Vô Cố Nhân
Binh Tửu Thành Sầu ( Ca khúc )
Vướng gót tơ vương cõi bụi hồng
Vướng gót tơ vương cõi tình nhân gian
Lạc dòng đời nơi cõi tình nhân gian.
Cứ sống hoang mang những Xuân qua Hạ
Cứ sống bâng khuâng buồn như những cơn thu dài
Dài thật dài thêm mỗi từng đông qua.
Từ ngàn xa ngàn xưa thật xa xưa
Biển đời chưa ngừng sóng bao giờ
Mà bên bờ - khổ sầu giăng như luỹ như thành.
Những ai kia trong đời - lòng bơ vơ niềm tin lạc lối
Sống không đêm không ngày - chỉ cơn say ngày qua từng ngày
Hãy nâng ly tiêu sầu - đừng quên câu "sầu thêm sầu lắm"
Hãy nâng ly tiêu sầu - dụng binh Tửu phá thành Sầu thần thông
Không như quỷ uống men sầu - chẳng như người uống: sầu càng sầu thêm.
Vô Cố Nhân
Sài Gòn 22/08/2009
Lời Thề Từ Quá Khứ
Ẩn nhẫn chờ - cho tới vận xa
Vận này cơn bĩ - lắm phong ba
Những là - khó nạn - nào ai hiểu
Rượu cũng thiếu - buồn thành nhân ba.
A ha
Ta muốn say mà sao không say.
Này bạn đời ơi nơi cõi trần gian
Ngàn vạn cơn vui chẳng qua một cuộc sầu
Màu thời gian pha trong cõi người ta
Là màu hôm qua pha lẫn màu buồn
Dòng thời gian luôn luôn cướp đời ta
Mà - đời ta muôn kiếp trả nợ.
Ẩn nhẫn chờ - cho tới vận xa
Nửa đời ta ngỡ - đã phôi pha
Thế mà - bây giờ - tìm bỗng thấy
Pháp Luân - Công mở - lối đời ta.
Và từ đây - ta nguyện sẽ tu luyện
Tiền duyên - muôn đời với Ân Sư
Từ quá khứ đang nhắc câu thề
Về năm tháng Chính Pháp nơi này
Ngày - nay ta gắng sức cho tròn - ước xưa
Vừa khi - tâm nguyện đã xong rồi
Hồi gia - ta về cõi riêng ta.
Vô Cố Nhân
Sài Gòn 24/08/2009
Trả Cho Đời Mưa Gió Phong Sương
Vừa ngày kia mưa gió thật tơi bời
Người đợi tôi trên phố chiều mưa rơi
Đợi mong gì
Chờ mong gì
Mà manh áo ướt thân gầy thêm xanh xao.
Bao năm qua
Anh vẫn chờ
Chờ mong ngày ma túy em cai
Chờ mong hoài cho đến tương lai.
Hai hôm qua
Em đã về
Nửa câu thề em vứt bên tai
Và em lại phê thuốc lai rai.
Hai hôm nay
Anh đã buồn
Anh đã sầu, anh đã xa em
Từ bây giờ anh đã xa em.
Em mong chi
Anh đi rồi
Trả em đời mưa gió phong sương
Trả em từng câu nói yêu thương.
Nào ngờ đâu khi số phận an bài
Gặp lại em khi cuối đời em tôi
Thật đau lòng
Nhìn em nằm
Màu xanh buốt xác thân gầy xanh hư hao.
Bao đam mê
Em trao đời
Trả cho đời khăn áo thơm hương
Trả cho đời mưa gió phong sương
Từ bây giờ thôi hết tơ vương
Tôi với người xa cách âm dương.
Vô Cố Nhân
Sài Gòn 24/08/2009
Mai Sau Qua Kiếp Luân Hồi
Người tôi yêu đã chết rồi
Hồn hoang sóng nổi luân hồi biển khơi
Tuổi đời hơn chút hai mươi
Người ơi sao vội bỏ đời bên tôi.
