voconhan
-
Số bài
:
408
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 24.07.2008
|
RE: Vô Cố Nhân
-
04.05.2011 01:41:20
Chuyện tình Bi và Mi Nắng hong trong gió mùi hương điều ngai ngái. Nắng trải vòng vèo trên con đường đất đỏ quanh co. Nắng, bụi và những tiếng ho.. những tiếng ho húng hắng, nằng nặng, khàn khàn.. Dưới tán rừng điều lui cui những cô gái xinh xinh xắn xắn đang thu gom, nhặt nhạnh những trái điều chín rụng. Mùi ngai ngái là từ những trái điều, còn những tiếng ho là từ phía khu bệnh xá cũ kỹ của trại cai nghiện. Quên, không có gọi là trại cai nghiện, ở đây người ta kêu là Trung Tâm Chữa Bệnh Phú Văn, một kiểu trại tập trung cai nghiện và cải tạo bằng lao động. Nghề lao động được đào tạo ở đây thì có nhiều, nhưng bây giờ là mùa thu hoạch điều, vậy nên trung tâm huy động tối đa học viên đi thu gom hạt điều. Nắng đã xế chiều, các cô gái xem ra không có vẻ gì mệt mỏi lắm, chỉ thấy những mồ hôi lấm tấm trên má thắm ửng hồng, trông ra lại đẹp. Đúng thật là đẹp. Trong một chiều xiêu bóng nắng, Bi quen một trong những cô gái xinh đẹp này, ngay trong trung tâm cai nghiện này. Tình say. Cứ mỗi ngày không gặp em Mi, Bi lại thẫn thờ ngơ ngẩn, vậy mà khi gặp rồi cũng có chuyện gì đâu, chỉ dăm câu ba điều, nắm tay nắm chân, hôn như hôn trộm một cái, vòng tay ôm lẹ một cái, vậy thôi.. rồi lại đứng xa xa ngắm nhìn cô bé.. được như thế cũng đã là khó khăn lắm rồi, qua mặt mấy cô quản giáo đâu phải dễ dàng gì. Bi không lý giải được mối tình ngang trái này, mà cũng không cần lý giải, bởi Bi tin vào duyên phận. Bản thân Bi không nghiện hút, đến thuốc lá cũng đã bỏ cả năm rồi, giờ chỉ có bia rượu thôi.. Bi có mặt trong trung tâm cai nghiện là bởi đang làm quản lý cho một công ty xây dựng đang thi công cái bệnh xá mới trong này.. xem ra học viên cai nghiện đổ bệnh nhiều.. chết cũng nhiều.. nên phải xây thêm khu bệnh xá mới. Cán bộ trung tâm biết Bi quen học viên nữ thì cũng có nhắc nhở, rằng số học viên có “ết” ở đây là rất cao, nhưng mà Bi, vốn là kẻ coi giời bằng vung thì chuyện nhỏ đó có nghĩa gì.. hơn nữa Bi lại thật lòng yêu em Mi, bởi vậy mới nên chuyện. Mối tình này, chẳng khác gì sét đánh ngang tai. Mọi người bảo Bi mê gái quá.. xã hội thiếu gì gái đẹp, ngoan, hiền.. lại đi chui vào đây yêu một em nghiện.. điên, điên quá.. Nói vậy mà cũng nói được chứ, chả hiểu gì về duyên nợ cả.. người ta nợ nhau, thiếu nhau.. thiếu tình, thiếu tiền, thiếu duyên, thiếu nợ.. ơ hơ hơ.. ai biết đâu.. đều là từ đã lâu trong tiền kiếp, ai biết đâu đấy.. nợ thì phải trả, phải quen, phải gặp, phải ghét, phải yêu thôi.. đời vẫn thế, tình muôn đời vẫn thế rồi.. Mỗi chiều mỗi gặp, mỗi nhớ, mỗi trông.. để gặp Mi, Bi phải chạy tới chạy lui, coi ngó xem em hôm nay em xuất trại hướng nào, làm việc ở đâu, rồi phải canh chừng cán bộ, học viên, chuyện nọ chuyện kia, rất là nhiều chuyện.. vậy mà Bi thấy vui vẻ yêu đời lắm, và đôi khi cũng mơ mộng xa xăm.. Quen chẳng bao lâu thì Bi hết nhiệm vụ, phải về Sài Gòn. Gấp quá, chẳng nói trước với Mi được. Chiều đó, Mi về trại rồi, Bi tìm cách mon men đến gần sát bên hàng rào, may mà gọi được Mi ra, hai đứa đứng xa xa hai bên hàng song sắt, mắt nhìn nhau mà lệ khóc trong tim. Hôm sau, phải rất khó khăn Bi mới gặp được