừng tiếng nổ xuất phát từ đâu, ai bắn...Bấy giờ, mới thấy lố nhố mấy cái nón sắt đang di động phía bên kia tường rào, có cả chục họng súng đang chĩa về vị trí của mình. Gần một đại đội của Tướng Ngô Quang Trưởng đang tiến dần lên khép chặt vòng vây. Họ bao vây nhóm du kích nhỏ chỉ có mấy người gồm hai cô gái và hai anh em Kiến và Hòa, đang áp giải mấy người bị bắt. Họ được lệnh đem mấy người đó đi chôn sống, đang đi tìm chỗ thì thằng Hòa đau bụng, nên nán chờ một lúc.
Thằng anh thấy hai cô gái còn kẹt núp ngoài cột điện, nhìn không còn thấy đồng đội đâu cả. Từ cái ngày chiếm Huế tới giờ, chỉ gặp cấp trên đôi ba lần. Những lần đó là những lần nhận lệnh đem một số người nào đó đi chôn sống, gần như không nhận được quà cáp hay nghe nói tình hình giữ Huế có kế hoạch như thế nào. Tự mọi người xoay trở ăn uống ra sao thì mặc, không khác gì cấp trên "đem con đi bỏ chợ", chết sống mặc bây. Một mình mình làm sao có thể đối chọi với một đại đội lính Cộng Hòa đang bao vây tứ bề. Cây súng AK chỉ còn mấy viên, nổ súng bắn lại là chết chắc. Vả lại, thằng em đang ngồi phía sau bụi chuối...Chi bằng đầu hàng xem ra là thượng sách, cứu được mấy mạng người. Còn em mình hy vọng lúc rối ren, trốn thoát để về báo tin cũng là một cách.
- Bỏ súng xuống!- Có tiếng quát tháo từ phía mấy tên lính Cộng Hòa, giọng yểu điệu chứ không hùng hồn như thường nghe ở phía mình.
Kiến chìa cây súng ra ngoài cho chúng thấy, rồi hạ cây súng sang một bên và bỏ rơi khỏi tay. Hai cô gái trông thấy anh "Giải Phóng Quân" ta sao mà hèn thế, nghe uất ức vì trước đây ai cũng mong mình hy sinh phần xương máu để đánh đuổi giặc Mỹ. Bây giờ thì lại thả cây súng đầu hàng không một viên đạn chống trả, hai cô vội vả lên đạn nhưng Kiến hét vang:
- Đừng bắn trả, chúng đông lắm...
Hai cô gái càng luýnh huýnh, thế rồi chen vào đám người đang ngồi:
- Thế này cũng được! Ở trên lệnh chúng tôi chôn sống các người, bị bắt để không gây ra tội ác cũng tốt...
Vài tên lính Cộng Hòa tiến lên, thu gom vũ khí văng ra khỏi chỗ có người. Bây giờ mới ra hiệu cho mấy người còn lại xông tới, quặt tay Kiến với hai cô gái du kích nhỏ ra sau. Bắt ngồi đúng vào mấy chỗ mấy người bị bắt, còn đám người bị bắt được cỡi trói và thả ra về. Ai đó nóng nảy chen tới định đá vào mặt hai con đứa con gái theo Việt cộng, nhưng mấy tên lính đứng gần đó cản lại. Cả bọn e có mấy tay nhà báo đang quay phim ở đâu đó, họ phải đối xử tù binh Việt Cộng theo đúng luật chiến tranh.
Trong khi đó, ngoài sau thằng em ngồi ị bậy, vội vàng bồng súng chạy trốn ra phía vườn cây um tùm. Mấy tên lính Cộng Hòa phát hiện, liền đuổi theo nhắm bắn. Không biết trúng hay không, mà thấy tên Việt Cộng chạy mất hút vào các lùm cây ăn trái của người dân.
Hòa bị một viên đạn trúng phía hông nhưng vẫn chạy, chính nhờ việc đau bụng mà được thoát thân trốn về cấp báo cho đồng đội. Tới nơi máu chảy khá nhiều, nhưng vẫn thông báo kịp cấp trên có cả một đại đội lính Cộng Hòa đang tiến đến từ phía sườn đông. Hòa không gượng được lâu, nên cấp trên cho mấy cô dân quân tải thương lên Chiến Khu. Đồng đội nhanh chóng triển khai đội hình, cầm cự rất lâu tại các khu nhà cổ, rồi chia nhau vào những nhà phố có bê tông vững chắc. Đại đội Hắc Báo của Mỹ yểm trợ hỏa lực, bắn không thương tiếc vào mấy chỗ có tiếng súng AK . Việt Cộng bắt một vài người làm bia đỡ đạn, cũng bị chết oan dưới hỏa lực vô tình của quân đội Mỹ.
