Thiên nhiên đất nước ta
Tiêu Phong 06.03.2005 02:46:28 (permalink)
Việt Nam giàu đẹp

Việt Nam, bắc giáp Trung Quốc, tây giáp Lào và Cam-pu-chia, đông và nam trông ra biển cả như một bao lơn trên Thái Bình Dương. Nước ta ở Đông Nam á, là một đầu mối giao thông quan trọng từ ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.

Chạy dài từ Hà Giang đến Cà Mau, hình chữ S, cùng với các đảo và quần đảo, tạo thành một dải đất nước Việt Nam giàu đẹp.

Việt Nam là một trong những nơi loài người xuất hiện sớm nhất. Trên đất nước ta, mấy nghìn năm trước đây, đã có người nguyên thủy sinh sống. Nước ta gồm 54 dân tộc anh em chung sống hòa hợp. Mỗi dân tộc có những sắc thái riêng về văn hóa, vật chất và tinh thần, góp phần làm cho Tổ quốc tươi đẹp trăm màu, nghìn vẻ. Từ thời vua Hùng dựng nước đến nay, dân tộc Việt Nam đã đoàn kết chiến đấu vô

cùng anh dũng chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Nước ta ở vùng nhiệt đới gió mùa, có ánh nắng chan hòa, có lượng mưa dồi dào. Một số nơi vùng núi cao khí hậu có tính chất ôn đới.

Núi non của ta hùng vĩ. Rừng của ta trải ra trùng trùng điệp điệp. Các đỉnh núi cao là Phăng-xi-păng 3143 mét, Pu Ta Leng 3096 mét, Pu Luông 2985 mét, Lang Cung 2913 mét, Tây Côn Lĩnh 2431 mét, Pu Xai Lai Leng 2711 mét, Ngọc Lĩnh 2598 mét, Chử Yang Sin 2405 mét...

Rừng và đất rừng chiếm hàng chục triệu héc-ta, rất giàu lâm sản. Rừng nhiệt đới Việt Nam có tới mấy nghìn loài thực vật là một kho tài nguyên quý báu. Rừng của ta cũng phong phú với hàng nghìn loài chim, hàng trăm loài thú.

Trong những năm gần đây, rừng nước ta bị tàn phá nghiêm trọng. Tuy vậy vẫn còn những khu thiên nhiên được bảo tồn như ở Cúc Phương, Sa Thầy, Cát Tiên, Phong Nha... Tại những nơi ấy cho đến nay các nhà khoa học thế giới vẫn còn phát hiện được những loài thú mới gây sửng sốt cho giới động vật học, như bò rừng, sao la, gà lôi lam...

Sự phong phú về các chủng loại này lại càng đa dạng hơn do nước ta còn giữ lại được những khu rừng già nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đấy chính là nơi còn hội tụ những hệ động vật của nhiều nước và nhiều khu vực lân cận. Trong khi ở nhiều nước, do sức ép của quá trình công nghiệp hóa đã khiến cho nhiều loài động vật bị đe dọa dữ dội hoặc bị tuyệt chủng, thì tại các vùng đất bao la của rừng già Việt Nam vẫn còn nhiều loài động vật đang sống thành bầy đàn.

Một điểm đặc biệt là hệ động vật cũng như hệ thực vật vốn rất cổ xưa ở Đông Nam á. Trong khi ở Châu Œu, bắc Châu Phi và cả một số phần lãnh thổ khác của Châu á, tuổi phát triển liên tục không bị gián đoạn do tác động của thời kỳ băng hà của các loài động vật chỉ đạt khoảng vài vạn năm, thì tuổi các loài động vật ở Việt Nam ta phải nói tới hàng triệu năm. Chính cái khoảng thời gian được phát triển liên tục hàng triệu năm này đã tạo ra sự phong phú của thiên nhiên nước ta hiện nay.

Mạng lưới sông ngòi của ta chằng chịt với hàng nghìn con sông lớn nhỏ ở khắp đất nước

là nguồn nước, thủy lực, thủy sản dồi dào, giao thông đường thủy thuận lợi.

Miền Bắc có sông Hồng dài 500 ki-lô-mét với hai phụ lưu lớn là sông Đà 543 ki-lô-mét và sông Lô 277 ki-lô-mét. Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam dài hơn 600 ki-lô-mét hợp thành sông Thái Bình Miền Trung có sông Mã dài 426 ki-lô-mét, sông Cả dài 379 ki-lô-mét Miền Nam có sông Đồng Nai dài 500 ki-lô-mét, cùng với các sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ tạo thành một mạng lưới sông ngòi chằng chịt.

Sông Mê Công phần chảy qua nước ta dài 220 ki-lô-mét, chia làm hai nhánh: sông Tiền và sông Hậu và đổ ra biển Đông theo chín dòng nên gọi là sông Cửu Long.

Đồng ruộng bao la của nước ta thích hợp với các loài cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp. Những đồng bằng châu thổ mầu mỡ của ta rộng hàng trăm nghìn héc-ta ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam, được các dòng sông bồi đắp phù sa, hàng năm liên tục mở rộng, là những cánh đồng trù phú trồng lúa và cây hoa mầu. Những cao nguyên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nổi tiếng là Tây Nguyên cao hàng nghìn mét, với những dải đất đỏ mênh mông, và những cánh đồng cỏ bát ngát.

Hơn 3260 ki-lô-mét bờ biển nước ta gồm những cảnh đẹp nổi tiếng thế giới. Những bãi tắm đẹp, hàng năm đón khách du lịch bốn phương đến, và nhiều cảng, vũng thuận lợi cho tàu cặp bến: Trà Cổ, Bái Tử Long, Hạ Long, Sa Huỳnh, ạ Loan, Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu, Ba Hòn, Hà Tiên...

Biển nước ta có hải sản dồi dào. œớc tính lòng biển ta có khoảng 2000 loài cá. Trong đó có khoảng 100 loài cá ngon và nhiều loài làm thuốc. Thực vật biển có hơn 600 loài tảo. Trong đó nhiều loài là đặc sản.

Đất nước ta giàu khoáng sản: dầu mỏ và khí đốt, than, sắt, đất hiếm, thiếc, chì, kẽm, đồng, crôm, thủy ngân, ăng-ti-moan, bô-sít, ni-ken, a-mi-ăng, vàng, vôn-phơ-ram, a-pa-tít. Trong đó có những khoáng sản có trữ lượng lớn như: dầu khí, bô-xít, đất hiếm...

Sa Pa mờ sương

Tây Bắc nước ta có Sa Pa xanh rờn quanh năm, mây núi hữu tình và thơ mộng. Có ba đường dẫn đến thung lũng thiên nhiên có cảnh trí thần tiên này là: từ thị xã Lào Cai vào, từ Lai Châu xuống và từ Bình Lư (Sơn La) sang.

Khí hậu Sa Pa mát mẻ, quanh năm phải đắp chăn. Giữa những ngày hè Hà Nội và các nơi khác 30 - 36oC, thì Sa Pa chỉ 15 - 22oC là cùng. Ban đêm còn trở lạnh nữa. Mùa đông, nhiều đêm ở Sa Pa nước đóng băng, và tuyết rơi như hoa thàn mát rụng.

Sa Pa không giấu vẻ hồng hoang, cổ sơ của mình. Chính cái thung lũng thiên nhiên đã

ưu ái dành cho ta này, chính cái vẻ hoang sơ kia, mới có thể sinh ra rừng già, toàn những loại cây thông tre, dùng làm cột buồm, nghiến cho gỗ rắn và bền... Sa Pa có những cánh rừng bạt ngàn pơ mu, có cây cao 15 - 20 mét, gốc tới hai người ôm mới xuể. Xẻ ra, gỗ pơ mu trắng nuột nà, có vân như mây, có hương thơm ngát, không bao giờ bị mọt đục hay mối xông, nếu làm tà vẹt hay cột nhà, chôn dưới đất hàng trăm năm không mục nát. Vùng núi non giàu đẹp này còn là một kho thuốc phong phú, gần như vô tận: hoàng liên, hà thủ ô, xuyên khung, tục đoạn, thảo quả... Nơi đây cũng là xứ sở của nhiều thứ hoa lạ. Hồng bạch, tường vi thắm hồng, bất tử trắng, vàng, đỏ... đẹp không thua gì hoa ở Đà Lạt. Còn phong lan thì có đến vài ba trăm loài khoe sắc, đua hương, đầy quyến rũ. Bên sườn Phăng-xi-păng, những cây đại thụ khoác áo phong lan từ gốc tới ngọn.

Những con đường mòn quanh co uốn lượn, những hàng cây sa mu, pơ mu, nghiến,... suốt năm tháng rì rào cùng gió lạnh, dòng Thác Bạc chênh vênh và nõn nà như tuôn chảy từ trời xanh xuống. Chiếc Cầu Mây bắc qua hai bờ suối quanh năm bồng bềnh mây trắng, lúc nào cũng như thực như mơ. Và rừng núi đá với những cái tên mộc mạc mà gần gũi thân thương: Hòn Bố, Hòn Mẹ, Hòn Cối Xay, Hòn Yên Ngựa... không biết có tự bao đời, mà trên đó người xưa đã chạm khắc nào hoa văn, hình thú và những dòng chữ rất đẹp. Rồi động Thủy Cung, cổng Trời, hang Gió, bàn cờ Tiên...

Ngọn Phăng-xi-păng 3143 mét, chỉ ngày đẹp trời mới thấy, còn thì chìm trong mây trắng. Những đêm có tuyết, dãy núi sáng lên ánh bạc. Ban ngày tuyết tan tạo thành vô vàn con suối nhỏ, róc rách như bản nhạc rừng êm ả.

Sa Pa - một quần thể du lịch đầy hấp dẫn. Xưa nay biết bao người mơ ước được đặt chân tới chốn này.

Những viên ngọc châu trên biển biếc

Tên vịnh Hạ Long ra đời từ một truyền thuyết đẹp, được bà con chài lưới trong vùng kể cho con cháu nghe mỗi đêm trăng sáng lênh đênh trên sóng nước. Thuở ấy lâu rồi, giặc ngoại xâm với những đoàn thuyền chiến ồ ạt tiến vào vùng cửa biển này. Thế trận bên ta đang muôn ngàn lần nguy ngập, trời bỗng nổi mây vần vụ. Một đàn mẹ con rồng vàng xuất hiện, mang theo vô số ngọc châu lóng lánh thả xuống biển, biến thành muôn ngàn đảo lớn, đảo nhỏ như những bức trường thành ngăn cản các chiến thuyền giặc. Giặc tan, rồng mẹ ở lại luôn vùng biển biếc hữu tình này. Vậy là vịnh có tên Hạ Long từ đó. Còn chỗ rồng con xuống nước và chầu về mẹ, được gọi là Bái Tử Long, chỗ phía dưới cùng đàn rồng xuống là Bạch Long Vĩ (nay là bán đảo Trà Cổ).

Những hòn đảo nhấp nhô trên sóng biển, mang trong mình nhũ đá nghìn năm, và tiếng thánh thót của những giọt nước tạo nên âm thanh như những bài ca rì rầm kể lại chuyện xưa của những viên ngọc châu do rồng thả xuống.

Hạ Long kỳ thú nằm ở phía biển Đông Bắc nước ta, là một cảnh đẹp quyến rũ. Trên khắp một vùng biển rộng là những núi đá lớn nhỏ nhấp nhô đủ mọi hình dáng. Tưởng chừng như đây là một bức tranh của thiên nhiên được vẽ bằng một thứ bút son mầu nhiệm. Tài liệu năm 1927 của ngành du lịch Pháp nhận xét: "Những cảnh đẹp thiên nhiên của Đông Dương gợi lên khá nhiều tính tò mò của du khách. Vịnh Hạ Long nằm trong vịnh Bắc Bộ cho ta một cảnh đẹp không thể nào quên, chắc chắn là đẹp nhất thế giới". Đúng thế, do sự tạo lập đặc biệt của thiên nhiên nên Hạ Long vừa thơ mộng vừa hùng vĩ. Một cảnh đẹp khó nơi nào sánh được.

Các đảo giữa vịnh Hạ Long tuy là một vùng núi đá trải rộng trên mặt biển, nhưng thiên nhiên xếp đặt thật khéo: có cụm núi chụm nhau; có chỗ giăng dài ra như bức trường thành; lại có những hòn nằm riêng lẻ. Cách tạo dáng của những hòn núi cũng nhiều dạng; có hòn trông như một cánh buồm no gió của một con thuyền ra khơi; có hòn với dáng hình ông bụt đang ngồi suy tư; có hòn mang hình thù như một tháp canh. Đảo đá mỗi hòn một vẻ với những hình dáng kỳ diệu.

Hạ Long đẹp cả bốn mùa. Vào tiết xuân, những hòn đảo xa xôi như bị chìm trong mây trắng. Mùa hạ, những cánh buồm nâu, buồm trắng trôi nổi, và biết bao nhành san hô ngũ sắc, vùng rong biển làm đổi màu nước ùa đến trong tưởng tượng của du khách.

Có nhiều đường dẫn đến thăm vịnh Hạ Long. Đi tàu thủy từ Hải Phòng ra Móng Cái thì chỉ sau chừng một giờ, sẽ hiện ra vịnh Hạ Long tráng lệ. Từ Bãi Cháy vượt qua vịnh Hòn Gai là đến dãy đảo phía nam rồi từ hang Đầu Gỗ đến hòn Nót. Hoặc là đi qua vùng phía đông nam tới hòn Cửu Giữa, đến Vũng Tàu Đắm nằm trên lạch Chim Thăng Ca. Phía đông Vũng Tàu Đắm có thể tới hòn Rồng, hang Trống, nhà Trò hay hòn Con Gái. Đi giữa cái bao la của trời cao biển rộng nơi này, du khách được sống những giờ phút lâng lâng, xao xuyến trước sắc nước mây trời của Hạ Long. Có những lúc đang giữa mênh mông mặt nước,

bỗng hiện ra sừng sững trước mặt khách một vách núi như bức tường chắn. Có lúc khách đang hồi hộp như thể đường đi bị tắc nghẽn thì lại hiện ra một vùng biển mới với những hòn núi lạ. Cũng có lúc con thuyền phải lách qua một lạch nước hẹp như một dòng suối giữa hai vách núi để rồi rẽ trái hay rẽ phải vào một vùng nước non kỳ vĩ. Sự khép mở lạ lùng này của thiên nhiên Hạ Long tạo cho người đi trên vịnh "mỗi bước" lại phát hiện những điều mới lạ, mà luôn được khám phá như thể đọc một bài thơ tuyệt tác. Có lần vua Lê Thánh Tông qua đây, đã tức cảnh vịnh những vần thơ:

Hải thượng vạn phong quần ngọc lập, Tinh la kỳ bố thúy tranh vanh...

Tạm dịch:

Trên biển chen nhau, ngọc vạn hòn Như quân cờ biếc xếp chênh vênh.

Thiên nhiên đã miệt mài bao đời để tạo nên những núi - đảo lớn, nhỏ quyến rũ sức tưởng tượng của du khách: cái thì mang dáng dấp con người, cái khác lại giống con chim đang sải cánh, hay con trâu, con ngựa... Trong số các hang động và hòn núi đẹp của Hạ Long phải nói tới hang Đầu Gỗ, mà sách vở xưa ghi là Độc Canh. Hang này cách bờ Bãi Cháy 12 ki-lô-mét, đã có một thời người Pháp gọi là hang Kỳ Lạ. Mà kỳ lạ thật. Thoạt tiên mới bước vào cửa động, ta có cảm tưởng như lạc vào một cung điện nguy nga tráng lệ. Các nhũ đá chỗ thì như hàng cột chạm rồng, chỗ như bầy voi phục; chỗ này là bàn thờ với đủ lư hương, cây đèn nến; chỗ kia là phòng khách có bàn ghế hẳn hoi... Phía trong cùng có tầng đá xếp ngang, leo lên đó mà nhìn thì cứ như đứng trên bao lơn của một hội trường. Lại thêm ánh sáng mặt trời chiếu vào hang, làm cho cái gì cũng biến thành năm sắc như ráng mây mà ta thường thấy ở chân trời lúc ban mai. Có lẽ do chính điều này mà hang thường được người xưa gọi là "Ngũ Thể Tường Vân động", tức là Năm Sắc Mây Lành.

Hạ Long không những chỉ đẹp mà còn là một vùng biển giàu có của nước ta. Đó là vùng than chạy từ Kế Bào đến Cẩm Phả dài chừng 200 ki-lô-mét. Trên các hòn núi có nhiều sơn cầm, dã thú như chim cu xanh, cu đất, gà ri, kỳ đà, chồn, sơn dương... Hải sản của Hạ Long có nhiều loại quý: bào ngư, trai ngọc, hải sâm, đồi mồi... Trên các hòn núi, có vô số loài cây thuốc đã và đang được khai thác. Người Quảng Ninh nói rằng, ai chưa biết hát bao giờ, đến Hạ Long sẽ biết hát; và ai chưa biết làm thơ, đến Hạ Long sẽ làm được thơ. Hạ Long kỳ diệu như thế đó.

Vùng núi hoa mẫu đơn

Non nước Tiên Du (Bắc Ninh) hôm nay vẫn còn đó, nhưng hình sông thế núi từ trăm năm cũ, đã được Đại Nam nhất thống chí ngợi ca: "Đoái trông có đất tốt Tiên Du, núi đẹp Phật Tích ứng thế, ở phương nam núi Phượng Lĩnh bọc vào, sông Ngưu Giang án đó, ngưng lại vuông tròn, nước trong leo lẻo huyền hư, núi cao vòi vọi sáng lóa. Bên trái mạch nước vòng quanh, bên phải núi trắng chầu phục".