Ôi thôi mình đã xa nhau rồi
Từ nay ngăn cách đoạn đường âm dương
Thương em lệ rớt trên mi sầu
Vì đâu ngang trái đọa đầy thân em.
Xem ra có mấy cơn buồn
Mấy cơn đau nỗi đoạn trường tâm can
Nhân gian đau nỗi chia lìa
Kìa con chim khóc đầu cành bi ai
Mai sau qua kiếp luân hồi
Người ơi xin nhớ trọn đời bên tôi.
Vô Cố Nhân
Sài Gòn 26/08/2009
Vô Cố Nhân ( ca khúc )
Lạc sâu trong cõi tình vô định
Tỉnh giấc mê hồ - vô cố nhân.
Vẫn biết đời luôn có hợp tan
Tình là men đắng - cõi nhân gian
Oan tình - duyên loạn - nào ai buộc
Cuộc đời luôn là những nợ tình.
Bởi - còn say - men tình nhân
Cuộc - đời ta - vẫn còn mê
Lối về - đi lạc - đường xa đó
Có phải - linh hồn - đó là ta?
Đường xa - ta hồi bước quay về
Miền quê - thiên đường chốn thân thương
Từng bước ta bước ta về
Từng bước ta thoát não nề
Từng bước ta thoát xa dần chốn mê...
Về nơi - an lạc cõi riêng mình
Tình kia - trao lại cõi nhân gian.
Vô Cố Nhân
Sài Gòn 26/08/2008
Có Phải Linh Hồn Đó Là Em( Ca khúc )
Men cay chuốc đắng môi hồng
Men say chuốc đắm đêm nồng hương trăng
Trăng rằm em tuổi mười lăm
Trăng nằm em đứng ở lưng cõi đời
Lưng trời trăng gió mênh mông
Không buồn như cõi đời gian dối tình
Oan tình duyên bạc như vôi
Oan tình nên rượu mềm môi... ơi... hời...
Đời như cơn mộng thôi
Buồn vui chia đầy vơi
Bến đời - lưu lạc - cùng sương gió
Có phải - linh hồn - đó là em
Vô Cố Nhân
Sài Gòn 27/08/2009
Lạc Cõi Mơ Hồ
Lối đi về trên cõi trần gian
Là lối vào cơn mê tình ái
Sẽ đưa ta đến cõi mơ hồ.
Trong tình cờ ta đã gặp em
Và biết rằng yêu em nhiều lắm
Có hay chăng cô gái yêu kiều.
Em mỹ miều ta đã vội yêu
Bằng mối tình hoa gương mộng kính
Nắng lung linh hoa kính đa tình.
Hai đứa mình duyên có vẻ xinh
Đẹp mối tình hoa gương mộng kính
Nắng lung linh hoa kính tươi màu.
Sau một ngày mưa gió tả tơi
Đời bỗng buồn gương tan mộng vỡ
Giấc mơ hoa nay đã xa rồi.
Môi má nào nay đã nhạt phai
Đường quá dài tương lai mờ tối
Lối quanh co có dáng mơ hồ.
Vô Cố Nhân
Sài Gòn 27/07/2009
Thơ hay quá thanks
Mưa Qua Bốn Mùa (Ca khúc)
Mưa mùa xuân thơm mát không gian
Cho ngàn lộc biếc non xanh
Trên cành nhân gian cây đời
Ngời trên đôi mắt em thơ
Màu xanh như vẽ trong mơ
Ngỡ ngàng xuân qua đêm mộng
Tuổi hồng thêm giấc mơ hồng.
Mưa từng cơn mưa đắm
Mưa hạ nhạt nhòa và lắm nguồn cơn
Như người yêu hay dỗi hờn
Mưa hạ là thế từng cơn.
Mưa mùa thu như khóc như than
Cho ngàn sầu chứa mênh mang
Lá vàng hoang mang xa cành
Mảnh trăng thu dáng mong manh
Lạnh trong đêm vắng bơ vơ
Hững hờ thu qua thu lại
Đường dài thêm bước chân dài.
