Học tiếng nước ngoài
HongYen 01.02.2009 07:34:50 (permalink)
15 lời khuyên học tiếng Anh
Bạn từng nghĩ tiếng Anh là môn học khó nuốt? Thật ra không phải như vậy đâu. Hãy làm theo những lời khuyên sau đây, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay thôi.
 
1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.
2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học.
3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.
4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.
5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.
6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh
7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.
8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.
9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách can cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).
10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.
12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.
13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.
14. Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên.
15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2 - 3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình.
 
(Nguồn: xitrum.net)


YAHOO.EU.Messenger = new Messenger();
var sStoryHeadline='%0A';
var sStoryLink="http://vn.news.yahoo.com/muc/20090131/tsc-15-loi-khuyen-hoc-tieng-anh-5d8a2b2.html"+'%0A';
var sDefaultMsg = "Xem+b%C3%A0i+n%C3%A0y+tr%C3%AAn+Yahoo%21+Tin+t%E1%BB%A9c%3A";



#1
    jean2150 01.02.2009 18:28:42 (permalink)
    Một buổi chiều đầu tháng như này sẽ chẳng có gì đáng để kể. Cũng giống như muôn vàn các buổi chiều khác, tôi quẳng hết mệt mỏi ở nhà, vác balo, mang theo cái đầu óc trống không, leo lên métro vào centre-ville, vừa để ngắm mùa xuân và thiên hạ vui chơi, cũng vừa để giải quyết một số việc lặt vặt đã được dự kiến : trước tiên nào là đến gare métro mua vé cho tháng 6; sau đó sẽ ghé tiệm thuốc ở bến St. Lazare mua chai dầu gội đầu Klorane hương vị xoài ; rồi thủng thẳng đi bộ đến Place des Tertres để mua vài kí thịt bò; nếu còn thời gian thì sẽ tranh thủ đi "liếm cửa kính" các tiệm bán giầy và quần áo.
     
    Mọi dự định đều được thực hiện rốt ráo. Một buổi chiều gói gọn trong gần 3 giờ như thế quả là sẽ chẳng có gì đáng để kể nhiều, nếu như tôi đã không tình cờ tham dự vào một cuộc hội thoại ngắn rất ngộ nghĩnh giữa hai gã trai trẻ - một Việt và một Tây - trên métro. Anh chàng người Việt chắc là mới đến nước Pháp lần đầu tiên. Chàng ta có cái vẻ bỡ ngỡ của một tân sinh viên đại học và cũng chính là người, mà theo quan sát của tôi, có ý muốn đưa đẩy câu chuyện giữa họ đến nội dung giới thiệu các món ăn của người Việt Nam.
     
    Tôi xin lược trích ra đây nội dung của đoạn nói chuyện ngộ nghĩnh ấy đã được việt hoá theo trí nhớ :
     
    (1)
    - Ở nước tao, người dân thích ăn thịt lợn.
    - Ăn gì ?
    - THỊT LỢN ấy
    - À, hiểu rồi LỜ Ơ NỜ ƠN NẶNG LỢN chứ gì.
    - Giá một ký thịt lợn khoảng 4 euros
    - Thế thì chẳng mắc nhỉ.
     
    (2)
    - Ngoài ra, người dân còn hay ăn thịt gà.
    - Ăn gì ?
    - Ăn gà ấy
    - Tao không hiểu Ăn gì ?
    - Thì ăn CÁI CON LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA NƯỚC PHÁP ấy
    - À, tao hiểu rồi, mày phải bảo là ăn THỊT GÀ (du poulet), chứ không phải ăn CON GÀ TRỐNG (le coq).
    - Ừ. Còn ăn cả cái ấy ấy của gà nữa. Cái ấy nó thế này này...
    - Tao chẳng hiểu mày nói gì.
    - Chờ tí, tao lôi từ điển việt-pháp ra tra.
    - À, tao hiểu rồi, ăn TRỨNG GÀ.
     

