Vô Cố Nhân

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 7 trang, bài viết từ 61 đến 90 trên tổng số 188 bài trong đề mục
Tác giả Bài
voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 11.10.2009 14:48:35
Binh Tửu Thành Sầu ( Ca khúc )

Vướng gót tơ vương cõi bụi hồng
Vướng gót tơ vương cõi tình nhân gian
Lạc dòng đời nơi cõi tình nhân gian.

Cứ sống hoang mang những Xuân qua Hạ
Cứ sống bâng khuâng buồn như những cơn thu dài
Dài thật dài thêm mỗi từng đông qua.

Từ ngàn xa ngàn xưa thật xa xưa
Biển đời chưa ngừng sóng bao giờ
Mà bên bờ - khổ sầu giăng như luỹ như thành.

Những ai kia trong đời - lòng bơ vơ niềm tin lạc lối
Sống không đêm không ngày - chỉ cơn say ngày qua từng ngày
Hãy nâng ly tiêu sầu - đừng quên câu "sầu thêm sầu lắm"
Hãy nâng ly tiêu sầu - dụng binh Tửu phá thành Sầu thần thông
Không như quỷ uống men sầu - chẳng như người uống: sầu càng sầu thêm.

Vô Cố Nhân
Sài Gòn 22/08/2009

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 15.10.2009 22:47:45
Lời Thề Từ Quá Khứ

Ẩn nhẫn chờ - cho tới vận xa
Vận này cơn bĩ - lắm phong ba
Những là - khó nạn - nào ai hiểu
Rượu cũng thiếu - buồn thành nhân ba.

A ha
Ta muốn say mà sao không say.

Này bạn đời ơi nơi cõi trần gian
Ngàn vạn cơn vui chẳng qua một cuộc sầu
Màu thời gian pha trong cõi người ta
Là màu hôm qua pha lẫn màu buồn
Dòng thời gian luôn luôn cướp đời ta
Mà - đời ta muôn kiếp trả nợ.

Ẩn nhẫn chờ - cho tới vận xa
Nửa đời ta ngỡ - đã phôi pha
Thế mà - bây giờ - tìm bỗng thấy
Pháp Luân - Công mở - lối đời ta.

Và từ đây - ta nguyện sẽ tu luyện
Tiền duyên - muôn đời với Ân Sư
Từ quá khứ đang nhắc câu thề
Về năm tháng Chính Pháp nơi này
Ngày - nay ta gắng sức cho tròn - ước xưa
Vừa khi - tâm nguyện đã xong rồi
Hồi gia - ta về cõi riêng ta.

Vô Cố Nhân
Sài Gòn 24/08/2009

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 25.10.2009 19:35:29
Trả Cho Đời Mưa Gió Phong Sương

Vừa ngày kia mưa gió thật tơi bời
Người đợi tôi trên phố chiều mưa rơi
Đợi mong gì
Chờ mong gì
Mà manh áo ướt thân gầy thêm xanh xao.

Bao năm qua
Anh vẫn chờ
Chờ mong ngày ma túy em cai
Chờ mong hoài cho đến tương lai.

Hai hôm qua
Em đã về
Nửa câu thề em vứt bên tai
Và em lại phê thuốc lai rai.

Hai hôm nay
Anh đã buồn
Anh đã sầu, anh đã xa em
Từ bây giờ anh đã xa em.

Em mong chi
Anh đi rồi
Trả em đời mưa gió phong sương
Trả em từng câu nói yêu thương.

Nào ngờ đâu khi số phận an bài
Gặp lại em khi cuối đời em tôi
Thật đau lòng
Nhìn em nằm
Màu xanh buốt xác thân gầy xanh hư hao.

Bao đam mê
Em trao đời
Trả cho đời khăn áo thơm hương
Trả cho đời mưa gió phong sương
Từ bây giờ thôi hết tơ vương
Tôi với người xa cách âm dương.

Vô Cố Nhân
Sài Gòn 24/08/2009

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 08.11.2009 10:43:28
Mai Sau Qua Kiếp Luân Hồi

Người tôi yêu đã chết rồi
Hồn hoang sóng nổi luân hồi biển khơi
Tuổi đời hơn chút hai mươi
Người ơi sao vội bỏ đời bên tôi.

Ôi thôi mình đã xa nhau rồi
Từ nay ngăn cách đoạn đường âm dương
Thương em lệ rớt trên mi sầu
Vì đâu ngang trái đọa đầy thân em.

Xem ra có mấy cơn buồn
Mấy cơn đau nỗi đoạn trường tâm can
Nhân gian đau nỗi chia lìa
Kìa con chim khóc đầu cành bi ai
Mai sau qua kiếp luân hồi
Người ơi xin nhớ trọn đời bên tôi.

Vô Cố Nhân
Sài Gòn 26/08/2009

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 09.12.2009 21:39:03
Vô Cố Nhân  ( ca khúc )

Lạc sâu trong cõi tình vô định
Tỉnh giấc mê hồ - vô cố nhân.

Vẫn biết đời luôn có hợp tan
Tình là men đắng - cõi nhân gian
Oan tình - duyên loạn - nào ai buộc
Cuộc đời luôn là những nợ tình.

Bởi - còn say - men tình nhân
Cuộc - đời ta - vẫn còn mê
Lối về - đi lạc - đường xa đó
Có phải - linh hồn - đó là ta?

Đường xa - ta hồi bước quay về
Miền quê - thiên đường chốn thân thương
Từng bước ta bước ta về
Từng bước ta thoát não nề
Từng bước ta thoát xa dần chốn mê...
Về nơi - an lạc cõi riêng mình
Tình kia - trao lại cõi nhân gian.

Vô Cố Nhân
Sài Gòn 26/08/2008

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 26.12.2009 21:58:07
Có Phải Linh Hồn Đó Là Em( Ca khúc )

Men cay chuốc đắng môi hồng
Men say chuốc đắm đêm nồng hương trăng
Trăng rằm em tuổi mười lăm
Trăng nằm em đứng ở lưng cõi đời
Lưng trời trăng gió mênh mông
Không buồn như cõi đời gian dối tình
Oan tình duyên bạc như vôi
Oan tình nên rượu mềm môi... ơi... hời...
Đời như cơn mộng thôi
Buồn vui chia đầy vơi
Bến đời - lưu lạc - cùng sương gió
Có phải - linh hồn - đó là em

Vô Cố Nhân
Sài Gòn 27/08/2009


voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 07.02.2010 18:52:27
Lạc Cõi Mơ Hồ

Lối đi về trên cõi trần gian
Là lối vào cơn mê tình ái
Sẽ đưa ta đến cõi mơ hồ.

Trong tình cờ ta đã gặp em
Và biết rằng yêu em nhiều lắm
Có hay chăng cô gái yêu kiều.

Em mỹ miều ta đã vội yêu
Bằng mối tình hoa gương mộng kính
Nắng lung linh hoa kính đa tình.

Hai đứa mình duyên có vẻ xinh
Đẹp mối tình hoa gương mộng kính
Nắng lung linh hoa kính tươi màu.

Sau một ngày mưa gió tả tơi
Đời bỗng buồn gương tan mộng vỡ
Giấc mơ hoa nay đã xa rồi.

Môi má nào nay đã nhạt phai
Đường quá dài tương lai mờ tối
Lối quanh co có dáng mơ hồ.

Vô Cố Nhân
Sài Gòn 27/07/2009


mùa thu cỏ úa
  • Số bài : 1
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.02.2010
RE: Vô Cố Nhân - 17.02.2010 17:29:40
Thơ hay quá thanks 

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 19.04.2010 23:02:09
Mưa Qua Bốn Mùa (Ca khúc)

Mưa mùa xuân thơm mát không gian
Cho ngàn lộc biếc non xanh
Trên cành nhân gian cây đời
Ngời trên đôi mắt em thơ
Màu xanh như vẽ trong mơ
Ngỡ ngàng xuân qua đêm mộng
Tuổi hồng thêm giấc mơ hồng.

Mưa từng cơn mưa đắm
Mưa hạ nhạt nhòa và lắm nguồn cơn
Như người yêu hay dỗi hờn
Mưa hạ là thế từng cơn.

Mưa mùa thu như khóc như than
Cho ngàn sầu chứa mênh mang
Lá vàng hoang mang xa cành
Mảnh trăng thu dáng mong manh
Lạnh trong đêm vắng bơ vơ
Hững hờ thu qua thu lại
Đường dài thêm bước chân dài.

Ru từng cơn gió bấc đêm đông
Mưa phùn lạnh buốt hư không
Rớt vào mênh mông tim đời
Rơi vào trần thế ngàn năm.

Vô Cố Nhân
Sài Gòn 27/09/2009




<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.01.2012 21:20:01 bởi voconhan >

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 28.05.2010 17:45:11
Mộng Mây Hoa ( Ca Khúc )

Tình yêu đã đến - bên đời ta ... a ha ... thật gần
Ngọt ngào say đắm - trên bờ môi ... ân cần ... tiếng yêu
Chiều nao em đến - bên thềm ... thắp lên ... mộng xinh
Tình say cơn lũ - hoa tràn ... bến mơ ...