Mi trong buổi sáng, chỉ kịp nhìn sâu vào đôi mắt sâu đen láy, nghe Mi nói “Em Yêu Anh” cho tim đầy mãn nguyện, Bi sắp xếp trở về Sài Gòn.. Sau nụ hôn cuối cùng chia biệt, Bi quay đi chẳng ngó lại một lần, Bi sợ khóc và sợ nhìn Mi khóc.. đi một hơi, nghe nhói nhói tim đau.. Bi về Sài Gòn rồi, lúc đó Mi mới “chữa bệnh” trong trung tâm được 3 năm. Với thời hạn 5 năm theo quy định, thì thời gian còn lại của Mi cũng khá dài. Bi vẫn gửi quà, thư từ qua lại và gửi cho Mi sách “Hạt giống tâm hồn”.. Bi không hỏi Mi có thích đọc không, nhưng Bi muốn Mi hướng thiện, Bi cứ gửi cho Mi những sách về tình bạn, tình người có tính giáo dục, nhân văn.. và Bi cũng viết cho Mi những vần thơ khao khát mong chờ. Mi cũng nhờ những người mãn hạn, hoặc nghỉ phép mang dùm thư hồi âm cho Bi, những thư đó, Bi giữ gìn và nâng niu trân trọng, rồi đôi khi lấy ra đọc lại, lại vơi đầy mắt lệ thương mong. Một ngày nọ Mi báo tin mới xét nghiệm, kết quả âm tính, Mi rất vui mừng. Lá thư đầy phấn khích, lạc quan, yêu đời, Bi đọc cũng vui cùng mơ mộng của Mi. Rồi một ngày kia Mi báo tin ngã bệnh phải vào trong cái bệnh xá mà trước đây công ty Bi xây. Mi bệnh cả tháng trời rồi, giờ qua hồi nguy kịch, Mi mới chịu báo cho Bi. Một tin buồn hiu hắt. Một khung trời ảm đạm. Một linh cảm chẳng lành. Bi lên Phú Văn thăm Mi cấp tốc. Phũ phàng sao giây phút lệ tương phùng.. bé Mi xinh của một năm về trước, lúc này đây tiều tụy đến nao lòng. Mặc Mi ngăn cản, Bi vẫn liều lĩnh chạm phớt môi Mi và cảm nhận một nụ hôn nồng hơi bệnh. Giờ đây, Bi buộc phải tin là Mi đã “Hát” rồi. Sau này Mi trở nên trầm cảm, có lúc đòi chết trên Phú Văn, đòi ở lại Phú Văn không về. Cũng có lúc vui lại được tí.. chỉ tí chút thôi, rồi lại rất nặng nề.. Mi nói ko hiểu tại sao lại bị nữa.. lúc trước làm xét nghiệm một khác, vậy mà sau làm xét nghiệm nữa lại khác rồi.. Bây giờ Bi mới hiểu, lúc trước cán bộ trung tâm nói về tỉ lệ “ết” ở Phú Văn cao như thế nào, giờ mới xác thực được.. nhưng mà Bi không bất ngờ, vì ngay từ đầu Bi đã tính cả tình huống này rồi, chỉ buồn số phận nghiệt ngã đã đưa Bi và Mi đến gặp nhau trong cái cảnh này, giờ có thế nào thì Bi vẫn hết lòng yêu thương Mi thôi.. Đầu năm 2008, Mi mãn hạn hồi gia. Điều bất ngờ là Mi không báo Bi.. Mi lẳng lặng về, cố tình tránh Bi, đến khi gặp rồi thì kiếm chuyện, tạo tình huống để Bi giận Mi.. để Bi xa Mi.. và Bi đã giận thật.. chỉ vì một chút suy nghĩ ích kỷ hẹp hòi, Bi đã không nhận ra kế của Mi.. Mi không muốn Bi cùng Mi những tháng ngày tuyệt vọng, Mi đã tạo tình huống để Bi giận mà mãi cách xa Mi.. (Ảnh minh họa: internet) Mi lại gặp bạn bè cũ, Mi lại chơi xì ke, rồi hoàn cảnh đưa đẩy, Mi phải bán xe, rồi Mi lại dạt nhà.. Mi ra cầu Bình Triệu.. Mi ra đứng đường ngắm mưa rơi, sương rơi.. Mi ném đời vào giang hồ gió bụi. Lúc này người bạn Mi cùng ở trên Phú Văn lúc trước gọi cho Bi, nói “anh ra cầu Bình Triệu chở con Mi về cho mẹ nó đi, nó bỏ nhà ra đứng đường cả tuần nay rồi, em cũng không đưa nó về được”.. vậy là dù giận Mi lắm, nhưng mà lòng còn thương, Bi lại chạy ra cầu Bình Triệu và thuyết phục Mi về nhà. Nhưng Bi đã ko giúp được Mi lần này. Vì đâu? Vì Mi đã quyết xa Bi rồi!.. Cũng vì lòng bao dung của Bi chưa đủ lớn, Mi ko cảm nhận được cái