Núi Phật Tích không chỉ là nơi giàu lịch sử về đạo Phật, mà còn là thắng cảnh du lịch. Cùng với đất tranh làng Hồ, đất của năm chục làng quan họ vớ những lời ca thương nhớ: "Người về em những khóc thầm - Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa". Cảnh sắc núi Phật Tích làm giàu thêm vùng Kinh Bắc văn hóa. Đường lên núi Phật Tích đẹp như tranh. Trèo lên 81 bậc đá bề thế, lên đỉnh núi lộng gió gặp bầu

trời rộng mở khoáng đạt tầm mắt. Đỉnh núi còn một khối đá vuông, mặt đá phẳng lì mát rười rượi. Tương truyền có chàng tiều phu tên là Vương Chất lên núi đốn củi, bắt gặp hai cô gái đẹp ngồi say sưa đánh cờ. Chàng ngả rìu mải mê xem nước cờ tiên. Tan cuộc, một cô gái tủm tỉm cười với chàng trai và bảo: "Kìa cán rìu đã mục rồi!". Chàng tiều phu vội vã nhìn xuống, thì đúng như vậy. Ngẩng lên, đã thấy hai cô gái bay bồng bềnh về nơi những đám mây trắng như bông. Vương Chất xuống núi, thì làng xóm đã đổi thay. Hỏi ra, đã bảy thế hệ trôi qua...

Tiên Du cũng là một trong những vùng đất mà người ta nói đã xuất xứ câu chuyện tình Giáng Tiên bén duyên Từ Thức vào mùa hoa mẫu đơn nở. Tận đến nay, Phật Tích vẫn là vùng trồng nhiều hoa mẫu đơn. Sườn núi, vườn nhà, sân nhà... mẫu đơn thắm thiết buổi xuân về. Khách du lịch đến Phật Tích vãn cảnh, thưởng hoa, bồi hồi nhớ về một vùng đất thơ mộng, với những công trình trải qua chín thế kỷ dâu bể, vẫn còn giữ lại những di tích quý.

Chùa Phật Tích xưa kia được xây dựng ở sườn nam núi Phật Tích. Đây là công trình kiến trúc, tạo hình nổi tiếng, quy mô đến ba trăm nhà. Tượng A Di Đà đá xanh là một tác phẩm

quý. Phật ngồi xếp bằng, tay vòng trước bụng, nét mặt đôn hậu. Nếp áo như sóng lượn, chứng tỏ nét tài hoa của bàn tay nghệ nhân. Cùng với tượng A Di Đà, còn có tượng Hộ Pháp, tượng Kim Cương và tượng đầu người mình chim. Những tượng ngựa, tê giác, sư tử... dáng vẻ sinh động, to như thật, bố trí hài hòa trên sân chùa. Trải qua các thời Lý, Trần, Lê đã có thời hưng thịnh được tu bổ và mở mang. Bấy giờ có lúc chỉ riêng số phục dịch, trông nom cũng đã đến bảy chục người. Vua Trần Nhân Tông vãn cảnh núi Phật Tích để lại tập thơ Bảo hoa dư bút, còn Chu Văn An viết những câu thơ man mác: "Tiếng sênh đâu vắng tá. Hiu quạnh vùng sông núi xưa...".

Qua những cuộc chiến tranh, nhiều công trình kiến trúc bị tàn phá hoặc bị hư hại, nhưng Phật Tích vẫn là một nơi đi về của những ai yêu mến đất tiên du ngoạn. Dòng sông uốn khúc, thế núi cheo leo, những lớp tường ghép của chùa bền vững với thời gian, những bức tượng còn sót lại, vẫn hấp dẫn lạ thường với khách du lịch gần xa.

HàNội - trái tim cả nước

Hà Nội là đất nghìn năm văn vật. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về đất này và gọi kinh đô là Thăng Long. Từ đó, Thăng Long là kinh đô của nước Đại Việt rồi Việt Nam.

Từ thuở mang gươm đi mở cõi,

Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long.

(Huỳnh Văn Nghệ)

Đó chính là nỗi lòng của mọi người Việt Nam đã gắn bó tâm hồn mình với một mảnh đất cội nguồn hằng gìn giữ bao dấu tích về quá trình trưởng thành của dân tộc.

Từ năm 1010 đến cuối thế kỷ 18, Thăng Long có lúc gọi là Đông Đô (đời Hồ), Đông Kinh (đời Lê). Sang đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn dời đô vào Huế. Thăng Long trở thành trấn lỵ của trấn Bắc Thành (tương đương miền Bắc ngày nay). Năm 1831, đời Minh Mạng bỏ các

trấn, lập ra các tỉnh, thì Thăng Long thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Nội.

Hà Nội là nơi gặp gỡ của nhiều đầu mối giao thông. Và Hà Nội có nhiều danh lam thắng cảnh: núi Voi, núi Trúc (phía trên vườn Bách Thảo), núi Lài (gần Cổ Loa), gò Thất Linh (gần lò bát Thanh Trì cũ), sông Hồng, hồ Thuyền Quang, hồ Bảy Mẫu, hồ Hoàn Kiếm, hồ Trúc Bạch, hồ Tây.

Thăng Long vốn là đất của sông và hồ. Nhiều phố của Hà Nội ngày nay là hồ nước của Thăng Long ngày xưa. Sông Hồng chuyển dòng để lại một đoạn dòng làm "tặng vật", đoạn dòng cũ ấy chính là hồ Hoàn Kiếm. Hồ Hoàn Kiếm xưa rộng mênh mông, giữa hồ có hòn đảo Ngọc Sơn (gọi tắt là đảo Ngọc) vốn là một doi đất giữa sông xưa. Thuở trước hồ Hoàn Kiếm rộng mãi tới Hàng Đào, và có tên là Lục Thủy, bởi nước hồ bốn mùa xanh ngắt. Tới thế kỷ 15, hồ có tên Hoàn Kiếm do sự tích Lê Lợi trả gươm. Chuyện kể rằng Lê Lợi khi còn ở Lam Sơn có bắt được một thanh gươm. Gươm ấy luôn ở bên ông trong suốt mười năm chinh chiến. Khi dẹp xong giặc Minh, vua Lê về Thăng Long, một hôm ngự thuyền dạo trên hồ Lục Thủy, bỗng có con rùa nổi lên. Nhà vua rút gươm ra trỏ thì rùa liền đớp ngay thanh gươm rồi lặn xuống. Như vậy là vua trả gươm cho trời. Chính vì lẽ đó hồ có tên là Hoàn Kiếm, gọi tắt là hồ Gươm. Sau thủy quân dùng hồ này làm nơi luyện tập nên có thêm tên là Thủy Quân Hồ.

Ngày nay, khu vực quanh hồ, đã thành tên là Bờ Hồ, là nơi người Hà Nội dạo chơi, đón gió ngày hè.

Hà Nội có hồ Tây ở giữa tây bắc thành phố, rộng tới năm trăm héc-ta. Người ta cho rằng hồ này là một đoạn sông Hồng cũ còn sót lại sau khi đổi dòng. Nhưng theo sự tích Hồ Tinh thì đây là hồ Xác Cáo. Chuyện rằng, nguyên nơi này là núi đồi, có con cáo tu luyện nghìn năm tới trú ẩn và làm hại người. Long Thần dâng nước phá hang cáo, bởi thế đất sụt thành hồ vùi chôn xác cáo. Còn theo sự tích Tiếng chuông đồng đen thì hồ có tên là hồ Kim Ngưu. Đồng đen là mẹ vàng cho nên khi đánh chuông, tiếng chuông ngân vang sang Tàu, Con trâu vàng bên Tàu nghe, liền vùng chạy đi tìm. Tới đây nó quần mãi nên đất sụt thành hồ, thế rồi nó ẩn ở dưới hồ. Thời Lý, Trần hồ này đi vào lịch sử với tên Dâm Đàm(1) tức mù sương. Thuở ấy nơi đây còn rậm rạp, cây cối

um tùm, còn có cả mãnh thú như hổ, báo... Sang đời Lê mới đổi tên là Hồ Tây.

Hồ Tây là thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Từ thời Lý, Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thúy Hoa, điện Hàm Quang (nay là chùa Trấn Quốc), cung Từ Hoa (nay là chùa Kim Liên làng Nghi Tàm)... Từ lâu, Hồ Tây đã

đ

i vào thơ ca lộng lẫy:
... Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Thế kỷ 16, ông nghè Thái Thuận, nhà ở mé


bờ nam hồ, từng có thơ vịnh Hồ Tây (lời dịch):

Sớm theo Cửa Bắc chuông cùng dậy, Chiều đợi Hồ Tây chim rủ về.

Thế kỷ 18, Nguyễn Huy Lượng đã làm nên bài phú bất hủ: Tụng Tây Hồ phú.

Ngày nay, nhà thơ Tố Hữu cũng có những vần thơ ngợi ca vẻ đẹp Hồ Tây:

Đêm qua trăng sáng Cổ Ngư,

Trăng đầy mặt nước, trăng như mặt người. Trăng tươi mặt ngọc trên trời, Ngẩn ngơ trăng ngó mặt người như trăng.

Mồng năm Tết năm Kỷ Dậu (1789), sau trận đại thắng Đống Đa, đánh đuổi quân Thanh, Nguyễn Huệ cùng một số tướng lĩnh đi chơi xuân Thăng Long để thưởng thức cảnh đẹp đất đế đô ngàn năm văn vật. ạng đi quanh hồ Tây, đến tận Nghi Tàm, Nhật Tân xem cành đào, giò quất.

Các bô lão nghênh đón vị khách phương Nam lừng lẫy chiến công. Các cụ biếu Nguyễn Huệ và các tướng đi theo những cành đào tuyệt đẹp. Nguyễn Huệ ngắm hoa rồi xúc động nói:

- Hoa đào đúng là mùa xuân điểm tô cho cảnh sắc Thăng Long đã đẹp càng thêm đẹp.

Dạo quanh hồ Tây, lúc về, một viên quan tâu với Nguyễn Huệ: - "Tây" Hồ trùng với tên "Tây" Sơn khi dùng

để

chỉ triều đại mới, nay xin được đổi tên. Nguyễn Huệ lắc đầu gạt đi:
- Tây Hồ là cảnh đẹp đầy tự hào của đất


Thăng Long, Bắc Hà. Phải giữ nguyên! Khách Tây Sơn, cảnh Tây Hồ là duyên kỳ ngộ, cảnh chẳng phụ người sao người lại phụ cảnh!

Nằm trong lòng hồ Tây có Nghi Tàm khoáng đạt, đẹp một vẻ đẹp thiên nhiên. Người xưa đã liệt danh tám cảnh đẹp Tây Hồ thì Nghi Tàm đã chiếm hai. Đó là Bến Trúc Nghi Tàm và Đồng Bông Nghi Tàm. Trong thơ Nguyễn Huy Lượng, cảnh Nghi Tàm vẫn đầy sức sống:

Chày Yên Thái nện trong sương loảng choảng,

Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co.

Hà Nội có quảng trường Ba Đình. Có nhà sàn, nơi ở và làm việc của Bác Hồ. Có lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, nơi yên nghỉ vĩnh hằng của vị Cha Già vô vàn kính yêu của các dân tộc Việt Nam.

Cúc Phương Vùng đất rừng quý giá

Cúc Phương mang trong lòng một bộ sưu tập của nhiều thế kỷ về sinh cảnh thiên nhiên; vừa phong phú, thơ mộng lại vừa hùng vĩ. Hãy nên ít nhất một lần đến với Cúc Phương.

Với diện tích hơn 250 ki-lô-mét vuông, nằm gối trên địa phận của ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa, rừng nguyên sinh Cúc Phương còn đủ tính chất khu rừng nhiệt đới năm tầng, giàu có về động vật, thực vật nhiệt đới một cách kỳ lạ. Những dải đá vôi bao quanh trùng trùng điệp điệp, mây sớm sương chiều đã tạo khung cảnh bề thế cho khu "vườn" bao la này. Cảnh quan Cúc Phương hấp dẫn du khách với tất cả sự phong phú của nó. Hơn hai trăm loài thực vật bậc cao với nhiều thế hệ khác nhau là nơi họp mặt điển hình của các loài thực vật vùng Đông Dương. Cúc Phương cũng quy tụ một luồng thực vật di thực từ vùng

nhiệt đới khô ấn Độ, Mi-an-ma đến "sinh cơ lập nghiệp" trong khu vườn mênh mông này.

Bộ sưu tập thực vật của vườn quốc gia này khó mà kể hết tên cỏ cây. Những tên gọi quen thuộc ở xứ sở quê ta: kim ngao, chò, gie, giẻ, mun, cẩm hương, táu, gụ... Du khách đến Cúc Phương không chỉ ngắm nhìn cảnh đẹp mà còn gặp những cổ thụ lạ. Leo lên sườn núi, luồn lỏi qua những ngách đá lô nhô, ta bắt gặp cây chò nghìn tuổi cao hơn 50 mét sừng sững ngút trời xanh, gốc rộng 16 người ôm mới xuể. Còn cây chò chỉ, cao tới 70 mét, thân lớn dựng đứng 60 mét xòe tán lá một vùng, cũng đến tuổi 1000 năm. Cây kim giao bên đường mòn, thân gốc xù xì cổ kính. Gỗ kim giao đi vào câu chuyện huyền thoại: đũa ăn tiện từ gỗ quý này có thể phát hiện ra thức ăn bị nhiễm độc. Khách thăm vườn hôm nay, khi ra về được tặng hoặc mua vài đôi đũa chuốt từ gỗ kim giao làm kỷ niệm cuộc "hành hương" về thăm rừng nguyên thủy. Còn cây gù hương kia, một vùng bao quanh thơm ngát hương đưa, và cây sấu cổ, thân bạnh ra xù xì như thành quách rêu phong, vòng gốc 60 mét, ngang tuổi cây chò.

Càng đi sâu vào rừng, càng trập trùng cây lá. Dây leo quấn quít, khi như những con trăn uốn lượn, khi tỏa ra như những vòi bạch tuộc. Càng lên cao, càng thấy ngợp mắt bởi những đỉnh núi ngút ngàn và hùng vĩ. Đây là đỉnh Mây Bạc, bốn mùa mây trắng như bông bao phủ, còn đây là đỉnh Kim Giao bồng bềnh trong sương và hơi núi, gió lộng quanh năm. Mùa mưa mùa nắng, hoa rừng nở bên bờ khe, trên thảm cỏ. Đặc sắc nhất là phong lan. Có đến 50 loài phong lan quý. Nhiều loài màu sắc kỳ lạ. Có loài nở hoa cả bốn mùa. Những chùm phong lan treo trên cành cao như những chùm đèn, sáng cả một góc rừng. Và bướm lạ bay về. Không biết hoa nhiều hay bướm nhiều nữa. Những đàn bướm khổng lồ, sặc sỡ đủ màu bay lượn trong nắng. Có lẽ, trong các bộ côn trùng, thì bướm là bộ đặc sắc nhất. Những loài bướm mang tên thơ mộng như bướm "nàng tiên", bướm "phượng hoàng", màu sắc, hoa văn của cánh bướm làm say mê cho những ai sưu tập về loại côn trùng này. Cũng không ở đâu phong phú động vật như ở Cúc Phương. Hơn hai trăm loài động vật có xương sống, trong đó chim chiếm đến 140 loài, thú 64 loài, bò sát 36 loài, còn lại 17 loài lưỡng thê và một số loài cá. Những động vật quý hiếm là niềm vui cho các nhà khoa học hiện đại nghiên cứu: cu li, lợn rừng, hươu sao, cheo cheo, vẹc quần trắng,

chồn, trăn gấm, báo gấm, sơn dương, khỉ vàng, tắc kè, phượng hoàng đất, gà lôi, chim trĩ, công... Đặc biệt hai loài động vật còn lại rất hiếm ở các nước là sóc bay và thằn lằn bay. Sóc bay có bộ cánh là màng da mỏng căng bởi bốn chân, từ trên cao lấy đà lượn xuống thấp. Đường bay có thể vài trăm mét, luồn lách khéo léo qua các dây leo chằng chịt và những thân cây san sát. Thằn lằn bay ở Cúc Phương màu xanh mướt, cánh như sóc bay. Khách dễ lầm tưởng là những chiếc lá liệng từ những lùm cây rậm là là giữa tầng không. Chim Cúc Phương mỗi buổi sớm mai hay chiều buông hót vang lừng làm thành một dàn ca bách thanh sống động. Những chim vẹt lộng lẫy, những vàng anh thanh tao không hiếm ở vùng đất vườn quốc gia này.

Cúc Phương mang trong lòng cả những suối nước nóng. Con suối Thường Xung nước nóng đến hơn 37 độ C là một dòng chảy quý giá của vườn rừng này. Cúc Phương không chỉ tồn tại sinh cảnh động, thực vật tươi sống, mà còn giữ nguyên những di chỉ hoang sơ của đất nước. Những hang động kỳ thú với nhũ thạch mơ mộng như trong thần thoại. Bản thân tên các hang động cũng làm bất cứ ai chẳng quản ngại ngần chân cứng đá mềm vãn cảnh: động Trăng Khuyết, động Vui Xuân, động Chua, động Thành Minh, động Con Moong... Riêng động Người Xưa (hang Đăn) đường vào vòng vèo, cheo leo và leo cao 223 bậc thang, đến nơi gặp gió hun hút, tạo dựng không gian sinh sống của người cổ xưa thời đồ đá. Những chỗ ăn ngủ, trú mưa, tránh nắng còn đây, vết tích một số đồ dùng hơn 7000 năm cũ còn đó, như ba ngôi mộ cổ, như tầng vỏ sò ốc, như rìu, nạo, sao không làm rung động người đời sau? Du khách ham chuyện dã sử, sẽ được người dân địa phương niềm nở kể chuyện sự tích Quèn Voi. Truyền thuyết xưa đã nhắc đến thuở người anh hùng Quang Trung hành quân ra Bắc đánh giặc ngoại xâm, đã cùng binh sĩ và đàn voi trận nghỉ chân ở nơi đây. Vết chân voi còn như in dấu một thời chinh chiến, trên thảm cỏ, trên bờ khe, nên dân chúng đặt tên là Quèn Voi.