Thơm nồng - hoa mộng - hoa đầy ngập sắc hoa - chỉ riêng - hai đứa mình - giữa muôn hoa.
Ngàn mây - la đà - hiền hòa - và ánh dương - đã pha màu - hoa thắm mây.
Vườn mây - hoa lá - xinh tươi - tuyệt vời
Ngập trời tiếng chim - ca vang - rộn ràng
Ngàn muôn ân ái - hai ta - nồng cháy
Cháy trong tim hồng - lửa nóng - ân tình.
VCN
Sài Gòn 14/11/2009

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 09.06.2010 20:16:36
Hồng Thủy Ký

biển cuộn sóng gầm
nước ngập mênh mang
những xác người trôi dạt
có khác chi củi rác bọt bèo
cuốn theo dòng nước xiết
là những chiếc xe hơi
tất cả đều trôi
trong sóng thần cuồng nộ
kinh hãi vô cùng..

những gì đang diễn ra ở Nhật
có phải là sự thật?
vâng, là sự thật
rất khủng khiếp
thật đau lòng
mới chỉ là cơn tiểu hồng thủy
mà đã quá bi thương
hãy tưởng tượng
những gì nói đến trong Cựu ước
liệu có phải là quá hoang đường
ko, ko phải chỉ là câu chuyện
hay là lời cảnh tỉnh con người
mười phần tin tưởng
đó là một sự thật phi thường
đại hồng thủy
ko chỉ là hăm dọa con người
đó chính là
đại thảm họa đại bi thương
VCN
Sài Gòn 13/6/2o11

<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.03.2011 01:05:18 bởi voconhan >

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 14.06.2010 21:59:02
TRĂNG XANH ( Ca khúc )

Nửa vầng trăng
Chênh chếch bên ngang lưng trời
Buồn ơi
Riêng nỗi cô đơn vơi đầy
Lạnh giá
Ngàn vạn kiếp trăng đã qua
Mà trăng...vẫn muôn đời trăng.

Nửa hồn ta
Riêng nỗi cô đơn hiu quạnh
Lạnh thêm
Đêm vắng trăng soi canh dài
Dài quá
Chập chờn giấc mơ nhớ quên
Gọi tên... cố nhân – người ơi.

Đời này ta thiếu tơ duyên
Thuyền xa bến vắng trăng nằm ngẩn ngơ
Hững hờ mây gió bơ vơ
Nửa đêm nỗi nhớ thương gợi niềm đau.

Màu trăng
Mang sắc xanh pha cơn mộng... dở dang
Nàng trăng
Đang khóc thương đôi nhân tình... buồn quá
Màu buồn vấn vương mắt ta
Nhuộm pha... sắc trăng màu xanh.

 
VCN
Sài Gòn 27/11/2009




voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 18.06.2010 19:37:23
BẾN ĐÔNG ( Ca khúc )

Em đem... mùa... Đông đến
Bên thềm... hoa... lạnh không
Trông mây... buồn... ảm đạm
Thương cảm... hồn... mênh mông.

Bến Đông... bến đời xót xa trông
Bến Đông... bến vào cõi hư không
Bến chờ... năm tháng đời ta chết
Bến đợi... đời ai giữa dòng đời.

Giá băng ơi... đất trời... thê lương quá
Em nằm đây... sắc hồng... phai môi má
Đã không còn... hơi ấm... mới hôm qua
Tiễn em vào... Đông giá... lạnh bao la.

VCN
Sài Gòn 01/12/2009

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 25.06.2010 11:06:48
Tâm tính thay đổi số mạng cũng biến đổi theo

[MINH HUỆ 29-9-2008] Vào thời nhà Minh ở trấn Giang Tô Giang Kinh có một tú tài tên là Trương Sinh. Hoàn cảnh gia đình anh ta rất nghèo khó, tư cách của anh thì tồi tệ, thường hay làm hại hàng xóm láng giềng. Tính nết anh ta lại khá hào sảng, tiền của mà anh ta vơ vét được nhờ bắt chẹt dọa dẫm người ta thì anh ta lại tùy ý đem cho khắp nơi, trong số hàng xóm rất nhiều người túng quẫn cũng được anh ta giúp đỡ rất nhiều, cho nên lương thực tiền của trong nhà anh ta chẳng giữ được lâu.
Có một năm vào đêm giao thừa, gia đình Trương Sinh lại không còn gì để ăn nữa. Anh ta thầm nghĩ trong số bạn cũ và thân thích đều đã từng có thù oán, hơn nữa phần lớn đều là những kẻ tiểu nhân nịnh bợ, nghĩ mãi không ra nhà nào có thể tới vay mượn chút tiền, bản thân lại không muốn vẫy đuôi van xin, cầu cạnh người ta. Anh ta mượn gia đình một cuộn vải cũ, tới hiệu cầm đồ ép người ta cầm với giá ngàn đồng tiền, mua một đấu gạo, thực phẩm và hương nến giấy, bỏ trong giỏ đi về nhà. Chiều tối hôm đó tuyết rơi dày, trên đường trơn trượt, anh đi nhanh về tới cổng nhà không cẩn thận bị ngã, tất cả những thứ trong giỏ bị đổ rơi vào vũng bùn. Trương Sinh vội vàng vào nhà cầm đèn trở ra tìm. Bất ngờ anh nhặt được một cái bao to, nhấc thử lên thấy rất nặng. Xách bao về nhà xem thử, bên trong có mấy thỏi vàng, hơn mười lượng bạc vụn, và hơn 100 đồng bạc trắng, mấy trăm tiền lẻ, một quyển sổ kế toán, mấy quyển sổ tay nhỏ, biết đó là những đồ của một nhà buôn tơ lụa. Trương Sinh sung sướng vô cùng, nghĩ thầm từ nay về sau có thể sống yên ổn rồi. Đúng lúc đem vào buồng trong, đột nhiên lại nghĩ: những thứ này nhất định là sổ kế toán thu của một người làm mướn trong cửa hàng tơ lụa, lúc đi ngang qua đây đã đánh rơi. Nếu như không giao được cho chủ tiệm, người này chắc chắn chỉ còn đường chết thôi. Chi bằng đợi người đó đến, trả lại cho người ta. Thế là mang túi, tự mình cầm đèn ngồi ngoài cửa giữa trời gió tuyết và chờ đợi.
Không lâu sau, thấy ở đàng xa có một ông lão và mấy người thiếu niên đi tới, tay cầm đèn hiệu của cửa hiệu tơ tằm, vừa đi vừa soi chiếu dọc con đường để tìm kiếm, dáng vẻ hoảng loạn. Trương Sinh nghĩ đây chắc chắn là người mất của, bèn chào hỏi họ: “Các vị đang tìm thứ gì thế?”.
Ông già thoáng nhìn thấy đó là Trương Sinh, biết anh ta là kẻ vô lại, không dám nói thẳng, chỉ úp úp mở mở muốn tránh đi.
Trương Sinh nói lớn: “Các người xách đèn lồng soi tìm khắp nơi, có phải là tìm đồ thất lạc hay không, trả lời tôi mau!”.
Ông già đành phải nói thật: “Vừa rồi tôi mang sổ kế toán thu đi ngang qua đây, gặp phải trận mưa tuyết, vội vàng gấp rút lên đường, đã đánh mất một bao vải, cho nên quay lại tìm kiếm. Bây giờ tìm không thấy, chắc là bị người đi đường nhặt mất rồi!”.
Trương Sinh hỏi ông ta trong bao đựng thứ gì, ông già kể tất những tiền bạc sổ sách ra, hoàn toàn phù hợp. Trương Sinh nói: “Xin mời đến nhà tôi ngồi chơi một lát, tôi đã biết người nhặt được của là ai rồi!”.
Ông lão vái Trương Sinh một vái, nói: “Nếu tiên sinh biết là ai xin hãy lập tức cho tôi biết, không dám tùy tiện tới nhà anh quấy rầy!”.
Trương Sinh nói: “Ở đây tuyết rơi nhiều, nhà kẻ hèn này ở ngay bên cạnh đây!”.
Nói xong anh ta lôi ông lão về nhà mình, vào trong mang ra cái bao vải và nói: “Mau xem có đúng là thứ này không?”.
Ông lão kinh hãi nhìn anh ta, môi không động đậy, không dám nói gì cả. Trương Sinh trấn an ông lão và nói: “Lão tiên sinh chớ nghi ngờ tôi. Nếu tôi muốn giữ những thứ trong túi này thì việc gì phải ngu dốt mà ngồi chờ ông đến để nói cho ông biết chứ!”. Vừa nói vừa đưa bao vải cho ông già.
Ông lão khóc nước mắt như mưa, nói: “Tôi làm quản lý sổ thu của cửa hàng, thứ tôi làm mất hôm nay chính là toàn bộ tiền bán hàng, bồi thường cũng không nổi, chỉ có con đường chết thôi. Cảm tạ tiên sinh đã cứu tôi!”.
Ông lão dập đầu lạy như tế sao. Sau khi đứng dậy, ông lão xin Trương Sinh hãy giữ lại một nửa. Trương Sinh thẳng thừng từ chối.
Ông lão nói: “Tiên sinh không nhận, tôi cũng không thể đi được!”.
Trương Sinh cười nói: “Không cần phải biếu, cho tôi mượn tạm mấy đồng bạc để tết này có thể ăn được bữa cơm no, vậy là cám ơn Ngài rồi!”.
Ông lão thấy anh ta rất thành thật, không dám nói gì thêm bèn lấy mấy đồng bạc trao cho anh ta, khấu đầu cám ơn rồi đi.
Trương Sinh cầm tiền ra ngoài mua lương thực và hoa quả để cúng Thần cúng Trời. Vợ chồng ăn bữa cơm tất niên. Đêm đó Trương Sinh nằm mơ bị người ta bắt trói, mang tới trước mặt một người dáng dấp như Vương giả. Vị Vương giả trách mắng anh ta nói: “Anh làm nhiều việc bất nghĩa, nếu không sửa lại, thì đáng rơi vào đường ngạ quỷ đó!”.
Trương Sinh đang dập đầu xin tha, đột nhiên có một người cầm một bản cáo trạng tới bẩm báo.
Vị Vương giả xem qua lập tức dịu lại và nói: “Đây là việc đại thiện, đủ để tiêu trừ những việc làm ác ngày xưa. Cần phải hoàn trả phúc lộc lại cho anh ta, ghi tên anh ta vào danh sách thi đậu khoa bảng năm nay”.
Rồi ông ta nói với Trương Sinh: “Sau khi anh trở về cần phải thực tâm hối cải những lầm lỗi trước kia, một lòng hướng thiện thì tương lai sẽ rất sáng sủa!”.
Trương Sinh tỉnh giấc, biết đó là về chuyện mình đã trả lại tiền của cho người ta, cảm thấy như đang được Thần phù hộ. Sau khi trời sáng, anh đứng trước bàn thờ Thần linh thề sẽ biết tự kiểm điểm bản thân, không làm điều ác chỉ làm việc thiện để chuộc lại những tội lỗi trước kia. Chẳng bao lâu sau, ông lão ngày trước mũ áo chỉnh tề tới nhà anh cảm tạ và nói: “Lần trước nếu không có tiên sinh làm ơn làm phước thì tính mạng của cả nhà lão đều đã không còn nữa rồi! Tôi đã báo cáo việc này lên chủ nhân của tôi rồi, ông ấy chắc chắn sẽ có báo đáp”. Trương Sinh khiêm tốn cảm ơn ông lão. Từ đó về sau anh hết lòng làm việc thiện, nhưng cuộc sống còn túng quẫn hơn, thường mấy ngày liền chẳng có gì để ăn.
Rằm tháng 7 âm lịch năm ấy, tất cả tú tài đều tới Kim Lăng tham gia cuộc thi Hương. Nhưng Trương Sinh một đồng cũng không có, thậm chí mỗi bữa cơm hàng ngày cũng khó kiếm, nên không còn nghĩ đến chuyện đi dự thi nữa. Lúc ấy bỗng nhiên anh lại gặp được ông lão ngày trước.
Ông lão hỏi anh: “Vì sao tiên sinh còn chưa lên đường tới dự thi?”.
Trương Sinh trả lời là vì không có tiền.
Ông lão lại nói: “Tiên sinh là một người lương thiện, thi Hương chẳng lẽ lại không thể tham gia! Xin tiên sinh hãy về trước và ở nhà đợi tôi!”.
Trương Sinh về nhà một lát sau thì ông lão cùng với một thanh niên tới. Ông lão nói với Trương Sinh: “Vị này chính là chủ nhân của tôi, cảm động nghĩa cả của tiên sinh, muốn báo đáp tiên sinh đã lâu! Nghe nói tiên sinh muốn đi thi nhưng cuộc sống khó khăn, xin tặng 20 vàng và 4 thạch gạo trắng”.
Rồi ông lão lại lấy từ trong tay áo ra 20 vàng trao cho Trương Sinh nói: “Đây là tiền công tôi dành dụm được, cũng kính tặng tiên sinh, xin tiên sinh hãy mau chóng đi thi!”.
Trương Sinh từ chối không được đành nhận lấy, rồi lập tức đáp thuyền tới Kim Lăng dự thi. Đến khi yết bảng quả nhiên thi đỗ. Ông lão cùng chủ cửa hàng lại tới biếu Trương Sinh tiền lộ phí về kinh đô dự kỳ thi Đình. Trương Sinh thi đỗ tiến sỹ, rồi được làm quan Quán sát sử.
Thiện niệm là quý báu nhất, Trương Sinh nhờ vào một thiện niệm đã tiêu trừ tội lỗi đọa vào đường Ngạ quỷ, thậm chí còn được bổng lộc vinh hoa, thật là nhanh chóng! Anh ta gặp món lợi lớn mà không nổi lòng tham, cũng là vì anh có thiện căn thích giúp đỡ chu cấp cho người gặp khổ nạn. Chuyện này chứng tỏ rõ vận mệnh con người không phải là “nhất thành bất biến” (nghĩa là khi số phận đã được bên trên an bài thì không thay đổi được chút nào), mà quan trọng là ở chỗ tự mình lựa chọn ra sao! Trời cao chủ trì công đạo, phạt ác khuyến thiện, báo ứng phân minh. Thiện có thiện báo, là để cổ vũ nhiều người làm việc thiện; ác có ác báo là để khiến người ta biết cảnh giác giữ gìn. Do đó loài người trên thế gian này, nhất định cần tuân theo Thiên Lý, luôn ôm ấp thiện niệm trong lòng. Người lương thiện trên thế gian được người đời khâm phục tôn kính, tự nhiên sẽ được Trời cao che chở, khiến cho phúc báo được dài lâu. Trái với Luật Trời, ngược với lòng người, hiểm ác tàn nhẫn, thì không phải “Đạo”, chúng ta cần phải hết sức kiên trì để ngăn chặn chúng.