Cuộc chiến sinh tử bắt đầu, Mỹ đã hổ trợ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu phản công. Sư Đoàn 101 Nhảy Dù và sư đoàn 1 Không Kỵ. Cuộc chiến thật sự đẫm máu khi Mỹ dùng xe tăng M48 nặng 50 tấn bắn đạn cháy, với chiếc xe tăng này lính Mỹ thiêu hủy mọi thứ trên mặt đất. Trên các đường phố quân đội Mỹ còn mang cả súng cối 106 ly không giật mỗi viên đạn chứa gần 80 ngàn đinh thép dài chừng 50 cm, đặt trên các xe tăng làm thành một thứ vũ khí áp đảo Việt Cộng. Trên có máy bay bắn bừa bãi vào nhà dân và còn dùng cả bom napalm để tàn phá vô tội vạ. Ngày 2 tháng 2, đại đội Thám Báo vào cuộc hết sức mảnh liệt và cũng có phần nào đó hết sức tàn nhẫn. Vụ tàn sát đồng bào Huế, Mỹ cũng có trách nhiệm rất lớn khi bắn phá vào các nơi ẩn núp của Việt Cộng, gần 10 ngàn nhà dân bị phá hủy hoàn toàn.
Những người Việt Cộng bị đẩy dồn vào Thành Nội, ở đó xảy ra một trận chiến khốc liệt nhất từ trước tới giờ. Hai bên đánh nhau quyết liệt: Ở bên quân Giải Phóng bị tiêu diệt không còn một người và đó cũng là trận cuối cùng mà quân Cộng Hòa phản công tái chiếm Huế thắng lợi.
Nữ nghệ sĩ Thanh Nga và nền Cộng Hòa (tập 2)
I
Trận chiến Tết Mậu Thân năm 1968, nói gì thì nói đó là trận chiến thất bại hoàn toàn. Nhưng lịch sử hiện diện việc đó, cho nên người ta cứ cố nêu ý nghĩa và cố giải thích theo việc đã xảy ra, như là sự thể phải như vậy: Rằng phải như vậy và không thể nào khác hơn nữa được...không khác được...Nên cố sức tìm kiếm ý nghĩa của trận chiến.
Ngày nay Giới "thời sự" cũng phân tích: Nếu như diễn tiến đúng như dự tính hoàn hảo của Lê Duẩn thì sao? Nhân dân đứng lên khởi nghĩa và họ nhanh chóng chiếm lấy chính quyền Sài Gòn, chắc chắn trong quân ngũ sẽ có sự kêu ngạo và khó tránh khỏi những vụ thảm sát, rồi còn những tư thù cá nhân mà thời khắc đó khó mà dung hoà nhau được. Nếu như họ thắng lợi ở thời khắc đó, những tàn dư của lính Việt Nam Cộng Hoà cùng với những người Mỹ còn đó, thì số phận của họ sẽ ra sao? Chắc có lẽ số phận không khác gì Bôn Bốt đã làm ở đất nước Campuchia sau này.
Còn nếu như trận Mậu Thân năm 1968 không xảy ra thì sao? Chắc chắn, sau cái Tết yên vui. Lực lượng quân đội Việt Nam Cộng Hoà sẽ hùng mạnh thêm. Tổng Thống Thiệu vừa được bầu đang đà sung sức, nắm trong tay lực lượng Không quân, Hải quân và Bộ binh thuộc loại hùng mạnh nhất ở châu Á sẽ giữ vững được miền Nam và nền Cộng Hòa thâm nhập dần vào nhận thức của nhân dân. Ít nhất đến cuối thế kỷ này, miền Nam sẽ vượt qua mặt hầu hết các nước lân bang (na ná như Nhật hoặc Hàn Quốc ngày nay). Hoặc là, trong khi người miền Bắc vẫn quyết tâm đưa quân vào miền Nam và có thể chiến tranh vẫn liên miên đến tận bây giờ, dẫn tới nhiều thế hệ nhập quân ngũ và giờ Việt nam chắc chưa hẳn đã có hoà bình...