Cúc Phương, một vùng đất rừng biết bao quý giá, mang trong lòng cả một bộ sưu tập của nhiều thế kỷ về sinh cảnh thiên nhiên.

Trong lòng biển Việt Nam

Vùng biển Việt Nam bao quanh phần lục địa phía đông và nam nước ta, có bờ biển dài hơn 3260 ki-lô-mét, với diện tích rộng hơn một triệu ki-lô-mét vuông.

Nguồn lợi khoáng sản biển của ta có nhiều loại, hiện nay còn chưa đánh giá được đầy đủ, nhất là khoáng sản đáy biển và nguồn muối, nguồn năng lượng thủy triều vô tận...

Dầu khí đã được tìm thấy trong các bồn trũng ở thềm lục địa phía Nam, ở độ sâu không lớn, thuận lợi cho khai thác; một số khu vực được coi là có triển vọng như ở vịnh Bắc Bộ và ven bờ miền Trung.

Sa khoáng ven biển đã phát hiện thấy ở nhiều nơi; các mỏ lớn và trung bình trữ lượng ước tính từ vài chục nghìn tới vài triệu tấn tập trung nhiều ở miền Trung. Các khoáng sản phi kim loại với trữ lượng lớn, có giá trị nguyên liệu công nghiệp và vật liệu xây dựng nằm ở ven biển miền Trung như cát thủy tinh, pha lê có chất lượng tốt. Ngoài ra, còn có cao lanh, đá quý, đá xây dựng. Những mỏ than bùn trữ lượng lớn hàng triệu tấn có ở ven biển Nam bộ. Các khoáng sản nội sinh như sắt, vôn-phơ-ram, mô-líp-đen đã phát hiện thấy ở ven biển Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Bình Thuận.

Nguồn lợi hải sản vùng biển nước ta bao gồm cá biển và các đặc sản biển nhiệt đới. Thành phần cá khai thác bao gồm cá tầng trên, cá tầng gần đáy và đáy, trong đó có các loại cá bản địa như cá trích, cá nục, cá cơm, cá hồng, cá phèn, cá mối, cá lượng... và cá di cư theo mùa từ vùng khơi vào như cá ngừ, cá thu, cá chim, cá nhám...

Thường gặp ở vùng biển nước ta có cá nhám hoa, cá nhám chó dài từ một đến hai mét. Những loài cá nhám lớn thường được gọi là cá mập. Cá mập lam có thể dài tới tám mét, lưng màu lam đen, bụng trắng. Cá mập trắng dài tới mười mét. Cát Bà, Nha Trang, Hà Tiên... là những nơi cá nhám và cá mập thường xuất hiện.

Cá nhám và cá mập là nguồn lượng kinh tế quan trọng. Thịt cá nhám ăn được. Gan cá nhám rất lớn, chiếm từ 10 đến 15% trọng lượng

cơ thể cá và có tới 50% dầu. Dầu này rất giàu vi-ta-min A và D. Vây cá nhám là mặt hàng cao cấp, các tia vây là thức ăn quý hiếm, được khách sành ăn ưa chuộng.

Bờ biển nước ta có nhiều loài cá nóc. Trong gan và ruột nhiều loài cá nóc chứa một chất độc chết người, gọi là chất tê-tơ-rô-đô-tô-xin. Các bác sĩ dùng chất tê-tơ-rô-đô-tô-xin để gây tê tại chỗ, giúp người bệnh nằm trên bàn mổ chịu được những cơn đau trong lúc phẫu thuật.



nhiều nước trên thế giới hiện nay người ta

đ

ang nghiên cứu chất tê-tơ-rô-đô-tô-xin để chế


biệt dược điều trị các khối u.

Tôm biển là nguồn lợi quan trọng thứ hai sau cá. Ngoài tôm he, còn có tôm hùm, tôm moi, tôm võ.

Nhiều loài cua biển được dùng làm thức ăn hàng ngày. Người ta đã chiết ra được chất sa-xi-tô-xin từ một số loài cua biển. Việc sử dụng chất này đang ở giai đoạn thử nghiệm, nhất là hướng điều trị các khối u ác tính.

Trong các đặc sản có thể kể: trai ốc biển, rùa biển, hải sâm, mực biển.

Các vùng biển của ta như Cô Tô, Vĩnh Thực, Cát Bà, Biện Sơn, Hòn Mê, Hòn Mát, Côn Đảo... có nhiều trai ngọc. Trai ngọc sống ở vùng đảo Cô Tô là loài cho ngọc trai có chất lượng cao.

Trai ngọc thích sống ở vùng biển nước mặn, giàu rạn đá và đảo san hô. Trong các vùng đá san hô người ta thường gặp loài trai khổng lồ. Loài trai này vỏ có thể nặng vài chục ki-lô-gam và dài gần một mét, lớn nhất hiện nay.

Các sản phẩm của trai ngọc đều có giá trị. Thịt trai là một thứ thực phẩm quý. Vỏ trai dùng khảm đồ mỹ nghệ. Và ngọc trai óng ánh nhiều màu sắc đẹp, vừa dùng làm thuốc vừa là vật báu làm đồ trang sức.

Bào ngư sống suốt dọc bờ biển, những nơi có rạn đá ngầm, có nơi chúng tập trung thành bãi lớn như bãi Cô Tô (Quảng Ninh), bãi Kỳ Lợi (Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

Bào ngư là một hải sản có vị ngon ít loài sánh kịp. Về giá trị dinh dưỡng, người ta cho rằng bào ngư là một trong những đặc sản đứng đầu hải vị.

Vỏ bào ngư còn có tên là cửu khổng, vì mỗi chiếc vỏ có một hàng từ bảy đến mười ba lỗ, nhưng thường là chín lỗ thông khoang áo, như chín ô cửa sổ, mở ra thông với môi trường nước bao quanh, đó là chỗ để cho bào ngư thở. Vỏ bào ngư là một vị thuốc làm sáng mắt.

Nhiều người còn gọi thạch quyết minh, nghĩa là chất đá làm sáng mắt.

Nhiều đảo và quần đảo của ta có đồi mồi. Từ tháng năm tới tháng mười là mùa gió tây -nam thổi mạnh, dịp này về đêm trăng thường sáng vằng vặc, đồi mồi hay lên đảo đẻ trứng. Những con đồi mồi mai dài tới 80 hay 90 cen-ti-mét thi nhau ngoi từ dưới nước lên, lết tấm thân nặng nề vào sâu trong bãi cát đào hố để đẻ. Đồi mồi thường lấy chân bới cát thành hố, đẻ trứng vào rồi lại bới cát lấp lại. ở trứng đồi mồi vùi trong cát được mặt trời ấp nóng, chỉ sau vài ba chục ngày là có một đàn hàng trăm đồi mồi con ra đời.

Thịt đồi mồi nướng có vị ngon đậm đà của thịt bò thui chấm tương gừng. Có người đã từng ví thịt đồi mồi ăn mềm như thịt gà và đậm ngọt như thịt trâu. Trứng đồi mồi trắng bóng, tròn xoe như quả bóng bàn, ngon như trứng gà. Ngoài giá trị sử dụng thịt và trứng, đồi mồi còn cho vảy sừng có vân nâu rất đẹp dùng làm đồ mỹ nghệ, làm thuốc.

ở biển Việt Nam đồi mồi có từ vịnh Bắc Bộ tới đảo Phú Quốc.

Hô-lô-tu-ri-a là giống hải sâm gồm nhiều loài sống ở bờ biển nước ta. Hiện nay đã biết hàng chục loài; phổ biến nhất trong vịnh Bắc Bộ là loài hải sâm hmác-ten-si sống ở vùng nước dưới triều.

ở Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc hải sâm từ lâu đã là món ăn quý, chẳng thế mà hải sâm được liệt vào hạng hải sản tiến vua. Người ta ví hải sâm không kém nhân sâm, có tác dụng bồi bổ và kéo dài tuổi thọ...

Từ loài hải sâm sti-cô-pút da-pô-ni-ca, người ta đã chiết xuất ra chất hô-lô-tô-xin đầy hứa hẹn trong điều trị các khối u ác tính.

ở biển Việt Nam có khoảng tám loài bạch tuộc phổ biến, trong đó thường gặp nhất là loài óc-tô-pút vun-ga-rít. Bạch tuộc là một động vật dữ, chuyên ăn thịt. Chúng thường kín đáo ẩn trong các hốc đá dưới đáy biển, nhanh như cắt bắt các loài cua, cá... làm thức ăn.

Từ loài bạch tuộc óc-tô-pút vun-ga-rít người ta lấy ra được chất óc-tô-pa-min có tác dụng gây mê. Một hoạt chất có tác dụng trị bệnh rối loạn nhịp tim đã được tách ra từ một số loài bạch tuộc.

Một nguồn lợi sinh vật biển có tiềm năng quan trọng là các hoạt chất sinh học có thể chiết xuất từ nhiều loại sinh vật biển (san hô, sam, sao biển...) là những chất có giá trị chữa

bệnh, hiện đang được chú ý tìm kiếm, sử dụng trên thế giới.

San hô là những động vật sống ở biển; chỉ có một số ít loài sống đơn độc, còn hầu hết chúng sống thành tập đoàn. ở dạng tập đoàn, phần dưới cơ thể san hô bám vào tập đoàn. Còn san hô đơn độc có chân đế để bám.

Những san hô sống đơn độc, cơ thể mềm mại suốt cả cuộc đời, vì thiếu bộ xương đá vôi. Trong bộ này có hải quỳ hình dạng cơ thể đẹp như đóa hoa đang độ nở, có tính chất đối xứng đều và có màu sắc tuyệt đẹp. Sắc màu tuyệt mỹ của san hô là do kết quả của cuộc sống chung đẹp đẽ giữa loài trùng roi và san hô, đã tô vẽ cho lòng biển vùng nhiệt đới này thêm rực rỡ.

Các loài san hô thuộc san hô sừng có bộ xương rất giàu i-ốt, từ lâu chúng đã được khai thác dùng làm thuốc.

Từ loài san hô ô-mô-ma-la có nhiều ở các vùng biển nhiệt đới, người ta đã chiết ra được các kích thích tố có thể dùng làm thuốc chữa nhiều chứng bệnh.

Sam sống ở ven bờ biển nước ta và các đảo lân cận. Ta thường gặp sam vào khoảng tháng bảy, tháng tám. Đó là thời kỳ sam dồn dập lên bãi biển sinh sản. Vào mùa sinh sản của sam, dân đi bắt sam thường bắt được cả đôi, vì lẽ

đó

có câu "yêu nhau như vợ chồng sam".
Vùng biển của ta hiện nay đã ghi nhận hơn


sáu chục loài sao biển. Chúng là loài vật ăn thịt, thức ăn của sao biển là cá hoặc trai ốc. Mồi bé chúng nuốt cả con. Còn với mồi lớn, chúng lộn dạ dày ra ngoài và quá trình tiêu hóa tiến hành ở ngoài cơ thể.

Sao biển là một hải sản quý, dùng để chế biến món ăn.

Từ sao biển, người ta đã chiết xuất ra được chất kích thích tính miễn dịch, có thể kích thích những yếu tố bảo vệ miễn dịch của cơ thể, đóng vai trò cốt lõi trong bệnh học ung thư và các bệnh nhiễm.

Nguồn lợi trong nước biển còn phải kể đến muối biển, hàng năm có thể khai thác tới vài chục vạn tấn. Các vùng muối quan trọng của ta hiện nay ở Hải Hậu, Bằng La, Hậu Lộc, Quỳnh Lưu, Sa Huỳnh, Cam Ranh, Cà Ná.

Yến sào miền Trung

Dọc theo duyên hải miền Trung, ngoài tôm cá còn có một thứ sản vật quý giá hơn cả trầm hương, đó là yến sào hay yến ca, mà ta thường gọi là tổ yến.

Chim yến bay về làm tổ ở nhiều hòn đảo thuộc các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam không biết từ bao giờ và mang lại đặc sản hiếm có ở nước ta. Khánh Hòa có hàng chục đảo chim yến về làm tổ, nhiều nhất là ở Hòn Nội và Hòn Ngoại (Nha Trang). Yến sào Khánh Hòa chiếm 85% sản lượng của cả nước với mức thu hoạch hàng năm khoảng gần 3000 ki-lô-gam. Kế đó là Bình Định chiếm 9%, tập trung ở bán đảo Phương Mai (Quy Nhơn) và Quảng Nam chiếm 6%, tập trung ở đảo Cù Lao Chàm (Hội An).

Những cái tên như tổ yến, yến ca, yến sào nhiều người được nghe, nhưng chẳng mấy ai được thấy, càng hiếm người được ăn. Người dân Khánh Hòa tự hào về quê hương mình:

Yến sào Hòn Nội Vịt lộn Ninh Hòa Tôm hùm Bình Ba Nai khô Diên Khánh Sò huyết thủy triều ạ Loan

Đời anh cay đắng đã nhiều

Có em ngon sớm ngọt chiều cùng nhau...

Cái tổ yến bé nhỏ, quý giá ấy nặng không quá 10 gam mà nổi tiếng qua các thời Đinh, Lê, Lý, Trần... Các văn nhân thi tài ai chiếm khôi nguyên đỗ đạt thì có thể được phong trạng; quan trạng lĩnh mũ áo xong được vua ban tiệc yến giữa triều.

Vua chúa thời xưa, khi chiêu đãi đều lấy yến sào làm món ăn đầu sổ. Vậy yến sào là chất gì mà cao sang vậy? Có người cho là chim yến ăn tảo biển tiêu hóa không hết dành làm tổ. Có người hiểu chim lấy nhựa từ tảo biển làm tổ. Còn người miền Trung nói rằng tổ yến chính là nước dãi do tuyến hàm của chim mẹ tiết ra, kéo thành những sợi nhỏ như sợi miến cuộn lại thành chiếc nôi nuôi con. Khi chim bị tổn thương thì máu sẽ lẫn với nước dãi và tạo thành huyết yến hiếm và quý. Trên một đảo yến, một vụ chỉ thu được 2-3 ki-lô-gam huyết yến là cùng. Khi khô thì tổ yến giòn và nháp, nhưng ẩm thì mềm. Đáy tổ rải đầy lông lấy ở cổ và ngực của chim bố mẹ. Mỗi lứa chim yến đẻ 2 trứng và ấp suốt ngày đêm.

Tổ yến là sản phẩm quý. Ngoài việc dùng làm món ăn cao sang, tổ yến còn được dùng làm thuốc bổ dưỡng, chữa gầy yếu, ho hen, lao, thổ huyết. Ngoài tổ yến người ta còn dùng phân của chim yến làm thuốc giải độc (phân tươi sao lên, giã với hành củ rồi viên thành viên to bằng hạt ngô; mỗi lần uống ba viên sẽ làm cho đi tiểu nhiều, thải ra các chất độc). Những con chim yến chết trong tổ, xác của chúng đã cứng khô, được dùng làm thuốc chữa ho lao và yếu phổi. Còn thịt chim yến cũng được dùng làm thuốc thải chất độc, chữa loét hậu môn và ghẻ.

Chim yến được gọi là yến biển để phân biệt với loài én đất thường làm tổ trên các tán cây cao. Chim yến dài 13-15 cen-ti-mét, có cánh rất dài, bay rất nhanh, có thể vượt 40 ki-lô-mét trong một giờ. Khi bay luồn lách các khe núi chim cũng không cần giảm tốc độ. Chim yến không đi được trên mặt đất, chỉ leo trèo ở các vách núi đá, nơi chúng thường làm tổ. Lông phủ thân mình chim yến màu xám, lông cánh và đuôi màu đen, bởi thế, người ta còn gọi chim yến là huyền điểu - chim đen.

Chim yến làm tổ trên các vách đá cao và nhẵn, vòm hang động hiểm trở, trên những hòn đảo kín đáo ngoài khơi. Chúng thường bay thành đàn trên biển khơi, hoặc là là trên mặt

nước để hút bọt biển, đớp tảo biển. Chúng bay đi tìm mồi và làm việc suốt ngày đêm, miệng kêu inh ỏi.

Cuối mùa xuân, chim yến làm xong tổ. Và mùa lượm tổ yến bắt đầu từ đó. Chim yến mất tổ còn thời gian làm lại tổ khác, song đợt lượm sau này kém vụ đầu.

Tổ yến được phân loại như sau:

- Mao yến là trong tổ có nhiều lông chim yến.

- Quan yến hay bạch yến là tổ làm lại lần thứ hai, màu trắng.

- Thiên tự yến có màu vàng.

- Địa tự yến có màu xám, hơi nham nhở xù xì.

- Yến bài là tổ yến đang làm dở dang.

- Huyết yến là do chim bị tổn thương lúc làm tổ, có lẫn máu với nước dãi.