 
Theo minhhue 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2010 16:29:11 bởi voconhan >

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 27.06.2010 13:23:37


500 quan tiền

Cuối thời nhà Tùy, ở Thái Nguyên (Trung Quốc) có một người thư sinh, làm nghề dạy học kiếm sống qua ngày, hoàn cảnh gia đình rất nghèo khó. Nhà anh rất gần kho bạc của quan phủ. Có lần, anh ta lẻn vào kho bạc, thấy trong kho có mấy vạn quan tiền, dằn lòng chẳng đặng bèn lấy trộm một ít. Đúng lúc đó, một người tay cầm thương, khoác một bộ giáp vàng xuất hiện và nói với anh ta:“Anh cần tiền, có thể đến chỗ ngài Úy Trì xin một tờ chi phiếu, tiền này là của Úy Trì Kính Đức”. Người thư sinh bèn đi khắp nơi hỏi thăm Úy Trì Kính Đức, nhưng mãi vẫn chưa tìm được.
Một ngày anh ta tới một tiệm rèn, nghe nói ở đây có một người thợ rèn tên là Úy Trì Kính Đức. Người thư sinh vào tiệm thì thấy Úy Trì Kính Đức cởi trần đầu tóc rối bù đang nện búa. Người thư sinh không nói gì, mãi đến lúc Úy Trì Kính Đức nghỉ ngơi mới vội vàng bước tới chào hỏi.
Úy Trì bèn hỏi anh ta: “Tại sao anh lại tới đây?”.
Anh ta trả lời: “Gia đình tôi rất túng quẫn, ngài lại rất giàu sang, tôi muốn xin 500 quan tiền, chẳng biết có được không?”.
Úy Trì rất tức giận nói: “Tôi là một người thợ rèn, sao lại giàu sang được chứ? Anh đang sỷ nhục tôi đó à!”.
Người thư sinh nói: “Nếu ngài có thể thương xót tôi, chỉ cần viết cho tôi một mảnh giấy chứng là được rồi, về sau Ngài sẽ biết đầu đuôi chuyện này là như thế nào”.
Úy Trì chẳng biết làm sao, đành để người thư sinh viết mảnh giấy. Trên mảnh giấy ghi rằng: “Nay giao cho …. 500 quan tiền”. Đề ngày tháng năm, cuối cùng đưa Úy Trì ký tên vào.
Người thư sinh cảm ơn xong cầm mảnh giấy đi. Úy Trì và mấy người thợ phụ vỗ tay cười nghiêng ngả, cho là thư sinh này vô lý quá. Người thư sinh mang mảnh giấy trở về kho bạc, gặp lại người mặc áo giáp vàng trình mảnh giấy lên. Người ấy xem xong cười và nói: “Được”. Sau đó ông ta bảo người thư sinh mang mảnh giấy treo trên xà nhà, rồi cho phép thư sinh lấy tiền, nhưng chỉ cho 500 quan tiền thôi.
Mấy năm sau, Kính Đức phò tá Đường Thái Tông Lý Thế Dân lập được công lao rất lớn. Khi ông ta giải ngũ về quê, Hoàng đế phê chuẩn cấp cho ông ta nguyên một kho tài vật còn phong kín. Thuộc hạ của Úy Trì Kính Đức mở kho, kiểm tra số lượng theo sổ sách kế toán, phát hiện thiếu 500 quan tiền. Đang lúc muốn xử phạt người coi kho, đột nhiên phát hiện mảnh giấy treo trên xà nhà, Kính Đức xem qua, thì ra đó là mảnh giấy viết từ thời còn làm thợ rèn. Ông ta vừa kinh ngạc vừa tán thưởng suốt mấy ngày liền, phái người âm thầm đi tìm người thư sinh ấy. Khi tìm được người thư sinh nói chuyện, anh ta liền đem hết đầu đuôi sự việc kể lại cho Úy Trì Kính Đức nghe. Kính Đức bèn trọng thưởng cho người thư sinh, còn đem tài vật trong kho chia tặng cho bạn bè mình ngày trước.
Thông qua câu chuyện này chúng ta hiểu được rằng, phú quý giàu sang hoàn toàn là do Trời định, không sai chút nào.
Chuyện này lấy trong bộ “Đường dật sử – Úy Trì Kính Đức”.


Theo Minhhue

<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2010 16:27:30 bởi voconhan >

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 02.07.2010 19:50:56
Chuyện Về Ngộ Đạt Quốc Sư