Ai đó ung dung cho là: "Trận chiến Tết Mậu Thân là một bài tập cho phía Cách Mạng, rằng sẽ hiểu rõ về bản chất của nhân dân vì họ thường hay nói về điều đó, để sau này họ không còn chủ quan xem thường điều đó nữa". Còn tội ác ở Huế, thế mà có người nói rằng việc đó cũng có cái (hay) (?). Sau này sẽ làm cho dân chúng sợ hãi mà bỏ chạy, kéo theo sự hoảng loạn của chính quyền Thiệu và đúng là năm 1975 có việc đó thật...Người ta sợ Cách Mạng lại chôn sống... và cuộc hoảng loạn tháo chạy ("vĩ đại") này giúp cho cuộc chiến thắng lợi (không ngờ) - Nhóm này chắc là học sinh vừa tốt nghiệp Phổ thông bị xốc sau khi lên mạng internet xem lại lịch sử, biết được việc tàn sát đó.
Sau khi tái chiếm lại Huế, người ta phát hiện thêm rất nhiều hố chôn tập thể và bắt đầu có sự qui kết tội lỗi của nhau. Chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Huỳnh Tấn Phát có lên tiếng xin lỗi người dân Huế. Ở Hà Nội, Chủ Tịch Hồ Chí Minh càng thấy đau lòng, khi biết bộ đội chiến sĩ ở nơi tiền tuyến rất ư là tàn bạo.
Việc tàn sát đồng bào Huế vô tội, càng lúc càng làm cho Chủ Tịch Hồ Chí Minh thêm lặng lẽ. Người ở căn nhà sàn mộc mạc đơn sơ của Người, chứ không thường đến Phủ Chủ Tịch.
Bên ngoài, Bác luôn miệng nói đến thắng lợi này thắng lợi nọ, nhưng sức khỏe của Người suy giảm rõ rệt và dù Bác là người Cộng Sản kiên cường, có tinh thần Cộng sản vững chắc đến đâu đi nữa, thì đến gần cuối đời Người có cảm giác như mình đã đưa Đảng Cộng Sản đi một bước quá xa và Bác cảm thấy có gì đó ân hận.
Làm người, ắt phải có các thái cực khác nhau. Nếu ai đã cho là Bác chỉ có "tinh thần lạc quan Cách Mạng", mà không biết buồn phiền là một sự gượng ép, là không hiểu gì đến một con người vĩ đại như Bác. Bác cũng vui khi thắng trận và buồn khi thất trận, nhất là tình yêu thương đồng loại.
Dù nói thế nào đi nữa, Người biết đó là một trận chiến thất bại hoàn toàn và trong nội bộ Đảng làm sao tránh khỏi sự chỉ trích và chia rẽ. Cho dù có chỉ ra cái lý của mình đi nữa, mà quân số quân Giải Phóng không còn một móng thì thắng lợi cái nỗi gì; Cái lý rằng thắng lợi ở Mặt trận Ngoại giao có từ tiếng vang của trận chiến bất ngờ ấy. Là một sự biện hộ ngu xuẩn...Nhưng dù sao thì nó cũng xảy ra và giờ nhìn lại để nêu ý nghĩa và xem đó là thắng lợi thì thấy như có phần nào đó chua cay. Thế còn những nhân mạng cho những chiến thắng ấy thì sao? Người ta hay thích giải thích đến thắng lợi, người ta hay nêu tầm quan trọng của việc mình làm, nhưng những người thực hiện mọi điều tính toán đó đều bằng nhân mạng người khác. Ai cũng cho rằng những người cấp cao của Đảng thường rất "sáng suốt", họ giải thích theo sự sáng suốt. Nhưng mấy ai nghĩ trong toan tính của con người, ắt làm sao tránh khỏi sự cẩu thả. Đúng là Trận Mậu Thân thực sự là một trận chiến hết sức "cẩu thả".
Mục đích cuối cùng của mọi sự tranh chấp đều là cho người dân cuộc sống bình an. Một lý tưởng cao xa đến đâu, mà đem sinh mạng con người ra đánh đổi, thì lý tưởng ấy cần phải xem xét lại. Và Người không khỏi nhìn nhận lại Tư tưởng của những người Cộng Sản.
