Hôm nay CP sẽ viết vài nét về ánh sáng ngược, back lighting (BL).
Đã có nhiều tài liệu nói về BL trên Internet cũng như printed versions. Do đó, CP sẽ không đề cập đến những điều chúng ta dễ dàng đọc hoặc nắm được từ các bài viết, tài liệu khác. Nét chính về BL mà CP đề cập trong đây là những điều chúng ta thường ít chú ý hoặc ngộ nhận khi xử dụng nó:
1/ Theo định nghĩa thông thường, hình ảnh chụp với BL là khi nguồn sáng (light source/s) nằm ở phía sau chủ đề mà ống kính của chúng ta đang hướng đến shooting pictures.
2/ Lý do photographers yêu thích ánh sáng ngược vì thứ nhất, nó dễ cho một viền sáng linh động trên tóc hoặc bao quanh chủ đề như chân dung, hoa, và tĩnh vật… rất đẹp mắt!
Nhưng lý do quan trọng hơn, nếu đo được đúng sáng với BL, thì hình ảnh sẽ có độ nổi (3D) mà không bị flat out như ánh sáng thuận (front lighting - FT) hoặc tệ hơn như khi dùng đèn flash gắn trực tiếp trên máy ảnh.
Chỉ chú ý đến lý do đầu tiên (viền sáng “đẹp mắt”) mà không quan tâm đầy đủ đến chiều sâu (3D effects) thường là nguyên nhân làm thất bại những ảnh có BL. Điều này khiến các photographers (kể cả chuyên nghiệp) vẫn nói chụp ảnh BL là khó khăn!
3/ Nguyên nhân khác làm cho BL khó hơn vì định nghĩa 1/ bên trên về BL có phần hạn hẹp và thiếu chính xác của nó khiến phần đông phó nhòm bị ngộ nhận tai hại.
Đã từ rất lâu, thế giới nhiếp ảnh đã phải deals với một vấn nạn là, hình ảnh luôn luôn có độ tương phản rất cao so với mắt thường chúng ta nhìn thấy từ thế giới thật ở bên ngoài.
Điều này xảy ra do khi quan sát, con ngươi của chúng ta liên tục điều tiết đồng tử (iris) để phù hợp với ánh sáng từ vùng xẫm (lowkey areas) đến các vùng sáng (highkey areas) trong khi film hoặc digital images chỉ được thu hình tại mỗi fixed aperture value cho một khung hình mà thôi!
Ngoài ra, độ nhạy sáng (speedrate) của film hoặc digital images cũng ảnh hưởng đến độ tương phản (contrast) của hình ảnh. Film có độ nhạy thấp cho độ tương phản cao hơn so với film có độ nhạy cao.
Chụp ảnh chân dung ở ISO 800 sẽ cho hình ảnh dịu (tương phản thấp) hơn so với ISO 100. Nhưng với film rate ISO, chúng ta phải giải quyết vấn đề noisy của hình ảnh.
CP phải đề cập đến độ tương phản vì chúng ta cần chú ý đến hai thành phần chính trong một hình ảnh là chủ đề và background của nó.
Hình ảnh chân dung, tĩnh vật, hoa, macro,… thường có chiều sâu khi BG sáng hơn chủ đề của nó trong khoảng 1 đến 1.7 fstops.
Khi BG sáng hơn chủ đề trên 2.0 fstops, chúng ta nói BG bị “cháy”.
Cả hai trường hợp này, chúng ta đều xem như “virtually back lighting” dù light sources không nhất thiết đến từ phía sau của chủ đề!
Ngược lại, cho dù light sources đến từ sau lưng của chủ đề; nhưng BG lại tối đen (gối đầu chủ đề vào bóng râm) thì chúng ta cần quan niệm và đo sáng ảnh của chúng ta như là FL chứ không như BL, thì sẽ dễ dàng hơn!
Trừ những hiệu ứng vô cùng đặc biệt mà phó nhòm cố ý nhắm đến, để có được hình ảnh với ánh sáng đẹp, đo chính xác; chúng ta nên nhớ:
1/ Đo sáng bằng spot-light-meter mode để chọn background (bằng cách thay đổi góc bấm máy, tiêu cự ống kính, hoặc di dời chủ đề… ) không chênh lệch quá + hoặc – 2.0 fstops.
2/ Nếu muốn có BG màu đen tuyền mà chẳng cần đến P/S, chỉ cần có BG tối hơn chủ đề - 3.0 fstops là an toàn lắm rồi.
3/ Ngược lại, muốn có BG màu trắng, cần có BG sáng hơn chủ đề khoảng trên + 3.0 fstops.
Trong studio, làm BG trắng sáng còn dễ hơn nếu biết dùng đèn flash đánh dư vào BG theo tính toán của mình. Ngược lại, đặt chủ đề xa BG trong studio cũng làm cho BG từ xẫm cho đến tối đen như ý phó nhòm mong muốn!
Nêu vài nét khái quát về BL, ACE nào muốn trao đổi thêm chi tiết; CP sẵn sàng được lắng nghe hoặc đóng góp theo hiểu biết hạn hẹp của mình.
Thân mến,