Thời Đường có một vị cao tăng là Ngộ Đạt quốc sư. Khi còn chưa hiển đạt và được phong làm quốc sư, có lần ông gặp một nhà sư đang bị bệnh tại một ngôi chùa. Nhà sư ấy trên người đang bị lở loét, bốc mùi hôi thối rất ghê, do vậy người ta ai cũng lo tránh cho xa. Chỉ có một mình Ngộ Đạt thường thương xót lại chăm sóc cho ông ta, và bệnh tình của nhà sư cũng đã dần dần khá lên. Sau này lúc chia tay, nhà sư cảm kích nói với ông: “Sau này nếu như ông gặp nạn thì có thể tới Tứ Xuyên, Bành Châu, Cửu Lũng Sơn tìm tôi. Trên núi đó có một đám cây tùng làm mốc đánh dấu chỗ tôi ở”. Nói xong thì rời đi.
Về sau, nhờ Đức hạnh cao thâm, Ngộ Đạt được Đường Ý Tông cực kỳ tôn kính và phong làm quốc sư, đối với ông vô cùng sủng ái. Nhưng một ngày nọ, trên đầu gối của Ngộ Đạt quốc sư tự nhiên mọc ra một vết loét có hình mặt người, đầy đủ cả mắt mũi miệng. Mỗi lần lấy thức ăn nước uống đút cho thì nó đều có thể mở miệng ra ăn uống hệt như người. Nhiều lần Ngộ Đạt quốc sư thỉnh mời các vị danh y tới chữa trị nhưng tất cả đều bó tay.
Một ngày, Ngộ Đạt quốc sư đột nhiên nhớ lại lời dặn dò của vị tăng bệnh lúc chia tay, nên bèn lên đường vào núi tìm kiếm. Cuối cùng vào lúc trời nhá nhem tối, Ngộ Đạt quả nhiên tìm được mấy đám cây tùng cao vút tận mây. Còn vị tăng kia đã đứng ở trước một cung điện lớn bằng vàng và ngọc bích huy hoàng tráng lệ, chờ đợi ông. Vị tăng ấy ân cần tiếp đãi Ngộ Đạt quốc sư và giữ ông ở lại đó.
Ngộ Đạt quốc sư bèn kể về căn bệnh kỳ quái và nỗi thống khổ của bản thân, vị tăng kia nói với ông: “Không cần phải vội, ở dưới núi đá lởm chởm này có dòng suối trong vắt, đợi đến sáng sớm ngày mai ông tới đó dùng nước suối ấy rửa thì sẽ khỏi bệnh thôi”.
Bình minh ngày hôm sau, khi Ngộ Đạt quốc sư tới cạnh dòng suối trong vắt ấy, đúng lúc đang muốn vốc nước để rửa đột nhiên nghe thấy vết loét mặt người kia lại mở miệng kêu to: “Khoan hãy rửa đã! Ông có tri thức uyên thâm, thông kim bác cổ, nhưng không biết là ông đã đọc câu chuyện về Viên Áng và Triều Thác trong sách “Tây Hán thư”, hay chưa?”.
Ngộ Đạt quốc sư trả lời: “Đã từng đọc qua rồi!”.
Vết loét mặt người nói: “Nếu ông đã đọc rồi, tại sao không biết chuyện Viên Áng giết Triều Thác chứ! Kiếp trước ông chính là Viên Áng, còn Triều Thác chính là ta. Lúc đó bởi ông tâu lời sàm ngôn với Hoàng đế, hại ta phải bị chém ngang lưng tại Đông Sơn. Mối thù sâu hận lớn này, ta suốt mấy kiếp liền đều tìm kiếm cơ hội trả thù, nhưng vì suốt 10 kiếp ấy ông đều là một vị cao tăng, vả lại giữ gìn giới luật nghiêm cẩn, khiến ta không có cơ hội để báo thù. Lần này ông vì được Hoàng thượng quá sức sủng ái cho nên tâm danh lợi đã động, đạo đức có chỗ tổn khuyết cho nên ta có thể đến gần ông tìm cách trả thù. Hiện nay nhờ có tôn giả Mông-già-nhược-già (hóa thân làm vị tăng bị bệnh ngày trước) ban cho ta nước phép tam muội, giải thoát cho ta. Thù xưa giữa chúng ta đến đó cũng đã được giải rồi!”.
Sau khi nghe xong, Ngộ Đạt quốc sư bất giác rùng mình kinh ngạc, vội vàng vốc nước rửa ráy, lúc rửa cảm thấy đau đớn thấu xương và ngất xỉu. Sau khi tỉnh lại ông thấy vết loét đã biến mất, quay đầu lại nhìn thì cung điện vàng ngọc lộng lẫy kia cũng đã không còn dấu tích đâu nữa. Về sau Ngộ Đạt quốc sư tu hành ngay tại chỗ này, từ đó trở đi không rời ngọn núi ấy nữa. Bộ kinh “Tam muội thủy sám” nổi tiếng chính là do Ngộ Đạt quốc sư truyền lại cho đời sau.
Một mối thù từ 10 kiếp trước, đến tận 10 kiếp sau, kẻ có tội tuy là cao tăng, nhưng chỉ vì một niệm danh lợi khởi lên trong lòng, vẫn chạy không thoát báo ứng nhân quả. Câu chuyện cổ chân thực này đã cho chúng ta một sự cảnh tỉnh không nhỏ. Ai còn coi thường bất kỳ một ý niệm nào sinh ra? Ai còn hoài nghi sự công bằng của luật nhân quả được nữa đây?


Theo minhhue

<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2010 16:26:30 bởi voconhan >

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 09.07.2010 20:25:13
Maho vẫn nhớ.
 
Maho là một bé gái người Nhật chưa đến 4 tuổi. Một hôm, bé bắt đầu nói với mẹ về đời trước của mình. Mẹ bé đã ghi lại những sự kiện này.
Bản báo cáo này được gửi tới Bác sĩ Kazuhiko Nakahara, Giám đốc Sản Phụ Khoa tại bệnh viện NTT ở thành phố Kumamoto, Nhật Bản. Bác sĩ Nakaharasau đó đưa nó cho Giáo sư Toshiro Fujimura, người nghiên cứu về luân hồi đầu thai ở Trường Đại học Tổng hợp Fukushima, Nhật Bản.
Sau đây là những cuộc đối thoại giữa Maho và mẹ do mẹ của bé ghi lại.
7 tháng Mười (thứ Hai), Maho được 3 tuổi 9 tháng.
Maho: “Mẹ, mẹ có thấy vui khi có con không?”
Mẹ: “Tất nhiên rồi! Cảm ơn con vì con trở thành con của mẹ.”
Maho: “Cảm ơn mẹ. Mẹ có biết rằng con là con gái trước khi con sinh ra không?”
Mẹ: “Có. Khi Mẹ nói chuyện với con khi con còn trong bụng mẹ, mẹ đã cảm thấy rằng con là con gái.”
Maho: “Đúng rồi. Con đã nói chuyện với mẹ rất nhiều trước khi con sinh ra. Con đã sống ở nơi mà các vị Thần ở và con đã đầu thai để gặp mẹ!”
26 tháng Mười (thứ Bảy), Maho được 3 tuổi 10 tháng.
Maho: (Bé nói khi đang vẽ.) “Maho sẽ bảo vệ mẹ vì con đến đây chỉ để gặp mẹ!”
3 tháng 11 (Chủ nhật)
Mẹ: “Maho, con đã làm gì khi con sống với các vị Thần trước khi con sinh ra ở đây?”
Maho: “Con đã chơi rất nhiều. Nhưng một hôm, một vị Thần gọi con đến và bảo con đầu thai để gặp mẹ.”
8 tháng 11 (thứ Sáu)
Mẹ: “Maho, nói cho mẹ biết thêm một chút con đã làm gì khi ở với các vị Thần”
Maho: “Vâng. Vị Thần này có râu quai nón. Trông ông rất thanh tao và hòa nhã. Đôi khi, vị Thần này cũng chơi với chúng con. Có rất nhiều trẻ con ở đó. Chúng con rất vui vẻ. Sau khi chơi, chúng con được gọi lên trên tầng hai. Trên cầu thang bằng ánh sáng, chúng con thấy vị Thần này ngồi ở giữa. Mặc dù đó là tầng hai nhưng nó không có mái. Con nhìn thấy bầu trời rất đẹp. Sau đó vị thần này nói với con bằng một giọng nhẹ nhàng và ân cần, “Hãy mau xuống gặp mẹ con đi.” Sau đó con cảm thấy mình biến thành một quả cầu bằng ánh sáng và con không thể nhớ được rõ ràng điều gì xảy ra sau đó. Con đã ở trong bụng mẹ khi con biến trở lại thành mình như trước.”
Mẹ: “Maho, con là ai khi con ở với các vị Thần?”
Maho: (hơi giận một chút) “Maho là Maho! Nhưng con lớn hơn con bây giờ.”
Mẹ: “Con cảm thấy gì khi con vào trong bụng mẹ trong dạng một quả cầu bằng ánh sáng?”
Maho: “Con rất vui. Con thấy ấm áp và dễ chịu khi con nhẹ nhàng hạ xuống. Con đạp nhẹ nhàng và sau đó con ngủ. Sau khi tỉnh dậy, con nói chuyện với mẹ rất nhiều.”
Mẹ: “Con cảm thấy gì khi con ra khỏi bụng mẹ?”
Maho: “Tối, sợ và con bị đau đầu. Sau đó, cứ như là bị trượt xuống. Hình như đầu con chạm phải một cái gì đó. Sau đó bên ngoài trở nên sáng! Con ngạc nhiên khi một cái gì đó được cho vào miệng con. Sau đó con khóc to lên. Và con thấy khuôn mặt mẹ đang cười và cả khuôn mặt của bác sĩ nữa. Bác sĩ cắt dây cuống rốn của con bằng một cái kéo. Con muốn hét lên, ‘Dừng lại! Đau!’ Nhưng nó không đau như con tưởng. Mẹ, mẹ có thực sự cảm thấy tuyệt vời khi thấy Maho không?”
Mẹ: “Có, thực sự tuyệt vời. Mẹ thấy rất hạnh phúc.”
Maho: “Con cũng vậy! Lý do Maho đến đây là để bảo vệ mẹ!”
Phó Giáo sư Toshiro Fujimura nghĩ rằng những ghi chép đối thoại này giữa Maho và mẹ của bé rất khó bịa đặt. Maho là một đứa trẻ chỉ mới bắt đầu tập nói dùng những thành ngữ và cách biểu cảm quá tuổi của mình.
Ví dụ, “Vị Thần này có râu quai nón.” Trên thực tế, không nhất thiết rằng Thần có râu quai nón. Râu quai nón có thể thực ra là một biểu tượng của quyền lực và từ bi của vị Thần trong trí nhớ của bé trước khi sinh ra. Với một đứa trẻ ở tuổi của Maho, “râu quai nón” có nghĩa là “quyền lực và từ bi.”
Thêm nữa, những diễn cảm như “lên trên tầng hai” và “không có mái” có thể được hiểu là “một cảm giác đi lên một không gian cao lớn.” Maho có thể đã chỉ giải thích điều đó bằng những từ ngữ và khái niệm mà bé biết. Còn về “biến thành một quả cầu bằng ánh sáng”, nó phản ánh trạng thái trước khi bé đầu thai vào cơ thể mình.
Sau khi bé có cơ thể của mình, mặc dù mắt và tai bé vẫn chưa hoàn toàn hoạt động, bé đã có thể mô tả những vận động của mình khi ở trong bụng mẹ và những ấn tượng của bé về sự ra đời của mình. Maho không thể mở mắt vào thời điểm bé chào đời nhưng bé đã biết rõ ràng rằng cái gì đó được cho vào miệng mình và dây cuống rốn của bé bị cắt bằng kéo. Và nó đau.
Tuy nhiên, phần quan trọng nhất của bản báo cáo này là một câu ngắn gọn, trong sáng nhưng với suy nghĩ sâu sắc. Đó là, “Maho sẽ bảo vệ mẹ vì con đến đây chỉ để gặp mẹ!”