Ru từng cơn gió bấc đêm đông
Mưa phùn lạnh buốt hư không
Rớt vào mênh mông tim đời
Rơi vào trần thế ngàn năm.
Vô Cố Nhân
Sài Gòn 27/09/2009
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.01.2012 21:20:01 bởi voconhan >
Mộng Mây Hoa ( Ca Khúc )
Tình yêu đã đến - bên đời ta ... a ha ... thật gần
Ngọt ngào say đắm - trên bờ môi ... ân cần ... tiếng yêu
Chiều nao em đến - bên thềm ... thắp lên ... mộng xinh
Tình say cơn lũ - hoa tràn ... bến mơ ...
Thơm nồng - hoa mộng - hoa đầy ngập sắc hoa - chỉ riêng - hai đứa mình - giữa muôn hoa.
Ngàn mây - la đà - hiền hòa - và ánh dương - đã pha màu - hoa thắm mây.
Vườn mây - hoa lá - xinh tươi - tuyệt vời
Ngập trời tiếng chim - ca vang - rộn ràng
Ngàn muôn ân ái - hai ta - nồng cháy
Cháy trong tim hồng - lửa nóng - ân tình.
VCN
Sài Gòn 14/11/2009
Hồng Thủy Ký
biển cuộn sóng gầm
nước ngập mênh mang
những xác người trôi dạt
có khác chi củi rác bọt bèo
cuốn theo dòng nước xiết
là những chiếc xe hơi
tất cả đều trôi
trong sóng thần cuồng nộ
kinh hãi vô cùng..
những gì đang diễn ra ở Nhật
có phải là sự thật?
vâng, là sự thật
rất khủng khiếp
thật đau lòng
mới chỉ là cơn tiểu hồng thủy
mà đã quá bi thương
hãy tưởng tượng
những gì nói đến trong Cựu ước
liệu có phải là quá hoang đường
ko, ko phải chỉ là câu chuyện
hay là lời cảnh tỉnh con người
mười phần tin tưởng
đó là một sự thật phi thường
đại hồng thủy
ko chỉ là hăm dọa con người
đó chính là
đại thảm họa đại bi thương
VCN
Sài Gòn 13/6/2o11
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.03.2011 01:05:18 bởi voconhan >
TRĂNG XANH ( Ca khúc )
Nửa vầng trăng
Chênh chếch bên ngang lưng trời
Buồn ơi
Riêng nỗi cô đơn vơi đầy
Lạnh giá
Ngàn vạn kiếp trăng đã qua
Mà trăng...vẫn muôn đời trăng.
Nửa hồn ta
Riêng nỗi cô đơn hiu quạnh
Lạnh thêm
Đêm vắng trăng soi canh dài
Dài quá
Chập chờn giấc mơ nhớ quên
Gọi tên... cố nhân – người ơi.
Đời này ta thiếu tơ duyên
Thuyền xa bến vắng trăng nằm ngẩn ngơ
Hững hờ mây gió bơ vơ
Nửa đêm nỗi nhớ thương gợi niềm đau.
Màu trăng
Mang sắc xanh pha cơn mộng... dở dang
Nàng trăng
Đang khóc thương đôi nhân tình... buồn quá
Màu buồn vấn vương mắt ta
Nhuộm pha... sắc trăng màu xanh. VCN
Sài Gòn 27/11/2009
BẾN ĐÔNG ( Ca khúc )
Em đem... mùa... Đông đến
Bên thềm... hoa... lạnh không
Trông mây... buồn... ảm đạm
Thương cảm... hồn... mênh mông.
Bến Đông... bến đời xót xa trông
Bến Đông... bến vào cõi hư không
Bến chờ... năm tháng đời ta chết
Bến đợi... đời ai giữa dòng đời.
Giá băng ơi... đất trời... thê lương quá
Em nằm đây... sắc hồng... phai môi má
Đã không còn... hơi ấm... mới hôm qua
Tiễn em vào... Đông giá... lạnh bao la.