tình của Bi như lúc trước nữa, vậy thì làm sao Mi để Bi chở Mi về được. Sau đó vài hôm thì Mi bị bắt đưa vào trung tâm “Bảo trợ xã hội” ở Bình Thạnh. Sau mấy ngày tạm giữ, Mi một lần nữa lại “về với núi rừng”, lần này là Trường 6, ở Tây Nguyên. Mới lên trường 6 thời gian ngắn, Mi phát bệnh nặng, chuyển thẳng về Bệnh viện nhiệt đới Sài Gòn với tiên lượng xấu. Khi Bi được tin báo đến thăm, Mi đã hoàn toàn không biết gì, mê man bất tỉnh. Hôm sau, tình trạng đột nhiên khá hơn, Mi được chuyển sang viện Phạm Ngọc Thạch. Vẫn lúc mê lúc tỉnh. Bi đến thăm nom Mi, đọc cho Mi nghe sách Chuyển Pháp Luân là diệu Pháp tu tâm của Pháp Luân Công, pháp môn tu dưỡng tâm tính và rèn luyện thân thể mà Bi mới biết và học thời gian gần đây. Đến hôm sau nữa thì có việc đột xuất, Bi phải về gấp ngoài Hà Nội. Lúc này trong Bi đối với Mi chỉ còn là tình người với người, rất là trong sáng. Còn Mi, sau đó tình hình ngày càng khả quan, cuối cùng đã xuất viện về nhà với mẹ. Học viên Pháp Luân Công ở Pháp Bi ở ngoài Hà Nội, xa xôi cách trở, dù biết Pháp Luân Công vô cùng tốt, nhưng ko thuyết phục được Mi tiếp tục đọc sách tu tâm và luyện các bài tập Pháp Luân Công. Bi có phần thất vọng, buông xuôi. Bẵng đi một thời gian không hỏi han gì. Rồi Bi vào lại Sài Gòn, cũng không có qua thăm Mi ngay. Đến khi chợt thấy nóng ruột, gọi điện thì biết tin Mi đang ở tình trạng rất xấu rồi. Bi vội đến thăm Mi. Thật đau lòng khi thấy Mi chỉ còn da bọc xương khô, duy đôi mắt còn đôi chút long lanh khi gặp lại. Người nhà cho biết, Mi đang tạm ổn định được mấy tháng từ lúc ở viện về, bỗng dưng suy sụp thật nhanh chóng, xuất hiện triệu chứng giai đoạn cuối. Bi vô cùng ân hận, biết rằng chính sự thờ ơ của mình đã làm Mi mất đi cơ hội rồi.. sao Bi lại không đến thăm Mi ngay khi vào Sài Gòn chứ!.. giá như Bi đã quan tâm hơn.. giá như và giá như.. Bi vẫn biết rằng sinh mệnh của Mi lẽ ra đã sớm kết thúc rồi, từ khi trường 6 trả Mi về cơ.. hoặc sớm nữa thì đã “xong xuôi” từ lần đổ bệnh trên Phú Văn rồi.. với tất cả những gì Mi đã sống với đời, nó quá xấu để cần một lý do cho sự tồn tại.. khoảng thời gian níu lại vừa qua chỉ là một cơ hội hiếm hoi cho Mi nhận thức điều đó, cũng là khoảng thời gian quý giá để xem Mi có thể sửa tính tu tâm hay không.. Sách Chuyển Pháp Luân mà Bi đưa cho Mi là quyển sách dạy người ta trước hết là làm thế nào để trở thành một người tốt và tại sao cần phải trở nên một người tốt. Các nguyên lý chủ đạo trong sách là Chân, Thiện và Nhẫn, những điều có thể hướng tâm Mi xa vùng sóng H.. vậy mà Bi đã không thể thuyết phục Mi đọc sách tu tâm.. Có lẽ tại nghiệp chướng của Mi quá nặng, còn từ tâm của Bi thì chưa đủ, lời nói chưa lọt được vào trong tâm của Mi.. Cũng một phần lúc đó Bi chưa có cách giải thích cho Mi hiểu được tại sao việc sửa tâm theo Chân Thiện Nhẫn lại tốt cho tình trạng của Mi hơn. Học sinh và giáo viên đang tập các bài tập Pháp Luân Công ở trường Vidia Jyothi (Ấn Độ) Sau này, khi đọc tài liệu “Nước, nguồn gốc của sự sống” của vị Tiến sĩ người Nhật, Bi mới tìm ra cách lý giải dễ hiểu phù hợp với mọi người. Nội dung bài viết của Tiến sĩ Masaru Emoto - Chủ tịch của Hội Hado Quốc tế - là các thí nghiệm với các tinh thể nước. Ông cho các mẫu tinh thể nước tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau, theo hai xu hướng tính thiện, đẹp hay xấu, ác.. các tinh thể nước hoặc được nghe nhạc, hoặc nghe giọng nói, thậm chí có thể nhận thông tin từ chữ viết dán lên ống nghiệm.. sau một thời gian thì phát sinh biến hóa, các tinh thể nước tiếp cận thông tin về tính thiện, đẹp trở nên vô cùng mỹ diệu, biểu hiện như là các bông hoa hình lục lăng cân đối, đẹp mắt.. còn những tinh thể nước tiếp cận thông tin mang tính xấu, ác đều trở nên dị dạng kỳ hình, nhìn trông rất tệ.. như thế, cơ thể con người, với hơn 70% là nước sẽ thay đổi như thế nào nếu chúng ta luôn giữ trong tâm mình Chân, Thiện, Nhẫn ?.. qua các thí nghiệm này mỗi người đều có thể hình dung được lợi ích thiết thực của Pháp Luân Công. Tinh thể nước sau khi nghe một bản nhạc dịu êm Nhưng mà lúc này thì đã muộn mất rồi, khi Bi gặp lại Mi tháng 4 năm 2009 cũng là lúc thần chết đã quyết lấy mạng Mi rồi, thời gian chỉ còn tính từng ngày.. Điều may mắn cuối cùng với Mi là đã hiểu được Pháp Luân Công là tốt và nhận ra được bản chất tà ác của cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc trong khi cả thế giới ủng hộ và khuyến khích tinh thần Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Công. Mi xa Bi rồi. Mi mới có hai mươi lăm tuổi đời thôi. Mi qua đời như vội, như đi trốn Bi rồi.. Bi thương và Bi xót, Bi giận mình không thôi.. Bi gom lời thơ cũ, Bi viết lời ca thương.. đời phong sương mưa gió, Bi trả dùm Mi đây… Nghe ca khúc "Trả Cho Đời Mưa Gió Phong Sương" tại đây: http://mp3.zing.vn/bai-hat/Tra-Cho-Doi-Mua-Gio-Phong-Suong-Vo-Co-Nhan/IW7ACOBU.html Trả Cho Đời Mưa Gió Phong Sương Vừa ngày kia mưa gió thật tơi bời Người đợi tôi trên phố chiều mưa rơi Đợi mong gì Chờ mong gì Mà manh áo ướt thân gầy thêm xanh xao. Bao năm qua Anh vẫn chờ Chờ mong ngày ma túy em cai Chờ mong hoài cho đến tương lai. Hai hôm qua Em đã về Nửa câu thề em vứt bên tai Và em lại phê thuốc lai rai. Hai hôm nay Anh đã buồn Anh đã sầu, anh đã xa em Từ bây giờ anh đã xa em. Em mong chi Anh đi rồi Trả em đời mưa gió phong sương Trả em từng câu nói yêu thương. Nào ngờ đâu khi số phận an bài Gặp lại em khi cuối đời em tôi Thật đau lòng Nhìn em nằm Màu xanh buốt xác thân gầy xanh hư hao. Bao đam mê Em trao đời Trả cho đời khăn áo thơm hương Trả cho đời mưa gió phong sương Từ bây giờ thôi hết tơ vương Tôi với người xa cách âm dương. Bi - 24/8/2009 - (Vô Cố Nhân) .......................................................................................................................................................................... Phụ lục: 1/Nước, nguồn gốc của sự sống. @ Tài liệu tham khảo: http://www.nhantrachoc.net.vn/forum/showthread.php?t=9188 2/Thế giới ủng hộ và khuyến khích tinh thần Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Công. Hiện Pháp Luân Công phổ biến tại 114 quốc gia và vùng lãnh thổ, những nơi đặc biệt như ở Đài Loan, có những buổi tập hàng ngàn người, gồm đủ mọi thành phần xã hội. Ở Ấn Độ, không chỉ các em học sinh nhỏ học Pháp Luân Công mà cả trường đào tạo cảnh sát cũng dạy Pháp Luân Công.. Học sinh tiểu học Ấn Độ học và tập Pháp Luân Công
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.11.2011 22:04:25 bởi voconhan >
|