Theo Chanhkien
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2010 16:25:48 bởi voconhan >

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 23.07.2010 17:49:13
CHUYỆN VỀ THI SĨ BẠCH CƯ DỊ

Bạch Cư Dị, tự là Lạc Thiên, là một đại thi sĩ sống trong giai đoạn ngay sau thời kỳ cực thịnh của triều đại nhà Đường. Ông sinh năm 772 và mất năm 846 sau Công Nguyên. Thơ của ông sử dụng ngôn ngữ thông tục, và những người ít học thời bấy giờ dễ dàng hiểu được thơ của ông với những chủ đề rõ ràng. Áng thơ của ông trôi chảy mạch lạc. Phong cách thơ vô cùng độc đáo của ông đã trở thành một thể loại văn học thường được gọi là “nguyên bạch thể”, hay còn gọi là thể thơ giản dị tới mức căn bản.
Bạch Cư Dị là người ủng hộ trường phái tân nhạc và các bài hát dân ca mang phong cách triều Hán. Ông cũng phổ biến khuôn mẫu dành cho sáng tác thơ, “Dữ nguyên cửu thư” hay “Chín nguyên tắc sáng tác thơ”. Nó giành được sự tôn trọng cao và được coi là kiệt tác về phê bình rất trọng yếu của nền văn học Trung Hoa. Trong số các đệ nhất tác của ông  gồm có “Trường Hận Ca”, một bài thơ dài miêu tả sự thăng trầm của mỹ nhân Dương Quý Phi và “Tỳ Bà Hành” mô tả đàn tỳ bà Trung Hoa. Suốt các thời kỳ, những nhà phê bình thơ luôn tán dương “Trường Hận Ca” là một bài thơ “thiên cổ tuyệt xướng”.
Với nhiều đại thi nhân thuộc triều đại nhà Đường, như Hàn Dũ và Đỗ Phủ, thơ của họ không được công nhận cho đến khi họ qua đời. Nhưng Bạch Cư Dị thì khác, ông đã có danh tiếng hiển hách khi còn đang tại thế. Ông và các tác phẩm của ông được sùng bái khắp cả trong lẫn ngoài Trung Quốc. Sau khi qua đời, các tác phẩm của ông tiếp tục có những ảnh hưởng lịch sử đáng kể đến nền thi ca Trung Hoa. Trong thời kỳ đỉnh cao của ông, tức 20 năm cuối đời, thơ của Bạch Cư Dị được nhìn thấy trên tường của các tự miếu, đạo quán và bưu đình. Những người sùng bái thơ Bạch Cư Dị bao gồm các vương công đại thần, từ giới quý tộc thượng lưu cho đến những nhà nông già và cả đứa trẻ chăn gia súc. Nam nữ không phân biệt già trẻ đều bị thu hút bởi thơ của ông. Toàn thiên hạ thường chép thơ ông để đổi lấy trà hoặc rượu. Các kỹ nữ hát hoặc ngâm “Tỳ Bà Hành” sẽ đòi giá cao hơn vì có sự khác biệt về kỹ năng thi ca của họ so với những người khác.
Cả đời Bạch Cư Dị sáng tác nhiều thơ trào phúng hơn bất kỳ thi sĩ nào trong lịch sử Trung Hoa. Đây là sự biểu đạt lòng quan tâm chân thực đến người nghèo khổ và là sự biểu lộ lòng thiện từ với những người kém may mắn. Những bài thơ trào phúng nổi tiếng nhất của ông là “Mại Thán Ông”, “Quan Ngải Mạch”, và “Liễu Lăng”. Đến nay, mỗi khi đọc những bài thơ này, người ta có thể cảm nhận được lòng thiện tâm bao dung lớn lao của Bạch Cư Dị. Khía cạnh đáng ca ngợi nhất trong lối hành văn của Bạch Cư Dị là mối quan tâm sâu sắc và cảm thông đối với người nghèo, trong khi ông thường nhìn vào bản thân và phê phán cuộc sống xa hoa bậc nhất của mình. Khi thấy một người đàn bà đang bế đứa bé nhặt từng hạt từng hạt lúa mì thừa trên cánh đồng sau buổi thu hoạch, Bạch Cư Dị tự xỉ vả mình vì đã nhận 300 giạ lúa làm lương bổng. Đó là một lượng lớn lúa gạo thời bấy giờ mà ông không tự mình kiếm được khi làm bánh bột gạo. Việc này được ghi lại trong “Quan Ngải Mạch”.
Lòng thiện từ dần dần dẫn dắt ông đến với tu luyện trong Phật giáo. Những năm cuối đời, Bạch Cư Dị tự xưng là “Hương sơn cư sĩ” và trở thành người tu luyện mà không vào chùa. Việc tu luyện cho phép ông biết được nguyên lý rằng mọi thứ trên thế gian đều là nhân quả. Vì lẽ đó, Bạch Cư Dị không quá quan tâm hoặc bị xâm chiếm bởi sự u sầu như người thường khi ông đối mặt với khổ nạn. Ông không phiền não khi bị giáng chức trong lúc tại vị và được chuyển đến Giang Châu làm một chức sắc nhỏ. Ông dần dần xa rời danh lợi và cảnh báo thế nhân đừng quá truy cầu; nếu không sẽ chịu mọi tai họa do chính mình chiêu mời mà đến. Bạch Cư Dị chân thành tha thiết nói với thế nhân rằng khổ nạn là kết quả từ lời nói và hành động của mình mà đến. [1] Bởi vì ông có thể xả bỏ danh lợi nên ông đã tu luyện nhanh chóng và sớm đạt được công năng túc mệnh thông.
Trong thời kỳ đỉnh cao của triều đại nhà Đường, nhiều mệnh quan triều đình và các văn nhân đều là người tu Phật, và nhiều người trong số họ đã nhớ lại tiền kiếp. Bạch Cư Dị là một trong số đó. Ông mô tả điều ấy trong một bài thơ: “Kiếp trước ta là Phòng Thái Úy một hòa thượng tu Phật, là Vương Hữu Thừa, hay là đại thi nhân Vương Duy vốn là một họa sĩ. Trong lúc đả tọa nhập định, ta dùng công năng túc mệnh thông để xem tiền kiếp của mình, ta phát hiện rằng nhiều kiếp trước đã liên tục có duyên tiền định với thi ca.” [2] Tại đây Bạch Cư Dị cho biết tài năng thơ của ông là kết quả của sự nỗ lực liên tục và tích lũy qua nhiều kiếp sống. Tuyên bố của Bạch Cư Dị cung cấp một giải thích xác đáng về những điều như “thiên tài” và bằng chứng về luân hồi mà khoa học phương Tây đang nghiên cứu. Một trong những nghiên cứu về luân hồi từng báo cáo một đứa bé mới biết đi có thể lái thuyền mà chưa từng học trước đó, một dấu hiệu đặc biệt nhất về “thiên phú”. Sau đó, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng trong tiền kiếp đứa trẻ đã có 10 năm kinh nghiệm làm thuyền trưởng.
Trong quá trình tu luyện, Bạch Cư Dị đã xuất được công năng túc mệnh thông cường mạnh. Ngoài ra, ông có vẻ thông hiểu Phật Pháp hơn mọi người. Trong “Độc Thiền Kinh,” Bạch Cư Dị viết:
“Tu tri chư tương giai phi tương,
Nhược trụ vô dư khước hữu dư.
Ngôn hạ vong ngôn nhất thời liễu,
Mộng trung thuyết mộng lưỡng trùng hư.
Không hoa khởi đắc kiêm cầu quả,
Dương diễm như hà canh mịch ngư.
Nhiếp động thị thiện thiện thị động,
Bất thiện bất động tức như như.”

Diễn nghĩa:
“Phải nghĩ rằng mọi thứ trên đời đều là ảo tưởng.
[Thí dụ], ta thiếu thốn này nọ nhưng thật sự lại dư thừa.
Một lời nói đã qua,
Cũng chẳng khác gì giấc mộng trong giấc mộng, đều là hư ảo.
Cầu hoa không hạt ra quả,
Cũng như mò cá buổi trưa vậy.
Cái ‘động’ là cấp cao trong thiền định,
Thiền định trong tĩnh lặng mới là chìa khóa thực sự.”

Khi mỗi người đang có những tri kiến khác nhau về thơ thiền, tôi sẽ không bình luận gì về bài thơ mà để cho quý độc giả tự mình nghiền ngẫm.


Tham khảo:
[1] Bạch Cư Dị, “Cảm Hứng Nhị Thủ:”
“Cát hung họa phúc hữu lai do,
Đãn yếu thâm tri bất yếu ưu […]
Danh vi công khí vô đa thủ,
Lợi thị thân tai hiệp thiểu cầu […]
Ngã hữu nhất ngôn quân kí thủ,
Thế gian tự thủ khổ nhân đa.”

Diễn nghĩa:
“Cát hung họa phúc đều có nguyên do,
Nhưng quan trọng nhất là đừng ưu sầu về nó […]
Danh là địa vị xã hội không nên chạy theo,
Lợi là sự cảnh tỉnh về tai ương, vì vậy không nên cầu […]
Ta có một lời khuyên này,
Quá nhiều người trên thế gian chịu khổ vì tự mình gây ra.”

[2] Bạch Cư Dị, “Tự Giải”:
“Phòng truyền vãng thế vi thiện khách,
Vương đạo tiền sinh ứng họa sư.
Ngã diệc định trung quan túc mệnh,
Đa sinh trái phụ thị ca thi…”

Diễn nghĩa:
“Kiếp trước là một người tu Phật họ Phòng,
Và từng là họa sĩ họ Vương trứ danh.
Trong thiền định thông qua túc mệnh thông,
Ta thấy được kiếp trước mình là thi nhân.”

Toàn bộ các bài thơ đã dẫn được lấy từ “Bạch Hương San Tập”, “Quốc Học Cơ Bản Tùng Thư (400 loại)” do Vương Vân Ngũ làm chủ biên và nhà in Thương Vụ Đài Loan ấn hành, bản đầu tiên được phát hành vào tháng 09/1968. “Cảm Hứng Nhị Thủ” và “Độc Thiền Kinh” gồm 65 quyển, “Tự Giải” gồm 68 quyển.


Theo chanhkien


voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 01.08.2010 16:24:53
Thiện niệm khiến người ta quảng đại, còn tư tâm khiến người ta nhỏ nhen
 
Tôi thường xuyên thắc mắc là tại sao có một số người luôn luôn quảng đại, trong khi đó có một số người không thể như thế được. Tôi xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, như là tính cách của người đó, giới tính, kinh nghiệm sống và học vấn, nhưng tôi không thể tìm thấy mối liên hệ nào cả. Một ngày, tôi khám phá ra rằng, một người quảng đại là có liên hệ đến thiện niệm hay tư tâm của người đó. Nếu bạn là một người lương thiện, mặc dù bạn không có quyền hành, sự giàu có, hay danh tiếng, bạn vẫn có thể cho người khác rất nhiều điều. Nhưng nếu bạn là người ích kỷ và có tư tâm, mặc dù bạn có rất nhiều thứ, bạn vẫn không thể cho ai một thứ gì và luôn luôn giữ lấy của cải của mình. Cổ nhân có câu: “Tâm để vô tư thiên địa khoan, tư tâm điền hung thốn bộ nan” (Với một người vô tư, trời đất trở nên rộng rãi vô cùng; với một người ích kỷ, mỗi bước đi đều thật nặng nề).
Tính lương thiện bao gồm sự khoan dung và quảng đại. Nó bao gồm luôn luôn nghĩ đến người khác trước, và vui vẻ khi người khác được hạnh phúc. Với người đại thiện vô tư, họ sẽ coi việc tạo phúc cho thiên hạ như là việc làm của họ vậy. Họ bao dung vạn sự vạn vật. Họ lấy khổ làm vui, đội trời đạp đất, tạo phúc cho thế gian, và để lại tiếng thơm muôn đời.
Khi người với lòng từ thiện thấy người khác đau khổ, họ cho phép người đó dùng mọi thứ mà họ có thể cho được. Họ càng quan tâm tới người khác, họ càng được nhiều hơn, và người khác càng gần gũi họ. Vì thế, đối với những người có lòng từ thiện, con đường trước mặt họ rộng lớn vô cùng và cuối cùng họ hoà tan vào cùng trời đất.
Mục đích của người ích kỷ là chiếm lấy và cất giữ. Họ muốn đoạt những gì mà người khác có. Họ làm tổn hại đến người khác vì quyền lợi của bản thân mình. Họ đẩy những khó khăn của mình cho người khác, và lòng ham muốn của họ sẽ không bao giờ được thỏa mãn. Niềm vui sướng của người ích kỷ chính là nỗi đau của người khác, và họ đau khổ khi mọi người vui sướng. Họ ăn không ngon, ngủ không yên. Thậm chí cả trong giấc mơ họ cũng lo sợ bị mất quyền lợi, và tranh đấu trong cả giấc mơ của họ. Họ tự hào về những lợi lộc mà mình giành được, và đau khổ vì những mất mát nhỏ nhoi. Họ đau khổ cả tâm lẫn thân, và không còn nhìn thấy tương lai.
Người ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình. Họ không thể cho ai một chút gì, và chỉ cố gắng chiếm lấy. Nhưng những việc đó làm cho chính họ bị mất mát. Con đường của họ càng trở nên hạn hẹp. Cuối cùng, họ mất tất cả.
Người Trung Quốc có câu: “Lùi một bước biển rộng trời trong”. Bước lùi này chính là một trận chiến giữa tính đại lượng và lòng ích kỷ. Lòng từ thiện là lùi một bước, và tính ích kỷ là tiến một bước. Khi bạn lùi một bước, dường như là bạn bị mất đi cái gì đó, nhưng thực ra bạn đang nhường bước cho người khác, con đường của bạn sẽ trở nên thênh thang hơn, và vì thế bạn có cảm giác như trời đất bao la hơn xưa. Nếu bạn tiến thêm một bước, dường như bạn chiếm được cái gì đó, nhưng thực ra bạn đang tranh giành của người khác và con đường của bạn trở nên chật hẹp hơn. Vì thế bạn cảm thấy cuộc đời đen tối hơn.
Lòng từ thiện và tính ích kỷ giống như thiên đàng và địa ngục trong tâm. Thể hiện lòng từ thiện hay tính ích kỷ là sự chọn lựa của mỗi cá nhân, và nó quyết định tương lai của một người. Hướng theo lòng từ bi, bạn đã chọn lựa lên thiên đàng! Hướng theo tính ích kỷ, chắc chắn là bạn đã chọn xuống địa ngục.
 
Theo chanhkien

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 17.08.2010 15:49:41
Những sự mầu nhiệm mà y học hiện đại không thể giải thích

Trong xã hội tôi là một bác sĩ có tiếng tăm, và hàng ngày tôi phải đối diện với những người bệnh. Nhìn thấy nét đau đớn của họ, tôi thường nghĩ cách nào tìm được cách chữa trị cho họ tốt nhất. Tuy nhiên, tôi dần dần hiểu được rằng y khoa hiện đại chỉ có thể trị những bệnh thông thường và nhẹ thôi, và nó không hữu hiệu lắm đối với những căn bệnh nan y như là ung thư và thoái hóa chức năng nội tạng.
Vào những năm 1980, khí công trở nên phổ biến trong xã hội Trung Quốc. Tôi đã học hơn mười loại khí công, hết cái này đến cái kia. Sau đó tôi bắt đầu trị bệnh bằng khí công. Lúc đầu, nhiều bệnh nhân cũng được điều trị tốt.
Bệnh nhân đầu tiên của tôi là một cô gái 20 tuổi. Cô bị bệnh u tuyến yên khi lên 17 tuổi, và sau đó cô bị đái dầm và rong kinh quanh năm. Cô đã đến đủ các bệnh viện nổi tiếng, nhưng không tìm được cách điều trị. Tôi quyết định dùng khí công để thử. Tôi dùng nó nhiều lần, và cô bình phục. Điều này làm tôi tin tưởng kiên quyết dùng khí công để trị bệnh. Sau đó tôi bắt đầu dùng nó để điều trị cho mọi bệnh nhân.
Sau đó một bà khoảng 50 tuổi đến gặp tôi. Bà nói bà bị chứng thiếu máu trầm trọng. (Kỳ thật bà bị ung thư máu; nhưng tôi chỉ biết được điều này sau đó). Tôi đã dùng khí công để trị bệnh cho bà hơn hai mưươi lần. Bà cuối cùng bình phục. Nhưng ngày qua ngày, tôi cảm thấy càng ngày càng yếu. Sau này tôi bị bệnh động mạch vành tim, viêm họng và áp huyết cao nặng. Tại sao tôi thình lình bị nhiều thứ bệnh nặng như vậy? Tôi trước đây luôn khoẻ mạnh kia mà. Điều này làm tôi hiểu ra một cách gián tiếp rằng dùng khí công trị bệnh người khác có thể làm hại cơ thể mình. Tôi bắt đầu nghi ngờ khí công và sau này ngưng dùng nó.
Một đồng nghiệp cũ thình lình trở lại làm việc vào tháng 5 năm 1996. Bà vốn bị nhiều chứng bệnh nặng trước đây và đã phải nằm nhà trong nhiều năm. Nhưng ngày hôm đó bà trông khác hẳn, đầy tinh thần và khoẻ mạnh. Nhìn thấy sự thay đổi lớn lao nơi bà, tôi rất ngạc nhiên. Bà được sắp xếp ngồi cùng văn phòng với tôi. Trong lúc bàn luận, bà nói với tôi, “Tôi đã tập luyện Pháp Luân Công. Tất cả các bệnh của tôi biến mất một cách mầu nhiệm.” Nghe nói ‘khí công’, tôi ngừng nghe phần giải thích về sau của bà. Khi chúng tôi rảnh, bà đứng sau lưng tôi tập công. Tôi thình lình cảm thấy một luồng gió mát trong khi ngồi nơi đó. Sau này tôi cảm thấy như một sức mạnh to lớn đã đè lên lưng tôi. Tôi cảm thấy công pháp này có chút mầu nhiệm; vì vậy tôi hỏi bà ấy cho tôi mượn một quyển sách.
Ngày hôm sau, bà mang đến cho tôi cuốn CHUYỂN PHÁP LUÂN Khi tôi vừa đụng vào quyển sách, tôi cảm thấy một cái gì giống như điện xuyên suốt cơ thể tôi. Cảm giác rất mạnh mẽ! Tôi tức thời xin bà một bản sao của cuốn sách. Tốí hôm đó, tôi xem băng hình giảng Pháp của Sư phụ. Khi tôi vừa xem một bài giảng, tôi cảm thấy rằng Sư phụ đã đặt Pháp Luân cho tôi. Một tháng sau khi tôi tập Pháp Luân Công, tất cả các bệnh của tôi, như là cao áp huyết, viêm họng, đái dầm và trĩ, tất cả đều biến mất.
Không chỉ khỏi hết mọi bệnh tật của mình, mà cái nhìn của tôi về cuộc đời và tâm thái của tôi cũng thay đổi rất nhiều. Trong quá khứ, tôi nóng nảy, thất thường và ích kỷ. Tôi mất bình tĩnh vì những vấn đề nhỏ mọn nhất bất kể là tôi ở nhà hay nơi sở làm. Sau khi tôi bắt đầu tu luyện, tôi biết rằng tôi phải tự kỷ luật theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Những người mà biết tôi trước đây thường nói là tôi đã trở thành một người khác hẳn.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.08.2010 15:57:20 bởi voconhan >

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 19.08.2010 17:20:47
Ly kỳ về tiền kiếp của vua Minh Thần Tông ở nước Việt


Minh Thần Tông (1572-1620) tên thật là Chu Dực Quân, hoàng đế thứ 13 của triều Minh (Trung Quốc). Trong sử sách hiện lưu truyền một câu chuyện kỳ lạ về tiền kiếp của ông tại một ngôi chùa ở làng Bóng, xứ Đông của nước Đại Việt.