VCN
Sài Gòn 01/12/2009
Tâm tính thay đổi số mạng cũng biến đổi theo
[MINH HUỆ 29-9-2008] Vào thời nhà Minh ở trấn Giang Tô Giang Kinh có một tú tài tên là Trương Sinh. Hoàn cảnh gia đình anh ta rất nghèo khó, tư cách của anh thì tồi tệ, thường hay làm hại hàng xóm láng giềng. Tính nết anh ta lại khá hào sảng, tiền của mà anh ta vơ vét được nhờ bắt chẹt dọa dẫm người ta thì anh ta lại tùy ý đem cho khắp nơi, trong số hàng xóm rất nhiều người túng quẫn cũng được anh ta giúp đỡ rất nhiều, cho nên lương thực tiền của trong nhà anh ta chẳng giữ được lâu.
Có một năm vào đêm giao thừa, gia đình Trương Sinh lại không còn gì để ăn nữa. Anh ta thầm nghĩ trong số bạn cũ và thân thích đều đã từng có thù oán, hơn nữa phần lớn đều là những kẻ tiểu nhân nịnh bợ, nghĩ mãi không ra nhà nào có thể tới vay mượn chút tiền, bản thân lại không muốn vẫy đuôi van xin, cầu cạnh người ta. Anh ta mượn gia đình một cuộn vải cũ, tới hiệu cầm đồ ép người ta cầm với giá ngàn đồng tiền, mua một đấu gạo, thực phẩm và hương nến giấy, bỏ trong giỏ đi về nhà. Chiều tối hôm đó tuyết rơi dày, trên đường trơn trượt, anh đi nhanh về tới cổng nhà không cẩn thận bị ngã, tất cả những thứ trong giỏ bị đổ rơi vào vũng bùn. Trương Sinh vội vàng vào nhà cầm đèn trở ra tìm. Bất ngờ anh nhặt được một cái bao to, nhấc thử lên thấy rất nặng. Xách bao về nhà xem thử, bên trong có mấy thỏi vàng, hơn mười lượng bạc vụn, và hơn 100 đồng bạc trắng, mấy trăm tiền lẻ, một quyển sổ kế toán, mấy quyển sổ tay nhỏ, biết đó là những đồ của một nhà buôn tơ lụa. Trương Sinh sung sướng vô cùng, nghĩ thầm từ nay về sau có thể sống yên ổn rồi. Đúng lúc đem vào buồng trong, đột nhiên lại nghĩ: những thứ này nhất định là sổ kế toán thu của một người làm mướn trong cửa hàng tơ lụa, lúc đi ngang qua đây đã đánh rơi. Nếu như không giao được cho chủ tiệm, người này chắc chắn chỉ còn đường chết thôi. Chi bằng đợi người đó đến, trả lại cho người ta. Thế là mang túi, tự mình cầm đèn ngồi ngoài cửa giữa trời gió tuyết và chờ đợi.
Không lâu sau, thấy ở đàng xa có một ông lão và mấy người thiếu niên đi tới, tay cầm đèn hiệu của cửa hiệu tơ tằm, vừa đi vừa soi chiếu dọc con đường để tìm kiếm, dáng vẻ hoảng loạn. Trương Sinh nghĩ đây chắc chắn là người mất của, bèn chào hỏi họ: “Các vị đang tìm thứ gì thế?”.
Ông già thoáng nhìn thấy đó là Trương Sinh, biết anh ta là kẻ vô lại, không dám nói thẳng, chỉ úp úp mở mở muốn tránh đi.
Trương Sinh nói lớn: “Các người xách đèn lồng soi tìm khắp nơi, có phải là tìm đồ thất lạc hay không, trả lời tôi mau!”.
Ông già đành phải nói thật: “Vừa rồi tôi mang sổ kế toán thu đi ngang qua đây, gặp phải trận mưa tuyết, vội vàng gấp rút lên đường, đã đánh mất một bao vải, cho nên quay lại tìm kiếm. Bây giờ tìm không thấy, chắc là bị người đi đường nhặt mất rồi!”.