Những người cộng Sản sử dụng hai từ "Tranh đấu" hoàn toàn ở nghĩa đen. Người không khỏi chạnh lòng khi nhận ra, Đảng Cộng Sản mà mình tạo ra. Thực ra, họ toàn là những người chỉ biết bạo lực, nguy hiểm nhất là sự bạo lực ấy mang đậm những từ ngữ cao ngạo: "Bạo lực Cách Mạng" để đạt được mục đích.
Dù triết lý nào đi nữa, "xui" người khác chui vào chỗ chết để đạt được mục đích nào đó, thì thực sự có thắng cũng không thực sự xứng đáng có chính nghĩa nào. Với "một niềm tin thắng lợi" và luôn luôn "lạc quan Cách mạng", tỏ thái độ dửng dưng trước biết bao sinh mạng của chiến sĩ đã ngã xuống, thì thử hỏi những người lãnh đạo cao cấp cần động viên tinh thần chiến sĩ như vậy có nên chăng? Thế rồi, "niềm tin tất thắng" rồi lại xui họ vào chỗ chết...Đôi khi, sự cẩu thả ấy đó lại là một tội ác tày trời...
Nhưng mấy ai chấp nhận mình "cẩu thả", còn biện hộ và tiếp tục xua quân ra chiến trường đánh thêm vài đợt nữa và không có đợt nào mang tới thắng lợi. Vì vậy, Đảng bộ tìm cách chỉ ra việc hy sinh nhân mạng như vậy để nước Mỹ...nao lòng và các cuộc xuống đường của sinh viên Mỹ là một thắng lợi ngoại giao?
Nội bộ Đảng đang âm ỉ tranh chấp quyền bính, nay lại thêm thất bại trên chiến trường miền Nam thì sự rạn nứt càng lớn. Bác nghĩ đến những điều mình cần viết trong di chúc: "Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”.
Nguyên nhân không ở đâu xa, là ở học thức.
Người có học thức dù ở chế độ nào, tư duy nào họ cũng có cư xử chừng mực, bao dung. Tầng lớp giai cấp đều chọn lọc từ nông dân và công nhân, phần lớn không được toi luyện qua quá trình hoạt động dân chủ. Nên khi Đảng cầm chịch chính quyền, không có những tư duy nhân văn như Chủ Nghĩa Mác mong muốn.
Người lướt qua sự nghiệp và đều hài lòng các giai đoạn hoạt động Cách Mạng của mình. Năm 1945, Người thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Chính Phủ do Người tạo dựng có nhiều Đảng phái tham dự. Sau đó, Đảng Cộng Sản giành lấy toàn quyền nhiếp chính, Người biết mình đã đánh mất một dịp may có được. Đó là nền Dân Chủ thực sự cho người dân Việt Nam.
Nhưng Người đã đến tuổi "thập cổ lai hy", mới nhận ra được sự thể, thì cũng là lúc không còn tâm trí minh mẫn và đã bị tước đoạt gần hết quyền lực không còn làm gì được nữa, mà chỉ mong sao sự nghiệp của mình đừng bị lịch sử đánh đổ nữa mà thôi. Bác Hồ biết lời mình rồi đây cũng bị Trung ương Đảng kiểm duyệt và họ sẽ lấy hình ảnh của mình làm ra hình ảnh của một vị "cha già dân tộc". Đảng Cộng Sản sẽ lợi dụng hình ảnh ấy để tiếp tục chiếm dụng quyền bính và Người biết mình cũng chỉ là một con cờ...Nhưng dù biết vậy, song Người không còn cách sử xự nào khác hơn nữa được và Người đang dần dần tìm về cõi vĩnh hằng mà không thể nào chi phối được quá trình ấy được nữa. Đảng Cộng Sản Người sinh ra, cũng mong như vậy và Người đành phải chịu sức ép của cái Đảng mà mình sinh ra, mong cho mình chóng vánh qui tiên để dễ bề chi phối mọi việc. Họ sẽ lèo lái lịch sử, sẽ viết lịch sử theo ý họ và trong sự lèo lái và viết lại đó, họ sẽ bưng bít những tội lỗi của mình gây ra đối với đồng bào vô tội. Họ sẽ giải thích khác, mọi thứ họ sẽ giải thích khác, dù duy ý chí đến đâu, không đáng tin đến đâu, cũng phải nghe theo...Không theo, thì mọi việc sẽ lặp lại như thời Stalin...Giết sạch là xong chuyện.
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu: