Trích đoạn: lang thang
Cảm ơn anh CP rất nhiều, những kiến thức căn bản này thật hay và bổ ích.
Không biết anh có lời khuyên nào khi xử lý file RAW cho tối ưu màu sắc. Vì LT toàn xử lý theo cảm tính.
Chào Lang Thang,
Cảm ơn sự tín nhiệm của LT cũng như câu hỏi đã nêu.
Câu hỏi khó trả lời vì tính tổng quát của nó (có lẽ LT đã chưa hình dung ra được hết mức độ rộng rãi của câu hỏi mình đã đưa ra).
Tính tổng quát của câu hỏi còn được thể hiện rõ nét hơn nếu chúng ta đặt cảm tính vào mật độ và các tones màu sắc khác nhau.
Tuy nhiên, bỏ qua tất cả những thị hiếu cá nhân, CP có thể nói một cách căn bản như sau:
Trong suốt quá trình ghi hình, process, và trình bày (đem hình post trên websites hoặc đem đi rửa thành hard coppies); chúng ta nên giữ lại màu trung thực nhất của hình ảnh as best as you can do!
Vì điều này là căn bản để giữ cho màu sắc và mật độ sáng của hình ảnh gần giống với cảnh thật mà chúng nhìn thấy bên ngoài nhiều nhất, nó lại là điều khó thực hiện nhất!
Xử lý để làm sai lệch màu sắc và mật độ sáng của một tấm ảnh rõ ràng là dễ hơn đến hàng ngàn lần.
Đó cũng là điều mà CP trình bày với tất cả học viên trong những lớp NA mà mình hướng dẫn.
Đối với cá nhân CP từng nghịch ngợm với phòng tối trắng đen, màu, và slide... nhiều năm nên có thể nhìn hình và phán đoán về màu sắc, contrast, brightness, white balancing, color saturations khi process RAW image files một cách tương đối dễ dàng. Điều đó có nghĩa là CP thừa nhận rằng vẫn có những cases mà bản CP cũng bị bí rị...
Tuy nhiên, với các bạn mới làm quen với máy ảnh và các image software như P/S, LightRoom, Paint, MS Office Picture Manager... mà cố gắng chỉnh màu và ánh sáng cho đúng bằng các software thì dù rất buồn; CP cũng phải nói thật, đó là không tưởng!
Cách dễ hơn để các bạn thực hiên là hãy tập chụp hình cho đúng sáng và đúng màu sắc trước. Để từ đó có thể "luyện" con mắt của mình qua các hình ảnh đã chụp đúng hoặc gần đúng đó.
Một khi mắt mình đã nhìn quen với, cũng như phân biệt được các tones màu và mật độ sáng của hình ảnh rồi... thì các bạn đã có những cái "mốc" của ánh sáng và màu sắc để mà điều chỉnh hình ảnh màu bằng software.
Đây mới thực sự là learning process in the order!
Chúng ta không thể sửa ảnh sao cho đúng màu một khi không có một cái indicator nào trong "con mắt" của mình!
Điều đó cũng tương tự khi nói đến các yếu tố chất lượng hình ảnh khác như ánh sáng, mật độ, sự tương phản...
Hy vọng LT nhận ra được những điều CP vừa mới trình bày để theo đúng trình tự trong việc nâng cao khả năng chụp và làm ảnh của mình!
Hãy đặt những câu hỏi về kỹ thuật ghi hình sao cho đúng sáng và đúng màu sắc trước. CP sẽ cố gắng trong hiểu biết và thời gian của mình trình bày một cách dễ hiểu nhất có thể được!
Hoặc là, khi thời gian cho phép, CP sẽ gõ vào thread này những bài viết về kỹ thuật đo sáng và điều chỉnh trên máy...
Thân mến,