Trương Sinh hỏi ông ta trong bao đựng thứ gì, ông già kể tất những tiền bạc sổ sách ra, hoàn toàn phù hợp. Trương Sinh nói: “Xin mời đến nhà tôi ngồi chơi một lát, tôi đã biết người nhặt được của là ai rồi!”.
Ông lão vái Trương Sinh một vái, nói: “Nếu tiên sinh biết là ai xin hãy lập tức cho tôi biết, không dám tùy tiện tới nhà anh quấy rầy!”.
Trương Sinh nói: “Ở đây tuyết rơi nhiều, nhà kẻ hèn này ở ngay bên cạnh đây!”.
Nói xong anh ta lôi ông lão về nhà mình, vào trong mang ra cái bao vải và nói: “Mau xem có đúng là thứ này không?”.
Ông lão kinh hãi nhìn anh ta, môi không động đậy, không dám nói gì cả. Trương Sinh trấn an ông lão và nói: “Lão tiên sinh chớ nghi ngờ tôi. Nếu tôi muốn giữ những thứ trong túi này thì việc gì phải ngu dốt mà ngồi chờ ông đến để nói cho ông biết chứ!”. Vừa nói vừa đưa bao vải cho ông già.
Ông lão khóc nước mắt như mưa, nói: “Tôi làm quản lý sổ thu của cửa hàng, thứ tôi làm mất hôm nay chính là toàn bộ tiền bán hàng, bồi thường cũng không nổi, chỉ có con đường chết thôi. Cảm tạ tiên sinh đã cứu tôi!”.
Ông lão dập đầu lạy như tế sao. Sau khi đứng dậy, ông lão xin Trương Sinh hãy giữ lại một nửa. Trương Sinh thẳng thừng từ chối.
Ông lão nói: “Tiên sinh không nhận, tôi cũng không thể đi được!”.
Trương Sinh cười nói: “Không cần phải biếu, cho tôi mượn tạm mấy đồng bạc để tết này có thể ăn được bữa cơm no, vậy là cám ơn Ngài rồi!”.
Ông lão thấy anh ta rất thành thật, không dám nói gì thêm bèn lấy mấy đồng bạc trao cho anh ta, khấu đầu cám ơn rồi đi.
Trương Sinh cầm tiền ra ngoài mua lương thực và hoa quả để cúng Thần cúng Trời. Vợ chồng ăn bữa cơm tất niên. Đêm đó Trương Sinh nằm mơ bị người ta bắt trói, mang tới trước mặt một người dáng dấp như Vương giả. Vị Vương giả trách mắng anh ta nói: “Anh làm nhiều việc bất nghĩa, nếu không sửa lại, thì đáng rơi vào đường ngạ quỷ đó!”.
Trương Sinh đang dập đầu xin tha, đột nhiên có một người cầm một bản cáo trạng tới bẩm báo.
Vị Vương giả xem qua lập tức dịu lại và nói: “Đây là việc đại thiện, đủ để tiêu trừ những việc làm ác ngày xưa. Cần phải hoàn trả phúc lộc lại cho anh ta, ghi tên anh ta vào danh sách thi đậu khoa bảng năm nay”.
Rồi ông ta nói với Trương Sinh: “Sau khi anh trở về cần phải thực tâm hối cải những lầm lỗi trước kia, một lòng hướng thiện thì tương lai sẽ rất sáng sủa!”.
Trương Sinh tỉnh giấc, biết đó là về chuyện mình đã trả lại tiền của cho người ta, cảm thấy như đang được Thần phù hộ. Sau khi trời sáng, anh đứng trước bàn thờ Thần linh thề sẽ biết tự kiểm điểm bản thân, không làm điều ác chỉ làm việc thiện để chuộc lại những tội lỗi trước kia. Chẳng bao lâu sau, ông lão ngày trước mũ áo chỉnh tề tới nhà anh cảm tạ và nói: “Lần trước nếu không có tiên sinh làm ơn làm phước thì tính mạng của cả nhà lão đều đã không còn nữa rồi! Tôi đã báo cáo việc này lên chủ nhân của tôi rồi, ông ấy chắc chắn sẽ có báo đáp”. Trương Sinh khiêm tốn cảm ơn ông lão. Từ đó về sau anh hết lòng làm việc thiện, nhưng cuộc sống còn túng quẫn hơn, thường mấy ngày liền chẳng có gì để ăn.