Lấy xong tổ yến, đưa vào đất liền đem ngâm trong nước nóng, thể tích nước gấp mười lần thể tích tổ yến. Chờ 1-2 giờ sau, tổ yến sẽ nở to ra. Dùng dầu lạc xoa cho rụng hết lông; rồi rót nhiều nước nóng vào, dầu nổi lên lôi theo các tạp chất. Gạn nước nhiều lần, xong dùng kẹp gắp hết lông. Khi đã nhặt sạch lông, vắt hoặc ép cho ra hết nước; làm nhiều lần như vậy cho tới khi nước vắt, ép ra khỏi tổ yến thật trong sạch.

Khai thác tổ yến rất kỳ công và nguy hiểm vì chúng thường nằm cheo leo trên vách cao trong hang động. Người ta phải đốt đuốc, dùng thang mây dài hàng trăm mét thả từ trên đỉnh núi xuống, rồi tụt xuống hay leo lên lấy tổ yến.

Tổ yến là một món ăn được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay tổ yến rất có giá. Một ki-lô-gam tổ yến xuất khẩu loại xấu nhất cũng được hơn 1000 USD, tốt nhất hơn 3000 USD. Mỗi ki-lô-gam khoảng 100-120 tổ. Chính vì vậy mà tổ yến được xem như "vàng trắng" của miền Trung.

Nguồn http://www.nxbkimdong.com.vn
#1
    Tiêu Phong 06.03.2005 02:51:57 (permalink)
    Động Phong Nha

    Quảng Bình giàu đẹp. Đất đai thích hợp với việc trồng khoai lang, sắn, mía, dừa, hồ tiêu, chè, cà phê và các loại cây ăn quả như bưởi, thanh trà, quít, nhãn, chuối... Rừng ở Quảng Bình có nhiều gỗ quý: kiền kiền, sến, mít nài, chò chỉ, lim, gụ, trắc, mun... và có rừng tre, nứa, móc, mây, song.

    Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình có một hang động nổi tiếng không những với du khách trong nước mà cả ở các phương trời xa lạ. Đó là động Phong Nha. Cửa động rộng khoảng hai chục mét và cao gần mười mét. Bơi thuyền qua cửa động, lòng hang rộng hẳn ra như một cái bát khổng lồ úp trên mặt nước. ánh sáng trời soi vào, ta có thể thấy nước trong vắt như pha lê, nhìn rõ từng đàn cá tung tăng bơi lượn. Bơi thuyền tiến vào nữa, ánh sáng nhạt nhòa dần, mờ ảo như dưới bóng trăng non, rồi tối hẳn. Đến đây du khách phải đốt đuốc lên mới thấy ngả mà chèo thuyền. Càng vào sâu trong lòng hang, lạ thay càng nghe rõ tiếng trống, tiếng chiêng vang vọng đâu đây. Có chuyện huyền thoại kể rằng đó là âm nhạc trong tiệc rượu của Sơn thần vọng ra. Nhưng các nhà khoa học lại bảo rằng động Phong Nha là loại "động âm nhạc". Sự thật là như vậy, bởi vì hang này chạy dài như một ngõ hình chiếc ống, trần đá cong, vách đá lồi lõm, tiếng sóng nước vỗ vào vách đá lô nhô, nước từ trên trần rơi xuống thánh thót... Tất cả hợp thành tiếng nhạc được khuếch đại qua lòng hang vòng vèo tạo thành tiếng nhạc, lúc bập bùng như tiếng trống, lúc lanh lảnh như tiếng chuông ngân.

    Bơi thuyền khoảng một cây số thì cạn nước, du khách bước lên bờ đi vào "rừng đá". Dưới ánh đuốc bập bùng hiện ra rừng đá lung linh sắc màu. Nhũ đá từ dưới nhô lên, từ trên rủ xuống tua tủa như những dải phướn và biết bao dáng hình kỳ lạ, nào con rồng nhởn nhơ ven núi, nào con phượng múa, rồi hai cô gái ngồi say sưa đi nước cờ tiên... thôi thì đủ thứ hình hài đẹp như tranh vẽ. Hơn một nghìn mét đi trong "rừng đá" - một kỳ quan độc đáo của thiên nhiên hấp dẫn lạ thường với khách du lịch gần xa.

    Ngoài Thủy động nói trên, còn một hang nữa gọi là Thiên động ở lưng chừng núi, hang này cũng có nhiều nhũ đá tạo thành những hình thù đẹp, nhưng không đẹp như ở Thủy động.

    Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn

    Đà Nẵng là một trong các thành phố lớn của nước ta, rộng 1247,6 ki-lô-mét vuông. Cảng Đà Nẵng rất sâu và kín gió, vào loại lớn của Việt Nam và Đông Nam á, rất thuận lợi cho tàu bè qua lại. Đà Nẵng còn là nơi có nhiều phong cảnh đẹp như bán đảo Sơn Trà, núi Non Nước (được gọi là Ngũ Hành Sơn)...

    Ngũ Hành Sơn gồm năm ngọn núi đá mang tên gọi năm thành phần vật chất hợp thành vũ trụ theo triết học phương Đông. Ngũ Hành Sơn gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn.

    Cổ tích kể rằng Ngũ Hành Sơn sinh ra từ một quả trứng rồng. Rồng từ biển khơi vào sâu trong bãi cát đẻ trứng rồi lại trở về biển. Rùa thần bới cát thành hố, gạt trứng rồng vào rồi lại bới cát lấp lại. Và rùa dặn lại một ngư dân: "Ngươi hãy bảo vệ dòng giống này của Long Quân". Người dân chài hỏi: "Làm thế nào để

    bảo vệ?". Rùa thần liền trao cho một móng chân có phép lạ. Trứng rồng vùi trong cát được mặt trời ấp nóng, chỉ sau ba chục ngày thì mỗi quả trứng là một nàng tiên ra đời, còn vỏ trứng thì hóa thành Ngũ Hành Sơn. Núi này nằm ở vùng ven biển phía đông huyện Hòa Vang. Từ Đà Nẵng sang bên kia bến Hà Thân rồi đi dọc biển chừng mươi cây số là tới nơi. Phía tây Ngũ Hành Sơn có con sông Hàn uốn dòng, phía đông có biển xanh bao bọc là bãi cá tấp nập. Thật là một cảnh trời mây non nước hữu tình. Ngũ Hành Sơn có nhiều hang động hấp dẫn như Huyền Không, Linh Nham, Tàng Chân, Vân Nguyệt, Thiên Long Cốc... Trong các động có rất nhiều nhũ đá tạo thành những hình thù đẹp đẽ.

    Ngũ Hành Sơn không chỉ đẹp mà còn là một "kho" đá cẩm thạch quý giá của đất nước ta. Tới Ngũ Hành Sơn, ngoài cảnh đẹp kỳ thú tuyệt vời, khi ra về du khách còn có một thứ đặc sản nổi tiếng làm quà lưu niệm. Đó là tượng đá Non Nước. Kỳ thú Ngũ Hành Sơn là vậy, mong ai đó có một lần trong đời hãy tới Ngũ Hành Sơn.

    Khoáng sản trong cát mũi né

    Mũi Né (Phan Thiết), miền đất kỳ ảo này không chỉ đã đem lại cho nhiếp ảnh Việt Nam nhiều tấm ảnh đẹp, có giá trị nghệ thuật cao mà còn có nhiều tài nguyên quý giá ẩn giấu trong đồi cát, đó là những khoáng sản sa khoáng.

    ở Mũi Né, cát do gió xe lại làm thành từng quả đồi, nối với nhau bởi những đường cong đầy vẻ mộng mơ. Có người đã chụp được tấm ảnh tuyệt đẹp, đặc tả những đường cong này và lấy tên là "Tấm họa thiên nhiên". Có người chụp tấm "Xứ ảo mộng", có người lại nổi danh với tấm "Qua đồi mộng". Đó là những tấm ảnh tuyệt vời về đồi cát Mũi Né.

    Mỗi quả đồi ở Mũi Né đều có nét đẹp riêng. Từ tháng 5 tới tháng 10 là mùa gió tây-nam thổi mạnh, những cơn lốc liên tục thổi cát qua lại từ đồi này sang đồi khác, làm cho các ngọn đồi biến hóa trăm hình nghìn vẻ. Dù mới đến

    Mũi Né lần đầu hay đã từng qua đây cả chục lần, du khách đều có cảm giác quen mà lạ.

    Về mùa mưa, đồi cát Mũi Né cũng có những nét độc đáo. Hạt mưa xói cát làm trơ ra lớp than, tạo thành những đường vân lượn sóng. Trên ảnh đen trắng, những đường vân này làm ta liên tưởng đến một bức tranh thủy mặc, được vẽ bởi bàn tay họa sĩ tài hoa.

    Mũi Né có những đồi cát vàng, đồi cát trắng, đồi sét. Thiên nhiên đã gọt giũa những đồi cát này thành những hình thù lạ mắt, cuốn hút du khách ở các phương trời về thưởng ngoạn. Mũi Né còn có tháp Chàm, có Lầu ạng Hoàng gắn liền với tên tuổi nhà thơ Hàn Mạc Tử và mối tình của thi sĩ với nàng Mộng Cầm nổi tiếng.

    Khoáng sản trong cát Mũi Né, nói cách khác chính là khoáng sản sa khoáng ven biển. Khoáng sản sa khoáng là loại hình khoáng sản ở dạng hạt riêng rẽ nằm trong trầm tích bở rời, chủ yếu là trong cát...

    Quặng sa khoáng trong cát ven biển nước ta có rải rác từ bãi biển đầu rồng phương Bắc (Trà Cổ) đến đuôi dưới tận cùng (Hà Tiên). Nhưng những mỏ có giá trị công nghiệp cao tập trung chủ yếu ở đoạn ven biển miền Trung và miền Nam.

    Quặng sa khoáng ven biển có giá trị là quặng ti-tan, quặng zi-ri-cô-ni và cát thủy tinh, kế đó là quặng đất hiếm, thiếc, vàng... Có nhiều mỏ ti-tan, zi-ri-cô-ni đạt cỡ lớn và trung bình. Cát thủy tinh cũng là một trong những khoáng sản sa khoáng chính của dải cát ven biển nước ta. Cát thủy tinh ven biển Việt Nam có chất lượng cao. Ngoài thủy tinh dân dụng, còn có cả cát thủy tinh cao cấp dùng làm dụng cụ quang học.

    Thiếc và vàng tuy chưa phát hiện được mỏ có giá trị công nghiệp, nhưng cũng đã thấy những dị thường (các vành phân tán khoáng vật trọng sa), được coi như những biểu hiện quặng cần được lưu ý.

    Quặng sa khoáng ven biển nước ta có chất lượng cao, tiềm năng tương đối lớn... Chúng đang đón chờ các nhà khoa học, những người làm kinh tế đi sâu vào nghiên cứu, phân tích và sử dụng những nguồn của cải giàu có của đất nước.

    "Kho vàng xanH" của tổ quốc

    Những người làm công tác điều tra tài nguyên thiên nhiên cho biết tiềm năng khí hậu, đất đai, nguồn nước và tài nguyên sinh vật ở Tây Nguyên vô cùng to lớn. Tây Nguyên có tầm chiến lược do độ cao và vị trí giáp ranh Lào, Cam-pu-chia, vĩ độ từ 11 đến 15 độ, kinh độ từ 107 đến 109 độ, lại chỉ cách bờ biển 250 ki-lô-mét cho nên khí hậu nhiệt đới ôn hòa.

    Rừng Tây Nguyên bảo đảm điều tiết nguồn nước không chỉ cho Tây Nguyên mà cho tất cả các tỉnh ven biển nam Trung Bộ và đông Nam Bộ thông qua hệ thống hồ chứa nước và sông suối dày đặc, trong đó có các sông Sê Sam, sông Xê Rê Pốc, sông Ba, sông Đồng Nai... Mỗi con sông này lại do từ ba đến chín con sông nhỏ hơn và hàng trăm con suối hợp thành. Do đặc điểm núi cao, mưa lớn, hơn 90% lượng mưa tập trung vào tháng 2 đến tháng 4, tạo nên thảm thực vật có giá trị quan trọng trong chức năng điều tiết nước.

    Rừng Tây Nguyên có giá trị kinh tế và phòng hộ cao. Diện tích đất đai Tây Nguyên chiếm 17% diện tích cả nước, nhưng diện tích rừng chiếm 33,4%, tổng trữ lượng gỗ chiếm 46,2% cả nước. Rừng Tây Nguyên có đủ bốn hệ sinh thái chủ yếu, đó là rừng hỗn loại, rừng khộp, rừng thông nhiệt đới và rừng tre nứa. Tây Nguyên có hơn 700 loài cây gỗ lớn, trong đó có rất nhiều cây cho gỗ tốt như lim, sến, táu, cẩm lai, cà te, giáng hương, sao, săng lẻ, trắc, gụ, chò... chiếm 72% cả nước và bạt ngàn rừng tre, nứa, le, mây.

    Hệ động vật rừng Tây Nguyên mang đặc điểm sinh thái rừng nhiệt đới Đông Nam á. ở đây có nhiều loài thú quý hiếm như voi, gấu, hổ, bò xám, dộc (vượn), hươu, cà tong, sóc bay, công, trĩ... Trong những loài động vật quý hiếm của Tây Nguyên, có hàng chục loài được tổ chức quốc tế bảo tồn thiên nhiên xếp vào danh sách các loài động vật quý hiếm của thế giới đã hoặc đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, cần được bảo vệ.

    Tây Nguyên giàu đẹp đầy tiềm năng. Đất đai thích hợp với việc trồng chè, cà phê, cao su, bông, mía... Có rất nhiều nông trường trồng cà phê và chè. Hàng năm Tây Nguyên thu

    hoạch đến 5000 tấn cà phê, hàng chục nghìn tấn chè và hàng nghìn tấn mủ cao su. Có những nông trường trồng chè và cà phê lớn như Biển Hồ rộng 350 héc-ta, Bàu Cạn 2400 héc-ta...

    Ngoài lúa ruộng, lúa rẫy là lương thực chính, đồng bào Tây Nguyên còn trồng bắp, khoai, đậu và các loại cây ăn quả như chuối, cam, quít, dứa, mít, bơ...

    Tây Nguyên có nhiều đồng cỏ rộng mênh mông. Riêng vùng đồng cỏ Ma Đơ Rắc rộng đến 30.000 héc-ta, có nhiều điều kiện tốt phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa, bò thịt.

    Núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ với nhiều sông, suối hình thành nhiều cảnh đẹp thiên nhiên như thác Y A Ly, Biển Hồ... Tây Nguyên mang trong lòng cả những suối nước nóng như Đắc Tô, Công Rẫy, Đắc Rô Man... Các con suối Rang Ria, Công Du nước nóng đến 65 độ C là những dòng chảy quý giá của "kho vàng xanh" này.

    Côn Đảo Chuỗi ngọc phương nam

    Cách Vũng Tàu 179 ki-lô-mét ngoài khơi là Côn Đảo. Một quần đảo với 16 hòn đảo như một chuỗi ngọc, trải trên một diện tích 7200 ha, với những tên rất dân dã quê hương: Hòn Cau, Hòn Tre, Hòn Trứng, Hòn Tài, Hòn Trác... Vùng đảo thân thương phía nam Tổ quốc đẹp và giàu, nhưng biết bao khổ đau, biết bao oanh liệt. Nằm trong vùng khí hậu đại dương, quần đảo Côn Đảo quanh năm tràn ngập nắng, bầu trời cao lồng lộng và biển xanh trải rộng mênh mông.

    Lịch sử cha ông, đã mở rộng vòng tay ôm Côn Đảo trong lòng đất nước tự thuở xa xưa. Nhà sử học Trịnh Hoài Đức tả rất sinh động trong cuốn Gia Định thành thông chí: "Côn Lôn ở trong biển Đông, từ cửa Cần Giờ (Gia Định) chạy thuyền thẳng hướng mặt trời hai ngày đêm có thể đến nơi được. Đảo ta rộng trăm dặm, có ruộng lúa, ngô, khoai, sắn". Và nhà bác học Lê Quý Đôn, qua cuốn Phủ biên tạp lục, ghi rằng: "Ngồi thuyền câu đến cù lao Côn Đảo để kiếm những vật tàu thuyền đắm, đồi mồi, hải ba".

    Thực dân Pháp xâm lược nước ta, chiếm Côn Đảo từ năm 1861. Năm sau, 1862 chúng đã biến Côn Đảo thành nhà ngục lớn nhất Đông Nam á.

    Truyền thuyết kể về tấm lòng nhân nghĩa của hai anh em Đặng Phong Tài và Đặng Trác theo vua Hàm Nghi đánh Pháp, khi thất bại bị Pháp đày ra Côn Đảo. Anh Tài kết duyên cùng người con gái ở Côn Đảo tên là Đào Minh Nguyệt. Hai anh em giống nhau như hai giọt nước, làm Nguyệt đôi khi nhầm lẫn giữa chồng và em chồng. Để tránh hiểu lầm, người em bỏ trốn đến một hòn đảo nhỏ. Anh thương em đi tìm, em lại trốn sang đảo khác. Hai anh em không tìm thấy nhau, mỗi người chết ở một đảo. Dân trên đảo đã đặt tên hai hòn đảo đó là Hòn Tài và Hòn Trác, để ghi nhớ công tích chống giặc ngoại xâm và tấm lòng tình nghĩa của hai anh em Tài, Trác. Và trước đó, thời Gia Long, vì khảng khái can ngăn chồng con không nên "cõng rắn cắn gà nhà" chống lại

    Quang Trung, bà Hoàng Phi Yến bị đày ra Côn Đảo. Bà mất, dân đảo đã đặt tên cho hòn đảo bà sống là Hòn Bà để tỏ lòng kính trọng người phụ nữ khí tiết, dám dũng cảm ngăn tên vua nhà Nguyễn bán nước đi theo giặc.

    Côn Đảo, mảnh đất hiên ngang đón gió biển Đông, mang trong lòng nhiều tài nguyên đặc sắc. Núi đồi trùng điệp và hùng vĩ với những thác nước tuôn chảy. Nhiều ngọn núi cao hơn 500 mét, vòi vọi giữa một vùng biển rộng. Rừng chiếm 86,4% diện tích tự nhiên của quần đảo, có tới gần 400 loài thực vật, trong đó có gần 300 loài cây gỗ thuộc 191 chi, 71 họ. Gỗ quý Côn Đảo có cẩm thị, lát hoa, gụ, mun, trắc... Các loại nhội, xoan của miền Bắc và bằng lăng, xoài của đất liền miền Nam cũng thấy quy tụ ở Côn Đảo. Gỗ quăng và găng néo

    ở Côn Đảo đâu thua kém cẩm lai, vân gỗ nổi như mây, dùng đóng tủ, giường được ưa chuộng. Cây dùng làm chèo cho thuyền ra khơi đánh cá, cây làm cột nhà ở Côn Đảo không thiếu. Con thuyền đóng bằng gỗ tràm, đượm nước biển mặn, đen bóng và dùng hàng đời người chưa hỏng.

    Chuỗi đảo ngọc như một vườn bách thú sinh động. Đồi, sóc đen, cầy hương, kỳ đà, tắc kè... đông đúc. Ven biển có hải sâm, đồi mồi, trai ngọc, cùng các loài cá biển, tôm hùm như chọn chốn này để quần tụ. San hô Côn Đảo với đủ màu sắc dưới làn nước xanh, càng tôn vẻ đẹp say người.

    Sân chim Côn Đảo đâu có kém sân chim Bầu Sấu của U Minh hạ bưng biền thuở trước. Chim nhiệt đới và chim di trú nhiều vô kể. Chim điển mặt xanh hiếm hoi chỉ thấy ở Côn Đảo, gầm ghì trắng và chim yến cũng có mặt ở chốn này. Chiều chiều khi con nước lên, đứng ở Côn Đảo ta được ngắm cảnh chim kéo đàn về tổ. Những đàn chàng bè, nhạn sen, le le, cù đèn, cồng cộc bay liệng làm huyên náo cả một vùng trời đất. Theo thống kê gần đây, có 61 loài chim thuộc 11 họ sống ở Côn Đảo.

    Một khu du lịch lý tưởng với cảnh đẹp đất giàu, lịch sử nổi tiếng. Nếu ta đứng từ đỉnh núi Thánh Giá cao 600 mét mà nhìn ra bốn bề biển rộng, ta sẽ thấy cái khoáng đạt của thế đứng du lịch Côn Đảo. Những bãi tắm bằng phẳng và êm đềm sóng nước chạy ven hàng dương, hàng dừa xanh tốt. Nước biển Côn Đảo

    đủ độ mặn, nắng trời Côn Đảo đủ chiếu sáng

    làm săn da một mùa hè nghỉ ngơi bổ ích và lý thú.

    Rừng cấm Côn Đảo sẽ trở thành vườn quốc gia Côn Đảo như đảo Cát Bà ở miền Bắc, là nơi thu hút khách bốn phương. Chúng ta khó tìm được một nơi phong phú về cảnh đẹp, giàu có về tài nguyên và bi hùng về lịch sử như ở Côn Đảo. Nơi đây sẽ trở thành khu du lịch lý tưởng, đón tiếp đồng bào trong nước và bạn bè các nước đến viếng thăm vùng quần đảo gồm 16 hòn đảo ngọc nổi tiếng phương Nam này.

    Côn Đảo, những viên ngọc quý phương Nam, cần được đầu tư và xây dựng đẹp hơn, để có thể vẫy gọi những mùa du lịch đầy hấp dẫn cho khách trong nước, và bè bạn từ các phương trời gần xa.

    Thú rừng Việt Nam

    Việt Nam ta thuộc miền nhiệt đới, núi rừng chiếm 60-70% diện tích đất đai. Nhiệt độ, độ ẩm cũng như nhiều nhân tố khác rất thuận lợi cho đời sống các loài thú.

    Thú rừng của nước ta có khoảng 300 loài phân bố khắp đất nước. Trung du với những trảng cỏ tranh, thung lũng cỏ, rừng cây rậm và đầm hồ xen kẽ. Vùng núi có những cánh rừng thưa. Dọc dãy Trường Sơn có nhiều loài thú lớn. Có thể phân biệt các loại thú: Các loài thú rừng cho thịt và da: hươu, nai, hoẵng, lợn rừng, sơn dương...

    Họ hàng nhà hươu gồm những loài nhai lại có sừng đặc phân nhánh và rụng hàng năm. Chúng có tuyến nước mắt. Hươu xuất hiện vào thời ạ-li-gô-xen (cách đây 38 đến 25 triệu năm)

    ở Đông Nam á.
    Hươu nai có hàng chục loài. ở miền Nam


    nước ta có hươu vàng cao từ 60 đến 80

    cen-ti-mét, nặng khoảng 50-60 ki-lô-gam. Chúng có bộ lông màu hạt dẻ, hươu đực có sừng ba nhánh. Hươu vàng thường đi ăn đêm. Ban ngày ẩn náu trong bụi rậm. Thường gặp chúng ở đồng cỏ thấp ẩm ướt và trên cao nguyên. Hươu vàng dễ thuần hóa.

    ở Bắc Bộ và bắc Trung Bộ thường gặp hươu sao; chúng có lông màu vàng ở lưng, nhạt dần về phía bụng, lông có nhiều đốm trắng. Hươu sao cao khoảng 90 cen-ti-mét, con đực có sừng hai hoặc ba nhánh. Chúng phân bố rộng rãi từ Cao Bằng tới Hà Tĩnh. Cách đây vài chục năm, hươu sao còn đông đúc, hiện nay bị săn bắt nhiều nên ít gặp trong rừng.

    Nai sống ở cả hai miền Nam và Bắc nước ta. Chúng thích ở những khu rừng có tre nứa, có nhiều cây nhỏ và bãi cỏ. Nai có bộ lông màu xám pha nâu, phớt hồng, thô và cứng. Nai đực cao hơn một mét, dài khoảng hai mét, cuối đuôi có túm lông màu xám đen, con đực có sừng từ 3-4 nhánh. Nai cái nhỏ hơn nai đực. Mùa nóng chúng thường rủ nhau lên mỏm cao, đón gió qua những tán cây rừng; mùa rét chúng kéo nhau xuống thấp vào trong các thung sâu hoặc sườn khuất gió. Nai đực chọi nhau tranh giành nai cái vào cuối năm. Nai cái chửa chừng 7 tháng, đẻ một con. Sau khi đẻ, nai mẹ dẫn con lên núi cao kiếm ăn, còn nai đực đi kiếm ăn một mình. Đến mùa sinh đẻ nai đực và nai cái lại tìm nhau, họp thành đàn khoảng 4-5 nai cái và một nai đực.

    Hoẵng có ở cả hai miền Nam và Bắc nước ta. Chúng thích sống ở trong thung lũng, rừng rậm thấp và đồng nội vùng cao nguyên. Ban ngày hoẵng kiếm ăn trong rừng, đêm tối thường ra nương rẫy. Hoẵng nhỏ bé hơn nai, chiều cao vai chừng 80 cen-ti-mét. Hoẵng sống riêng lẻ hoặc từng đôi một đực một cái. Và cũng chỉ con đực có gạc.

    Gấu là loài thú ăn thịt. ở rừng Việt Nam có ba loài: gấu lợn, gấu ngựa và gấu chó. Gấu đi bằng bàn chân, ngón chân có vuốt khỏe, song không co được. Gấu có dáng đi nặng nề, nhưng leo trèo cây rất nhanh nhẹn.

    Gấu ngựa có thân dài chừng mét rưỡi, nặng một đến hai tạ, lông đen ở lưng, nhạt dần về phía bụng, có vết trắng hình chữ V ở cổ. Lông gáy và lông vai dài. ở nước ta, gấu ngựa chỉ thấy có ở những vùng núi cao miền Bắc và miền Trung.

    Gấu chó thân chỉ dài hơn một mét, tai ngắn tròn, đầu ngắn và rộng, lông ngắn màu đen

    bẩn, hai bên mõm có chấm vàng nhạt, ở ức có hình chữ V màu trắng vàng. ở nước ta thường gặp gấu chó ở cả hai miền Nam và Bắc, chúng sống ở núi rừng, đôi khi vào nương rẫy. Gấu chó dễ thuần hóa.

    Gấu lợn to con hơn hai loài trên, ít hung dữ mà chậm chạp. Gấu lợn ngày nay đã hiếm.

    Gấu là loài thú có tập tính ngủ đông. Vào mùa giá lạnh, thức ăn khan hiếm, gấu ẩn mình trong các hang sâu và ngủ triền miên. Gấu không ăn suốt cả mùa đông. Tất cả lượng mỡ dự trữ trong cơ thể được huy động cung cấp năng lượng cho gấu. Nhu cầu năng lượng vào thời điểm ngủ đông của gấu giảm tới mức tối thiểu. Sau mấy tháng trời giá rét, khi thời tiết ấm dần, cây rừng bắt đầu đâm chồi nảy lộc, gấu mới lững thững rời hang đi kiếm ăn. Khi phát hiện được tổ ong trên cây, gấu trổ tài leo trèo đến thợ mật cũng phải nể. Nếu là cây nhỏ thì gấu leo theo đường thẳng đứng, còn nếu là cây to thì gấu leo theo đường xoáy trôn ốc.

    Hiện nay ở rừng gấu đã trở nên hiếm. Nhưng lại xuất hiện một nghề nuôi gấu. Có gia đình đã nuôi vài chục con gấu.

    Hổ còn gọi là cọp, hùm, ông kễnh, ông ba mươi, khái. Hổ sống ở rừng sâu, bụi rậm, đồng cỏ tranh. Rừng Việt Nam trước đây hầu như nơi nào cũng có hổ, nhưng nổi tiếng là ở Khánh Hòa, Hòa Bình, Tuyên Quang...

    Hổ có bộ lông vàng, đỏ gạch, có những vằn đen rất đẹp từ lưng xuống gần bụng. Còn hổ bạch biến thì có bộ lông trắng, chứ không phải là một loài hổ trắng như một số người đã nghĩ.

    Hổ thích ngâm mình trong nước và bơi lội giỏi. Hổ rất tinh nhanh, leo trèo kém. Hổ được coi là chúa sơn lâm, vì lẽ nó táo bạo, nhỏ hơn voi và yếu hơn trâu rừng, nhưng dám tấn công cả voi và trâu rừng. Hổ có thể vác con mồi nặng hơn nó mà chạy bay biến.

    Hổ có nhiều tác dụng, tham gia vào việc làm vệ sinh môi trường trong rừng, chọn lọc tự nhiên: tiêu diệt những con thú ốm yếu... Hổ cũng dễ thuần hóa.

    Rừng Việt Nam trước đây và ngay giữa thế kỷ 20 này vẫn còn nhiều hổ, nhưng vào nửa thế kỷ cuối này hổ bị săn bắn bừa bãi, có đến hàng chục cách săn bắt hổ rất lạ, cho nên số lượng hổ trong thiên nhiên đã bị giảm sút nghiêm trọng. Nếu chúng ta không quan tâm bảo vệ hổ, thì có lẽ trong tương lai không xa hổ sẽ chìm trong vang bóng một thời, nào đâu còn "những đêm vàng bên bờ suối"!

    Tê tê còn gọi là trút hoặc xuyên sơn giáp. Có thể nói ở rừng Việt Nam chỗ nào cũng có tê tê. Thân tê tê được che phủ bởi tấm vảy sừng, xếp như ngói lợp, xen giữa các vảy có những sợi lông thưa thớt. Thoạt nhìn ta có thể lầm tưởng tê tê là một loài bò sát, nhưng chúng chính là một loài thú có vú, đẻ con và nuôi con bằng sữa.

    Ban ngày tê tê ngủ trong hang hốc, ban đêm mới đi kiếm ăn. Tê tê rất hiền lành, chậm chạp, vụng về. Khi đi tê tê kéo lê chiếc đuôi gây tiếng kêu sột soạt. Bị đối phương tấn công, tê tê thường nằm cuộn tròn lại, thụ động. Chúng chỉ mạnh khi nằm trong hang dưới lòng đất.

    Một con tê tê cỡ lớn có thể dài hơn một mét, kể cả phần đuôi, nặng hơn chục ki-lô-gam.

    Cầy giông thường thấy ở nước ta từ vùng thấp tới vùng rẻo cao. Chúng có dải lông đen ở gáy và lưng, đuôi có những khoanh đen xen kẽ khoanh trắng. Cầy giông đi kiếm ăn ban đêm. Cầy giông cũng có xạ hương, nhưng không thơm bằng xạ cầy hương.

    Cầy hương cỡ nhỏ, gốc hai tai ở gần nhau, không có dải lông đen ở gáy và lưng. Đuôi ngắn hơn cầy giông. Cũng như cầy giông, cầy hương thường sống trong hang đất, hốc đá hoặc trong bụi rậm. Chúng đi kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm. ở Việt Nam có nhiều cầy hương, và cũng thường gặp ở nhiều nơi. Cầy hương có xạ hương rất thơm. Cầy hương tham gia tiêu diệt sâu bọ gây hại, chuột và rắn độc.

    Mùi xạ hương của cầy là do tuyến xạ ở giữa hậu môn và cơ quan sinh dục tiết ra.

    Cầy hương cũng như cầy giông thường mò ra ven các dòng suối bắt cua, bắt ếch. Chúng thường đi có đôi: một đực và một cái. Cầy đực mỗi khi giật mình là phát xạ để lừa đối thủ, nhưng chính cũng do luồng xạ đó mà chúng bị chó săn bám đuổi riết. Trong trường hợp như vậy, cầy cái thường ở lại, tự nguyện hy sinh để bảo vệ cho cầy đực chạy thoát. Cầy cái sẽ chạy chậm lại để nhử đối phương, đợi cầy đực chạy xa rồi, mới bất thần chạy tạt ngang vào rừng, rẽ theo lối khác mà về hang. Chó săn phải khôn ngoan lắm và rất thính hơi mới bám được cầy đực, còn thường là chỉ bám được cầy cái.

    Trong họ nhà mèo, báo là con vật đẹp nhất. Báo vừa uyển chuyển, duyên dáng, vừa mạnh mẽ, nhanh nhẹn. Báo có bộ lông như giát hoa,

    như dệt gấm trên nền vàng óng ả. Phần bụng trắng. Đôi khi người ta gặp báo đen, đó là dạng hắc biến, hoặc báo trắng, là dạng bạch biến của báo, mà xưa kia người ta vẫn lầm tưởng rằng có nhiều loài báo khác nhau.

    Báo dễ thích nghi với hoàn cảnh sống. Người ta thấy báo ở những nơi dồi dào vật mồi và thừa thãi nguồn nước, trong rừng ẩm cũng như ở thảo nguyên, núi cao vời vợi với những dốc đá chênh vênh hoặc trong rừng thẳm nhiệt đới. Báo cũng lẩn quất không quá xa các bản làng, lang thang trong các miệt vườn, nương rẫy vắng vẻ gần nhà dân.

    Xưa kia thường thấy báo ở Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, áp-ga-ni-xtan, I-ran, ấn Độ, Xri Lan-ca, Trung Quốc và khắp châu Phi. Nhưng hiện nay báo đã vắng bóng ở Bắc Phi, còn những nơi khác thì rất ít gặp.

    Tầm vóc báo nhỏ hơn hổ, thân dài hơn một mét, không kể đuôi. Loài thú này leo trèo rất giỏi, ban ngày thường nằm vắt vẻo trên cành cây cao, song vẫn rình bắt khỉ. Báo thường đi lại dưới mặt đất săn mồi vào lúc hoàng hôn.

    Báo là loài thú dữ, nhưng thường chỉ bắt chim, sóc, gà rừng, hươu nai và hoẵng nhỏ. Gặp người, báo thường lảng tránh.

    Nếu được nuôi và chăm sóc từ nhỏ, báo sẽ quen người và quyến luyến chủ cũng như chó hoặc mèo.

    Xa xưa, người ta săn báo để lấy bộ da lông làm mộc, chứng tỏ sức mạnh của người dũng sĩ nơi trận tuyến. Và đã có một thời bộ da lông đó trở thành bộ áo chiến của các thủ lĩnh bộ tộc, của các mệnh phụ ở những gia đình quý tộc. Và chính các quý bà ấy mới là người tiêu diệt báo mạnh nhất!

    Rừng Việt Nam ta còn có một số loài thú đặc sản, không thấy ở nước nào khác trên thế giới. Đó là cà đác - một loài vượn có đuôi dài, lỗ mũi hếch ngược, sống ở rừng tre nứa vùng Tuyên Quang, Bắc Cạn, Quảng Ninh. Dộc -loài vượn có đuôi dài, lưng màu xám, ngực màu da cam, chân màu đỏ, sống từ Hà Tĩnh vào tới Tây Nguyên. Càng đầu trắng còn gọi là bạch đầu ông, là một loài vượn đuôi dài, toàn thân màu đen, đầu trắng ngà, sống trên núi đá ở đảo Cát Bà. Bò xám, là loài bò rừng có yếm rất lớn; có lẽ chỉ còn khoảng mươi con ở vùng núi rừng Tây Nguyên. Tổ chức quốc tế bảo tồn thiên nhiên đang báo động với thế giới về tình trạng diệt vong của loài bò quý này.

    Tê giác Việt Nam

    Tê giác sinh sống chủ yếu ở Đông Nam á và châu Phi. Rừng nước ta ngày xưa có hai loài tê giác: tê giác một sừng và tê giác hai sừng.

    Tê giác là tên gọi thông thường, còn từ cực nam Trung Bộ trở vào Nam Bộ bà con thường gọi là tây ngu, có nơi còn gọi là "đáy". Tê giác là loài thú rừng to lớn. ở trong rừng chúng chỉ nhỏ hơn voi, trọng lượng cơ thể tê giác khoảng hơn 2000 ki-lô-gam. Chân tê giác ngắn, nhưng to. Da tê giác dày, cứng và dai, có nhiều nếp nhăn sâu chia bề mặt thân ra thành nhiều mảnh giáp. Toàn thân tê giác màu xám sẫm. Nhờ có lớp da dày nên tê giác có thể qua lại những cánh rừng gai góc một cách dễ dàng. Sừng tê giác do các lông cứng ép chặt vào nhau tạo thành, và không gắn vào xương sọ như sừng của các loài thú có guốc khác. Sừng tê giác mọc ngay ở lớp da trên mũi. Nếu con vật chỉ có một sừng thì gọi là tê giác một sừng.

    Còn tê giác hai sừng thì có một sừng phía trước và một sừng phía sau làm thành một hàng dọc, chứ không mọc ở hai bên đầu như nai, hoẵng... Sừng tê giác dài khoảng 20-25 cen-ti-mét. Tê giác sống ở những nơi đầm lầy ẩm ướt, chúng thích ngâm mình trong vũng bùn lầy giống như lợn rừng. Tê giác đi lại chậm chạp, nhưng lúc gặp nguy, chúng có thể chạy với tốc độ 40 ki-lô-mét một giờ. Mỗi gia đình tê giác có phạm vi hoạt động nhất định, và đánh dấu vùng hoạt động của quần thể bằng mùi phân và nước tiểu. Tê giác cái có thể sinh con vào tuổi thứ năm. Tê giác đực phát triển sinh dục muộn hơn, chừng 7-9 tuổi. Đến mùa sinh sản, tê giác cái tiết ra mùi đặc biệt để hấp dẫn tê giác đực. Thời gian tê giác cái mang thai từ 17 đến 18 tháng, mỗi lứa chỉ đẻ một con. Ba, bốn năm tê giác cái mới đẻ một lứa. Tê giác ăn cỏ, lá và vỏ cây rừng. Tuổi thọ của tê giác khoảng 70 năm.

    Trước đây người ta ước tính có khoảng một nghìn con tê giác sinh sống tại các cánh rừng

    ở Đông Nam á. Nhưng do săn bắn quá bừa bãi, nên hiện nay theo sách đỏ thế giới thì số lượng tê giác ở khu vực này ngày càng giảm sút nhanh chóng. ở nước ta, theo tài liệu đã công bố (từ năm 1880 đến năm 1950), trong

    rừng Việt Nam có cả hai loài tê giác: hai sừng và một sừng. Cho đến năm 1962, thợ săn ở Phước Long vẫn bắn được tê giác một sừng. Các nhà khoa học nhận biết từ năm 1952 đến 1980, đã có tới 18 con tê giác một sừng bị bắn chết. Còn tê giác hai sừng thì hoàn toàn vắng bóng.

    Tê giác là loài thú quý hiếm, diện phân bố hẹp, số lượng không nhiều trong thiên nhiên, lại bị săn bắn quá mức, nên đang có nguy cơ diệt vong nhanh chóng. ở nước ta, qua 25 năm điều tra cho đến tháng 8 năm 1982, các nhà động vật học mới phát hiện được 5 con tê giác một sừng sống ở trong rừng ẩm gần bãi Cát Tiên, tả ngạn sông Đồng Nai (thuộc xã Đồng Nai, huyện Phước Long). Người ta cho rằng, có lẽ đó là quần thể tê giác duy nhất còn sống sót ở núi rừng đất nước ta.

    Những loài thú đặc hữu nước ta

    Voọc mũi hếch có màu sắc lộng lẫy, mũi nhọn và hếch lên, vì thế gọi là voọc mũi hếch. Loài voọc này có bộ lông nâu đen, nhưng ở ngực, bụng, chi, đầu và quanh mặt có màu phớt trắng. Đuôi có túm lông xù như bông lau, vì thế còn gọi là voọc bông lau. Bà con miền sơn cước kể rằng, bọn voọc này biết dùng đuôi nút lỗ mũi khi mưa gió lạnh lẽo. Voọc mũi hếch ăn lá rừng, chúng không làm hại cây trồng. Hiện nay còn một số loài voọc mũi hếch, mỗi đàn khoảng năm, bảy con sống ở rừng Chợ Đồn, Bạch Thông (Bắc Cạn) và ở rừng Định Hóa (Thái Nguyên).

    Voọc vá rất đẹp, lông mềm và nhiều màu sắc. Voọc vá ăn quả và lá rừng. Chúng sống thành đàn từ 5 đến 10 con. Loài voọc này có tập tính bầy đàn rất cao. Khi trong đàn có con bị thương hoặc chết, cả đàn tìm cách cứu và

    mang xác đi. Chỉ khi bị rượt đuổi dữ dội, chúng mới chịu bỏ bạn để chạy trốn. Voọc vá chỉ sống ở miền Nam nước ta, chúng là loài thú quý nhất của thế giới hiện nay.

    Voọc đen cũng là loài thú đẹp. Loài voọc này có thân hình mảnh mai, đuôi dài, có nhiều màu sắc khác nhau tùy theo phân loài. Voọc đen thích nghi với đời sống trên cây. Chúng ăn lá rừng, sống thành những nhóm nhỏ. ở rừng Việt Nam có nhiều phân loài, và là đặc hữu của nước ta. Người ta gặp phân loài voọc đầu vàng ở đảo Cái Chiên. Hiện nay còn một số đàn voọc đầu vàng sống ở đảo Cát Bà và một số đảo lân cận. Phân loài voọc mông trắng thấy ở một cánh rừng thuộc tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay chúng phân bố từ vùng núi rừng Hòa Bình đến Hương Sơn. Voọc mông trắng rất đẹp và kỳ dị. Phân loài voọc có vết trắng sau tai kéo dài đến tận cổ thấy ở vùng núi rừng phía tây Hà Tĩnh. Loài phụ voọc đen tuyền có vệt má trắng như người có râu quai nón, chóp lông đầu dựng đứng như người đội nón. Phân loài này chỉ gặp ở các cánh rừng thuộc những tỉnh vùng Đông Bắc. Voọc đen ăn lá rừng, chúng không gây hại cây trồng. Tất cả các loài phụ kể trên đều là thú quý hiếm.

    Voọc xám có thân hình thon dài, đuôi rất dài. Toàn thân phủ lông mềm mại, màu xám tro. Đầu có lông mào trông rất ngộ. Voọc xám ăn lá cây rừng. Ban ngày chúng hoạt động trên các tán cây, về đêm thì tập hợp lại thành đàn ngủ trong các hang trên vách núi đá. Voọc xám phân bố ở vùng núi rừng Tây Bắc và bắc Trường Sơn.

    Vượn đen không có đuôi, chân tay dài, suốt đời sống trên cây. Khi xuống đất, vượn đen đi xiêu vẹo như người say rượu. Loài vượn này sống thành từng gia đình, con non ôm ngực mẹ cho đến khi tự lập. Mỗi gia đình vượn đen chiếm cứ một khu rừng riêng, chừng bốn, năm ki-lô-mét vuông. Sáng sớm và chiều tà chúng thường hú vang, nghe thánh thót. Khi đàn này hú, đàn kia đáp lại báo cho nhau chớ xâm phạm lãnh địa của "người khác". Rừng nước ta có vài loài phụ vượn, vượn đen tuyền sống ở các cánh rừng thuộc tỉnh Lào Cai. Vượn đen lông ngắn sống ở vùng gần Hải Nam. Vượn đen có vệt tai trắng sống ở miền Tây Bắc. Vượn đen má trắng sống ở những cánh rừng miền tây Quảng Bình và Quảng Trị. Vượn đen má hung sống ở vùng Tây Nguyên.

    Đất nước bốn mùa hoa nở

    Đất nước ta một dải từ Bắc chí Nam suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mùa nào cũng đều có hoa nở. Hoa ở nước ta có nhiều loài.

    Những giống cúc được trồng phổ biến là cúc vàng, có hoa to, cánh dài, mềm, màu vàng rực rỡ. Cúc hoàng kim tháp có hoa màu vàng óng ánh. Cúc đại đóa hoa vàng mỡ gà, cánh xếp chồng lên nhau và cuốn vào phía trong. Cúc trắng hoa màu trắng sữa, cánh hoa dài, mềm mại. Cúc chi hoa nhỏ sum suê màu vàng nhạt hoặc đậm, tỏa hương thơm dịu.

    Ta đã lai tạo được nhiều loại cúc đẹp về hình dáng và màu sắc. ở Ngọc Hà (Hà Nội) có nghề trồng cúc từ đời nhà Lý.

    ở Việt Nam, hoa cúc tượng trưng cho sự sống lâu; loài hoa này thường được dùng để kính tặng các cụ già và dùng làm hoa cảnh.

    Từ lâu, cúc chi được dùng ướp trà. Nó là một vị thuốc chữa các chứng nhức đầu, chóng mặt, chữa đau mắt gió đỏ ngầu và nóng.

    Hoa hồng ở nước ta, khắp các tỉnh đều có trồng. Là loài hoa đẹp ngát hương, hoa hồng được nhiều dân tộc coi là "hoàng hậu" của các loài hoa.

    Em nay là khách bên sông, Hoa mùi ấm cội, hoa hồng say sưa.

    Tặng hoa hồng cho ai, là thầm gửi người đó tất cả tình cảm thiêng liêng, trân trọng của mình. Vì vậy, hoa hồng thường để tặng khách quý.

    Tinh dầu hoa hồng là "vàng lỏng", có thể chế ra loại nước hoa hảo hạng. Người ta đã tìm được một hoạt chất chứa trong tinh dầu hoa hồng. Hoạt chất này có tác dụng ngăn cản cơn hen phế quản, tác động mạnh đến cơ chế bên trong, sinh miễn dịch đối với chứng bệnh này. Y học dân gian thường dùng những cánh hoa hồng bạch, thêm ít đường phèn, hấp cách thủy uống để chữa ho.

    Cây quỳnh mà chúng ta thường thấy trồng ở cả hai miền Nam và Bắc, đã có từ ngàn xưa... Vườn ngự uyển Quỳnh Giao lập ra dưới thời vua Lê Thánh Tông với rất nhiều cây quỳnh được trồng ven hồ sen mà hương thơm dịu tỏa ngát một vùng kinh đô. Vua và nhiều nhà thơ thường đến vườn này du ngoạn để có cảm xúc sáng tác những bài thơ ca ngợi một thời cường thịnh của nước ta.

    Quỳnh là một loài xương rồng không có lá. Phần mà ta quen gọi là lá của cây quỳnh lại

    là cành biến đổi, làm nhiệm vụ quang hợp thay cho lá. Chính vì lẽ đó, hoa quỳnh thường dính vào mép của những lá giả này. Hoa quỳnh màu trắng, nở về đêm, mang nhiều cánh hoa rời nhau, ôm ấp nhiều nhị.

    Xưa kia nhiều người rất thích thức chờ để xem hoa quỳnh nở. Có người thấy nụ hoa quỳnh nhà mình đã lớn và ở cuối nụ đã he hé màu trắng, thì sang xóm gần, qua làng bên mời bạn hữu tối đến thưởng ngoạn một loài hoa đẹp lộng lẫy như chiếc đèn lồng óng ánh, và tỏa hương thơm theo những làn gió nhẹ, tạo cảm giác lâng lâng, xao xuyến. Tiếc thay đời hoa lại quá ngắn ngủi:

    Đời hoa ngắn ngủi, dẫu đêm dài, Thức đợi hoa tròn độ mãn khai.

    Thèm được như hoa: tươi khoảnh khắc... Rồi khép lòng thơm, lánh bụi đời!

    (Anh Thơ)

    Đến độ trổ bông, quỳnh nở hoa dưới ánh trăng mát mẻ, dịu dàng. Có ngắm hoa quỳnh nở ban đêm dưới ánh trăng mới thấy hết vẻ đẹp và sức quyến rũ của loài hoa to đẹp này. ánh trăng làm cho hoa thêm đằm thắm, ngược

    lại "Có hoa nên nguyệt phong tình" (Đoàn Thị Điểm. Tự tình khúc).

    Con người ngắm quỳnh nở dưới trăng thanh làm cho tâm hồn thêm rộng mở, thêm phấn chấn. Dương Ngọc Diệp ngợi ca:

    Vời vợi trăng thanh lúc nở quỳnh Hương thơm ngào ngạt tỏa vườn xinh Nuột nà nở cánh hoa trong trắng Thanh khiết hé chùm nhị tuyết trinh.

    Đông y dùng hoa quỳnh làm thuốc chữa bệnh đái tháo đường.

    Hoa ngâu là đặc sản truyền thống của xã Thạch Lộc, huyện Hóc Môn (Thành phố Hồ Chí Minh). Ai tới xứ sở hoa ngâu này, sẽ được thở hít bầu không khí ngát hương từ những vườn ngâu trồng hai bên đường làng.

    Ngâu có hoa nhỏ màu trắng, rất thơm, mọc thành chùm ở kẽ lá. Hoa ngâu cũng được trồng làm cảnh. Trà được ướp hoa ngâu có hương vị thơm đặc biệt. Ngoài ướp trà, hoa ngâu còn được dùng để sắc uống chữa vàng da, hen suyễn.

    (1) Nhị: chính ra là nhụy, nhưng ít gọi.

    Hoa sen thích hợp với khí hậu nước ta, khắp Bắc, Trung, Nam đều có trồng. ở Đồng Tháp, sen trắng, sen hồng nở rộ trên những cánh đồng nước mênh mông. Ca dao xưa thường ca ngợi:

    Trong đầm gì đẹp bằng sen,

    Lá xanh bông trắng lại chen nhị(1) vàng.

    Hoa sen có hương thơm ngát, dáng đẹp. Người Việt Nam ta xem hoa sen là biểu tượng của phẩm chất thanh cao, trong sạch.

    Hoa sen cho nhị ướp trà. Đông y dùng tâm sen làm thuốc chữa tâm phiền, mất ngủ. Hạt sen là vị thuốc bổ, chữa thần kinh suy nhược. Gương sen già có tác dụng cầm máu. Tua nhị hoa sen làm thuốc đẹp nhan sắc.

    Hoa phong lan là chúa các loài hoa rừng. Sự tích kể: xa xưa có một nàng tiên kiều diễm quàng một chiếc khăn màu lộng lẫy. Nàng từ trên trời xuống trần gian dạo chơi. Qua một khu rừng, chiếc khăn của nàng vướng vào cành cây, một vài mảnh của chiếc khăn thần kỳ đó mắc lại và biến thành những chùm hoa phong lan. Vì lẽ đó, ngày nay lan có mặt khắp nơi trên Trái Đất, nhưng phong phú nhất là ở vùng núi rừng nhiệt đới Đông Nam á.

    Do cách sinh trưởng của lan mà người ta chia ra thành bốn nhóm: cây lan sống bám vào cành hay thân cây khác và mang những rễ khí sinh thõng xuống, được gọi là phong lan. Cây lan sống bám vào vách núi đá, leo bằng thân quấn và cũng có rễ phụ khí sinh, gọi là thạch lan. Cây lan mọc trên lớp lá cây mục lẫn với lớp đất mùn, được gọi là lan địa sinh. Còn một số loài lan có ít hoặc không có diệp lục và mọc trên hoại thể của các thực vật khác, thì được gọi là lan hoại sinh.

    ở Việt Nam, có khoảng 500 loài lan khác nhau, trong số ấy có nhiều loài mọc tự nhiên. Trong các hốc núi đá vôi ở Ninh Bình có mọc nhiều cây lan gót tiên, mặt trong cánh hoa lan gót tiên có màu hồng, mặt ngoài có nhiều chấm tía. Cánh môi của hoa uốn cong như mũi chiếc hài, vì vậy trong thơ ca gọi là "chiếc hài của thần sắc đẹp".

    Còn ở trong rừng thứ sinh, dọc dải Trường Sơn, lan phủ trên cây, lan trải đầy trên cành đổ ven suối. Đó là lan phi điệp đơn, có hoa to mọc từng đôi một, màu trắng hoặc phớt hồng, cánh môi có đốm vàng. Lan phi điệp kép có hoa to rất đẹp, màu hồng, họng hoa điểm màu tía mọc thành chùm. Và còn biết bao loài lan

    khác... Các giống lan phi điệp nói trên được dùng làm thuốc cường tráng, bổ dương.

    Hoa ban là loài hoa đặc trưng và làm đẹp cho núi rừng Tây Bắc. Hoa ban to đẹp, trắng ngần có đốm tía như những cánh bướm rập rờn. Lên Tây Bắc vào mùa xuân, ta thấy ngút ngàn rừng hoa ban nở trắng.

    Dưới con mắt hữu tình, người Thái đã đặt một truyền thuyết mang màu sắc lãng mạn, thông qua loài hoa này.