Thời vua Lê Kính Tông (1599-1619) và chúa Trịnh Tùng (1570-1623), năm ấy, triều đình cử một đoàn sứ bộ sang nước Minh; Nguyễn Tự Cường (1570-?), Tiến sĩ khoa thi Giáp Thìn (1604) được bổ làm Chánh sứ. Khi ở phương Bắc, vị sứ thần nước Việt đã vô cùng kinh ngạc khi được biết một câu chuyện ly kỳ do chính vua Minh Thần Tông kể.

Bấy giờ, sau khi thực hiện các nghi thức và công việc ngoại giao, lúc vào cung bái yết Hoàng đế, Minh Thần Tông bỗng hỏi sứ thần Nguyễn Tự Cường rằng: “Người ở nước Nam, vậy có biết chùa Quang Minh của nước Nam ở đâu hay không?”. Nguyễn Tự Cường đáp là không biết, ông băn khoăn tự hỏi không rõ vua Minh muốn biết đến ngôi chùa đó làm gì.

Thấy vẻ mặt đăm chiêu của viên Chánh sứ, Minh Thần Tông nhân đó mới nói với Nguyễn Tự Cường rằng: “Lúc mới sinh ra, trên vai ta đã có hàng chữ son, nói rõ kiếp trước của ta chính là vị Thiền sư ở chùa Quang Minh. Nay, ta muốn xóa dòng chữ ấy đi mà chưa biết phải làm như thế nào”.

Nguyễn Tự Cường thưa: “Thần nghe nói nhà Phật có nước công đức để tẩy trần. Nếu Bệ hạ là kiếp sau của Thiền sư Trụ trì chùa Quang Minh thì phải lấy nước giếng của chính chùa Quang Minh mới có thể rửa được”.

Minh Thần Tông (1572-1620).

Về nước, Nguyễn Tự Cường đem việc này tâu với triều đình. Triều đình bèn cử người đi tìm ngôi chùa mà Minh Thần Tông đã nói tới.

Ngôi chùa đó chính là chùa Bóng tên chữ là Quang Minh Tự, vì xây dựng trên đất làng Bóng nên có tên dân gian như vậy; nơi đây thuộc địa phận xã Hậu Bổng, phủ Hạ Hồng, xứ Hải Dương (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ngày nay). Theo các thư tịch cổ như Lĩnh Nam chích quái, Công dư tiệp ký, Đại Nam nhất thống chí…, chùa được khởi công xây dựng vào cuối thời Trần. Ban đầu có quy mô nhỏ, nhưng qua nhiều đời được trùng tu, mở rộng và được coi là một trong những ngôi chùa đẹp. Sách Đại Nam nhất thống chí chép rằng: “Chùa Quang Minh ở xã Hậu Bổng, huyện Gia Lộc có ngàn cây xanh biếc, bốn mặt nước trong, xa xa phía trước có đường cái chạy qua và có dòng sông bao bọc, thật xứng đáng là một thắng cảnh của thiền lâm”.

Chùa Bóng không chỉ nổi tiếng về vẻ đẹp mà còn được biết đến bởi có nhiều vị cao tăng đạo hạnh, có công lao hoằng dương Phật pháp, trong đó, có Thiền sư Huyền Chân (còn gọi là Thiền sư Bật Sô). Theo Quang Minh tự sự tích cho hay, Thiền sư Huyền Chân người làng Hàm Nghi, xã Danh Hương, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc huyện Kiến Xương, Thái Bình) thế danh là Đức, sinh và mất năm nào chưa rõ.

Tương truyền rằng khi đã về già, một hôm, Thiền sư Huyền Chân nằm mơ thấy Phật A Di Đà (Amitabhâ) đến nói cho biết rằng: “Ngươi dày công với Phật sự đã lâu, lòng từ bi của ngươi đã được Phật Tổ thấu hiểu, vì thế, đến kiếp sau, ngươi sẽ được làm Đại đế ở phương Bắc”.
Tỉnh dậy, Thiền sư Huyền Chân liền kể lại giấc mơ với đệ tử của mình và dặn: “Sau này, lúc ta viên tịch, các con hãy lấy son viết lên vai ta mấy chữ sau: An Nam quốc, Quang Minh tự, Sa Việt Tì khưu sau đó mới đem nhục thân của ta đi hỏa thiêu”. Các đệ tử đều lắng nghe, ghi nhớ và về sau làm theo đúng ý của Thiền sư Huyền Chân.

Vậy là qua tìm kiếm, triều đình nhà Lê không chỉ biết được ngôi chùa Quang Minh mà còn khám phá ra một câu chuyện lạ về tiền kiếp của ông vua nước láng giềng phương Bắc. Sau đó, nhà Lê cho lấy nước giếng của chùa Quang Minh đem sang biếu Minh Thần Tông. Minh Thần Tông liền dùng nước ấy để rửa thì quả là rất hiệu nghiệm, lấy làm vui mừng vì thế đã sai gửi 300 lạng vàng thưởng cho Nguyễn Tự Cường. Tự Cường liền đem toàn bộ số vàng này cúng cho chùa Quang Minh để lo việc trùng tu.

Sau này Nguyễn Tự Cường làm quan đến chức Hữu Thị lang Bộ Lễ, tước Xuân Quận công; khi mất, ông được tặng chức Thượng thư, hàm Thiếu bảo. 

Theo Baodatviet

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 11.09.2010 21:36:54
Di chúc của nhà triệu phú
‘Tôi đồng ý để Hiada thừa kế toàn bộ tài sản của cha tôi. Tôi chỉ có một đề nghị rằng Hiada sẽ trở thành vợ của tôi.’ Hiada đã nghĩ rất nhanh và ký vào: ‘Tôi xin nhận mọi tài sản thừa kế từ thế hệ trước, bao gồm cả người con trai ông’. (Ảnh từ Loelle/Flickr)


* * *
Nhiều năm trước đây tại thủ đô Washington, D.C., vợ của một doanh nhân đã bỏ rơi chiếc ví của bà tại bệnh viện trong một đêm mùa đông. Người doanh nhân này rất lo lắng và quay lại bệnh viện để tìm ngay trong đêm đó, bởi vì trong chiếc ví không chỉ chứa 100.000 đô-la mà còn có cả các tài liệu marketing rất quan trọng.
Khi người doanh nhân vội vã tới bệnh viện, ông nhìn thấy một cô gái nhỏ nhắn nằm ngay dưới chân bức tường hành lang, đang run lên vì lạnh, và trong tay cô gái đó chính là chiếc ví mà vợ ông đã đánh mất.
Cô gái tên là Hiada, cô tới bệnh viện để đưa người mẹ đang bị ốm tới khám bác sĩ. Người mẹ và cô con gái, hai người đang dựa vào nhau để sống, họ rất nghèo, họ bán mọi thứ đáng giá và gom góp chỉ vừa đủ số tiền để nhập viện và ở bệnh viện trong một đêm. Không có tiền, họ sẽ bị đuổi ra khỏi bệnh viện vào ngày tiếp theo.
Đêm hôm đó, Hiada đã bị bỏ lại bơ vơ trong hành lang của bệnh viện. Cô gái cầu nguyện xin Chúa nhân từ cứu giúp và hy vọng sẽ gặp được một quý nhân nào đó sẽ giúp được mẹ cô. Đột nhiên, một người phụ nữ đi từ trên hàng lang xuống và đã đánh rơi chiếc ví mà không hề để ý và vội vã đi qua, có lẽ bởi vì bà đang phải mang một thứ gì đó trên tay. Hiada là người duy nhất ở hành lang lúc đó, cô đã tới và nhặt chiếc ví lên. Khi cô chạy tới sau cánh cửa phía sau người đàn bà kia, thì bà đã ở trên ô tô.
Hiada quay trở lại phòng bệnh viện. Khi mở chiếc ví ra, cả hai mẹ con đều bị sốc vì số tiền quá lớn. Họ đều ngay lập tức nghĩ rằng số tiền kia sẽ có thể giúp mẹ cô chữa bệnh. Tuy nhiên, người mẹ đã nói với Hiada quay lại hành lang và đợi người đánh rơi kia quay lại để tìm.
Bất chấp mọi nỗ lực giúp đỡ cứu chữa của người doanh nhân, mẹ của Hiada đã ra đi và để người con gái nhỏ ở lại một mình. Sau đó, người doanh nhân đã giúp đỡ cô gái nhỏ bé kia, người đã mất đi cả gia đình. Người mẹ và cô con gái không chỉ giúp người doanh nhân lấy lại 100.000 đô-la, mà quan trọng hơn là những tài liệu marketing đã giúp người doanh nhân này về sau thành công hơn bao giờ hết, và trở thành một nhà triệu phú chỉ sau đó không lâu.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Hiada (với sự giúp đỡ của người doanh nhân), đã trợ giúp cai quản việc kinh doanh của nhà triệu phú. Mặc dù nhà triệu phú chưa bao giờ bổ nhiệm cô vào một vị trí chính thức nào, nhưng trải qua rất nhiều thời gian thử thách và học tập, những kinh nghiệm thông thái của nhà triệu phú đã ảnh hưởng tới cô, giúp cô trở thành một nữ doanh nhân thực sự.
Vào những năm sau này, ông đã tham vấn cho Hiada rất nhiều ý kiến giải quyết cho rất nhiều vấn đề gặp phải. Khi mà ông sắp xa rời thế giới, ông đã để lại những dòng đầy từ bi:
“Trước khi tôi biết Hiada và mẹ cô ấy, tôi đã thực sự mất hết tiền, nhưng khi tôi đứng trước bà mẹ và cô con gái, người đã tìm thấy một số tiền rất lớn của tôi khi mà họ đang trong cảnh bệnh tật và nghèo đói nhưng vẫn không màng tới số tiền của tôi, tôi nhận ra rằng họ mới là những người giàu nhất. Họ đã giữ được những tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của con người mà một người doanh nhân như tôi còn thiếu. Tiền của tôi có được phần lớn là do những mánh lới và tranh giành với người khác. Đó là những người mà họ làm cho tôi hiểu được tài sản quan trọng nhất trong cuộc đời là giá trị đạo đức của họ. Tôi cứu giúp Hiada không chỉ vì trả ơn hay vì sự cảm thông. Mà là vì tôi thấy cô ấy như một hình mẫu chuẩn mực của một con người.
Khi cô ấy ở bên cạnh tôi, tôi sẽ luôn nhớ rõ rằng tại bất kỳ thời điểm nào cái gì tôi nên làm, cái gì không, tôi nên kiếm tiền thế nào, tôi không nên kiếm thế nào. Đó là lý do cơ bản cho sự thịnh vượng trong kinh doanh của tôi sau này và khi tôi đã trở thành nhà triệu phú. Sau khi tôi chết, hàng triệu đô-la của tôi sẽ được kế thừa lại hết cho Hiada. Đó không chỉ là để cho mà nó sẽ mang lại thành công hơn và thịnh vượng hơn cho việc kinh doanh sau này. Tôi tin chắc rằng người con trai thông minh của tôi sẽ hiểu được những suy nghĩ của cha nó.”
Khi người con trai của nhà triệu phú đi du học trở về, anh đã đọc rất kỹ bức thư của cha và ngay lập tức ký các giấy tờ chuyển nhượng mà không một chút đắn đo gì: “Tôi đồng ý để Hiada thừa kế toàn bộ tài sản của cha tôi. Tôi chỉ có một đề nghị rằng Hiada sẽ trở thành vợ của tôi.”
Sau khi đọc xong và nhìn thấy chữ ký của người con trai nhà triệu phú, Hiada đã nghĩ rất nhanh và ký vào: “Tôi xin nhận mọi tài sản thừa kế từ thế hệ trước, bao gồm cả người con trai ông”.