Rằm tháng 7 âm lịch năm ấy, tất cả tú tài đều tới Kim Lăng tham gia cuộc thi Hương. Nhưng Trương Sinh một đồng cũng không có, thậm chí mỗi bữa cơm hàng ngày cũng khó kiếm, nên không còn nghĩ đến chuyện đi dự thi nữa. Lúc ấy bỗng nhiên anh lại gặp được ông lão ngày trước.
Ông lão hỏi anh: “Vì sao tiên sinh còn chưa lên đường tới dự thi?”.
Trương Sinh trả lời là vì không có tiền.
Ông lão lại nói: “Tiên sinh là một người lương thiện, thi Hương chẳng lẽ lại không thể tham gia! Xin tiên sinh hãy về trước và ở nhà đợi tôi!”.
Trương Sinh về nhà một lát sau thì ông lão cùng với một thanh niên tới. Ông lão nói với Trương Sinh: “Vị này chính là chủ nhân của tôi, cảm động nghĩa cả của tiên sinh, muốn báo đáp tiên sinh đã lâu! Nghe nói tiên sinh muốn đi thi nhưng cuộc sống khó khăn, xin tặng 20 vàng và 4 thạch gạo trắng”.
Rồi ông lão lại lấy từ trong tay áo ra 20 vàng trao cho Trương Sinh nói: “Đây là tiền công tôi dành dụm được, cũng kính tặng tiên sinh, xin tiên sinh hãy mau chóng đi thi!”.
Trương Sinh từ chối không được đành nhận lấy, rồi lập tức đáp thuyền tới Kim Lăng dự thi. Đến khi yết bảng quả nhiên thi đỗ. Ông lão cùng chủ cửa hàng lại tới biếu Trương Sinh tiền lộ phí về kinh đô dự kỳ thi Đình. Trương Sinh thi đỗ tiến sỹ, rồi được làm quan Quán sát sử.
Thiện niệm là quý báu nhất, Trương Sinh nhờ vào một thiện niệm đã tiêu trừ tội lỗi đọa vào đường Ngạ quỷ, thậm chí còn được bổng lộc vinh hoa, thật là nhanh chóng! Anh ta gặp món lợi lớn mà không nổi lòng tham, cũng là vì anh có thiện căn thích giúp đỡ chu cấp cho người gặp khổ nạn. Chuyện này chứng tỏ rõ vận mệnh con người không phải là “nhất thành bất biến” (nghĩa là khi số phận đã được bên trên an bài thì không thay đổi được chút nào), mà quan trọng là ở chỗ tự mình lựa chọn ra sao! Trời cao chủ trì công đạo, phạt ác khuyến thiện, báo ứng phân minh. Thiện có thiện báo, là để cổ vũ nhiều người làm việc thiện; ác có ác báo là để khiến người ta biết cảnh giác giữ gìn. Do đó loài người trên thế gian này, nhất định cần tuân theo Thiên Lý, luôn ôm ấp thiện niệm trong lòng. Người lương thiện trên thế gian được người đời khâm phục tôn kính, tự nhiên sẽ được Trời cao che chở, khiến cho phúc báo được dài lâu. Trái với Luật Trời, ngược với lòng người, hiểm ác tàn nhẫn, thì không phải “Đạo”, chúng ta cần phải hết sức kiên trì để ngăn chặn chúng. Theo minhhue
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2010 16:29:11 bởi voconhan >
500 quan tiền
Cuối thời nhà Tùy, ở Thái Nguyên (Trung Quốc) có một người thư sinh, làm nghề dạy học kiếm sống qua ngày, hoàn cảnh gia đình rất nghèo khó. Nhà anh rất gần kho bạc của quan phủ. Có lần, anh ta lẻn vào kho bạc, thấy trong kho có mấy vạn quan tiền, dằn lòng chẳng đặng bèn lấy trộm một ít. Đúng lúc đó, một người tay cầm thương, khoác một bộ giáp vàng xuất hiện và nói với anh ta:“Anh cần tiền, có thể đến chỗ ngài Úy Trì xin một tờ chi phiếu, tiền này là của Úy Trì Kính Đức”. Người thư sinh bèn đi khắp nơi hỏi thăm Úy Trì Kính Đức, nhưng mãi vẫn chưa tìm được.