    Đoạn hội thoại trên khiến cho người chứng kiến bật cười vui và bỗng nhớ lại nhớ lại mẫu đối thoại qua điện thoại với một người bạn định cư tại bắc Mỹ về vấn đề học ngoại ngữ. Dưới góc độ kỹ năng giao tiếp, anh chàng người Việt quả là linh hoạt, ở chỗ biết cách sử dụng chiến thuật nói vòng, bù đắp lại cho sự thiếu hụt trong kỹ năng ngôn ngữ, mà vẫn chuyển tải được ý cần nói. Bản thân câu chuyện dừng ở lại ý nghĩa này. Tuy nhiên, những ý nghĩ mà câu chuyện trên mở ra vẫn tiếp tục níu giữ tâm trí của tôi suốt đoạn đường ngồi métro về nhà.
     
    Đã có công thức nổi tiếng trong việc học ngoại ngữ thế này : khả năng giao tiếp = input + output. Diễn nôm ra là : muốn làm chủ được một ngoại ngữ, ngoài thiên hướng học tốt tiếng, người học phải tuân theo những điều kiện sau :
    + Input : luôn nạp thêm các dữ kiện ngôn ngữ, mà các dữ kiện này phải khó hơn những dữ kiện đã được nạp trước đó một bậc.
    +Output : luôn phải thực hành tiếng (nói và viết) và sự thực hành này chỉ có hiệu quả khi mà trước đó người học đã có giả định về độ chính xác của hành động phát ngôn của mình và sau đó phải kiểm chứng lại độ chính xác này.
     
    Quả thực, không phải cứ ngồi nhà học thuộc lòng một cuốn sách ngữ pháp, hoặc là nghe hết một cuốn băng (input) là có thể trở thành cuốn sách biết nói. Tượng tự, không phải cứ bị ném sang Pháp sống vài năm (output) là có thể giao tiếp như người Pháp. Có thể tạm kết luận rằng : để làm chủ được một ngoại ngữ, cần thiết phải có một lòng kiên trì và một niềm yêu thích thực sự.
     
    Đến đây, một câu hỏi đặt ra là : đối với chúng ta - những người Việt hiện đang sống và làm việc tại nước ngoài, liệu có nhất thiết phải làm chủ được tiếng của nước sở tại không ? Tùy vào nhu cầu và mục đích của mình mà mỗi người sẽ có câu trả lời với mức độ khác nhau cho câu hỏi trên. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là nếu như không nắm vững được thứ tiếng ấy, tất cả chúng ta sẽ cùng gặp phải những trở ngại lần lượt được miêu tả vắn tắt dưới đây theo chủ quan của tôi:
     
    a)- Trước tiên, chúng ta sẽ thường thất bại trong những cuộc giao tiếp với mục đích truyền đạt và bảo vệ ý tưởng của mình. Chúng ta thất bại không hẳn vì chúng ta ngu. Hiển nhiên thế rồi, bởi vì con người vốn dĩ không tư duy bằng ngôn ngữ, mà bằng những khái niệm. Vậy, chúng ta thất bại trong việc sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt và bảo vệ ý tưởng của mình là bởi vì cái quá trình biến đổi những khái niệm thành hành động phát ngôn trong đầu chúng ta hoặc xảy ra quá chậm, trong trường hợp này nó khiến ta có cái vẻ lớ ngớ ngu ngu, hoặc cho ra những phát ngôn không khớp với những khái niệm cần diễn tả, trong trường hợp này nó khiến ta trở nên lúng túng đến tội nghiệp.
     
    b )- Chúng ta còn thất bại trong việc đón nhận và xử lý ý tưởng của những người khác. Không có input hoặc input nạp vào sai thì sẽ chẳng có output nào hay chỉ cho ra toàn những output rởm và trên thế giới này cũng sẽ chẳng có gì mới mẻ nữa.
     