    Chuyện rằng: Thuở ấy có một đôi trai gái Thái yêu nhau, nàng Hiến Hom và chàng Cầm Đôi. Nhưng cảnh nhà khác nhau, cho nên bố mẹ hai bên buộc họ phải xa lìa. Bố mẹ nàng Hiến Hom chê chàng Cầm Đôi nghèo, không nhận làm con rể. Vì đã nặng lời nguyện ước, Cầm Đôi phải tạm biệt Hiến Hom đi buôn xa

    để

    kiếm cá hua (tiền thách cưới).
    Lúc chia tay, nàng Hiến Hom tiễn, dặn


    người yêu rằng: "Ngày nào về cứ tìm đến nhà cũ, có chiếc khăn piêu buộc trên ngọn sào phơi đầu sàn làm hiệu..." Nhưng khi Cầm Đôi trở về thì biết tin, để phản đối sự gả bán ép duyên của cha mẹ, Hiến Hom đã bỏ nhà trốn vào rừng. Chàng đau đớn, lần tìm theo dấu chân của người thương. Dòng nước mắt của chàng rỏ xuống dấu chân nàng, liền mọc lên một loài hoa. Đi hết dấu chân của Hiến Hom thì Cầm Đôi kiệt sức rồi chết, hóa thành con chim, thảng thốt gọi tên người thương. Chim ấy gọi là chim Chổm bók. Chổm bók nghĩa là gọi hoa. Hoa ấy là hoa ban. Ban, tiếng Thái có nghĩa là ngọt. Nhị hoa ban rất ngọt, các loài ong đặc biệt ưa thích. Cánh hoa ban vừa ngọt vừa bùi, người Thái lấy về đồ chín rồi trộn với dấm, vừng thành một món nộm, ăn rất thú vị. Người đi xa, trong nỗi niềm nhớ núi đồi, chắc chắn có cả nỗi nhớ hoa ban.

    Việt Nam bốn mùa quả chín

    Đất nước ta có bốn mùa, đi dạo trên những miền quê, đâu đâu cũng thấy hoa thơm quả chín. Quả chín đã ngưng tụ nắng gió trời và nguồn sống từ lòng đất kết thành, biết bao quý giá. Và nói chuyện quả ngon quê ta, thêm yêu, thêm quý đất nước mình.

    Quê hương cây vải ở miền Bắc Việt Nam, được trồng nhiều ở các vườn quả làng quê Bắc Bộ.

    Quả vải có vỏ màu đỏ đẹp. Hạt màu đỏ nâu bao bọc bởi một lớp áo hạt (cùi quả). Khi tiếng chim tu hú gọi bầy cũng là khi mùa vải chín. Có nhiều loại vải, nhưng vải thiều là đặc sản nổi tiếng của huyện Thanh Hà (Hải Dương). Một loại vải hạt rất nhỏ, cùi dày, ăn rất thơm và ngọt lịm như đường.

    †n vải có tác dụng bồi bổ cơ thể suy nhược. Theo danh y Tuệ Tĩnh, vải giúp tinh thần thêm minh mẫn.

    Ngoài các loại vải nói trên, ở các vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, nhân dân ta còn hay trồng loại vải thiều rừng mà ta quen gọi là chôm chôm. Loại quả này hình trứng, ngoài mặt có nhiều gai mềm dài, cùi quả dính chặt vào hạt. Chôm chôm có vị chua ngọt và thơm, được dùng ăn tươi và phơi khô làm thuốc chữa ỉa chảy, sốt.

    Nhãn gốc ở Bắc Việt Nam. ở nước ta, vùng nào cũng có nhãn. Nhãn lồng là một đặc sản nổi tiếng của vùng phố Hiến (Hưng Yên).

    Theo truyền thuyết, xa xưa có một mầm cây mọc lên từ con mắt bị hỏng của một con rồng. Quả của cây đó ngày nay, ta quen gọi là quả nhãn! Nhãn là gọi tắt, còn ông cha ta gọi đủ là long nhãn. Long nhãn nghĩa là mắt rồng! Và cũng vì trước kia, mùa màng hạn hán, rồng cuộn mây phun mưa cho trăm họ trồng lúa, trồng khoai xanh tốt, tươi nhuần, nên năm nào được mùa nhãn, người ta thường hay bảo: năm ấy sẽ mưa nhiều và có thể con nước sẽ lên to...

    Nhãn lồng là loại nhãn rất quý. Ngoài công dụng làm thực phẩm, long nhãn (cùi nhãn) còn là một vị thuốc bổ, an thần, định trí, bổ máu,

    bổ tì, trị bệnh lo nghĩ thái quá, nhọc mệt hay quên.

    Quê hương cây cam ở các vùng nhiệt đới châu á. ở đây cam đã được thuần hóa từ lâu đời và được trồng rộng khắp vùng Thái Bình Dương. ở nước ta, cam chanh được trồng nhiều ở các huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), Tứ Kỳ (Hải Dương), Kim Bôi (Hòa Bình)... Đây là loại cam rất quý, quả tròn, vỏ mỏng căng, vàng như màu nắng nhiệt đới, cầm nặng đằm tay, bổ ra nước chảy ròng, ngọt đậm và thơm.

    Theo danh y Tuệ Tĩnh, ăn cam chanh có tác dụng trơn ruột, mát dạ dày, trừ bệnh đau thận.

    "Bưởi Biên Hòa vị ngọt mùi thanh". Đó là lời hát nói về hương vị trái bưởi Biên Hòa. Biên Hòa là tên tỉnh cũ; nay là tỉnh Đồng Nai.

    Trái bưởi Biên Hòa khi chín có màu vàng óng, vỏ mỏng, ruột bưởi to, múi dày, ăn ngọt dịu, thanh mát. Bưởi, cam, quýt không biết tự bao giờ, mà đã đi vào lời ca ngọt ngào:

    Thiếp như cam quít bưởi bòng

    Đắng the ngoài vỏ, trong lòng ngọt thanh Bông lài, bông lý, bông ngâu Không bằng bông bưởi thơm lâu dịu dàng Hoa bưởi được dùng ướp thơm thức ăn, bánh trái; hoặc cất nước hoa bưởi. Dịch ép múi bưởi có tác dụng chữa đái tháo và bệnh thiếu vi-ta-min C. Vỏ quả bưởi chữa ăn uống không tiêu, đau bụng, ho.

    Sự tích kể con vua Hùng là An Tiêm bị đày ra đảo hoang, nhặt hạt dưa chim thả xuống, trồng lên thành dưa hấu và phát triển trong cả nước. Truyền thuyết về quả dưa đỏ đã làm say mê các thế hệ tuổi thơ. Dưa hấu miền Bắc trước đây thường có vào mùa hè, nhưng gần đây, nhờ đưa giống lúa mùa sớm vào cơ cấu cây trồng, nhiều làng quê thuộc đồng bằng Bắc Bộ đã trồng thêm được dưa hấu đông. Dưa hấu đông tròn nây nây, vẫn giữ nguyên vị ngọt thanh. Miền Nam, dưa hấu có nhiều vào dịp Tết Nguyên Đán. ở đông Nam Bộ, có loại dưa trắng, thịt dưa sáng như đường cát, khi ăn mang vị mát ngọt. Miền cực nam Trung Bộ có dưa hấu ruột đỏ như son.

    Theo Đông y, trong trường hợp sốt cao do cảm nắng, dùng nước ép dưa hấu làm thuốc uống sẽ giảm sốt. Dưa hấu có tác dụng giải nhiệt và giải độc.

    Mít được trồng khắp các tỉnh ở nước ta. Xưa kia, các vùng Nghệ An và Hà Tĩnh mít mọc bạt ngàn. Mọi vật dụng trong nhà từ bàn, ghế, giường, tủ... đều làm bằng gỗ mít. Nhưng vùng đồng bằng sông Cửu Long mới có những giống mít quý: mít nghệ vàng sậm; mít dừa vàng nhạt múi giòn; mít tố nữ quả nhỏ múi giòn; mít xiêm quả đeo lủng lẳng khắp thân cành (cành thấp), quanh năm có quả, múi dày, giòn, ngọt, thơm phức và đặc biệt rất ít xơ.

    Theo danh y Tuệ Tĩnh, ăn mít đỡ khát, chữa ngộ độc rượu. Danh y còn cho biết: ăn mít vào nhẹ mình, và khuôn mặt thêm tươi đẹp.

    ở miền Nam nước ta, xoài được trồng rất phổ biến. ở miền Bắc, gần đây có chú ý tăng diện tích trồng xoài, và nổi tiếng nhất là xoài Yên Châu, Mộc Châu tỉnh Sơn La.

    Trái xoài là đặc sản miền Nam, có hàng chục giống: xoài cát, xoài tượng, xoài thanh ca, xoài xiêm, xoài gòn, xoài vang... chín rộ trong những ngày nắng hè. Nổi tiếng nhất là xoài Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Xoài Cao Lãnh đã

    đ

    i vào thơ ca:
    Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh Vú sữa nào ngọt bằng vú sữa Cần Thơ.


    Trái xoài khi còn non, da màu nước biển, khi chín da căng bóng màu lụa tơ tằm. Xoài là loại quả ngon. Ngoài giá trị ăn tươi, xoài còn được dùng chế mứt, đóng hộp.

    Hạt xoài còn là một vị thuốc, có tác dụng cầm máu, chữa khái huyết, chảy máu ruột.

    ở nước ta, đào lộn hột được trồng chủ yếu ở miền Nam. Loại quả này có hai phần. Một phần do đế hoa phát triển lên (cuống quả) nom giống như quả đào, mọng nước, ăn được, khi chín có vị ngọt hơi chua, được dùng ăn tươi hoặc đóng hộp. Phần kia là quả thật, có vỏ cứng nom giống một hạt đậu đặt trên phần nạc nói trên. Đào lộn hột cho nhân vừa bùi, vừa bổ, được dùng làm bánh, chế kẹo. Hạt đào lộn hột còn dùng nấu chè và có thể ép thành dầu quý. Xưa kia, người dân miền tây Nam Bộ hoặc Trung Bộ vào Sài Gòn, dù vội thế nào đi nữa mà chưa đến đất Bình Dương để ăn một miếng kẹo hột đào này thì chưa thể yên tâm xuôi thuyền.

    Từ cuống quả đào lộn hột có thể ép được, dịch ép có vị ngọt, cho lên men thành rượu thơm ngon, có tác dụng lợi tiểu, chống nôn.

    Măng cụt được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Những vườn măng cụt ở

    Bình Dương, Bình Phước, thường rộng tới hơn chục mẫu, gồm hàng nghìn cây, mỗi cây có tới hàng năm, bảy trăm quả.

    Cũng như trái sầu riêng, quả măng cụt là một đặc sản của miền Nam nước ta. Măng cụt cỡ bằng quả cam nhỏ, màu tím sẫm ngả sang đỏ như quả sim chín. Vỏ dày, rắn, cuống to, ngắn, có bốn hoặc năm cái tai tròn úp thìa vào đáy quả. Quả bổ ra, ruột trắng muốt như hoa bưởi, có tới bốn, năm hoặc sáu múi, cấu tạo giống như ruột bứa. †n vào ngọt lịm, hương thơm thoang thoảng, không dễ gì quên được. Vỏ quả măng cụt được dùng làm thuốc chữa

    đ

    au bụng, ỉa chảy.
    Sầu riêng được trồng rất nhiều ở miền Nam.



    Nam Bộ, đồng bào ta thường gọi là cây tu


    rên. Theo truyền thuyết, xa xưa có chàng trai ở Đồng Nai (Nam Bộ) rời bỏ quê hương đi kiếm sống ở đất Chùa Tháp (Cam-pu-chia). Chàng chữa khỏi bệnh cho một cô gái và trở thành con rể của gia đình. ở với nhau chưa được bao lâu thì người vợ mất. Chàng buồn bã trở về quê hương, mang theo hạt tu rên về trồng để tưởng nhớ người vợ. Cây tu rên chàng trồng, chẳng bao lâu xanh tốt và ra trái. Mùa quả chín, chàng hái bày lên cúng vợ và mời bà con xóm giềng nếm thử. Ai cũng khen ngon. Chưa hết mùa tu rên, chàng đã qua đời. Dân làng thương tiếc cho mối tình thủy chung của chàng, và đặt tên quả tu rên là trái sầu riêng.

    Trong những khu vườn dọc đôi bờ sông Tiền, sông Hậu thuộc các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Đồng Tháp, Bình Phước, Long An, Bến Tre... sầu riêng được trồng rất nhiều. Quả sầu riêng khi chín, vỏ tự tách ra theo những khe nhất định, chia thành bốn, năm mảnh theo chiều dọc, để lộ những múi sầu riêng béo ngậy gối lên nhau. Sầu riêng vừa là loại quả có hương vị đậm đà vừa có tác dụng bổ thận dương, và rất bổ đối với trẻ em.

    Đất nước gấm vóc của chúng ta, mỗi mảnh vườn nhà, mỗi góc rừng, bốn mùa cho hoa thơm quả ngọt, thật quý giá biết bao!

    Cây thuốc tiên

    Lâm Đồng có tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt, mà ngày nay, như nhiều cách gọi thân quý: thành phố mộng mơ, xứ anh đào, thành phố cao nguyên, thành phố sương mờ, một chốn đào nguyên Việt Nam hồn nhiên, dễ thương mà thiên nhiên đã ban cho.

    Đà Lạt nổi tiếng về những rừng thông xanh ngắt, những ngọn thác ào ạt, những mặt hồ phẳng lặng.

    Hoa Đà Lạt bốn mùa nở rạng rỡ từ trong vườn ra sườn núi. Những bồn hoa hồng vàng quý giá, xu-xi da cam ngời ngợi như mật ong, như nắng trời; phăng-xi được các cô gái gọi là hoa tương tư, đỗ quyên sắc màu phong phú và nhiều loại... Người Đà Lạt vốn yêu hoa, nhưng tình yêu đậm đà thường dành cho lay-ơn, hồng và đặc biệt là huệ tây, một năm trổ bông chỉ vài tuần. Nằm ở cuối dãy Trường Sơn, Lâm Đồng có cao nguyên Di Linh của không khí trong lành, của các loài cây thuốc trong đó có đặc sản cây "thuốc tiên". Đất đai Di Linh thuộc loại đất đỏ pha cát rất thích hợp với cây "thuốc tiên". Những cây "thuốc tiên" xanh mơn mởn, mọc um tùm trong rừng; mùa hoa "thuốc tiên" nở, thơm lựng một vùng.

    Thuở xa xưa, người ta coi vỏ cây "thuốc tiên" là vua các loại vỏ cây mọc trên hành tinh chúng ta đó. Đầu thế kỷ 17, có một người da

    đỏ ở châu Mỹ đã cứu sống một ông thầy tu trên đường đi giảng đạo bị sốt rét nặng, bằng cách cho uống bột vỏ cây "thuốc tiên". Tám năm sau, hoàng hậu nước Pê-ru cũng lên cơn sốt rét. Người ta gửi bột vỏ cây quý này đến hoàng cung. Bà hoàng hậu uống có ba ấm "thuốc tiên" đã khỏi bệnh. Nhưng đấy là chuyện ở châu Mỹ, còn ở châu Œu, mới hay... Vào năm 1679, vua nước Anh là Sác-lơ đệ nhị bị từng cơn sốt rét nặng nề hành hạ. Cả đô thành lo lắng. Hoàng hậu ra lệnh bịt kín tất cả các cửa ra vào bằng những tấm thảm dày. Những lò sưởi đốt lên rừng rực liền mấy tiếng đồng hồ. Dạo ấy đang mùa hè. Trời nóng đến thế, nhưng vua Sác-lơ vẫn run bần bật.

    Mấy lão quan cận vệ béo phì thật khổ sở, người lúc nào cũng đẫm mồ hôi như ở dưới nước lên, mà lệnh cấm không được quạt, dù chỉ phe phẩy vài cái. Vua nổi gai ốc, sợ gió, sợ rét. Có một lão hầu len lén vào góc hậu cung, mở khuy cổ ra, lấy cái quạt lông phất phất vài cái, bị mang ra xử trảm liền.

    Hoàng cung sống những ngày âm u và nóng lửa như vậy.

    Một hôm, có một thầy thuốc đến kinh đô, ra mắt nhà vua.

    Vua Sác-lơ nằm trên đệm bông ba tầng, hàng đống chăn chất lên người mà vẫn run bần bật. Vua phều phào:

    - Thầy thuốc tên là gì?

    - Bẩm, Ta-bo.

    - Ta chưa nghe tên nhà ngươi. Nhưng nếu ngươi chữa cho ta khỏi cái bệnh quỷ dữ này, ta sẽ trả công lớn.

    Thầy thuốc Ta-bo lặng lẽ sắc trong ấm bạc một thứ vỏ cây màu nâu hung hung và dâng lên vua Sác-lơ.

    Chỉ một buổi chiều, nhà vua dứt cơn sốt rét. Vua kêu với hoàng hậu:

    - Nóng quá! Sao lại đốt lửa rừng rực thế này? Sao không mở cửa cho ta thoáng hơi?

    Hoàng hậu nở nụ cười thật tươi. Còn các quan, tuy béo phệ, cũng trở nên nhanh nhẹn chạy đi kéo rộng những tấm màn nhung cho khí trời lùa vào cung cấm.

    Vua Sác-lơ khỏi bệnh sốt rét như có phép thần. Nhà vua tuyên bố:

    - Từ nay, Ta-bo sẽ là thầy thuốc của trẫm.

    Vua nước Pháp là Lu-y 14 có cậu hoàng tử cưng cũng đột ngột bị sốt rét liên tục, phải cho sứ sang cầu khẩn vua Anh cho "mượn" Ta-bo. Thầy thuốc Ta-bo vừa đến Pa-ri, vào trong cung cấm, xem bệnh cho hoàng tử, sau đó đã được Xê-vi-nhê, một cận thần của vua Lu-y, mặc cả luôn:

    - ạng cần bao nhiêu ngày để chữa khỏi bệnh cho hoàng tử?