Grace Mann
(Theo PureInsight/TalesOfWisdom)

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 03.10.2010 00:34:02
Hồng Nhan Bạc Kiếp Phong Trần

Chiều nay.. sương gió.. cuộn bay
Chiều nay mây xám.. trôi vào.. bến Đông
Chiều buồn.. hiu hắt bên sông
Gọi người.. trong cõi hư không
Gọi đời.. cơn.. mưa giông..

Hồng nhan.. vừa thắm môi đào
Vội sao.. bạc bẽo.. phong trần tủi thân
Giận đời.. không có tình chân
Giận thân lầm lạc.. giang hồ phiêu linh

Tình như.. mây khói chiều đông
Tình như.. bến đón sông qua.. vạn thuyền
Tình như.. duyên kiếp mượn vay
Tình nay đã trả.. đền xong nợ tình...
VCN
Hà Nội 19/8/2010


voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 06.10.2010 23:05:10
HỒN HOANG

Hồn hoang..lạc cõi nhân tình
Tử sinh.. là những.. chuyến đi.. lại về

Hồn mê.. hồn tỉnh.. hồn thơ.. hồn mộng.. hồn không.. có tuổi.. hồn ơi..

Hồn chơi.. hồn ngủ.. hồn đi.. tìm bạn.. hồn hoang.. kiếm tìm.. tình ơi..

Đời hoang .. vắng vẻ.. hồn ta.. cô lẻ.. buồn ơi .. hỡi buồn ..

Muôn trùng.. sóng nước.. mù khơi
tim đời.. trôi nổi.. tình đời.. trăm năm
Mây giăng.. mờ bóng.. nhân hình
Nhân tình.. xô dạt.. biển tình.. nông sâu...

VCN
Hà Nội 17/8/2010




voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 14.10.2010 21:17:33
MONG MANH

Nửa vầng trăng
Buồn đơn lạnh
Nửa hồn ta
Buồn cô quạnh
Dài năm canh
Dài đêm lạnh
Mộng loanh quanh mộng với trăng xanh...

Ừ, đêm lạnh
Ừ, trăng xanh
Hồn ta nhuộm
Màu xanh xanh
Ừ, trăng lạnh
Buồn, trăng xanh.

Đời sao lạnh
Tình mong manh
Thời gian vội
Đời trôi nhanh
Trôi giữa bầu trời màu xanh xanh
VCN
Hà Nội 23/8/2010

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 21.10.2010 23:16:12
NỖI ĐAU TUYỆT VỜI

Vầng trăng thiêng
Dáng nghiêng bên trời
Ngắm ta bên đời... Đang nổi trôi

Bạn đời ơi
Nỗi đau tuyệt vời
Cũng trôi theo dòng... sông thời gian

Thời gian trôi..trôi hoài
Tháng năm dài..không đợi.. ai
Đời phôi phai..
Mai này.. có ai về..thăm ngày.. qua

Nghìn trùng xa
Sóng pha mây trời
Nổi trôi biển đời..nhân loại ơi

Dòng đời trôi
Vẫn trăng bên trời
Nỗi đau tuyệt vời..Linh hồn tôi.
VCN
Hà Nội 23/8/2010


voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 24.10.2010 16:40:20
Thỉnh nguyện lương tâm: http://tin180.com/thegioiblog/cua-so-blog/20111210/thinh-nguyen-luong-tam.html


<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.01.2012 21:23:47 bởi voconhan >

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 30.10.2010 15:14:21
ĐÊM HỎA LÒ

Đêm hấp hối
Những hình hài..câm lặng câm
Đèn vàng in.. bóng chết.. lên tường.. buồng giam.

Đêm xám ngắt
Đêm Hoả Lò..đêm sầu tư
Màn đêm như.. thất sắc.. nhạt nhoà.. hư vô.

Cô đơn và tiếc nuối
Đêm Hoả Lò bi ai
Khúc hát.. phôi phai...giọng trầm

Âm vang điệp khúc nhớ
Đêm hỏa lò yêu đương
Huýt sáo.. trao thương.. tỏ tình

Đêm vẽ chữ
tay gọi người..tay gọi tay
Bàn tay như.. nét bút..trao lời yêu ai

Đêm dài
Có ai.. vừa ngủ.. mộng lành
Đêm dài .. có ai..vừa thở ..nhọc nhằn
Đêm dài mãi đêm.. dài mãi còn dài

VCN
27/8/2010
Nhớ kỷ niệm Hoả Lò 97.

Nghe Vô Cố Nhân hát mộc ca khúc Đêm Hoả Lò: http://hathaykhongbanghayhat.org/node/5676
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.10.2010 15:20:13 bởi voconhan >

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 04.11.2010 19:33:46
Chuyến Tàu Quê Hương

Tàu chuyển bánh chia ly sân ga..sẽ đem ta đến những miền xa
Tàu chở những tâm tư hôm qua..những ước mơ hay những chờ mong
Kìa đồng lúa thơm hương bao la.. xa xa là những.. làng quê nghèo
Tàu trèo qua.. núi quá sông.. bên kia sóng biển đông
Ngồi trông mây sớm nắng lên.. bỗng thấy quê hương mềm dáng êm
Tàu vào nam ra bắc thắp lên.. những giấc mơ xưa đã ngủ quên

Vừa khi đêm xuống.. trăng lên.. lững lờ
Hồn thơ ta rót.. theo bên.. chuyến tàu
Màu quan san thấm.. trong hơi.. gió lùa hương quê

Hồn quê ta đã khắc ghi.. vóc dáng non sông dài chuyến đi
Vì bao thương mến mến thương..dẫn bước ta lên tàu viễn phương
Đường tương lai nhớ bóng ta.. nhớ dáng ta.. những ngày.. đã qua.
VCN
Sài Gòn 08/09/2010

voconhan
  • Số bài : 408
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.07.2008
RE: Vô Cố Nhân - 14.11.2010 12:20:21
Ngàn Năm Ta Đã Chờ Mong

từ khi mang thân người.. nổi trôi trong cõi đời.. nhiều khi chúng ta ngồi dáng mơ màng.. ngắm tương lai..
hỏi tương lai tên gì ..vì sao ta nơi này.. ở nơi đây ta ngồi mắt xa vời..nhớ mong chi..

vì quê hương cũ.. nơi cõi trời xa
giờ đây ta nhớ.. cần phải về nhà
nhà xưa ta đó.. có còn hay ko?
đường xưa quê cũ.. lối về mênh mông
ngàn năm ta vẫn.. chờ Pháp Luân Công

từ khi xa quê nhà..là bôn ba kiếp người..nổi trôi trong biển đời chốn luân hồi cõi nhân gian..
vực sâu kia đang đợi..biển khơi kia đang chờ..hồn mơ lên thiên đàng cũng chỉ là giấc mơ hoang..
hoàng hôn buông bên trời.. kìa ai đang xa đời..ở nơi đây cơn mộng cõi đi về thoáng trăm năm...
ngàn năm đi qua rồi.. ngồi nơi đây ta đợi..chờ qua bao nhiêu đời để mong gặp Pháp Luân Công

hồng hoang.. xưa đã có ghi về năm tháng.. truyền ban Đại Pháp cứu muôn vạn chúng sinh.. tỉnh cơn.. mê lớn muôn đời..người ơi..đắc Pháp trở về.

VCN
Sài Gòn 28/10/2010

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 7 trang, bài viết từ 61 đến 90 trên tổng số 188 bài trong đề mục