    c)- Chúng ta vốn biết rằng ngôn ngữ gắn liền và phản ánh cuộc sống. Chỉ cần quan sát sơ qua cách nói chuyện thôi, người tinh ý đã phần nào có thể đoán biết được người đối thoại của mình đến từ (vùng) miền nào, tầng lớp nào và có tính cách như thế nào. Rất nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ xã hội học đã chỉ ra rằng những người chơi trong cùng một nhóm hẹp sẽ cùng có những xu hướng hành động và suy nghĩ như nhau, vì vậy mà có những cách diễn bằng ngôn ngữ gần như nhau. Nói khác đi, mỗi nhóm hẹp sẽ có một mã giao tiếp của riêng mình, mà những người ngoài nhóm khó có thể hiểu hết ý nghĩa được. Từ đây suy ra rằng : không nắm vững được ngoại ngữ, phạm vi giao tiếp với những người nước ngoài của chúng ta sẽ có nguy cơ bị bó hẹp lại rất nhiều. Chúng ta sẽ co lại trong một cụm bao gồm những người nói thứ tiếng giống mình, có nếp suy nghĩ tương đồng như mình. Và vì vậy mà mất đi cơ hội biết thêm được những nếp nghĩ khác biệt.
    #2
      Như Ý P 01.02.2009 22:08:08 (permalink)

      Vậy, chúng ta thất bại trong việc sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt và bảo vệ ý tưởng của mình là bởi vì cái quá trình biến đổi những khái niệm thành hành động phát ngôn trong đầu chúng ta hoặc xảy ra quá chậm, trong trường hợp này nó khiến ta có cái vẻ lớ ngớ ngu ngu, hoặc cho ra những phát ngôn không khớp với những khái niệm cần diễn tả, trong trường hợp này nó khiến ta trở nên lúng túng đến tội nghiệp.

       
      Chúc Mừng năm Mới jean2150
       
      Có vài câu chuyện xin đuợc tiếp theo lời Jean.  Cá nhân tôi nghĩ mình khôn khôn ngay cả ngoại ngữ cho nên tôi suy luận như sau trong vaì truờng hợp:
      Bắt chuớc Jean: "Tôi xin lược trích ra đây nội dung của đoạn nói chuyện ngộ nghĩnh ấy đã được Việt hoá theo trí nhớ:"
       
      1.  Nơi lớp học ESL, English as a Second Language, có vaì sắc dân từ khác châu. mình là Việt Nam thì phải tỏ ra ta đây ngon, tân tiến...
       
      a) Thầyhỏi:
      Trò có bạn trai không?
      Có, tôi mau mắn đưa tay lên, nguyên bàn tay không phải chỉ một ngón, Mỹ nó kỵ (dù Internet có Hand Pointer).  I have many boy friends.
      Chồng bạn không nói gì à?
      Không, chồng tôi rất mừng khi tôi có nhiều bạn trai.
      Bạn trai, đối với tôi là những người bạn mà họ là phái nam hay phái nữ, chứng tỏ ta đây giao thiệp rộng.  Suy ra từ shool boy or shool girl, không hề biết boy friend là bồ nhí trên mức tình cảm, hay nôm na là ngụ ý sex...
       
      b) Âm s truớc và sau mỗi tiếng, phụ âm sau mỗi tiếng, phần đông người Việt không phát âm...
       
      2. Đi xe bus
      Bác tài xế cho tôi take off ở đây.
      Có vài tên hành khách cười rộ lên.
      Tại sao họ cuời mình há.
       
      Taị vì take off có nghiã là cởi bỏ quần áo ra....
       
      Chúc vui với ăn thịt gà chớ không ăn le cog.  Y như con heo là pig mà thịt heo là pork.
       
      Rõ ràng Tết nhất mà noí chuyện gà nuốt dây thun.
       
      Cúc Mừng Năm Mới
       
       
      #3
        Chuyển nhanh đến:

        Thống kê hiện tại

        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
        Kiểu:
        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9