    - Bốn ngày là đủ.

    - Được. Nếu bốn ngày hoàng tử không khỏi bệnh hiểm nghèo, ta sẽ cho quẳng ông qua cửa sổ từ lầu cao xuống; còn nếu bệnh rút, ta cho xây đền thờ sống ông ở ngay trong hoàng thành này.

    Chỉ mới ba ngày, bệnh sốt rét của hoàng tử đã khỏi. Xê-vi-nhê thực hiện đúng lời giao hẹn. Còn vua Lu-y thì mua phương thức chữa bệnh của Ta-bo với giá 2.000 đồng tiền vàng. Hằng năm, lại trợ cấp cho ông 2.000 bảng Anh. Và vua Lu-y phong cho Ta-bo là kỵ sĩ Ta-bo.

    Hồi ấy, chức kỵ sĩ của triều đình là danh hiệu cao quý lắm để thưởng cho những người có công trạng đặc biệt.

    Khi Ta-bo từ trần, vua Lu-y đã cho công bố thứ thuốc quý chuyên chữa bệnh sốt rét cho toàn dân. Đó là: vỏ cây canh-ki-na! ngày nay, thì chả cứ ở Pháp, ở Anh, loài người đã biết trong vỏ cây canh-ki-na có chất ki-nin, vị đắng, có tác dụng chữa sốt rét. Cây "thuốc tiên" ở Di Linh chính là cây canh-ki-na vậy.

    Mười tám thôn vườn trầu

    Dọc theo quốc lộ 22 từ thành phố Hồ Chí Minh đi Tây Ninh, cách khoảng 20 cây số hiện ra một vùng đất giàu đẹp, đó là Mười Tám Thôn Vườn Trầu.

    Vườn Trầu - một miệt vườn quê Bà Điểm -Hóc Môn quanh năm cây cối xanh tốt.

    Trên đường đi tìm đất mới, nhiều đoàn lưu dân người Việt xưa từ miền Trung, miền Bắc đến đây thấy đất đai mầu mỡ, mưa thuận, gió hòa, bèn quyết định tụ lại sinh cơ, lập nghiệp. Họ đã phá rừng hoang, san lấp trũng liếp, tạo nên những mảnh ruộng rẫy tươi tốt, những vườn trái cây sum sê đầy hoa thơm, trái ngọt. Một điều khá đặc biệt là ở đây gần như nhà nào cũng trồng trầu không trước ngõ và sau vườn, tạo nên cảnh quan thơ mộng, hấp dẫn du khách bốn phương.

    Cùng với ruộng vườn, bà con ở đây còn dựng lên 18 thôn nối liền một dãy, với những ngôi nhà đơn sơ, xinh xắn, chợ búa đông vui, làm nơi trao đổi sản phẩm mà họ sản xuất được. Từ đó, ra đời địa danh rất dễ thương: Mười Tám Thôn Vườn Trầu.

    Thời xưa, vùng này còn hoang vu, với nhiều bưng trũng lầy lội, nơi cư ngụ của các loài ác thú, chim chóc... và hầu như không có người sinh sống. Phía trước mặt là dòng sông Bến Nghé, xa xưa gọi là Tân Bình Giang. Cách đây ba bốn trăm năm, dòng sông này còn đầy cá sấu xiêm và cá sấu gờ, "cá sấu rống lên như trâu trên sông Bến Nghé". Cá sấu có thể ăn thịt người. Chuyện kể rằng, đôi lần mổ cá sấu, người ta thấy trong dạ dày cá sấu có nhiều di vật của người, như vòng, kiềng, xuyến...

    Bây giờ đến với Mười Tám Thôn Vườn Trầu của Thành phố Hồ Chí Minh là đến với một vùng quê giàu phẩm chất khảng khái, khoáng đạt, trọng nghĩa khinh tài, thủy chung, hăm hở với cái mới. Nơi đây là vùng chuyên canh rau xanh của thành phố, và đang đổi mới từng ngày.

    Thảm xanh rừng nước mặn

    Hơn ba nghìn ki-lô-mét bờ biển nước ta, hàng năm được bồi thêm hàng trăm héc-ta đất đai mầu mỡ. Thảm cây xanh bát ngát ven biển nhiệt đới, trong đó có hơn bốn trăm nghìn héc-ta rừng nước mặn của ta là một sinh cảnh đẹp tươi, hùng vĩ.

    Rừng nước mặn tập trung nhiều ở Nam Bộ (hơn ba trăm nghìn héc-ta) phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền tây. Những phụ lưu của sông Cửu Long như một bàn tay xòe, hàng năm bồi đắp cho mũi Cà Mau hàng trăm mét đất phù sa. Đất bồi đến đâu, những quần thể mắm, đước... lan dần ra đến đó như muốn ôm chặt lấy mảnh đất trù phú này.

    ở miền Bắc thì rừng nước mặn phong phú có ở Quảng Ninh và Hải Phòng với nhiều vịnh, nhiều đảo như Cái Bầu, Canh Cước, Cô Tô, Bạch Long Vĩ... và nhiều cửa biển như Hòn

    Gai, Cửa ạng, Điền Công, vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long...

    Cà Mau, phần đất tận cùng của nước ta là vùng có diện tích rừng ngập nước mặn rộng lớn với nhiều loại cây. Cà Mau là quê hương của cây đước. Từ thuở đất mũi Cà Mau còn là vùng đất hoang bùn lầy thì họ hàng nhà đước đã sinh sôi ở đây. Hàng năm, một lượng lớn phù sa sông Cửu Long dồn về bồi đắp mũi Cà Mau lấn biển tiến dần xuống phía nam. Về phía tây, bãi cũng không ngừng lấn dần biển. Đất bồi đến đâu, đước mọc lan dần ra đến đó với một sức sống vô cùng mãnh liệt. Có nhà thơ đã từng ngợi ca:

    Trùng điệp một màu xanh lá đước, Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trổ xuống nghìn tay ôm đất nước...

    Ai tới miệt Năm Căn, nhìn vào khu rừng xanh lá đước thật là thích mắt. Cây đước mọc tự nhiên, dựng đứng lên trời, thẳng như đũa bỏ trong ống; lá đước dày, xanh ngắt, mọc từng chùm bao quanh búp nõn nà.

    Cà Mau nhiều rừng và sông rạch. Sông lượn quanh trong đước. Rạch chằng chịt trong đước. Đước mọc kín hai bên bờ sông, bờ rạch. Đước mọc xanh thẫm quanh rìa trảng... Ngồi trên thuyền nhỏ, ta có thể bơi luồn lách trong rừng đước cả ngày mà không hề gặp một tia nắng. Khi đước đã mọc thành rừng thì hiếm có loại cỏ cây nào sống chen được dưới gốc. Đó là vì rễ đước cấu tạo khá kỳ lạ. Rễ đước tua tủa mọc ra từ thân cây, rồi đâm xuống bùn, tỏa ra thành một đế rễ, nhờ thế mà cây đước đứng vững vàng trên bùn lầy, "gió rung chẳng chuyển, bão lay chẳng sờn". Rễ đước còn có các mầm nhánh đâm ngược từ dưới đất lên khỏi mặt nước làm chức năng hô hấp khí trời, thích nghi với điều kiện đất ngập mặn.

    ở đầu mũi Cà Mau, quanh năm gió dập, sóng dồn mà chưa bao giờ người ta bắt gặp một cây đước bị quật đổ bật rễ. Mạng lưới rễ đất ken vào nhau chằng chịt chẳng khác nào những tấm đăng khổng lồ giữ lại đất phù sa.

    Có thể nói đước là cây "đẻ ra con", vì lẽ hạt đước nảy mầm và phát triển thành cây con ngay khi quả đước còn ở trên cây mẹ. Quả chín rơi xuống thì trục mầm dài tới 20 cen-ti-mét cắm phập ngay vào trong bùn như một cái cọc, tránh cho cây con khỏi bị nước biển cuốn ra ngoài khơi. Cây con tự cắm rễ xuống bùn để tiếp tục mọc lên. Đó là hiện

    tượng "cây đẻ con". Những rừng đước mẹ đẻ đước con nối tiếp nhau tiến ra biển cả.

    Tầm vóc của đước thay đổi tùy theo từng vùng. ở Mũi Ngọc (Quảng Ninh) lớp bùn lầy nông, chỉ dày khoảng một mét, cây đước ở đây chỉ cao vài mét. Còn ở mũi Cà Mau, nơi lớp bùn lầy mặn có chỗ dày tới 20 mét, cây đước có thể cao tới 30 mét, thân đước rộng tới 80 cen-ti-mét.

    Cây đước vốn thân thiết với người dân vùng cực nam. Gỗ đước dùng làm nhà, dựng cột, sàn nhà lát bằng thân đước. Đường đi cũng lát bằng gỗ đước nằm trên các rễ đước chằng chịt. Nhân dân còn dùng gỗ đước đóng bàn ghế, bắc cầu qua sông rạch, chuốt chèo để ra khơi, cắm xuống lòng sông thành cột đáy bắt tôm. Than đước là một loại chất đốt có nhiệt lượng cao, một mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Vỏ đước giàu chất chát, có thể dùng để thuộc da, nhuộm vải, ngoài ra còn là nguồn dược liệu để bào chế thuốc chữa bệnh thiếu máu.

    Vào lúc nước triều rút xa bãi, đứng trên boong tàu ngoài khơi, nhìn vào nơi trung gian nối tiếp vùng đất bên bờ với đáy biển thường xuyên bị ngập, dở đất, dở nước, ta mới thấy rõ thảm cây xanh ở đây gần như thuần loại cây mắm. ở nơi đầu sóng ngọn gió này, quần thể mắm có thể ví như "đoàn quân xung kích" tiến ra biển cả, giữ đất cho hàng trăm loài cây cối vùng ven biển. Dải rừng mắm ngút ngàn, đó đây có đước mọc vươn cao bên trên làm cho tán rừng trập trùng, đẹp như tranh vẽ.

    Cây mắm là cây dược liệu có giá trị chữa bệnh. Vỏ cây mắm dùng làm thuốc chữa ghẻ, chữa bệnh phong.

    Rừng nước mặn có tác dụng chống sóng, bảo vệ đê, mở thêm đất mới, làm bình phong chống gió bão. Đó là một kho "của nổi" quý giá về nhiều mặt: thả cánh kiến, nuôi ong. Nguồn cung cấp dược liệu, ta-nanh, gỗ, củi... Sinh cảnh đặc biệt này còn là môi trường sống của nhiều loài động vật có giá trị ở vùng triều, là nơi để đón khách đến thăm cảnh đẹp.

    Một vùng trù phú U Minh

    Sau thảm thực vật ven biển, đi sâu vào những vùng đồng lầy phía trong, nơi đây thường là xứ sở của rừng tràm.

    ở miền Bắc nước ta, tràm thường mọc từng dải hẹp trên đất bùn lầy phía sau vùng ngập mặn. Còn ở miền Nam thì tràm mọc ở vùng đồng lầy Tháp Mười, hoặc mọc rải rác từng cụm, hay đứng xếp từng hàng trên các bờ kênh, mọc rậm rạp thành những khu rừng lớn trên những cánh đồng cỏ mênh mông giữa Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Nhưng tràm tập trung nhiều nhất ở rừng U Minh.

    U Minh là một vùng đất rộng mênh mông (diện tích khoảng hai nghìn ki-lô-mét vuông), tựa lưng vào miền tây Nam Bộ, mặt hướng ra vịnh Thái Lan. Rừng trải dài từ sông ạng Đốc phía nam đến sông Cái Lớn phía bắc. Sông Trẹm và sông Cái Tàu chia U Minh thành hai phần xấp xỉ nhau là U Minh Thượng phía bắc và U Minh Hạ phía nam. Muốn vào thăm U Minh, ta phải đi trong kênh rạch. Nếu từ Rạch Giá xuống, phải dùng thuyền men theo bờ biển để vào. Nếu từ Cà Mau tới, phải dùng xuồng theo sông Cái Tàu, sông Trẹm hoặc sông ạng Đốc.

    Nói tới U Minh, trước hết phải nói tới rừng tràm từ loại rừng thuần nhất ở đây. Từ xa nhìn vào, ta thấy cả một khoảng đất trời xanh đậm màu lá tràm, thỉnh thoảng lộ ra một khoảng trống như cái "cổng thành" do một con kênh từ trong rừng luồn ra. Qua "cửa ngõ" rừng tràm, đi trên sông rạch, nhìn quanh đâu đâu cũng thấy rừng tràm ngút ngàn. Bóng tràm trùm lên U Minh Thượng, U Minh Hạ, lô rừng này tiếp lô rừng khác bát ngát, mênh mông.

    Rừng tràm khác với rừng đước về mặt cấu tạo. Dưới nền rừng đước thường là bãi sình lầy trống trải, không có cỏ cây nào chen vào được. Nhưng trên nền rừng tràm thì lại mọc um tùm chằng chịt, cây mốp, dây choại... Rừng tràm hàng năm cung cấp cho ta hàng trăm tấn dây choại, loại dây leo ngâm nước có độ bền và dẻo chẳng kém song mây. Thân cây tràm vươn cao tới 20 mét, to đến 30 cen-ti-mét, nhưng không thẳng tắp như thân đước.

    Vào mùa hạ, tràm nở hoa trắng xóa, quyến rũ ong từ các nơi về hút mật hoa. Nhân dân U Minh có kinh nghiệm "gác kèo" cho ong làm mật. Mỗi tổ ong, trong một mùa hoa, có thể cho vài lít mật và mỗi người "gác kèo" giàu kinh nghiệm, sau mùa hoa có thể thu được hàng trăm lít mật. Mật ong U Minh mang hương vị đặc biệt của hoa tràm nổi tiếng. Loại mật này trong và vàng như nước cam, để lâu năm không đổi màu, không biến chất. Rừng tràm U Minh hàng năm cung cấp cho ta khoảng 50 tấn mật ong.

    Gỗ tràm mịn, dẻo và bền hơn gỗ đước. Tràm có lượng sinh trưởng trung bình hàng năm là ba mét khối trên một héc-ta. Nếu tràm được 20 năm tuổi, hàng năm, một héc-ta tràm có thể cho ta tới hơn một trăm mét khối gỗ. Ngoài việc dùng làm cột nhà, củi, gỗ tràm còn dùng để đóng bàn ghế, xuồng... Làm cừ trong xây dựng bằng gỗ tràm bền tới hàng trăm năm. Vỏ tràm xốp, là một chất cách điện, cách nhiệt, và là một nguyên liệu dùng trong công nghiệp sản xuất giấy. Đặc biệt than tràm là một loại than rất cần cho các lò rèn thủ công. Lá tràm chứa hơn 2% tinh dầu, vò nát trong tay tỏa mùi thơm, cất lên thành tinh dầu tràm.

    Tinh dầu tràm là một chất lỏng màu vàng xanh trong suốt, có mùi thơm dễ chịu. Nó là một loại thuốc dùng để xoa bóp, chữa đau nhức, tê thấp, cảm mạo hoặc pha với dầu lạc (từ 10 đến 20%) để bôi mũi chống cúm. Tinh dầu tràm tinh chế dùng để pha thuốc tiêm, sử dụng trong các trường hợp ho và nhiễm bệnh đường hô hấp.

    U Minh còn là một "biển cá", một trong những "vườn chim" lớn ở mảnh đất cuối cùng của Việt Nam ta. Cá sống ở các đầm và kênh rạch. Mùa nước lên, cá theo nước vào sinh đẻ. Khi nước rút, cá ở lại với rừng. Nhiều nhất là cá lóc, rô, trê, sặc, có lúc ta không định bắt cá mà vẫn tóm được: bạn đứng trên thuyền rà mái chèo khuấy nước, bất chợt một con cá lóc to sụ chạm phải, giật mình nhảy vọt lên, rơi vào khoang thuyền. Dịp may này không phải là hiếm. Thậm chí, với hai bàn tay không, chẳng cần dụng cụ gì cả cũng bắt được cá.

    Chim đất rừng U Minh cũng nhiều vô kể. Đến đâu bạn cũng nghe tiếng chim xào xạc trong vòm cây. Vào mùa đông, những đàn ngỗng trời, sếu, vịt trời... đỗ la liệt trên các gò đất và bãi lầy tạo thành một quang cảnh hết sức náo nhiệt. Chúng đẻ trứng trong các bụi

    cỏ và nhiều đến mức người ta có thể đi thuyền một buổi sáng nhặt trứng đầy khoang. Chiều chiều, những đàn chàng bè, sen, cồng cộc, điềng điềng, diệc.. bay liệng, kêu náo động không gian và làm hoa mắt khách lạ.

    Nằm trong lòng đất rừng tràm là một mỏ than bùn cỡ lớn, có độ dày vài mét. Than bùn U Minh có nhiệt lượng cao, chừng 5000 calo/kg. Người ta nhận biết: loại than bùn này có thể khí, lấy được sản phẩm lỏng để tinh chế các loại nhựa, dầu, nến và thuốc kháng sinh...

    Rừng tràm U Minh là một vùng đất giàu có còn biết bao tiềm năng kỳ diệu. Từ rừng tràm, có thể khai thác nguồn của cải ở cả ba tầng: tầng trên, tầng giữa và tầng dưới. Nó đang đón chờ những bàn tay của người tới khai phá và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đã "dành riêng" cho khu rừng ở miền cực nam này.

    Nguồn http://www.nxbkimdong.com.vn
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9