Một ngày anh ta tới một tiệm rèn, nghe nói ở đây có một người thợ rèn tên là Úy Trì Kính Đức. Người thư sinh vào tiệm thì thấy Úy Trì Kính Đức cởi trần đầu tóc rối bù đang nện búa. Người thư sinh không nói gì, mãi đến lúc Úy Trì Kính Đức nghỉ ngơi mới vội vàng bước tới chào hỏi.
Úy Trì bèn hỏi anh ta: “Tại sao anh lại tới đây?”.
Anh ta trả lời: “Gia đình tôi rất túng quẫn, ngài lại rất giàu sang, tôi muốn xin 500 quan tiền, chẳng biết có được không?”.
Úy Trì rất tức giận nói: “Tôi là một người thợ rèn, sao lại giàu sang được chứ? Anh đang sỷ nhục tôi đó à!”.
Người thư sinh nói: “Nếu ngài có thể thương xót tôi, chỉ cần viết cho tôi một mảnh giấy chứng là được rồi, về sau Ngài sẽ biết đầu đuôi chuyện này là như thế nào”.
Úy Trì chẳng biết làm sao, đành để người thư sinh viết mảnh giấy. Trên mảnh giấy ghi rằng: “Nay giao cho …. 500 quan tiền”. Đề ngày tháng năm, cuối cùng đưa Úy Trì ký tên vào.
Người thư sinh cảm ơn xong cầm mảnh giấy đi. Úy Trì và mấy người thợ phụ vỗ tay cười nghiêng ngả, cho là thư sinh này vô lý quá. Người thư sinh mang mảnh giấy trở về kho bạc, gặp lại người mặc áo giáp vàng trình mảnh giấy lên. Người ấy xem xong cười và nói: “Được”. Sau đó ông ta bảo người thư sinh mang mảnh giấy treo trên xà nhà, rồi cho phép thư sinh lấy tiền, nhưng chỉ cho 500 quan tiền thôi.
Mấy năm sau, Kính Đức phò tá Đường Thái Tông Lý Thế Dân lập được công lao rất lớn. Khi ông ta giải ngũ về quê, Hoàng đế phê chuẩn cấp cho ông ta nguyên một kho tài vật còn phong kín. Thuộc hạ của Úy Trì Kính Đức mở kho, kiểm tra số lượng theo sổ sách kế toán, phát hiện thiếu 500 quan tiền. Đang lúc muốn xử phạt người coi kho, đột nhiên phát hiện mảnh giấy treo trên xà nhà, Kính Đức xem qua, thì ra đó là mảnh giấy viết từ thời còn làm thợ rèn. Ông ta vừa kinh ngạc vừa tán thưởng suốt mấy ngày liền, phái người âm thầm đi tìm người thư sinh ấy. Khi tìm được người thư sinh nói chuyện, anh ta liền đem hết đầu đuôi sự việc kể lại cho Úy Trì Kính Đức nghe. Kính Đức bèn trọng thưởng cho người thư sinh, còn đem tài vật trong kho chia tặng cho bạn bè mình ngày trước.
Thông qua câu chuyện này chúng ta hiểu được rằng, phú quý giàu sang hoàn toàn là do Trời định, không sai chút nào.
Chuyện này lấy trong bộ “Đường dật sử – Úy Trì Kính Đức”.
Theo Minhhue
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2010 16:27:30 bởi voconhan >
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu: